MUỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
3166/LĐTBXH-DN
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2009
|
HƯỚNG DẪN
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ THEO QUYẾT ĐỊNH
72/2008/QĐ-BLĐTBXH NGÀY 30/12/2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI
Những nội dung cơ bản về đăng ký
hoạt động dạy nghề đã được quy định tại Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH. Để việc
đăng ký được thuận lợi theo tình hình thực tế tại Tp.Hồ Chí Minh, Sở Lao động –
Thương binh và xã hội hướng dẫn thêm một số điểm sau về đăng ký dạy nghề tại
Thành phố :
I. VỀ TRÌNH ĐỘ
DẠY NGHỀ VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ :
1. Trường Trung cấp nghề, Trung
cấp chuyên nghiệp có dạy nghề : Đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ
sơ cấp và dạy nghề thường xuyên chương trình không chính quy.
2. Trung tâm dạy nghề; doanh
nghiệp, cơ sở giáo dục khác, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức nghề
nghiệp có dạy nghề : Đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên
chương trình không chính quy.
* Các đối tượng nêu tại mục 1 và
2 trên đây bao gồm các đơn vị công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.
* Các Trường Cao đẳng nghề; Đại
học, Cao đẳng có dạy nghề đăng ký tại Tổng cục Dạy nghề (cho mọi trình độ đào tạo).
II. VỀ ĐIỀU
KIỆN ĐĂNG KÝ :
A. Đối với
trình độ trung cấp nghề :
1. Nghề đăng ký dạy phải có tên
trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH ban hành (danh mục
này có thể được cập nhật thường xuyên).
2. Có đủ chương trình dạy nghề
chi tiết (bao gồm chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH ban hành
và phần chương trình tự chọn do Hiệu trưởng tổ chức xây dựng và quyết định đưa
vào sử dụng).
Trường hợp nghề có tên trong
danh mục nghề nhưng chưa có chương trình khung, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ
chức xây dựng theo đúng tinh thần Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – TBXH về
ban hành chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và điều chỉnh
kịp thời khi chương trình khung của nghề đó được ban hành.
3. Cơ sở vật chất : Được sử dụng
ổn định ít nhất 5 năm tính từ ngày đăng ký dạy nghề; đủ các phòng chức năng
theo yêu cầu của 01 trường nghề; trong đó, lưu ý các loại phòng học và điều kiện
sau :
- Phòng học lý thuyết có diện
tích tối thiểu 45m2 (sức chứa tối đa 35 học sinh), chiều dài không lớn hơn 1,5
lần chiều rộng.
- Phòng, xưởng thực hành đáp ứng
diện tích, số lượng theo cấu tạo, phân phối thời gian của chương trình đào tạo
và đặc điểm thiết bị từng nghề; diện tích không nhỏ hơn diện tích phòng học lý
thuyết.
- Đủ phương tiện phòng cháy chữa
cháy, sơ cấp cứu, lối thoát hiểm và các biện pháp bảo đảm an toàn khác.
- Thư viện, phòng đọc sách có số
chỗ ngồi tối thiểu bằng 3% số học sinh và 20% số giáo viên toàn trường.
- Đủ chỗ để xe cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh.
4. Thiết bị giảng dạy và thực
hành :
a. Đủ thiết bị để giáo viên minh
họa, làm thí nghiệm khi giảng dạy.
b. Thiết bị thực hành :
- Đối với thiết bị, dụng cụ thực
hành dùng riêng cho từng học sinh (như các loại dụng cụ cầm tay, máy vi tính,
…) : Số lượng tối thiểu phải đủ cho mỗi học sinh 1 thiết bị, dụng cụ (tính cho
1 ca thực hành đối với 1 nhóm học sinh của 1 lớp).
Thí dụ : Trường có 02 lớp nghề
“Cắt gọt kim loại” cùng khóa (tổng số học sinh là 70); trong 1 đợt thực hành
chia làm 4 nhóm (mỗi nhóm 17-18 học sinh) thực hành 4 ca thì số thiết bị, dụng
cụ cầm tay loại này tối thiểu phải là 18.
- Đối với thiết bị nhiều học
sinh có thể luân phiên sử dụng : Số lượng đủ để mỗi học sinh đều được sử dụng
đúng thời gian thực hành trong chương trình và theo lịch học tập của từng lớp.
Thí dụ : Cũng 02 lớp như
trên, nếu 2 học sinh luân phiên sử dụng 1 thiết bị (máy tiện vạn năng chẳng hạn)
thì số thiết bị này phải là 9 và số lượt ca thực hành phải tăng 2 lần.
- Đối với thiết bị quá đắt tiền,
số lượng không đạt như vừa nêu, trường phải thuyết minh phương án bảo đảm việc
thực hành cho học sinh như chương trình quy định.
- Đối với thiết bị dùng chung,
tùy theo yêu cầu chương trình nghề, số lượng phải bảo đảm đủ học sinh sử dụng
mà không ảnh hưởng đến thời gian ca thực hành.
5. Giáo viên :
- Đúng chuyên ngành, trình độ
đào tạo và nghiệp vụ sư phạm theo khoản 3 Điều 58 Luật Dạy nghề. Giáo viên chưa
có nghiệp vụ sư phạm phải cam kết theo học các lớp nghiệp vụ sư phạm trong vòng
12 tháng từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề.
- Số lượng : Theo tỷ lệ 1 GV /
20 học sinh.
- Tỷ lệ giáo viên cơ hữu (*) :
Trường công lập : Ít nhất 70%; trường tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài: Ít
nhất 50%.
- Mỗi nghề phải có giáo viên cơ
hữu.
(*) : Giáo viên cơ hữu là
giáo viên thuộc biên chế chính thức hoặc hoặc hợp đồng lao động từ 12 tháng trở
lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn; là lực lượng chính của trường,
thực hiện sự phân công, giao việc của hiệu trưởng theo Điều lệ nhà trường.
B. Đối với
trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên chương trình không chính quy:
1. Nghề có tên trong danh mục
nghề đào tạo hoặc tên cụ thể, tiêu biểu cho công việc của nghề.
2. Chương trình mô tả cụ thể mục
tiêu đào tạo, được xây dựng chi tiết bảo đảm mục tiêu đào tạo với thời lượng tối
thiểu 200 giờ (sơ cấp nghề). Trong đó, số giờ thực hành chiếm từ 2/3 tổng số giờ
trở lên (Đối với một số nghề do tính chất riêng, số giờ thực hành có thể ít
hơn; cơ sở phải thuyết minh cụ thể). Đối với dạy nghề thường xuyên chương trình
không chính quy, thời lượng có thể ít hơn.
3. Cơ sở vật chất : Đủ cơ sở vật
chất cho hoạt động dạy nghề, sử dụng ổn định ít nhất 5 năm tính từ ngày đăng ký
dạy nghề. Riêng đối với các doanh nghiệp, thời hạn này ít nhất 3 năm.
- Phòng học lý thuyết : Diện
tích tối thiểu 1,3m2 / học sinh. Nếu tổ chức lớp học quy mô không lớn, diện
tích phòng học có thể từ 26m2 trở lên (không quá 20 học sinh / lớp).
- Phòng, xưởng thực hành; phòng
học lý thuyết + thực hành : Đảm bảo theo yêu cầu tổ chức thực hành của mỗi nghề,
diện tích tối thiểu 2,5m2 / học sinh; diện tích không nhỏ hơn diện tích phòng học
lý thuyết.
- Đủ phương tiện phòng cháy chữa
cháy, sơ cấp cứu, lối thoát hiểm và các biện pháp bảo đảm an toàn khác.
- Đủ chỗ để xe cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh.
4. Thiết bị giảng dạy và thực
hành :
a. Đủ thiết bị để giáo viên minh
họa, làm thí nghiệm khi giảng dạy.
b. Thiết bị thực hành :
- Đối với thiết bị, dụng cụ thực
hành dùng riêng cho từng học sinh (như các loại dụng cụ cầm tay, máy vi tính,
…) : Số lượng tối thiểu phải đủ cho mỗi học sinh 1 thiết bị, dụng cụ (tính cho
1 ca thực hành đối với 1 nhóm học sinh của 1 lớp).
Thí dụ : Đơn vị có 02 lớp nghề
“Cắt gọt kim loại” cùng khóa (tổng số học sinh là 40); trong 1 đợt thực hành
chia làm 4 nhóm (mỗi nhóm 10 học sinh) thực hành 4 ca thì số thiết bị, dụng cụ
cầm tay loại này tối thiểu phải là 10.
- Đối với thiết bị nhiều học
sinh có thể luân phiên sử dụng : Số lượng đủ để mỗi học sinh đều được sử dụng
đúng thời gian thực hành trong chương trình và theo lịch học tập của từng lớp.
Thí dụ : Cũng 02 lớp như
trên, nếu 2 học sinh luân phiên sử dụng 1 thiết bị (máy tiện vạn năng chẳng hạn)
thì số thiết bị này phải là 5 và số lượt ca thực hành phải tăng 2 lần.
- Đối với thiết bị quá đắt tiền,
số lượng không đạt như vừa nêu, đơn vị phải thuyết minh phương án bảo đảm việc
thực hành cho học sinh như chương trình quy định.
- Đối với thiết bị dùng chung,
tùy theo yêu cầu chương trình nghề, số lượng phải bảo đảm đủ học sinh sử dụng
mà không ảnh hưởng đến thời gian ca thực hành.
5. Giáo viên :
- Đúng chuyên ngành, trình độ
đào tạo và nghiệp vụ sư phạm theo khoản 3 Điều 58 Luật Dạy nghề. Giáo viên chưa
có nghiệp vụ sư phạm phải cam kết theo học các lớp nghiệp vụ sư phạm trong vòng
12 tháng từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề.
Đối với nghệ nhân, người có tay
nghề cao tham gia hướng dẫn thực hành: Phải có chứng chỉ nghề, chứng chỉ sơ cấp
nghề và được đơn vị hoạt động hợp pháp cùng lĩnh vực nghề chứng nhận hành nghề
tối thiểu 3 năm hoặc giấy chứng nhận nghệ nhân cùng lĩnh vực nghề hoặc giấy chứng
nhận bậc thợ, bậc nghề.
- Số lượng : Theo tỷ lệ 1 GV /
20 học sinh.
- Mỗi nghề phải có giáo viên cơ
hữu.
III. HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ : (Lập 01 bộ)
Số
TT
|
Loại
hồ sơ
|
Mẫu
|
1
|
Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề
|
Mẫu số 1
|
2
|
Bản sao Quyết định thành lập
hoặc Quyết định cho phép thành lập đơn vị
* Đối với đơn vị có vốn đầu tư
nước ngoài : Bản sao Giấy phép/Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định cho
phép thành lập đơn vị.
* Đối với doanh nghiệp (trong
nước) : Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
|
|
3
|
Báo cáo thực trạng về một số
điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy nghề. (Theo đúng mẫu dành cho Trường TCN,
TTDN; hoặc mẫu dành cho doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, tổ chức, đơn vị khác có
dạy nghề)
|
Mẫu số 2; hoặc mẫu số 3.
|
4
|
Bảng kê (tổng hợp) cơ sở vật
chất
|
Mẫu CSVC
|
5
|
Bản sao Điều lệ, Quy chế đơn vị,
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Đối với các doanh nghiệp :
Quy chế hoặc Nội quy hoạt động dạy nghề.
|
Mẫu NQ
|
6
|
Chương trình dạy nghề chi tiết
có phê duyệt của Trưởng đơn vị.
(Đối với chương trình trung cấp
nghề được xây dựng theo chương trình khung do Bộ ban hành, chỉ cần nộp phần tự
chọn.)
Đối với chương trình sơ cấp
nghề, dạy nghề thường xuyên chương trình không chính quy : Theo mẫu CTSCN-TX
|
Mẫu chương trình của Bộ
Mẫu CTSCN-TX
|
7
|
Bản sao Quyết định bổ nhiệm hoặc
Quyết định công nhận hiệu trưởng, giám đốc, trưởng đơn vị; hoặc văn bản của Hội
đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp cử người phụ trách quản lý dạy
nghề.
(Không áp dụng đối với Trường
trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề do UBND Tp Hồ Chí Minh quyết định thành lập
hoặc cho phép thành lập và doanh nghiệp mà giám đốc trực tiếp phụ trách quản
lý dạy nghề).
|
|
8
|
Lý lịch của cán bộ nêu tại loại
hồ sơ số 7 trên đây.
|
Mẫu 2C/BNV-2008
|
9
|
Danh sách (tổng hợp) cán bộ,
giáo viên, nhân viên tham gia dạy nghề
|
Mẫu DS
|
10
|
Bản sao văn bằng, chứng chỉ có
liên quan của cán bộ, giáo viên có tên trong loại hồ sơ số 9 trên đây.
* Đối với cán bộ phụ trách
(không phải chủ đầu tư) và giáo viên là người nước ngoài : Kèm thêm bản sao
Giấy phép lao động có giá trị trong thời hạn phù hợp thời gian tham gia quản
lý và đào tạo.
|
|
11
|
Giấy chứng nhận sức khỏe của
giáo viên đối với nghề có yêu cầu.
|
Mẫu của cơ quan Y tế quận, huyện;
bệnh viện
|
12
|
Bản sao một trong các loại giấy
tờ sau đối với cơ sở vật chất, công trình xây dựng của đơn vị :
- Giấy Chứng nhận quyền sử dụng
đất – sở hữu nhà của đơn vị.
- Giấy Chứng nhận hoàn thành
công trình xây dựng (đối với công trình xây dựng mới).
- Quyết định của cơ quan có thẩm
quyền giao quyền sử dụng công trình cho đơn vị để thực hiện nhiệm vụ đào tạo.
- Hợp đồng thuê nhà, công
trình (có công chứng), ghi rõ mục đích làm cơ sở đào tạo.
|
|
13
|
Bản đăng ký học phí dự kiến
(có phần phân tích học phí)
(Không áp dụng đối với chương
trình trung cấp nghề của các trường công lập)
|
Mẫu HP
|
14
|
Văn bản của Bộ chuyên ngành
liên quan xác nhận đủ điều kiện để dạy các nghề thuộc ngành y, dược; nghề lái
xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa; nghề vệ sỹ.
|
|
15
|
Văn bản kết luận và đề nghị của
Phòng Lao động – TBXH quận, huyện (đối với trường hợp cơ sở dạy nghề đăng ký
tại Phòng Lao động – TBXH quận, huyện).
|
|
Lưu ý về các loại hồ sơ giấy
tờ trên đây :
* Các bản sao y phải có chứng thực
sao y.
* Các văn bản tiếng nước ngoài
phải kèm bản dịch sang tiếng Việt có công chứng.
IV. ĐĂNG KÝ BỔ
SUNG, THAY ĐỔI SO VỚI ĐĂNG KÝ BAN ĐẦU :
Hồ sơ gồm (01 bộ) :
- Đơn đăng ký bổ sung (Mẫu số 6).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động dạy nghề (GCN ĐKHĐDN) đã được cấp.
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động
dạy nghề (Mẫu số 7).
- Các loại giấy tờ khác : Như đối
với Mục III, nhưng chỉ áp dụng cho phần nội dung bổ sung, thay đổi.
* Các bổ sung, thay đổi sau đây
không cần đăng ký lại, chỉ cần gửi Sở văn bản thông báo của đơn vị và nội dung
chi tiết tương ứng các thay đổi :
- Thay đổi người đứng đầu / phụ
trách cơ sở dạy nghề: Kèm văn bản của cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền; bản
sao văn bằng, lý lịch người thay thế.
- Thay đổi giáo viên: Kèm danh
sách giáo viên và bản sao văn bằng, chứng chỉ tương ứng.
- Thay đổi nội dung chương trình
(không thay đổi tên nghề và trình độ đào tạo): Kèm chương trình chi tiết thay đổi.
Sở sẽ công nhận hoặc xác nhận
thay đổi bằng văn bản hoặc xác nhận trực tiếp vào hồ sơ của đơn vị gửi đến.
V. NƠI ĐĂNG
KÝ, THỜI HẠN CẤP GCN ĐKHĐDN, GCN BỔ SUNG :
A. Tại Phòng Lao động – TBXH
quận - huyện, đối với :
Doanh nghiệp do Thành phố, quận,
huyện cấp đăng ký kinh doanh; Tổ chức, đơn vị thuộc quận, huyện, có quy mô đào
tạo dưới 50 học viên/khóa.
B. Tại Sở Lao động – TBXH, đối
với :
- Các Phòng Lao động – TBXH quận,
huyện chuyển hồ sơ đăng ký của các đơn vị nêu tại Mục A trên đây.
- Các đơn vị còn lại.
C. Thời hạn cấp GCN ĐKHĐDN, GCN
bổ sung:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động dạy nghề, Giấy chứng nhận bổ sung; trường hợp không cấp, Sở
trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
- Đối với hồ sơ do Phòng Lao động
– TBXH chuyển đến, thời hạn này là 10 ngày làm việc.
D. Đối với các đơn vị được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề trước ngày ký Hướng dẫn này, trong vòng 12
tháng, lập thủ tục để được cấp lại Giấy CNĐKHĐDN theo tinh thần Hướng dẫn này.
(Sẽ có thông báo riêng)
Nơi nhận:
- Trường trung cấp nghề, trung cấp
chuyên nghiệp có dạy nghề;
- Trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề khác thuộc Sở;
- Phòng Lao động – TBXH quận, huyện;
- Website Sở;
- PDN, VP Sở (Lưu).
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
Trần Trung Dũng
|