Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 95/1998/NĐ-CP tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Số hiệu: 95/1998/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 17/11/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 95/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 95/1998/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 1998 VỀ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ vào Pháp lệnh Cán bộ, công chức ban hành ngày 26 tháng 2 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Công chức nói tại Nghị định này bao gồm những người đã được quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Cụ thể là:

1 - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các cơ quan sau đây:

a) Văn phòng Chủ tịch nước;

b) Văn phòng Quốc hội

c) Cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Toà án nhân dân, Viện Kiểm sat nhân dân các cấp;

đ) Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;

e) Trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học của Nhà nước:

g) Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước:

h) Thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá của Nhà nước:

i) Các tổ chức sự nghiệp khác của Nhà nước:

2 - Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Điều 2. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1 - "Ngạch" chỉ chức danh công chức. Mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có tiêu chuẩn riêng;

2 - "Bậc" là chỉ số tiền lương trong ngạch;

3 - "Nâng ngạch" là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao;

4- "Chuyển ngạch" là chuyển từ ngạch công chức theo ngành chuyên môn này sang ngạch công chức theo ngành chuyên môn khác có trình độ tương đương;

5 - "Tuyển dụng" là việc tuyển người vào cơ quan Nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kỳ thi tuyển;

6- "Bổ nhiệm" là quyết định xếp ngạch công chức chính thức cho người đạt yêu cầu tập sự, người đạt kỳ thi nâng ngạch và công chức lãnh đạo;

7 - "Cơ quan sử dụng công chức" là cơ quan trực tiếp quản lý và tổ chức cho công chức làm việc;

8 - " Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức" là cơ quan được phân cấp để quản lý các ngạch công chức;

9 - "Điều động" là chuyển công chức từ cơ quan, đơn vị này sang làm việc ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;

10- " Biệt phái" là việc cử công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức đơn vị khác trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ, công cụ;

11- "Thời gian tập sự" là thời gian mà người được tuyển dụng sau khi thi tuyển tập làm các chức trách, nhiệm vụ của ngạch mà công chức sẽ được bổ nhiệm.

Điều 3. Công chức được phân loại như sau:

1 - Phân loại theo trình độ đào tạo gồm có:

a) Công chức loại A là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên;

b) Công chức loại B là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;

c) Công chức loại C là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp;

d) Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậ dưới sơ cấp.

2 - Phân loại theo vị trí công tác gồm có:

a) Công chức lãnh đạo (chỉ huy và điều hành);

b) Công chức chuyên môn nghiệp vụ.

Điều 4. Việc phân cấp quản lý công chức phải căn cứ vào ngạch công chức và theo sự phân loại quy định taị Điều 3 của Nghị định này.

Chương 2:

TUYỀN DỤNG, SỬ DỤNG CÔNG CHỨC

MỤC 1: ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG

Điều 5.

1 - Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, có vị trí công tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao.

Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển vào và các điều kiện quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

2 - Hàng năm, các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch tuyển dụng đề nghị với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt trong chỉ tiêu biên chế mà Bộ, ngành, tỉnh, thành phố được giao.

Điều 6. Người muốn được dự tuyển dụng vào ngạch công chức phải có đủ các điều kiện sau:

1 - Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

2 - Tuổi đời dự tuyển đối với nam phải từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi; đối với nữ từ 18 tuổi đến 35 tuổi. Trường hợp người dự tuyển đã là sĩ quan trong lực lượng vũ trang hoặc là viên chức trong doanh nghiệp Nhà nước, thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn;

3 - Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu trình độ của ngạch dự tuyển;

4 - Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công vụ;

5 - Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Điều 7. Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thương binh, con liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, những người tốt nghiệp ở các bậc đào tạo chuyên môn đạt loại giỏi được ưu tiên trong việc tuyển dụng.

MỤC 2: TỔ CHỨC THI TUYỂN

Điều 8. Việc tuyển dụng công chức phải thông qua kỳ thi theo quy chế thi tuyển. Người không qua thi tuyển công chức không được tuyển dụng vào biên chế trong cơ quan quy định taị khoản 1 Điều 1 của Nghị định này.

Điều 9. Trước 30 ngày tổ chức thi tuyển, các cơ quan phải thông báo công khai về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để mọi người biết và đăng ký dự thi.

Điều 10. Nội dung thi tuyển công chức vào các ngạch công chức theo ngành chuyên môn do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành chuyên môn xây dựng và ban hành, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Điều 11. Trong thời gian chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển, cơ quan tổ chức thi tuyển phải công bố kết quả thi và thông báo cho người dự thi biết.

Điều 12. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm ban hành quy chế thi tuyển, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thi tuyển.

MỤC 3: TUYỂN DỤNG, NHẬN VIỆC

Điều 13. Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày sau khi công bố kết quả thi, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng và xếp lương theo đúng quy định về tiêu chuẩn, ngạch, bậc của công chức và báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ kết quả thi, danh sách xếp ngạch, bậc lương của người được tuyển dụng.

Điều 14. Người được tuyển dụng phải thuộc chỉ tiêu biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền phân bổ và phải có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10. Người trúng tuyển là người được tính từ tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu biên chế.

Điều 15. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến cơ quan nhận việc, nếu trong quyết định tuyển dụng không quy định thời hạn khác.

Trường hợp người được tuyển dụng có những lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn đề nghị gia hạn thời gian nhận việc và phải được cơ quan sử dụng công chức đồng ý.

Trường hợp người có quyết định tuyển dụng đến nhận việc chậm quá thời hạn nói trên và không có lý do chính đáng, thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.

MỤC 4: TẬP SỰ, BỔ NHIỆM

Điều 16. Người được tuyển dụng vào công chức phải qua thời gian tập sự. Thời gian tập sự được tính từ ngày người được tuyển dụng nhận việc:

1 - Đối với công chức loại A, thời gian tập sự là 12 tháng, riêng công chức là bác sĩ thì thời gian tập sự là 9 tháng;

2 - Đối với công chức loại B, thời gian tập sự là 6 tháng;

3 - Đối với công chức loại C, thời gian tập sự là 3 tháng.

Điều 17.

1 - Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm hướng dẫn cho người tập sự về chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan; mối quan hệ giữa các đơn vị trong cơ quan và cơ quan liên quan;

2 - Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm cử một công chức cùng ngạch, có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự.

Điều 18.

1 - Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển dụng và các quyền lợi khác như công chức trong cơ quan.

2 - Người được tuyển dụng làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm, thì trong thời gian tập sự được hưởng 100% hệ số lương khởi điểm của ngạch được tuyển và được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định chung.

3 - Công chức được cơ quan, tổ chức, đơn vị phân công hướng dẫn người tập sự quy định tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định này được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn người tập sự.

Điều 19.

1 - Hết thời gian tập sự, người tập sự phải làm báo cáo kết quả tấp sự; người hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự, báo cáo với sơ quan sử dụng công chức.

2 - Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Nếu người tấp sự đạt yêu cầu của ngạch, thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.

3 - Trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu của ngạch, thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.

Điều 20. Trong thời gian tấp sự, nếu người tấp sự vi phạm quy chế làm việc của cơ quan và quy định của pháp luật, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.

Điều 21. Sau thời gian tập sự, nếu người tập sự không được bổ nhiệm vào ngạch, thì được trợ cấp 01 tháng lương hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi thường trú.

MỤC 5: NÂNG NGẠCH, CHUYỂN NGẠCH

Điều 22. Việc nâng ngạch công chức phải thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.

Điều 23.

1- Việc xét thi nâng ngạch cho công chức phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác của cơ quan nơi công chức đang làm việc.

2 - Công chức tham gia thi nâng ngạch phải có đủ các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng và các điều kiện cần thiết khác theo quy định ở ngạch dự thi và được Hội đồng sơ tuyển của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cử tham gia kỳ thi.

Điều 24. Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu thi nâng ngạch và gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ chính phủ để phân bổ chỉ tiêu dự thi.

Điều 25.

1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng sơ tuyển để đánh giá phẩm chất đạo đức, thành tích công tác và khả năng chuyên môn công chức để cử công chức dự kỳ thi nâng ngạch.

2 - Hội đồng sơ tuyển có 05 hoặch 07 thành viên, bao gồm:

a) Ở các cơ quan Trung ương:

Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (hoặc tương đương) của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Các Uỷ viên Hội đồng gồm một số Vụ trưởng Vụ chuyên ngành thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

b) Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Phó chủ tịch Hội đồng là Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các Uỷ viên gồm một số Giám đốc Sở chuyên ngành (hoặc tương đương) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 26. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả kỳ thi nâng ngạch, công chức trúng tuyển được bổ nhiệm vào ngạch trúng tuyển và được xếp hệ số lương của ngạch đó.

Điều 27.

1 - Công chức chuyển từ ngạch chuyên môn này sang ngạch chuyên môn khác hoặc những viên chức làm việc ở doanh nghiệp Nhà nước được tuyển dụng và xếp lương vào ngạch công chức trước khi ban hành Nghị định 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp mà được tiếp nhận vào cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, thì phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch chuyển đến và trong chỉ tiêu biên chế được phân bổ của cơ quan.

2- Cơ quan sử dụng công chức khi tiếp nhận công chức chuyển ngạch phải thành lập Hội đồng kiểm tra để sát hạch về trình độ, năng lực của công chức. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì cơ quan sử dụng công chức tiếp nhận, ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm.

3- Hội đồng kiểm tra có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

 Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan;

Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ cơ quan;

Các Uỷ viên Hội đồng gồm một số lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ công tác ở cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn.

4- Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ:

Xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch mới, văn bản đánh giá nhận xét quá trình công tác của cơ quan cũ.

Phỏng vấn công chức chuyển ngạch về hiểu biết, nhận thức về chính trị, xã hội, chuyên môn;

Kiểm tra người chuyển ngạch viết văn bản quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của ngạch;

Hội đồng kiểm tra họp đánh giá kết quả; nếu xét thấy công chức đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm vào ngạch.

5- Khi xét chuyển ngạch không được kết hợp nâng bậc, nâng ngạch.

MỤC 6: ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI

Điều 28.

1- Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có quyền điều động công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương hoặc địa phương theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.

2- Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp:

a) Tăng cường, bổ sung cho cơ quan, tổ chức, đơn vị về số lượng, chất lượng đội ngũ công chức để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao;

b) Thực hiện việc luân chuyển công chức giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành, lĩnh vực theo quy hoạch đội ngũ công chức.

Khi điều động công chức cần chú ý xem xét tới hoàn cảnh gia đình và bản thân công chức được điều động.

3- Công chức được điều động về làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo ngoài việc áp dụng các chính sách ưu đãi, còn được hưởng một số chính sách khuyến khích khác theo quy định chung của nhà nước.

Điều 29.

1 - Do yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cử biệt phái công chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Thời hạn cử biệt phái không quá 3 năm.

2- Việc cử biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp:

a) Do có những nhiệm vụ đột xuất, cấp bách mà chưa có khả năng điều động công chức;

b) Do có những công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

3- Công chức được cử biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức cử biệt phái công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức biệt phái.

4- Công chức được cử biệt phái đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định chung của Nhà nước.

5- Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ cá nhân.

Điều 30. Công chức đảm nhận các nhiệm vụ sau đây khi không đảm nhận nhiệm vụ, được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành, nghề chuyên môn của mình và được bảo đảm các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật:

1- Được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ theo nhiệm kỳ ở các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp.

2- Được bầu giữ các chức vụ chuyên trách ở các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân tập thể Việt nam, Hội cựu chiến binh;

3- Được bổ nhiệm vào các chức vụ là thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước;

4- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Chương 3:

QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

Điều 31. Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý về công chức có nhiệm vụ:

1- Xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành;

2- Xây dựng trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức;

3 - Xây dựng trình Chính phủ ban hành chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức;

4- Quản lý về số lượng, bổ nhiệm, xếp lương và nâng bậc lương đối với công chức cao cấp (chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương);

5- Ban hành các quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch và quy chế đánh giá công chức;

6- Ban hành, sửa đổi, bổ sung các chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức theo đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

7- Xây dựng chỉ tiêu biên chế trình Thủ tướng Chính phủ và quản lý số lượng biên chế công chức thuộc Chính phủ quản lý trong cả nước.

8- Chủ trì tổ chức việc thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương khác;

9- Tổ chức việc thống kê công chức trong cả nước;

10- Thanh tra, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở thi hành các quy định của Nhà nước về công chức;

11- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 32. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

1- Quản lý về số lượng, bổ nhiệm, xếp lương và nâng bậc lương đối với công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;

2- Xây dựng và đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành các tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức theo ngành chuyên môn và hướng dẫn việc thực hiện ;

3- Tổ chức việc thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định của Chính phủ;

4- Tổ chức thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, từ cán sự lên chuyên viên, từ chuyên viên lên chuyên viên chính và các ngạch tương đương khác;

5- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý biên chế, quỹ tiền lương và thực hiện các chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc các tổ chức do Bộ, ngành trực tiếp quản lý;

6- Tổ chức việc thống kê ngạch công chức ngành chuyên môn trong cả nước và công chức thuộc các tổ chức do Bộ, ngành trực tiếp quản lý;

7- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước về công chức thuộc ngành chuyên môn trong cả nưóc và công chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành;

8- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 33. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao quản lý các ngạch công chức theo ngành chuyên môn như sau:

1- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Hành chính, ngành Lưu trữ;

2- Thanh tra Nhà nước quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành thanh tra;

3- Bộ Tài chính quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Tài chính;

4- Bộ Tư pháp quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Tư pháp;

5- Ngân hàng Nhà nước quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Ngân hàng;

6- Tổng cục Hải quan quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Hải Quan;

7- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Nông nghiệp, Kiểm lâm, Thuỷ lợi;

8- Bộ Xây dựng quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Xây dựng;

9- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Khoa học kỹ thuật;

10- Tổng cục Khí tượng thuỷ văn quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Khí tượng thuỷ văn;

11- Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Giáo dục đào tạo;

12- Bộ Y tế quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Y tế;

13 - Bộ Văn hoá thông tin quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Văn hoá thông tin;

14- Uỷ ban Thể dục thể thao quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Thể dục thể thao;

15- Cục Dự trữ quốc gia quản lý ngạch công chức chuyên môn ngành Dự trữ quốc gia.

Điều 34. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được Chính phủ giao quản lý ngạch công chức theo ngành chuyên môn quy định tại Điều 33 của Nghị định này có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ:

1- Nội dung thi tuyển công chức vào ngạch chuyên môn;

2- Nội dung thi nâng ngạch công chức của các ngạch chuyên môn quy định tại khoản 4 Điều 32 của Nghị định này;

3- Nội dung và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức các ngạch chuyên môn;

4- Nội dung và tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chức theo ngành chuyên môn do Bộ, ngành quản lý.

Điều 35. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có nhiệm vụ:

1- Tổ chức quản lý công chức từ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống;

2- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý biên chế và quỹ tiền lương công chức thuộc tỉnh;

3- Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với công chức thuộc tỉnh;

4- Tổ chức việc thi tuyển công chức, thi nâng ngạch từ nhân viên lên cán sự, từ cán sự lên chuyên viên và các ngạch tương đương khác theo quy chế chung và nội dung thi của các Bộ quản lý ngạch công chức theo các ngành chuyên môn;

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy định chung;

5- Tổ chức thống kê công chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

6- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước về công chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

7- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức thuộc phạm vi tỉnh quản lý theo quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 36. Cơ quan sử dụng công chức có nhiệm vụ:

1- Tổ chức sử dụng và phân công công chức đúng ngạch, vị trí công việc và thực hiện nghiêm chỉnh các Điều 16, 17, 18, 19 và 21 của Nghị định này.

2- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công chức, các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với công chức;

3- Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức các yêu cầu về tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, biệt phái, để ra ngoài ngạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức trong cơ quan;

4- Đánh giá công chức thuộc quyền sử dụng theo quy định;

5- Thanh tra, kiểm tra công chức về việc thực hiện các quy định tại Chương III của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

6- Thống kê và báo cáo tình hình công chức thuộc quyền quản lý cho cơ quan quản lý công chức cấp trên theo quy định;

7- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức thuộc phạm vi cơ quan quản lý;

8- Thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật công chức theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

Điều 37. Cơ quan sử dụng công chức lập và lưu giữ hồ sơ cá nhân của công chức. Mọi diễn biến trong quá trình công tác của công chức từ khi được tuyển dụng, bổ nhiệm đến khi thôi làm việc phải được thể hiện và lưu tại hồ sơ công chức.

Việc lập và lưu giữ hồ sơ công chức theo hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38.

1- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2- Nghị định này thay thế Nghị định số 24/CP ngày 8 tháng 11 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tuyển dụng công nhân, viên chức Nhà nước và Quyết định số 256/TTg ngày 15 tháng 7 năm 1975 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tập sự đối với người được tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước.

Điều 39. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 95/1998/ND-CP

Hanoi, November 17, 1998

 

DECREE

ON THE RECRUITMENT, EMPLOYMENT AND MANAGEMENT OF PUBLIC SERVANTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Public Employees issued on February 26,1998;
At the proposal of the Minister-Chairman of the Government for Organization and Personnel
Commission,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Public servants stipulated in this Decree comprise persons who are defined in Items 3 and 5, Article 1 of the Ordinance on Public Employees. More concretely, they are:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The Office of the President of the State;

b/ The Office of the National Assembly;

c/ Administrative offices of the State at the center, in the provinces and cities directly under the Central Government, districts, towns and cities in the provinces;

d/ The People’s Courts and People’s Procuracies at all levels;

e/ Representative Offices of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries;

f/ Schools, hospitals, scientific research agencies of the State;

g/ Press, broadcasting and television agencies of the State;

h/ Libraries, museums and cultural houses of the State;

i/ Other non-business organizations of the State;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. "Category" designates a public servant title. Each category reflects the position and professional or specialization level, with specific criteria;

2. "Grade" is the salary indicator in a category;

3. "Category rise" is the rise from a lower category to a higher category;

4. "Category transfer" is the transfer from a public servant category of one specialization to the public servant category of another specialization of equivalent level;

5, "Recruitment" is the recruitment of a person to a State agency after he/she has passed the recruitment examinations;

6. "Nomination" is the decision to appoint a person to the official public servant category after he/she has passed the period of apprenticeship, or passed the examinations for category rise and for leading public servants;

7. "Public servant employing agency" is the agency that directly manages and organizes work for the public servant;

8. "The agency with managerial competence over public servants" is the agency that is assigned to manage the categories of public servants;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. "Special assignment" is the assignment of a public servant to work at another agency , organization or unit in a given period as required by the task or mission;

11. "Apprenticeship period" is the time after which the recruited person shall be appointed to his/her responsibility and task of his/her category.

Article 3.- Public servants are classified as follows:

1. Classification according to the level of training shall include:

a/ Public servants Class A are those with a level of professional training from tertiary education upward.

b/ Public servants Class B are those with a level of professional training at the vocational secondary and undergraduate education;

c/ Public servants Class C are those with primary professional training;

d/ Public servants Class D are those with professional training level under the primary level.

2. Classification according to position of work shall include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Professional and technical public servants;

Article 4.- The assignment of responsibilities in managing public servants must be based on the category of public servants and the classification defined in Article 3 of this Decree.

Chapter II

RECRUITMENT AND EMPLOYMENT OF PUBLIC SERVANTS

SECTION 1.- CONDITIONS OF RECRUITMENT

Article 5.-

1. The recruitment of public servants must be based on the requirements of work, concrete posts and the assigned payroll.

The recruited person must have good ethics and meet the professional and technical criteria of the category for which he/she is recruited and the conditions stipulated in Article 6 of this Decree.

2. Each year, the agencies and organizations of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, Services, Commissions and branches, People’s Committees of the districts, cities and towns of the provinces and cities directly under the Central Government shall work out their plans of recruitment to propose to the ministries, ministerial-level Agencies, Agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to approve within the payrolls assigned to the ministries, branches, provinces and cities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. He/she must be a Vietnamese citizen with a permanent residence in Vietnam;

2. A male applicant must be aged from full 18 to 40 years old; a woman applicant must be aged from full 18 to 35 years old. In case the applicant has been an officer in the armed forces or a public employee in a State enterprise, the recruitment age may be higher;

3. He/she must send an application with clear personal history and attached to the diplomas or training certificates required by the standard of the category of the recruitment;

4. He/she must be physically fit for public work;

5. He/she must be not in the period of examination for penal liabilities, serving a prison term or reformation without detention, under probation or subject to reeducation at the commune, ward or township or obligatory medical treatment or internment at reeducation centers.

Article 7.- Members of ethnic minorities, volunteers to work on highlands, deep lying and remote regions, offshore islands, war invalids, children of fallen heroes, heroes and heroines of the armed forces, labor heroes and heroines, graduates of various professional training courses with excellent marks shall be given priority in recruitment.

SECTION 2.- ORGANIZATION OF RECRUITMENT EXAMINATIONS

Article 8.- The recruitment of public servants must go through an examination according to the recruitment exams statute. Persons who do not go through a public servant recruitment examination shall not be recruited into the payroll of an agency as stipulated in Item 1, Article 1 of this Decree.

Article 9.- 30 days before the recruitment exam is held, the agency must publicly announce on the local mass media the conditions, criteria, number of persons to be recruited so that everyone can know and register for the exams.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Within 30 days at the latest after the conclusion of the recruitment examination, the agency that organizes the exam must announce the results of the exam and notify the examinees.

Article 12.- The Government Commission for Organization and Personnel shall have to issue a statute on recruitment examination, guide, supervise, and inspect the Ministries, ministerial-level Agencies, Agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government in the recruitment examinations.

SECTION 3.- RECRUITMENT, JOB ACCEPTANCE

Article 13.- Within 30 days at the latest after the results of the examination are announced, the agency with recruitment competence shall issue the recruitment decision and put him/her on the pay scale in conformity with the criteria, category and grade of public servants and report it to the Government Commission for Organization and Personnel on the results of the exam and the category and pay scale to which the recruit is assigned.

Article 14.- The recruit must belong to the payroll of the agency, organization or unit to which the competent recruitment agency has assigned him/her and must have got at least five marks on the 10-point rating system for all the tests. The successful examinee is one among those who got the number of marks from the highest down to the lowest point permitted by the pay roll.

Article 15.- Within 30 days at the latest after the issue of the recruitment decision, the recruit must go to the agency to accept his/her job if the recruitment decision does not provide for another time limit.

In case the recruit has plausible reasons not to accept his/her job on time, he/she must send a written proposal to extend the time-limit for job acceptance and must get the consent of the agency employing public servants.

In case the person who has received the recruitment decision comes to accept his/her job later than the time-limit without plausible reason, the agency with recruitment competence shall issue a decision to annul the recruitment decision.

SECTION 4.- APPRENTICESHIP, NOMINATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For Class A servants, the apprenticeship period is 12 months. For doctors who are public servants, it is 9 months;

2. For Class B public servants, the apprenticeship period is 6 months;

3. For Class C public servants, the apprenticeship period is 3 months.

Article 17.-

1. The agency employing public servants shall have to guide the apprentice on the functions, tasks, internal regulation and statute of the agency, on the relations among the units in the agency and with related agencies;

2. The agency employing public servants shall have to assign a public servant of the same category, capable and experienced in the same profession to guide the apprentice.

Article 18.-

1. During the apprenticeship period, the apprentice shall receive 85% of the coefficient of the start-up salary of the category of recruitment and other interests like any public servant in the agency.

2. Persons recruited for work on the highlands, in deep-lying and remote areas, on offshore islands or in noxious or dangerous branches and trades shall receive 100% of the coefficient of the start-up salary of the category of recruitment during the apprenticeship period in addition to allowances and preferential treatment according to the general provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.-

1. After the apprenticeship period, the apprentice shall make a report on the result of the apprenticeship; the guider shall make a written appreciation report on the result of the apprenticeship and report to the agency employing the public servant.

2. The head of the agency employing the public servant shall evaluate the ethical quality and the working result of the apprentice. If the apprentice achieves the desired result of the category, the head of the agency shall propose to the agency with managerial competence over public servants to issue a decision to officially assign the apprentice to his/her category.

3. If the apprentice does not achieve the mark of the category, the head of the agency employing public servants shall propose to the agency with managerial competence over public servants to annul the recruitment decision.

Article 20.- During the period of apprenticeship if the apprentice violates the work regulation of the agency and provisions of law, the head of the agency employing public servants shall, depending on the nature and extent of the violation, propose the agency with managerial competence over public servants to issue a decision annulling the recruitment decision.

Article 21.- After the apprentice period if the apprentice is not appointed to the category, he/she shall receive an allowance of a months salary and the transport fare to his/her place of permanent residence.

SECTION 5.- CATEGORY RISE AND TRANSFER

Article 22.-

The category rise of a public servant shall have to go through a category rise examination as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The consideration for category rise exam for public servants must be based on the requirement and work position of the agency where the public servant is working.

2. Public servants taking part in a category rise exam must have all the diplomas and certificates of training and fostering and other necessary conditions as required by the examination category and must be appointed by the Preliminary Recruitment Council of the Ministries, ministerial-level Agencies, Agencies attached to the Government or the People’s Committee of the province and city directly under the Central Government to take part in the exam.

Article 24.- Each year the Ministries, the ministerial-level Agencies, the Agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall work out their plans and propose the number of persons to sit at category rise exams and send the plans to the Government Commission for Organization and Personnel so that the latter shall allocate the number of participants in the exams.

Article 25.-

1. The Ministries, the ministerial-level Agencies, the Agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall set up Councils for preliminary recruitment in order to evaluate the ethical quality, working records and professional abilities of public servants and send public servants to the category rise exams.

2. The Council for Preliminary Recruitment shall have 05 or 07 members comprising:

a/At central agencies:

- The Chairman of the Council is a leader of the Ministry, ministerial-level Agency or Agency attached to the Government;

- The Vice Chairman of the Council shall be the Head of Department for Organization and Personnel (or equivalent) of the Ministry, ministerial-level Agency or Agency attached to the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ In the provinces and centrally-run cities:

- The Chairman of the Council is a leader of the People’s Committee of the province or centrally-run city;

- The Vice Chairman of the Council is the Head of the Department for Organization of the province or centrally-run city;

- The members of the Council shall include a number of Heads of the specialized departments (or equivalent level) of the province or centrally-run city.

Article 26.- Within 30 days at the latest after the publication of the result of the category rise examination, the successful examinee shall be assigned to the category of his/her examination and shall receive his/her pay according to the salary coefficient of that category.

Article 27.-

1. Public servants who are transferred from one specialization to another or who are recruited and receive salary of the public servant category before the issue of Decree No. 26-CP of May 23, 1993 of the Government provisionally providing for the new regime of salaries in the enterprises and who are admitted to the agencies in the administrative and non-business sector, must meet the specialization and professional criteria of the category from which they are transferred and must belong to the payroll assigned to the agency.

2. The agency employing public servants when accepting the transferred public servant shall have to set up a Control Council to test the standard and capacity of the public servant. If the latter meets all the professional criteria of the new category, the agency employing the public servant shall receive him/her and issue a nomination decision according to its competence or propose the agency with managerial competence over public servants to nominate him/her.

3. The Control Council has 05 or 07 members including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Vice Chairman of the Council who is Head of the Department for Organization and Personnel of the agency;

- The members of the Council comprising a number of leading officials of the specialization department, a number of capable public servants with a given professional standard working in the same or higher category.

4. The Control Coucil has the following tasks:

- To examine the diplomas and training and fostering certificates as required by the new category, the written working process evaluation of the former agency;

- To interview the transferred public servant about his/her knowledge and perception of politics, social affairs and specialty;

- To check the capacity of the transferred public servant in writing managerial documents according to the requirement of the task of the category;

- The Control Council shall meet to evaluate the result. If it deems that the public servant meets the requirement it shall propose the agency with managerial competence over public servants to assign him/her to the category.

5. When considering a category transfer it is forbidden to combine grade with category rise.

SECTION 6.- ASSIGNMENT AND SPECIAL ASSIGNMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The agency with managerial competence over public servants is entitled to send public servants to work at agencies, organizations and units at the center or in the localities according to the requirements of the tasks and public duties.

2. This detailing shall be performed in the following cases:

a/ When it is necessary to strengthen or complement the agency, organization or unit in the quantity and quality of the contingent of public servants in order to assure the fulfillment of the task assigned;

b/ To carry out the rotation of public servants between the center and the localities, among the branches and domains according to the planning of the contingent of public servants.

When assigning a public servant to a task it is necessary to take into account his/her family circumstances and his/her own circumstances.

3. Public servants who are assigned to work on the highlands, in deep-lying and remote areas or on offshore islands shall enjoy, besides annuities according to preferential policies, a number of other preferential policies according to the common regulations of the State.

Article 29.-

1. At the requirement of the tasks or public duty, the agency with managerial competence over public servants may send him/her on special assignment to work for a given period at another agency, organization or unit. The time limit for such special assignment shall not exceed three years.

2. The special assignment of public servants shall be performed in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Certain tasks which demand settlement within a given time.

3. The public servant on special assignment must obey the work allocation of the agency, organization or unit at the place where he/she is detailed. The agency or organization which sends a public servant on special assignment shall have to pay his/her salary and ensure his/her other interests.

4. The public servant on special assignment on highlands, in deep-lying and remote areas and on offshore islands shall enjoy preferential policies according to the common regulations of the State.

5. The evaluation of public servants on special assignment shall be conducted by the agency employing them. The written evaluation must be sent to the agency which sends them and kept in the personal files.

Article 30.- Public servants who are assigned to the following jobs shall be assigned to jobs according to their capacities, aptitudes, branches and specialties of their training and ensured regimes and policies as prescribed by law after they cease to hold such jobs:

1. They are elected, approved or appointed to hold posts according to terms at agencies of the National Assembly, the Government, the People’s Courts of various levels, the Supreme People’s Procuracy, the People’s Committees and People’s Councils of various levels;

2. They are elected to specialized posts at the agencies of the Communist Party of Vietnam, the Vietnam Fatherland Front, the Vietnam General Confederation of Labor, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Women’s Union, the Vietnam Peasants’ Union, the War Veterans Association;

3. They are assigned to posts of specialized members of the Managing Boards, General Director, Deputy General Director, Director, Deputy Director, Chief Assistant of the State enterprises or enterprises with State investments;

4 . They are discharging their military service duty.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



MANAGEMENT OF PUBLIC SERVANTS

Article 31.- The Government Commission for Organization and Personnel is the agency to help the Government manage public servants. It has the following tasks:

1. To elaborate draft Law and Ordinance on public servants for the Government to submit to the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly for promulgation;

2. To elaborate and submit to the Government for ratification the planning and plan for building the contingent of public servants and for training and fostering this contingent;

3. To elaborate and submit to the Government for promulgation the regime of salaries and other policies and remuneration regimes toward public servants;

4. To manage the quantity, to assign and decide the salary and raise the category for high-level public servants (high-level specialists and equivalent categories);

5. To issue regulations on recruitment examina-tions, category rise examinations and evaluation of public servants;

6. To issue, amend and supplement professional titles and criteria and categories of public servants at the proposal of ministries, ministerial-level Agencies and Agencies attached to the Government;

7. To elaborate the criteria of payrolls and submit them to the Prime Minister and manage the quantity of public servants under Government management in the whole country;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. To organize the inventory of public servants in the whole country;

10. To inspect and supervise the Ministries, branches, localities and grassroots in the implemen-tation of State regulations on public servants;

11. To direct and organize the settlement of complaints and denunciations against public servants as prescribed by the legislation on complaints and denunciations.

Article 32.- The Ministries, ministerial-level Agencies and Agencies attached to the Government have the following tasks:

1. To manage the quantity of, nominate, decide the pay and category pay rise for public servants from main specialist category and equivalent downward;

2. To elaborate and propose to the Government Commission for Organization and Personnel to issue professional criteria of public servant categories according to professional branches and to guide their implementation;

3. To organize the recruitment examination, training and fostering of public servants according to the Government regulations;

4. To organize category rise examinations from staff personnel to main personnel and from main personnel to specialist, from specialist to main specialist and equivalent categories;

5. To distribute the norms, to manage the payrolls and salary fund and to carry out other policies of remuneration for public servants in the organizations directly managed by the Ministries and branches;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To guide, inspect and control the implementation of the State regulations on public servants within specialized branches in the whole country and public servants under the jurisdiction of the Ministries and branches;

8. To settle complaints and denunciations against public servants as prescribed by the legislation on complaints and denunciations.

Article 33.- The Ministries, ministerial-level Agencies and Agencies attached to the Government are assigned the following managerial responsibilities over the categories of public servants according to their specializations:

1. The Government Commission for Organization and Personnel shall manage the specialized public servant category of the Administrative branch and Archives branch;

2. The State Inspectorate manages the specialized public servant category of the inspectorate branch;

3. The Ministry of Finance manages the category of specialized public servants of the finance branch;

4. The Ministry of Justice manages the category of specialized public servants of the justice branch;

5. The State Bank manages the category of specialized public servants of the banking branch;

6. The General Department of Customs manages the category of specialized public servants of the customs branch;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. The Ministry of Construction manages the category of specialized public servants of the construction branch;

9. The Ministry of Science, Technology and Environment manages the category of specialized public servants of the scientific and technical branches;

10. The General Department of Meteorology and Hydrology manages the category of specialized public servants of the meteorology and hydrology branch;

11. The Ministry of Education and Training manages the category of public servants specialized in education and training;

12. The Ministry of Health manages the category of public servants specialized in medical care;

13. The Ministry of Culture and Information manages the category of public servants specialized in culture and information;

14. The Physical Training and Sports Commission manages the category of public servants specialized in physical training and sports;

15. The National Reserve Department manages the category of public servants specialized in national reserve.

Article 34.- The Ministries, ministerial-level Agencies and Agencies attached to the Government are assigned by the Government to manage the category of public servants along the specialization line stipulated in Article 33 of this Decree. They shall have to carry out the following contents after consulting the Government Commission for Organization and Personnel:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The content of the category rise examinations for public servants of different specialized branches stipulated in Item 4, Article 32 of this Decree;

3. The content and organization of the training and fostering of public servants of different specialized branches;

4. The content and organization of the category rise examinations for the categories of public servants according to the specialized branches under the management by the Ministries and branches.

Article 35.- The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter commonly called provinces) has the following tasks:

1. To organize the management of public servants from the category of main specialists and equivalent downward;

2. To allocate the number, manage the payrolls and the salary fund of the public servants in the province;

3. To organize the implementation of the salary regime and other remuneration policies toward public servants in the province;

4. To organize the recruitment examinations for public servants, the category rise examinations from staff personnel to main personnel, and from main personnel to specialists and equivalent categories according to the general regulations and the examination contents of the Ministries managing the category of public servants along the specialization line;

To organize the training and fostering of public servants according to the common regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To guide, inspect and control the implementation of the State regulations on public servants under the jurisdiction of the province;

7. To settle complaints and denunciations against public servants under provincial jurisdiction as prescribed by the legislation on complaints and denunciations.

Article 36.- The agency employing public servants shall have:

1. To organize the employment and allocation of public servants according to the right category and positions of work and strictly comply with Articles 16, 17, 18, 19 and 21 of this Decree;

2. To organize the implementation of the legislation on public servants, and policies and regimes of the State toward public servants;

3. To propose to the agency with managerial competence over public servants the requirements on recruitment, nomination, category rise, category transfer, assignment, special assignment, putting outside the category, training, fostering of public servants in the agency;

4. To evaluate public servants under its mana-gement as prescribed;

5. To supervise and inspect public servants in the implementation of the regulations stipulated in Chapter III of the Ordinance on Public Employees;

6. To inventorize and report on the situation of public servants under its jurisdiction to the agency managing public servants of higher level as prescribed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. To perform the awarding and disciplining of public servants according to its competence and propose the competent level to award and discipline as prescribed.

Article 37.- The agency employing public servants shall set up and keep the personal files of public servants. All developments in the process of work of the public servants from the time of their recruitment and nomination till their cessation of work must be recorded and kept in the files of public servants.

The compilation and keeping of public servant dossiers shall conform to the guidance of the Government Commission for Organization and Personnel.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 38.-

1. This Decree takes effects 15 days after its signing.

2. This Decree replaces Decree No. 24-CP of November 8, 1962 of the Government Council issuing the Statute of Recruitment of State Workers, Public Employees and Decision No. 256-TTg of July 15, 1975 of the Prime Minister on the regime of apprenticeship for persons recruited into State agencies.

Article 39.- The Ministers, the Heads of ministerial-level agencies, the Head of agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 95/1998/ND-CP of November 17, 1998 on the recruitment, employment and management of public servants

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.385

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.6.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!