CÔNG ƯỚC SỐ 161
VỀ
DỊCH VỤ Y TẾ LAO ĐỘNG
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao
động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn
phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày mồng 7 tháng 6 năm 1985,
trong kỳ họp thứ bảy mươi mốt;
Ghi nhận rằng việc bảo vệ người
lao động chống các bệnh tật nói chung hoặc bệnh nghề nghiệp và tai nạn do lao
động, là một trong những nhiệm vụ theo Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế;
Ghi nhận các Công ước và Khuyến
nghị quốc tế về lao động có liên quan, đặc biệt là Khuyến nghị về bảo vệ sức
khỏe của người lao động, 1953, Khuyến nghị về dịch vụ y tế lao động, 1959, Công
ước về các đại diện người lao động, 1971, cũng như Công ước và Khuyến nghị về
an toàn lao động và vệ sinh lao động, 1981, thiết lập những nguyên tắc của
chính sách quốc gia và hành động ở tầm quốc gia;
Sau khi quyết định chấp thuận
một số đề nghị về dịch vụ y tế lao động, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong
chương trình nghị sự kỳ họp;
Sau khi quyết định rằng những đề
nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày hai mươi sáu
tháng sáu năm một nghìn chín trăm tám mươi lăm, Công ước dưới đây gọi là Công
ước về dịch vụ y tế lao động, 1985.
I. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CHÍNH
SÁCH QUỐC GIA
Điều 1- Theo mục đích của
Công ước này:
a) Từ "dịch vụ y tế lao
động" là chỉ các dịch vụ được giao chức năng chủ yếu là phòng ngừa và
trách nhiệm tư vấn cho người sử dụng lao động, người lao động và các đại diện
của họ ở cơ sở, về:
i. Sự cần thiết phải thiết lập
và duy trì một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, để có được sức khỏe
tốt nhất về thể chất và tinh thần liên quan với lao động;
ii. Sự thích ứng giữa công việc
với năng lực thể chất và tinh thần của người lao động;
b) Từ "các đại diện của
người lao động trong doanh nghiệp" là chỉ những người được thừa nhận tư
cách đó theo pháp luật hoặc tập quán quốc gia.
Điều 2- Xét theo các điều
kiện, thực tiễn quốc gia và tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện tiêu biểu
nhất, nếu có, của người sử dụng lao động và của người lao động, mọi Nước thành
viên phải xây dựng, thực hiện và định kỳ xem xét lại một chính sách quốc gia
chặt chẽ về các dịch vụ y tế lao động.
Điều 3-
1. Mọi Nước thành viên cam kết
sẽ xây dựng dần các dịch vụ y tế lao động cho tất cả người lao động, kể cả
những người lao động trong khu vực công ích và thành viên các hợp tác xă sản
xuất, trong tất cả các ngành hoạt động kinh tế và tất cả các cơ sở. Các quy
định phải thoả đáng và phù hợp với những rủi ro đặc thù của các cơ sở.
2. Nếu các dịch vụ y tế lao động
không thể được xây dựng ngay cho tất cả các cơ sở, thì mỗi Nước thành viên phải
lập các kế hoạch để xây dựng những dịch vụ đó, có tham khảo ý kiến những tổ
chức đại diện tiêu biểu nhất nếu có, của người sử dụng lao động và của người
lao động.
3. Nước thành viên có liên quan
sẽ nêu rõ, trong báo cáo đầu tiên về việc thực hiện Công ước này theo Điều 22
của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, những kế hoạch được lập theo khoản 2,
tiến triển đạt được trong việc thực hiện các kế hoạch đó.
Điều 4- Nhà chức trách có
thẩm quyền sẽ tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao
động và của người lao động, nếu có, về những biện pháp được áp dụng để thi hành
các quy định của Công ước này.
II. CÁC CHỨC NĂNG
Điều 5- Ngoại trừ trách
nhiệm của người sử dụng lao động đối với sức khỏe và an toàn của người lao động
của mình, và lưu ý tới sự cần thiết để người lao động tham gia vấn đề bảo đảm
sức khỏe và an toàn trong lao động, các dịch vụ y tế lao động phải bảo đảm
những chức năng sau đây vừa thoả đáng, vừa phù hợp với những rủi ro của cơ sở:
a) Xác định và đánh giá những
rủi ro tác động đến sức khỏe tại nơi làm việc;
b) Giám sát các yếu tố của môi
trường làm việc và thực tiễn lao động có thể tác hại tới sức khỏe của người lao
động, kể cả cơ sở y tế, nhà ăn và nhà ở nếu do người sử dụng lao động cung cấp;
c) Tư vấn về kế hoạch hoá và tổ
chức lao động, bao gồm cả về thiết kế các nơi làm việc, về việc lựa chọn, bảo
dưỡng và t́nh trạng các máy móc và trang thiết bị, cũng như về các chất sử dụng
trong lao động;
d) Tham gia việc xây dựng các
chương trình cải tiến thực tiễn lao động, cũng như việc thử nghiệm và đánh giá
các trang thiết bị mới đối với sức khỏe;
e) Tư vấn về sức khỏe, an toàn
và vệ sinh trong lao động, về công thái học và về các trang thiết bị phòng hộ
cá nhân và tập thể;
f) Giám sát sức khỏe của người
lao động liên quan với lao động;
g) Hỗ trợ hoặc tăng cường sự
thích ứng của công việc với người lao động;
h) Đóng góp vào các biện pháp
tái thích ứng nghề nghiệp;
i) Cộng tác trong việc phổ biến
thông tin, đào tạo và giáo dục về sức khỏe, vệ sinh trong lao động và về công
thái học;
j) Tổ chức sơ cứu và cấp cứu;
k) Tham gia phân tích tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp.
III. TỔ CHỨC
Điều 6. Phải có những quy
định về việc thiết lập các dịch vụ y tế lao động:
a) Bằng pháp luật hoặc pháp quy;
b) Bằng các thoả ước tập thể
hoặc các thoả thuận khác giữa người sử dụng lao động và người lao động có liên
quan;
c) Bằng mọi cách khác được nhà
chức trách có thẩm quyền chấp nhận, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại
diện tiêu biểu nhất, nếu có, của người lao động và của người sử dụng lao động.
Điều 7-
1. Các dịch vụ y tế lao động có
thể được tổ chức theo kiểu dịch vụ dành cho một cơ sở, hoặc là một dịch vụ
chung cho nhiều cơ sở.
2. Phù hợp với các điều kiện và
thực tiễn quốc gia, các dịch vụ y tế lao động có thể được tổ chức bởi:
a) Các cơ sở hoặc nhóm cơ sở có
liên quan;
b) Các cấp chính quyền hoặc các
cơ quan;
c) Các tổ chức an toàn xă hội;
d) Các cơ quan khác được phép
của nhà chức trách có thẩm quyền;
e) Sự kết hợp các h́nh thức nêu
trên.
Điều 8- Người sử dụng lao
động, người lao động và các đại diện của họ, nếu có, sẽ hợp tác và tham gia
trên cơ sở b́nh đẳng, việc thực hiện tổ chức các dịch vụ y tế lao động và các
biện pháp khác liên quan tới các dịch vụ đó.
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Điều 9.
1. Phù hợp với pháp luật và thực
tiễn quốc gia, các dịch vụ y tế lao động sẽ là các dịch vụ đa chức năng. Thành
phần nhân lực sẽ được xác định tuỳ theo tính chất của những nhiệm vụ phải thực
hiện.
2. Các dịch vụ y tế lao động sẽ
thực hiện chức năng của mình có sự hợp tác với các dịch vụ khác tại cơ sở đó.
3. Các biện pháp được áp dụng
phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc gia, để bảo đảm sự hợp tác và phối hợp
thoả đáng giữa các dịch vụ y tế lao động, và nếu thích hợp, với các cơ quan
khác liên quan tới việc cấp trợ cấp y tế.
Điều 10. Những người làm
dịch vụ y tế lao động được độc lập hoàn toàn về mặt chuyên môn đối với người sử
dụng lao động, người lao động và các đại diện của họ, nếu có, theo những chức
năng quy định ở Điều 5.
Điều 11. Nhà chức trách
có thẩm quyền sẽ quyết định những tiêu chuẩn đối với người làm dịch vụ y tế lao
động, tuỳ theo tính chất nhiệm vụ phải làm, phù hợp với pháp luật và thực tiễn
quốc gia.
Điều 12. Việc giám sát
sức khỏe người lao động liên quan tới công việc của người lao động không được
làm cho người lao động bị mất thu nhập, phải được miễn phí và phải hết sức cố
gắng thực hiện trong giờ làm việc.
Điều 13. Người lao động
phải được thông tin về những rủi ro sức khỏe liên quan tới công việc của người
lao động.
Điều 14. Các dịch vụ y tế
lao động sẽ được người sử dụng lao động và người lao động thông báo về các yếu
tố đă biết hoặc khả nghi trong môi trường làm việc có thể gây tác hại tới sức
khỏe của người lao động.
Điều 15. Các dịch vụ y tế
lao động phải được thông báo về những trường hợp ốm và nghỉ việc vì lý do sức
khỏe của người lao động để có thể xác định sự liên quan có thể có giữa những
nguyên nhân gây ra ốm hoặc nghỉ việc và những rủi ro đối với sức khỏe có thể
xuất hiện tại các nơi làm việc. Người sử dụng lao động không được yêu cầu những
người làm dịch vụ y tế lao động thẩm tra các lý do chính đáng về nghỉ việc .
V. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 16. Pháp luật và
pháp quy quốc gia phải chỉ định một hay nhiều nhà chức trách chịu trách nhiệm
giám sát hoạt động của các dịch vụ y tế lao động và tư vấn cho các dịch vụ này
một khi đã có.