ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH & XÃ HỘI
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
|
Số:
1043/LĐTBXH-TTr
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2009
|
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN LỄ QUỐC GIA VỀ AN TOÀN – VỆ SINH
LAO ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Thực hiện công văn số 722/CP-VX
ngày 14/7/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia về bảo
hộ lao động hàng năm; công văn số 3353/BCĐTLQG-ATLĐ ngày 19/9/2008 của Ban chỉ
đạo Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN Trung ương về việc tổ chức Tuần lễ quốc
gia về AT-VSLĐ-PCCN lần thứ 11 năm 2009 và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh tại kế hoạch số 360/KH-UBND ngày 23/01/2009 về tổ chức các hoạt động
Tuần lễ quốc gia về An toàn – Vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ; Sở Lao động
Thương binh và Xã hội TP hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc
gia về AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 trên địa bàn thành phố như sau :
I.- MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU :
- Mục đích nhằm phát động một đợt
tuyên truyền về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên
địa bàn thành phố để “ nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp
luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong công tác an toàn vệ sinh lao
động – phòng chống cháy nổ” của cán bộ quản lý, của người sử dụng lao động và
người lao động trong việc thực hiện công tác AT-VSLĐ-PCCN, thúc đẩy các hoạt động
cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người
lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ,
góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- Yêu cầu của đợt tuyên truyền
là thông tin rộng rãi đến các đơn vị doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn, trong đó chú ý tập trung tuyên truyền đến các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động, có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ; nội
dung tuyên truyền cần thiết thực, có hiệu quả và tiết kiệm, thúc đẩy các hoạt động
bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, phòng ngừa tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp và phòng chống cháy nổ, hướng tới xây dựng “văn hoá
an toàn lao động”, góp phần ổn định và phát triển bền vững kinh tế xã hội của
thành phố.
- Chủ đề của Tuần lễ quốc gia về
AT-VSLĐ-PCCN của thành phố năm 2009 “nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và
tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong công tác an
toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ ”.
- Thời gian tổ chức từ ngày 15/3
đến ngày 21/3/2009.
II.- NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG :
A.- CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ
:
1- Công tác tuyên truyền Tuần lễ
quốc gia AT-VSLĐ-PCCN:
1.1- Biên soạn tài liệu tuyên
truyền, in sao và phát hành các tập tài liệu tuyên truyền về AT-VSLĐ-PCCN năm
2009, tranh cổ động AT-VSLĐ-PCCN, biển báo an toàn cho các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố. Cụ thể :
- Biên soạn mới, phát hành 01 tập
tài liệu phân tích nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm phòng tránh tai nạn
lao động của các vụ tai nạn lao động điển hình. Dự kiến phát hành 15.000 cuốn;
- Biên soạn bổ sung, phát hành tập
hỏi đáp về bảo hộ lao động, chính sách lao động và phòng cháy chữa cháy. Dự kiến
phát hành 15.000 cuốn (tăng 50% so với lượng phát hành năm 2008);
- Phát hành các tranh áp phích
tuyên truyền, biển cảnh báo về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng cháy chữa cháy. Dự kiến 20.000 tranh áp phích (tăng 100% so với lượng
phát hành năm 2008);
- Biên tập đĩa CD-Rom
AT-VSLĐ-PCCN 2009 tập hợp các văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật an toàn, các tư liệu hình ảnh về tai nạn lao động, các nguyên tắc làm việc
an toàn phục vụ cho công tác tuyên truyền AT-VSLĐ-PCCN, huấn luyện AT-VSLĐ của
các sở ngành, quận huyện, doanh nghiệp.
1.2- Biên soạn cẩm nang hướng dẫn
các biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất nông nghiệp: Hướng dẫn sử dụng và
các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nhiễm
khuẩn nghề nghiệp trong chăn nuôi và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động
khi sử dụng máy móc, thiết bị nông nghiệp bằng hình thức biên soạn cẩm nang hướng
dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất nông nghiệp.
1.3- Tổ chức tuyên truyền trên
các trục đường chính của thành phố bằng các hình thức panô cổ động, băng ron, cờ
phướng và tuyên truyền trên các phương tiện truyền thanh trong Tuần lễ quốc
gia.
1.4- Tổ chức các chương trình
tuyên truyền thông tin trên đài truyền hình thành phố, đài phát thanh, các báo
bằng hình thức chương trình thời sự cảnh báo về tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; phóng sự về an toàn PCCC, sự cố cháy nổ xảy ra trên địa bàn thành phố;
hình thức chương trình toạ đàm về đề tài AT-VSLĐ-PCCN.
2- Tổ chức hoạt động hội thi,
phát động phong trào thi đua thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh
lao động và phòng cháy chữa cháy
2.1- Tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh
về đề tài an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ.
2.2- Tổ chức cuộc thi: “ Công
nhân viên chức lao động tìm hiểu công tác phòng cháy chữa cháy”. Thời gian diễn
ra từ Tuần lễ Quốc gia 15/3/2009 đến ngày 04/10/2009.
3- Tổ chức các hoạt động hội thảo,
hội nghị, diễn đàn:
3.1- Hội thảo về chuyên đề: “ Thực
trạng hoạt động của Hội đồng Bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong tình hình hiện nay, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy bảo hộ lao động cơ sở
và phát huy các nguồn lực cho hoạt động bảo hộ lao động, an toàn lao động tại
doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
3.2- Hội thảo chuyên đề: “Xã hội
hóa công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và
người lao động trên địa bàn TP”.
3.3- Hội thảo về chuyên đề : “
Công tác AT- VSLĐ trong thi công nhà cao tầng và công trình tầng hầm trên địa
bàn thành phố, các giải pháp phòng giảm TNLĐ ”.
3.4- Chương trình toạ đàm trực
tuyến trên đài truyền hình về chủ đề : “ Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
tai nạn lao động và cháy nổ trên địa bàn”.
4)- Sau Tuần lễ quốc gia : Tổ chức
tổng kết Tuần lễ quốc gia báo cáo Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia Trung ương và Uỷ
ban nhân dân thành phố. Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác bảo hộ lao động năm
2008 và TLQG năm 2009, phương hướng nhiệm vụ công tác an toàn – vệ sinh lao động
– phòng chống cháy nổ năm 2009.
B.- HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SỞ NGÀNH,
BAN QUẢN LÝ CÁC KCX-KCN, CÁC QUẬN HUYỆN, TỔNG CÔNG TY, CÔNG TY CẤP TRÊN DOANH
NGHIỆP:
Xây dựng kế hoạch hưởng ứng Tuần
lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 của quận huyện, sở ngành, Ban quản lý
KCX-KCN, Ban quản lý khu công nghệ cao, tổng công ty, công ty cấp trên doanh
nghiệp phù hợp với tình hình của ngành, địa phương theo chủ đề chung của thành
phố. Phương hướng tổ chức các hoạt động là hướng về cơ sở, thu hút được sự chủ
động tham gia của các doanh nghiệp và người lao động.
Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh
nghiệp trong phạm vi quản lý tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về
AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 thiết thực và hiệu quả, trực tiếp tác động đến đối tượng
người lao động và điều kiện lao động của doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về
bảo hộ lao động của doanh nghiệp, có các biện pháp cụ thể phòng ngừa tai nạn
lao động, sự cố cháy nổ, bệnh nghề nghiệp.
Tổ chức phát hành tài liệu tuyên
truyền Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 của thành phố đến doanh nghiệp
cơ sở, người lao động trong phạm vi quản lý, đúng đối tượng, có hiệu quả và tiết
kiệm.
Tổ chức phát thanh tuyên truyền
về an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy ở các chợ, trung tâm thương
mại, khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, tổ chức xe loa tuyên truyền
về AT-VSLĐ-PCCN trên địa bàn quận huyện, trong khu vực quản lý của doanh nghiệp.
Chỉ đạo các doanh nghiệp có từ
500 lao động trở lên, Các khu chế xuất, khu công nghiệp, các công trình xây dựng
lớn trong phạm vi quản lý tổ chức mít tinh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia
AT-VSLĐ-PCCN năm 2009. Tổ chức cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý đăng
ký đơn vị đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy.
Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý thực hiện treo băng rôn, panô, áp
phích tuyên truyền Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN năm 2009.
Phát động và hướng dẫn doanh
nghiệp, đơn vị trực thuộc tham gia cuộc thi nhiếp ảnh về an toàn – vệ sinh lao
động – phòng chống cháy nổ, thi tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng cháy chữa
cháy, tổ chức các hội thao về chữa cháy và cứu hộ, chọn đơn vị tiêu biểu đại diện
ngành sở, quận huyện, khu công nghiệp tham gia các cuộc thi do thành phố tổ chức.
Tổ chức các hoạt động hội thảo,
hội nghị, toạ đàm chuyên đề về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống
cháy nổ hoặc tổ chức các lớp huấn luyện AT-VSLĐ-PCCN cho người lao động.
Tổ chức thăm các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất thuộc phạm vi quản lý có thành tích trong phong trào bảo đảm
AT-VSLĐ-PCCN. Thăm các gia đình công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đôn đốc kiểm tra các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trên địa bàn tổ chức các hoạt động hưởng ứng TLQG AT-VSLĐ-PCCN năm 2009.
Tham gia chương trình toạ đàm trực
tuyến trên đài truyền hình về chủ đề :“ Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
tai nạn lao động và cháy nổ trên địa bàn”
Tổ chức tổng kết công tác
AT-VSLĐ-PCCN của ngành, sở, quận huyện năm 2009 và tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt
động về Hội đồng Bảo hộ lao động thành phố (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội).
C.- HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
:
1- Tuyên truyền, phát động người
lao động tham gia hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN 2009, bằng các
hình thức sau:
- Treo băng rôn, panô, áp phích
tuyên truyền Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 trong khu vực doanh nghiệp,
phát thanh tuyên truyền các bài viết, thông tin của báo đài các nội dung về
AT-VSLĐ-PCCN cho người lao động.
- Tổ chức các hình thức hội nghị,
mít tinh, toạ đàm tại đơn vị để phát động đến toàn thể người lao động hưởng ứng
Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN 2009. Phát động phong trào thi đua cam kết bảo đảm
AT-VSLĐ-PCCN tại doanh nghiệp và tổ chức cho các phân xưởng, tổ, đội sản xuất
đăng ký đơn vị An toàn vệ sinh lao động, không để xảy ra tai nạn lao động, sự cố
sản xuất, cháy nổ.
- Tổ chức các hoạt động tham gia
thi nhiếp ảnh, báo tường, vẽ tranh sáng tác về đề tài an toàn lao động, vệ sinh
lao động, phòng cháy chữa cháy. Trưng bày triển lãm về hoạt động, các công
trình cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp và khen thưởng các cá nhân
tập thể trong doanh nghiệp có thành tích về thực hiện công tác AT-VSLĐ-PCCN tại
doanh nghiệp.
- Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội
thảo, nói chuyện chuyên đề về AT-VSLĐ-PCCC, tìm hiểu pháp luật BHLĐ, Luật PCCC
theo đặc thù của doanh nghiệp.
- Tổ chức thăm hỏi, động viên
gia đình công nhân viên chức và lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2- Thực hiện các quy định của
Nhà nước về Pháp luật lao động, các qui định về PCCC tại doanh nghiệp :
- Tiếp tục củng cố kiện toàn bộ
máy bảo hộ lao động của doanh nghiệp, bố trí đủ cán bộ làm công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy cơ sở; phát triển mạng lưới an
toàn vệ sinh viên, lực lượng sơ cấp cứu tại chỗ, lực lượng phòng cháy nghĩa vụ
của cơ sở theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch 14 ngày 31/10/1998 của Liên Bộ,
Luật Phòng cháy chữa cháy.
- Rà soát thực hiện đầy đủ các
qui định chế độ chính sách về bảo hộ lao động cho người lao động như: trang bị
đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; đo môi trường lao động và
cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; thực hiện bồi dưỡng độc hại
cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm . v.v…
- Rà soát, xây dựng đầy đủ các nội
qui, qui đinh về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất của đơn vị. Tổ chức
huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động và cấp thẻ an
toàn cho công nhân vận hành các máy móc thiết bị, làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động theo đúng qui định. Tuyên truyền, phổ biến Luật
sửa đổi bổ sung Bộ Luật Lao động và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi
bổ sung Bộ Luật Lao động.
- Tổ chức đợt kiểm tra về an
toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp, bổ sung các biển
báo, rào chắn những khu vực nguy hiểm có nguy cơ tai nạn lao động; bảo dưỡng sửa
chữa thiết bị, đầu tư trang bị bổ sung phương tiện phòng cháy và chữa cháy,
phương tiện cứu hộ cứu nạn, rà soát và bổ sung nội quy, quy trình an toàn vệ
sinh lao động phòng cháy chữa cháy cho những công việc, địa điểm sản xuất có
nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ. v.v…
- Tổ chức cho công nhân khám sức
khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Tập huấn về sơ cấp cứu ban đầu
tai nạn lao động theo quy định của Bộ Y tế.
3- Tổ chức sơ kết công tác
AT-VSLĐ-PCCN và tổng hợp báo cáo hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về
AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 theo mẫu đính kèm đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội, cơ quan quản lý cấp trên.
III.- CÁC KHẨU
HIỆU TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG :
Nhiệt liệt hưởng ứng Tuần lễ quốc
gia về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ lần thứ XI năm 2009 (từ
15/3 dến 21/3/2009).
Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
về bảo hộ lao động là góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Phòng chống cháy nổ là thiết thực
bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và của người lao động.
Phát triển sản xuất, kinh doanh
phải đi đôi với cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ môi trường.
Sản xuất phải bảo đảm an toàn,
có an toàn mới tiến hành sản xuất.
Chấp hành quy trình, biện pháp
làm việc an toàn là nghĩa vụ của người lao động.
An toàn lao động là hạnh phúc của
mỗi gia đình.
“Thi đua làm nhiều, nhanh, tốt,
rẻ phải đi đôi với bảo đảm an toàn lao động, phải biết quý trọng con người”
(Trích Tuyển tập Hồ Chí Minh
trang 783 – Nói chuyện tại đại hội chiến sỹ thi đua công nghiệp ngày 01/3/1960)
“Phải bảo đảm an toàn lao động,
vì người lao động là vốn quý nhất”
(Trích Tuyển tập Hồ Chí Minh
trang 701Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ công nhân viên nhà máy cơ khí Hà Nội
ngày 02/2/1960)
“Chúng ta phải quý trọng con người,
nhất là công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội. Chúng ta cần hết sức
bảo vệ, không để xảy ra tai nạn lao động”
(Trích tuyển tập Hồ Chí Minh huấn
thị tại Hội nghị cán bộ công đoàn ngày 14/3/1959)
IV.- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN :
- Căn cứ hướng dẫn này các Sở
ngành, UBND các quận huyện, tổng công ty cấp trên doanh nghiệp và các doanh
nghiệp xây dựng kế hoạch tố chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia
AT-VSLĐ-PCCN năm 2009 của ngành, sở, quận huyện, doanh nghiệp
- Sau Tuần lễ quốc gia
AT-VSLĐ-PCCN 2009, các Sở ngành, UBND các quận huyện, tổng công ty cấp trên
doanh nghiệp và các doanh nghiệp tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức Tuần lễ quốc
gia năm 2009 về bộ phận thường trực Hội đồng Bảo hộ lao động thành phố (Thanh
tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố – số 378/3 Điện Biên Phủ, phường
11, quận 10), trước ngày 10/4/2009 để kịp thời tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân
thành phố và Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia AT-VSLĐ-PCCN Trung ương.
- Trong quá trình triển khai thực
hiện các ngành sở, quận huyện, tổng công ty cấp trên doanh nghiệp và các doanh
nghiệp có vấn đề cần hướng dẫn chi tiết xin liên hệ Thanh tra Sở Lao động TBXH
TP – Điện thoại: 39.292.253, 38.327.919, Ban Thi đua Chính sách Liên đoàn lao động
TP - ĐT: 8290825.
Nơi nhận :
- TT/TU, TTUBND TP- BCĐ TLQG TW”để báo cáo”;- VP.UBND TP ) - Các Sở Ban
Ngành TP )
- UBND các Quận Huyện”để thực hiện”;
- Ban QL các KCX, KCN )
- Ban QL khu công nghệ cao
Các TCTy, Cty, Các DN)
- Các thành viên HĐ BHLĐ TP “để phối hợp”;- Các cơ quan báo, đài;- Lưu: VT,
TTr.
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
Trần Trung Dũng
|
Tên đơn vị: ……………………………………………
Cơ quan quản lý cấp
trên:…………………………………………
Địa chỉ, điện thoại:
……………………………………………
MẪU BÁO CÁO
TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TUẦN LỄ AT-VSLĐ-PCCN NĂM
2009
Stt
|
Nội
dung hoạt động
|
Kết
quả, số lượng
|
Ghi
chú
|
I
|
Các hoạt động chung
Công tác chỉ đạo :
- Văn bản chỉ đạo tổ chức
TLQG:
- Hội nghị triển khai, số đơn
vị, số người tham gia :
|
|
|
Mít tinh:
- Mít tinh của cấp trên doanh
nghiệp (số đơn vị, số người tham gia):
- Số doanh nghiệp tổ chức mít
tinh:
- Số người tham gia:
|
|
|
Hội nghị sơ kết, tổng kết,
khen thưởng:
- Số đơn vị được khen thưởng:
- Số cá nhân được khen thưởng:
- Tổng kinh phí khen thưởng:
|
|
|
Thăm các cơ sở sản xuất thực
hiện tốt công tác AT – VSLĐ – PCCN (số đơn vị):
|
|
|
Thăm các gia đình công nhân bị
tai nạn lao động (số người được thăm):
|
|
|
Đăng ký đơn vị bảo đảm ATVSLĐ,
không xảy ra tai nạn lao động, sự cố cháy nổ (Số đơn vị đăng ký, tỷ lệ %) :
|
|
|
II
|
Các hoạt động thông tin tuyên
truyền:
Các ấn phẩm thông tin tuyên
truyền:
- Số lượng tờ rơi đã phát
hành:
- Số lượng tranh áp phích đã
phát hành:
- Số lượng sách, tài liệu đã
phát hành:
- Số băng rôn, panô, khẩu hiệu
đã thực hiện:
|
|
|
|
Các phương tiện thông tin :
- Số bài viết trên các báo :
- Số tin, phóng sự phát trên
đài truyền hình:
- Số bài, tin đã phát trên đài
phát thanh :
- Số tờ báo tường, số bài viết
về AT-VSLĐ-PCCN :
- Số lần phát thanh trên xe
loa của địa phương, loa truyền thanh nội bộ của doanh nghiệp :
|
|
|
|
Thi tìm hiểu về BHLĐ, PCCC:
- Số cuộc thi:
- Số người tham gia:
|
|
|
|
Thi an toàn vệ sinh viên giỏi:
- Số đơn vị tham gia:
- Số người dự thi:
|
|
|
|
Các hoạt động khác (hội thao
PCCC, triển lãm ATVSLĐ-PCCN, hội diễn văn nghệ, v.v...) :
- Hội thao PCCC
- Triển lãm, số lượt người dự
:
- ….
|
|
|
III
|
Các hoạt động chuyên đề về
AT-VSLĐ-PCCN:
Vệ sinh lao động:
- Số người được khám sức khỏe
định kỳ:
- Số lần đo đạc kiểm tra môi
trường lao động:
- Số công trình cải thiện điều
kiện làm việc:
|
|
|
|
Phòng chống cháy nổ:
- Các công trình PCCC được thực
hiện :
- PCCC:
- Số doanh nghiệp được kiểm
tra PCCC:
|
|
|
|
Hoạt động kiểm tra, tự kiểm
tra về ATVSLĐ :
- Số cuộc kiểm tra ATVSLĐ
- Số đơn vị đã được kiểm tra
ATVSLĐ:
|
|
|
|
Huấn luyện AT-VSLĐ-PCCN :
- Số lớp huấn luyện đã tổ chức:
- Số lượt người được huấn luyện:
|
|
|
|
5. Hội thảo, diễn đàn nói chuyện
chuyên đề về ATVSLĐ-PCCN:
- Số lần hội thảo, diễn đàn :
- Số người tham gia hội thảo:
|
|
|
IV
|
Kết quả chung :
- Số vụ tai nạn lao động trong
tháng 3/2009 :
Trong đó số vụ chết người :
- Số người bị tai nạn lao động:
Trong đó số người chết:
- Số vụ cháy nổ :
- Thiệt hại do tai nạn lao động,
cháy nổ :
- So sánh với tháng 3 năm 2008
:
+ Tăng (%):
+ Giảm (%):
|
|
|
V
|
Đánh giá chung và kiến nghị :
|
|
|
Nơi nhận báo cáo:
- Thường trực Hội đồng Bảo hộ lao động thành phố (Thanh tra Sở Lao động TBXH
TP.HCM – 378/3 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10).
- Đơn vị cấp trên quản lý
|
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|