CÔNG ƯỚC SỐ 148
VỀ
BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CÁC RỦI RO NGHỀ NGHIỆP DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ,
ỒN VÀ RUNG Ở NƠI LÀM VIỆC
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao
động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn
phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày mồng 1 tháng 6 năm 1977,
trong kỳ họp thứ sáu mươi ba,
Ghi nhận các Công ước và Khuyến
nghị quốc tế phù hợp, nhất là Khuyến nghị về bảo vệ sức khỏe của người lao
động, 1953, Khuyến nghị về cơ quan kinh tế lao động, 1959, Công ước và Khuyến
nghị về bảo vệ chống bức xạ, 1960, Công ước và Khuyến nghị về che chắn máy móc,
1963, Khuyến nghị về trợ cấp trong trường hợp bị tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, 1964, Công ước và Khuyến nghị về vệ sinh (thương mại và văn phòng),
1964, Công ước và Khuyến nghị về benzen, 1971, và Công ước và Khuyến nghị về
bệnh ung thư nghề nghiệp, 1974;
Sau khi quyết định chấp thuận
một số đề nghị về môi trường làm việc ô nhiễm khí quyển, ồn và rung, là vấn đề
thuộc điểm thứ tư trong chương tŕnh nghị sự kỳ họp;
Sau khi quyết định rằng những đề
nghị đó sẽ mang h́nh thức một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày hai mươi tháng
sáu năm một ngh́n chín trăm bảy mươi bảy, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về
môi trường làm việc (ô nhiễm không khí, ồn và rung), 1977.
I. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH
NGHĨA
Điều 1.
1. Công ước này áp dụng cho tất
cả các ngành hoạt động kinh tế.
2. Mọi Nước thành viên phê chuẩn
Công ước này, sau khi tham khảo ư kiến các tổ chức đại diện hữu quan, nếu có,
của người sử dụng lao động và của người lao động, có thể miễn trừ việc áp dụng
Công ước đối với những ngành hoạt động kinh tế đặc biệt nào có những vấn đề đặc
thù có một tầm quan trọng đáng kể.
3. Mọi Nước thành viên phê chuẩn
Công ước này, trong báo cáo đầu tiên về áp dụng Công ước này theo Điều 22 của
Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, phải chỉ rõ, kèm theo lý do, những ngành đă
được miễn trừ áp dụng theo khoản 2, Điều này và tŕnh bày, trong các báo cáo
tiếp theo, tình hình pháp luật và thực tiễn của mình đối với các ngành đó, và
nói rõ chừng mực đă thi hành hoặc dự định thi hành Công ước đối với các ngành
đó.
Điều 2.
1. Mọi Nước thành viên, sau khi
tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động và người lao
động, có thể chấp nhận riêng rẽ các nghĩa vụ quy định trong Công ước này đối
với:
a) Ô nhiễm không khí;
b) Ồn;
c) Rung.
2. Một Nước thành viên không
chấp nhận các nghĩa vụ mà Công ước quy định cho một hoặc nhiều loại rủi ro th́
phải ghi rơ việc đó trong văn bản phê chuẩn Công ước và đưa ra các lư do trong
báo cáo đầu tiên về việc áp dụng Công ước theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao
động quốc tế. Trong các báo cáo tiếp theo, Nước thành viên sẽ phải tŕnh bày
t́nh h́nh về pháp luật và thực tiễn của ḿnh đối với các loại rủi ro đă được
loại ra, nói rơ chừng mực đă thi hành Công ước đối với mỗi loại rủi ro.
3. Một Nước thành viên, khi phê
chuẩn Công ước, không chấp nhận các nghĩa vụ đă quy định trong Công ước này cho
tất cả các loại rủi ro, nhưng sau đó khi đă xác định là hoàn cảnh cho phép thì
sẽ phải thông báo cho Tổng Giám đốc Văn pḥng Lao động quốc tế biết mình chấp
nhận các nghĩa vụ do Công ước quy định đối với một hoặc nhiều loại rủi ro trước
đây đă được loại ra khỏi việc chấp nhận của mình.
Điều 3. Theo mục đích của Công ước này:
a) Từ "ô nhiễm không khí"
là chỉ không khí bị nhiễm các chất bất kỳ ở thể nào có thể gây độc hại đối với
sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác;
b) Từ "ồn" là chỉ mọi
âm thanh có thể dẫn đến một sự tổn hại thính giác, hoặc gây tác hại đối với sức
khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác;
c) Từ "rung" là chỉ
mọi sự rung động truyền cho cơ thể người bởi những cơ cấu rắn và gây độc hại
đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 4.
1. Pháp luật quốc gia sẽ phải
quy định buộc ban hành áp dụng những biện pháp để phòng ngừa, kiểm tra và bảo
vệ chống lại các rủi ro nghề nghiệp tại môi trường lao động do ô nhiễm không
khí, ồn và rung.
2. Các thể thức thi hành những
biện pháp quy định sẽ có thể được thông qua bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các
tập chỉ thị thực hành, hoặc bằng những phương pháp thích hợp khác.
Điều 5.
1.Trong việc thi hành các quy
định của Công ước này, nhà chức trách có thẩm quyền phải hành động với sự tham
góp ý kiến của các tổ chức đại diện nhất của người sử dụng lao động và của
người lao động hữu quan.
2. Những đại diện của người sử
dụng lao động và của người lao động sẽ tham dự việc soạn thảo các thể thức thi
hành những biện pháp quy định theo
Điều 4.
3. Cần hết sức thực hiện sự cộng
tác chặt chẽ ở mọi cấp giữa người sử dụng lao động và người lao động để thi
hành các biện pháp quy định theo Công ước này.
4. Những đại diện của người sử
dụng lao động và của người lao động của doanh nghiệp phải có thể được đi theo
các thanh tra viên khi họ kiểm tra việc thi hành những biện pháp quy định theo
Công ước này, trừ phi các thanh tra viên theo tinh thần trong các chỉ thị chung
của nhà chức trách có thẩm quyền, cho là việc đó có thể phương hại tới kết quả
thanh tra.
Điều 6.
1. Người sử dụng lao động phải
chịu trách nhiệm về việc thi hành các biện pháp quy định.
2. Mỗi khi nhiều người sử dụng
lao động cùng tiến hành hoạt động trên cùng một nơi làm việc th́ họ phải cộng
tác với nhau để thi hành các biện pháp quy định, ngoài trách nhiệm riêng của
từng người sử dụng lao động đối với sức khỏe và an toàn của những người lao
động mà người đó sử dụng. Trong những trường hợp thích hợp, nhà chức trách có
thẩm quyền sẽ quy định những trình tự chung để tiến hành sự cộng tác đó.
Điều 7.
1. Người lao động có trách nhiệm
tôn trọng các biện pháp về an toàn nhằm ngăn ngừa các rủi ro nghề nghiệp do ô
nhiễm không khí, ồn và rung tại nơi làm việc và bảo đảm việc bảo vệ chống những
rủi ro đó.
2. Người lao động, hoặc các đại
diện của họ, có quyền đưa ra kiến nghị, được nhận thông tin, được huấn luyện và
được kháng cáo lên cấp xét xử thích hợp, để bảo đảm việc bảo vệ chống những rủi
ro nghề nghiệp do ô nhiễm không khí, ồn và rung tại nơi làm việc.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG
NGỪA
Điều 8.
1. Nhà chức trách có thẩm quyền
phải ấn định các tiêu chuẩn được dùng để xác định những rủi ro về chịu ô nhiễm
không khí, ồn và rung tại nơi làm việc và nếu cần, phải định rơ, trên cơ sở các
tiêu chuẩn đó, những giới hạn cho phép.
2. Khi soạn thảo các tiêu chuẩn
và xác định các giới hạn cho phép, nhà chức trách có thẩm quyền phải coi trọng
ý kiến của những người có đủ trình độ kỹ thuật, do các tổ chức đại diện nhất
của người sử dụng lao động và của người lao động hữu quan chỉ định.
3. Các tiêu chuẩn và giới hạn
cho phép phải được ấn định, bổ sung và sửa đổi theo định kỳ đều đặn, dưới ánh
sáng của những tri thức và số liệu mới của quốc gia và quốc tế, có tính đến và
chiếu theo, trong chừng mực có thể, mọi sự gia tăng của các rủi ro nghề nghiệp
do phải chịu cùng một lúc nhiều nhân tố độc hại tại nơi làm việc.
Điều 9. Trong chừng mực có thể, mọi rủi ro do ô nhiễm
không khí, ồn và rung tại nơi làm việc phải được loại trừ:
a) Bằng những biện pháp kỹ thuật
áp dụng cho những thiết bị mới hoặc cho những phương pháp mới ngay khi dự kiến
hoặc khi lắp đặt, hoặc bằng những phụ gia kỹ thuật cho những thiết bị hoặc
phương pháp đă có hoặc, khi không thể được như vậy.
b) Bằng những biện pháp bổ sung
về tổ chức lao động.
Điều 10. Khi những biện
pháp thực hiện theo Điều 9 không làm giảm t́nh trạng ô nhiễm không khí, ồn và
rung tại nơi làm việc tới các giới hạn đă định rơ tại Điều 8, người sử dụng lao
động phải cung ứng và giữ ǵn trang thiết bị bảo vệ cá nhân thích hợp. Người sử
dụng lao động không được buộc người lao động làm việc mà không có trang thiết
bị bảo vệ cá nhân được cấp theo Điều này.
Điều 11.
1. Người lao động đă bị hoặc dễ
bị những rủi ro nghề nghiệp do ô nhiễm không khí, ồn hoặc rung tại nơi làm việc
th́ được kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo điều kiện và thể thức mà nhà chức trách
có thẩm quyền ấn định. Việc kiểm tra đó phải gồm việc khám sức khỏe trước khi
phân công và khám định kỳ theo điều kiện do nhà chức trách có thẩm quyền xác
định.
2. Người lao động không phải trả
chi phí cho việc kiểm tra sức khoẻ theo quy định ở khoản 1, Điều này.
3. Khi những lư do sức khỏe
không cho phép giữ người lao động ở lại một vị trí công tác mà phải chịu ô
nhiễm không khí, ồn và rung, thì phải thực hiện mọi biện pháp phù hợp với thực
tiễn và điều kiện quốc gia để thuyên chuyển đương sự sang một việc khác thích
hợp, hoặc bảo đảm cho đương sự duy trì được thu nhập bằng việc hưởng trợ cấp an
toàn xă hội, hoặc bằng bất cứ cách thức nào khác.
4. Việc thực hiện các biện pháp
để thi hành Công ước này không được gây ảnh hưởng bất lợi đến các quyền của
người lao động được hưởng theo pháp luật về an toàn xă hội hoặc bảo hiểm xă
hội.
Điều 12. Việc sử dụng các
phương pháp lao động sản xuất, các chất, máy hoặc dụng cụ mà dẫn đến việc người
lao động phải hứng chịu các rủi ro nghề nghiệp vì ô nhiễm không khí, ồn và rung
tại nơi làm việc thì phải được thông báo cho nhà chức trách có thẩm quyền biết
và nhà chức trách có thể, nếu cần, cho phép sử dụng theo các thể thức sẽ ấn
định, hoặc cấm sử dụng.
Điều 13. Tất cả các đương
sự, theo một cách thích đáng và thích hợp:
a) Phải được thông tin về những
rủi ro nghề nghiệp có thể xảy ra tại nơi làm việc do ô nhiễm không khí, ồn và
rung;
b) Phải được chỉ dẫn về những
phương tiện có sẵn dùng để phòng ngừa, hạn chế và bảo vệ người lao động chống
những rủi ro đó.
Điều 14. Phải có những
biện pháp, tuỳ theo điều kiện và nguồn lực quốc gia để đẩy mạnh việc nghiên cứu
trong lĩnh vực phòng ngừa và hạn chế rủi ro do ô nhiễm không khí, ồn và rung
trong môi trường làm việc.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THI HÀNH
Điều 15. Tuỳ theo thể
thức và trong những hoàn cảnh do nhà chức trách có thẩm quyền ấn định, người sử
dụng lao động phải có trách nhiệm chỉ định một người thông thạo hoặc dựa vào
một cơ quan thông thạo bên ngoài doanh nghiệp, để chăm lo những vấn đề pḥng ngừa
và hạn chế ô nhiễm không khí, ồn và rung trong môi trường làm việc.
Điều 16 . Mỗi Nước thành viên phải:
a) Bằng pháp luật hoặc pháp quy,
hoặc bằng mọi phương pháp phù hợp với tập quán và điều kiện quốc gia, có những
biện pháp cần thiết, kể cả việc ấn định những chế tài thích hợp để thi hành
những quy định của Công ước;
b) Bố trí các cơ quan thanh tra thích
hợp để giám sát việc thi hành những quy định của Công ước, hoặc bảo đảm việc thanh
tra thích đáng được thực hiện.