Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu: 11/HD-TLĐ Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Phan Văn Anh
Ngày ban hành: 14/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2024

HƯỚNG DẪN

CÔNG ĐOÀN THAM GIA THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;

Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012;

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Để thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây viết tắt là Tổng Liên đoàn) Hướng dẫn “Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở” trong các cơ nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây viết tắt là cơ quan, đơn vị) và tổ chức có sử dụng lao động (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) đã thành lập công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở (sau đây viết tắt là Công đoàn), nội dung cụ thể như sau:

Phần I

CÔNG ĐOÀN THAM GIA THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

I. THAM GIA XÂY DỰNG QUY CHẾ DÂN CHỦ

Công đoàn chủ động đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị mình (sau đây viết tắt là Quy chế) theo quy định từ Điều 46 đến Điều 63 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ngoài ra, Công đoàn đề xuất bổ sung vào Quy chế một số nội dung sau:

1. Công khai các chính sách hỗ trợ phúc lợi của cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây viết tắt là CBCC) đang làm việc tại cơ quan, đơn vị.

2. CBCC được bàn, quyết định tham gia: Câu lạc bộ, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác theo quy định của pháp luật.

3. CBCC được sử dụng mạng xã hội để tham gia ý kiến trong trường hợp cơ quan, đơn vị tổ chức lấy ý kiến CBCC thông qua mạng xã hội nhưng không trái với quy định của pháp luật.

4. CBCC được sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra, giám sát các nội dung quy định tại Điều 56 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Tổ chức hội nghị CBCC: Hội nghị CBCC được tổ chức từ cấp phòng, ban, đơn vị trực thuộc. Khuyến khích cơ quan, đơn vị có từ 07 CBCC trở xuống tổ chức hội nghị CBCC.

II. THAM GIA TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG

Căn cứ quy định pháp luật, thực tế điều kiện tại từng cơ quan, đơn vị, Công đoàn cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức hội nghị CBCC như sau:

1. Công tác chuẩn bị

1.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Công đoàn chủ động đề xuất và phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị CBCC của cơ quan, đơn vị mình và phổ biến kế hoạch đến toàn thể CBCC trong cơ quan, đơn vị. Nội dung kế hoạch gồm một số nội dung chính như sau:

- Hình thức tổ chức hội nghị CBCC (hội nghị toàn thể hay hội nghị đại biểu).

- Thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị CBCC.

- Nội dung chương trình của hội nghị CBCC.

- Thành phần tham dự hội nghị CBCC: Đại biểu mời; đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu (nếu là đại hội đại biểu).

- Trách nhiệm của các bên.

- Kinh phí bảo đảm.

1.2. Xây dựng các báo cáo

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm; báo cáo tổng kết phong trào thi đua, kết quả xét khen thưởng, nội dung giao ước thi đua năm tiếp theo; báo cáo việc thực hiện các quy định, quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Công đoàn cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCC trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị; báo cáo tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của CBCC.

- Ban Thanh tra nhân dân: xây dựng báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo (Công đoàn cơ quan, đơn vị hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân thực hiện).

1.3. Thành phần tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

- Hội nghị toàn thể: Thành phần tham dự là toàn thể CBCC của cơ quan, đơn vị.

- Hội nghị đại biểu:

+ Đại biểu đương nhiên: Công đoàn đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị danh sách đại biểu đương nhiên gồm lãnh đạo; cấp ủy đảng; hội đồng trường, ban giám hiệu trường (đối với khối giáo dục); ban giám đốc (đối với khối sản xuất, kinh doanh); ban chấp hành Công đoàn; Ban Thanh tra nhân dân; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội khác trong cơ quan, đơn vị.

+ Đại biểu bầu: Công đoàn đề xuất cơ cấu, số lượng đại biểu bầu cho phù hợp; tổ chức bầu đại biểu tại hội nghị CBCC của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc bảo đảm dân chủ, khách quan, có tính đại diện, giới tính, dân tộc… Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị CBCC, Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất tỷ lệ được bầu trên số CBCC tăng thêm. Ví dụ: Cơ quan, đơn vị có từ 101 CBCC trở lên thì cứ 10 CBCC tăng thêm được bầu thêm 01 đại biểu.

1.4. Maket hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Công đoàn đề xuất, thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị về mẫu, nội dung maket hội nghị CBCC (Mẫu 06 phụ lục).

2. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

2.1. Điều hành, thư ký hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

- Chủ trì: Là người điều hành hội nghị CBCC và giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị theo thẩm quyền. Công đoàn đề xuất và thống nhất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thành phần chủ trì hội nghị CBCC gồm 02 thành viên là người đứng đầu và chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị. Các thành viên chủ trì hội nghị bình đẳng về quyền, phân công nhiệm vụ điều hành phù hợp, tương xứng với vai trò, trách nhiệm của từng thành viên.

- Thư ký: Là người ghi chép biên bản hội nghị, giúp chủ trì hội nghị xử lý các vấn đề liên quan đến hội nghị, hoàn thiện các văn bản hội nghị ngay sau khi hội nghị kết thúc. Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên do chủ trì hội nghị cử.

- Khi diễn ra hội nghị CBCC, trong trường hợp các thành viên chủ trì hội nghị không thống nhất được về một vấn đề cụ thể thì xin ý kiến hội nghị quyết định.

2.2. Diễn tiến hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Chủ trì lên điều hành hội nghị.

- Khai mạc hội nghị.

- Trình bày các báo cáo.

- Đại biểu thảo luận, trao đổi.

- Chủ trì hội nghị giải trình, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của CBCC và trả lời kiến nghị thuộc trách nhiệm; kết luận thông qua các báo cáo, nội quy, quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo.

- Mời lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp trên phát biểu (nếu có).

- Bầu Ban Thanh tra nhân dân (nếu có).

- Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua (nếu có).

- Hội nghị quyết định các nội dung CBCC đã bàn tại hội nghị (nếu có).

- Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị.

- Bế mạc Hội nghị.

Lưu ý: Nếu tổ chức hội nghị CBCC bằng hình thức trực tuyến thì Công đoàn đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định rõ trong kế hoạch tổ chức hội nghị CBCC về điều kiện, cách thức tổ chức đảm bảo an toàn, thuận tiện; cách thức biểu quyết, thảo luận; hình thức, mẫu phiếu, thời gian, thời lượng bỏ phiếu, phiếu hợp lệ, không hợp lệ, xác nhận kết quả bỏ phiếu trực tuyến...

3. Tổ chức thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Ngay sau khi kết thúc hội nghị CBCC, Ban Chấp hành Công đoàn chủ động tham gia với người đứng đầu thực hiện các nội dung sau:

- Phổ biến nghị quyết hội nghị CBCC đến toàn thể CBCC.

- Tiếp thu hoàn thiện nội dung các báo cáo đã được hội nghị CBCC thông qua để ban hành và gửi báo cáo lên cấp trên.

- Sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị theo nghị quyết hội nghị (nếu có).

- Chỉ đạo cấp trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện nghị quyết hội nghị CBCC.

- Định kỳ 6 tháng đánh giá thực hiện nghị quyết hội nghị CBCC (đánh giá những nội dung đã thực hiện, những tồn tại, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện), đề xuất các giải pháp để thực hiện nghị quyết hội nghị CBCC trong thời gian tiếp theo.

Lưu ý: Đối với các cơ sở giáo dục, ngoài việc thực hiện các khoản 1, 2, 3, mục II, phần I của Hướng dẫn này, Công đoàn đề xuất, thống nhất với hội đồng trường, ban giám hiệu trường, ban giám đốc trường/học viện tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động vào đầu năm học mới, nhưng không quá 03 tháng tính từ ngày khai giảng năm học mới và được ghi vào Quy chế của đơn vị.

Phần II

CÔNG ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Mục 1. CÔNG ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I. THAM GIA XÂY DỰNG QUY CHẾ DÂN CHỦ

Ngoài nội dung liên quan theo quy định từ Điều 64 đến Điều 81 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, vận dụng, áp dụng các khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục I, Phần I của Hướng dẫn này, Công đoàn đề xuất với người sử dụng lao động (NSDLĐ) bổ sung thêm vào Quy chế nội dung:

1. Chủ tịch Công đoàn cơ sở được tham gia vào các hội đồng hoặc ban chỉ đạo của doanh nghiệp (Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng nâng lương; Hội đồng sáng kiến....).

2. Hội nghị người lao động (NLĐ) được tổ chức từ cấp tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, đơn vị trực thuộc (theo cơ cấu tổ chức và quy mô của doanh nghiệp).

3. Khuyến khích doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 NLĐ tổ chức hội nghị NLĐ.

II. THAM GIA TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Công tác chuẩn bị

1.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động

Công đoàn chủ động đề xuất, thống nhất với NSDLĐ vận dụng, áp dụng khoản 1, mục II, phần I của Hướng dẫn này để xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị NLĐ và phổ biến đến NLĐ trong doanh nghiệp.

1.2. Xây dựng các báo cáo

- NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Hội nghị NLĐ trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp năm trước và phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo liền kề; báo cáo đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm vai trò của NSDLĐ trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm trước; báo cáo tổng kết phong trào thi đua, kết quả xét khen thưởng, nội dung giao ước thi đua; các nội quy, quy định, quy chế nội bộ, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp (nếu có).

- Công đoàn có trách nhiệm xây dựng: Báo cáo tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của NLĐ tại các hội nghị NLĐ của các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.

- Ban Thanh tra nhân dân: xây dựng báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo (Công đoàn hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân thực hiện).

1.3. Thành phần tham dự hội nghị người lao động

- Hội nghị toàn thể: Thành phần tham dự là toàn thể NLĐ của doanh nghiệp.

- Hội nghị đại biểu:

+ Đại biểu đương nhiên: Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ thành phần đương nhiên bên NSDLĐ gồm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; đại diện cấp ủy đảng; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); Ban Thanh tra nhân dân; ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện ban chấp hành công đoàn cấp trên nơi chưa có công đoàn cơ sở (trên cơ sở thống nhất với NSDLĐ) và các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận, thống nhất và được quy định trong Quy chế.

+ Đại biểu bầu: Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ đối tượng, số lượng bầu đại biểu dự hội nghị cho phù hợp, tổ chức hội nghị bầu bảo đảm dân chủ, khách quan, có tính đại diện các tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, giới tính, dân tộc (nếu có)… Căn cứ vào điều kiện tổ chức hội nghị, Công đoàn phối hợp với NSDLĐ thống nhất tỷ lệ được bầu trên số NLĐ tăng thêm. Ví dụ: doanh nghiệp có từ 101 NLĐ trở lên thì cứ 100 NLĐ tăng thêm thì được bầu thêm 02 đại biểu.

1.4. Maket hội nghị người lao động

Công đoàn thống nhất với NSDLĐ về mẫu, nội dung maket tổ chức hội nghị NLĐ (Mẫu 06 phụ lục).

Lưu ý: NSDLĐ có trách nhiệm ban hành văn bản mời và triệu tập toàn thể thành phần tham dự hội nghị NLĐ theo sự thống nhất giữa 02 bên.

2. Tổ chức Hội nghị người lao động

Công đoàn chủ động đề xuất, thống nhất với NSDLĐ vận dụng, áp dụng khoản 2, Mục II, Phần I của Hướng dẫn này để tổ chức hội nghị NLĐ. Đồng thời bổ sung thêm vào diễn tiến hội nghị nội dung: Bầu thành viên tham gia đối thoại bên NLĐ (sau nội dung Chủ trì hội nghị giải trình, tiếp thu ý kiến).

3. Tổ chức thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động

Công đoàn chủ động đề xuất, thống nhất với NSDLĐ vận dụng, áp dụng khoản 3, Mục II, Phần I của Hướng dẫn này để tổ chức thực hiện nghị quyết.

4. Tổ chức hội nghị người lao động cấp tập đoàn, tổng công ty

Khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với NSDLĐ tổ chức hội nghị NLĐ cấp tập đoàn, tổng công ty. Thời điểm tổ chức do hai bên thống nhất.

Trình tự, nội dung tổ chức hội nghị NLĐ do hai bên thống nhất, vận dụng theo điểm 1, 2, 3, khoản II, Mục 1, Phần II của Hướng dẫn này.

III. THAM GIA TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

1. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại bên người lao động

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại được xác định theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (Nghị định 145). Để tham gia đối thoại đạt hiệu quả, Công đoàn cần chủ động thực hiện các nội dung sau:

1.1. Đối với doanh nghiệp có 100% người lao động là đoàn viên công đoàn

Công đoàn chọn cử hoặc bầu thành viên tham gia đối thoại, lập danh sách gửi NSDLĐ và công khai tới toàn thể NLĐ.

1.2. Đối với doanh nghiệp có người lao động không là đoàn viên công đoàn

Công đoàn chủ động gặp gỡ, trao đổi, hỗ trợ NLĐ không là đoàn viên công đoàn thành lập nhóm đại diện đối thoại của NLĐ. Số lượng thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên được xác định tương ứng theo tỷ lệ số lượng NLĐ là đoàn viên công đoàn, số lượng NLĐ không là đoàn viên công đoàn trên tổng số NLĐ tại thời điểm xác định. Công đoàn lập danh sách thành viên tham gia đối thoại, gửi NSDLĐ và công khai tới toàn thể NLĐ.

Lưu ý: Nên lựa chọn thành viên tham gia đối thoại là những NLĐ am hiểu về pháp luật, chế độ, chính sách lao động, việc làm, tiền lương, tình hình doanh nghiệp, có khả năng thuyết phục và được NLĐ, NSDLĐ tín nhiệm.

2. Tổ chức đối thoại định kỳ

Tổ chức đối thoại định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 39, Nghị định 145. Để cuộc đối thoại có hiệu quả, Công đoàn chủ trì, thống nhất với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) thực hiện các nội dung sau:

2.1. Chuẩn bị đối thoại

- Xây dựng kế hoạch tham gia tổ chức đối thoại; dự kiến thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại bên phía NLĐ; cách thức lấy ý kiến NLĐ về nội dung dự kiến đối thoại định kỳ; cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm thực hiện giữa công đoàn, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ; cách thức phổ biến kết quả đối thoại…

- Trên cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, lựa chọn những nội dung phù hợp với đặc thù, tình hình doanh nghiệp, ưu tiên các nội dung như: tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn ca, chính sách BHXH, BHTN, BHYT; sáng kiến, giải pháp của NLĐ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường làm việc; trách nhiệm của các bên trong việc tổ chức thực hiện kết quả đối thoại trước đó (nếu có)... để dự kiến nội dung đề nghị đối thoại định kỳ.

- Chủ tịch công đoàn chủ động gặp NSDLĐ, trao đổi để thống nhất về nội dung, địa điểm, thời gian, số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên và công khai cho tập thể NLĐ biết. Đề xuất người ghi biên bản cuộc đối thoại là đại diện của hai bên, mỗi bên một người.

- Tổ chức lấy ý kiến NLĐ về những nội dung dự kiến đề nghị đối thoại định kỳ (có thể qua các hình thức như phát phiếu lấy ý kiến, nghe NLĐ phản ánh, họp tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, hòm thư góp ý, khảo sát trực tuyến, khảo sát qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo (do công đoàn lập), mạng thông tin nội bộ của doanh nghiệp…

- Tổng hợp, quyết định lựa chọn nội dung đề nghị đối thoại định kỳ (lưu ý: sắp xếp nội dung theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với từng cuộc, hình thức đối thoại). Không nên đề nghị quá nhiều nội dung. Các vấn đề lựa chọn đối thoại phải bảo đảm tính khả thi, được số đông NLĐ quan tâm.

- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia đối thoại như: Chuẩn bị ý kiến, lập luận, tài liệu liên quan…

- Gửi nội dung đề nghị đối thoại bằng văn bản cho NSDLĐ chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ.

- Nếu có ý kiến phản hồi hoặc nội dung đề nghị đối thoại từ phía NSDLĐ, công đoàn chủ trì, cùng tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xem xét, bàn bạc để chuẩn bị các lập luận, phản biện, tài liệu... Có thể thông tin lại với NSDLĐ để tạo sự đồng thuận cao trước khi đối thoại.

- Họp các thành viên tham gia đối thoại trước khi diễn ra cuộc đối thoại định kỳ để rà soát công việc, nội dung phân công, hoàn thiện các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung đối thoại, các ý kiến và ý kiến phản biện, đồng thời dự kiến các tình huống phát sinh và phương án xử lý.

2.2. Tiến hành đối thoại

- Khi tiến hành đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại thể hiện tinh thần hợp tác, chia sẻ, vì lợi ích chung để thảo luận đạt được đồng thuận đối với các nội dung đối thoại. Trường hợp phát sinh những nội dung mới thì đề nghị NSDLĐ cho hội ý trao đổi nội bộ hoặc tạm dừng đối thoại để thống nhất ý kiến, sau đó trở lại đối thoại tiếp hoặc chuyển nội dung sang cuộc đối thoại tiếp theo.

- Lập biên bản đối thoại phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện công đoàn, người đại diện tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có). Cuộc đối thoại được phép ghi âm, ghi hình theo thống nhất của hai bên.

- Ngay sau khi kết thúc đối thoại, hai bên hoàn thiện biên bản đối thoại, thống nhất hướng giải quyết các nội dung chưa đạt kết quả trong cuộc đối thoại (nếu có).

2.3. Công bố kết quả đối thoại

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi đối thoại kết thúc, Công đoàn chủ trì, phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) phổ biến kết quả đối thoại tới toàn thể NLĐ; đề nghị NSDLĐ công khai những nội dung chính của cuộc đối thoại.

3. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu

Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành theo quy định tại Điều 40, Nghị định 145. Ngoài ra, công đoàn cần chủ trì, phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) quan tâm một số nội dung sau:

3.1. Đối thoại theo yêu cầu bên người lao động

3.1.1. Trường hợp người lao động là đoàn viên công đoàn yêu cầu đối thoại

- Tiếp nhận yêu cầu đối thoại: Khi đoàn viên yêu cầu công đoàn đại diện tổ chức đối thoại với NSDLĐ, Công đoàn tổng hợp kiến nghị của đoàn viên, làm rõ lý do có kiến nghị, đề xuất, bức xúc của đoàn viên. Trường hợp đoàn viên trực tiếp gửi yêu cầu đối thoại đến NSDLĐ, Công đoàn chủ động thu thập thông tin, gặp gỡ đoàn viên để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn nội dung, quy trình tiến hành đối thoại theo quy định của pháp luật và đề nghị đoàn viên để công đoàn đại diện thực hiện đối thoại.

- Lấy ý kiến thành viên tham gia đối thoại của công đoàn cơ sở: Công đoàn tổ chức họp thành viên tham gia đối thoại (tại mục 1/III, Phần II Hướng dẫn này), lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên để quyết định đề nghị NSDLĐ đối thoại. Đề nghị đối thoại chỉ được thông qua khi được sự đồng ý của ít nhất 30% tổng số thành viên được quyền tham gia đối thoại. Trường hợp đề nghị đối thoại không được thông qua thì Công đoàn thông tin tới đoàn viên và tìm giải pháp phù hợp.

- Gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho NSDLĐ: Công đoàn gửi văn bản yêu cầu đối thoại tới NSDLĐ, trong đó đề nghị thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung đối thoại của bên NLĐ.

- Thông báo nội dung đối thoại tới NLĐ: Trên cơ sở phản hồi, thống nhất của NSDLĐ, Công đoàn thông báo cho NLĐ, nhóm NLĐ, tập thể NLĐ biết trong thời gian sớm nhất.

- Tổ chức đối thoại: Thực hiện tương tự như tổ chức đối thoại định kỳ (theo điểm 2, khoản III, mục 1, Phần II Hướng dẫn này).

3.1.2. Trường hợp người lao động không là đoàn viên công đoàn yêu cầu đối thoại

Khi NLĐ hoặc nhóm NLĐ không là đoàn viên công đoàn đề nghị công đoàn đại diện thực hiện đối thoại hoặc trực tiếp gửi yêu cầu đối thoại đến NSDLĐ thì Công đoàn kết hợp việc vận động, thuyết phục NLĐ gia nhập Công đoàn với việc thực hiện các bước như nội dung tại 3.1.1 nêu trên.

3.2. Đối thoại theo yêu cầu của người sử dụng lao động

- Nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ và gửi cho Công đoàn bằng văn bản.

- Nếu yêu cầu đối thoại chỉ liên quan đến NLĐ là đoàn viên công đoàn thì Công đoàn chủ trì phối hợp với NSDLĐ thực hiện đối thoại. Nếu yêu cầu đối thoại chỉ liên quan đến NLĐ không là đoàn viên công đoàn và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp thì Công đoàn kết hợp việc vận động, thuyết phục NLĐ gia nhập Công đoàn với việc thực hiện hướng dẫn NLĐ tự mình đối thoại hoặc ủy quyền cho Công đoàn đại diện đối thoại. Nếu yêu cầu đối thoại liên quan đến NLĐ là đoàn viên công đoàn và NLĐ không là đoàn viên công đoàn thì Công đoàn phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp mà NLĐ là thành viên (nếu có), NLĐ để thực hiện đối thoại.

- Sau khi tiếp nhận yêu cầu đối thoại, Công đoàn tổ chức họp, bàn bạc, thống nhất nội dung, quy trình, thành viên tham gia; nghiên cứu, phân tích các nội dung đưa ra đối thoại, chuẩn bị kỹ ý kiến, lập luận, phân công người phát biểu; đảm bảo những ý kiến đưa ra trong cuộc đối thoại có sức thuyết phục, hiệu quả, bảo đảm quyền, lợi ích của NLĐ.

4. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc

Đây là trường hợp đối thoại để giải quyết các tình huống thực tế trong quan hệ lao động, đòi hỏi tổ chức Công đoàn cần:

- Nắm chắc bản chất vụ việc;

- Nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp để xử lý tình huống;

- Vận dụng kỹ năng đối thoại nhuần nhuyễn, bảo vệ tốt nhất quyền lợi NLĐ;

- Không làm cho vụ việc phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, dẫn đến ngừng việc tập thể, đình công trái pháp luật;

- Lắng nghe ý kiến NLĐ trực tiếp liên quan đến vụ việc, phối hợp tốt với NSDLĐ.

Trình tự, thủ tục đối thoại do hai bên thống nhất và vận dụng theo điểm 2, khoản III, mục 1, phần II Hướng dẫn này để thực hiện.

Lưu ý: Đối với từng vụ việc cụ thể, Công đoàn có thể xem xét mời thêm một số NLĐ không phải là thành viên tham gia đối thoại, am hiểu về lĩnh vực, nội dung liên quan đến vụ việc đó cùng tham gia đối thoại hoặc tham vấn ý kiến của các chuyên gia, công đoàn cấp trên trước khi tiến hành đối thoại.

Mục 2. CÔNG ĐOÀN THAM GIA THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC KHÁC CÓ THUÊ MƯỚN, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THUỘC KHU VỰC NGOÀI NHÀ NƯỚC

Căn cứ Điều 82 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc điểm, tình hình lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước, Công đoàn chủ động đề nghị với NSDLĐ xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Khuyến khích NSDLĐ sử dụng dưới 10 NLĐ ban hành Quy chế.

I. THAM GIA XÂY DỰNG QUY CHẾ DÂN CHỦ

Công đoàn đề xuất với NSDLĐ bổ sung vào Quy chế những nội dung sau:

1. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai

Ngoài quy định tại Điều 43, Nghị định 145, Công đoàn đề nghị NSDLĐ công khai thêm các quy định mới của NSDLĐ liên quan đến quyền lợi của NLĐ; kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán liên quan đến quyền lợi của NLĐ (trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước)…

2. Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến

Ngoài quy định tại Điều 44, Nghị định 145, công đoàn đề nghị NSDLĐ bổ sung thêm nội dung NLĐ được tham gia ý kiến như: Nội dung đối thoại định kỳ; cách thức tiến hành và kết quả thương lượng tập thể; nội dung, hình thức công khai…

3. Nội dung, hình thức người lao động được quyết định

Ngoài quy định tại Điều 45, Nghị định 145, Công đoàn đề nghị NSDLĐ bổ sung thêm quyền được quyết định của NLĐ như: Quyền tham gia các câu lạc bộ, chương trình tình nguyện; mức đóng các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại doanh nghiệp; tham quan, nghỉ mát hàng năm; quyền được học tập, nâng cao trình độ, tay nghề;... phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp.

4. Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát

Ngoài quy định tại Điều 46, Nghị định 145, Công đoàn đề nghị NSDLĐ bổ sung thêm nội dung NLĐ được kiểm tra, giám sát như: Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ, nhất là các chính sách hỗ trợ NLĐ của Nhà nước thông qua NSDLĐ, trợ cấp thôi việc, mất việc làm; thực hiện kết quả đối thoại, thỏa ước lao động tập thể mà NSDLĐ tham gia; kết quả thực hiện nghị quyết của hội nghị NLĐ, kết luận của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán liên quan đến quyền lợi của NLĐ (nếu pháp luật không cấm)...

5. Đối thoại tại nơi làm việc

Ngoài quy định tại Điều 37, 38, Nghị định 145, Công đoàn đề nghị NSDLĐ bổ sung thêm một số nội dung sau: Trình tự đối thoại, các hình thức đối thoại khác theo khoản 3, Điều 63, Bộ luật Lao động.

6. Hội nghị người lao động

Trong Quy chế cần nêu rõ một số nội dung ngoài quy định của Nghị định 145 gồm: Trình tự, thời điểm tổ chức hội nghị (theo quy định tại tiểu mục II, mục 1, phần II Hướng dẫn này và Quy chế mẫu đính kèm - Phụ lục 04); hình thức tổ chức hội nghị (trực tiếp, trực tuyến); quy mô tổ chức hội nghị (toàn thể, đại biểu).

7. Các hình thức dân chủ khác

Ngoài tham gia xây dựng nội dung Quy chế tại mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 nêu trên, Công đoàn đề xuất với NSDLĐ quy định thêm các hình thức dân chủ khác vào Quy chế như: Hình thức dân chủ thông qua hộp thư góp ý, thư ngỏ, hiến kế, diễn đàn, tài liệu, ấn phẩm, bản tin, trao đổi trực tiếp với NLĐ...

II. THAM GIA THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

1. Công đoàn chủ động đề xuất, phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) và NSDLĐ tổ chức phổ biến, tuyên truyền nội dung Quy chế đến toàn thể NLĐ; kết quả tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở; kết quả các cuộc đối thoại, hội nghị NLĐ và kết quả thực hiện các hình thức dân chủ khác (nếu có).

2. Rà soát, nghiên cứu các quy chế, nội quy, quy định nội bộ của NSDLĐ, chỉ rõ những quy định không phù hợp với quy định của pháp luật; đánh giá kết quả thực hiện Quy chế để kiến nghị, đề xuất với NSDLĐ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đồng thời phối hợp với NSDLĐ triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả. Việc tham gia của Công đoàn phải thực chất, hài hòa, trên cơ sở nghiên cứu, lấy ý kiến của cán bộ công đoàn và NLĐ.

3. Tổ chức triển khai, giám sát việc tổ chức thực hiện Quy chế tại đơn vị mình, cấp mình, phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề xuất, phối hợp với NSDLĐ xem xét, giải quyết.

III. THAM GIA TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Trình tự, nội dung tổ chức

Công đoàn chủ động bám sát quy định của pháp luật và Điều 47, Nghị định 145 để đề xuất hình thức, nội dung, quy trình tổ chức hội nghị NLĐ; khuyến khích Công đoàn có dưới 10 đoàn viên phối hợp với NSDLĐ tổ chức hội nghị NLĐ.

Đồng thời, Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ áp dụng, vận dụng các nội dung tại khoản II, mục 1, phần II của Hướng dẫn này để phối hợp tổ chức hội nghị NLĐ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phát huy được quyền dân chủ của đoàn viên, NLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.

2. Thời điểm tổ chức

2.1. Đối với hội nghị người lao động cấp trực thuộc doanh nghiệp

Hội nghị các đơn vị trực thuộc tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị NLĐ của doanh nghiệp do NSDLĐ thống nhất với Công đoàn ban hành.

2.2. Đối với hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp

Căn cứ tình hình thực tế, công đoàn đề xuất với NSDLĐ thời điểm tổ chức hội nghị NLĐ cho phù hợp và được quy định trong Quy chế.

Để phát huy quyền dân chủ của NLĐ trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới, Công đoàn nên đề xuất với NSDLĐ tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, thời điểm tổ chức nên trước Đại hội cổ đông thường niên để NLĐ có thể kiến nghị những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu và được trình, giải quyết kịp thời tại Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.

2.3. Đối với hội nghị người lao động cấp tập đoàn, tổng công ty

Khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với NSDLĐ tổ chức hội nghị NLĐ cấp mình. Thời điểm tổ chức do hai bên thống nhất (sau khi các đơn vị trực thuộc đã tổ chức xong hội nghị NLĐ).

Trình tự, nội dung tổ chức hội nghị NLĐ do hai bên thống nhất, vận dụng theo khoản II, mục 1, phần II Hướng dẫn này.

2.4. Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, ngoài việc

Thực hiện theo điểm 1, điểm 2, khoản III, mục này, Công đoàn đề xuất, thống nhất với hội đồng trường, ban giám đốc, ban giám hiệu trường tổ chức hội nghị NLĐ vào đầu năm học mới, nhưng không quá 03 tháng tính từ ngày khai giảng năm học mới và được ghi vào Quy chế.

IV. THAM GIA TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

1. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại bên người lao động

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại theo quy định tại Điều 38, Nghị định 145. Để tham gia đối thoại đạt hiệu quả, công đoàn cần chủ động thực hiện các nội dung sau:

1.1. Đối với doanh nghiệp có 100% người lao động là đoàn viên công đoàn, doanh nghiệp có người lao động không là đoàn viên công đoàn

Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ áp dụng, vận dụng các nội dung quy định tại ý 1.1 và 1.2, điểm 1, khoản III, mục 1, phần II Hướng dẫn này để phân bổ, lựa chọn số lượng thành phần tham gia đối thoại.

1.2. Đối với doanh nghiệp đồng thời có người lao động là đoàn viên công đoàn, người lao động là thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, người lao động không là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Công đoàn, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (bên NLĐ) thống nhất về số lượng, danh sách thành viên tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ số lượng NLĐ là đoàn viên công đoàn, số lượng NLĐ là thành viên của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, số lượng NLĐ không là thành viên của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở trên tổng số NLĐ của doanh nghiệp tại thời điểm xác định. Công đoàn lập danh sách thành viên tham gia đối thoại gửi NSDLĐ và công khai tới toàn thể NLĐ.

1.3. Đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

Căn cứ đề nghị của NLĐ, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trao đổi, thống nhất với NSDLĐ về nội dung, cách thức hỗ trợ NLĐ trong doanh nghiệp thành lập nhóm đại diện đối thoại của NLĐ để tổ chức đối thoại định kỳ đảm bảo dân chủ, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Lưu ý: Nên lựa chọn thành viên tham gia đối thoại là những NLĐ am hiểu về pháp luật, chế độ, chính sách lao động, việc làm, tiền lương, tình hình doanh nghiệp, có khả năng thuyết phục và được NLĐ, NSDLĐ tín nhiệm.

2. Tổ chức đối thoại định kỳ

Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ áp dụng, vận dụng các nội dung quy định tại điểm 2, khoản III, mục 1, phần II Hướng dẫn này để phối hợp tổ chức đối thoại.

3. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu thực hiện theo quy định tại Điều 40, Nghị định 145. Ngoài ra, công đoàn cần chủ trì, phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) quan tâm một số nội dung sau:

3.1. Đối thoại theo yêu cầu bên người lao động

3.1.1. Trường hợp người lao động là đoàn viên công đoàn yêu cầu đối thoại

Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ áp dụng, vận dụng quy định tại nội dung 3.1.1, ý 3.1, điểm 3, khoản III, mục 1, phần II Hướng dẫn này để tổ chức đối thoại.

3.1.2. Trường hợp người lao động không là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở yêu cầu đối thoại

- Khi NLĐ hoặc nhóm NLĐ không là thành viên của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đề nghị công đoàn đại diện thực hiện đối thoại hoặc trực tiếp gửi yêu cầu đối thoại đến NSDLĐ thì nội dung, quy trình, cách thức đối thoại thực hiện như ý 1.1, điểm 1, khoản IV, mục này.

- Lấy ý kiến thành viên tham gia đối thoại của bên NLĐ: Thành viên lấy ý kiến thực hiện theo ý 3.1, điểm 3, khoản III, mục I phần II Hướng dẫn này.

3.1.3. Trường hợp người lao động, nhóm người lao động bao gồm cả đoàn viên công đoàn, thành viên của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, người lao động không là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở yêu cầu đối thoại

- Khi NLĐ hoặc nhóm NLĐ bao gồm cả đoàn viên công đoàn, thành viên của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, NLĐ không là thành viên của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đồng thời gửi yêu cầu cho công đoàn, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, NSDLĐ về cùng nội dung thì công đoàn chủ động phối hợp với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, NLĐ không là thành viên của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở thực hiện đối thoại như điểm 1.1 nêu trên.

- Lấy ý kiến thành viên tham gia đối thoại của bên NLĐ: Thành viên lấy ý kiến thực hiện theo ý 3.1, điểm 3, khoản III, mục 1 phần II Hướng dẫn này.

3.1.4. Trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đề xuất đối thoại với người sử dụng lao động mời Công đoàn, thành viên tham gia đối thoại của Công đoàn cùng tham gia đối thoại

Khi tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp mời Công đoàn, thành viên tham gia đối thoại của Công đoàn cùng tham gia đối thoại với NSDLĐ, thì Ban Chấp hành Công đoàn đề nghị tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp cung cấp nội dung yêu cầu đối thoại để nghiên cứu, trao đổi, tư vấn, hướng dẫn tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp thực hiện quy trình đối thoại bảo đảm theo quy định của pháp luật, đồng thời cử đại diện tham gia đối thoại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Lưu ý: Nếu công đoàn không tham gia đối thoại thì có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình đối thoại để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

3.2. Đối thoại theo yêu cầu của người sử dụng lao động

Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ áp dụng, vận dụng quy định tại ý 3.2, điểm 3, khoản III, mục 1, phần II Hướng dẫn này để phối hợp tổ chức đối thoại.

4. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc

Công đoàn đề xuất, thống nhất với NSDLĐ áp dụng, vận dụng quy định tại điểm 4, khoản III, mục 1, phần II Hướng dẫn này để phối hợp tổ chức đối thoại.

Phần III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

I. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1. Triển khai Hướng dẫn “Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở” và xây dựng tài liệu phục vụ tuyên truyền, tập huấn cho các cấp công đoàn.

2. Tổ chức phổ biến, quán triệt, tập huấn cho các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về các quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định 145, Nghị định 59 và các quy định pháp luật khác liên quan về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Định kỳ kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tổng Liên đoàn về thực hiện dân chủ ở cơ sở; phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

4. Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, biểu dương, khen thưởng các tập thể, các nhân có thành tích trong việc Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở; hàng năm báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở của Công đoàn Việt Nam.

5. Tham gia, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhất là các nội dung kiến nghị nhằm giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

II. LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG, CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN

1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Hướng dẫn này đến cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ thuộc phân cấp quản lý; đề xuất với cấp ủy, chính quyền đồng cấp ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị, NSDLĐ trên địa bàn.

2. Chỉ đạo và hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở, tập thể CBCC, NLĐ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm để thực hiện diện rộng trong phạm vi quản lý.

3. Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ công đoàn các cấp để nắm được nội dung, quy trình và kỹ năng trong tham gia, hỗ trợ thực hiện dân chủ ở cơ sở.

4. Định kỳ kiểm tra, giám sát công đoàn cấp dưới hoặc phối hợp với chuyên môn thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn này.

5. Định kỳ 6 tháng (trước 15/6), một năm (trước 30/11) tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở về Tổng Liên đoàn (theo phụ lục số 05 đính kèm Hướng dẫn này).

III. CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

1. Tổ chức hoặc phối hợp với chuyên môn đồng cấp và các cơ quan chức năng phổ biến, tuyên truyền các quy định của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến cán bộ, đoàn viên công đoàn, NLĐ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và NSDLĐ.

2. Tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở trực thuộc về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của công đoàn cấp trên liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Quan tâm tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể, tập hợp NLĐ ... cho cán bộ công đoàn cơ sở và các thành viên tham đối thoại.

3. Rà soát các công đoàn cơ sở thuộc phân cấp quản lý, các doanh nghiệp trên địa bàn về tình hình xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở để kịp thời hỗ trợ.

4. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công đoàn cấp trên kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.

5. Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để kịp thời có ý kiến với chính quyền, chuyên môn đồng cấp trong việc đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện theo quy định, bảo đảm quyền và lợi ích của CBCC, NLĐ.

IV. CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

1. Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, NSDLĐ phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến cán bộ, đoàn viên công đoàn, NLĐ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

2. Đề xuất, phối hợp với NSDLĐ tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ công đoàn cơ sở và thành viên tham gia đối thoại về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của công đoàn cấp trên liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tập trung tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể...

3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo công đoàn cấp trên kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình.

4. Thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để kịp thời có ý kiến với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, NSDLĐ trong triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định, bảo đảm quyền và lợi ích của CBCC, NLĐ và doanh nghiệp.

V. HIỆU LỰC THI HÀNH

Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Hướng dẫn số 41/HD- TLĐ ngày 11/11/2021 về “Công đoàn tham gia tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc”. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Tổng Liên đoàn (qua Ban Quan hệ Lao động) để nghiên cứu, xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW thực hiện QCDC;
- Văn phòng TW Đảng;
- UB TW MTTQ Việt Nam;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ LĐTB&XH;
- Thường trực ĐCT;
- Các ban, VP UBKT, VP TLĐ;
- Các doanh nghiệp trực thuộc TLĐ;
- Các LĐLĐ tỉnh, TP;
- CĐ ngành TW và tương đương, Công đoàn TCTy trực thuộc TLĐ;
- Các cơ quan báo chí công đoàn;
- Lưu: VT, QHLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Anh

PHỤ LỤC

MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Hướng dẫn số 11/HD-TLĐ ngày 14/3/2024 của TLĐ)

Mẫu 01

Biên bản đối thoại định kỳ/khi có có yêu cầu/khi có vụ việc

Mẫu 02

Nghị quyết hội nghị người lao động năm …

Mẫu 03

Biên bản hội nghị người lao động năm …

Mẫu 04

Quyết định ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở

Mẫu 05

Bảng tổng hợp số liệu kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở 6 tháng/năm......

Mẫu 06

Maket hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; hội nghị người lao động

Mẫu 01

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ/THEO YÊU CẦU/KHI CÓ VỤ VIỆC TẠI NƠI LÀM VIỆC LẦN THỨ……….NĂM 20..........

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Căn cứ Quyết định số:.../QĐ-, ngày .../.../... của Giám đốc Công ty………. về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

Vào lúc ... giờ... phút, ngày ... tháng ... năm 20 ..., tại (địa điểm tổ chức đối thoại)... Công ty ... đã tổ chức đối thoại … lần thứ ... năm ...

Thành phần tham dự:

1. Đại diện Ban Giám đốc công ty:

Ông/Bà:………………………………; chức vụ:………………………….

2. Đại diện tập thể người lao động:

Ông/Bà:………………………………; chức vụ:………………………….

3. Đại diện công đoàn cấp trên (nếu có): 4.

Ông/Bà:………………………………; chức vụ:………………………….

5. Thư ký hội nghị:

Ông/Bà:………………………………; chức vụ:………………………….

Phần I. Nội dung đối thoại (ghi rõ những nội dung được tổng hợp từ ý kiến của NLĐ hoặc NSDLĐ đề xuất đối thoại).

Phần II. Diễn biến cuộc đối thoại (ý kiến thảo luận của các đại biểu tham dự đối thoại).

Phần III. Kết quả đối thoại (các nội dung thống nhất, giải pháp, thời gian thực hiện và hoàn thành; nội dung chưa thống nhất, đề xuất biện pháp giải quyết). Buổi đối thoại kết thúc vào lúc ........................... giờ........phút, cùng ngày.

Biên bản được đọc lại cho các bên tham dự cùng nghe, thống nhất ký tên và được lập thành ... bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, một bản lưu tại công ty. Biên bản được công khai đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp biết, thực hiện./.

THƯ KÝ

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ
NGƯỜI LAO ĐỘNG

GIÁM ĐỐC

Mẫu 02

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 202...

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Căn cứ Quyết định số:.../QĐ-, ngày ... tháng... năm 20... của Giám đốc Công ty………… về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

Vào lúc ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm 20 ..., tại (địa điểm tổ chức hội nghị) ... Công ty ... đã tổ chức Hội nghị người lao động năm ...

Thành phần tham dự hội nghị gồm:

1. Đại diện Ban Giám đốc.

2. Đại diện Ban Chấp hành CĐCS.

3. Đại biểu khách mời: (nếu có).

4. Và sự có mặt của ... đại biểu, đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội trong Công ty.

HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY... NĂM...

QUYẾT NGHỊ

1. Nhất trí thông qua Báo cáo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty năm ...; phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm...

2. Nhất trí thông qua Báo cáo tình hình hoạt động của Công đoàn cơ sở năm... và phương hướng hoạt động năm ...

3. Hội nghị người lao động Công ty đã biểu quyết nhất trí với nội dung đã thảo luận, thống nhất tại Hội nghị; các nội dung (sửa đổi, bổ sung: nội quy, quy chế nội bộ của công ty) hoặc (dự thảo mới hoặc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT...); kết quả bầu thành viên tham gia đối thoại, bầu ban thanh tra nhân dân (nếu có) và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.

4. Hội nghị giao Ban Giám đốc và Ban Chấp hành CĐCS Công ty tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự; có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện đầy đủ Nghị quyết Hội nghị người lao động đã thông qua.

5. Hội nghị kêu gọi toàn thể đoàn viên, người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm của mình, hưởng ứng tích cực các hoạt động, phong trào thi đua do Ban Giám đốc, Ban Chấp hành CĐCS phát động góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị người lao động năm ...

Nghị quyết Hội nghị người lao động năm 202... được Hội nghị thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

THƯ KÝ

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ
NGƯỜI LAO ĐỘNG

GIÁM ĐỐC

Mẫu 03

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN

HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 202...

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Căn cứ Quyết định số:.. ./QĐ - , ngày ...tháng... năm 20... của Giám đốc Công ty……. về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

Vào hồi ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ... tại Công ty tổ chức Hội nghị người lao động năm...

Thành phần:... (số đoàn viên)/... (số lao động), đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong Công ty tham dự.

A. PHẦN NGHI THỨC

1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

2. Bầu chủ trì hội nghị; chủ trì lên điều hành hội nghị.

B. NỘI DUNG (chủ trì hội nghị điều hành)

1. Đại diện Ban Giám đốc báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh; thực hiện Hợp đồng lao động, nội quy lao động, những nội dung công khai cho đoàn viên người lao động biết để giám sát; thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong năm…; phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm …; tiếp thu và giải trình các kiến nghị, đề xuất của người lao động.

2. Đại diện Ban Chấp hành CĐCS báo cáo hoạt động Công đoàn, công tác phối hợp với Ban giám đốc thực hiện TƯLĐTT, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động; những nội dung người lao động được tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát; tổng hợp ý kiến, kiến nghị, đề xuất của người lao động.

3. Đại biểu thảo luận: (ghi ý kiến phát biểu từng người).

4. Bầu thành viên tham gia đối thoại (nếu có).

5. Bầu Ban Thanh tra nhân dân (đối với doanh nghiệp nhà nước, nếu có).

6. Phát biểu của lãnh đạo (nếu có).

7. Khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua (nếu có)

8. Biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị người lao động hoặc những nội dung chính của Biên bản hội nghị.

Hội nghị kết thúc vào hồi ... cùng ngày.

THƯ KÝ

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ

Mẫu 04

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số……../QĐ-

….., ngày tháng năm 202…

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

GIÁM ĐỐC CÔNG TY ...

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Căn cứ Điều lệ (Quy chế hoạt động) của Công ty...;

Theo đề nghị của,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của Công ty ...

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Ban Giám đốc; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở; các đơn vị trực thuộc và toàn thể người lao động làm việc tại Công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban GĐ Cty;
- BCH CĐCS Cty;
- Công đoàn cấp trên trực tiếp;
- Lưu: VT, CĐCS.

GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

QUY CHẾ

DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

(Kèm theo Quyết định số .................. /QĐ-......ngày ... tháng ... năm 202…. của Giám đốc Công ty ............)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) và tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (QCDC) của Công ty ....

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty.

2. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty.

3. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty (viết tắt BCH CĐCS).

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;

2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

3. Tổ chức thực hiện QCDC không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện QCDC

1. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân;

2. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ;

3. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.

4.

Chương II

NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Mục 1

NỘI DUNG NSDLĐ CÔNG KHAI, NLĐ THAM GIA Ý KIẾN, QUYẾT ĐỊNH, KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 5. Nội dung NSDLĐ phải công khai

1. Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;

2. Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của NLĐ;

3. Các thỏa ước lao động tập thể mà NSDLĐ tham gia (thỏa ước cấp doanh nghiệp, thỏa ước ngành, thỏa ước có nhiều doanh nghiệp tham gia);

4. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do NLĐ đóng góp (nếu có);

5. Việc đóng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của NSDLĐ;

6. Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;

7. Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hình thức công khai

1. Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

2. Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại, hội nghị NLĐ;

3. Thông báo bằng văn bản cho BCH CĐCS để thông báo đến đoàn viên, NLĐ;

4. Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

5. Đăng trên trang thông tin nội bộ của doanh nghiệp;

6. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Điều 7. Nội dung NLĐ được tham gia ý kiến

1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;

2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;

3. Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

4. Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hình thức lấy ý kiến

1. Lấy ý kiến trực tiếp NLĐ;

2. Lấy ý kiến thông qua BCH CĐCS;

3. Lấy ý kiến tại hội nghị NLĐ; đối thoại tại nơi làm việc;

4. Phát phiếu hỏi, gửi dự thảo văn bản để NLĐ tham gia ý kiến;

5. Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Điều 9. Những nội dung, hình thức NLĐ được quyết định

1. Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật;

2. Gia nhập hoặc không gia nhập CĐCS;

3. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;

4. Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết TƯLĐTT theo quy định của pháp luật;

5. Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên;

6. Hình thức quyết định của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Nội dung, hình thức NLĐ được kiểm tra, giám sát

1. Việc thực hiện hợp đồng lao động và TƯLĐTT;

2. Viêc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của NSDLĐ liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ; việc thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ của NSDLĐ.

3. Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp;

4. Việc đóng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN của NSDLĐ;

5. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ;

6. Hình thức kiểm tra, giám sát của NLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật (thông qua kiểm tra, giám sát của CĐCS; Hội nghị NLĐ hàng năm; công khai, dân chủ; hoạt động đối thoại tại nơi làm việc...).

7. NLĐ được quyền giám sát các nội dung theo khoản 6, Điều này (trừ nội dung thuộc bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh được quy định trong Nội quy lao động của Công ty).

Mục 2

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 11. Tổ chức Hội nghị NLĐ

1. Hội nghị NLĐ do NSDLĐ và BCH CĐCS tổ chức hàng năm nhằm tổng kết, đánh giá, công khai kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động CĐCS, chia sẻ, trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ của NLĐ, NSDLĐ trong Công ty.

2. Thời gian, hình thức, quy mô tổ chức

a) Thời gian: Hội nghị NLĐ được tổ chức ít nhất 1 năm một lần (đối với doanh nghiệp nhà nước vào quý I).

b) Hình thức, quy mô tổ chức: Hội nghị trực tiếp hoặc hội nghị trực tuyến hoặc hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến, hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu (tùy vào quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, NSDLĐ và BCH CĐCS thống nhất quyết định hình thức, quy mô tổ chức hội nghị cho phù hợp).

3. Thành phần tham dự:

a) Đối với hội nghị toàn thể: Là toàn thể NLĐ trong Công ty.

b) Đối với hội nghị đại biểu: NSDLĐ thống nhất với BCH CĐCS phân bổ số lượng, cơ cấu phù hợp, đồng đều cho các bộ phận. Căn cứ vào số lượng phân bổ, các Tổ công đoàn phối hợp với chuyên môn chọn cử đại diện NLĐ đơn vị mình tham dự Hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp và cấp trên.

c) Đại biểu đương nhiên bao gồm: Hội đồng quản trị; Ban Giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; BCH CĐCS; đại diện cấp ủy đảng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); ban thanh tra nhân dân (nếu có); đại diện BCH công đoàn cấp trên (nơi chưa có CĐCS).

4. Nội dung hội nghị

Hội nghị tập trung báo cáo, thảo luận các nội dung sau:

a) Tình hình sản xuất kinh doanh của NSDLĐ;

b) Việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

c) Điều kiện làm việc; môi trường làm việc;

d) Kiến nghị (yêu cầu) của NLĐ, CĐCS đối với NSDLĐ;

đ) Kiến nghị (yêu cầu) của NSDLĐ với NLĐ và CĐCS;

e) Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

5. Công tác chuẩn bị hội nghị

a) Trước thời gian dự kiến tổ chức hội nghị NLĐ 15 ngày, Giám đốc Công ty chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị hội nghị, tham gia cuộc họp gồm: Giám đốc, Chủ tịch CĐCS, đại diện các bộ phận có liên quan.

b) Nội dung cuộc họp chuẩn bị thống nhất kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm; số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu (nếu hội nghị đại biểu), phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

c) Phân công trách nhiệm

- NSDLĐ chuẩn bị: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế công ty, điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, kết quả giải quyết những đề xuất, kiến nghị của NLĐ, thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ lần trước.

- BCH CĐCS chuẩn bị: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của CĐCS, tổng hợp kiến nghị, đề xuất của NLĐ, công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ.

- NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS thống nhất các nội dung công khai, nội dung lấy ý kiến biểu quyết tại hội nghị, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, TƯLĐTT của Công ty...

6. Chương trình hội nghị

Hội nghị NLĐ Công ty chỉ tổ chức khi có ít nhất 70% tổng số đại biểu triệu tập tham dự. Chương trình hội nghị diễn ra cụ thể như sau:

a) Bầu chủ trì hội nghị, cử thư ký hội nghị (biểu quyết giơ tay).

b) Thông qua Chương trình Hội nghị.

c) Đại diện các bên trình bày các báo cáo tại điểm c, khoản 5, Điều này.

đ) Đại biểu thảo luận, kiến nghị, đề xuất.

d) NSDLĐ giải đáp thắc mắc; bàn giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải tiến điều kiện làm việc...

e) Phát biểu của lãnh đạo (nếu có).

g) Ký kết, sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT (nếu có).

h) Bầu thành viên tham gia đối thoại bên đại diện NLĐ (nếu có).

i) Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).

j) Tổ chức khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua (nếu có).

k) Thông qua Nghị quyết hội nghị.

7. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện Nghị quyết hội nghị.

a) NSDLĐ phối hợp với BCH CĐCS tổ chức phổ biến nội dung Nghị quyết hội nghị đến toàn thể NLĐ trong Công ty.

b) BCH CĐCS có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị của NSDLĐ.

c) Định kỳ 6 tháng một lần, NSDLĐ phối hợp với CĐCS tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị; kết quả thực hiện, kiến nghị, đề xuất của NLĐ.

Mục 3

TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 12. Đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc BCH CĐCS về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Điều 13. Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc

1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch;

2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

3. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

4. Kết quả đối thoại được công bố công khai, kịp thời đến toàn thể NLĐ trong công ty biết, thực hiện.

Điều 14. Tổ chức đối thoại định kỳ

1. NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với BCH CĐCS tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

a) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên như sau:

- Bên NSDLĐ: Người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền bằng văn bản, trưởng phòng nhân sự, kế toán trưởng Công ty (do NSDLĐ chọn cử và ra quyết định bằng văn bản về việc chọn cử tham gia đối thoại).

- Bên NLĐ: Chủ tịch, phó Chủ tịch, ủy viên BCH CĐCS, đại diện NLĐ ở một số bộ phận (đảm bảo theo điểm a, Khoản 2, Điều 38, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).

- Thư ký: Do NSDLĐ và BCH CĐCS thống nhất chọn cử, thư ký Hội nghị đối thoại không thuộc thành phần tham gia đối thoại của 2 bên. Thư ký có nhiệm vụ chuẩn tài liệu, ghi chép trung thực, đầy đủ nội dung đối thoại vào biên bản đối thoại.

NSDLĐ có trách nhiệm chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết và bố trí địa điểm cho việc tổ chức đối thoại.

b) Số lần đối thoại: Ít nhất 01 năm một lần

c) Thời gian tổ chức đối thoại:

Vào quý I hàng năm. Khi có việc đột xuất (bất khả kháng) phải thay đổi thời gian tổ chức đối thoại, NSDLĐ và CĐCS phải thống nhất việc tạm hoãn (thay đổi thời gian tổ chức đối thoại) nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc đối thoại bị hoãn các bên phải tổ chức đối thoại.

d) Địa điểm: Tại Công ty.

đ) Nội dung đối thoại:

đ1) Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động.

đ2) Ngoài nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

đ2.1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ;

đ2.1) Việc thực hiện hợp đồng lao động, TƯLĐTT, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

đ2.2) Điều kiện làm việc;

đ2.3) Yêu cầu của NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ đối với NSDLĐ;

đ2.4) Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ;

đ2.5) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

e) Trách nhiệm của các bên:

NSDLĐ có trách nhiệm:

e.1) Cử đại diện bên NSDLĐ tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;

e.2) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc;

e.3) Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và QCDC với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.

BCH CĐCS có trách nhiệm:

e.1) Cử thành viên đại diện tham gia đối thoại theo quy định;

e.2) Tham gia ý kiến với NSDLĐ về nội dung QCDC;

e.3) Lấy ý kiến NLĐ, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại;

e.4) Tham gia đối thoại với NSDLĐ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động và quy chế này.

g) Cách thức tổ chức đối thoại:

Công tác chuẩn bị

Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại, CĐCS gửi nội dung đối thoại cho NSDLĐ và ngược lại (nội dung yêu cầu đối thoại căn cứ kết quả lấy ý kiến, kiến nghị của NLĐ và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc lấy ý kiến có thể thực hiện thông qua cuộc họp CĐCS và các tổ trưởng Công đoàn hoặc lấy ý kiến trực tiếp từ NLĐ ở các bộ phận sản xuất kinh doanh tùy vào đặc thù của cơ sở và số lượng NLĐ).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung đối thoại, hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ và NSDLĐ ban hành Quyết định (kế hoạch) bằng văn bản về việc tổ chức đối thoại (nêu rõ chương trình, thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần tham dự). Quyết định tổ chức đối thoại phải được gửi đến Chủ tịch CĐCS trước ngày đối thoại.

NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan cho buổi đối thoại.

Tổ chức đối thoại

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tiến hành với sự có mặt trên 70% trở lên số thành viên đại diện cho mỗi bên. Trường hợp Hội nghị đối thoại không đủ trên 70% số thành viên đại diện cho mỗi bên, NSDLĐ quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó và các bên phải tổ chức đối thoại vào thời gian do hai bên thống nhất (tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh và điều kiện thực tế của công ty).

Chương trình buổi đối thoại

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền bằng văn bản và Chủ tịch CĐCS đồng chủ trì, cử thư ký ghi biên bản đối thoại.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Thông qua báo cáo kết quả thực hiện nội dung đối thoại lần trước.

- Đại diện mỗi bên trình bày nội dung đề xuất đối thoại.

- NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS điều hành thảo luận, trả lời thống nhất từng nội dung đối thoại của mỗi bên.

- Thống nhất các bên, kết luận từng nội dung đối thoại.

- Thông qua biên bản đối thoại. Nội dung biên bản đối thoại phải thể hiện các nội dung chính như sau:

+ Những nội dung tại buổi đối thoại mà hai bên thống nhất, công khai cho NLĐ biết và tổ chức thực hiện.

+ Những nội dung tại buổi đối thoại mà hai bên chưa thống nhất, sẽ tiếp tục đề xuất vào kỳ đối thoại tiếp theo.

+ Những vấn đề phát sinh (nếu có) ngoài nội dung đối thoại mà hai bên đã thống nhất, chưa thống nhất.

Trong quá trình đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm phân tích, giải trình, phản biện, cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng.

Kết thúc đối thoại

- Đại diện các bên ký tên xác nhận nội dung biên bản.

- Biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được lập thành 04 bản, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, 01 bản niêm yết (thông báo) trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu Văn phòng Công ty.

- Công khai kết quả nội dung đối thoại cho NLĐ biết và tổ chức thực hiện.

Điều 15. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên

Nội dung thực hiện theo Điều 40, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 16. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc

Nội dung thực hiện theo Điều 41, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Nghị định số 145/2020/NĐ- CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động và Quy chế này, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và toàn thể đoàn viên, NLĐ trong Công ty nghiêm túc thực hiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy quyền dân chủ tại nơi làm việc, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, đồng thời xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

2. Trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty có trách nhiệm phối hợp với BCH CĐCS phổ biến nội dung của Quy chế đến toàn thể đoàn viên, NLĐ trong Công ty biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, Ban Giám đốc và BCH CĐCS sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu 06

Tên cơ quan, đơn vị……………….

HỘI NGHỊ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM…….
Địa điểm, ngày…….tháng……năm…..

Tên doanh nghiệp……………….
HỘI NGHỊ
NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM…….
Địa điểm, ngày…….tháng……năm…..

Lưu ý: tổ chức Hội nghị vào năm nào thì ghi trên market năm đó. Ví dụ, tổ chức Hội nghị vào năm 2024 thì ghi là Hội nghị người lao động năm 2024, tổ chức hội nghị cán bộ công chức vào năm 2025 thì ghi là Hội nghị Cán bộ, công chức năm 2025.

VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOR
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 11/HD-TLD

Hanoi, March 14, 2024

 

GUIDELINES

ON TRADE UNION’S PARTICIPATION IN EXERCISE OF GRASSROOTS DEMOCRACY

Pursuant to the Labor Code 2019;

Pursuant to the Trade Union Law 2012;

Pursuant to the Law on Exercise of Grassroots Democracy 2022;

Pursuant to Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 of the Government on elaboration of and guidelines for the Labor Code on working conditions and labor relations;

Pursuant to Decree No. 59/2023/ND-CP dated August 14, 2023 of the Government on elaboration of the Law on Exercise of Grassroots Democracy 2022;

Pursuant to the Charter of the Vietnam Trade Union;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Part I

TRADE UNION’S PARTICIPATION IN EXERCISE OF GRASSROOTS DEMOCRACY AT AGENCIES

I. PARTICIPATION IN DEVELOPING DEMOCRACY REGULATIONS

The trade union shall proactively propose to the head of agency the development of the Grassroots Democracy Regulations of the agency (hereinafter referred to as the Regulations) in accordance with Articles 46 to 63 of the Law on Exercise of Grassroots Democracy.  In addition, the trade union shall propose the inclusion of the following content in the Regulations:

1. Make public the agency’s support policies and benefits for officers, public employees, workers (hereinafter referred to as officers) currently working at the agency.

2. Officers are entitled to discuss and decide on their participation in clubs, professional social organizations, socio-political and professional organizations, and other social organizations in accordance with the law.

3. Officers are entitled to social media to provide feedback when the agency collects feedback from officers through social media, provided that it does not violate any legal provisions.

4. Officers are entitled to use audio-recording and video-recording devices in accordance with the law when inspecting and monitoring matters stipulated in Article 56 of the Law on Exercise of Grassroots Democracy, unless otherwise provided by law.

5. Holding officer conferences:  Officer conferences are held from the department, division, and subsidiary levels.  Agencies with 7 or fewer officers are encouraged to hold officer conferences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Based on legal regulations and actual circumstances at each agency, the trade union of agency shall participate in holding officer conferences as follows:

1. Preparation

1.1. Development of officer conference plans

The trade union shall proactively propose and coordinate with the head of agency to develop an officer conference of the agency and disseminate the plan to all officers in the agency.  The plan shall include the following key contents:

- Format of the officer conference (plenary conference or delegate conference).

- Time and location of the officer conference.

- Agenda of the officer conference.

- Participants in the officer conference:  Invited delegates; ex-officio delegates, elected delegates (if it is a delegate conference).

- Responsibilities of the parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.2. Development of reports

- The head of agency is responsible for developing: Reports on self-assessment of the implementation of the Party's guidelines, policies, and state laws related to the agency's functions and tasks; reports on evaluation, summary, and self-assessment of the head's performance in implementing the annual work plan; reports on summary of the emulation movement, results of commendation and reward, and the content of the next year's emulation commitment; reports on implementation of the agency's internal regulations (if any).

- The trade union of agency is responsible for developing: Reports on self-assessment of the implementation of the previous officer conference resolutions and regulations on democratic practices in the agency; and reports on consolidation of officers’ proposals and recommendations. 

- People's Inspection Board: shall prepare an annual report on its activities and a work plan for the following year. (The trade union of agency shall guide the People's Inspection Board in carrying out this task.)

1.3. Participants in officer conferences

- Plenary conference:  Participants are all officers of the agency.

- Delegate conference:

+ Ex-officio delegates:  The trade union shall propose to the head of agency a list of ex-officio delegates, including leaders; party committee; school council, school management board (for education sector); board of directors (for the production and business sector); trade union executive board; People's Inspection Board; and representatives of other political and social organizations within the agency.

+ Elected delegates:  The trade union shall propose a suitable structure and number of elected delegates. The election of delegates attending officer conferences from departments, divisions, and subsidiaries must ensure democracy, objectivity, representativeness, taking into account gender, ethnicity, and other relevant factors. Based on the conditions for holding the officer conference, the trade union coordinates with the head of agency to agree on the proportion of elected delegates on the number of additional officers.  For example:  For agencies with more than 101 officers, one additional delegate shall be elected for every 10 additional officers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The trade union shall propose and agree with the head of agency on the template and content of the officer conference backdrop (Form 06 in the appendix).

2. Holding officer conferences

2.1. Presiding panel and secretary of officer conferences

- Presiding panel:  The member of presiding panel is responsible for conducting the officer conference and resolving any issues that arise during the conference within their authority.  The trade union shall propose and agree with the head of agency on a presiding panel consisting of two members: the head of agency and the chairperson of the trade union.  All members of the presiding panel shall have equal rights and shall divide responsibilities in a manner commensurate with their roles and responsibilities.

- Secretary:  The secretary is responsible for taking minutes of the conference, assisting the presiding panel in handling conference-related issues, and finalizing conference documents immediately after the conference concludes.  The conference shall have two secretaries appointed by the presiding panel.

- In the event that the members of the presiding panel cannot reach a consensus on a particular issue during the officer conference, the opinions of the conference shall be sought.

2.2. Progress of the officer conference

- Statement of purpose and introduction of delegates.

- The chairperson presides over the conference.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Presentation of reports.

- Discussion and exchange of views among the delegates.

- The chairperson provides clarifications, receives feedback and suggestions from officers, responds to relevant inquiries, and concludes by approving the presented reports, internal regulations and rules of the agency (if any).

- The representative of the People's Inspection Board presents their annual performance report and the work plan for the following year.

- Invite leaders of superior agencies to deliver a speech (if any).

- Election of the People's Inspection Board (if any).

- Awarding, launching emulation movements, and signing emulation commitments (if any).

- The conference will make decisions on the matters discussed by the officers during the conference (if any).

- Voting to approve the conference resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Notes: If the officer conference is held online, the trade union proposes that the head of agency clearly specify in the conference plan the conditions and procedures for ensuring a safe and convenient online conference, as well as the voting and discussion procedures, including the format, ballot templates, time duration for voting, valid and invalid votes, and confirmation of online voting results, etc.

3. Implementation of the officer conference resolution

Immediately following the conclusion of the officer conference, the trade union executive board shall actively collaborate with the head to perform the following tasks:

- Disseminate the officer conference resolution to all officers.

- Incorporate and finalize the content of the reports approved by the officer conference, and issue and send the reports to the superior.

- Amend the internal rules and regulations of the agency according to the conference resolution (if any).

- Direct subsidiary levels according to assigned functions and tasks to implement the resolution of the officer conference.

- Every 6 months, evaluate the implementation of the resolution of the officer conference (evaluate the implemented tasks, existing problems, difficulties, arising in the implementation process),and propose solutions to implement the resolution of the officer conference in the following period.

Notes: For educational institutions, in addition to implementing clauses 1, 2, and 3 of Section II, Part I of this Guide, the trade union proposes and agrees with the school council, school management board, or school/academy board of directors to hold an officer conference at the beginning of the new school year, but no later than three months after the start of the new school year. This should be documented in the agency’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TRADE UNION’S PARTICIPATION IN DEVELOPMENT AND EXERCISE OF DEMOCRACY AT EMPLOYERS

Section 1. TRADE UNION’S  PARTICIPATION IN DEVELOPMENT AND EXERCISE OF DEMOCRACY AT STATE-OWNED ENTERPRISES

I. PARTICIPATION IN DEVELOPING DEMOCRACY REGULATIONS

Beyond the provisions outlined in Articles 64 to 81 of the Law on Exercise of Grassroots Democracy, and in accordance with Clauses 1 to 5 of Section I, Part I of this Guide, the trade union shall propose the employer to include the following additional provisions in the Regulations:

1. The Chairperson of the grassroots trade union is allowed to participate in the councils or steering committees of the enterprise (emulation, reward, and discipline board, the salary increase board, and the innovation board, etc.)

2. Employee conferences are held from the group, team, department, division, workshop, and subsidiary levels (according to the organizational structure and scale of the enterprise).

3. Encourage enterprises with fewer than 10 employees to hold employee conferences.

II. PARTICIPATION IN HOLDING EMPLOYEE CONFERENCES

1. Preparation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The trade union shall proactively propose and agree with the employer to apply Clause 1, Section II, Part I of this Guide to develop a plan to hold an employee conference and disseminate it to employees in the enterprise.

1.2. Development of reports

- The employer is responsible for developing: Report on self-assessment of the previous employee conference resolution and provisions on exercise of grassroots democracy at the workplace; report on the enterprise’s production and business performance in the previous year, as well as the direction and plan for the following year; report on evaluation, summary, and self-assessment of the role and responsibility of the employer in implementing the previous year's production and business plan; report on review of emulation movement, results of commendation, contents of emulation commitments, and the enterprise’s internal regulations, rules, procedures, and collective labor agreements (if any).

- The trade union is responsible for developing: Report on consolidation of proposals and suggestions made by employees at employee conferences of enterprise’s subsidiaries.

- People's Inspection Board: shall prepare their annual performance report and a work plan for the following year. (The trade union shall guide the People's Inspection Board in carrying out this task.)

1.3. Participants in employee conferences

- Plenary conference:  Participants are all employees of the enterprise.

- Delegate conference:

+ Ex-officio delegates:  The trade union, in agreement with the employer, shall propose that the following individuals serve as ex-officio delegates representing the employer: members of the Board of Directors or Board of Members or the Company President; General Director, Deputy General Directors, Directors, Deputy Directors; Audit Board; Chief Accountant, Human Resources Director; representatives of the Party committee; representatives of political and social organizations (if any); the People's Inspection Committee; the trade union executive board or representatives of the superior trade union executive board in the absence of a grassroots trade union (subject to agreement with the employer); and other cases as mutually agreed upon by the two parties and stipulated in the Regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.4. Backdrop of the employee conference

The trade union agrees with the employer on the template and content of the backdrop of the employee conference (Form 06 in the appendix).

Notes: The employer is responsible for issuing invitations and summons to all attendees of the employee conference, as mutually agreed upon by both parties.

2. Holding employee conferences

The trade union shall proactively propose and agree with the employer to apply Clause 2, Section II, Part I of this Guide to hold an employee conference. Additionally, the following item shall be included in the conference agenda: Election of employee representatives to participate in the dialogue on behalf of the employees (after the chairperson of the conference has presented explanation and received feedback).

3. Implementation of the employee conference resolution

The trade union shall proactively propose and agree with the employer to apply Clause 3, Section II, Part I of this Guide to implement the resolution.

4. Holding employee conferences at the group and corporation level

Encourage the superior trade union of grassroots trade union to coordinate with the employer to hold employee conferences at the group and corporation level.  The time of conference shall be agreed upon by both parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



III. PARTICIPATION IN HOLDING WORKPLACE DIALOGUES

1. Number and composition of dialogue participants on the employee side

The number and composition of dialogue participants shall be determined in accordance with Article 38 of Government Decree No. 145/2020/ND-CP of December 14, 2020 on elaboration of and guidelines for the Labor Code regarding working conditions and labor relations (Decree 145). To effectively participate in the dialogue, the trade union shall proactively undertake the following:

1.1. For enterprises with 100% of employees being union members

The trade union shall elect or appoint members to participate in the dialogue, submit a list to the employer, and publicize it to all employees.

1.2. For enterprises with employees being non-union members

The trade union shall proactively meet with, consult with, and assist non-union employees in forming a representative group for dialogue.  The number of participants in the dialogue from each side shall be determined proportionally based on the number of union members and non-union members in the total workforce at the time of determination.  The trade union shall compile a list of dialogue participants, submit it to the employer, and publicize it to all employees.

Notes: Selected dialogue participants should have a strong understanding of labor laws, regulations, policies, employment, wages, and the company's situation. They should also possess strong persuasive skills and enjoy the trust of both employees and employe.

2. Holding periodic dialogues

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.1. Preparations for dialogues

- Develop a plan for participating in holding the dialogue; including the time, location, dialogue participants at the employee side; method for collecting employees' opinions on the proposed agenda for the periodic dialogue; the coordination and responsibility allocation among the trade union, employee’s body within the enterprise, and the employee representative group; method for communicating the outcomes of the dialogue, etc.

- Based on the collected opinions and aspirations of employees, select the matters in periodic dialogue that are suitable to the circumstances of the enterprise such as wages, bonuses, working hours, rest hours, shift meal quality, social insurance, unemployment insurance, health insurance; employee-initiated initiatives and solutions to improve product quality, productivity, business performance, and working conditions; the parties' responsibilities in implementing the outcomes of previous dialogues (if any). 

- The trade union president shall proactively meet with the employer to agree on the agenda, location, time, number of participants, and composition of the delegation from each side. This information shall be publicly announced to all employees.  It is recommended that each party appoints one representative to take the minutes of the dialogue.

- Collect employees' opinions on the proposed agenda for the periodic dialogue (through various methods such as distributing surveys, listening to employee feedback, holding trade union group meetings, departmental union meetings, and local union member meetings, utilizing suggestion boxes, conducting online surveys, and conducting surveys via social media platforms like Facebook and Zalo (created by the trade union), the enterprise's internal information network, etc.)

- Synthesize and decide on the content of the proposed agenda of periodic dialogue (note:  arrange the agenda items in order of priority, suitable for each dialogue and form of dialogue).  Do not propose too many agenda items. The issues selected for dialogue must ensure feasibility and be of interest to the majority of employees.

- Assign tasks to each dialogue participant, including: preparation of opinions, arguments, related documents, etc.

- Send the proposed dialogue agenda in writing to the employer at least 5 working days before the start date of the periodic dialogue.

- If there any feedback or proposed agenda item from the employer, trade union in charge, together with the employee’s body at the enterprise, the employee dialogue representative group to review and discuss to prepare arguments, counter-arguments, documents, etc. The employer may be provided with additional information to facilitate consensus before the dialogue.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2. Conducting the dialogue

- During the dialogue, all participants shall demonstrate a cooperative and sharing spirit, working towards a consensus on all dialogue topics.  In the event of new issues arising, the employer shall be requested to consult internally or to temporarily suspend the dialogue to reach a consensus, after which the dialogue may resume or the new issue may be deferred to a subsequent dialogue.

- The minutes of the dialogue shall be signed by the legal representative of the enterprise or their authorized representative, as well as by the representative of the trade union, the representative of any employee’s bodies within the enterprise (if any), and the representative of the employee representative group (if any).  The dialogue may be audio-recorded or video-recorded with the mutual consent of both parties.

- Immediately following the dialogue, both parties shall finalize the minutes and agree on how to address any unresolved issues (if any).

2.3. Announcement of the dialogue outcomes

Within three working days of the conclusion of the dialogue, the trade union, in coordination with any existing employee’s bodies and the employee representative group, shall disseminate the dialogue outcomes to all employees. The employer shall be requested to publicly announce the main outcomes of the dialogue.

3. Holding dialogue upon request

The holding of dialogue upon the request of one or both parties shall be conducted in accordance with Article 40 of Decree 145. In addition, the trade union, in cooperation with any existing employee’s bodies and the employee representative group, shall pay attention to the following:

3.1. Dialogue upon request of the employee side

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Receiving dialogue requests:  When a union member requests the trade union to represent them in a dialogue with the employer, the trade union shall collect the member's petition, clarify the reasons for the petition, and identify the union member’s proposals or grievances.  In cases where a union member directly submits a dialogue request to the employer, the trade union shall proactively gather information, meet with the member to discuss and advise on the content and procedures of the dialogue as prescribed by law, and encourage the member to let the trade union represent them in the dialogue.

- Get opinions from dialogue participants of the grassroots union:  the trade union shall hold a meeting of dialogue participants (as specified in Section 1/III, Part II of this Guide) and conduct a vote to decide whether to request a dialogue with the employer.  The request for a dialogue shall be approved only if at least 30% of the total eligible members agree.  If the request is not approved, the trade union shall inform the member and seek appropriate solutions.

- Send issues to be discussed in the dialogue to the employer: The trade union shall submit a written request for a dialogue to the employer, proposing the time, location, participants, and topics from the employees' side.

- Notify the dialogue topics to the employees:  Based on the employer's response and mutual agreement, the trade union shall notify employees, employee groups, and the entire workforce of the dialogue agenda as soon as practicable.

- Hold the dialogue: Similarly to holding periodic dialogues (according to point 2, clause III, item 1, Part II of this Guide).

3.1.2. In case the non-union employee requests a dialogue

When a non-union employee or a group of non-union employees requests the representative union to conduct a dialogue or directly submits a dialogue request to the employer, the trade union shall combine efforts to encourage the workers to join the trade union with the implementation of the steps outlined in 3.1.1 above.

3.2. Dialogue upon request of the employer side

- Dialogue topics must be approved by the legal representative of the employer and submitted to the trade union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Upon receiving a dialogue request, the trade union shall hold a meeting to discuss and agree upon the topics, procedures, and participants; conduct research and analysis of the dialogue topics; prepare well-reasoned arguments; and assign speakers; ensure that the views expressed in the dialogue are persuasive, effective, and protect the rights and interests of employees.

4. Dialogue in case of incidents

Dialogues held to resolve specific labor relations issues require the trade union to:

- Have a thorough understanding of the nature of the case;

- Conduct a thorough study of relevant laws and enterprise regulations to address the situation;

- Employ excellent negotiation skills to best protect the rights of employees;

- Avoid escalating the situation, preventing collective action or illegal strikes;

- Listen attentively to the opinions of employees directly involved in the case, and cooperate effectively with the employer.

The procedures for the dialogue shall be mutually agreed upon by both parties and conducted in accordance with point 2, clause III, item 1, Part II of this Guide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. TRADE UNION’S PARTICIPATION IN EXERCISE OF DEMOCRACY AT ENTERPRISES, OTHER ORGANIZATIONS IN THE NON-STATE SECTOR THAT EMPLOY LABOR UNDER LABOR CONTRACTS

Pursuant to Article 82 of the Law on Exercise of Grassroots Democracy, considering the characteristics, labor situation, production and business activities, and scale of enterprises and other organizations in the non-state sector that employ labor under labor contracts, the trade union shall proactively propose to the employer to develop or amend the grassroots democracy regulations at the workplace.  Employers with fewer than 10 employees are encouraged to issue such regulations.

I. PARTICIPATION IN DEVELOPING DEMOCRACY REGULATIONS

The trade union shall propose the employer to add the following content in the Regulations:

1. Matters to be disclosed by the employer and forms of disclosure

In addition to the provisions of Article 43 of Decree 145, the trade union requests that the employer additionally disclose new regulations of the employer related to the employees' rights; conclusions of inspection, audit, and supervisory bodies, and the implementation of recommendations from inspection, audit, and supervisory bodies related to the employees' rights (except for information related to state secrets)…

2. Matters on which employees may express opinions and forms of collecting opinions

In addition to the provisions of Article 44 of Decree 145, the trade union proposes that the employer additionally include the following matters on which employees may express opinions: Dialogue topics; the process and results of collective bargaining, and the content and form of public disclosure, etc.

3. Matters on which employees may make decisions and forms of decision-making

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Matters that employees may oversee and monitor and forms of oversight and monitoring

In addition to the provisions of Article 46 of Decree 145, the trade union proposes that the employer additionally include the following content regarding employee oversight and monitoring:  the implementation of policies and regulations for employees, particularly state support policies for employees provided through the employer, severance pay, unemployment benefits; the implementation of dialogue outcomes and collective labor agreements in which the employer participates; the implementation of resolutions from labor conferences, conclusions of inspections, audits, and supervisory bodies, and the implementation of recommendations from inspections, audits, and supervisory bodies related to the employees' rights (unless prohibited by law).

5. Dialogue at the workplace

In addition to the provisions of Articles 37, 38 of Decree 145, the trade union proposes that the employer include additional provisions regarding:  the procedures for dialogue, and other forms of dialogue as stipulated in Clause 3, Article 63 of the Labor Code.

6. Employee conference

The Regulations should specify, in addition to the provisions of Decree 145, the following:  (as stipulated in Sub-section II, Section 1, Part II of this Guide and the attached sample regulations - Appendix 04); the format of conferences (in-person or online); and the scale of conferences (plenary conference or delegate conference).

7. Other forms of democracy

In addition to participating in the development of the Regulations as outlined in sections 1, 2, 3, 4, 5, and 6 above, the trade union proposes that the employer include additional provisions for other forms of democracy in the Regulations, such as:  democratic practices through suggestion boxes, open letters, proposals, forums, documents, publications, newsletters, and direct exchanges with employees, etc.

II. PARTICIPATION IN IMPLEMENTING DEMOCRACY REGULATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Review and analyze the employer's internal regulations, policies, and procedures, identify any provisions that are inconsistent with the law; evaluate the implementation of the Regulations and make proposals to the employer for amendments to ensure compliance; collaborate with the employer to guarantee efficient implementation. The trade union's participation shall be substantive, harmonious, and based on research and consultation with trade union officials and employees.

3. Initiate and oversee the implementation of the Regulations at their agency or level, promptly report any difficulties encountered during implementation and propose solutions in cooperation with the employer.

III. PARTICIPATION IN HOLDING EMPLOYEE CONFERENCES

1. Procedures and content

The trade union shall proactively adhere to the provisions of the law and Article 47 of Decree 145 to propose the format, content, and procedures for holding employee conferences. Trade unions with fewer than 10 members are encouraged to cooperate with the employer in holding employee conferences.

The trade union shall also propose and agree with the employer to apply and utilize the provisions of Subsection II, Section 1, Part II of this Guide to jointly hold employee conferences, ensure quality, effectiveness, and promote the democratic rights of union members and employees, thereby contributing to building harmonious, stable, and progressive labor relations within the enterprise.

2. Time of conference

2.1. Employee conferences at the enterprise’s subsidiary level

The conference of the subsidiaries shall be conducted according to the enterprise's employee conference plan, jointly issued by the employer and the trade union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Based on the actual situation, the trade union shall propose to the employer a suitable time for holding the employee conference, which shall be stipulated in the Regulations.

To promote employees' democratic rights in evaluating the previous year's performance and proposing solutions for the new year's tasks, the trade union should propose to the employer that the conference be held in the first quarter of each year.  For joint-stock companies, the conference should be held before the annual general meeting of shareholders so that employees can make proposals within the authority of the owners and have them presented and addressed promptly at the general meeting of shareholders.

2.3. Holding employee conferences at the group and corporation level

Encourage the superior trade union of grassroots trade union to coordinate with the employer to hold employee conferences at the group and corporation level.  The time of conference shall be mutually agreed upon by both parties (after subsidiaries have completed their employee conferences).

The procedures and content of the employee conference shall be mutually agreed upon by both parties, applying the provisions of Subsection II, Section 1, Part II of this Guide.

2.4. For non-public educational institutions,

In addition to implementing points 1 and 2 of this Clause III, the trade union proposes and agrees with the school board, board of directors, and school management to hold an employee conference at the beginning of the new academic year, but no later than three months from the opening day of the new academic year, and this shall be stipulated in the Regulations.

IV.  PARTICIPATION IN HOLDING WORKPLACE DIALOGUES

1. Number and composition of dialogue participants on the employee side

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1. For enterprises with 100% of union employees, enterprises with non- union employees

The trade union shall propose and agree with the employer to apply and utilize the provisions stipulated in items 1.1 and 1.2, point 1, clause III, section 1, part II of this Guide to allocate and select the number and composition of dialogue participants.

1.2. For enterprises with union employees, employees who are members of employee’s body in the enterprise, employees who are not members of employee representative group at the enterprise

The trade union, the enterprise's employee’s body, and the employee representative group (on the employee side) shall agree on the number and list of dialogue participants, corresponding to the proportion of trade union members, members of the employee’s body at the enterprise, and non-members of the employee representative organization among the total number of employees in the enterprise at the time of determination.  The trade union shall compile a list of dialogue participants, submit it to the employer, and publicize it to all employees.

1.3. For enterprises that have not yet established a trade union and an employee body at the enterprise

Based on the employees' request, the superior trade union shall consult with the employer on the content and methods of supporting employees in the enterprise to form an employee representative group to hold periodic dialogues, ensuring democracy and compliance with legal provisions.

Notes: Selected dialogue participants should have a strong understanding of labor laws, regulations, policies, employment, wages, and the company's situation. They should also possess strong persuasive skills and enjoy the trust of both employees and employe.

2. Holding periodic dialogues

The trade union shall propose and agree with the employer to apply and utilize the provisions stipulated in point 2, clause III, section 1, part II of this Guide to jointly hold dialogues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The holding of dialogue upon the request shall be conducted in accordance with Article 40 of Decree 145. In addition, the trade union, in cooperation with any existing employee’s body (if any) and the employee representative group, shall pay attention to the following:

3.1. Dialogue upon request of the employee side

3.1.1. In case the union employee requests a dialogue

The trade union shall propose and agree with the employer to apply and utilize the provisions stipulated in content 3.1.1, item 3.1, point 3, clause III, section 1, part II of this Guide to hold dialogues.

3.1.2. In case the employee who is not member of the employee representative group at the enterprise requests a dialogue

- When an employee or a group of employees who are not members of the employee representative organization requests the trade union to represent them in the dialogue or directly submits a dialogue request to the employer, the content, procedures, and methods of the dialogue shall be conducted as per item 1.1, point 1, clause IV of this section.

- Solicit opinions from employee representatives:  The solicitation of opinions shall be conducted in accordance with item 3.1, point 3, clause III, section I, part II of this Guide.

3.1.3. When employees or a group of employees (including trade union members, members of employee’s body at the enterprise, employees who are not members of employee representative group at the enterprise) requests a dialogue

- When employees or a group of employees (including trade union members, members of employee’s body at the enterprise, employees who are not members of employee representative group at the enterprise) simultaneously submit a request to the trade union, the employee’s body at the enterprise, and the employer regarding the same content, trade union shall proactively cooperate with the employee’s body at the enterprise, employees who are not members of the employee representative organization to conduct the dialogue as specified in point 1.1 above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.1.4. In case the employee body at the enterprise proposes a dialogue with the employer, and invites the trade union and dialogue participants of the trade union to join the dialogue

When the employee body at the enterprise invites the trade union and dialogue participants of the trade union to join the dialogue with the employer, the trade union executive board shall request the employee body at the enterprise to provide the dialogue topics for study, discussion, advice, and guidance to the employee’s body on implementing the dialogue process in accordance with legal provisions, and shall also appoint a representative to participate in the dialogue to protect the legitimate rights and interests of employees.

Notes: If the trade union does not participate in the dialogue, it shall have the responsibility to monitor the dialogue process to promptly protect the legitimate rights and interests of employees.

3.2. Dialogue upon request of the employer side

The trade union shall propose and agree with the employer to apply and utilize the provisions stipulated in point 3.2, point 3, clause III, section 1, part II of this Guide to jointly hold dialogues.

4. Dialogue in case of incidents

The trade union shall propose and agree with the employer to apply and utilize the provisions stipulated in point 4, clause III, section 1, part II of this Guide to jointly hold dialogues.

Part III

RESPONSIBILITIES OF TRADE UNIONS AT ALL LEVELS AND ENTRY INTO FORCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Implement the Guidance on "Trade union participation in exercise of grassroots democracy" and develop materials for the purpose of propagation and training for all levels of the trade union.

2. Disseminate, heighten awareness, and provide training for Labor Federations of provinces and cities, central industry trade unions and their equivalents, and general corporations' trade unions under the Vietnam General Confederation of Labor on the provisions of the Law on Exercise of Grassroots Democracy, Decree 145, Decree 59, and other related legal regulations on the exercise of grassroots democracy.

3. Periodically inspect and supervise the implementation of the Party's policies, state laws, and the Vietnam General Confederation of Labor's regulations on grassroots democracy by trade unions at all levels; coordinate with competent authorities to inspect and supervise the exercise of grassroots democracy in agencies and enterprises.

4. Periodically summarize, evaluate, and assess the results, and commend and reward collectives and individuals with outstanding achievements in trade union participation in exercise of grassroots democracy; annually report to the Central Steering Committee on the results of grassroots democracy exercise by the Vietnam Trade Union.

5. Participate in and propose to competent regulatory agencies the building, amendment, and improvement of legal regulations on the exercise of grassroots democracy, especially proposals to address difficulties encountered during implementation.

II. FEDERATIONS OF LABOR OF PROVINCES, CITIES, CENTRAL INDUSTRY TRADE UNIONS AND EQUIVALENTS, AND GENERAL CORPORATIONS’ TRADE UNIONS UNDER THE VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOR

1. Disseminate and propagate the Party's policies, state laws, and this Guide to trade union officials, members, and employees under their management; propose to the Party committee and local government at the same level to issue documents directing the exercise of grassroots democracy; proactively coordinate with relevant sectors, localities, and authorities to organize propagation and advocacy for the exercise of grassroots democracy to heads of agencies and employers in the locality.

2. Direct and guide superior trade unions to directly support grassroots trade unions, collectives of officer, and employees at agencies, enterprises to participate in exercising democracy at the grassroots level; organize pilot projects and draw lessons for widespread implementation within the scope of management.

3. Conduct training on professional skills and competencies for trade union officials at all levels to ensure they grasp the content, procedures, and skills required to participate in and support the exercise of grassroots democracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Every 6 months (before June 15) and every year (before November 30), hold a preliminary and final review and report on the results of exercising democracy at the grassroots level to the General Confederation of Labor (according to Appendix No. 05 attached to this Guide).

III. SUPERIOR TRADE UNIONS OF GRASSROOTS TRADE UNIONS

1. Organize or coordinate with relevant departments at the same level and other competent authorities to disseminate and propagate the Party's policies, state laws, and the Confederation's regulations on the exercise of grassroots democracy to trade union officials, members, employees, heads of agencies and employers.

2. Provide training for grassroots trade union officials under their jurisdiction on the Party's policies, guidelines, state laws, and the guidance of superior trade unions related to the exercise of grassroots democracy.  Pay special attention to training and developing skills in collective dialogue, negotiation, and employee mobilization for grassroots trade union officials and dialogue participants.

3. Review grassroots trade unions under their management and enterprises in the locality regarding development and exercise of grassroots democracy to provide timely support.

4. Periodically summarize, evaluate, and report to the superior trade union on the results of grassroots democracy exercise.

5. Regularly monitor and supervise the exercise of grassroots democracy in agencies and enterprises to provide timely opinions to the government and relevant departments at the same level to urge and remind these agencies and enterprises to implement regulations and ensure the rights and benefits of officials and employees.

IV.  GRASSROOTS TRADE UNIONS

1. Coordinate with the head of the agency or employer to disseminate and propagate the Party's policies, state laws, the Confederation's regulations and superior trade unions on the exercise of grassroots democracy to trade union officials, members, employees of agencies and enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Every six months and annually, organize reviews, evaluations, and report to the superior trade union on the results of grassroots democracy exercise in the agency or enterprise.

4. Regularly monitor and supervise the exercise of grassroots democracy in agencies and enterprises to provide timely opinions to the head of agency or employer regarding the exercise of grassroots democracy in accordance with regulations and ensure the rights and benefits of officials, employees, and enterprises.

V. ENTRY IN FORCE

This Guide comes into force as of the date of its signing and supersedes the Guide No. 41/HD-TLD dated November 11, 2021 on “Trade union participation in holding dialogue and exercising grassroots democracy at the workplace”.  Difficulties that arise during the implementation of this Guide should be reported to the Vietnam General Confederation of Labor (through the Labor Relations Department) for consideration, review, and proposed amendments as appropriate.

 



ON BEHALF OF  THE PRESIDIUM
DEPUTY PRESIDENT

 

APPENDIX

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Form No. 01

Minutes of periodic dialogue/dialogue upon request/dialogue upon incident

Form No. 02

Employee conference resolution in…[year]

Form No. 03

Minutes of employee conference in… [year]

Form No. 04

Decision on issuance of grassroots democracy regulations

Form No. 05

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Form No. 06

Officer conference backdrop; employee conference backdrop

 

Form No. 1

ENTERPRISE’S NAME
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

MINUTES

OF PERIODIC DIALOGUE/DIALOGUE UPON REQUEST/DIALOGUE UPON INCIDENT AT THE WORKPLACE FOR THE ….. TH TIME OF THE YEAR 20..........

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Decision No.:.../QD-, dated .../.../... of the Director of Company………. on promulgating the Regulations on Grassroots Democracy at the Workplace;

At ... [hour, minute], on …..[date], at….. [location of the dialogue] Company ... held the dialogue ... for the … [th time] in… [year]

Participants:

1. Representative of the Company's Board of Directors:

Mr./Ms.:………………………………; position:………………………….

2. Representative of the collective of employees:

Mr./Ms.:………………………………; position:………………………….

3. Representative of the superior trade union (if any): 4.

Mr./Ms.:………………………………; position:………………………….

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Mr./Ms.:………………………………; position:………………………….

Part I. Dialogue topics (specify topics compiled from the opinions of employees or employers proposing the dialogue).

Part II. Development of the dialogue (opinions discussed by delegates attending the dialogue).

Part III. Results of the dialogue (agreed-upon items, solutions, performance and completion time; unresolved issues, and proposed remedies). The dialogue ended at ............... [hour, minute] on the same day.

The minutes shall be read aloud to all participants, signed by all parties, and prepared in ... copies, each having equal legal force. Each participant shall retain one copy, and one copy shall be kept on file at the company.  The minutes shall be disseminated to all employees for their information and compliance./.

 

SECRETARY

REPRESENTATIVE OF THE COLLECTIVE OF EMPLOYEES

DIRECTOR

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Form No. 02

ENTERPRISE’S NAME
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

RESOLUTION

MINUTES OF EMPLOYEE CONFERENCE IN 202… [YEAR]

Pursuant to the Labor Code 2019; Law on Exercise of Grassroots Democracy 2022; Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 of the Government on elaboration of and guidelines for the Labor Code on working conditions and labor relations; Decree No. 59/2023/ND-CP dated August 14, 2023 of the Government on elaboration of the Law on Grassroots Democracy in 2022;

Pursuant to Decision No.:.../QD-, dated .../.../... of the Director of Company………. on promulgating the Regulations on Grassroots Democracy at the Workplace;

At ... [hour, minute], on …..[date], at….. [location of the dialogue] Company … held the employee conference in… [year]

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Representative of the Board of Directors.

2. Representative of the trade union executive board.

3. Invited delegates:  (if any).

4. And the presence of ... delegates, representing departments, divisions, workshops, and teams in the Company.

EMPLOYEE CONFERENCE OF COMPANY … YEAR…

HEREBY RESOLVES:

1. Unanimously approve the Report on the Company's production and business performance in the year...; directions, tasks, production and business plans in the year...

2. Unanimously approve the Report on the operation of the grassroots trade union in the year... and the directions for activities in the year...

3. The employee conference of Company unanimously approved, through a vote, the matters discussed and agreed upon at the conference, including (amendments to: company regulations, internal regulations or new or amended collective labor agreement ...); the election of representatives to participate in dialogues, the election of a people's inspection board (if any), and other matters directly related to employees' rights and obligations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The Conference called on all union members and employees to promote their sense of responsibility, actively participate in the labor emulation movements and other activities initiated by the Board of Directors and the trade union executive committee, contributing to the successful implementation of the Resolution of the employee conference in 202...

The Resolution of the employee conference in 202... was passed by the Conference and took effect as of the date of signing./.

 

SECRETARY

REPRESENTATIVE OF THE COLLECTIVE OF EMPLOYEES

DIRECTOR

 

Form No. 03

ENTERPRISE’S NAME
-------

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

MINUTES

OF EMPLOYEE CONFERENCE IN 202… [YEAR]

Pursuant to the Labor Code 2019; Law on Exercise of Grassroots Democracy 2022; Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 of the Government on elaboration of and guidelines for the Labor Code on working conditions and labor relations; Decree No. 59/2023/ND-CP dated August 14, 2023 of the Government on elaboration of the Law on Grassroots Democracy in 2022;

Pursuant to Decision No.:.. . ../QD - , dated ... month ... year 20... of the Director of Company ....... on promulgating the Regulations on Grassroots Democracy at the Workplace;

At … [hour, minute], on……………[date], at….Company held the employee conference of the year ...

Participants: ... (number of union members) / ...  (number of employees), representing departments, divisions, workshops, production teams in the Company.

A. CEREMONY

1. Declaring the purpose and introducing delegates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



B. AGENDA (chaired by the presiding panel)

1. Representative of the Board of Directors reports on the production and business operations; the implementation of labor contracts and internal regulations, disclosures to union members and employees for oversight purposes, the implementation of employee benefits during the year ..., as well as the production and business plans, targets, and objectives for the year ...; and shall address and explain any suggestions or proposals made by employees.

2. Representative of the trade union executive board reports on the performance of the trade union, coordination with the Board of Directors to implement the collective labor agreement, efforts to care for and protect the legitimate rights and interests of employees; matters on which employees have the right to express their opinions, make decisions, and conduct oversight; and the compilation of employee suggestions and proposals.

3. Delegates discuss:  (recording opinions of each person).

4. Electing members to participate in the dialogue (if any).

5. Electing the People's Inspection Board (for state-owned enterprises, if any).

6. Speeches of leaders (if any).

7. Awarding, launching emulation movements, and signing emulation commitments (if any)

8. Voting to adopt the employee conference resolution or the main contents of the meeting minutes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

SECRETARY

PRESIDING PANEL

 

Form No. 04

ENTERPRISE’S NAME
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.……../QD-  

[Location]..............., [date].........................

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



DECISION ON

Issuance of grassroots democracy regulations at the workplace

DIRECTOR OF THE COMPANY ...

Pursuant to the Labor Code 2019;

Pursuant to the Law on Exercise of Grassroots Democracy 2022;

Pursuant to Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 of the Government on elaboration of and guidelines for the Labor Code on working conditions and labor relations;

Pursuant to Decree No. 59/2023/ND-CP dated August 14, 2023 of the Government on elaboration of the Law on Exercise of Grassroots Democracy 2022;

Pursuant to the Charter (Operating Regulations) of the Company...;

At the request of,

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Issue together with this Decision, the Regulations on Grassroots Democracy at the Workplace of the Company...

Article 2. This Decision takes effect from the date of signing.

Article 3. The Board of Directors; the Executive Board of the Grassroots Trade Union; subsidiaries and all employees working at the Company shall implement this Decision./.

 



DIRECTOR
(signature, seal)

 

ENTERPRISE’S NAME
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GRASSROOTS DEMOCRACY REGULATIONS AT THE WORKPLACE

(Attached to Decision No. .................. /QD-......dated ... month ... year 202…. of the Director of Company ............)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Regulation provides for the rights and responsibilities of employers, employees and employee representative organizations at the grassroots level in implementing the Grassroots Democracy Regulations at the Workplace of Company ....

Article 2. Regulated entities

1. Employees working under labor contracts at the Company.

2. Board of Directors, Board of Management of the Company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Implementation principles

1. Good faith, cooperation, honesty, equality, transparency, and transparency;

2. Respect for the legitimate rights and interests of employees, employers and other relevant organizations and individuals;

3. The implementation of democracy regulations may not go against law or social ethics.

Article 4. Prohibited acts when implementing democracy regulations

1. Infringing upon national security, social order and safety, the interests of the state, enterprises, and individuals;

2. Violating the legitimate rights and interests of employers and employees;

3. Repression or discrimination against individuals participating in dialogue, filing complaints, or making denunciations.

4.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CONTENTS OF GRASSROOTS DEMOCRACY REGULATIONS AT THE WORKPLACE

Section 1

MATTERS TO BE DISCLOSED BY THE EMPLOYER, MATTERS ON WHICH EMPLOYEE MAY EXPRESS OPINIONS, MAKE DECISIONS, OR OVERSEE AND MONITOR

Article 5. Matters to be disclosed by the employer

1. The employer's production and business operations;

2. The employer's labor regulations, pay scale, payroll, labor productivity norms, internal regulations, regulations, and other documents related to the rights, obligations, and responsibilities of employees;

3. Collective labor agreements to which the employer is a party (enterprise-level agreements, industry-level agreements, multi-enterprise agreements);

4. The establishment and use of reward funds, welfare funds, and funds contributed by employees (if any);

5. The employer's contributions to trade union funds, social insurance, health insurance, and unemployment insurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Other information as prescribed by law.

Article 6. Forms of disclosure

1. Public posting at the workplace;

2. Announcement at meetings, dialogues, and employee conferences;

3. Written notification to the trade union executive board for dissemination to union members and employees;

4. Notification through the internal information system;

5. Posting on the company's internal information website;

6. Other forms not prohibited by law.

Article 7. Matters on which employees may express opinions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The development, amendment, and supplementation of wage scales, payrolls, and labor productivity norms; proposing collective bargaining issues;

3. Proposing and implementing solutions to reduce costs, improve labor productivity, enhance working conditions, protect the environment, and prevent fires and explosions;

4. Other matters related to the rights, obligations, and interests of employees as prescribed by law.

Article 8. Forms of collecting opinions

1. Collecting opinions directly from employees;

2. Collecting opinions through trade union executive board;

3. Collecting opinions at employee conferences; dialogues at the workplace;

4. Distributing questionnaires or sending draft documents for employee’s comments;

5. Other forms not prohibited by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The conclusion, amendment, supplementation, and termination of labor contracts in accordance with the law;

2. Joining or not joining a trade union;

3. Participating in or not participating in a strike in accordance with the law;

4. Voting on the content of a collective bargaining agreement that has been reached for the purpose of signing the collective labor agreement in accordance with the law;

5. Other matters as prescribed by law or as agreed upon by the parties;

6. The forms of employee decision-making shall be in accordance with the law.

Article 10. Matters on which employees may oversee and monitoring, forms of employee oversight and monitoring

1. Implementation of the labor contract and the collective bargaining agreement;

2. Implementation of labor regulations, rules and other documents of the employer related to the rights, obligations and interests of the employee; implementation of the resolution of the employee conference by the employer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The employer's contributions to trade union funds, social insurance, health insurance, and unemployment insurance;

5. The implementation of emulation movements, rewards, discipline, resolution of complaints and denunciations related to the rights, obligations, and interests of employees;

6. The forms of employee oversight and monitoring shall be conducted in accordance with the law (through the inspection and supervision of the trade union, annual employee conferences, public and democratic processes, workplace dialogues, etc.);

7. Employees have the right to supervise the matters specified in Clause 6 of this Article (except for information that constitutes a trade secret or business secret as stipulated in the Company's Labor Regulations).

Section 2

HOLDING EMPLOYEE CONFERENCES

Article 11. Holding employee conferences

1. The employee conference shall be held annually by the employer and the trade union executive board to summarize, evaluate, and publicize the results of production and business activities, trade union activities, share and exchange information, and exercise the democratic rights of employees and the employer in the Company.

2. Time, form, and scale of conference

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Form and scale of conference:  The conference may be held in person, online, or as a combination of in-person and online meetings, and may be a plenary conference or a delegate conference (depending on the scale, characteristics of production, business, and the organization of labor working at the enterprise, the employer and the trade union executive board shall jointly decide on the appropriate form and scale of the conference).

3. Participants:

a) For plenary conference:  All employees in the Company.

b) For delegate conference: The employer agrees with trade union executive board to allocate the appropriate and equal number and structure to the departments.  Based on the allocated number, the trade union groups coordinate with the professional officer to select and nominate representatives of their employees to attend the employee conference at the enterprise and higher levels.

c) Ex-officio delegates include:  The Board of Directors; the Executive Board; the Board of Supervisors; the Chief Accountant; the Head of Human Resources; the trade union executive board; representatives of the Party committee, representatives of socio-political organizations (if any); the people's inspection board (if any); and representatives of the higher-level trade union executive board (in the absence of a trade union at the workplace).

4. Conference content

The conference shall focus on reporting and discussing the following:

a) The employer's production and business operations;

b) The implementation of labor contracts, collective bargaining agreements, internal regulations, regulations, and other commitments and agreements at the workplace;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Proposals (requests) of employees and the trade union to the employer;

dd) Proposals (requests) of the employer to employees and the trade union;

e) Other matters of mutual interest.

5. Conference preparation

a) Fifteen days prior to the scheduled employee conference, the Company Director shall preside over a preparatory meeting.  Attendees of this meeting shall include the Director, the Chairperson of the Trade Union, and representatives of relevant departments.

b) The preparatory meeting shall finalize the plan, content, time, and location of the conference; the number and composition of delegates (if it is a delegate conference); and shall assign specific tasks to members.

c) Assignment of responsibilities

- The employer shall prepare: report on the company's production and business situation, the implementation of labor contracts, collective bargaining agreements, company regulations, working conditions, occupational safety and health, the resolution of employee proposals and suggestions, and the implementation of the previous employee conference resolutions.

- The trade union executive board shall prepare: A report summarizing the emulation movement, trade union activities, the compilation of employee proposals and suggestions, and efforts to protect the legitimate rights and interests of union members and employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Conference agenda

The employee conference of the Company shall be held only if at least 70% of the total number of invited delegates attend. The conference shall proceed as follows:

a) Election of the presiding panel and appointment of secretary of the conference (by a show of hands).

b) Adoption of the conference agenda.

c) Representatives of the parties shall present reports as specified in Clause 5(c) of this Article.  

dd) Delegates shall discuss, make proposals, and suggestions.

d) The employer shall answer questions and discuss solutions to ensure employment, income, and improvement of the material and spiritual life of employees; to improve the efficiency of the business; and to improve working conditions…

e) Speeches of leaders (if any).

g) Signing, amending, or supplementing the collective bargaining agreement (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Election of the People's Inspection Board for state-owned enterprises (if any).

j) Awarding, launching emulation movements, and signing emulation commitments (if any).

k) Adoption of the conference resolution.

7. Dissemination, implementation, and monitoring of the conference resolution.

a) The employer shall cooperate with the trade union executive board to disseminate the content of the conference resolution to all employees of the Company.

b) The trade union executive board shall be responsible for inspecting and monitoring the employer's implementation of the conference resolution.

c) Every six months, the employer shall cooperate with the trade union to evaluate the implementation of the conference resolution, as well as the implementation of employee proposals and suggestions.

Section 3

HOLDING DIALOGUES AT THE WORKPLACE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Workplace dialogue refers to the sharing of information, consultation, discussion, and exchange of opinions between the employer and employees or the trade union executive board on matters related to the rights, interests, and concerns of the parties in the workplace, aiming to enhance mutual understanding, cooperation, and joint efforts towards mutually beneficial solutions.

Article 13. Principles of workplace dialogue

1. Good faith, cooperation, honesty, equality, transparency, and transparency;

2. Respect for the legitimate rights and interests of employees, employers and other relevant organizations and individuals;

3. The workplace dialogue shall not violate any laws or social ethics.

4. The outcomes of the dialogue shall be publicly announced in a timely manner to all employees of the company.

Article 14. Holding periodic dialogues

1. The employer shall cooperate with the trade union executive board to hold periodic workplace dialogues.

a) The number and composition of participants from each party shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Employees' side: The Chairperson, Vice Chairperson, members of the trade union executive board, and employee representatives from certain departments (in accordance with Clause 2(a), Article 38 of Decree No. 145/2020/ND-CP).

- Secretary:  To be jointly appointed by the employer and the trade union executive board. The secretary of the dialogue meeting shall not be a member of either party's delegation.  The secretary shall be responsible for preparing documents and recording the content of the dialogue accurately and fully in the minutes.

The employer shall be responsible for preparing the necessary material conditions and arranging a venue for the dialogue.

b) Frequency of dialogues: At least once a year.

c) Time of dialogue:

In the first quarter of each year. In case of unforeseen circumstances (force majeure) requiring a change in the dialogue schedule, the employer and the trade union shall agree to postpone (change the time of the dialogue), but the dialogue must be held within 15 working days of the originally scheduled date.

d) Location:  At the Company.

dd) Content of the dialogue:

dd1) Mandatory content as prescribed in Clause 2(c), Article 63 of the Labor Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd2.1) The employer's production and business operations;

dd2.1) The implementation of labor contracts, collective bargaining agreements, internal regulations, regulations, and other commitments and agreements at the workplace;

dd2.2) Working conditions;

dd2.3) Requests of employees and the employee representative organization to the employer;

dd2.4) Requests of the employer to employees and the employee representative organization;

dd2.5) Other matters of interest to one or both parties.

e) Responsibilities of the parties:

The employer shall be responsible for:

e.1) Appointing representatives of the employer to participate in the workplace dialogue as required;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e.3) Reporting on the implementation of the dialogue and democracy regulations to the labor management authority when requested.

The trade union executive board is responsible for:

e.1) Appointing representatives to participate in the workplace dialogue as required;

e.2) Expressing opinions to the employer on the content of the democracy regulations;

e.3) Collecting opinions from employees, compile them, and prepare proposals for the dialogue;

e.4) Participating in the dialogue with the employer as prescribed in Clause 2, Article 63 of the Labor Code and these regulations.

g) Method of holding dialogue:

Preparation

At least 5 working days prior to the dialogue, the trade union shall submit the dialogue topics to the employer, and vice versa (the dialogue topics shall be based on the results of collecting opinions and proposals from employees and the company's production and business situation; the opinion-collecting process can be conducted through trade union meetings and union group leaders or by directly collecting opinions from employees in production and business departments, depending on the specific circumstances and the number of employees at the establishment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The employer and the Chairperson of the trade union shall assign members of each party participating in the dialogue to prepare the relevant content and documents for the dialogue.

Holding the dialogue

The periodic workplace dialogue shall be conducted with the attendance of at least 70% or more of the representative members from each party. In case the dialogue meeting does not have at least 70% of the representative members from each party, the employer shall decide to postpone the dialogue to a later time, and the parties shall hold the dialogue at a time agreed upon by both parties (depending on the production and business situation and the actual conditions of the company).

Dialogue agenda

- The legal representative of the Company or the person authorized in writing and the Chairman of the trade union co-chair, appoint a secretary to record the minutes of the dialogue.

- Declare the purpose and introduce delegates.

- Approve the report on the results of the implementation of the previous dialogue topics.

- Representatives of each party present the proposed dialogue topics.

- The employer and the Chairman of the trade union conduct the discussion, answer and agree on each dialogue topics of each party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Approve the minutes of the dialogue. The dialogue minutes shall reflect the following main contents:

+ Matters agreed upon by both parties during the dialogue, which shall be publicly announced to employees and implemented.

+ Matters not agreed upon by both parties during the dialogue, which shall be further proposed in the next dialogue.

+ Any emerging issues (if any) beyond the agreed-upon or not-agreed upon dialogue topics.

During the dialogue process, the dialogue participants are responsible for analyzing, explaining, criticizing, providing information, data, documents, exchanging, discussing in a constructive, united, democratic, open, transparent, and respectful manner.

End of dialogue

- Representatives from both parties shall sign the minutes to confirm the content.

- Four copies of the minutes of the periodic workplace dialogue shall be made: one copy for each participating party, one copy for posting within the company, and one copy for the company's office.

- The results of the dialogue shall be publicized to all employees and implemented.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The procedures shall be in accordance with Article 40 of Government Decree No. 145/2020/ND-CP.

Article 16. Holding dialogue in case of incidents

The procedures shall be in accordance with Article 41 of Government Decree No. 145/2020/ND-CP.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 17. Responsibility for implementation

1. Pursuant to the Labor Code 2019 ; the Law on Exercise of Grassroots Democracy 2022; Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020 of the Government on elaboration of and guidelines for the Labor Code on working conditions and labor relations and these Regulations, all departments, units, and all union members and employees of the Company shall strictly comply with, enhance their sense of responsibility, and exercise their democratic rights in the workplace, contributing to the protection of their legitimate rights and interests and building harmonious, stable, and progressive labor relations within the enterprise.

2. Heads of all departments and units of the Company shall coordinate with the trade union executive board to disseminate the content of these Regulations to all union members and employees of the Company.  Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Board of Directors and the trade union executive board for consideration./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



DIRECTOR
(signature, seal)

 

Form No. 06

 

Name of agency ……………………..

 

OFFICER CONFERENCE IN…[YEAR]
[Location]……….…, [date]…………..

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Enterprise’s name ……………
EMPLOYEE CONFERENCE IN…..[YEAR]
[Location]……….…, [date]…………..

 

 

 

 

Notes: The year in which the conference is held should be recorded in the conference background of that year. For example, if the conference is held in 2024, it should be recorded as “Employee conference 2024”. If the conference is held in 2025, it should be recorded as “Officer conference 2025” .

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 11/HD-TLĐ ngày 14/03/2024 Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.088

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.219.131
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!