Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 173 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 23/06/1992 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC SỐ 173

CÔNG ƯỚC

VỀ VIỆC BẢO VỆ NHỮNG YÊU SÁCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN, 1992

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày mồng 3 tháng 6 năm 1992 trong kỳ họp thứ bẩy mươi chín, và

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ những yêu sách của Người lao động trong trường hợp Người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán và nhắc tới những Quy định về vấn đề này tại Điều 11 của Công ước Bảo vệ Tiền lương, 1949, và tại Điều 11 của Công ước Đền bù cho người lao động (khi bị tai nạn), 1925, và

Ghi nhận rằng: từ khi thông qua Công ước Bảo vệ tiền lương, 1949, đến nay, các Nước thành viên đã coi trọng hơn vấn đề hồi phục các Doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, và xét rằng: do hậu quả xã hội và kinh tế của tình trạng mất khả năng thanh toán, phải tận dụng khả năng cố gắng để hồi phục các doanh nghiệp và bảo vệ được việc làm cho người lao động, và

Ghi nhận rằng: từ khi thông qua những quy phạm nói trên, Pháp luật và thực tiễn của nhiều Nước thành viên đã có những bước phát triển đáng kể và những nước đó đã cải thiện việc bảo vệ cho những yêu sách của người lao động trong trường hợp: người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán, và xét rằng: việc Hội nghị thông qua những quy phạm mới về vấn đề các yêu sách của người lao động trong lúc này là đúng lúc, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị có liên quan đến việc bảo vệ cho những yêu sách của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế.

Thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1992, Công ước dưới đây, gọi là Công ước Bảo vệ những yêu sách của người lao động (người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán), 1992.

Phần I.

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

1. Trong Công ước này, thuật ngữ "mất khả năng thanh toán" là để chỉ những tình trạng mà theo pháp luật và thực tiễn Quốc gia, việc thực hiện các trình tự tố tụng liên quan đến Tài sản của người sử dụng lao động với mục đích Bồi hoàn tập thể cho những người lao động.

2. Theo Công ước này, Nước thành viên có thể mở rộng nghĩa của thuật ngữ "mất khả năng thanh toán" ra đến cả những tình trạng mà do tình hình tài chính người sử dụng lao động không thể chi trả được cho những yêu sách của người lao động, ví dụ như khi số tài sản của người sử dụng lao động được thừa nhận là không đủ để biện minh cho việc mở các trình tự tố tụng về mất khả năng thanh toán.

Điều 2

Những quy định của Công ước này được áp dụng bằng pháp luật, quy định hoặc bằng bất kỳ các phương pháp nào khác phù hợp với thực tiễn quốc gia.

Điều 3

1. Nước thành viên nào Phê chuẩn Công ước này sẽ phải Chấp nhận các Nghĩa vụ ở Phần II về việc bảo vệ cho các yêu sách của người lao động bằng cách dành ưu tiên, hoặc các nghĩa vụ ở Phần III quy định việc bảo vệ các yêu sách của người lao động bằng một cơ chế Bảo đảm, hoặc các nghĩa vụ ở cả hai phần đó. Sự chọn lựa này phải được nêu rõ trong bản tuyên bố kèm theo việc phê chuẩn.

2. Nước thành viên nào ban đầu chỉ chấp nhận hoặc Phần II hoặc Phần III của Công ước này thì sau đó có thể tiếp tục chấp nhận các phần khác, bằng cách đưa ra một tuyên bố thông báo cho Tổng giám đốc của Văn phòng Lao động quốc tế.

3. Nước thành viên nào chấp nhận các nghĩa vụ ở cả hai phần của Công ước này vẫn có thể, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức tính đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động, giới hạn việc áp dụng Phần III trong một số loại người lao động và một số ngành hoạt động kinh tế. Những sự giới hạn đó phải được nêu rõ trong bản tuyên bố chấp nhận.

4. Nước thành viên nào đã giới hạn việc chấp nhận các nghĩa vụ ở Phần III theo Đoạn 3 nói trên, thì trong bản báo cáo đầu tiên của mình theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, phải nêu rõ lý do vì sao giới hạn việc chấp nhận. Trong những báo cáo sau đó, phải thông báo về bất kỳ một sự mở rộng bảo vệ nào theo Phần III của Công ước này sang các loại người lao động khác hoặc các ngành hoạt động kinh tế khác.

5. Nước thành viên nào đã chấp nhận các nghĩa vụ ở các Phần II và III của Công ước này vẫn có thể, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức có tính đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động, loại ra khỏi việc áp dụng Phần II những yêu sách nào đã được bảo vệ theo Phần III.

6. Việc một Nước thành viên chấp nhận các nghĩa vụ ở Phần II của Công ước này sẽ đương nhiên dẫn đến việc chấm dứt các nghĩa vụ của Nước thành viên đó theo Điều 11 của Công ước Bảo vệ tiền lương, 1949.

7. Nước thành viên nào chỉ chấp nhận các nghĩa vụ của riêng Phần lIII Công ước này vẫn có thể, bằng một bản tuyên bố thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế, chấm dứt những nghĩa vụ của mình theo Điều 11 của Công ước Bảo vệ tiền lương, 1949, đối với những yêu sách của người lao động mà nay đã được bảo vệ theo Phần III.

Điều 4

1. Công ước này áp dụng cho mọi người lao động và cho mọi ngành hoạt động kinh tế, trừ những Ngoại lệ quy định tại Đoạn 2 dưới đây và trừ những giới hạn được chỉ rõ theo Đoạn 3, Điều 3.

2. Sau khi tham khảo ý kiến của những tổ chức có tính đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động, cơ quan có Thẩm quyền có thể loại trừ khỏi Phần II, Phần III hoặc cả hai phần đó của Công ước, những loại người lao động nhất định, đặc biệt là các viên chức Nhà nước, do mối quan hệ sử dụng lao động của họ mang tính chất đặc biệt hoặc do có các loại bảo đảm khác khiến họ đã được hưởng một sự bảo vệ tương đương với bảo vệ quy định trong Công ước này.

3. Nước thành viên nào quy định những ngoại lệ nêu trong Đoạn 2 nói trên, thì trong các báo cáo phải nộp theo Điều 22 Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế, phải thông báo về những ngoại lệ đó và cho biết lý do.

Phần II.

VIỆC BẢO VỆ CÁC YÊU SÁCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG BẰNG CÁCH DÀNH ƯU TIÊN

Những yêu sách được bảo vệ

Điều 5

Trong trường hợp người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán, thì những yêu sách của người lao động bắt nguồn từ việc làm của họ phải được bảo vệ theo một chế độ ưu tiên, để sao cho những yêu sách đó được chi trả từ tài sản của người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán nói trên và phải được chi trả trước khi chi trả cho phần của những Chủ nợ không ưu tiên.

Điều 6

Chế độ ưu tiên phải bao gồm chí ít là:

a) Những yêu sách của người lao động đối với tiền lương của một kỳ nhất định không ít hơn ba tháng trước khi xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc trước khi chấm dứt việc sử dụng lao động;

b) Những yêu sách của người lao động đối với tiền lương của những ngày nghỉ mà người sử dụng lao động phải trả do công việc mà người lao động đã làm trong năm xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc xảy ra chấm dứt việc sử dụng lao động, và cả trong năm trước đó;

c) Những yêu sách của người lao động đối với những khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho các trường hợp vắng mặt khác, xảy ra trong một kỳ nhất định không ít hơn ba tháng trước khi có tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc trước khi chấm dứt việc sử dụng lao động;

d) Khoản Trợ cấp thôi việc phải trả cho người lao động vào lúc chấm dứt việc sử dụng họ.

Những giới hạn

Điều 7

Luật pháp quốc gia có thể giới hạn chế độ ưu tiên trong việc bảo vệ cho những yêu sách của người lao động ở một số tiền nhất định nào đó; những số tiền này không được thấp hơn mức mà xã hội có thể chấp nhận được.

Khi chế độ ưu tiên cho những yêu sách của người lao động được giới hạn như vậy, thì số tiền quy định phải được điều chỉnh khi cần thiết, để duy trì được giá trị của số tiền đó.

Cấp bậc ưu tiên

Điều 8

1. Luật pháp quốc gia phải dành cho những yêu sách của người lao động một cấp bậc ưu tiên cao hơn hầu hết các yêu sách ưu tiên khác, đặc biệt và những yêu sách của nhà nước và của hệ thống an toàn xã hội.

2. Nhưng, nếu những yêu sách của người lao động được bảo vệ bởi một thể chế bảo đảm theo Phần III của Công ước này, thì những yêu sách được bảo vệ như vậy có thể ở cấp bậc ưu tiên thấp hơn so với những yêu sách của nhà nước và của hệ thống an toàn xã hội1.

Phần III.

VIỆC BẢO VỆ CÁC YÊU SÁCH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG BẰNG MỘT THỂ CHẾ BẢO ĐẢM

Những nguyên tắc chung

Điều 9

Khi do mất khả năng thanh toán mà người sử dụng lao động không thể chi trả được cho những yêu sách bắt nguồn từ việc làm của người lao động, thì việc chi trả đó phải được bảo đảm bằng một cơ chế bảo đảm.

Điều 10

Để phần này của Công ước có hiệu lực, mỗi Nước thành viên có thể, sau khi đã tham khảo ý kiến của các tổ chức mang tính đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động, thông qua những biện pháp thích đáng nhằm phòng ngừa những sự lợi dụng có thể xảy ra.

Điều 11

1. Việc tổ chức, Quản lý, điều hành và tài trợ của các cơ chế bảo đảm tiền lương phải được xác định theo quy định tại Điều 2.

2. Khoản trên không cản trở việc một. Nước thành viên, do những đặc điểm và nhu cầu đặc biệt của mình, cho phép các công ty Bảo hiểm được tiến hành việc bảo vệ như quy định tại Điều 9, chừng nào mà các công ty bảo hiểm đó vẫn cung ứng được những bảo đảm đúng mức.

Những yêu sách được bảo vệ bởi một thể chế bảo đảm

Điều 12

Những yêu sách của người lao động được bảo vệ theo phần này của Công ước phải bao gồm chí ít là:

a) Những yêu sách của người lao động đối với tiền lương của một kỳ nhất định không ít hơn tám tuần trước khi xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc trước khi chấm dứt việc sử dụng lao động;

b) Những yêu sách của người lao động đối với tiền lương của những ngày nghỉ mà người sử dụng lao động phải trả cho công việc mà người lao động đã làm trong một kỳ nhất định không ít hơn sáu tháng trước khi xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc trước khi chấm dứt việc sử dụng lao động;

c) Những yêu sách của người lao động đối với những khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho các trường hợp vắng mặt khác, xảy ra trong một kỳ nhất định không ít hơn tám tuần trước khi chấm dứt việc sử dụng lao động;

d) Khoản trợ cấp thôi việc phải trả cho người lao động vào lúc chấm dứt việc sử dụng họ.

Điều 13

1. Những yêu sách được bảo vệ theo quy định của phần này có thể được giới hạn ở một số tiền nhất định nào đó, nhưng số tiền này không được thấp hơn mức mà xã hội có thể chấp nhận được.

2. Khi những yêu sách được bảo vệ có giới hạn như vậy, thì số tiền quy định phải được điều chỉnh cần thiết, để duy trì được giá trị của số tiền đó.

Quy định cuối cùng

Điều 14

Công ước này xét lại Công ước Bảo vệ tiền lương, 1949, ở mức độ quy định tại các Đoạn 6 và 7 Điều 3 nói trên, nhưng không đóng cửa việc tiếp tục phê chuẩn Công ước đó.

Các Điều từ 15 đến Điều 22

Các quy định cuối cùng mẫu.

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một Thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việc bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có những quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công ước 173 ngày 23/06/1992 về bảo vệ những yêu sách của người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động mất khả năng thanh toán

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.912

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.27.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!