BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/VBHN-BTC
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 01 năm 2019
|
NGHỊ ĐỊNH1
VỀ
TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ, TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐƯỢC
CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG
Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016
của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức
kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm
2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu
tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể
từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3
năm 2011;
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về tiêu chuẩn, điều
kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.2
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối
với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được
chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
2. Đơn vị có lợi ích công chúng, ngoại trừ tổ chức
tín dụng không phải là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng không thực hiện niêm
yết, chào bán chứng khoán ra công chúng.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xem
xét tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán
được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. “Tổ chức kiểm toán” là doanh nghiệp kiểm toán và
chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. “Tổ chức kiểm toán được chấp thuận” là tổ chức
kiểm toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán
các đơn vị có lợi ích công chúng.
3. “Kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận” là kiểm
toán viên hành nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm
toán các đơn vị có lợi ích công chúng.
4. “Kỳ chấp thuận” là kỳ mà tổ chức kiểm toán, kiểm
toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng,
được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.
Điều 4. Đơn vị có lợi ích công
chúng
1. Đơn vị có lợi ích công chúng là các đơn vị được
quy định tại Điều 53 Luật kiểm toán độc lập.
2. Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng
khoán, gồm: Công ty đại chúng quy mô lớn theo quy định của pháp luật về chứng
khoán, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty
chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ.
3. Đơn vị có lợi ích công chúng khác, gồm:
a) Công ty đại chúng, ngoại trừ các công ty đại
chúng quy mô lớn quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài (trừ các doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này);
c) Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi
ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của
pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức
kiểm toán được chấp thuận
1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a)3
(được bãi bỏ)
b) Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi
nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và
phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp
hơn 6 tỷ đồng;
c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người
trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định
tại Điều 6 Nghị định này;
d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối
thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách
đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện
kiểm toán;
đ)4
Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị
được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ
sơ đăng ký.
e)5
(được bãi bỏ)
g)6
(được bãi bỏ)
h)7
(được bãi bỏ)
i)8
(được bãi bỏ)
2. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm
toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải
đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, e, g, h và i khoản 1 Điều
này, phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 15 người
trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định
tại Điều 6 của Nghị định này;
b)9
Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ
ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán
lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
c)10
Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 250 đơn vị
được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ
sơ đăng ký.
Điều 6. Tiêu chuẩn đối với kiểm
toán viên hành nghề được chấp thuận
Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc
lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn sau:
1. Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện
hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời điểm
nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
2. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán
tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành
nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Điều 7. Các trường hợp tổ chức
kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được xem xét, chấp thuận
1. Các trường hợp không được xem xét, chấp thuận
bao gồm:
a) Tổ chức kiểm toán đang bị đình chỉ hoạt động
kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
b) Tổ chức kiểm toán không sửa chữa, khắc phục kịp
thời các sai phạm theo kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tổ chức kiểm toán có những khiếu kiện về kết quả
kiểm toán và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;
d) Tổ chức kiểm toán có chất lượng kiểm toán không
đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền trong năm được xem xét;
đ) Kiểm toán viên hành nghề phụ trách hồ sơ kiểm
toán có chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết
luận của cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong năm được xem xét;
e) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề có
hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề kiểm toán và đã bị cơ quan có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong năm được
xem xét;
g) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề giả
mạo, khai man trong việc kê khai các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia kiểm
toán;
h) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề
không giải trình, giải trình không đạt yêu cầu hoặc không cung cấp thông tin, số
liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
i) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị hủy
bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong thời gian chưa quá 24 tháng kể từ
ngày bị hủy bỏ;
k) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề
không thực hiện thông báo, báo cáo theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc
lập.
2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thuộc
một trong các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, g và h khoản 1 Điều này
thì sau 12 tháng, kể từ ngày có kết luận, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm
quyền, mới được xem xét, chấp thuận.
Điều 8. Xử lý đối với các hợp đồng
kiểm toán đã ký trong trường hợp không được chấp thuận
1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề
không được chấp thuận trong kỳ nào thì không được tiếp tục thực hiện các hợp đồng
kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác đã ký và không được ký thêm các hợp đồng
kiểm toán mới với đơn vị có lợi ích công chúng trong kỳ đó, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được
chấp thuận trong kỳ trước nhưng không được chấp thuận trong kỳ sau thì chỉ được
tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm đã ký với đơn vị có
lợi ích công chúng trong kỳ sau nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:
a) Đã thực hiện trong kỳ được chấp thuận việc soát xét
báo cáo tài chính bán niên cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc đối tượng bắt
buộc phải soát xét báo cáo tài chính bán niên;
b) Phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của đơn vị có lợi
ích công chúng.
Điều 9. Hồ sơ đăng ký thực hiện
kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
1. Đơn đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi
ích công chúng (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này).
2.11
(được bãi bỏ)
3. Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp
thuận, trong đó nêu rõ thời gian (số tháng) thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt
Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm
toán.
4. Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động
của tổ chức kiểm toán trong năm trước liền kề, bao gồm:
a) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
b) Danh sách báo cáo kiểm toán theo quy định tại điểm đ khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm
toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;
d) Các vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành
chính của tổ chức kiểm toán (nếu có);
đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng
đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán
(như tăng, giảm thành viên góp vốn; tăng, giảm vốn điều lệ);
e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm
toán viên hành nghề (như tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức
nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề);
g)12
(được bãi bỏ)
5.13
(được bãi bỏ)
6. Trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi, tổ chức
kiểm toán không phải nộp các tài liệu quy định tại khoản 2, điểm c, điểm g khoản
4, khoản 5 Điều này nếu không có thay đổi so với lần đăng ký gần nhất.
Điều 10. Xem xét, chấp thuận
và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
1. Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 hàng
năm, tổ chức kiểm toán nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Nghị
định này cho Bộ Tài chính để được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị
có lợi ích công chúng. Trường hợp tổ chức kiểm toán đăng ký kiểm toán cho đơn vị
có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán thì đồng thời nộp 01 bộ hồ sơ
cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong quá trình xem xét, nếu hồ sơ chưa đúng
theo quy định thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
cơ quan có thẩm quyền chấp thuận yêu cầu tổ chức kiểm toán hoàn thiện hồ sơ. Tổ
chức kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ trước ngày 05 tháng 11. Trường hợp hồ sơ
không đạt yêu cầu theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận có văn bản
thông báo cho tổ chức kiểm toán.
3. Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận và công khai
danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trước ngày 15 tháng 11
hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm
toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực hiện kiểm toán cho đơn
vị có lợi ích công chúng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định
này.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận và
công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được
chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực
chứng khoán trước ngày 20 tháng 11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử
của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách
này được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Căn cứ danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách
kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn
tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề để ký hợp đồng thực hiện kiểm
toán cho đơn vị mình. Danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được
chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và danh sách tổ chức kiểm
toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được cập nhật khi có quyết định thay đổi
của cơ quan có thẩm quyền.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Hiệu lực thi hành và
trách nhiệm thi hành14
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2016.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn
thực hiện Nghị định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này./
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
PHỤ
LỤC
(Kèm theo Nghị định
số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ CÓ LỢI
ÍCH CÔNG CHÚNG
Năm...
Kính gửi:..............................................
1. Tên Công
ty:.....................................................................................................
2. Địa chỉ:..............................................................................................................
3. Điện thoại:................................
Fax:........................... Email:..........................
4. Loại hình doanh nghiệp (TNHH, hợp danh, tư
nhân).......................................
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư) số:...... ngày:... do (tên
cơ quan):......... cấp
6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
kiểm toán số:....... ngày...... do:.... cấp
7. Thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam (tính
đến ngày nộp đơn):... tháng
8. Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế
toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất (hoặc vốn chủ sở hữu thực
góp tại thời điểm đăng ký):........
9. Số lượng kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp
thuận:....... người.
10. Số lượng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
năm đã phát hành từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ
sơ:........
Công ty... có đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị
có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán không?
□ Có.
□ Không.
Công ty và các kiểm toán viên hành nghề của Công ty
có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Nghị định số.../2016/NĐ-CP
ngày.../.../2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên
hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng.
Các tài liệu gửi kèm theo đơn, gồm:
(1) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ kiểm toán
(2) Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp
thuận.
(3) Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động
kinh doanh của tổ chức kiểm toán trong năm trước, bao gồm:
a) Báo cáo tài chính năm... đã được kiểm toán;
b) Danh sách báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính đã
phát hành tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ
đăng ký;
c) Danh sách báo cáo kiểm toán (hoặc báo cáo soát
xét) báo cáo tài chính đã phát hành cho đơn vị có lợi ích công chúng tính từ
ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký (đối với tổ
chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ);
d) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm
toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;
đ) Các vi phạm pháp luật của tổ chức kiểm toán (nếu
có);
e) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng
đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán;
g) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm
toán viên hành nghề (do tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức
nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề...).
h) Bản mô tả về việc xây dựng và duy trì hệ thống
kiểm soát chất lượng.
(4) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp (nếu có).
Công ty...... cam kết rằng các thông tin cung cấp
trong đơn này và các tài liệu kèm theo là đúng sự thật. Nếu sai Công ty xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp
thuận.
|
......,
ngày...... tháng...... năm.......
Giám đốc Công ty
(Chữ ký, họ và
tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Trường hợp đăng ký từ lần thứ 2 trở
đi nếu không có thay đổi thì không phải nộp tài liệu quy định tại điểm (1),
(3d) và (3h).
1 Văn bản này được
hợp nhất từ 02 Nghị định sau:
- Nghị định số 84/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ
chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016;
- Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm
2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu
tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể
từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Nghị định nêu
trên.
2 Nghị định số
151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Tài chính có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12
năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày
24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3
năm 2011;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4
về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22
tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm
2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Tài chính.”
3 Điểm này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính (viết tắt là Nghị định số 151/2018/NĐ-CP),
có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
4 Điểm này được sửa
đổi theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có hiệu
lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
5 Điểm này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có
hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
6 Điểm này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có
hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
7 Điểm này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có
hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
8 Điểm này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có
hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
9 Điểm này được sửa
đổi theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có hiệu
lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
10 Điểm này được
sửa đổi theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ,
có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
11 Khoản này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có
hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
12 Điểm này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có
hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
13 Khoản này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP , có
hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018.
14 Điều 15 Nghị định
số 151/2018/NĐ-CP , có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018 quy định như
sau:
“Điều 15. Hiệu lực thi hành và điều khoản
chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký
ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ cho cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, xổ số, trò chơi điện tử có
thưởng dành cho người nước ngoài, casino, đặt cược, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm,
dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện; Giấy phép thành lập và hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán; Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán của tổ chức kinh
doanh chứng khoán nước ngoài; chấp thuận công ty chứng khoán được thực hiện
giao dịch ký quỹ, giao dịch trong ngày; chấp thuận cho doanh nghiệp kiểm toán
được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước
cấp giấy hoặc chấp thuận thì được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh quy
định tại Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.”