Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 61/BC-UBND lao động thiếu mất việc làm suy giảm kinh tế 2008 đầu 2009 Hồ Chí Minh

Số hiệu: 61/BC-UBND Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngày ban hành: 06/06/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 61/BC-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 6 năm 2009

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG THIẾU VIỆC LÀM, MẤT VIỆC LÀM DO SUY GIẢM KINH TẾ TRONG NĂM 2008 VÀ ĐẦU NĂM 2009 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế và Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các Sở ngành và quận huyện cùng phối hợp để nắm thật chặt tình hình các doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 để có sự hướng dẫn và trợ giúp kịp thời, đến tháng 5 năm 2009, kết quả đạt được như sau:

I. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM, THIẾU VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ:

1. Số lượng doanh nghiệp bị tác động do suy giảm kinh tế:

Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Liên minh Hợp tác xã thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện thì tình hình doanh nghiệp bị tác động do suy giảm kinh tế như sau:

- Trong quý IV năm 2008, trên địa bàn thành phố có 46 doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất - kinh doanh do tác động suy giảm kinh tế, trong đó có 28 doanh nghiệp đóng trong các Khu chế xuất - Khu công nghiệp thành phố.

- Trong 5 tháng đầu năm 2009, trên địa bàn thành phố có 192 doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động suy giảm kinh tế, trong đó có 42 doanh nghiệp đóng trong các Khu chế xuất - Khu công nghiệp thành phố. Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế đã cho người lao động nghỉ việc còn có 9 hợp tác xã.

- Từ năm 2008 đến 5 tháng đầu năm 2009 có 05 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chủ bỏ trốn, trong đó 4 doanh nghiệp thuộc quốc tịch Hàn Quốc và 01 doanh nghiệp thuộc quốc tịch Malaysia, cụ thể:

+ Năm 2008 là 03 doanh nghiệp.

+ 5 tháng đầu năm 2009 là 02 doanh nghiệp.

 (đính kèm phụ lục II)

2. Số lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm:

- Trong quý IV năm 2008, tại 46 doanh nghiệp nêu trên có tổng số lao động bị mất việc làm là 10.726 người; số lao động thiếu việc làm (từ 03 tháng trở lên) năm 2008 là: 2.950 người.

- Tính từ đầu năm 2009 đến ngày 21 tháng 5 năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng số lao động mất việc làm là 21.844 người và 16.929 lao động thiếu việc làm, cụ thể:

STT

 

Tổng số lao động

Mất việc làm

Thiếu việc làm

1

Trong KCX-KCN

6.705

11.341

2

Ngoài KCX-KCN

15.139

5.588

 

Tổng cộng

21.844

16.929

- Số lao động mất việc làm, thiếu việc làm tập trung vào các ngành nghề như sau:

Ngành nghề

Số DN

LĐ mất việc

LĐ thiếu việc làm

Tổng số

%

Tổng số

%

Dệt, may, da giày

88

12.539

57,40

5.450

32,19

Sản xuất hàng tiêu dùng

23

2.988

13,68

1.628

9,41

Điện, điện tử

7

2.369

10,85

8.656

50,03

Chế biến gỗ

8

712

3,26

137

0,79

Cơ khí

12

639

2,93

283

1,64

Thương mại - dịch vụ

26

568

2,60

74

0,43

Chế biến thực phẩm

5

507

2,32

 

0,00

Xây dựng công trình, cầu đường

5

461

2,11

34

0,20

Giao thông vận tải

5

367

1,68

 

0,00

Khác

13

694

3,18

667

3,86

TỔNG CỘNG

192

21.844

100

16.929

100

+ Tại các hợp tác xã còn có 82 người lao động bị mất việc làm và 60 người thiếu việc làm do giảm giờ làm việc, nguyên nhân chủ yếu do các hợp tác xã thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến cho đến hết năm 2009 những hợp tác xã này sẽ tiếp tục cắt giảm 95 lao động.

II. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ MẤT VIỆC LÀM:

1. Để đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó tập trung giải quyết kịp thời số lao động mất việc làm tìm được việc làm mới ổn định, Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn lao động các cấp theo dõi sát sao tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh và tình trạng việc làm của người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn; kịp thời có các biện pháp thông tin, hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm mới cho người lao động, vận động người lao động chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp.

Từ các giải pháp đó, trong số 21.844 lao động bị mất việc làm hiện đã giới thiệu việc làm mới cho 17.260 lao động chiếm khoảng 80% tổng số lao động mất việc làm. Số lao động còn lại chưa có việc làm phần lớn thuộc diện lớn tuổi không có tay nghề, thai sản, ốm đau, thai sản, bản thân người lao động tự tìm việc làm mới hoặc về lại quê quán.

2. Theo số liệu báo cáo của 533 doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng lao động trong 6 tháng đầu năm 2009 thì tổng số lao động cần tuyển là 61.527 người, trong khi số lao động mất việc làm tại các doanh nghiệp là 21.844 người; do vậy, lực lượng lao động mất việc làm sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm ngay. Hiện nay có 33 doanh nghiệp vào những tháng trước cắt giảm lao động đã có lại đơn hàng gia công nên tiếp nhận lại lao động để sản xuất; đặt biệt, các doanh nghiệp này đưa ra những chế độ ưu đãi nhằm thu hút người lao động đã làm việc trước đây quay lại doanh nghiệp để tiếp tục làm việc. Đây là những dấu hiệu chuyển biến tích cực của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường lao động trên địa bàn thành phố vẫn có tình trạng nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành nghề (tập trung chủ yếu ngành may mặc) bị thiếu hụt lao động, nhất là lao động phổ thông như Công ty Nissey, Tân Hưng Vương, Nidec Copal, Phúc Yên, Tất Thành…

- Số các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động ở các ngành nghề như sau:

+ Dệt, may, da, giày: 23.780 người, chiếm 38,65% tổng số nhu cầu tuyển;

+ Xây dựng công trình, cầu đường: 13.295 người, chiếm 21,61%;

+ Dịch vụ bảo vệ: 6.844 người, chiếm 11,12%;

+ Thương mại - Dịch vụ: 4.152 người, chiếm 6,75%;

+ Cơ khí: 2.380 người, chiếm 3,87%

+ Quản lý, văn phòng, hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh: 2.166 người, chiếm 3,52%;

+ Điện, điện tử: 1.281 người, chiếm 2,08%;

+ Giao thông vận tải: 1.216 người, chiếm 1,98%.

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2009/QĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ:

1. Thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế và Thông tư số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg. Ngày 22 tháng 4 năm 2009 Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 1762/UBND-VX về triển khai thực hiện Quyết định số 30/2009/Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trên địa bàn thành phố đến các Sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Kết quả thực hiện:

- Đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 14 doanh nghiệp đến Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam để xin hướng dẫn thủ tục vay vốn. Tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có 3 doanh nghiệp đến liên hệ hướng dẫn lập phương án sắp xếp lao động để vay vốn; trong đó có 1 doanh nghiệp không đủ điều kiện, 2 doanh nghiệp đã được xác nhận phương án sắp xếp lao động (Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công đóng trên địa bàn quận Tân Phú với tổng số lao động bị mất việc làm là 484/4.650 lao động và Công ty TNHH Bảo An đóng trên địa bàn quận 7 với tổng số lao động bị mất việc làm là 26/37 lao động).

- Đối với 2 doanh nghiệp đã được xác nhận phương án sắp xếp lao động nêu trên thì Công ty cổ phần dệt may - Đầu tư thương mại Thành Công đã liên hệ với Sở Giao dịch II - Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhưng vẫn còn thiếu thủ tục vay vốn và hiện đang bổ sung hồ sơ; Công ty TNHH Bảo An đang liên hệ Sở Tài chính để xác nhận các nguồn tài chính có thể sử dụng được để thanh toán tiền lương và trợ cấp mất việc làm cho người lao động của công ty. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có doanh nghiệp nào được vay vốn để hỗ trợ cho người lao động mất việc làm của doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn trong năm 2008 và năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh đang chỉ đạo các Sở, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân quận, huyện xác định các bước xử lý và thủ tục theo quy định tại Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg.

3. Những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện Quyết định 30/2009/QĐ-TTg:

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố, có phát sinh một số vấn đề khó khăn vướng mắc đã tác động đến kết quả thực hiện, cụ thể như sau:

3.1. Về các khoản nợ bảo hiểm xã hội của người lao động bị mất việc làm:

Theo các nội dung quy định tại Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính thì không giao trách nhiệm cụ thể đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội, tuy nhiên trong hướng dẫn thủ tục vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì phải có sự tham gia của cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc xác định số tiền nợ bảo hiểm xã hội của người lao động bị mất việc làm, thôi việc tại doanh nghiệp để làm cơ sở ngân hàng xét duyệt cho vay.

Bên cạnh đó, theo Luật Bảo hiểm xã hội và quy chế quản lý tài chính do Chính phủ quy định thì cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ được phép giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã nộp đủ nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ số lao động của doanh nghiệp đang quản lý. Do vậy, nếu theo thủ tục vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì cơ quan Bảo hiểm xã hội không thể giải quyết xác định riêng lẻ cho một số người lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế năm 2009. Đồng thời, hiện nay đang có tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của người lao động kéo dài từ năm 2008 nên nếu chỉ xác định số nợ bảo hiểm xã hội của năm 2009 để doanh nghiệp vay trả nợ cho các tháng của năm 2009 thì cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng không thể giải quyết chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động bị mất việc làm khi doanh nghiệp chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội (vẫn còn nợ năm 2008) cho người lao động.

3.2. Về xác định chủ doanh nghiệp bỏ trốn:

Tình hình suy giảm kinh tế đã tác động đến một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vào năm 2008 nên đã có một số doanh nghiệp có chủ bỏ trốn trong năm 2008 kéo dài đến nay nhưng chưa thể xử lý và nhất là chưa giải quyết nợ lương của người lao động bị mất việc làm do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn lúng túng trong vấn đề xác định cụ thể thời điểm chủ doanh nghiệp bỏ trốn để thực hiện các thủ tục theo quy định tại Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3.3. Xử lý tài sản của các doanh nghiệp bỏ trốn:

Theo quy định của Luật phá sản, việc xác định tài sản đối với doanh nghiệp có chủ bỏ trốn chỉ có thể thực hiện khi có quyết định của Tòa án. Do vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính không thể tham gia xử lý tài sản của chủ doanh nghiệp bỏ trốn.

IV. KIẾN NGHỊ:

Nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, Ủy ban nhân dân thành phố xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và sửa đổi bổ sung Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg một số nội dung cụ thể như sau:

1. Cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế được vay vốn để thanh toán toàn bộ số nợ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp thay vì chỉ cho vay trả nợ bảo hiểm xã hội cho số người lao động thôi việc, mất việc của doanh nghiệp.

2. Đối với một số doanh nghiệp có chủ bỏ trốn vào thời điểm năm 2008 và kéo dài sang năm 2009 chưa được giải quyết, đề nghị cho phép được vận dụng giải quyết các chính sách theo quy định của Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Quyết định 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế chỉ mang tính ngắn hạn, các khoản vay đối với doanh nghiệp và người lao động mất việc làm chỉ thực hiện trong năm 2009, nhưng đến thời điểm hiện nay chưa thực hiện được nhiều. Đề nghị kéo dài thời hạn thực hiện các khoảng vay này đến hết năm 2010 để góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người lao động mất việc làm có điều kiện và thời gian ổn định sản xuất - kinh doanh, chỗ làm việc.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản hướng dẫn cụ thể việc xác định doanh nghiệp có chủ bỏ trốn và các quy trình xử lý tài sản của doanh nghiệp để giải quyết các quyền lợi của người lao động.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao đổi thống nhất với Ngân hàng Phát triển Việt Nam có văn bản hướng dẫn việc xác nhận số nợ bảo hiểm xã hội đối với lao động mất việc làm, thôi việc trong năm 2009 tại các doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Tài Chính;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban Văn hóa xã hội - HĐND.TP;
- Các Sở ngành thành phố;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp CN TPHCM;
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;
- VPUB: CPVP; các Phòng Chuyên viên;
- Lưu:VT, (VX-LC) H.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thu Hà

 

PHỤ LỤC I:

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM, THIẾU VIỆC LÀM

STT

Nội dung

Quý IV năm 2008

5 tháng đầu năm 2009

Dự kiến cả năm 2009

1

Tổng số doanh nghiệp (DN)

43.085

 

 

2

Số DN gặp khó khăn do suy giảm kinh tế:

46

192

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Số DN giải thể, phá sản:

18

43

 

 

- Số DN phải tạm ngừng hoạt động:

11

32

 

 

- Số DN có chủ bỏ trốn:

3

2

 

 

- Khác: sắp xếp lại sản xuất, thu hẹp quy mô sản xuất…

14

115

 

3

Tổng số lao động của các DN (người):

34.484

52.032

 

4

Số lao động bị mất việc làm (người):

10.726

21.844

4.064(1)

 

Trong đó:

 

 

 

 

- Số lao động nữ:

6.591

12.573

 

- Số lao động đã được giải quyết chế độ thôi việc, mất việc làm:

8.951

17.301

 

- Số lao động bị mất việc làm trở về nông thôn:

1.955

4.152

5

Số lao động thiếu việc làm (người):

2.950

16.929

2.523(2)

 

Trong đó: Số lao động nữ:

 

 

 

6

Nhu cầu cần tuyển dụng lao động (người):

155.439

61.527 (3)

 

(1) Dự kiến số lao động bị mất việc làm năm 2009 là 4.064 người tại 26 doanh nghiệp

(2) Dự kiến số lao động bị thiếu việc làm năm 2009 là 2.523 người tại 12 doanh nghiệp

(3) Nhu cầu tuyển dụng lao động của 6 tháng đầu năm 2009 của 533 doanh nghiệp/ 742 doanh nghiệp báo cáo.

 

PHỤ LỤC II:

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ CHỦ BỎ TRỐN

Số TT

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Quốc tịch

Tổng số lao động

Các khoản nợ lương người lao động (đồng)

Các khoản nợ khách hàng và nợ khác (đồng)

1

Cty TNHH Vina Haeng Woon Industry

3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8

Hàn Quốc

680

1.352.179.000

4.013.000.000

2

Cty TNHH Quang Sung Vina

59/10 Phạm Văn Chiêu, phường 14, quận Gò Vấp

Hàn Quốc

230

553.694.634

67.000.000

3

Cty TNHH MTV công nghệ may mặc VN

48/14 Lê Thị Hoa, khu phố 3, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức

Hàn Quốc

200

 

(Chưa xác định được khoản nợ BHXH)

4

Cty TNHH Sin B

4 Tân Thới Nhất 7, khu phố 5, phường Tân Thới Nhất, quận 12

Hàn Quốc

96

200.000.000

80 triệu tiền thuê mặt bằng và 560 triệu chưa thanh toán cho khách hàng (công ty không trích nộp BHXH)

5

Cty TNHH Hoàng Nghiệp

225 Phan Anh, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân

Malaysia

40

111.000.000

 

 

PHỤ LỤC III:

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG MẤT VIỆC, THIẾU VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

(Phân theo quận -huyện, tính từ đầu năm 2009 đến ngày 28/5/2009)

STT

Quận - Huyện

Số doanh nghiệp

Số lao động thôi việc

Số Lao động thiếu việc làm do giảm giờ làm việc

1

1

9

1,062

0

2

3

6

62

28

3

4

1

25

0

4

7

7

685

0

5

8

5

160

238

6

10

3

57

0

7

11

12

318

28

8

12

6

340

1,415

9

Phú Nhuận

2

213

0

10

Bình Thạnh

1

99

0

11

Tân Bình

5

162

129

12

Tân Phú

13

930

0

13

Thủ Đức

6

654

200

14

Gò Vấp

8

853

0

15

Bình Tân

23

3,321

0

16

Bình Chánh

6

490

1,580

17

Củ Chi

12

2,991

1,970

18

Hóc Môn

25

2,717

0

19

KCX - KCN

42

6,705

11,341

TỔNG CỘNG

192

21,844

16,929

Ghi chú: Số liệu trên căn cứ vào báo cáo của 24 quận, huyện; Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo số 61/BC-UBND về tình hình lao động thiếu việc làm, mất việc làm do suy giảm kinh tế trong năm 2008 và đầu ngày 06/06/2009 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.942

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.55.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!