Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH xây dựng thẩm định công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Số hiệu: 56/2015/TT-BLDTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động thương binh và Xã hội Người ký: Huỳnh Văn Tí
Ngày ban hành: 24/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tổ chức việc thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Vị trí việc làm là tập hợp các nhiệm vụ bao gồm nhóm công việc được thực hiện bởi một cá nhân.

2. Nhiệm vụ là nhóm các công việc có liên quan tạo thành một phạm vi làm việc trong mỗi vị trí việc làm.

3. Công việc thể hiện qua mô tả là có một sự khởi đầu và kết thúc, có kết quả cụ thể bằng một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình.

4. Năng lực thể hiện khả năng chuyển tải các kỹ năng, kiến thức và thái độ vào các tình huống trong làm việc.

5. Đơn vị năng lực là sự trình bày chi tiết về một việc được làm như thế nào, cách thức thực hiện và kiến thức nền tảng được áp dụng.

Chương II

NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Mục 1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Điều 4. Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Việc làm;

2. Định dạng về cấu trúc thống nhất và xây dựng theo quy trình quy định tại Thông tư này;

3. Phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.

Điều 5. Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia

Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc. Khung của từng bậc trình độ cụ thể như sau:

1. Bậc 1:

a) Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;

b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;

c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển tải thông tin theo yêu cầu; có khả năng tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.

2. Bậc 2:

a) Thực hiện các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;

b) Có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số vấn đề phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;

c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.

3. Bậc 3:

a) Thực hiện phần lớn các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;

b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;

c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; tự chủ, làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.

4. Bậc 4:

a) Thực hiện hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;

b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;

c) Phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; làm việc độc lập và tự chủ cao; có khả năng quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.

5. Bậc 5:

a) Thực hiện các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;

b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp hoặc yêu cầu của quản lý trong phạm vi rộng khi thực hiện công việc;

c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ cao; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.

Điều 6. Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có ba (03) thành phần cơ bản như sau:

1. Mô tả nghề:

Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc làm và công việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.

2. Danh mục các đơn vị năng lực:

Nội dung trình bày danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực và sắp xếp theo các nhóm sau:

a) Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là ngành công nghiệp);

b) Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;

c) Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.

3. Các đơn vị năng lực:

Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong danh mục các đơn vị năng lực. Đối với mỗi một đơn vị năng lực cụ thể phải thể hiện được các nội dung sau đây:

a) Tên đơn vị năng lực;

b) Thành phần và tiêu chí thực hiện: trình bày một cách đầy đủ về những thành phần trong một đơn vị năng lực cần phải thực hiện, mức độ thực hiện và kết quả đầu ra có thể đo lường, tính toán, xác định được;

c) Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu: đưa ra các thông tin về những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện có hiệu quả và lựa chọn nguồn lực hoặc giải pháp thay thế để đạt được những kết quả đầu ra;

d) Điều kiện thực hiện: mô tả những thông số cho việc ứng dụng năng lực và những loại việc, nguồn lực, dịch vụ có thể ứng dụng khi sử dụng năng lực;

đ) Hướng dẫn đánh giá: đưa ra bối cảnh và phương pháp lựa chọn bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá để xác định một cá nhân có đạt tiêu chuẩn của đơn vị năng lực hay không.

4. Định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Điều 7. Thành lập, lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Cơ quan chủ trì) có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý. Cơ quan chủ trì phải thành lập hoặc lựa chọn một tổ chức để tham mưu, giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề (sau đây gọi là tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề).

2. Đối với trường hợp thành lập tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được thành lập phải đáp ứng yêu cầu sau:

a) Thành phần tham gia gồm có: đại diện Cơ quan chủ trì; đại diện của tổ chức đại diện cho người lao động làm nghề đó; đại diện hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó; đại diện tổ chức của người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó; đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có đào tạo nghề đó.

Trong tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được thành lập, số lượng thành viên đại diện cho hội nghề nghiệp, tổ chức của người sử dụng lao động hay doanh nghiệp phải chiếm từ 1/2 (một phần hai) số thành viên tham gia trở lên.

b) Các thành viên tham gia tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề theo quy định tại Điểm a khoản này phải là người có trình độ từ đại học trở lên, hiểu biết, thông thạo về nghề đó và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc hoặc là người có trình độ kỹ năng nghề ở bậc cao nhất của nghề đó (sau đây gọi là chuyên gia trong nghề).

3. Đối với trường hợp lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, thì tổ chức được lựa chọn phải là một trong các tổ chức sau:

a) Hội nghề nghiệp có liên quan đến nghề đó;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở giáo dục, tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của Cơ quan chủ trì, có uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo hoặc trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ liên quan đến nghề đó.

4. Tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề có quyền và trách nhiệm sau:

a) Thực hiện và tuân thủ quy trình xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12Khoản 5 Điều 16 của Thông tư này;

b) Có quyền thuê hoặc sử dụng cá nhân, tổ chức khác ở trong và ngoài nước có kinh nghiệm, năng lực về xây dựng tiêu chuẩn nghề để triển khai thực hiện công việc được quy định tại các Điều 8, 9, 10 và 11 của Thông tư này;

c) Được phép sử dụng tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn kỹ năng hoặc tiêu chuẩn năng lực do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa và biên soạn dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Điều 6 của Thông tư này;

d) Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ khi sử dụng tài liệu, tiêu chuẩn nghề của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Điều 8. Phân tích nghề

1. Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn của nghề đang được sử dụng ở trong và ngoài nước.

2. Nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó theo quy mô lớn, nhỏ, trung bình và trình độ công nghệ đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong quản lý ở các mức độ phổ biến, cũ, mới để lập danh sách doanh nghiệp cần khảo sát đảm bảo đại diện cho các vùng, miền trong cả nước.

3. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra theo các đối tượng sau:

a) Phiếu điều tra về tình hình sử dụng và phân công lao động đối với nghề khảo sát cho đối tượng khảo sát là doanh nghiệp.

b) Phiếu điều tra về chức năng, vai trò, vị trí đang đảm nhận; các nhiệm vụ, công việc thường xuyên, không thường xuyên cần phải thực hiện và điều kiện, bối cảnh thực hiện từng công việc đó cho các đối tượng khảo sát trong doanh nghiệp là người quản lý hoặc phụ trách, người làm công tác chuyên môn kỹ thuật và người trực tiếp làm các công việc của nghề hoặc làm công việc có liên quan đến nghề khảo sát.

4. Tiến hành việc khảo sát tại các doanh nghiệp được lựa chọn theo danh sách đã lập tại Khoản 2 và theo các đối tượng quy định tại Khoản 3 của Điều này nhằm điều tra về các vị trí việc làm của nghề tại nơi làm việc và thu thập dữ liệu về các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.

5. Tổ chức việc phân tích dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều này để xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm đó; tổng hợp và lập thành bảng các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Phân tích công việc

1. Căn cứ dữ liệu thu thập từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Thông tư này, thực hiện các công việc sau đây:

a) Phân tích kết quả điều tra đã thu thập theo từng công việc của từng vị trí việc làm đã được xác định theo Khoản 5 Điều 8 của Thông tư này để lập các phiếu phân tích công việc theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư này (nếu có) để điều chỉnh các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập theo Điểm a của Khoản này;

c) Tổ chức việc lấy ý kiến góp ý các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Điểm a và Điểm b của Khoản này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các nội dung trong các phiếu phân tích công việc đã được lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc sau khi nhận được các ý kiến góp ý;

d) Tiến hành hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho các phiếu phân tích công việc đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Điểm c của Khoản này; hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.

2. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 của Điều này, tiến hành các công việc như sau:

a) Phân tích tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện; phạm vi, tình huống thực hiện công việc cũng như mức độ linh hoạt và sáng tạo khi thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện công việc của từng vị trí việc làm để xác định bậc trình độ kỹ năng nghề của vị trí việc làm đó dựa theo khung của từng bậc trình độ kỹ năng được quy định tại Điều 5 của Thông tư này;

b) Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tham khảo các tiêu chuẩn, tài liệu đã được thu thập được theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 (nếu có) để điều chỉnh sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập theo Điểm b của khoản này;

d) Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại các điểm a, b và c của Khoản này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để góp ý cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã lập hoặc điều chỉnh (nếu có); hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

Điều 10. Xác định danh mục các đơn vị năng lực

1. Căn cứ các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này, tiến hành xác định các năng lực cần phải có để thực hiện công việc đó và lập danh mục các đơn vị năng lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

2. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 của Điều này, các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về danh mục các đơn vị năng lực đã được lập; hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

Điều 11. Biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

1. Căn cứ dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra và kết quả việc tiến hành khảo sát theo quy định tại Khoản 4 của Điều 8, các phiếu phân tích công việc đã được lập và hoàn thiện theo quy định tại Điều 9, danh mục các đơn vị năng lực đã được lập theo Điều 10 của Thông tư này để tiến hành biên soạn từng đơn vị năng lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.

2. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo định dạng cấu trúc quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư này thì không phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư này.

3. Tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề không tham gia vào các hoạt động quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều này thông qua việc gửi xin ý kiến góp ý về các đơn vị năng lực và dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 1 hoặc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được biên soạn theo quy định tại Khoản 2 của Điều này; hoàn chỉnh sau khi nhận được các ý kiến góp ý.

4. Tiến hành hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia trong nghề và các cơ quan, tổ chức có liên quan, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm những công việc đó để trực tiếp góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được hoàn chỉnh theo quy định tại Khoản 3 của Điều này; hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia sau khi tổng hợp các ý kiến góp ý trong hội thảo.

Điều 12. Lập hồ sơ đề nghị thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Ngay sau khi hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo Khoản 4 Điều 11 của Thông tư này, tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tiến hành lập hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (sau đây được viết tắt là hồ sơ đề nghị thẩm định). Hồ sơ gồm có các tài liệu sau đây:

1. Một (01) bản báo cáo về quá trình tiến hành thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Mẫu đề cương báo cáo theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Một (01) bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được biên soạn và hoàn thiện theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này có kèm theo bản mềm;

3. Các sản phẩm trung gian được sử dụng trong việc dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm có:

a) Bảng tổng hợp các vị trí việc làm phổ biến của nghề theo Khoản 5 Điều 8;

b) Các phiếu phân tích công việc, sơ đồ các vị trí việc làm của nghề đã được lập, hoàn thiện theo Điều 9 của Thông tư này;

c) Tiêu chuẩn và các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao (đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn do nước ngoài chuyển giao để chỉnh sửa, biên soạn thành dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia).

Chương III

TỔ CHỨC VIỆC THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

Điều 13. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo tiêu chuẩn

1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định do tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề lập theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này, Cơ quan chủ trì có văn bản và gửi một (01) bộ hồ sơ đó đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.

2. Chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các công việc sau đây:

a) Đăng tải dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định trên trang thông tin điện tử của Bộ trong thời gian 30 ngày làm việc để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong toàn quốc;

b) Có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Hội Nông dân Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hội nghề nghiệp ở trung ương có liên quan cho ý kiến góp ý bằng văn bản đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.

Điều 14. Thành lập Hội đồng thẩm định

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị thẩm định do Cơ quan chủ trì gửi đến theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Hội đồng thẩm định để giúp Bộ trưởng trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được.

2. Số lượng thành viên, thành phần và cơ cấu của Hội đồng thẩm định như sau:

a) Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ và có từ 07 (bảy) đến 11 thành viên;

b) Thành phần tham gia Hội đồng có đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan và doanh nghiệp có sử dụng lao động làm nghề đó bao gồm: công đoàn ngành hoặc nghiệp đoàn nghề; hội nghề nghiệp; một số doanh nghiệp. Trong đó đại diện cho doanh nghiệp phải chiếm ít nhất là 1/3 (một phần ba) thành phần tham gia Hội đồng. Những người đại diện cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp phải là những chuyên gia trong nghề nhưng không tham gia vào thành phần của tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoặc tham gia liên kết, hợp tác trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề đó và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó giới thiệu cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn;

c) Cơ cấu của Hội đồng gồm có: chủ tịch; thư ký và các thành viên khác. Trong đó Thư ký Hội đồng là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng là người có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Hội đồng bầu chọn trong số thành viên Hội đồng.

3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:

a) Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; các phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng tham dự và có mời đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề tham dự;

b) Các phiên họp của Hội đồng phải được ghi biên bản do Thư ký Hội đồng ghi, biên bản họp Hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và của Thư ký Hội đồng;

c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản về nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được và phát biểu tại phiên họp của Hội đồng để các thành viên Hội đồng tham dự phiên họp phát biểu thảo luận, phân tích, đánh giá công khai; đại diện của Cơ quan chủ trì và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề được mời tham dự phiên họp có trách nhiệm giải trình ý kiến của thành viên Hội đồng nếu được yêu cầu; Chủ tịch Hội đồng tổng hợp và kết luận theo ý kiến của đa số thành viên Hội đồng tham dự phiên họp.

d) Hội đồng thực hiện đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được thông qua việc bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng. Phiếu đánh giá chất lượng bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Nội dung và thời hạn thẩm định

1. Việc thẩm định tập trung vào một số nội dung sau đây:

a) Thẩm định sự tuân thủ quy định tại các điều 7, 8, 9, 10 và 11 của Thông tư này trong quá trình tiến hành việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

b) Thẩm định về nội dung và sự phù hợp của bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được so với định dạng cấu trúc quy định tại Điều 6 của Thông tư này;

c) Thẩm định về chất lượng của bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn thẩm định:

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời gian đăng tải dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trên trang thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này, Hội đồng thẩm định phải tiến hành thực hiện công việc thẩm định theo nội dung quy định tại Khoản 1 của Điều này.

Điều 16. Trình tự thẩm định

1. Chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thẩm định được thành lập, Thư ký Hội đồng phải gửi bản dự thảo tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định đã nhận được cho các thành viên Hội đồng thẩm định để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến nhận xét của cá nhân.

2. Trước ngày Hội đồng thẩm định tiến hành thực hiện công việc thẩm định theo những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Thông tư này ít nhất là 03 (ba) ngày làm việc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản tổng hợp các ý kiến góp ý đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được gửi cho các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 và đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của Thông tư này cho Hội đồng thẩm định và tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề để nghiên cứu, xem xét.

3. Hội đồng thẩm định thực hiện việc thẩm định theo nguyên tắc làm việc được quy định tại Khoản 3 Điều 14 và tập trung vào một số nội dung được quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.

4. Ngay sau khi kết thúc việc thẩm định, Chủ tịch Hội đồng phải báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản về ý kiến chính thức của Hội đồng thẩm định đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định và kèm theo biên bản các phiên họp của Hội đồng, các ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của từng thành viên Hội đồng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời gửi cho tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiên cứu, xem xét văn bản về ý kiến chính thức của Hội đồng đối với bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có trong hồ sơ đề nghị thẩm định kèm theo các ý kiến ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản của từng thành viên Hội đồng.

5. Chậm nhất sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản do Chủ tịch Hội đồng gửi theo quy định tại Khoản 4 của Điều này, tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề có báo cáo về việc xem xét tiếp thu các ý kiến đã nhận được và hoàn thiện lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gửi cho Hội đồng thẩm định. Trường hợp sau khi xem xét mà có những vấn đề không tiếp thu hoặc cần phải làm rõ thì tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề trực tiếp làm việc với Hội đồng thẩm định để hai bên đi đến thống nhất các vấn đề đó trước khi hoàn thiện lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gửi cho Hội đồng thẩm định.

6. Ngay sau khi nhận được bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề hoàn thiện lại theo quy định tại Khoản 5 của Điều này, Hội đồng thẩm định tổ chức phiên họp hội đồng để rà soát lại bản dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đó trước khi Chủ tịch Hội đồng gửi trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 17. Công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia do Chủ tịch Hội đồng gửi trình theo quy định tại Khoản 6 Điều 16 của Thông tư này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản công bố và đăng tải bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đó trên trang thông tin điện tử của Bộ đồng thời gửi cho Cơ quan chủ trì để theo dõi và phối hợp trong quản lý việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các nội dung trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đó cho phù hợp với những thay đổi trong thực tiễn của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Thống nhất quản lý việc tổ chức xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề và việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được công bố.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định tại Thông tư này.

3. Hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và điều chỉnh về định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành để đảm bảo phù hợp với các quy định tại Thông tư này.

4. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các điều 13, 14, 16 và 17 của Thông tư này.

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này của các tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Đề xuất cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã công bố nhằm phù hợp với thay đổi của hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu hội nhập khu vực, thế giới.

3. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng mới và cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề thuộc lĩnh vực quản lý.

4. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7Khoản 1 Điều 13, Khoản 2 Điều 20 của Thông tư này.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của các nghề đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị áp dụng.

2. Trong thời hạn tối đa là 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý phải tiến hành sửa đổi, bổ sung các nội dung trong các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và điều chỉnh về định dạng cấu trúc theo quy định tại Thông tư này và gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để tổ chức việc thẩm định và công bố.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra các tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cho các nghề thuộc lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện và chấp hành các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH; Website Bộ;
- Lưu: VT, TCDN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Văn Tí

PHỤ LỤC 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 22, Bold)

TÊN NGHỀ: ………………………………………………………..

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)

Năm 20....

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold, Italic)

GIỚI THIỆU

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)

MÔ TẢ NGHỀ

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC CỦA NGHỀ

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)

TT

Mã số

Tên đơn vị năng lực

Các năng lực cơ bản

1

CB01

2

CB02

….

….

Các năng lực chung

1

CC01

2

CC02

….

….

Các năng lực chuyên môn

1

CM01

2

CM02

….

….

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)

CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC THEO VỊ TRÍ VIỆC LÀM

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 16, Bold)

TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM:……………………………………………………

BẬC TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ:………………………………………

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 12, Bold)

TT

Mã số

Tên đơn vị năng lực

Các năng lực cơ bản

1

CB...

2

CB...

….

….

….

CB...

Các năng lực chung

1

CC...

2

CC...

….

….

….

CC...

Các năng lực chuyên môn

1

CM...

2

CM...

….

...

….

CM...

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)

CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 18, Bold)

TÊN ĐƠN VỊ NĂNG LỰC: ..............................................................................................

MÃ SỐ:.........................................................................................................................

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14, Bold)

THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14)

CÁC KỸ NĂNG QUAN TRỌNG VÀ KIẾN THỨC THIẾT YẾU

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ 14, Bold)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

(font chữ: Times New Roman, in hoa, cỡ chữ: 14, Bold)

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

(font chữ: Times New Roman, in thường, cỡ chữ: 14)

PHỤ LỤC 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM PHỔ BIẾN CỦA NGHỀ

TT

VỊ TRÍ VIỆC LÀM

CÁC CÔNG VIỆC CẦN PHẢI THỰC HIỆN

1

(Tên gọi/chức danh)

(Tên công việc)

(Tên công việc)

...

(Tên công việc )

2

(Tên gọi/chức danh)

(Tên công việc)

(Tên công việc)

...

...

...

...

...

...

...

...

(Tên gọi/chức danh)

(Tên công việc)

(Tên công việc)

...

(Tên công việc)

PHỤ LỤC 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

Tên công việc:…………………………………………………………………………..

1. Mô tả quá trình thực hiện công việc:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

2. Điều kiện thực hiện công việc (dụng cụ và trang thiết bị,...):

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. Kiến thức cần có để thực hiện công việc:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Kỹ năng và thái độ khi thực hiện công việc:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

PHỤ LỤC 04

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SƠ ĐỒ CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ

Tên nghề: ……………………………………………………………………

BẬC TRÌNH ĐỘ

CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Bậc 1

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

….

Bậc 2

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

….

Bậc 3

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

….

Bậc 4

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

….

Bậc 5

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

(Tên vị trí việc làm)

….

PHỤ LỤC 05

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu đề cương báo cáo

QUÁ TRÌNH TIẾN HÀNH THỰC HIỆN VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

I. TÌNH HÌNH THÀNH LẬP (LỰA CHỌN) TỔ CHỨC GIÚP VIỆC XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGHỀ

- Quyết định thành lập hoặc lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề.

- Danh sách các thành viên tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác liên quan đến nghề được xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (đối với trường hợp thành lập tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề) hoặc tóm lược vai trò, chức năng và các minh chứng về năng lực, kinh nghiệm (đối với trường hợp lựa chọn tổ chức giúp việc xây dựng tiêu chuẩn nghề).

II. THỰC HIỆN PHÂN TÍCH NGHỀ

1. Tổ chức thu thập tài liệu

- Các tài liệu và các tiêu chuẩn của nghề thu thập được.

2. Thực hiện điều tra khảo sát nghề

- Danh sách các doanh nghiệp được lựa chọn để điều tra, khảo sát nghề.

- Các mẫu phiếu điều tra.

- Kết quả việc điều tra khảo sát nghề (số lượng từng mẫu phiếu điều tra thu nhận được từ các doanh nghiệp).

3. Phân tích kết quả điều tra khảo sát nghề

- Xác định các vị trí việc làm phổ biến của nghề và các công việc cần phải thực hiện của từng vị trí việc làm.

III. THỰC HIỆN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC

1. Quá trình và kết quả phân tích công việc

2. Việc tham khảo tài liệu, lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn chỉnh phiếu phân tích công việc

- Kết quả điều chỉnh nội dung các phiếu phân tích công việc trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn thu thập được (nếu có).

- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.

- Ý kiến của các chuyên gia và việc tiếp thu để hoàn chỉnh các phiếu phân tích công việc.

3. Tổ chức hội thảo để hoàn thiện các phiếu phân tích công việc

- Thành phần tham dự.

- Tổng hợp các ý kiến góp ý các phiếu phân tích công việc.

- Kết quả việc hoàn thiện các phiếu phân tích công việc sau hội thảo.

4. Lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề

- Kết quả việc lập sơ đồ các vị trí việc làm của nghề.

- Kết quả điều chỉnh nội dung sơ đồ các vị trí việc làm trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn thu thập được (nếu có).

- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến và ý kiến các chuyên gia cho sơ đồ các vị trí việc làm của nghề.

- Tổng hợp các ý kiến góp ý của chuyên gia.

- Kết quả việc hoàn thiện sơ đồ các vị trí việc làm của nghề trên cơ sở các ý kiến của chuyên gia.

IV. XÁC ĐỊNH DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ NĂNG LỰC

1. Danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các vị trí việc làm

2. Tổ chức lấy ý kiến để hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực

- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.

- Ý kiến của các chuyên gia và việc tiếp thu để hoàn chỉnh danh mục các đơn vị năng lực.

V. BIÊN SOẠN TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

1. Kết quả dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

2. Tổ chức lấy ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

- Danh sách các chuyên gia lấy ý kiến.

- Ý kiến của các chuyên gia.

- Tổng hợp các ý kiến góp ý của chuyên gia.

- Kết quả hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia.

3. Tiến hành hội thảo để hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia

- Thành phần tham dự và các ý kiến góp ý cho dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

- Tổng hợp các ý kiến góp ý.

- Kết quả hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

VI. CÁC TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT THAM CHIẾU TRONG DỰ THẢO TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA

- Liệt kê các tài liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu trong dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

PHỤ LỤC 06

(Ban hành kèm theo Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu phiếu đánh giá chất lượng

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

1. Họ tên người đánh giá: ..........................................................................................

2. Chức vụ/chức danh: ..............................................................................................

3. Đơn vị công tác: ....................................................................................................

Đánh giá theo các tiêu chí:

STT

Các tiêu chí đánh giá

Mức độ đánh giá

Những nội dung cần chỉnh sửa và bổ sung

Đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa

Không đạt yêu cầu

1

Mô tả nghề

1.1

Trong phần mô tả nghề, nêu được một cách khái quát, ngắn gọn, phù hợp với hoạt động thực tế của nghề về: phạm vi và các hoạt động chính; các vị trí việc làm phổ biến của nghề trong các bối cảnh làm việc.

2

Danh mục các đơn vị năng lực:

2.1

*Xác định đầy đủ các đơn vị năng lực để thực hiện tất cả các công việc của nghề.

2.2

*Xác định đầy đủ các đơn vị năng lực cho các vị trí việc làm.

3

Các đơn vị năng lực

3.1

Các thành phần của đơn vị năng lực logic, đầy đủ và phù hợp với thực tế.

3.2

*Các tiêu chí thực hiện được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với thực tế.

3.3

*Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu đủ để đạt được tiêu chí thực hiện công việc đã đề ra

3.4

Điều kiện thực hiện được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp thực tế.

3.5

*Các tiêu chí đánh giá được ghi rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với phạm vi, các điều kiện thực hiện và đủ để đánh giá tiêu chuẩn thực hiện đơn vị năng lực.

3.6

*Hướng dẫn về phương pháp, cách thức đánh giá rõ ràng, phù hợp với bối cảnh thực tế.

4. Đánh giá chung:......................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm 20….
Người đánh giá
(ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1. Các tiêu chí có đánh dấu * có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

2. Các mức độ đánh giá chung:

• Đạt yêu cầu: Không phải sửa chữa gì hoặc chỉ cần sửa chữa vài lỗi nhỏ về biên tập;

• Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa: Phải sửa chữa một số lỗi về cả nội dung chuyên môn và biên tập, sau đó trình chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký hội đồng xem xét, nếu thông qua thì đạt yêu cầu;

• Không đạt yêu cầu: Có nhiều lỗi về cả nội dung chuyên môn và biên tập, phải biên soạn lại để trình Hội đồng thẩm định lần thứ hai./.

MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 56/2015/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 24, 2015

 

CIRCULAR

GUIDING THE DEVELOPMENT, APPRAISAL AND PUBLICATION OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS STANDARD

Pursuant to the Law on Employment No. 38/2013/QH13 dated November 16, 2013;

Pursuant to the Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015 of the Government detailing a number of articles of the Law on Employment regarding assessment and grant of certificates of national occupational skills;

At the request of the Director General of the General Directorate of Vocational Training;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates the Circular guiding the development, appraisal and publication of national occupational skills standard.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular details the principles, process of the development of national occupational skills standard, appraisal and publication of national occupational skills standard.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to agencies, organizations, and individuals related in the development, appraisal and publication of national occupational skills standard.

Article 3. Definitions

1. Job position referred to a set of tasks including works carried out by an individual

2. Task referred to the group of relevant works that forms a working area in each job position

3. Work through description referred to doing something from start to finish and having specific results in a product, service or process.

4. Ability referred to the capacity to convey skills, knowledge and attitude to work situations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

PRINCIPLES AND PROCESS OF THE DEVELOPMENT OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS STANDARD

Section 1. PRINCIPLES OF THE DEVELOPMENT OF NATIONAL OCCUPATIONAL SKILLS STANDARD

Article 4. Principles of the development of national occupational skills standard

The national occupational skills standard must be developed:

1. In accordance with each qualification level of occupational skills for each profession and the national occupation skill qualification framework as prescribed in Clause 1 Article 32 of the Law on Employment;

2. Consistently with the structure format as prescribe hereof;

3. In accordance with ASEAN and international reference standards.

Article 5. National occupation skill qualification framework

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Level 1:

a) Perform simple and repetitive works in an unchanged working context;

b) Have a narrow range of basic knowledge about the profession and activities of the job in some areas and the ability to apply knowledge and skill to perform work as directed;

c) Have ability to receive, record and transmit information as required; ability to carry out teamwork with other people and take partial responsibility for the results of work.

2. Level 2:

a) Perform regular tasks and some complex tasks in a number of specific situations;

b) Have a board range of basic knowledge about the profession and activities of the job in many areas; ability to apply knowledge and skill to solve common professional, technical matters and some complex issues with the guidance of instructors;

c) Have the ability to think, judge and explain information; autonomy in teamwork with other people and the ability to work independently in some contexts; take main responsibility for the results of work.

3. Level 3:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Have professional and basic knowledge about the principles, theory and extensive knowledge of the activities of the job in many contexts; utilize the knowledge to provide solutions for a number of complex professional, technical matters and some requirements of the manager;

c) Have the ability to determine, analyze and evaluate broad-range information; have autonomy, work independently and guide other people to perform tasks; take responsibility for the quality of work as prescribed by the standard and partial responsibility of the results of work performed by a teammate.

4. Level 4:

a) Perform most of complicated works, works that have many methods in different contexts;

b) Have professional knowledge about the principles, theory and extensive knowledge of the activities of the job in many contexts; utilize the knowledge to provide solutions for a number of complex professional, technical matters and some requirements of the manager;

c) Determine, analyze and evaluate broad-range information and use the results to provide ideas and recommendations for management and research purpose; work independently with substantial autonomy; have the ability to manage and operate others in the execution of tasks, take responsibility for the quality of work as prescribed by the standard and partial responsibility of the results of work performed by a teammate.

5. Level 5:

a) Perform complicated works, works that have many methods in every contexts;

b) Have professional knowledge about the principles, theory and extensive knowledge of the activities of the job in many contexts; have the ability to analyze, consider, diagnose, design to solve solutions, handle a board range of complex technical issues or requirements of the manager;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Structure of the national occupation skills standard

Structure of the national occupation skills standard of one profession consists of three (03) basic components as follows:

1. Profession description:

The content shall describe the extent of the profession, job positions and main tasks to be done in a context.

2. List of units of ability:

The content shall specify the list of units of ability of the profession and the units of ability of each job position in the profession where all of ability units are listed and sorted into groups as follows:

a) Basic ability: Ability to perform general works that are not for a particular occupation or production, business or service sector (hereinafter referred to as industry);

b) General ability: Ability required when working in a particular industry;

c) Professional ability: Includes the necessary abilities of the occupation that an individual needs to be admitted to have competence at a particular level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The content of each ability unit is in the list of ability units. Each unit must demonstrate the following contents:

a) Name of the ability unit;

b) Components and performance criteria: The full description of the components in a unit of ability needed to be performed, the level of performance and the output that can be measured, calculated and determined;

c) Important skills and essential knowledge: provide information on the skills and knowledge needed to be effectively implemented and selected resources or alternative methods to achieve the outputs;

d) Implementation conditions: Describe the parameters for the application of abilities and types of works, resources and services that can be used when using the ability;

dd) Assessment guide: set the context and the evidence selection method in support of the assessment to determine whether an individual meets the standards of the unit of ability or not.

4. Structural format of the national occupation skills standard is prescribed in Appendix 01 enclosed herewith.

Section 2. PROCESS OF DEVELOPMENT OF THE NATIONAL OCCUPATION SKILL STANDARDS

Article 7. Establishment and selection of the organization assisting the development of national occupation skill standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case of establishing the organization assisting the development of the occupation skills standard, the established organization shall meet the following requirements:

a) Participants include: representative of presiding authority; representative of the organization representing such professionals; representative of relevant professional associations; representative of the organization of the employer or enterprise employing the professionals; representative of vocational education institutions or education institutions that have the profession training.

In the established organization assisting the development of the occupational skills standard, the number of members representing the professional associations, organization of the employer or enterprise must account for at least ½ members of the organization.

b) Members of the organization assisting the development of the occupational skills standard as prescribed in Point a this Clause must at least graduate from university, have knowledge and proficiency in the profession and have at least 5 (five) years of working experience or have the highest professional skill level (hereinafter referred to as professional specialist).

3. In case of selecting the organization assisting the development of the occupation skills standard, the selected organization shall be one of the following organizations:

a) Relevant professional associations;

b) Vocational education institutions or education institutions, scientific and technological organizations, health establishments under the presiding authority’s management, having credibility, experience in training or in research, application and transfer of technology related to that profession

4. Rights and responsibilities of the organization assisting the design of the occupation skills standard:

a) Implement and comply with the process of the development of national occupational skills standard as prescribed in Article 8, 9, 10, 11, 12 Clause 5 Article 16 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Have the rights to use occupational standards, skill standards or qualification transferred by foreign countries to revise and compile draft national occupational skills standard in accordance with the structural format prescribed in Article 6 hereof;

d) Comply with regulations and law on copyright, intellectual property right when using the occupational documents, standards of domestic and foreign individuals, organizations.

Article 8. Profession analysis

1. Collect occupational documents, standards that are being used domestically and overseas.

2. Study and select enterprises employing such professionals on a large, small or medium scale and technological level used in production and business activities as well as in management on the popularity, old and new scale to make a list of enterprises should be surveyed to ensure the representation of regions and areas nationwide.

3. Develop questionnaire format in accordance with the following subjects:

a) Questionnaires on the use and division of labor in the surveying profession for surveyed subjects which are enterprises.

b) Questionnaires on the functions, roles, current positions; regular and irregular task that needed to be performed, conditions and context for each task for survey subjects in the enterprise such as managers or officers, technical specialists and people directly engaged in the task of the profession or doing jobs related to the profession.

4. Carry out surveys at selected enterprises according to the list established in Clause 2 and the persons referred to in Clause 3 of this Article to investigate job positions at the workplace and collect data on the tasks of each job position.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Work analysis

1. Based on the data collected from questionnaire and survey results as prescribed in Clause 4 Article 8 hereof:

a) Analyze the survey results collected on each work of each position identified in Clause 5 Article 8 hereof so that the job analysis sheets are made according to Appendix 03 enclosed herewith;

b) Refer to the standards and documents collected as prescribed in Clause 1 Article 8 hereof (if any) to adjust the contents in the job analysis sheets according to Point a of this Clause.

c) Organize collection of suggestions from professional specialists not engaged in the activities specified in Points a and b of this Clause by the methods of asking for their suggestions on the contents of the established or adjusted job analysis sheets (if any); complete the job analysis sheets after receiving the suggestions;

d) Carry out a workshop to collect suggestions from professional specialists, relevant agencies, organizations and enterprises employing such professionals to directly provide comments on the completed work analysis sheets as prescribed in Point c of this Clause; complete the job analysis sheets after summarizing the suggestions at the workshop.

2. Based on the job analysis sheets established and completed according to Clause 1 of this Article:

a) Analyze the nature, level of work must be performed and the scope, work situation; the flexibility, creativity, cooperation and responsibility in carrying out the work to determine the qualification level of the job position based on the framework of each qualification level prescribed in Article 5 hereof;

b) Make a diagram of job positions of the profession as prescribed in Appendix 04 enclosed herewith;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Hold conferences to collect opinions from professional specialists not engaged in activities specified in Point a, b and c of this Clause, relevant agencies, organizations and enterprises employing such professionals to give opinions on the established or adjusted diagram of the job positions (if any); complete the diagram of the job positions after receiving the opinions.

Article 10. Determination of the list of ability units

1. Based on the job analysis sheets established and completed according to Clause 1 Article 9 hereof , continue to determine required abilities to fulfill the job and make a list of ability units as prescribed in Clause 2 Article 6 hereof.

2. Collect opinions from professional specialists not engaged in activities specified in Clause 1 of this Article, relevant agencies, organizations and enterprises employing such professionals through sending written request for opinions on the established list of ability units; complete the list of ability units after receiving the opinions.

Article 11. Compilation of the national occupation skill standards

1. Based on the data collected from the questionnaires and the survey results as prescribed in Clause 4 Article 8, the job analysis sheets established and completed according to Article 9, the list of ability units established according to Article 10 hereof to compile each unit of ability according to the provisions in Clause 3 Article 6 and the draft national occupational skills standard in the structural format as prescribed in Clause 4, Article 6 hereof.

2. Do not exercise Provisions prescribed in Article 8, 9 and 10 hereof in case of using the occupational standards, skill standards or qualification transferred by foreign countries to revise and compile into national occupational skills standards in accordance with the format prescribed in Clause 4 Article 6 hereof.

3. Collect opinions from professional specialists not engaged in activities specified in Clause 1 or 2 of this Article through sending written request for opinions on the ability units, draft national occupational skill standard compiled according to Clause 1 or the draft national occupational skill standard compiled according to Clause 2 this Article; complete after receiving the opinions.

4. Carry out a conference to collect suggestions from industry experts, relevant agencies, organizations and enterprises employing such professionals to directly provide comments on the draft national occupational skill standard completed as prescribed in Clause 3 of this Article; complete the draft national occupational skill standard after summarizing the suggestions at the conference.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Immediately after completing the draft national occupational skills standard as prescribed in Clause 4 Article 11 hereof, the organization assisting the development of occupational skills standard shall make dossiers of request for appraisal of draft national occupational skills standard (hereinafter referred to as dossiers of request for appraisal). The dossiers include the following documents:

1. One (01) report on the implementation of the national occupation skills standard. Forms of the report as prescribed in Appendix 05 enclosed herewith;

2. One (01) draft national occupational skills standard compiled and finalized in accordance with the provisions in Article 11 hereof, accompanied by a soft copy;

3. Intermediary products used in the drafting of national occupational skills standard include:

a) Table of popular job positions as prescribed in Clause 5 Article 8;

b) Job analysis sheets, diagram of the job positions of the profession established and completed according to Article 9 hereof;

c) Standard and documents related to the use of standards transferred by foreign countries (in case of using the standards transferred by foreign countries to adjust and compile into draft national occupation skills standard).

Chapter III

ORGANIZING THE APPRAISAL AND PUBLISHMENT OF THE NATIONAL OCCUPATION SKILL STANDARDS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. After receiving the dossiers of request for appraisal made by the organization assisting the development of occupational skills standard as prescribed in Article 12 hereof, the presiding authority shall make written requests and send one (01) set of such dossiers by post or directly to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Within 03 (three) working days from the date of receipt of the written request for appraisal according to the provisions in Clause 1 this Article, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall perform the following tasks:

a) Publish the draft national occupational skills standard enclosed in the dossier of request for appraisal on the website of the Ministry within 30 working days for collecting suggestions of individuals and agencies, organizations and enterprises nationwide;

b) Send documents to the related ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, the Vietnam General Confederation of Labor or the Vietnam Farmers' Union, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry or the Vietnam Cooperative Alliance, local professional associations for written suggestions on the draft national occupational skills standard included in the received dossiers of request for appraisal.

Article 14. Establishment of appraisal council

1. Within 15 working days from the receipt of documents and dossiers of request for appraisal sent by the presiding authority as prescribed in Clause 1 Article 13 hereof, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs establishes the appraisal council to assist the Minister in the appraisal of the received dossiers of request.

2. The number of members, components and structure of the appraisal council are as follows:

a) The number of members of the council is an odd number and there shall be 07 (seven) to 11 members;

b) Participants include the representative of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; representative of relevant agencies, organization and enterprises employing workers in the profession includes: trade union of sector or trade union; occupational associations; a number of enterprises. In which representatives of the enterprise must account for at least 1/3 members of the council. Representatives of agencies, organizations and enterprises must be professional specialists who are not part of the organization assisting the development of occupational skills standard or cooperating in the construction of the national occupational skills standard of such profession and are recommended by the agencies, organizations and enterprises to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for selection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Working principles of the appraisal council:

a) The appraisal council works under the chairmanship of the president; at least 2/3 (two thirds) of the Council members must attend the meetings; representatives of the presiding authority and the organization assisting the development of the occupational skills standard are invited.

b) The meetings of the Council must be recorded in a minutes by the secretary of the council, the minutes of the council meeting must be signed by the president and the secretary of the council.

c) The council operates on the democratic principle. Each member of the Council must prepare written comments and assessments on the contents of the documents included in the received dossiers of request for appraisal and give opinions at the meetings of the council for discussion, analyzing and evaluation of the attended members; invited representatives of the presiding authority and the organization assisting the development of the occupational skills standard shall explain suggestions given by members of the council upon request; president of the council shall sum up and decide based on the majority.

d) The Council conducts the quality assessment of the draft national occupational skills standard included in the received dossier of request for appraisal through ballot form voted by members of the Council. Assessment forms of the draft national occupational skills standard's quality are in accordance with forms prescribed in Appendix 06 enclosed herewith.

Article 15. Content and time limit of the appraisal

1. The appraisal focuses on the following contents:

a) Appraise the compliance with regulations prescribed in Article 7, 8, 9, 10, 11 hereof in the process of the development of national occupational skills standard;

b) Appraise the content and suitability of the draft national occupational skills standard included in the dossier of request for appraisal received against the format specified in Article 6 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Time limit of the appraisal:

Within 05 (five) working days after the deadline for the publication of the draft national occupational skills standard on the website of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs as prescribed in Point a Clause 2, Article 13 of this Circular, the appraisal council shall conduct the appraisal according to the contents prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 16. Order of appraising

1. At least 03 (three) working days from the date on which the appraisal council is established, the secretary of the council must send the draft of the national occupational skills standard included in the received dossier of request for appraisal to the members of the appraisal council for study and preparation of comments of individuals.

2. At least 03 (three) working days before the council conducts the appraisal according to the contents specified in Clause 1, Article 15 hereof, The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a summary of suggestions on the draft national occupational skills standard sent to agencies and organizations according to the provisions of Point b Clause 2 Article 13 and posted on the website of the Ministry as stipulated in Point a Clause 2 Article 13 hereof to the appraisal council and the organization assisting the development of occupational skills standard for study and consideration.

3. The appraisal council conducts the appraisal on the principle prescribed in Clause 3 Article 14 and concentrate on a number of contents prescribed in Clause 1 Article 15 hereof.

4. Immediately upon the completion of the appraisal, the president of the council must report in writing the appraisal result on the official opinions of the appraisal council on the draft national occupational skills standard included in the dossier of request for appraisal accompanied by the minutes of the meetings of the council, written comments and assessments of each member of the council to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; at the same time send it to the organization assisting the development of the occupational skills standard for studying and considering the official written opinions of the council on the draft national occupational skills standard included in the dossiers of request for appraisal and the written comments, assessments of each member of the council.

5. Within 5 (five) working days from the date of receipt of the documents sent by the president of the council in accordance with Clause 4 of this Article, the organization assisting the development of the occupational skills standard shall make a report on the consideration and acceptance of the opinions received, complete the draft national occupational skills standard and send it to the appraisal council. After consideration, if there are opinions that are not accepted or needed to be explained, the organization assisting the development of the occupational skills standard shall directly work with the appraisal council in order to reach agreement upon such issues before finalizing the draft national occupational skills standard and sending it to the appraisal council.

6. Immediately upon the receipt of the draft national occupational skills standard finalized by the organization assisting the development of the occupational skills standard as prescribed in Clause 5 this Article, the appraisal council shall hold a meeting to review such draft national occupational skills standard before sending it to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 05 (five) years from the receipt of the national occupational skills standard sent by the president of the council as prescribed in Clause 6 Article 16 hereof, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall publish in writing and post such national occupational skill standards on its website and at the same time send it to the presiding authority for monitoring and cooperating in the management of updating, amendments of the contents of the national occupational skill standards to adapt to any changes in the practice of production and business activities.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 18. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall

1. Unify management of the organization of the development, appraisal and publication of the national occupational skills standard for professions and the updating, amendments of the published national occupational skills standard.

2. Guide and inspect the development of the national occupational skills standard for each profession within management of ministries, ministerial agencies and Governmental agencies as prescribed herein.

3. Instruct and cooperate with ministries, ministerial agencies and Governmental agencies in the amendments of contents in the national occupational skills standard, adjusting to the structural format of the national occupational skill standards promulgated before the effective date of this Circular to ensure compliance with the provisions hereof.

4. Implement the tasks prescribed in Article 13, 14, 16 and 17 hereof.

Article 19. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Suggest update and amendments the published national occupational skills standard in conformity with the change in production, business activities, and requirements of regional and international integration.

3. Before December 15 annually, ministries, ministerial agencies, Governmental agencies shall send periodical reports to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs on the development, update and amendments of the national occupation skill standards for professions within management.

4. Implement the tasks prescribed in Article 7, Clause 1 Article 13, Clause 2 Article 20 hereof.

Chapter V

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 20. Transitional clause

1. The national occupational skills standard promulgated before the effective date of this Circular remains valid.

2. Within 03 (three) years from the effective date of this Circular, ministries, ministerial agencies and Governmental agencies promulgated the national occupational skills standard of professions within management shall amend the contents of the national occupational skills standard and adjust to the structural format as prescribed herein and sent to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for organizing the appraisal and publication.

Article 21. Effect

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Implementation responsibilities

Director General of Directorate of Vocational Training, Director General of Department of Legal Affairs, Ministerial Chief Inspector, within their assigned functions, tasks and powers, shall cooperate with units under the Ministry and related agencies in organizing the implementation, inspections the organizations assisting the development of occupational skills standard for professions under the management of ministries, ministerial agencies, Governmental agencies in the implementation of this Circular.

Any difficulties arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for study and resolution./.

 

 

 

PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Huynh Van Ti

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 56/2015/TT-BLDTBXH dated December 24, 2015, guiding the development, appraisal and publication of national occupational skills standard

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


735

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.188.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!