Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 170 Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 25/06/1990 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ƯỚC SỐ 170

CÔNG ƯỚC

VỀ AN TOÀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG HOÁ CHẤT KHI LÀM VIỆC, 1990

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế.

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 6 tháng 6 năm 1990 trong kỳ họp thứ bảy mươi bảy, và

Ghi nhận những Công ước và Khuyến nghị có liên quan, đặc biệt là Công ước và Khuyến nghị về Ben zen, 1971; Công ước và Khuyến nghị về Ung thư nghề nghiệp; 1974; Công ước và Khuyến nghị về Môi trường lao động (ô nhiễm không khí, ồn và rung), 1977; Công ước và Khuyến nghị về Sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp, 1981; Công ước và Khuyến nghị về Dịch vụ y tế lao động nghề nghiệp, 1985; Công ước và Khuyến nghị về Amiăng, 1986; và danh sách những Bệnh nghề nghiệp được sửa đổi năm 1980, kèm theo Công ước về Trợ cấp thương tật lao động, 196/4, và

Ghi nhận rằng việc bảo vệ Người lao động khỏi những ảnh hưởng có hại của các hoá chất cũng làm tăng thêm việc bảo vệ môi trường và dân chúng nói chung, và

Ghi nhận rằng những người lao động có quyền và cần thiết được thông báo về những hoá chất mà họ sử dụng khi làm việc, và

Xét rằng việc phòng tránh và giảm bớt những ảnh hưởng của hoá chất gồm cả việc bị ốm đau, thương tật khi làm việc là một yếu tố cần thiết.

a) Bảo đảm rằng tất cả các hoá chất đã được đánh giá để xác định những tác hại nguy hiểm;

b) Những người cung cấp thông tin phải cung cấp cho Người sử dụng lao động kỹ thuật và sử đụng hoá chất được dùng trong khi làm việc để họ có thể thực hiện một cách có hiên quả những Chương trình bảo vệ người lao động .khỏi những tác hại nguy hiểm của hoá chất;

c) Cung cấp cho người lao động những thông tin về những hoá chất tại nơi họ làm việc và về những biện phán phòng tránh thích hợp để họ có thể tham gia có hiệu quả vào các chương trình bảo vệ;

d) Quy định những nguyên tắc của các chương trình đó để bảo đảm những hoá chất này đã được sử dụng an toàn.

Lưu ý sự cần thiết hợp tác trong Chương trình quốc tế về an toàn hoá chất giữa Tổ chức Lao động quốc tế Chương trình môi trường của Liên hợp quốc với Tổ chức Y tế thế giới cũng như với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp và Tổ chức Phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc và lưu ý những văn kiện, những luật lệ và những hướng dẫn có liên quan do các tổ chức nói trên ban hành, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các hoá chất khi làm việc, là vấn đề thuộc điểm thử năm trong chương trình nghị sự kỷ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1990, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Các hoá chất, 1990.

Phần I.

PHẠM VI VÀ ĐỊNH NGHĨA

Điều 1

1. Công ước này áp dụng cho tất cả các ngành hoạt động kinh tế có sử dụng hoá chất.

2. Ở những nước đã phê chuấn Công ước này cơ quan có Thẩm quyền, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức mang tính đại điện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan và dựa trên cơ sở đánh giá những tác hại nguy hiểm và những biện pháp bảo vệ phải áp dụng:

a) Có thể loại trừ những ngành hoạt động kinh tế, những cơ sở hoặc những Sản phẩm đặc biệt ra khỏi phạm vi áp dụng của Công ước này hoặc một số quy định của Công ước này, khi: sự bảo vệ toàn bộ theo quy định của Pháp luật và thực tiễn quốc gia không thấp hơn những kết quả sẽ đạt được nếu áp dụng đầy đủ các quy định của Công ước này;

b) Phải có những quy định đặc biệt để không tiết lộ những thông tin bí mật tới một đối thủ nào đó. Nếu không như vậy sẽ có khả năng gây hại cho việc kinh doanh của một người sử dụng lao động để đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động.

3. Công ước này không áp dụng đối với những vật phẩm không gây tác hại nguy hiểm của hoá chất cho người lao động theo những điều kiện sử dụng bình thường hoặc có dự phòng trước một cách hợp lý.

4. Công ước này không áp dụng cho các tổ chức nhưng sẽ áp dụng cho các hoá chất dẫn xuất của các tổ chức đó.

Điều 2

Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) "Hoá chất" là chỉ những nguyên tố hoá học, các hợp chất và các hỗn hợp của nó dưới dạng nguyên chất hoặc tổng hợp:

b) "Hoá chất nguy hiểm" là chỉ những hoá chất đã được phân loại là nguy hiểm theo quy định tại Điều 6 hoặc những thông tin có liên quan xác định rằng hoá chất này hiện đang là nguy hiểm.

c) “Sử dụng các hoá chất khi làm việc" là chỉ mọi hoạt động có thể đặt một người lao động vào làm việc với một hoá chất, bao gồm:

i) Việc Sản xuất các hoá chất;

ii) Sử dụng các hoá chất;

iii) Cất giữ các hoá chất;

iv) Chuyên chở các hoá chất;

v) Loại bỏ và xử lý các hoá chất thải;

vi) Giải phóng các hoá chất do các hoạt động lao động mà ra;

vii) Bảo dưỡng, Sửa chữa và làm sạch trang thiết bị và những dụng cụ chứa đựng các hoá chất;

d) "Các ngành hoạt động kinh tế" là chỉ tất cả các ngành có người lao động làm việc, bao gồm cả dịch vụ công cộng;

e) "Vật phẩm" là những vật được hình thành trong quá trình chế tạo theo một hình thể hoặc kiểu mẫu đặc biệt hoặc theo hình thể tự nhiên của nó và việc sử dụng, cách làm đó phụ thuộc vào toàn bộ hoặc một phần hình thể hoặc kiểu mẫu cua nó;

f) "Đại diện người lao động" là những người được pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia thừa nhận theo quy định của Công ước về Những đại diện người lao động, 1971.

Phần II.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 3

Phải tham khảo ý kiến các tổ chức mang tính đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động có liên quan bằng các biện pháp nhằm đem lại hiệu lực cho những quy định của Công ước này.

Điều 4

Tuỳ theo điều kiện và thực tiễn quốc gia và việc tham khảo ý kiến các tổ chức mang tính đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động, mỗi Nước thành viên phải quy định, thực hiện và định kỳ xem xét một chính sách chặt chẽ về bảo đảm an toàn trong việc sử dụng hoá chất tại nơi làm việc.

Điều 5

Nếu có lý do xác đáng về an toàn và sức khoẻ, cơ quan ró thẩm quyền có quyền cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại hoá chất nguy hiểm hoặc có quyền yêu cầu phải khai báo và phải được phép trước khi sử dụng những hoá chất này.

Phần III.

SỰ PHÂN LOẠI VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CÓ LIÊN QUAN

Điều 6. Các hệ thống phân loại

1. Các hệ thống và Tiêu chuẩn phù hợp để phân loại tất cả các hoá chất theo loại va độ độc hại thực chất đến sức khoẻ và cơ thể và để giúp cho việc xác định mức độ phù hợp của những thông tin đã được yêu cầu để xác định một hoá chất là nguy kiếm do cơ quan có thẩm quyền quy định hay do một hội đồng đã được cbấp thuận hoặc bởi cơ quan có thẩm quyền thừa nhận theo những Tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

2. Những độc tính nguy hiểm của các hỗn hợp gồm hai hoặc nhiều hoá chất có thể được xác định bằng việc định mức dựa trên sự độc hại thực chất của các hoá chất cấu thành.

3. Trong trường hợp vận chuyển, những hé thống và tiêu chuẩn này có xem xét đến các khuyến nghị của Liên hợp quốc về việc vận chuyển các hàng hoá nguy hiểm.

4. Các hệ thống phân loại và việc áp dụng chúng sẽ được mở rộng dần đần.

Điều 7. Dán nhãn và đánh dấu

1. Mọi hoá chất đều phải được đánh dấu để chỉ rõ sự phân loại của chúng.

2. Những hoá chất nguy hiểm phải được dán thêm nhãn theo cách thức dễ hiểu đối với người lao động để cung cấp thông tin cần thiết về sự phân loại những sự nguy hiểm của chúng và những biện pháp phòng tránh an toàn phải tuân thủ.

3.1. Những yêu cầu về đánh dấu hoặc dán nhãn những hoá chất theo quy định tại Đoạn 1 và 2 của Điều này sẽ đưrợc cơ quan có thẩm quyền xác định hoặc do một hội đồng đã được chấp thuận hoặc do cơ quan có thẩm quyền thừa nhận theo những tiêu chuẩn.quốc gia hoặc quốc tế.

3.2. Trong trường hợp vận chuyển, những yêu cầu này có xem xét đến các khuyến nghị của Liên hợp quốc về việc vân chuyển hàng hoá nguy hiểm.

Điều 8. Bảng dữ kiện an toàn hoá chất

1. Đối với những hoá chất nguy hiểm, phải cung cấp cho người sử dụng lao động những bảng dữ kiện an toàn hoá chất trong đó trình bày chi tiết thông tin cần thiết về nét Nhận dạng chúng, người cung cấp, sự phân loại, sự độc hại, những biện pháp phòng tránh an toàn và những thủ tục khẩn cấp.

2. Tiêu chuẩn để chuẩn bị dữ kiện an toàn hoá chất sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác lập, hoặc do một hội đồng đã được chấp thuận hoặc được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

3. Tên của hoá chất hoặc tên chung được sử dụng để nhận dạng hoá chất trong dữ kiện an toàn hoá chất phải giống với tên ghi trong nhãn.

Điều 9

1. Người cung cấp hoá chất dù là người sản xuất, người nhập hàng hoặc neười nhân phối phải bảo đảm rằng:

a) Những hoá chất đó đã được phân loại theo quy định tại Điều 6 dựa trên sự hiểu biết về các đặc tính của chúng và nghiên cửu thông tin có giá trị hoặc lượng định theo Đoạn 3 dưới đây;

b) Những hoá chất đó đã được đánh dấu để chỉ dẫn nét nhận dạng của chúng theo Đoạn 1, Điều 7;

c) Những hoá chất nguy hiểm đã được dán nhãn theo quy định tại Đoạn 2, Điều 7;

d) Phải chuẩn bị những bảng dữ kiện an toàn hoá chất đối với những hoá chất nguy hiểm theo quy định tại Đoạn 1, Điều 8 và phải cung cấp cho người sử dụng lao động.

2. Những người cung cấp những hoá chất nguy hiểm phải bảo đảm rằng đã xem xét lại các nhãn và các bảng dữ kiện an toàn hoá chất đã được chuẩn bị và cung cấp cho người sử dụng lao động, thông qua một biện pháp theo đúng quy định pháp luật và thực tiễn quốc gia bất cứ lúc nào xuất hiện những thông tin mới về sức khoẻ và an toàn cũng dùng được thích hợp.

3. Những người cung cấp những hoá chất chưa được phân loại theo quy định tại Điều 6 sẽ phải nhận dạng và lượng định những đặc tính của những hoá chất ấy dựa trên sự nghiên cứu thông tin có giá trị để xác định xem những hoá chất đó có phải là nguy hiểm không.

Phần IV.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Điều 10. Sự xác nhận

1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm rằng những hoá chất được sử dụng trong khi làm việc đã được dán nhãn hoặc đánh dấu theo yêu cầu của Điều 7 và bảo đảm rằng những bảng dữ kiện an toàn hoá chất đã được cung cấp theo yêu cầu của Điều 8 và đã được chuẩn bị sẵn cho người lao động và đại diện của họ.

2. Khi nhận những hoá chất chưa được dán nhãn hoặc đánh dấu theo quy định tại Điều 7, hoặc chưa được cung cấp bảng dữ kiện an toàn hoá chất theo quy định tại Điều 8, người sử dụng lao động phải có được thông tin có liên quan từ người cung cấp hoặc từ những nguồn hợp lý khác có giá trị và sẽ không sử dụng những hoá chất này cho đến ghi nhận được thông tin như vậy.

3. Những người sử dụng lao động phải bảo đảm rằng chỉ sử dụng những hoá chất đã được phân loại theo quy định tại Điều 6, hoặc đã được xác định và được lượng định theo quy định tại Đoạn 3 Diều 9 và đã được dán nhãn hoặc đánh dấu theo quy định tại Điều 7 và bảo đảm rằng sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng tránh cần thiết khi sử dụng chúng.

4. Những người sử dụng lao động phải lưu giữ một hồ sơ về những hoá chất nguy hiểm đã được sử dụng tại nơi làm việc, tham khảo những bảng dữ kiện an toàn hoá chất thích hợp. Hồ sơ này phải đặt ở nơi mà tất cả những người lao động có liên quan và đại diện của họ dễ đến.

Điều 11. Việc dời chuyển hoá chất

Những người sử dụng lao động phải bảo đảm ràng khi hoá chất được chuyển sang những thùng chứa hoặc trang thiết bị khác thì phải xác định được dung tích của các dụng cụ đo theo cách thức mà giúp cho người lao động biết nét nhận dạng của hoá chất mà những sự độc hại liên quan đến việc sử dụng chúng và các biện pháp phòng tránh phải tuân theo.

Điều 12. Tình trạng dễ bị tác động của hoá chất

Những người sử dụng lao động phải:

a) Bảo đảm rằng những người lao động không bị ảnh hưởng của hoá chất ở mức vượt quá giới hạn (tác động), hoặc tiêu chuẩn (ảnh hưởng) khác theo đánh giá và kiểm tra về môi trường lao động được cơ quan có thẩm quyền xác lập hoặc một hội đồng Chấp nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế,

b) Đánh giá sự ảnh hưởng của hoá chất nguy hiểm đối với người lao động;

c) Giám sát và ghi chép sự ảnh hưởng của hoá chất nguy hiểm đối với người lao động, nếu cần thiết, để bảo vệ an toàn và sức khoẻ của họ hoặc khi có yêu cầu của cái quan có thẩm quyền;

d) Bảo đảm rằng những ghi chép về việc kiểm tra giám sát môi trường làm việc và sự ảnh hưởng đối với những người lao động sử dụng hoá chất nguy hiểm được lưu giữ trong Thời hạn nhất định do cơ quan có thẩm quyền ấn định và được để ở nơi mà người lao động và đại diện của họ dễ đến.

Điều 13. Kiểm tra quá trình hoạt động

1. Người sử dụng lao động phải có bản lượng định những rủi ro phát sinh do việc sử dụng hoá chất khi làm việc và phải bảo vệ người lao động chống lại những rủi ro đó bằng những biện pháp phù hợp, như:

a) Lựa chọn những hoá chất mà loại trừ hoặc hạn chế được đến mức tối thiểu những rủi ro;

b) Lựa chọn Công nghệ loại trừ hoặc hạn chế được đến mức tối thiểu những rủi ro;

c) Áp dụng các biện pháp kiểm tra kỹ thuật thích hợp;

d) Tuân theo chế độ và thực tiễn làm việc mà loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro;

e) Tuân theo những biện pháp vệ sinh môi trường phù hợp;

f) Khi; đã thực hiện những biện pháp nói trên nhưng vẫn chưa đủ để bảo vệ người lao động thì phải quy định và duy trì một cách phù hợp việc trang bị bảo hộ cá nhân và quần áo không phải trả tiền và thực hiện các biện pháp bảo đảm việc sử dụng của họ.

2. Người sử dụng lao động phải:

a) Giới hạn sự tác động của hoá chất nguy hiểm để bảo vệ an toàn vả sức khoẻ cho người ]ao động;

b) Cung cấp những sự giúp đỡ ban dầu;

c) Thực hiện những sự chuẩn bị giải quyết những Trường hợp khẩn cấp.

Điều 14. Sự loại bỏ

Những hơn chất nguy hiếm tuy không còn yêu cầu sử dụng nữa và cũng được lấy hết khỏi các thùng chứa nhưng vẫn còn dính lại trong thùng chứa thì sẽ dược sử dụng hoặc vứt bỏ bằng cách loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro để bảo đảm an toàn và sức khoẻ và cho môi trường theo pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia.

Điều 15. Thông tin và huấn luyện

Người sử dụng lao động phải:

a) Thông báo cho người lao động những sự độc hại liên kết với ảnh hưởng hoá chất được sử dụng tại nơi làm việc;

b( Hướng dẫn người lao động cách nhận và sử dụng những thông tin ghi trên nhãn và tờ số liệu an toàn hoá chất.

c) Sử dụng tờ số liệu an toàn hoá chất, cùng với những thông tin cụ thể tại nơi làm việc, như là một cơ sở để chuẩn bị việc hướng dẫn người lao động.

d) Huấn luyện người lao động dựa vào cơ sở thực tế và các thủ tục đã được kèm theo để bảo đảm an toàn trong việc sử dụng hoá chất khi làm việc.

Điều 16. Sự hợp tác

Trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, người sử dụng lao động phải hợp tác càng chặt. chẽ càng tốt với người lao động hoặc đại diện của họ để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng hoá chất trong công việc.

Phần V.

NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 17

1. Người lao động phải hợp tác càng chặt chẽ càng tốt với người sử dụng lao động trong việc thực hiện những trách nhiệm của họ và phải tuân thủ mọi hành động và thực hành có liên quan đến việc bảo đảm an toàn trong việc sử dụng hoá chất trong công việc.

2. Người lao động phải có các biện pháp phù hợp để loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro cho chính mình và cho người khác trong việc sử dụng hoá chất trong công việc.

Phần VI.

QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ ĐẠI DIỆN CỦA HỌ

Điều 18

1. Những người lao động có quyền tự mình tránh xa khỏi những hậu quả nguy hiểm từ việc sử dụng hoá chất khi họ có bằng chứng hợp lý để chắc chắn rằng có một rủi ro nghiêm trọng sắp xảy ra với an toàn và tính mạng, đồng thời ngay lập tức phải thông báo cho người giám sát của mình.

2. Những người lao động tự mình tránh xa khỏi những nguy hiểm theo quy định của khoản trên hoặc sử dụng mọi quyền khác trong Công ước này để được bảo vệ chống lại những hậu quả không đáng có.

3. Những người lao động có liên quan và những người đại diện của họ có quyền:

a) Thông tin về việc xác nhận những hoá chất đã sử dụng khi làm việc, những đặc tính nguy hiểm của những hoá chất đó, những biện pháp phòng tránh, giáo dục và đào tạo;

b) Thông tin đã được ghi trên nhãn và mác;

e) Những tờ dữ kiện về an toàn hoá chất;

d) Mọi thông tin khác được Công ước yêu cầu phải giữ.

4. Khi để lộ sự nhận dạng cụ thể của một Thành phần trong một hỗn hợp hoá chất với một hoá chất khác có khả năng gây hại cho việc kinh doanh của người sử dụng lao động theo yêu cầu về việc cung cấp thông tin quy định ở Đoạn 3 nói trên thì người lao động có thể bảo đảm rằng việc nhận dạng theo cách thức đã được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận theo quy định của khoản 2 b), Điều 1.

Phần VII.

 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NƯỚC XUẤT KHẨU

Điều 19

Khi một Nước thành viên có sự xuất khẩu toàn bộ hoặc một vài Quyền sử dụng những hoá chất nguy hiểm đã bị cấm vì lý do an toàn và tính mạng khi làm việc thì sự việc và lý do này sẽ được các nước xuất khẩu thông báo cho các nước nhập khẩu.

Các Điều từ 20 đến 27

Những quy định cuối cùng mẫu,

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc Phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng lý.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việe bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có nhũng quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công ước 170 ngày 25/06/1990 về an toàn trong việc sử dụng hoá chất khi làm việc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.325

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.220.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!