Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 76/HDLS-NV-TC-LĐTB&XH Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thế Hùng, Ngô Đức Trưng, Lê Quốc Cường
Ngày ban hành: 20/01/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ NỘI VỤ - SỞ TÀI CHÍNH – SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 76/HDLS-NV-TC-LĐTB&XH

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2011

 

HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 57/2010/QĐ-UBND NGÀY 17/12/2010 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
Thực hiện Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội;
Liên Sở: Nội vụ, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể như sau:

I. BỐ TRÍ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (sau đây gọi chung là cấp xã):

1. Số lượng cán bộ, công chức theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã:

1.1. Xã, phường, thị trấn loại 1: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 25 người;

1.2. Xã, phường, thị trấn loại 2: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 23 người;

1.3. Xã, phường, thị trấn loại 3: Số lượng cán bộ, công chức tối đa 21 người;

Số lượng cán bộ, công chức nêu trên bao gồm cả những cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động về công tác tại cấp xã.

2. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

2.1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

2.1.1. Bí thư Đảng ủy;

2.1.2. Phó Bí thư Đảng ủy;

2.1.3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

2.1.4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

2.1.5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

2.1.6. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

2.1.7. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;

2.1.8. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

2.1.9. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ;

2.1.10. Chủ tịch Hội Nông dân;

2.1.11. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

2.2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

2.2.1. Chỉ huy trưởng quân sự;

2.2.2. Trưởng Công an xã (nơi chưa tổ chức lực lượng công an chính quy);

2.2.3. Văn phòng – thống kê;

2.2.4. Tư pháp - Hộ tịch;

2.2.5. Tài chính – Kế toán;

2.2.6. Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

2.2.7. Văn hóa – Xã hội.

3. Bố trí cán bộ, công chức:

3.1. Chức danh Văn hóa – Xã hội: Bố trí 02 công chức, trong đó 01 công chức làm công tác Văn hóa, 01 công chức làm công tác Lao động – Thương binh và xã hội;

Chức danh Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã): Bố trí 02 công chức. Trong đó 01 công chức đảm nhận nhiệm vụ Địa chính, 01 công chức đảm nhận nhiệm vụ về lĩnh vực xây dựng – đô thị - môi trường hoặc lĩnh vực nông nghiệp – xây dựng (nông thôn mới) – môi trường (đối với xã);

Chức danh Văn phòng – Thống kê: Bố trí 02 công chức để đảm bảo có người thường trực làm công tác tiếp nhận hồ sơ hành chính ở bộ phận “Một cửa”.

Số công chức còn lại được bố trí phù hợp theo yêu cầu nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ, công chức hiện có của xã, phường, thị trấn theo hướng ưu tiên bố trí thêm cho các chức danh: Tư pháp – Hộ tịch, Văn phòng – thống kê, Tài chính – kế toán.

Những chức danh công chức cấp xã có 02 người đảm nhiệm, khi tuyển dụng, ghi hồ sơ lý lịch và sổ bảo hiểm xã hội phải thống nhất theo đúng tên gọi của chức danh công chức cấp xã quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP .

3.2. Các xã, phường, thị trấn tùy theo yêu cầu nhiệm vụ để bố trí cán bộ, công chức, không nhất thiết phải bố trí hết biên chế cán bộ, công chức. Tuy nhiên, phải đảm bảo bố trí công chức cấp xã đúng vị trí chuyên môn, không bố trí công chức cấp xã đảm nhận các chức danh không chuyên trách (trừ trường hợp kiêm nhiệm). Cần có biên chế dự phòng để có thể bố trí trong trường hợp sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

3.3. Hàng năm, UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch biên chế cán bộ, công chức cấp xã dự kiến cho năm sau gửi Sở Nội vụ để thẩm định, tổng hợp trình UBND, HĐND Thành phố xem xét, quyết định. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức cấp xã do UBND cấp huyện quyết định theo kế hoạch của UBND Thành phố và hướng dẫn của Sở Nội vụ.

II. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ:

1. Chế độ tiền lương:

1.1. Cán bộ cấp xã chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có trình độ đào tạo sơ cấp vẫn hưởng lương chức vụ theo hai bậc như hiện tại (được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP). Việc xếp lương, nâng lương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH;

1.2. Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2, ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Việc xác định ngạch lương, nguyên tắc và cách thức xếp lương theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư Liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH.

1.3. Công chức cấp xã thực hiện xếp lương theo quy định tại Điều 3, Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH.

Công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cử đi học, có sự thay đổi bằng cấp chuyên môn phù hợp với vị trí công chức đang đảm nhận kể từ sau thời điểm ngày 01/11/2003 được xếp lương theo bằng cấp chuyên môn mới kể từ ngày cấp bằng (được truy lĩnh tiền lương, truy thu BHXH nếu có).

1.4. Cán bộ, công chức cấp xã đã được xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính được thực hiện việc nâng bậc lương theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH.

1.5. Chức danh Thường trực Đảng ủy tại những nơi không có Phó Bí thư Đảng ủy chuyên trách công tác đảng được áp dụng chế độ, chính sách như Phó Bí thư Đảng ủy chuyên trách công tác đảng.

1.6. Ủy viên UBND cấp xã không phải là công chức cấp xã đang hưởng lương theo chức danh Ủy viên UBND cấp xã (theo bảng lương số 5 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) thì kể từ ngày 01/01/2010 được bảo lưu hệ số lương hiện hưởng cho đến hết tháng 4 năm 2011 (hết nhiệm kỳ của UBND cấp xã); từ nhiệm kỳ tiếp theo thôi không được hưởng chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định. Trường hợp trong thời gian chưa hết nhiệm kỳ có đủ tiêu chuẩn và được chuyển công tác khác thì được xếp lương theo công việc mới, thôi bảo lưu hệ số lương nêu trên.

2. Chế độ phụ cấp:

2.1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH;

2.2. Phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH;

2.3. Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH;

2.4. Phụ cấp kiêm nhiệm:

Cán bộ cấp xã kiêm nhiệm chức danh khác (kể cả trường hợp Bí thư Đảng ủy cấp xã đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã) mà giảm được 01 biên chế trong số lượng cán bộ, công chức quy định tối đa tại khoản 1, mục I nêu trên thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm.

Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc thì không nên bố trí kiêm nhiệm quá một chức danh.

Phụ cấp kiêm nhiệm không dùng để tính để đóng và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

2.5. Phụ cấp lương khác:

Cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện chế độ phụ cấp lương khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

III. QUY TRÌNH CHUYỂN XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, việc chuyển xếp lương cho cán bộ, công chức cấp xã thực hiện như sau:

1. UBND cấp xã chỉ đạo công chức Văn phòng – Thống kê và Tài chính – Kế toán lập hồ sơ và lập danh sách, biểu tổng hợp chuyển xếp lương cán bộ, công chức cấp xã.

1.1. Hồ sơ cá nhân của cán bộ, công chức cấp xã:

* Đối với cán bộ cấp xã hiện đang hưởng lương chức vụ bầu cử, nay chuyển sang hưởng lương theo ngạch, bậc công chức hành chính, hồ sơ gồm:

a. Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2c do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ như sau:

+ Chức danh Bí thư Đảng ủy cấp xã do Quận, huyện ủy xác nhận lý lịch; các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã do UBND cấp huyện xác nhận.

+ Bí thư Đảng ủy cấp xã chịu trách nhiệm xác nhận sơ yếu lý lịch đối với các chức danh Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng, Thường trực Đảng ủy nơi không bố trí Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Trưởng các đoàn thể cấp xã thuộc diện xếp lương theo bằng cấp;

+ Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm xác nhận lý lịch của Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, các chức danh công chức thuộc UBND cấp xã.

b. Bản sao Quyết định phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền giao giữ chức vụ cán bộ chuyên trách hiện tại và qua các thời kỳ (nếu có);

c. Bản sao Quyết định lương hiện hưởng.

d. Bản sao sổ BHXH (nếu có) hoặc xác nhận của cơ quan BHXH cấp huyện về quá trình công tác có đóng BHXH.

đ. Bản sao văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và bản sao Quyết định tốt nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

* Đối với công chức cấp xã khi có sự thay đổi về bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ thì thực hiện chuyển xếp lương, hồ sơ gồm:

a. Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2c do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý, cán bộ;

b. Bản sao Quyết định tuyển dụng công chức;

c. Bản sao Quyết định lương tại thời điểm có thay đổi bằng cấp chuyên môn;

d. Bản sao Quyết định lương hiện hưởng;

đ. Bản sao văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

1.2. UBND cấp xã lập danh sách cán bộ, công chức chuyển xếp lương theo mẫu số 1, biểu tổng hợp chuyển xếp lương theo biểu mẫu số 3.

2. UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định, lập hồ sơ đề nghị Sở Nội vụ thỏa thuận chuyển xếp lương cho cán bộ, công chức cấp xã, hồ sơ gồm có:

- Công văn đề nghị của UBND cấp huyện;

- Danh sách cán bộ, công chức đề nghị chuyển xếp lương (mẫu số 2);

- Biểu tổng hợp chuyển xếp lương (mẫu số 3);

- Hồ sơ cá nhân của cán bộ, công chức (nội dung 1.1).

3. Sở Nội vụ thỏa thuận bằng văn bản đối với những trường hợp được chuyển xếp lương.

4. UBND cấp huyện ra quyết định xếp lương cho cán bộ công chức cấp xã sau khi có văn bản thỏa thuận của Sở Nội vụ.

IV. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ:

1. Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5; công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 5 và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ, và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ.

2. Cán bộ, công chức cấp xã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm (kể cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó, nếu có), khi nghỉ việc (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng. Việc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

V. GIẢI QUYẾT TỒN TẠI VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ:

1. Cán bộ cấp xã già, yếu nghỉ việc theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) khi từ trần thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng mức lương tối thiểu chung.

2. Cán bộ cấp xã già, yếu nghỉ việc bị dừng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong thời gian chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, nếu có đơn đề nghị kèm theo bản sao có công chứng giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù và được UBND xã chứng nhận, đề nghị thì UBND cấp huyện xem xét, ra quyết định cho cán bộ tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng kể từ ngày cán bộ chấp hành xong hình phạt tù. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính hưởng trợ cấp.

3. Cán bộ cấp xã có thời gian đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 09/1998 ngày 23/01/1998 của Chính phủ mà chưa được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần (kể cả các trường hợp đã có quyết định nghỉ chờ giải quyết chế độ nhưng chưa gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH), thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH để giải quyết chế độ BHXH khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Cán bộ cấp xã có thời gian đảm nhiệm chức danh khác có trong định biên được phê duyệt thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP đã đóng BHXH theo mức sinh hoạt phí của chức danh này mà chưa hưởng trợ cấp một lần thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với những trường hợp giữ chức danh khác thuộc UBND cấp xã, có trong định biên được phê duyệt và có hưởng sinh hoạt phí của chức danh này nhưng chưa đóng BHXH thì được truy nộp tiền đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội. Thời gian truy nộp BHXH tính từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 đến ngày 01 tháng 11 năm 2003 (truy nộp đối với từng trường hợp cụ thể tính theo thời gian thực tế đảm nhiệm chức danh khác có hưởng sinh hoạt phí). Mức truy nộp bằng 15% mức sinh hoạt phí của chức danh đó theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm truy nộp (trong đó cán bộ xã đóng 5% ngân sách nhà nước đóng 10%).

Chức danh khác là các chức danh như sau:

- Chức danh cán bộ Văn hóa – Thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội (cũ), do thực hiện Quyết định số 32/QĐ-UB ngày 10/9/1998 của UBND thành phố Hà Nội (cũ) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP và Nghị định số 50/CP trước đây.

- Các chức danh: Cán bộ Lao động – Thương binh và xã hội (ở xã, thị trấn); cán bộ làm công tác xây dựng, giao thông, môi trường đô thị (ở phường) theo Quyết định số 771/1998/QĐ-UB ngày 21/7/1998 của UBND tỉnh Hà Tây trước đây và các văn bản hướng dẫn thi hành về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

5. Những đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 nêu trên:

a. Nếu chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 thì người lo mai táng được nhận tiền trợ cấp mai táng bằng 8 tháng mức lương tối thiểu chung tính tại thời điểm (tháng) cán bộ xã chết. Trường hợp chưa thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được giải quyết tiền trợ cấp mai táng và không phải thực hiện việc truy nộp đóng bảo hiểm xã hội.

b. Nếu chết từ thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2010 trở đi phải thực hiện truy đóng Bảo hiểm xã hội để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH và chế độ BHXH sẽ được thực hiện như sau:

+ Nếu chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH thì giải quyết hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Nếu đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH nhưng chưa được giải quyết hưởng chế độ hưu trí thì giải quyết hưởng lương hưu từ khi đủ điều kiện theo quy định của Luật BHXH để chi trả lương cho đến hết tháng cán bộ cấp xã bị chết (Trường hợp đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật BHXH trước ngày 01/01/2010 thì chỉ được giải quyết hưởng lương hưu kể từ ngày 01/01/2010 theo quy định của Nghị định 92/2009/NĐ-CP), sau đó giải quyết chế độ tử tuất theo quy định hiện hành như đối với người hưởng lương hưu chết.

6. Cán bộ cấp xã có thời gian đảm nhiệm chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP , nếu công tác liên tục đến ngày 01 tháng 01 năm 1998 trở đi và hưởng sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP thì thời gian đảm nhiệm chức danh trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

a. Trường hợp đã có thời gian công tác trong quân đội, công an nhân dân đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993 và không hưởng trợ cấp nghỉ việc một lần theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP để tính hưởng BHXH.

b. Trường hợp đã có thời gian là công nhân, viên chức nhà nước chưa hưởng trợ cấp nghỉ việc một lần hoặc bảo hiểm xã hội một lần, được điều động về xã giữ chức danh theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP thì được cộng nối thời gian là công nhân, viên chức nhà nước với chức danh theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP để tính hưởng BHXH.

c. Đối với cán bộ cấp xã thuộc chức danh theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP , nếu trước tháng 01 năm 1998 được cơ quan có thẩm quyền cử đi học chuyên môn, chính trị, sau khi hoàn thành nhiệm vụ khóa học tiếp tục giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP thì thời gian đi học này được tính thời gian công tác liên tục để tính hưởng BHXH.

d. Đối với cán bộ cấp xã giữ chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP có thời gian gián đoạn trước tháng 01/1998 không quá 12 tháng thì được cộng nối thời gian trước đó với thời gian công tác sau này để tính BHXH.

7. Trường hợp cán bộ cấp xã đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng hoặc hưởng trợ cấp một lần ngày 01/01/2010 thì không áp dụng quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội này để giải quyết lại.

8. Nội dung hồ sơ để thực hiện truy nộp BHXH, đóng và hưởng chế độ BHXH, cấp sổ BHXH thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan BHXH Thành phố.

VI. NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ xã già yếu nghỉ việc được bố trí trong dự toán chi ngân sách xã, phường, thị trấn hàng năm theo quy định của Luật NSNN. Riêng năm 2010, đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động lấy từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, trường hợp thiếu nguồn, đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu.

2. Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố; cán bộ xã già yếu nghỉ việc được giải quyết bằng nguồn kinh phí thực hiện cải cách chế độ tiền lương theo quy định.

3. Nguồn kinh phí truy nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho các đối tượng cán bộ cấp xã có thời gian giữ chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã (theo quy định tại khoản 4 mục V hướng dẫn này) được cân đối trong ngân sách xã, phường, thị trấn.

4. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công chức cấp xã do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND cấp xã căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố và Hướng dẫn này thực hiện chế độ, chính sách mới, truy nộp bảo hiểm xã hội, xác định nhu cầu kinh phí tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và giải quyết tồn tại đối với cán bộ cấp xã theo quy định; tổng hợp kết quả chuyển xếp lương của Ủy ban nhân dân cấp xã; truy nộp bảo hiểm xã hội, nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định theo quy định. UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND cấp xã cung cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội danh sách những người đã được giải quyết và xác nhận việc giải quyết hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm a, mục 6, Điều 8 Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH (nếu có).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chuyển xếp lương mới sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.

Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về Mục lục Ngân sách Nhà nước thì Tiền lương của cán bộ, công chức cấp xã hạch toán Mục 6000 (Tiền lương), phụ cấp hạch toán Mục 6100 (Phụ cấp lương) theo tiểu mục tương ứng. Riêng phụ cấp theo loại xã hạch toán Mục 6100, tiểu mục 6149 – phụ cấp khác của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành (không hạch toán Mục 6350).

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn thực hiện Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Liên Sở: Nội vụ, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị UBND quận, huyện, thị xã căn cứ Hướng dẫn này chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị UBND quận, huyện, thị xã phản ánh về Sở Nội vụ để phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.

 

KT. GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thế Hùng

KT. GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC




Ngô Đức Trưng

KT. GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ
PHÓ GIÁM ĐỐC




Lê Quốc Cường

 

Nơi nhận:
- Thường trực HĐND TP;
- Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch và các đ/c Phó Chủ tịch UBND TP;
- UBMTTQ TP, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và xã hội;
- UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn;
- Lưu VT.

 

 


UBND QUẬN (HUYỆN, THỊ XÃ):……………

UBND XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN):……………..

Mẫu số: 01 dùng cho cấp xã

DANH SÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG CÁN BỘ BẦU CỬ
CÓ BẰNG CẤP CHUYÊN MÔN TỪ TRUNG CẤP TRỞ LÊN

Ban hành kèm theo Hướng dẫn số ……./HD-SNV-STC-LĐ&TB&XH

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

Hệ số lương hiện hưởng

Số năm công tác

Bằng cấp hiện nay

Thời điểm có bằng

Ngạch lương mới

Bậc lương mới

Hệ số lương mới

Hệ số chênh lệch BL

Thời điểm tính nâng lương lần sau

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Nguyễn Văn A

Bí thư Đảng ủy

2,85

11

Đại học

23/9/1999

01.003

4

3,33

0

1/10/2008

2

Nguyễn Thị B

PCT HĐND

2,15

5

Cao đẳng

10/7/2005

01a.003

2

2,41

0

1/7/2008

3

Đỗ Đức D

PCT UBND

2,45

12

Trung cấp

5/2/2007

01.004

2

2,06

0,39

1/2/2009

4

Đặng Văn C

Bí thư Đoàn

1,75

4

Trung cấp

13/2/2004

01.004

2

2,06

0

1/2/2008

3

2,26

0

1/2/2010

Ghi chú:

Cột 3 Số năm công tác: Là số năm công tác có đóng BHXH

Cột 4 ghi bằng cấp cao nhất hiện nay có để dùng xếp lương (một trong 3 loại trình độ TC, CĐ, ĐH)

Cột 5 Ghi thời điểm cấp bằng tính từ ngày quyết định công nhận tốt nghiệp có hiệu lực; trường hợp không có QĐ tốt nghiệp thì lấy ngày ghi trong bằng cấp.

Cột 10 Thống nhất ghi như sau: Nếu thời điểm cấp bằng (ghi trong QĐ TN hoặc bằng cấp) từ ngày 01 đến ngày 15 thì ghi ngày 01 của tháng được cấp bằng; nếu từ ngày 16 trở đi thì ghi là ngày 01 của tháng sau tiếp theo.

Danh sách này gồm:…….người

 


Người lập danh sách
(ký, ghi rõ họ và tên)

............., ngày……..tháng…….năm 2010
TM. UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ….
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

UBND QUẬN (HUYỆN, THỊ XÃ):………….

UBND XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN):……………..

Mẫu số: 03 dùng cho cấp xã

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2010/NĐ-CP NGÀY 22/10/2009 CỦA CHÍNH PHỦ

Ban hành kèm theo Hướng dẫn số …../HD-SNV-STC-LĐ&TB&XH

STT

Nội dung

Tổng quỹ lương, phụ cấp theo NĐ 121/2003/NĐ-CP , NĐ 33/2009/NĐ-CP tháng 12 năm 2010

Tổng quỹ lương, phụ cấp theo NĐ 92/2009/NĐ-CP tháng 1 năm 2010

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Chênh lệch tăng thêm 12 tháng

Số lượng

Tổng cộng quỹ lương

Quỹ lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp

Trong đó

Số lượng

Tổng cộng quỹ lương

Quỹ lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp

Trong đó

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp vượt khung, bảo lưu

BHXH, BHYT

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp vượt khung, bảo lưu

Phụ cấp chức vụ

Phụ cấp loại xã

Phụ cấp kiêm nhiệm

BHXH, BHYT

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 = (11+ 12)

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Cán bộ cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

CB cấp xã hưởng lương bầu cử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Phó Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Phó Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Chủ tịch UBN MTTQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Bí thư Đoàn TN, CT Hội phụ nữ, nông dân, Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

CB cấp xã hưởng lương theo trình độ đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Phó Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Phó Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Chủ tịch UBN MTTQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Bí thư Đoàn TN, CT Hội phụ nữ, nông dân, Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công chức cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Đơn vị tính cột 1, cột 9 là số người; đơn vị tính các cột còn lại từ cột 2 đến cột 20 là nghìn đồng (Việt Nam đồng);

Số liệu cột 2 = cột 3 + cột 4; Số liệu cột 10 = cột 11 + cột 12

Số liệu cột 3 = Tổng cộng mức lương tháng 12/2009 của từng loại đối tượng trong cột B

Số liệu cột 4 = Cột 5+6+7+8 là tổng mức phụ cấp tháng 12/2009 của từng đối tượng trong cột B

Số liệu cột 11 = Tổng cộng mức lương tháng 01/2010 của từng loại đối tượng trong cột B

Số liệu cột 12 = cột 13+14+15+16+17+18 là tổng mức phụ cấp tháng 01/2010 của các đối tượng trong cột B

……ngày…..tháng….năm 2010
TM. UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN……..
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

UBND QUẬN (HUYỆN, THỊ XÃ):………………

Mẫu số: 02 dùng cho cấp huyện

DANH SÁCH CHUYỂN XẾP LƯƠNG CÁN BỘ BẦU CỬ
CÓ BẰNG CẤP CHUYÊN MÔN TỪ TRUNG CẤP TRỞ LÊN

Ban hành kèm theo Hướng dẫn số …../HD-SNV-STC-LĐ&TB&XH

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

Hệ số lương hiện hưởng

Số năm công tác

Bằng cấp hiện nay

Thời điểm có bằng

Ngạch lương mới

Bậc lương mới

Hệ số lương mới

Hệ số chênh lệch BL

Thời điểm tính nâng lương lần sau

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

1. Xã:……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nguyễn Văn A

Bí thư Đảng ủy

2,85

11

Đại học

23/9/1999

01.003

4

3,33

0

1/10/2008

2

Nguyễn Thị B

PCT HĐND

2,15

5

Cao đẳng

10/7/2005

01a.003

2

2,41

0

1/7/2008

3

Đỗ Đức D

PCT UBND

2,45

12

Trung cấp

5/2/2007

01.004

2

2,06

0,39

1/2/2009

4

Đặng Văn C

Bí thư Đoàn

1,75

4

Trung cấp

13/2/2004

01.004

2

2,06

0

1/2/2008

3

2,26

0

1/2/2010

 

2. Xã:……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Xã:……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Cột 3 Số năm công tác: Là số năm công tác có đóng BHXH

Cột 4 ghi bằng cấp cao nhất hiện nay có để dùng xếp lương (một trong 3 loại trình độ TC, CĐ, ĐH)

Cột 5 Ghi thời điểm cấp bằng tính từ ngày quyết định công nhận tốt nghiệp có hiệu lực; trường hợp không có QĐ tốt nghiệp thì lấy ngày ghi trong bằng cấp.

Cột 10 Thống nhất ghi như sau: Nếu thời điểm cấp bằng (ghi trong QĐ TN hoặc bằng cấp) từ ngày 01 đến ngày 15 thì ghi ngày 01 của tháng được cấp bằng; nếu từ ngày 16 trở đi thì ghi là ngày 01 của tháng sau tiếp theo.

Danh sách này gồm: ………...người

 

SỞ NỘI VỤ THẨM ĐỊNH
Danh sách này gồm:…..người

……….., ngày ….. tháng …… năm 2010
GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ THÀNH PHỐ HÀ NỘI


………., ngày ….. tháng ….. năm 2010
TM. UBND QUẬN (HUYỆN, THỊ XÃ)………..
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UBND QUẬN (HUYỆN, THỊ XÃ):…………

Mẫu số: 03 dùng cho cấp huyện

KẾT QUẢ CHUYỂN XẾP LƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 92/2010/NĐ-CP NGÀY 22/10/2009 CỦA CHÍNH PHỦ

Ban hành kèm theo Hướng dẫn số …../HD-SNV-STC-LĐ&TB&XH

STT

Nội dung

Tổng quỹ lương, phụ cấp theo NĐ 121/2003/NĐ-CP , NĐ 33/2009/NĐ-CP tháng 12 năm 2010

Tổng quỹ lương, phụ cấp theo NĐ 92/2009/NĐ-CP tháng 1 năm 2010

Chênh lệch tăng thêm 1 tháng

Chênh lệch tăng thêm 12 tháng

Số lượng

Tổng cộng quỹ lương

Quỹ lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp

Trong đó

Số lượng

Tổng cộng quỹ lương

Quỹ lương theo ngạch, bậc, chức vụ

Tổng các khoản phụ cấp

Trong đó

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp vượt khung, bảo lưu

BHXH, BHYT

Phụ cấp khu vực

Phụ cấp vượt khung, bảo lưu

Phụ cấp chức vụ

Phụ cấp loại xã

Phụ cấp kiêm nhiệm

BHXH, BHYT

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 = (11+ 12)

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

Tổng cộng (I+II)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Cán bộ cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

CB cấp xã hưởng lương bầu cử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Phó Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Phó Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Chủ tịch UBN MTTQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Bí thư Đoàn TN, CT Hội phụ nữ, nông dân, Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

CB cấp xã hưởng lương theo trình độ đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Phó Bí thư Đảng ủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Phó Chủ tịch HĐND, UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Chủ tịch UBN MTTQ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Bí thư Đoàn TN, CT Hội phụ nữ, nông dân, Cựu chiến binh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công chức cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Đơn vị tính cột 1, cột 9 là số người; đơn vị tính các cột còn lại từ cột 2 đến cột 20 là nghìn đồng (Việt Nam đồng);

Số liệu cột 2 = cột 3 + cột 4; Số liệu cột 10 = cột 11 + cột 12

Số liệu cột 3 = Tổng cộng mức lương tháng 12/2009 của từng loại đối tượng trong cột B

Số liệu cột 4 = Cột 5+6+7+8 là tổng mức phụ cấp tháng 12/2009 của từng đối tượng trong cột B

Số liệu cột 11 = Tổng cộng mức lương tháng 01/2010 của từng loại đối tượng trong cột B

Số liệu cột 12 = cột 13+14+15+16+17+18 là tổng mức phụ cấp tháng 01/2010 của các đối tượng trong cột B

……ngày…..tháng….năm 2010
TM. UBND QUẬN (HUYỆN, THỊ XÃ)…..
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 76/HDLS-NV-TC-LĐTB&XH thực hiện Quyết định 57/2010/QĐ-UBND quy định số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội do Sở Nội vụ - Sở Tài chính - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.297

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.96.159
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!