BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/CT-BYT
|
Hà Nội, ngày
21 tháng 8 năm 2008
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC VỆ SINH LAO ĐỘNG,
PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH Y TẾ
Trong những năm qua công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp đã được các cơ
quan, đơn vị trong ngành y tế coi trọng và trở thành một trong những nội dung
không thể thiếu trong kế hoạch công tác bảo hộ lao động hàng năm. Nhiều biện
pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
và môi trường lao động đối với người lao động đã được thực hiện, các chế độ
chính sách về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động được thực hiện đầy đủ
đã góp phần cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người lao động.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc
thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp đang còn một số tồn tại cần phải được khắc phục: Số người bị tai nạn
lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng; Hội đồng bảo hộ lao
động tại một số các cơ quan đơn vị còn chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ,
hoạt động còn thụ động, chưa xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm; số người
được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động còn ít; công tác khám sức khỏe tuyển
dụng, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
chưa đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho các cơ sở điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị bệnh nghề
nghiệp còn thiếu thốn, chưa được trang bị đầy đủ. Nguyên nhân chính của các tồn
tại trên là thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản
lý nhà nước, thiếu sự quan tâm đầu tư của người đứng đầu các cơ sở y tế.
Thực hiện Chỉ thị số
10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực
hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho
các cơ quan y tế, tổ chức có liên quan khẩn trương thực hiện các công việc sau:
- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh
lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ.
- Xây dựng và tổ chức triển khai
các chương trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng, chống bệnh nghề
nghiệp, chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng và phục hồi chức năng nhằm phục hồi khả
năng lao động, nâng cao sức khỏe cho người lao động.
- Nghiêm chỉnh thực hiện việc tổng
hợp, thống kê, báo cáo về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng
chống bệnh nghề nghiệp theo qui định của Bộ Y tế.
- Thực hiện tốt các chế độ chính
sách về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề
nghiệp cho cán bộ, viên chức trong ngành y tế, đặc biệt là chế độ bồi dưỡng hiện
vật đối với những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm .
Để thực hiện tốt các công việc nêu
trên, yêu cầu:
1. Cục Y tế dự
phòng và Môi trường có trách nhiệm :
a) Chủ trì và phối hợp với các Bộ,
ngành, đơn vị có liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp;
b) Chỉ đạo các viện thuộc hệ y tế
dự phòng trong việc xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho nhân
viên y tế làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp các tuyến;
c) Xây dựng các chương trình hành
động nhằm đẩy mạnh các hoạt động cải thiện điều kiện lao động; phòng, chống bệnh
nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe và phục hồi khả năng lao động cho người lao động,
đặc biệt là cán bộ, viên chức ngành y tế;
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan tổ chức “Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống cháy nổ” hàng năm; thống kê, báo cáo công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp theo qui định của pháp luật;
đ) Tổng hợp số liệu về tình hình
thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề
nghiệp trên phạm vi toàn quốc;
e) Tăng cường hợp tác quốc tế, huy
động các nguồn kinh phí cho công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống bệnh nghề nghiệp;
g) Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng
năm; biểu dương khen thưởng kịp thời với những cá nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp.
2. Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật liên
quan đến việc khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người lao động bị bệnh
nghề nghiệp;
b) Chủ trì và phối hợp với các đơn
vị có liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình kỹ
thuật, quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng,
giám định của các cơ sở y tế trong phạm vi cả nước;
c) Chủ trì và phối hợp với các đơn
vị liên quan tổ chức các khoá đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế các tuyến
về khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
3. Vụ Tổ chức cán
bộ - Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chủ trì và phối hợp với Cục Y tế
dự phòng và Môi trường, Thanh tra Bộ, Công đoàn Y tế Việt Nam kiểm tra, đôn đốc
thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ các
cơ quan, đơn vị trong các đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Chủ trì và phối hợp với các cơ
quan, tổ chức có chức năng huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống bệnh nghề nghiệp để tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn
luyện cho người sử dụng lao động đối với các đơn vị trực thuộc Bộ.
4. Các Viện thuộc
hệ Y tế dự phòng có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp
có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe theo nghề, công việc; nghiên cứu,
sửa đổi, ban hành bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp mới phù hợp với tình hình
hiện nay; tài liệu đào tạo, đào tạo lại về an toàn lao động, vệ sinh lao động
và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
b) Kiểm tra năng lực cán bộ và
trang bị kỹ thuật của các phòng xét nghiệm phục vụ công tác vệ sinh lao động,
khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong phạm
vi được giao quản lý;
c) Tổ chức các lớp cho nhân viên y
tế làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề
nghiệp của các tuyến;
d) Hỗ trợ kỹ thuật đo đạc, giám
sát môi trường lao động tại các cơ quan đơn vị y tế và các cơ sở sản xuất kinh
doanh trong ngành y tế.
5. Giám đốc Sở Y
tế tỉnh, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai, kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống bệnh nghề nghiệp của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm cả
việc kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến an toàn
lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
b) Tổng hợp, thống kê, báo cáo về
công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp của
các đơn vị trực thuộc theo qui định và báo cáo định kỳ về Bộ Y tế (Cục Y tế dự
phòng và môi trường);
c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức
có chức năng huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp để tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho người sử
dụng lao động ở các cơ quan đơn vị trực thuộc;
d) Xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi chức
năng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành quản lý phê duyệt;
đ) Đề xuất các tập thể, cá nhân có
thành tích trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh
nghề nghiệp để Bộ Y tế khen thưởng.
6. Các đơn vị sự
nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành y tế có trách nhiệm:
a) Kiện toàn công tác tổ chức về
lĩnh vực bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động: hội đồng bảo hộ lao động,
bộ phận y tế và mạng lưới an toàn vệ sinh viên;
b) Tăng cường công tác quản lý an
toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khỏe lao động và phòng chống bệnh nghề
nghiệp bao gồm: xây dựng kế hoạch và kinh phí bảo hộ lao động hàng năm; lập hồ
sơ vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe và bệnh tật người lao động, sổ theo
dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện
cho người lao động;
c) Bảo đảm đầy đủ phương tiện kỹ
thuật, vật tư thiết bị bảo hộ lao động, các chế độ chính sách về công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo qui định hiện hành của
Nhà nước;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng
năm; biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất
sắc trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề
nghiệp, đồng thời xử lý nghiêm minh với những cá nhân, tập thể không chấp hành
pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Nhận được Chỉ thị này, Lãnh đạo
các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế Bộ,
ngành trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng kế
hoạch, nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả 6 tháng/lần về
Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường).
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày
ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để báo
cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các Vụ, Cục trong Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh,thành phố;
- Các đơn vị sự nghiệp Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, DPMT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
|