UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2008/CT-UBND
|
Vinh,
ngày 11 tháng 01 năm 2008
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TIẾT
KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh
Nghệ An đã xảy ra những trường hợp sạt lở đất đá nghiêm trọng trong quá trình
khai thác khoáng sản gây thiệt hại lớn về người và tài sản, gây lãng phí tài
nguyên. Để xảy ra tình trạng trên, một mặt do các tổ chức, cá nhân khai thác
khoáng sản chưa chấp hành nghiêm túc quy trình, quy phạm an toàn lao động và vệ
sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản, yêu cầu về an toàn về sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp, công nghệ khai thác mỏ còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ, kỹ
thuật khai thác mỏ còn non kém và không chấp hành nghiêm các quy định khác của
pháp luật có liên quan; mặt khác, do công tác quản lý Nhà nước của các cấp, các
ngành chưa chặt chẽ và hiệu quả; công tác đánh giá về địa chất khoáng sản của
các mỏ chưa được chú trọng…
Ngày 05/01/2008, Bộ trưởng Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội đã có Công điện khẩn yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa
phương khẩn trương kiểm tra, thanh tra các cơ sở khai thác đá trên địa bàn, nhằm
phát hiện và ngăn chặn kịp thời các nguy cơ xảy ra tại nạn lao động, để đảm bảo
tính mạng của người lao động và ổn định sản xuất.
Để thực hiện kịp thời Công điện nêu
trên và tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, đảm bảo an toàn lao động, hạn chế tối đa rủi ro về người và tài sản, đồng
thời khai thác có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia trên
địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Đối với Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Khẩn trương tham mưu xây dựng Quy
chế hoạt động của Hội đồng tư vấn đánh giá trữ lượng khoáng sản của tỉnh để có
cơ sở thông qua các tài liệu địa chất, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản
thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; chủ trì phối hợp với Sở Công nghiệp ban hành
các nội dung hướng dẫn về tài liệu đánh giá địa chất khoáng sản thuộc thẩm quyền
của tỉnh;
- Theo dõi các cấp, các ngành liên
quan thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT- UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh về việc
chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An và Đề án nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên
khoáng sản đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4779/QĐ-UBND.ĐC ngày
12/12/2 006; tổng hợp, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện cho UBND tỉnh theo
quy định;
- Không chia nhỏ mỏ để cấp phép khai
thác khoáng sản, gây khó khăn cho việc bố trí công trình xây dựng cơ bản mỏ, hệ
thống khai thác và việc áp dụng công nghệ khai thác mỏ tiên tiến;
- Kết hợp với Sở Công nghiệp giám sát
chặt chẽ việc tuân thủ Quy định về Giám đốc điều hành mỏ của các đơn vị (theo
Điều 36 – Luật Khoáng sản), tiêu chuẩn Giám đốc điều hành mỏ (Điều 19 – Nghị định
số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản).
Xử phạt theo thẩm quyền hoặc đề xuất theo quy định của pháp luật đối với các mỏ
không bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ đủ tiêu chuẩn theo quy định.
2. Đối với Sở Công
nghiệp:
- Thực hiện nghiêm việc thẩm định thiết
kế cơ sở Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ đối với khoáng sản rắn trước khi cấp
Giấy phép khai thác mỏ theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày
07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư
03/2007/TT-BCN ngày 18/6/2007 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc lập, thẩm định
và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ; Quy định về quản lý đầu tư,
xây dựng và lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số
104/2007/QĐ-UBND ngày 18/9/2007 của UBND tỉnh Nghệ An). Đặc biệt lưu ý sự phù hợp
các nội dung kỹ thuật của Dự án với tài liệu địa chất khoáng sản, địa chất thủy
văn khu vực mỏ;
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi
công đối với công trình khai thác mỏ không sử dụng vốn Nhà nước hoặc không thuộc
các Công ty, Tổng Công ty Nhà nước theo thẩm quyền, trong đó lưu ý việc xem xét
hạn chế các thông số hệ thống khai thác (chiều cao, góc dốc bở mỏ, góc dốc sườn
tầng...) của các khai trường khai thác mỏ;
- Xây dựng quy định về việc nổ mìn;
giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy chế về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp,
quy định nổ mìn đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
trong khai thác khoáng sản, thi công các công trình phục vụ hoạt động khoáng sản;
xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quy trình, công nghệ khai thác mỏ của các đơn vị khai thác khoáng sản
trên địa bàn. Xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm những mỏ không có thiết kế kỹ thuật
mỏ, không tuân thủ thiết kế được phê duyệt, vi phạm các quy trình, quy phạm
khai thác mỏ cũng như yêu cầu về an toàn sử dụng VLNCN trong khai thác mỏ; nếu
doanh nghiệp nào cố tình tái phạm thì đề xuất rút giấy phép khai thác;
- Chủ trì hoặc phối hợp với Công an tỉnh
và UBND các cấp huyện, xã để quản lý, kiểm tra việc sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, xử lý hoặn đề xuất xử lý nghiêm theo quy định của
pháp luật các trường hợp vi phạm.
3. Đối với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng, Công an tỉnh và UBND
các huyện khẩn trương tham mưu thành lập 03 Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn
lao động và việc chấp hành các quy định khác của pháp luật đối với các tổ chức,
cá nhân khai thác mỏ trên địa bàn toàn tỉnh để xử lý theo quy định (tham mưu
thành lập Đoàn cho UBND tỉnh trước ngày 20/01/2008).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, UBND các huyện liên quan định kỳ hoặc
đột xuất tiến hành kiểm tra, thanh tra về an toàn lao động đối với các cơ sở
khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh để phát hiện, xử lý nghiêm các sai
phạm theo quy định;
- Tăng cường công tác kiểm tra thường
xuyên, giám sát an toàn lao động tại các khu mỏ; xử lý hoặc đề xuất xử lý theo
quy định pháp luật đối với các chủ doanh nghiệp khai thác khoáng sản không chấp
hành quy định đảm bảo an toàn lao động trong khai thác khoáng sản; đặc biệt,
trường hợp gây tai nạn lao động nhưng chủ doanh nghiệp khai thác khoáng sản
không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc trốn tránh trách nhiệm thì phải kịp
thời phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm theo pháp luật. Tổng hợp đầy
đủ, báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh các vụ tai nạn xảy ra và đề xuất biện pháp
khắc phục; phối hợp với cơ quan chức năng để thường xuyên kiểm tra và xử lý các
trường hợp vi phạm độ tuổi lao động tại khu vực khai thác khoáng sản.
- Có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thống
nhất quản lý công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa
bàn theo nội dung. Thông tư số 37/2005/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội; đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện công tác an toàn lao động
trong khai thác mỏ; chú ý quản lý việc huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động đối
với người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động.
4. Đối với Công an tỉnh:
- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Công
nghiệp và chính quyền các cấp để kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng, vận
chuyển vật liệu nổ công nghiệp trái phép; điều tra, xử lý nghiêm bằng pháp luật
hình sự đối với các vụ việc vi phạm pháp luật điển hình trong quản lý, khai
thác khoáng sản và sử dụng vật liệu nổ trái phép gây hậu quả nghiêm trọng;
- Tăng cường việc theo dõi, kiểm tra,
xử lý theo quy định đối với các trường hợp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ
khoáng sản trái phép;
- Chỉ đạo cơ quan Công an cấp dưới phối
hợp với cơ quan liên quan kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu đối với các đối tượng tại
cơ sở khai thác khoáng sản, xử lý các trường hợp vi phạm về đăng ký hộ tịch, hộ
khẩu.
chấp hành pháp luật về hoạt động
khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; phối hợp tốt với các cơ quan
chuyên môn của UBND tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn triển khai các
quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản; kiên quyết xử lý các hoạt động
khai thác trái pháp luật, đặc biệt là khai thác không có giấy phép, không đúng
với giấy phép; nếu tái phạm thì truy tố trước pháp luật.
- Phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt các
khu vực mỏ chưa được cấp phép, các khu mỏ đã hết hạn khai thác; nghiêm cấm mọi
đối tượng khai thác trái phép để bảo vệ tài nguyên khoáng sản và đảm bảo an
toàn lao động;
- Tiến hành tổ chức rà soát việc chấp
hành hành lang an toàn tại các khu mỏ; tổ chức di chuyển nhà ở các hộ gia đình,
cá nhân, nhà làm việc của cơ quan, tổ chức ra khỏi khu vực nguy hiểm;
- Nếu địa phương nào để xảy ra tình
trạng khai thác khoáng sản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp..trái
phép, mất an toàn lao động trên địa bàn thì Chủ tịch UBND huyện (thành, thị),
xã (phường, thị trấn) đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch
UBND tỉnh về việc buông lỏng quản lý của đơn vị mình;
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và an toàn lao động trong khai
thác khoáng sản cho các đối tượng liên quan trên địa bàn phụ trách.
6. Đối với UBND cấp xã, nơi có hoạt động
khai thác khoáng sản:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về khoáng sản và an toàn lao động trong khai thác khoáng sản
cho các đối tượng liên quan trên địa bàn phụ trách;
- Chỉ đạo lực lượng Công an xã kiểm
tra chặt chẽ hộ tịch, hộ khẩu đối với các khu vực có hoạt động khai thác khoáng
sản và xử lý theo quy định các trường hợp vi phạm;
- Chủ động quản lý tốt mọi hoạt động
khai thác khoáng sản, đảm bảo an toàn trong lao động và trật tự trị an tại địa
phương; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đến các cấp để thực hiện tốt
nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt dộng khai thác khoáng sản trên
địa bàn xã, phường, thị trấn. Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mình quản
lý.
7. Đối với các tổ chức,
cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản:
- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền
ký giấy phép khai thác khoáng sản, phải hoàn thành các thủ tục: Nộp thiết kế mỏ,
thông báo về Giám đốc điều hành mỏ, kế hoạch khai thác cho Sở Tài nguyên và Môi
trường; ký quỹ phục hồi môi trường, hoàn thành thủ tục bồi thường (nếu có), thủ
tục thuê đất và đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền
mới được bàn giao mỏ và tiến hành hoạt động khoáng sản theo quy định;
- Quá trình thi công phải tuyệt đối
tuân thủ Thiết kế cơ sở và Thiết kế kỹ thuật thi công đã được thẩm định, phê
duyệt. Trường hợp có sự thay đổi phải báo cáo cơ quan thẩm định, cơ quan thiết
kế để được xem xét.
- Các Dự án đều phải có phương án xây
dựng bãi thải, có phương án phục hồi môi trường sau khai thác và phương án tận
thu tài nguyên sau khai thác phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất và cảnh
quan môi trường khu vực mỏ; ưu tiên các Dự án đầu tư mỏ có áp dụng công nghệ
khai thác tiên tiến, tận thu tối đa tài nguyên;
- Các mỏ khoáng sản phải có Giám đốc
điều hành mỏ được bổ nhiệm có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 19 Nghị
định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản;
- Trong thời gian hoạt động khoáng sản,
các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khoáng sản và
xây dựng bản đồ hiện trạng mỏ, định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo Sở Tài nguyên và
Môi trường và Sở Công nghiệp.
8. UBND tỉnh yêu cầu
Giám đốc các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, các tổ
chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn và các đơn vị liên
quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc,
báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chi
|