BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
64TC/QLCS
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 8 năm 1995
|
THÔNG TƯ
BỘ TÀI CHÍNH SỐ 64 TC/QLCS NGÀY 9 THÁNG 8 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN VIỆC TỔNG KIỂM KÊ Ô TÔ CON THEO CHỈ THỊ SỐ 368/TTG NGÀY 22/6/1995 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thực hiện Chỉ thị số 368 TTg
ngày 22/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ về "Thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp
Nhà nước", Bộ Tài chính hướng dẫn việc tổng kiểm kê ô tô con như sau:
I. MỤC ĐÍCH -
YÊU CẦU:
Mục đích của đợt tổng kiểm kê ô
tô con là phải nhằm nắm được đầy đủ số lượng, cơ cấu, hiện trạng và giá trị sử
dụng thực tế về ô tô con của Nhà nước hiện có tại tất cả các cơ quan Nhà nước,
đơn vị vũ trang nhân dân, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội gọi chung là cơ
quan hành chính sự nghiệp (HCSN) cơ sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước và các
doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Căn cứ kết quả kiểm kê số xe ô
tô hiện có, sau khi có hướng dẫn của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng
xe ô tô con các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội, các
doanh nghiệp Nhà nước lập phương án cân đối điều hòa trong nội bộ, Bộ Tài chính
có trách nhiệm tổng hợp, lập phương án điều hòa giữa các Bộ, Ngành, địa phương
để trình Chính phủ.
II. PHẠM VI -
ĐỐI TƯỢNG VÀ BIỂU MẪU KIỂM KÊ:
1/ Phạm vi đối tượng, thời điểm
kiểm kê:
Tất cả các đơn vị Hành chính sự
nghiệp (HCSN) từ TW đến địa phương và các DNNN đều phải kiểm kê số xe ô tô con
hiện đang quản lý và xử dụng tại thời điểm 0 giờ ngày 1/9/1995.
Đối tượng kiểm kê là tất cả các
loại xe ô tô con từ 15 chỗ ngồi trở xuống thuộc mọi chủng loại và được hình
thành từ mọi nguồn gốc (NSNN cấp, có nguồn gốc từ NSNN, viện trợ, quà tặng, vốn
góp khác .... là tài sản của Nhà nước tại các cơ quan đơn vị hiện đang quản lý
và sử dụng), trừ các loại xe từ 15 chỗ ngồi trở xuống được mua bằng nguồn vốn
NSNN để dự trữ của Cục Dự trữ Quốc gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và xe ô tô con
được dùng vào kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước (như xe ô tô con chở
khách, xe ô tô con là hàng hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước kinh
doanh, mua bán, xuất nhập khẩu xe ô tô).
2/ Biểu mẫu kiểm kê:
a. Các đơn vị thuộc đối tượng trực
tiếp phải kiểm kê phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các chỉ tiêu quy định
trong các biểu mẫu kiểm kê (ban hành kèm theo Thông tư này) như sau:
- Phiếu kiểm kê và đánh giá lại
ô tô con của các cơ quan HCSN và các DNNN (Biểu số 01 TC/QLCS);
- Báo cáo kết quả kiểm kê ô tô
con áp dụng cho các đơn vị kiểm kê cơ sở (Biểu số 02 TC/QLCS).
b. Các đơn vị chủ quản, cơ quan
tổng hợp phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả
kiểm kê ô tô con áp dụng cho các cơ quan chủ quản, cơ quan tổng hợp báo cáo (Biểu
số 03 TC/QLCS) được ban hành kèm theo Thông tư này.
III. TỔ CHỨC
KIỂM KÊ VÀ TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ:
1/ Đối với các cơ quan Trung
ương:
a. Các đơn vị cơ sở trực thuộc
hiện đang trực tiếp quản lý và sử dụng ô tô con (bao gồm các đơn vị HCSN và các
doanh nghiệp Nhà nước do Bộ, ngành hiện đang quản lý) thực hiện kiểm kê và lập
3 bộ hồ sơ về báo cáo kết quả kiểm kê (bao gồm biểu số 01 và 02), gửi 2 bộ hồ
sơ cho cơ quan chủ quản là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan Trung ương của các tổ chức đoàn thể xã hội, đồng gửi về Bộ Tài chính
(Ban chỉ đạo kiểm kê) 01 bộ hồ sơ.
b. Thủ tướng các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội (thuộc khối TW
quản lý) có trách nhiệm kiểm kê tổng hợp toàn bộ số xe ô tô con hiện có do cơ
quan Bộ đang trực tiếp quản lý sử dụng như các đơn vị cơ sở trực thuộc và kiểm
kê tổng hợp báo cáo toàn ngành đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ thực hiện chế độ quản lý toàn ngành (kinh phí ngành dọc từ TW xuống Địa
phương) theo 2 khối HCSN và các doanh nghiệp Nhà nước (sản xuất kinh doanh) do
Bộ, ngành hiện đang quản lý theo mẫu 03 TC/QLCS đồng thời lập phương án sử dụng
xe con báo cáo với Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo kiểm kê).
c. Riêng đối với Bộ Quốc phòng
và Bộ Nội vụ tự tiến hành kiểm kê số xe ô tô con hiện có theo 2 khu vực HCSN và
sản xuất kinh doanh thuộc Bộ quản lý theo kiểu mẫu quy định tại Thông tư này,
xây dựng phương án sự dụng báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Thủ tướng các đơn vị HCSN trực
thuộc và các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng quản lý và
sử dụng xe ô tô con thuộc đối tượng kiểm kê có trách nhiệm kiểm kê báo cáo theo
biểu mẫu số 01 và 02 trực tiếp với Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng như các đơn vị cơ
sở của các cơ quan Trung ương khác.
Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng tổng hợp
kiểm kê số ô tô con của các cơ quan hiện đang quản lý sử dụng và tổng hợp toàn
bộ báo cáo kiểm kê của các đơn vị cơ sở theo biểu số 03 TC/QLCS đồng thời lập
phương án sử dụng trong nội bộ ngành báo cáo với BộTài chính (kèm theo biểu số
02 của tất cả các đơn vị trực thuộc).
2/ Đối với các cơ quan thuộc địa
phương quản lý:
a. Các cơ quan cấp huyện: Các
đơn vị cơ sở do quận, huyện quản lý: thực hiện việc kiểm kê và báo cáo kết quả
kiểm kê (gửi 3 bộ hồ sơ) cho UBND huyện (Phòng Tài chính huyện). UBND huyện có
nhiệm vụ kiểm tra chất lượng báo cáo kiểm kê của tất cả các đơn vị trực thuộc,
nếu đạt yêu cầu thì giữ lại một bộ hồ sơ của đơn vị cơ sở, còn lại gửi cho Sở
Tài chính - Vật giá 01 bộ và gửi cho Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo kiểm kê) 01 bộ.
b. Chủ tịch UBND quận, huyện (gọi
chung là cấp huyện) có trách nhiệm kiểm kê, tổng hợp toàn bộ số ô tô con hiện
có của cấp huyện báo cáo với Sở Tài chính - Vật giá theo mẫu 03 TC/QLCS .
c/ Các đơn vị cơ sở (bao gồm
HCSN và các doanh nghiệp Nhà nước) do các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh
quản lý: thực hiện việc kiểm kê và báo cáo kết quả kiểm kê (gửi 3 bộ hồ sơ) với
Sở, Ban ngành chủ quản. Các Sở, Ban ngành trực thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ kiểm
tra chất lượng báo cáo của toàn bộ các đơn vị trực thuộc, nếu đạt yêu cầu thì
giữ lại một bộ hồ sơ của đơn vị cơ sở, còn lại gửi cho Sở Tài chính - Vật giá
01 bộ và gửi Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo kiểm kê) 01 bộ.
d/ Giám đốc các Sở, thủ trưởng
các cơ quan, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi
chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm kiểm kê, tổng hợp toàn bộ số ô tô con của các
đơn vị trực thuộc theo 2 khối HCSN và sản xuất kinh doanh báo cáo với Sở Tài
chính - Vật giá, theo mẫu 03 TC/QLCS.
e/ Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả kiểm kê
số xe ô tô con hiện có của các cơ quan HCSN và các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh
quản lý báo cáo với UBND tỉnh, đồng gửi Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo kiểm kê).
UBND cấp tỉnh lập phương án sử dụng
xe ô tô con gửi cho Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo kiểm kê) để tổng hợp báo cáo
Chính phủ.
IV- PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ (%) GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA Ô TÔ CON:
Để đánh giá và xác định hiện trạng,
mức độ hao mòn thực tế của xe ô tô con cần áp dụng phượng pháp so sánh giữa
tình trạng hoạt động hiện tại với trạng thái ban đầu của ô tô con (theo công suất
thiết kế hay giá trị sử dụng ban đầu), trên cơ sở các yếu tố đặc trưng chủ yếu
hoặc thời gian định mức sử dụng. Việc đánh giá lại giá trị của xe ô tô con có
thể áp dụng theo 2 phương pháp sau đây:
1/ Phương pháp chuyên gia:
Nội dung của phương pháp chuyên
gia này là sử dụng các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về đánh
giá ô tô con để nhận xét hiện trạng của từng xe ô tô con (theo tỷ lệ %), từ đó
xác định giá trị còn lại của từng xe ô tô con căn cứ vào nguyên giá kiểm kê của
các loại xe ô tô con.
2/ Phương pháp phân tích kinh tế
kỹ thuật:
Phương pháp này đánh giá hiện trạng
của từng bộ phận chức năng, cấu thành nên ô tô con như: động cơ, hộp số,.....
Các bộ phận cấu thành của xe ô tô con có mức độ hao mòn khác nhau, vì vậy tỷ lệ
còn lại của xe ô tô con sẽ được xác định trên cơ sở tỷ lệ còn lại của từng bộ
phận cấu thành của xe ô tô con.
Tỷ lệ còn lại của xe ô tô con được
xác định theo công thức sau:
S Ti x hi
H
= X 100%
100
Trong đó:
- H là tỷ lệ còn lại của xe ô tô
con.
- h là tỷ còn lại của từng bộ phận
cấu thành của xe ô tô con.
- T là tỷ trọng giá trị của từng
bộ phận cấu thành của xe ô tô con.
Tỷ trọng giá trị của các bộ phận
của ô tô con (T) được quy định như sau:
1. Động cơ 25%
2. Hộp số 16%
3. Trục trước 10%
4. Cầu chủ động 14%
5. Hệ thống lái 7 %
6. Thân vỏ xe 21%
7. Xăm lốp 7 %
Ví dụ: Xác định giá trị còn lại
của 1 xe ô tô con với tỷ lệ còn lại của từng bộ phận cấu thành như sau:
Số
TT
|
Tên
của các bộ phận của xe ô tô
|
Tỷ
trọng % của từng bộ phận
|
Tỷ
lệ % còn lại
|
T
x h
|
1
|
Động cơ
|
25
|
60
|
1.500
|
2
|
Hộp số
|
16
|
80
|
1.280
|
3
|
Trục trước
|
10
|
60
|
600
|
4
|
Cầu chủ động
|
14
|
50
|
700
|
5
|
Hệ thống lái
|
7
|
60
|
420
|
6
|
Thân vỏ xe
|
21
|
80
|
1.680
|
7
|
Săm lốp
|
7
|
60
|
420
|
|
Tổng cộng
|
100
|
100
|
6.600
|
ÁP dụng công thức 1 ta có tỷ lệ
còn lại của xe tô con đó là:
S Ti x hi 6.600
H
= X 100% X 100% = 66%
100 100
V - TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Thủ ttrưởng các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TW của các tổ chức đoàn thể xã hội
chỉ đạo thực hiện kiểm kê của tất cả các đơn vị trong toàn ngành hoàn thành trước
30/9/1995, tổng hợp xử lý kết quả kiểm kê và lên phương án sử dụng xe ô tô con
trong ngành báo cáo với Bộ Tài chính trước ngày 15/10/1995.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện kiểm kê của tất cả các đơn vị trong địa
phương hoàn thành trước ngày 31/9/95, tổng hợp xử lý kết qủa kiểm kê và lên
phương án sử dụng xe ô tô con trong địa phương báo cáo với Bộ Tài chính trước
ngày 15/10/95.
Bộ Tài chính tổng hợp chung kết
quả kiểm kê của các Bộ, Ngành, địa phương báo cáo Chính phủ trước ngày
30/10/95.
Trong quá trình thực hiện nếu
phát sinh những vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Ban chỉ đạo
kiểm kê) để giải quyết.
ĐƠN VỊ:........... MẪU SỐ 01 TC/QLCS
ĐỐI TƯỢNG: HCSN "DNNN"
THUỘC BỘ, TỈNH ......
PHIẾU KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ LẠI XE Ô TÔ CON CỦA CÁC CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Có
đến 0h ngày 1/9/1995
(Ban
hành kèm theo Thông tư số: ngày tháng năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1/ Tên và ký hiệu ô tô con:
.................................................
2/ Biển đăng ký xe (*): ......................................................
3/ Số chỗ ngồi:
..................................................................
4/ Nước sản xuất:
..............................................................
5/ Công suất:
.....................................................................
6/ Năm đưa vào sử dụng:
...................................................
7/ Nguyên giá theo sổ sách kế
toán: ...................... ngàn đồng
8/ Giá trị còn lại theo sổ sách
kế toán (**)...............ngàn đồng
9/ Nguyên giá theo giá hiện hành
............................ ngàn đồng
10/ Tỷ lệ % còn lại
..................................................................
11/ Giá trị còn lại (theo giá hiện
hành = (9) x (10)) ...... ngàn đồng
12/ Thực trạng xe ô tô:
a/ Đang sử dụng: �PAN>
b/ Không có nhu cầu sử dụng: �PAN>
c/ Chờ thanh lý: �PAN>
NGày tháng năm 1995
Nngười
lập phiếu kiểm kê Thủ trưởng đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú: (*) Nếu xe chưa có biển
đăng ký ghi rõ số khung, số máy.
(**) áp dụng đối với đơn vị sản
xuất kinh doanh.
(Trang sau có biểu ngang)