TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO
ĐỘNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1114/HD-TLĐ
|
Hà Nội, ngày 09 tháng
07 năm 2009
|
HƯỚNG
DẪN
THỰC
HIỆN QUY CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN.
Để thống nhất trong
thực hiện các qui định của Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn ban hành
kèm theo Quyết định số 482/QĐ-TLĐ ngày 16/4/2009, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công đoàn như sau:
1. Điều 1 về đối tượng áp dụng và phạm vi điều
chỉnh.
1.1 Cán bộ công đoàn
chuyên trách theo qui định tại Điều 1 bao gồm:
a) Cán bộ công nhân
viên chức, lao động đang làm việc trong cơ quan công đoàn các cấp thuộc các
LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo biên chế (hoặc hợp đồng lao
động) được cấp uỷ địa phương và Tổng Liên đoàn LĐVN phê duyệt;
b) Cán bộ công nhân
viên chức, lao động đang làm việc trong các cơ quan công đoàn các cấp thuộc các
Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn,
theo biên chế (hoặc Hợp đồng lao động) đã được Tổng Liên đoàn LĐVN phê duyệt;
c) Cán bộ công nhân
viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn
LĐVN theo biên chế hoặc theo hợp đồng lao động đã được Tổng Liên đoàn LĐVN phê
duyệt.
d) Cán bộ công nhân
viên chức, lao động đang làm việc trong biên chế hoặc theo hợp đồng lao động
trong các Ban thuộc cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN.
1.2. Các qui định của Quy
chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn được vận dụng để quản lý công tác đào
tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách cú chức danh từ tổ
trưởng công đoàn trở lên.
2. Khoản 1
Điều 5 về điều kiện chung cán bộ được cử đi đào tạo.
2.1. Chấp hành tốt nội
quy cơ quan, đơn vị, không trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách
trở lên;
2.2. Có ít nhất 2 năm
liên tục liền kề có kết quả phân loại đánh giá công chức từ mức hoàn thành tốt
nhiệm vụ trở lên;
2.3. Có đơn xin đi học
và cam kết phục vụ lâu dài cho tổ chức công đoàn.
2.4. Đối tượng được cử
đi đào tạo phải nằm trong diện được qui hoạch để sử dụng lâu dài, được đơn vị
nơi công tác đề nghị bằng văn bản và công đoàn cấp có thẩm quyền ra quyết định cử
đi đào tạo;
2.5. Đáp ứng đủ các
điều kiện của cơ sở đào tạo.
3. Điểm b,
Khoản 2 Điều 5 về căn cứ xác định độ tuổi đủ điều
kiện cử đi đào tạo.
Căn cứ xác định độ tuổi
đủ điều kiện cử đi đào tạo là thời gian phục vụ cho tổ chức công đoàn sau khi
được đào tạo. công thức tính như sau:
Tuổi đi học = Tuổi nghỉ
hưu – ( Tgh + Tpv)
trong đó: - Tgh
là thời gian khoá đào tạo
-
Tpv là thời gian phục vụ tối thiểu. Tpv = Tgh x 3 (Thời gian phục vụ bằng 3 lần
thời gian khoá đào tạo)
Ví dụ: Cán bộ được cử
đi học trình độ đại học, có thời gian đào tạo là 5 năm. Thời gian phục vụ tối
thiểu (Tpv = 5 x 3 = 15 ) là 15 năm. Vậy độ tuổi được xác định là đủ điều kiện
để cử cán bộ này đi đào tạo là:
Nếu là cán bộ nam: 60
– ( 5năm + 15năm) = 40 (tuổi)
Nếu là cán bộ nữ: 55
– ( 5năm + 15năm) = 35 (tuổi)
4. Điều 8
về quyền lợi cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ công đoàn được cơ quan công đoàn có thẩm
quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng (thời gian dưới 1 tháng là đào tạo ngắn hạn,
thời gian từ 1 tháng trở lên là đào tạo dài hạn), được cơ quan chi hoặc thanh
toán các khoản sau:
4.1- Đào tạo, bồi dưỡng
ngắn hạn:
4.1.1-Chi phí đi lại từ
cơ quan đến nơi học tập:
Được thanh toán tiền
tàu xe cho một lượt đi và về; tiền phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí
hiện hành..
4.1.2- Tiền thuê chỗ
nghỉ, hỗ trợ tiền ăn:
- Tiền thuê chỗ nghỉ
cho học viên các khoá đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan công đoàn tổ chức:
Đơn vị nào tổ chức đơn
vị đó thuê chỗ nghỉ và thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên đến học; Chi
hỗ trợ tiền ăn theo quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Tiền thuê chỗ nghỉ,
hỗ trợ tiền ăn cho học viên dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn do các cơ
quan bên ngoài tổ chức:
+ Nếu cơ quan tổ chức
khóa học có bố trí chỗ nghỉ và thu tiền của học viên (theo thông báo chiêu
sinh) thì đơn vị cử cán bộ đi học thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ đi
học theo phiếu thu (hoá đơn) thu tiền ngủ của cơ quan tổ chức khoá học.
+ Trường hợp học viên
phải tự túc chỗ nghỉ (theo thông báo chiêu sinh của cơ quan tổ chức khoá học):
Học viên được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo chế độ công tác phí hiện hành.
+ Được cơ quan cử đi
học chi hỗ trợ tiền ăn theo mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
4.1.3- Tiền học phí,
tài liệu giáo trình phục vụ đúng chương trình học tập (nếu có): thanh toán
theo phiếu thu hoặc hoá đơn tài chính của cơ quan tổ chức khoá học
4.2- Đào tạo, bồi dưỡng
dài hạn.
Cán bộ công đoàn được
cơ quan công đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn trong nước
được cơ quan cử đi học thanh toán:
- Tiền tàu xe đi, về kỳ
nghỉ hè, nghỉ tết Nguyên Đán; đi thực tập, thực tế theo chế độ công tác phí
hiện hành (đối với đào tạo tập trung); tiền tàu xe đi, về cho 1 đợt học tập
trung, tiền tàu xe đi thực tập, thực tế theo chế độ công tác phí hiện hành (đối
với đào tạo tại chức).
- Tiền hỗ trợ thuê chỗ
nghỉ trong thời gian học tập do thủ trưởng đơn vị cử cán bộ đi học quyết định
nhưng không được cao hơn tiền thuê chỗ nghỉ theo chế độ công tác phí hiện hành
- Tiền tài liệu học tập
theo đúng chương trình đào tạo: Thanh toán theo thông báo chiêu sinh và hoá đơn
thu tiền của cơ sở đào tạo.
4.3. Cán bộ công đoàn chuyên trách được cơ quan công
đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ trong nước sau khi được cấp
bằng tốt nghiệp được cơ quan chi hỗ trợ:
- Bằng Tiến sĩ: Tối đa
30 Triệu đồng.
- Bằng Thạc sĩ: Tối đa
15 triệu đồng.
5. Khoản 1 Điều 12 về xây dựng quy hoạch, kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Các
Ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn tổng công
ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, LĐLĐ tỉnh, thành phố có trách nhiệm xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo mẫu kèm theo hướng
dẫn này.
Báo
cáo quy hoạch, kế hoạch đào tạo hàng năm gửi về Tổng Liên đoàn trước này 31/11
hàng năm qua Ban Tổ chức; Trong quá trình thực hiện hàng năm nếu có thay đổi
lớn hoặc cần cơ cấu lại, đơn vị lập quy hoạch, kế hoạch phải có báo cáo bằng
văn bản về Tổng Liên đoàn để có sự điều chỉnh kịp thời. Trường hợp có điều
chỉnh khác, Tổng Liên đoàn sẽ có văn bản chỉ đạo cụ thể.
6 - Điều
20 về nguồn quỹ đào tạo bồi dưỡng.
Nguồn quỹ đào tạo, bồi
dưỡng gồm:
- Phân bổ trong dự toán
thu , chi ngân sách công đoàn của đơn vị hàng năm tỷ lệ từ 10 đến 15% tổng số
chi (trừ khoản mục chi XDCB), Tỷ lệ cụ thể do thủ trưởng đơn vị dự toán quyết
định.
- Kinh phí hỗ trợ chi
đào tạo, bồi dưỡng của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Kinh phí từ các nguồn
khác: Trích từ quỹ cơ quan, bổ sung từ tiền tiết kiệm khoán chi hành chính, ..
7- Điều
21 về chi đào tạo, bồi dưỡng.
7.1. Phân cấp chi quỹ
đào tạo, bồi dưỡng:
- Đối với các lớp đào
tạo, bồi dưỡng ngắn ngày phục vụ nhiệm vụ thường xuyên, đơn vị nào tổ chức thì
sử dụng nguồn quỹ đào tạo của đơn vị đó để chi.
- Đối với đào tạo, bồi
dưỡng dài hạn: Cấp có thẩm quyền cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng thì sử dụng
nguồn quỹ đào tạo, bồi dưỡng của cấp đó để chi (hoặc sử dụng nguồn quỹ đào tạo
của đơn vị có cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quyết định của cấp có
thẩm quyền).
7.2. Chế độ chi tiêu:
- Chế độ chi tiêu đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước,
hướng dẫn thực hiện điều 8 của văn bản này. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng
sử dụng nguồn kinh phí tài trợ của nước ngoài thì thực hiện theo thoả thuận với
phía nước ngoài.
- Từng đơn vị căn cứ
vào khả năng nguồn kinh phí và chế độ chi tiêu của Nhà nước, hướng dẫn thực
hiện của Tổng Liên đoàn để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ của đơn vị.
- Đối với chế độ đào
tạo, bồi dưỡng do chính quyền địa phương quy định, công đoàn cùng cấp được vận
dụng thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận của công đoàn cấp trên quản lý tài
chính trực tiếp. Kinh phí đề nghị chính quyền cùng cấp hỗ trợ hoặc sử dụng
nguồn kinh phí của đơn vị.
- Khuyến khích các cơ
quan công đoàn trích quỹ cơ quan, tiền tiết kiệm từ khoán chi hành chính hỗ trợ
thêm cho cán bộ được cử đi đào tạo. Mức và nội dung hổ trợ phải được quy định
trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
8- Điều 23
về lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán
kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
8.1. Xây dựng dự toán.
a-
Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
Hàng năm, các Phòng,
Ban ở các đơn vị phải lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Phòng, Ban mình kèm
theo dự toán kinh phí trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
b- Đào tạo, bồi dưỡng
dài hạn.
Phòng, ban Tổ chức lập
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn kèm theo dự toán kinh phí trình Thủ trưởng
đơn vị phê duyệt.
c- Phòng, ban Tài chính
trình Thủ trưởng đơn vị phê chuẩn phân bổ dự toán ngân sách chi đào tạo bồi
dưỡng theo hướng dẫn thực hiện Điều 20. Đối với kinh phí đạo tạo, bồi dưỡng đơn
vị cấp dưới chi theo quyết định của cấp trên có thẩm quyền , thì đơn vị cấp
trên phải thông báo để đơn vị cấp dưới bố trí vào dự toán chi ngân sách trong
năm theo hướng dẫn trên.
8.2. Tổ chức thực hiện
dự toán.
- Phòng, ban Tài chính
có trách nhiệm đáp ứng nguồn kinh phí và tổ chức chi tiêu cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng theo kế hoạch đã được Thủ trưởng đơn vị duyệt. Thanh toán các khoản
chi về đào tạo theo đúng chế độ quy định.
- Trong trường hợp
nguồn kinh phí phân bổ bằng 15% tổng số chi theo dự toán không đủ chi cho khoản
mục đào tạo, bồi dưỡng. Phòng, ban Tài chính phối hợp với ban Tổ chức trình Thủ
trưởng đơn vị điều chuyển từ các khoản mục chi, sử dụng nguồn ngân sách dự
phòng; đề nghị cấp trên cấp hỗ trợ, bổ sung từ quỹ cơ quan, nguồn kinh phí tiết
kiệm chi,.. bổ sung nguồn quỹ đào tạo, bồi dưỡng.
8.3. Quyết toán chi
nguồn quỹ đạo tạo, bồi dưỡng.
- Nguồn quỹ đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ được quyết toán thu, chi theo quy định hiện hành của Tổng Liên
đoàn.
- Kế toán đơn vị dự
toán mở sổ theo dõi chi tiết thu, chi, tồn khoản nguồn quỹ đào tạo, bồi dưỡng
và lập báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của Tổng Liên đoàn.
9. Điều 26
về bồi hoàn kinh phí đào tạo.
9.1. Các khoản chi phí
đào tạo được tính để bồi hoàn bao gồm: tiền lương và các khoản chi cho khóa đào
tạo (bao gồm cả chi phí đi lại)
9.2. Cách tính chi phí
bồi hoàn:
a) Những người đang
trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp
đồng làm việc với cơ quan đơn vị nơi cử đi học; Người vi phạm pháp luật, vi
phạm nội qui của cơ sở đào tạo bị kỷ luật buộc thôi học; Người không đạt yêu
cầu của khoá học do nguyên nhân chủ quan; Người ngay sau khi hoàn thành khoá
học mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc bị kỷ luật buộc
thôi việc thì phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó.
b) Đối với các trường
hợp khác thì căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ, thời gian công chức, viên
chức đó làm việc liên tục tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành khóa đào tạo
và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi hoàn như sau:
Chi phí đào tạo phải bồi
hoàn
|
=
|
Thời gian yêu cầu
phục vụ
|
_
|
Thời gian đó làm việc
sau khi đào tạo
|
x
|
Tổng chi phí của khóa
đào tạo
|
Thời gian yêu cầu
phục vụ
|
Trong đó: thời gian yêu
cầu phục vụ được quy định gấp 03 (ba) lần so với thời gian của khóa đào tạo.
Trong quá trình thực
hiện Quy chế này nếu cũn có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng
Liên đoàn LĐVN xem xét giải quyết.
Nơi nhận:
-
Các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các CĐ ngành TW, CĐ TCT trực thuộc TLĐ;
- Các Ban, Đơn vị, Cơ sở đào tạo trực thuộc TLĐ;
- Lưu ToC, Tài chính, VT TLĐ.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn
Văn Ngàng
|