TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 983/HD-TLĐ
|
Hà Nội,
ngày 26 tháng 06 năm
2015
|
HƯỚNG DẪN
QUY TRÌNH,
THỦ TỤC KIỆN TOÀN NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH VÀ CÁC CHỨC DANH BAN CHẤP HÀNH LIÊN
ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG, CÔNG
ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Hướng dẫn số 398/HD-TLĐ ngày 28/3/2012
của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn công tác nhân sự Ban Chấp
hành tại đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam,
Để bảo đảm thống
nhất nguyên tắc, quy trình, thủ tục kiện
toàn, bổ sung nhân sự công nhận chức danh
ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương
và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn nhiệm kỳ 2013
- 2018, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng
Liên đoàn) hướng dẫn các nội dung liên quan, cụ
thể như sau:
I. ĐỐI VỚI CHỨC DANH ỦY VIÊN BAN CHẤP
HÀNH, ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ:
Bước 1: Khi
khuyết ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ hoặc cần bầu bổ sung ủy
viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ vượt quá số lượng đã được đại hội thông qua thì ban thường
vụ xem xét dự kiến cơ cấu, số lượng và
nhân sự cụ thể đề nghị bằng văn bản gửi Tổng Liên đoàn (đề
nghị kèm theo danh sách trích ngang lý lịch nhân sự theo mẫu M1).
Bước 2: Căn
cứ văn bản đồng ý của Tổng Liên đoàn, ban
thường vụ tiến hành:
- Tổ chức hội nghị ban chấp hành lấy
phiếu tín nhiệm:
+ Đối tượng lấy phiếu gồm: Ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng
công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (Có biên bản kiểm phiếu).
+ Hình thức bỏ phiếu giới thiệu nhân sự
bằng phiếu kín. Nhân sự dự kiến được in trong phiếu xếp thứ
tự ABC theo tên, ghi rõ ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác. Phiếu có 2 cột: đồng ý và không đồng ý. Phiếu
có đóng dấu treo của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung
ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn; Người tham gia bỏ phiếu đánh dấu (x) vào ô
lựa chọn. Ngoài ra, phiếu có chỗ để người
tham gia ghi ý kiến khác giới thiệu nhân sự khác ngoài danh
sách dự kiến. Phiếu không nhất thiết
phải ký tên. Khi thu phiếu, kiểm phiếu phải lập biên bản
trong đó kê rõ số lượng phiếu phát
ra, số lượng phiếu thu về
và lưu giữ theo chế độ tài liệu mật.
- Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm (phiếu
tín nhiệm phải đạt kết quả trên 50% trở lên), ban thường vụ xem xét lựa chọn
nhân sự và thống nhất nhân sự giới thiệu để bầu. (Có biên
bản).
- Lấy ý kiến cấp ủy tại nơi công tác của
người được giới thiệu. Đối với những nơi không có cấp ủy thì lấy ý kiến cấp ủy
cấp trên trực tiếp hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp (có
công văn giới thiệu).
Bước 3:
Trình tự bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ:
- Công bố văn bản
của Tổng Liên đoàn đồng ý bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường
vụ.
- Tiến hành bầu cử theo nguyên tắc, thể
lệ bầu cử quy định tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Bước 4:
Báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn công
nhận kết quả bầu cử, gồm:
- Tờ trình đề nghị công nhận kết quả bầu bổ sung ban chấp hành, ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương,
Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Biên bản kiểm phiếu bầu cử.
- Biên bản hội nghị ban chấp hành.
- Danh sách trích ngang lý lịch nhân sự
đề nghị công nhận theo mẫu M1.
II. ĐỐI VỚI CHỨC DANH CHỦ TỊCH, PHÓ
CHỦ TỊCH:
Bước 1: Khi
khuyết chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch
hoặc căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cần bổ sung chức danh Phó Chủ tịch, Đảng đoàn Liên
đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Ban Thường vụ Công đoàn ngành Trung ương và tương
đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn báo cáo bằng văn bản
xin ý kiến Tỉnh, Thành ủy; Ban cán sự Đảng bộ, Đảng ủy Tập đoàn về chủ trương
đồng ý kiện toàn hoặc bổ sung chức danh khuyết và đề nghị
bằng văn bản gửi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xin chủ trương kiện toàn hoặc bổ sung.
Bước 2:
Sau khi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có văn bản đồng ý về chủ trương, các đơn
vị tiến hành các bước giới thiệu như sau:
1. Đối với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng
công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
* Tổ chức hội nghị ban thường vụ để
giới thiệu, đề xuất phương án nhân sự trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét đánh giá cán bộ
hằng năm (Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu đột xuất, đối với cán bộ chưa kịp bổ
sung vào quy hoạch hoặc do tình hình thực tế của đơn vị giới thiệu nhân sự từ
nơi khác, nhưng thực sự có năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức tốt, có tín
nhiệm cao, có đủ sức khỏe để hoàn thành
tốt nhiệm vụ thì có thể đưa vào phương án nhân sự để xem xét giới thiệu). Ban
thường vụ thảo luận, nhận xét, đánh giá, lựa chọn nhân sự và thống nhất phương án nhân sự để đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Nhu cầu kiện toàn hoặc bổ sung một chức
danh có thể lựa chọn giới thiệu một người hoặc nhiều người.
- Nội dung hội nghị lấy phiếu tín nhiệm:
+ Trao đổi, thảo luận về yêu cầu kiện
toàn, bổ sung, tiêu chuẩn cán bộ.
+ Thông báo danh sách nhân sự do tập thể
lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét,
đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển.
+ Giới thiệu bổ sung, ngoài danh sách
nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu (nếu có).
- Hình thức bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự:
thực hiện như bước 2, Phần I hướng dẫn này.
* Tổ
chức hội nghị cán bộ cơ quan công đoàn ngành trung
ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (có thể giao cho Thủ trưởng cơ quan và Ban Chấp
hành công đoàn cơ quan phối hợp chủ
trì).
- Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm: từ chuyên
viên trở lên.
- Nội dung hội nghị
lấy ý kiến và hình thức bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự: tiến
hành như hội nghị ban thường vụ.
* Tổ chức
hội nghị ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và
tương đương, công đoàn tổng công
ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
- Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm: Ủy viên
ban chấp hành công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Nội dung hội nghị
lấy ý kiến và hình thức bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự: tiến
hành như hội nghị ban thường vụ.
2. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh,
thành phố:
* Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành
phố tổ chức giới thiệu, đề xuất phương án
nhân sự trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét đánh giá cán bộ hằng năm (Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu đột xuất, đối với cán bộ chưa kịp bổ sung vào quy hoạch hoặc do
tình hình thực tế của địa phương, đơn vị giới thiệu nhân sự từ nơi khác, nhưng
thực sự có năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm cao, có đủ sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ thì có thể
đưa vào phương án nhân sự để xem xét giới thiệu). Đảng đoàn thảo luận, nhận xét, đánh giá, lựa chọn nhân sự và thống nhất phương
án nhân sự để đưa ra lấy phiếu tín
nhiệm. Nhu cầu kiện toàn hoặc bổ sung một chức danh có thể
lựa chọn giới thiệu một người hoặc nhiều người.
* Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm:
- Hội nghị ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố:
+ Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm: Ủy viên ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
+ Nội dung hội nghị
lấy ý kiến: Trao đổi, thảo luận về yêu cầu kiện toàn, bổ sung tiêu chuẩn cán
bộ; Thông báo danh sách nhân sự do Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; Giới thiệu bổ sung ngoài danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu (nếu có).
+ Hình thức bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự:
thực hiện như bước 2, Phần I hướng dẫn
này.
- Hội nghị cán bộ cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố (có thể giao cho Thủ trưởng cơ quan
và Ban Chấp hành công đoàn cơ quan phối hợp chủ trì).
+ Đối tượng lấy phiếu
tín nhiệm: từ chuyên viên trở lên.
+ Nội dung hội nghị
lấy ý kiến và hình thức bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự: tiến hành như hội nghị ban
thường vụ.
- Hội nghị ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố:
+ Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm: Ủy viên
ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
+ Nội dung hội nghị lấy ý kiến và hình
thức bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự: tiến hành như hội nghị ban thường vụ.
Bước 3: Đảng
đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; ban thường vụ công đoàn ngành trung ương
và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thống nhất nhân sự đề nghị kiện toàn, bổ sung:
- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy
ý kiến; Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu
có).
- Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự được đề nghị kiện toàn, bổ sung phải được đa số các thành viên trong Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố hoặc ban thường vụ công đoàn
ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực
thuộc Tổng Liên đoàn tán thành. Nếu kết quả biểu quyết chưa quá bán thì để lại, chuẩn bị tiếp. Trường hợp cùng một chức danh kiện
toàn, bổ sung, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; ban thường vụ công
đoàn ngành trung ương và tương đương,
công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau, hoặc 1 người có số phiếu tán thành
và không tán thành ngang nhau thì người đứng đầu quyết định để trình Đoàn Chủ
tịch Tổng Liên đoàn, đồng thời báo cáo đầy đủ ý kiến khác nhau để Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem
xét, quyết định.
Bước 4: Đảng
đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; ban thường vụ công đoàn ngành trung ương
và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn báo cáo, xin ý
kiến cấp ủy tại nơi
công tác của người được giới thiệu.
- Đối với nhân sự Chủ tịch (hoặc Phó Chủ
tịch) thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thành ủy.
- Đối với nhân sự Chủ tịch (hoặc Phó Chủ
tịch) thuộc Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên
đoàn xin ý kiến Ban Cán sự Đảng Bộ hoặc Đảng ủy Tập đoàn.
Bước
5: Báo cáo, xin ý kiến Tổng Liên đoàn về nhân sự đã lấy
phiếu tín nhiệm để bầu bổ sung.
Báo cáo kèm theo:
- Danh sách trích ngang lý lịch nhân sự
theo mẫu M1.
- Các biên bản hội nghị lấy phiếu tín
nhiệm.
- Các biên bản kiểm phiếu lấy phiếu tín
nhiệm của cán bộ, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, tập thể lãnh đạo.
- Văn bản ý kiến cấp ủy đồng ý giới thiệu nhân sự.
Bước 6: Trình
tự bầu bổ sung chủ tịch, Phó Chủ tịch:
- Công bố văn bản của Tổng Liên đoàn,
cấp ủy có thẩm quyền đồng ý bầu bổ sung chức danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch.
- Tiến hành bầu cử
theo nguyên tắc, thể lệ bầu cử quy định tại Điều lệ Công
đoàn Việt Nam.
Bước 7: Lập
hồ sơ đề nghị Tổng Liên đoàn công nhận chức danh gồm:
- Công văn của Ban Thường vụ đề nghị công
nhận chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch;
- Biên bản kiểm phiếu bầu từng chức
danh;
- Biên bản hội nghị ban chấp hành;
- Danh sách trích
ngang lý lịch nhân sự đề nghị công nhận theo mẫu M1;
- Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai (theo
mẫu 2C/TCTW, có dán ảnh cỡ 4x6) được cơ quan chức năng xác nhận;
- Bản nhận xét, đánh giá của cấp lãnh
đạo quản lý trực tiếp; nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cán bộ công tác;
- Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có);
* Chú ý: Trong trường hợp việc tổ chức hội nghị ban chấp hành để lấy phiếu tín nhiệm
đối với nhân sự được giới thiệu không thuận lợi do địa bàn hoạt động của các ủy
viên ban chấp hành rộng, phân tán hoặc do các lý do khách
quan khác, ban thường vụ có thể gửi công văn xin ý kiến từng ủy viên ban chấp
hành về nhân sự được giới thiệu.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị
tổng hợp và báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn (qua Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn) để điều chỉnh hướng
dẫn phù hợp.
Nơi nhận:
- Các UV ĐCT
TLĐ (để chỉ đạo),
- Các Ban, các đơn vị trực thuộc của TLĐ,
- Các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW và tương đương, CĐ TCT trực thuộc TLĐ (để t/h),
- Lưu ToC, VT TLĐ.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Lý
|