ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 114/BC-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 06 tháng 09 năm 2016
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2009 - 2012 VÀ
2013 - 2016
Sau thời gian triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người
sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp; thực hiện
Công văn số 1942/LĐTBXH-PC ngày 01/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về việc hướng dẫn tổng kết Đề án 31, Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ 2009 -
2012 và 2013 - 2016 như sau:
I. TÌNH HÌNH CHUNG
Ninh Bình là tỉnh cực Nam của đồng bằng
Châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 1.377,57 km2, dân số
935.808 người, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Đơn vị hành
chính được chia thành 06 huyện và 02 thành phố.
1. Số lượng doanh
nghiệp
Theo số liệu thống kê, tỉnh Ninh Bình
có 4.061 doanh nghiệp được đăng ký thành lập, trong đó có 2.400 doanh nghiệp
đang hoạt động sản xuất, kinh doanh còn lại là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
và hộ kinh doanh nhỏ.
Trong tổng số 2.400
doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có 17 Doanh nghiệp nhà nước,
51 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 2.332 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2. Số lao động
Tổng số lao động đang làm việc trong
các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 144.808 người (lao động nữ là 55.429
người). Trong đó, lao động đang làm việc chia theo loại hình doanh nghiệp: Khu
vực doanh nghiệp nhà nước là 5.992 lao động; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là 47.742 lao động; Doanh ngoài quốc doanh là 91.074 lao động.
3. Doanh nghiệp
trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp với 59
doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng trên 56.038 lao động; 09 cụm công nghiệp
đang hoạt động với tổng số dự án đầu tư là 171 dự án, trong đó có 59 dự án của
doanh nghiệp và 112 dự án do các cá nhân, hộ sản xuất đầu tư với tổng số lao động
là trên 6.000 lao động.
4. Số Hợp tác xã
Tỉnh Ninh Bình có 348 đơn vị hoạt động
theo Luật Hợp tác xã thu hút trên 380.000 lao động tham gia. Trong đó có 230 HTX lĩnh vực nông nghiệp, 26 HTX
chuyên ngành, 24 HTX phi nông nghiệp, 36 quỹ tín dụng nhân dân, 26 doanh nghiệp
và 6 tổ hợp tác.
II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG TÁC
1. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo:
Thực hiện Quyết định số
31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người
sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009
đến năm 2012; Công văn số 2717/LĐTBXH-PC ngày 08/8/2012 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục thực hiện Đề
án 31 đến năm 2016. Tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo chỉ
đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng
lao động:
- Về cơ cấu tổ
chức:
UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và
tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Đề án 31 nhằm tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, các
pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ công
dân cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 25/9/2012).
Ban Chỉ đạo thường xuyên được củng cố,
kiện toàn đảm bảo đầy đủ thành phần, số lượng nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ được giao (Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 07/10/2014; Quyết định số
449/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh
về việc kiện toàn Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc thực hiện Đề án 31 giai đoạn 2013 - 2016).
- Về công tác
lãnh đạo, chỉ đạo:
Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình ban hành Thông
tri số 05/TT-TU ngày 14/6/2011 về tăng cường công tác phổ
biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và người
dân;
Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành: Nghị
quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 17/12/2009 về việc phê duyệt Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2010
- 2015 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 về việc phê
duyệt Đề án số 07/ĐA-UBND ngày 23/6/2015
của UBND tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp
luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020;
UBND Tỉnh ban hành các văn bản: Quyết định số 266/2010/QĐ-UBND ngày
25/3/2010 về việc ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn từ
năm 2010 - 2015; Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 05/12/2012 về phổ biến giáo dục pháp
luật từ năm 2008 - 2012; Kế hoạch số
50/KH-UBND ngày 19/9/2012 về việc triển
khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp
giai đoạn 2013 - 2016 và một số văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện
các hoạt động như: thường xuyên nắm bắt tình hình sử dụng, cắt giảm lao động;
các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công; ngăn chặn suy giảm,
duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; bảo đảm an ninh, an toàn
trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Việc kiện
toàn bộ máy chỉ đạo, các đơn vị chuyên trách
Ban Chỉ đạo Đề án 31 của tỉnh do đồng
chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng
ban, đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó trưởng ban,
các thành viên gồm lãnh đạo các Sở, ngành, tổ chức xã hội: Sở Tư pháp, Sở Tài
chính, Liên Đoàn lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã;
Ban Chỉ đạo có tổ chuyên viên giúp việc,
thành phần của tổ chuyên viên giúp việc do thành viên Ban Chỉ đạo cử 01 cán bộ
của đơn vị tham gia. Tổ chuyên viên giúp việc cũng thường xuyên được kiện toàn
khi có sự thay đổi về nhân sự của các ngành thành viên.
UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động giai đoạn
2013 - 2016. Trong đó, phân công cụ thể trách nhiệm của từng đơn vị (Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì thực hiện tiểu Đề án 1 và 4; Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì
thực hiện tiểu Đề án 3; Liên minh Hợp tác xã chủ trì thực hiện tiểu Đề án 5) với tổng kinh phí của cả giai đoạn là
2.565.810.000 đồng (Hai tỷ năm trăm sáu mươi lăm triệu, tám trăm mười nghìn
đồng). Hàng năm, căn cứ dự toán kinh phí của các ngành thành viên, Sở Tài
chính thẩm định trình UBND tỉnh cấp kinh
phí hoạt động của Đề án.
3. Việc thực hiện
các giải pháp của Đề án
Thực hiện các giải pháp và nội dung
chương trình kế hoạch đã được HĐND và UBND tỉnh phê duyệt, các ngành thành viên
và UBND các huyện, thành phố chủ động xây
dựng và ban hành kế hoạch riêng của từng cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được
giao; tổ chức, thực hiện và lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người
lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, được sự quan
tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, các ngành, các cấp đã tích cực triển khai thực hiện
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong
các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và đạt được kết quả quan trọng, từng
bước làm chuyển biến nhận thức về pháp luật của người sử dụng lao động và người
lao động. Kết quả như sau:
a) Hoạt động biên soạn tài liệu
nguồn
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội
+ Về sách, tài
liệu các loại: Đã biên soạn và cấp phát hơn 25.000 cuốn sách về pháp luật
lao động. Trong đó: Cung cấp 18 cuốn sách về chế độ, chính sách mới về
Tiền lương, BHXH, ATVSLĐ; 40 cuốn sách về Hệ thống các văn bản hướng dẫn
thực hiện một số quy định của Bộ luật Lao động; 200 cuốn câu hỏi và giải
đáp về chính sách bảo hiểm xã hội; 180 cuốn Tài liệu nguồn pháp luật lao
động; 180 cuốn Những nội dung mới của Bộ luật lao động năm 2012; 25 cuốn
Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; 1.100 cuốn Sổ tay phổ
biến pháp luật lao động; 4.500 cuốn Sổ tay pháp luật lao động và hơn 6000
cuốn sách các loại về an toàn vệ sinh lao động;
+ Về tờ rơi: Đã
in ấn và phát hành trên 65.000 tờ rơi các loại (Trong đó: 7.500 tờ rơi về
“Một số quy định của pháp luật lao động”; 7.500 tờ rơi về “Những điều cần biết
về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”; cung cấp hơn 50.000 tờ rơi các loại khác về an toàn vệ sinh lao động).
+ Về tranh, áp phích, đĩa, băng rôn:
Cung cấp hơn 800 tranh áp phích; 250 đĩa các loại về công tác an toàn vệ sinh
lao động; treo 200 băng zôn tuyên truyền về công tác an toàn vệ sinh lao động
nhân dịp hưởng ứng tuần lễ quốc gia phòng chống cháy nổ của tỉnh hàng năm.
+ Biên soạn nhiều chuyên đề và bài giảng
về hướng dẫn kỹ năng tư vấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, kỹ năng thương lượng,
hòa giải liên quan đến pháp luật lao động và quan hệ lao động trong các doanh
nghiệp.
- Liên đoàn Lao động tỉnh
+ Về sách, báo,
tạp chí các loại: Đã biên soạn và phát hành trên 13.500 cuốn Bản tin Lao động
và Công đoàn; 340 đề cương tuyên truyền, phổ biến những nội dung của Bộ luật
Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH... Đăng ký và cung cấp 200 số báo Lao động;
1000 tập san Bảo hộ lao động, tạp chí lao động và công đoàn.
+ Về tờ rơi: đã
cấp phát 45.000 tờ rơi tuyên truyền về kiến thức pháp luật.
b) Hoạt động tập huấn, hội nghị,
hội thảo, hội thi, giao lưu đối thoại
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Tổ chức 34 Hội nghị, tập huấn về
pháp luật lao động với tổng số trên 500 lượt người tham dự với thành phần chủ yếu
là đại diện người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác nhân sự, công đoàn tại
các doanh nghiệp; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lao động của ngành Lao động
TBXH, Liên đoàn lao động, Bảo hiểm xã hội; cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật tại Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh, Hiệp hội
doanh nghiệp, Liên minh hợp tác xã, Sở Tư pháp, thành viên Hội đồng trọng tài
lao động tỉnh và các Hòa giải viên lao động ...
+ Tổ
chức 23 cuộc phổ biến, giao lưu đối thoại trực tiếp với người lao động
và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và có
nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động với 7.000 người tham dự.
+ Giai đoạn 2011 - 2015 đã tổ chức
112 lớp huấn luyện, hỗ trợ huấn luyện, hội thảo, lớp xây dựng hệ thống quản lý
về công tác ATVSLĐ cho 6.500 người là cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, thành
phố và người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác ATVSLĐ, người lao động làm
nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt
về ATVSLĐ; Tiến hành tư vấn về công tác ATVSLĐ tại 115 doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
+ Năm 2013, tổ chức 01 Hội thi sân khấu
hóa “Tìm hiểu chính sách pháp luật lao động và Bình đẳng giới” với 10 đội tham
gia từ 8 huyện, thị xã, thành phố và 02 doanh nghiệp thu hút được hơn 500 người
tham dự trực tiếp và hàng nghìn người theo dõi qua truyền hình Ninh Bình, Báo
Ninh Bình.
- Liên đoàn Lao động tỉnh
+ Tổ chức 308 cuộc “Giao lưu - đối
thoại” trong tháng công nhân hàng năm tại các cơ quan, doanh nghiệp với sự tham
gia của 21.069 lượt người; 557 buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề cho 19.429
lượt người.
+ Phối hợp tổ chức 04 hội thi an toàn
vệ sinh viên nhân dịp Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN tại 04 doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh, thu hút 1.000 lao động tham gia.
- Liên minh hợp tác xã
+ Tổ chức 04 lớp
tập huấn, trong đó 02 lớp cho người sử dụng lao động với
150 người và 02 lớp cho 165 người lao động thường xuyên
trong các hợp tác xã. Hàng năm, lồng ghép thông qua các chương trình của lớp bồi dưỡng, cập nhật chủ trương, chính sách mới về kinh tế tập thể,
các hội thảo, hội nghị đầu bờ, từ đó tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật được diễn ra đồng bộ, rộng khắp.
- Sở Tư pháp
+ Tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền phổ
biến pháp luật kinh doanh cho gần 250 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp; Tổ
chức 12 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế
doanh nghiệp, cán bộ hợp tác xã, cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp với gần 1.000 lượt đại biểu tham dự về các vấn đề như giao dịch bảo
đảm, chính sách thuế đối với doanh nghiệp, hợp đồng thương mại, tranh chấp
thương mại...
+ Phối
hợp với Ban quản lý 585 - Bộ Tư pháp tổ chức 01 hội nghị tọa đàm tăng cường
năng lực cho cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; 01 lớp
bồi dưỡng các chuyên đề pháp luật kinh doanh cho các doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các địa phương, đơn vị
tổ chức 82 hội nghị lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về những nội
dung Bộ luật Lao động và các văn bản có liên quan đến cán bộ, công chức và người
lao động của các sở, ban, ngành và phòng tư pháp các huyện, thành phố.
+ Hàng năm, tổ chức khảo sát nhu cầu
hỗ trợ pháp lý cho gần 200 doanh nghiệp; 03 buổi tọa đàm nhằm trao đổi trực tiếp
và trả lời những vấn đề pháp lý còn vướng mắc của doanh nghiệp về lĩnh vực lao
động, xuất nhập khẩu, phòng cháy chữa cháy, thành lập doanh nghiệp...
c) Hoạt động truyền thông trên
các phương tiện thông tin đại chúng
Hàng năm, các ngành thành viên của Đề
án căn cứ theo chức năng nhiệm vụ đã phối hợp với Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh
và truyền hình Ninh Bình, Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã đăng nhiều tin,
bài, phóng sự tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định
pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; quyền,
nghĩa vụ công dân và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp và trong
các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp. Cụ thể:
- Hằng năm, nhân dịp hưởng ứng Tuần lễ
quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - PCCN, trên các trang báo và trên sóng
Đài phát thanh và truyền hình tỉnh đều có các tin, bài, phóng sự tuyên truyền,
đưa tin về tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động -
PCCN. Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Báo Lao động xã hội,
Tạp chí lao động xã hội và Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam xây dựng
chương trình và đưa các tin, bài, phóng sự chuyên đề “Ninh Bình với công tác an
toàn vệ sinh lao động”.
- UBND thành phố Ninh Bình đã chỉ đạo
Đài phát thanh thành phố duy trì thực hiện phát sóng 204 lượt chuyên mục phổ biến
pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động, thời gian phát sóng vào
thứ 6 hàng tuần, thời lượng phát sóng từ 5-7 phút/chuyên mục; 84 lượt chuyên mục
lao động và công đoàn, thời gian phát sóng vào mùng 7 hàng tháng, thời lượng
phát sóng 10 phút/chuyên đề.
Ngoài ra, các ngành thành viên của Đề án cũng thường xuyên cập nhật và đăng tải
nhiều văn bản về pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác liên quan tới
hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã; quyền, nghĩa vụ của công dân trong các
loại hình doanh nghiệp, các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp trên trang
thông tin điện tử chính thức của đơn vị mình để các doanh
nghiệp thuận tiện trong theo dõi, tra cứu.
d) Hoạt động tuyên truyền bằng
hình thức hướng dẫn các văn bản pháp luật; hỏi đáp pháp luật qua trả lời đơn
thư; qua các cuộc hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, qua hoạt
động của sàn giao dịch việc làm
- Ngành Lao động Thương binh và Xã hội,
Liên đoàn Lao động và Ban quản lý các khu công nghiệp cung cấp và triển khai
nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
lao động, tiền lương, BHXH đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với
các doanh nghiệp tuyên truyền pháp luật lao động đến người lao động và người sử
dụng lao động thông qua các hình thức như: hướng dẫn xây dựng Nội quy lao động,
ký kết Thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thang, bảng lương, Quy chế trả
lương, thông qua hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động ...
- Cùng với các hình thức tuyên truyền
nêu trên, các Sở, ngành thành viên của Đề án
đã tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp hơn 500 cuộc về các quy định của pháp luật
qua điện thoại, địa chỉ email và giải đáp đơn thư thắc mắc của các tổ chức, cá
nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Tình hình
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người
lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn của tỉnh
Thực hiện mục tiêu của Đề án, các tiểu
Đề án, các ngành thành viên và các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật
lao động bằng nhiều hình thức phong phú như: Tuyên truyền trên Đài, Báo; hướng
dẫn bằng văn bản để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện; tuyên truyền thông qua
các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu đối thoại trực tiếp, thông qua các buổi
hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động, đình công; phối hợp với các ngành,
đoàn thể có liên quan tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật cho
người lao động và người sử dụng lao động; Biên soạn và phát hành cẩm nang về
pháp luật lao động; Luật Công đoàn và các chính sách bảo hiểm xã hội; Phát hành
nhiều tờ rơi, ấn phẩm, tranh áp phích và sách các loại; Giải đáp các đơn thư thắc
mắc về chính sách, chế độ của người lao động qua điện thoại, địa chỉ email và
qua đường bưu điện; trả lời những vấn đề pháp lý còn vướng mắc của doanh nghiệp
về lĩnh vực lao động, xuất nhập khẩu, phòng cháy chữa cháy, thành lập doanh
nghiệp thông qua các cuộc tọa đàm, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; đăng tải
thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của sở, ngành các
ngành thành viên.
Nội dung tuyên truyền: chủ yếu tập
trung tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động
tại các doanh nghiệp và trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp; các quy
định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; việc thực hiện các quy định của
pháp luật như: thực hiện mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng, xây dựng
thang, bảng lương, quy chế trả lương; việc ký kết hợp đồng lao động, thực hiện
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; việc thực hiện
công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện quy chế
phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định của pháp luật
lao động.
5. Hoạt động phối
hợp của các cơ quan trong việc thực hiện Đề án
31
UBND tỉnh đã chỉ đạo và đã thực hiện tốt cơ chế phân cấp và phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động của
Đề án; giao cho các Sở, ngành chịu trách
nhiệm thực hiện từng Tiểu đề án;
Các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện
từng Tiểu đề án và các ngành liên quan có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực
hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động
cho người lao động và người sử dụng lao động, đưa nội dung này vào chương trình
phối hợp công tác hàng năm; phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra tình hình
thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các thành viên liên quan như: Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, Ban Quản lý các khu
công nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố đã phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ
biến pháp luật phù hợp đến với người sử dụng lao động và người lao động trên phạm
vi, địa bàn quản lý đạt theo mục tiêu đề ra của tỉnh.
6. Vai trò, trách
nhiệm của doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền, phổ biến
Các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã
chủ động, tích cực trong việc phối hợp, tổ chức, triển khai công tác tuyên truyền,
phổ biến các quy định của pháp luật lao động và các văn bản liên quan; thường
xuyên tạo điều kiện cho người lao động tiếp
cận, tìm hiểu các quy định của pháp luật lao động qua đó tạo sự chuyển biến
trong nhận thức và ý thức qua đó chấp hành tốt các quy định của pháp luật góp
phần ngăn ngừa các tranh chấp lao động trong doanh nghiệp.
7. Kinh phí, cơ sở
vật chất
Giai đoạn 2009 - 2012, các ngành
thành viên thực hiện Đề án thông qua việc
lồng ghép với các hoạt động triển khai Đề án
phổ biến giáo dục, pháp luật giai đoạn 2010 - 2015 của Hội đồng phổ biến giáo dục
pháp luật của Tỉnh.
Giai đoạn 2013 - 2016, Kinh phí ngân
sách của tỉnh cấp cho hoạt động của Đề án 31 là 948 triệu đồng (Năm 2013: 270
triệu đồng; Năm 2014: 378 triệu đồng; Năm 2015: 200 triệu đồng; năm 2016: 100
triệu đồng). Ngoài ra, các Sở, ngành thành viên thực hiện Đề án tiếp tục phối hợp
và lồng ghép với việc thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
giai đoạn 2016 - 2020 của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của Tỉnh để hoạt
động của Đề án 31 đạt hiệu quả cao.
III. Đánh giá
chung
I. Về ưu điểm
Trong thời gian qua, công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động trong
các loại hình doanh nghiệp của Tỉnh đã mang lại những hiệu quả thiết thực, tạo
sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của đại bộ phận người sử dụng lao động
và người lao động về vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội; về
trách nhiệm của các bên trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến
bộ tại doanh nghiệp cũng như ý nghĩa và sự cần thiết của việc đẩy mạnh công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp.
Việc triển khai công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật đã có sự phối hợp chặt chẽ, rộng khắp giữa các Sở,
ngành thành viên, cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nội dung tuyên truyền được chọn lọc,
có trọng tâm, không dàn trải, cách thức tuyên truyền được kết hợp linh hoạt,
phù hợp, đặc biệt là hình thức: Giao lưu - Đối thoại”, Hỏi đáp - Trao quà”; phát tài liệu tới tận tay người
lao động.
Đội ngũ, cán bộ làm công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đa số có kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết
và có trách nhiệm.
Kết quả cho thấy, người lao động về
cơ bản đã nắm được các chính sách pháp luật liên quan đến chế độ chính sách,
quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi tham gia quan hệ lao động. Người sử
dụng lao động cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc
thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động, từ đó giảm thiểu việc vi phạm
trong quá trình thực hiện pháp luật lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa
tại doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, bảo đảm an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã
hội.
2. Tồn tại, khó
khăn
Mặc dù công tác tổ chức triển khai thực
hiện Đề án 31 đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại hạn chế:
- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến
một số nội dung quy định của pháp luật có thời
điểm chưa kịp thời, đồng bộ, rộng khắp tới người lao động và người sử dụng
lao động.
- Một số chủ sử dụng lao động do
không muốn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên chưa tạo điều
kiện để các ngành chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền hoặc có tổ chức nhưng
thời gian hạn chế nên nội dung thông tin không đầy đủ, hiệu quả không cao.
- Một số doanh nghiệp chưa quan tâm
đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động, chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các chế độ, chính
sách đối với người lao động nên trong những năm qua tình trạng tranh chấp lao động
và đình công bất hợp pháp vẫn còn xảy ra.
3. Nguyên nhân
- Hệ thống các văn bản pháp luật lao
động và các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
chưa đồng bộ, thường xuyên sửa đổi, bổ sung; một số văn bản hướng dẫn thi hành
Luật và Nghị định ban hành chưa kịp thời.
- Pháp luật chưa quy định trách nhiệm
của chủ sử dụng lao động trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật đến người lao động do đó công tác này chưa được quan tâm đúng mức, chủ
doanh nghiệp chỉ chú trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
- Với một khối lượng thông tin tương
đối phong phú, đa dạng của pháp luật lao động, số lượng các doanh nghiệp ngày
càng tăng trong khi đó nguồn kinh phí do ngân sách cấp hàng năm còn hạn chế vì
vậy chưa đáp ứng được nhu cầu để phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật lao động.
- Người lao động tại các doanh nghiệp
chủ yếu là lao động phổ thông nên nhận thức còn hạn chế, tác phong lao động, ý
thức chấp hành nội quy lao động chưa nghiêm túc.
- Một bộ phận doanh nghiệp, người sử
dụng lao động mặc dù có hiểu biết pháp luật lao động nhưng vẫn cố tình trốn
tránh không thực hiện các quyền lợi cho người lao động với mục đích giảm bớt
các khoản chi phí.
4. Bài học kinh
nghiệm
- Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
và tạo điều kiện, đầu tư nguồn lực của các cấp ủy Đảng và chính quyền về công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động
trong các loại hình doanh nghiệp.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ liên
ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới các doanh
nghiệp, hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật lao động, có
chế tài xử lý nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm; khen thưởng kịp thời các
doanh nghiệp thực hiện tốt.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ
biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống truyền
thanh ở xã, phường, tổ dân phố; Đặc biệt triển khai các buổi phát thanh định kỳ
tại doanh nghiệp về các chế độ, chính sách đối với người lao động.
- Thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho
các Sở, ban, ngành và đặc biệt là tại các doanh nghiệp, cơ sở.
- Thường xuyên cập nhật, phổ biến các
văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho cán bộ làm công tác chuyên môn cũng
như đối với người sử dụng lao động và người lao động tại doanh nghiệp.
IV. Phương hướng, nhiệm vụ, kiến nghị
1. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong
các loại hình doanh nghiệp với nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng nhằm
mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt chú trọng hình thức giao lưu - đối thoại.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước và
ngành chức năng liên quan cần có cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển. Trên cơ sở
đó, doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ,
chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động; xử lý nghiêm các đơn vị, doanh
nghiệp vi phạm; khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp tích cực tham gia công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
4. Đối với chủ sử dụng lao động
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật lao động, thông báo công
khai các quyền lợi được hưởng của người lao động khi vào làm việc tại doanh
nghiệp.
- Phối hợp, tạo điều kiện cho các cấp,
các ngành tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp; Công đoàn
cấp trên cơ sở vận động người lao động tham gia tổ chức công đoàn, thành lập
Công đoàn cơ sở để hạn chế xảy ra tranh chấp lao động.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ lao động
hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp.
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến cho
người lao động: Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy
chế của doanh nghiệp; tích cực học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp
vụ, tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc, có ý thức bảo vệ của công, gắn
bó lâu dài với doanh nghiệp.
5. Đề nghị Chính
phủ tiếp tục ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động
và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp
theo để có định hướng thực hiện.
Trên đây là báo cáo tổng kết Đề án
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động
trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2009 - 2012 và 2013 - 2016, UBND tỉnh trân trọng báo
cáo./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động -
TBXH;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP2, VP6.
TrLĐ.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|