ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 125/KH-UBND-LĐTBXH
|
Quận 12, ngày 29 tháng 5 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12
Thực hiện Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 12/8/2011 của Ủy ban
nhân dân Quận 12 về việc thực hiện chương trình hành động số 09-CTr-HĐ/TU của
Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương
trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015;
Ủy ban nhân dân Quận 12 xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn năm 2011- 2015 trên
địa bàn quận với các nội dung như sau:
I. Mục tiêu chung:
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung đào tạo, đào
tạo lại bổ sung nguồn nhân lực cho những ngành, lĩnh vực có vai trò quyết định
tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế -xã hội quận, góp phần xây dựng thành
công nền kinh tế tri thức trên lĩnh vực nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
nguồn lao động quận.
II.
Nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực giai đoạn 2011- 2015
1. Mục tiêu:
Đáp ứng cơ bản và ngày cáng tốt hơn nhu cầu nhân lực qua đào
tạo nghề, nhất là nhân lực có chất lượng cao cho các lĩnh vực sản xuất dịch vụ,
góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn kết giữa đào tạo và
sử dụng lao động qua đào tạo
2. Chỉ tiêu:
- Từ năm 2011-2015 phòng Lao động -Thương binh và Xã hội
phối hợp với Trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề đào tạo ngoài công lập
trên địa bàn quận thực hiện đào tạo 25.000 học viện, trong đó đạt tỉ lệ qua đào
tạo là 70 % .
- Chú trọng công tác đào tạo các lĩnh vực công nghệ, dịch vụ
điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm..
- Dạy nghề miễn phí cho lao động nông thôn trong độ tuổi lao
động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu
tiên cho các đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, hộ
nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi
đất canh tác …
3. Nhiệm vụ:
- Công tác dạy nghề phải đáp ứng yêu cầu thị trường lao động,
phát triển dạy nghề gắn chặt yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục mở rộng
ngành nghề, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động
theo ba cấp trình độ: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề đáp ứng yêu cầu đa
dạng của xã hội. Phòng lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân
quận để Trung tâm dạy nghề liên kết đào tạo với các Trường Cao đẳng, trung cấp,
sơ cấp nghề để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn,
trong đó tập trung đào tạo nghề trình độ cao trong những ngành công nghiệp
trọng yếu như điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm … đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Dự báo, xác định nhu cầu và yêu cầu nguồn nhân lực, điều
chỉnh bổ sung chỉ tiêu, mục tiêu nội dung, phương pháp đào tạo theo các tiêu
chí nhân lực chất lượng cao, nâng dần tính tương thích giữa đào tạo và sử dụng
lao động.
- Nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, trình độ kỷ
thuật, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức của người lao động, trước hết tại các
khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp có nhiều lao động, tăng khả năng
đáp ứng yêu cầu công việc, tăng năng suất lao động, tương ứng tăng thu nhập, ổn
định việc làm và khả năng phát triển nguồn nhân lực.
III. Giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Chương trình hành động số
38-CTr HĐ ngày 08/7/2008 của Thành Ủy và kế hoạch số 66-KH/QU ngày 05/82008 của
Ban Thường vụ Quận Ủy về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Phấn đấu đến năm 2015, tham gia chương trình nâng cao chất
lượng đào tạo nghề cho 25.000 lao động nông thôn (bình quân hàng năm tham
gia đào tạo khoảng 5.000 lao động nông thôn)
- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo nhu cầu thực
tế, linh hoạt thiết thực, hiệu quả có tính liên thông, tránh trùng lắp giữa các
chương trình, chú trọng bồi dưỡng đào tạo kỹ năng, tác nghiệp, tăng thực hành,
giảm lý thuyết, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm xử lý tình huống.
- Về đội ngũ giáo viên tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng
lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức khoa
học kỷ thuật mới để bổ sung cho công tác đào tạo. Phát triển đội ngũ giáo viên
từ nhiều nguồn, giáo viên cơ hữu, trao đổi thỉnh giảng giữa các trường các
chuyên gia, kỹ thuật viên có tay nghề cao từ các doanh nghiệp, nghệ nhân phấn
đấu đạt tỉ lệ giáo viên/học sinh theo chuẩn chuyên ngành.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, học tập trao đổi chuyên
môn nghiệp vụ để cập nhật thông tin, cải tiến nội dung phương pháp và phương
thức đào tạo.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường năng
suất trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, trong công tác đào tạo phải phục vụ
cho chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế của quận.
- Đầu tư nâng cấp Trung tâm Dạy nghề thành Trường Trung cấp
nghề, bên cạnh rà soát năng lực đào tạo của các Trường, Trung tâm, cơ sở dạy
nghề trên địa bàn để cùng phối hợp thực hiện. Xem xét đề xuất nâng cấp mở rộng
cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo phù hợp; huy động các cơ sở dạy nghề ngoài
công lập đủ năng lực tham gia nâng chất dạy nghề cho lao động để khuyến khích
liên kết hợp tác những ngành nghề có tính chất là thế mạnh của cơ sở.
- Gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các
phường, các tổ chức đoàn thể để xác định mục tiêu nhu cầu đào tạo, yêu cầu đối
với nguồn nhân lực, tổ chức lao động thực tập, cử chuyên gia kỹ thuật tham gia đào
tạo, chuyển giao công nghệ, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.
- Thông qua các đoàn thể tăng cường tổ chức phổ biến chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện nâng cao chất lượng dạy
nghề thông qua các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với
lao động trên địa bàn.
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều
hình thức đa dạng, phong phú để quán triệt chủ trương, chính sách về công tác nâng
cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, vận động lao động trong độ tuổi tích
cực tham gia học các lớp đào tạo nghề.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, bồi dưỡng
cho công nhân tay nghề, bậc thợ hàng năm, các chế độ khuyến khích tự học nâng
cao trình độ như thông qua các hình hội thi tay nghề, tôn vinh người thợ, tăng
lương, nâng bậc lương cho người lao động.
IV. Tổ chức thực hiện:
1.
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Dạy nghề, Ủy ban
nhân dân phường các Phòng, Ban ngành liên quan và các Trường, các cơ sở dạy
nghề trên địa bàn, tổ chức triển khai kế hoạch, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá
kết quả thực hiện định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo thực
hiện.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ động
xây dựng dự toán, bố trí kinh phí phù hợp cho các cơ quan đơn vị thực hiện công
tác nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực giai đoạn năm 2011 - 2015 theo quy định.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Quận 12 và các đoàn thể cấp quận, Ủy ban nhân dân các phường và các đơn vị
có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Phòng
Lao động -Thương binh và Xã hội để tổ chức thực hiện tốt các nội dung của kế
hoạch công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn năm 2011 - 2015.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương
trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về dạy nghề cho lao động đến năm 2015 trên
địa bàn Quận 12, đề nghị, các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân 11 phường quan
tâm chỉ đạo thực hiện../.
Nơi nhận:
- Sở LĐTBXH/TP (Phòng Dạy
nghề);
- TT.QU;
- TT.UBND/Q (CT, PCT/VX);
- Các phòng, ban, ngành, đoàn thể, trung tâm quận;
- Các Trường THPT trên địa bàn;
- Đảng ủy, UBND 11 phường;
- VP/QU, VP.UBND/Q;
- Lưu: VT, LĐTBXH.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tương Minh
|