Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 36/2002/TT-BTC hướng dẫn quy chế quản lý tài chính quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam

Số hiệu: 36/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 22/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 36/2002/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ HƯỚNG DẪN QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4035/KTTH ngày 26/7/1995 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam; Công văn số 492/CP-KTTH ngày 19/5/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển số vốn 40 tỷ đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân quản lý. Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam thay thế Thông tư số 73TC/TCNH ngày 9/10/1995 như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quỹ hỗ trợ nông dân ( sau đây gọi tắt là Quỹ ) hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm hỗ trợ và giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất ở nông thôn.

2. Quỹ tự chịu trách nhiệm về hoạt động trước Pháp luật, tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn và không phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.

3. Hoạt động thu, chi tài chính của Quỹ hỗ trợ nông dân đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của Ban thường vụ trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

4. Quỹ thực hiện thu, chi, hạch toán kế toán và quyết toán thu chi tài chính theo Pháp lệnh kế toán, thống kê; chế độ tài chính chung của Nhà nước và những nội dung hướng dẫn trong Thông tư này.

Năm tài chính của Quỹ được tính từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.

II. NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:

1 - Về nguồn vốn

Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Vốn do Nhà nước cấp 40 tỷ đồng.

- Vốn vận động các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp.

- Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam.

- Vốn uỷ thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Vốn tự bổ sung hàng năm.

Quỹ không được huy động vốn và vay vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vay thương mại... như các tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ.

2. Về sử dụng vốn

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ được sử dụng để giúp nông dân, nhất là đối với những hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất. Vốn giúp nông dân được thực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí.

Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời, đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúp nông dân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợ vốn cho Quỹ dưới hình thức phải hoàn trả.

Quỹ không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ kiếm lời.

3. Về thu phí

Quỹ hỗ trợ nông dân được thu phí trên số vốn cho vay trợ giúp nông dân. Mức thu phí trên nguyên tắc: Bảo đảm trang trải chi phí cần thiết cho hoạt động của Quỹ bao gồm phí và lãi trả cho các cá nhân và tổ chức tài trợ vốn (có thu phí hoặc thu lãi với lãi suất ưu đãi); chi lương, công tác phí, văn phòng phẩm và các khoản chi phí khác cần thiết cho hoạt động của Quỹ; đồng thời mức phí thu phải phù hợp với từng loại hộ, từng vùng và từng thời gian; cụ thể:

- Mức phí thu cho vay hộ nghèo thấp hơn cho vay hộ không nghèo.

- Mức phí thu cho vay các hộ thuộc khu vực miền núi, hải đảo thấp hơn cho vay các hộ thuộc khu vực đồng bằng, trung du.

- Mức phí cho vay cao nhất không quá 80% lãi suất cho vay cùng kỳ hạn của tổ chức tín dụng trên địa bàn vào cùng thời điểm.

Căn cứ vào nguyên tắc trên, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn Quỹ xây dựng biểu phí. Ban thường vụ trung ương Hội ký quyết định ban hành biểu phí để Quỹ thực hiện.

Việc sửa đổi các nguyên tắc nêu trên chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

4. Thu, chi tài chính của Quỹ

a. Thu nhập của Quỹ bao gồm các khoản:

- Thu phí cho vay hỗ trợ các thành viên.

- Thu phí dịch vụ cho vay uỷ thác.

- Thu khác: khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước cho hoạt động của Quỹ ( nếu có).

Quỹ có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu.

b. Chi phí hoạt động của Quỹ:

- Chi phí nghiệp vụ gồm:

+ Chi trả phí cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ vốn cho Quỹ có thu phí.

+ Chi trả lãi: Cho các khoản vốn nhận tài trợ, uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phải trả lãi (lãi suất ưu đãi).

+ Các chi phí khác (nếu có).

- Chi phí quản lý:

+ Chi lương cho cán bộ của Quỹ (đối với cán bộ không thuộc biên chế của Hội nông dân các cấp). Việc chi lương do ban thường vụ trung ương Hội nông dân quyết định theo các qui định hiện hành của Nhà nước.

+ Chi phụ cấp cho cán bộ của Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ. Căn cứ vào nguồn thu thực tế, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam qui định cụ thể mức chi phụ cấp cho phù hợp. Mức chi tối đa không quá 50% tiền lương của cán bộ Hội được phân công quản lý, điều hành Quỹ.

+ Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phải nộp theo lương, theo chế độ Nhà nước quy định (đối với cán bộ không thuộc biên chế của Hội nông dân các cấp).

+ Chi công tác phí.

+ Các khoản chi: khấu hao cơ bản, sửa chữa và mua sắm công cụ lao động (đối với tài sản thuộc quyền quản lý của quỹ).

+ Các khoản chi khác cần thiết, hợp lý như chi tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, tiếp khách...

+ Trích dự phòng rủi ro:

* Mức trích là 0,05%/tháng trên dư nợ cho vay bình quân tháng.

* Thời điểm trích là ngày cuối cùng của tháng.

* Quỹ dự phòng tối đa bằng 10% dư nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm, phần vượt ( nếu có ) được bổ sung vốn hoạt động.

Quĩ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản nợ cho vay hỗ trợ không thu hồi được. Quỹ xây dựng qui chế trích lập, quản lý sử dụng Quĩ dự phòng rủi ro trình Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam ký ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

c. Phân phối chênh lệch thu chi:

Số chênh lệch thu lớn hơn chi hàng năm được phân phối như sau:

Trích 1,8%/năm trên số vốn Nhà nước tại Quỹ để bổ sung vào vốn Nhà nước tại Quỹ.

Phần còn lại (coi như 100%) phân bổ cụ thể như sau:

- Trích 50% bổ sung vào vốn hoạt động để cho vay hỗ trợ.

- Trích 20% lập quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản để phục vụ cho hoạt động của Quỹ.

- Số còn lại 30% được trích lập 2 quỹ: khen thưởng và phúc lợi. Mức trích cho hai quỹ được vận dụng theo chế độ Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Chênh lệch thu chi sau khi trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi nếu còn được bổ sung vào quỹ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản.

5. Chế độ hạch toán và kế toán

- Căn cứ vào Pháp lệnh kế toán - thống kê, chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam xây dựng chế độ kế toán áp dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của Quỹ gửi cho Bộ Tài chính. Sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận Ban thường vụ trung ương Hội ký quyết định ban hành để Quỹ thực hiện.

- Quỹ có trách nhiệm thực hiện việc mở sổ sách kế toán, ghi chép chứng từ, và thực hiện việc hạch toán kế toán theo đúng chế độ quy định tại Pháp lệnh kế toán và thống kê và các quy định của Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam và của Bộ Tài chính.

- Quỹ hỗ trợ nông dân có trách nhiệm thực hiện quyết toán tài chính và gửi cho Bộ Tài chính, Ban thường vụ trung ương Hội nông dân các báo cáo quý, năm sau đây:

+ Bảng tổng kết tài sản.

+ Bảng cân đối tài khoản.

+ Báo cáo quyết toán tài chính (Báo cáo thu nhập, chi phí).

+ Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn ( trong đó nêu rõ nguồn vốn tăng hàng năm trên số vốn Nhà nước cấp trích từ chênh lệch thu chi được để lại nêu trên).

Thời hạn gửi báo cáo:

+ Báo cáo quyết toán quý chậm nhất 40 ngày sau khi kết thúc quý.

+ Báo cáo quyết toán năm chậm nhất vào ngày 1/3 của năm sau.

6. Chế độ kiểm tra, giám sát tài chính

- Quỹ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện kiểm tra, giám sát đảm bảo hoạt động thu chi tài chính của Quỹ tại trung ương và các đơn vị cơ sở thực hiên đúng hướng dẫn tại Thông tư này và các chế độ tài chính khác có liên quan.

- Ban thường vụ Hội nông dân Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ; Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra tài chính của Quỹ khi cần thiết.

- Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính của Quỹ.

7. Lập kế hoạch năm

Quỹ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính năm để Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam xem xét, phê duyệt và gửi Bộ Tài chính vào thời điểm quy định các tài liệu kế hoạch của năm tiếp theo, gồm:

+ Kế hoạch nguồn và sử dụng vốn trợ giúp nông dân.

+ Kế hoạch thu, chi tài chính.

Các chỉ tiêu kế hoạch được duyệt sẽ là căn cứ để Quỹ thực hiện trong năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quỹ hỗ trợ nông dân chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc quản lý, sử dụng và bảo tồn vốn, tài sản của Nhà nước do Quỹ quản lý để cho vay hỗ trợ nông dân và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Nhà nước theo Pháp lệnh kế toán - thống kê và quy định của chế độ tài chính tại Thông tư này.

Trường hợp Quỹ sử dụng vốn không đúng mục đích, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi số vốn Nhà nước đã giao cho Quỹ quản lý, sử dụng.

2. Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra hoạt động tài chính của Quỹ bảo đảm quản lý và sử dụng vốn của quỹ theo đúng mục tiêu, chính sách của Hội và thực hiện thu, chi tài chính theo đúng chính sách tài chính, chế độ quy định.

Trên cơ sở chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân hướng dẫn tại Thông tư này Ban thường vụ trung ương Hội nông dân Việt Nam ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đối với Quỹ.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 73 TC/TCNH ngày 9/10/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét bổ sung, sửa đổi kịp thời.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 36/2002/TT-BTC

Hanoi, April 22, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT REGIME APPLICABLE TO THE PEASANT ASSISTANCE FUND OF VIETNAM PEASANTS’ ASSOCIATION

Materializing the Prime Minister’s direction in Document No.4035/KTTH of July 26, 1995 on the setting up of the Peasant Assistance Fund; the Prime Minister’s Official Dispatch No.492/CP-KTTH of May 19, 2000 on transferring a capital amount of VND 40 billion to the Peasant Assistance Fund for management, the Finance Ministry hereby guides the financial management regime applicable to the Peasant Assistance Fund of Vietnam Peasants Association in replacement of Circular No.73-TC/TCNH of October 9, 1995, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. The Peasant Assistance Fund (hereinafter referred to as the Fund for short) shall operate not for the profit-making purpose, support and assist peasants in developing the rural production.

2. The Fund shall take self-responsibility for its operations before law, enjoy the financial autonomy, ensure the capital safety and not have to pay taxes to the State budget.

3. The financial revenue and expenditure activities of the Peasant Assistance Fund shall be subject to the direction and management by the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee.

4. The Fund shall effect financial revenues and expenditures and conduct accounting and settlement thereof according to the Ordinance on Accounting and Statistics, the State’s general financial regime and contents guided in this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. FINANCIAL MANAGEMENT CONTENTS

1. Regarding capital sources:

Operation capital of the Fund shall be formed from the following sources:

- Capital allocated by the State: VND 40 billion.

- Capital mobilized from domestic and foreign organizations and individuals as supports, interest-free or low-interest rate loans.

- Capital received from financial aid sources of international organizations, foreign organizations and individuals, to assist the socio-economic development of Vietnam’s rural areas.

- Capital entrusted by the State or provided by the domestic and foreign organizations as financial support for agricultural and rural development.

- Annually self-supplemented capital.

The Fund must not mobilize and borrow capital in forms of savings, promissory notes, bills, commercial loans, etc., like credit institutions engaged in monetary trading.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The operation capital source of the Fund shall be used to assist peasants, especially poor family households, in acquiring funds for production development. Capital shall be provided as assistance to peasants in form of interest-free refundable assistance loans (within given limits and terms), and with fee collection.

The Fund shall have to manage and use capital for the right purposes, the right subjects and with efficiency, promptly and fully recover capital amounts lent as assistance to peasants in order to preserve its capital, and then refund fully and promptly financial aids to organizations and individuals in form of refunding.

The Fund must not use its operation capital for the business purpose of earning profits from monetary trading.

3. Regarding fee collection:

The Peasant Assistance Fund shall be entitled to collect fee for the capital amounts lent as assistance to peasants. The fee levels shall be collected on the following principles: Ensuring the defrayal of necessary expenses for the Fund’s operation, including fee and interest paid to individuals and organizations that provide financial aids (with collection of fee or interest with preferential interest rates); the payment of wages, working trip allowance, stationery expenses and other necessary expenses for the Fund’s operation; at the same time, the fee levels must suit each type of households, each region and each period. More concretely:

- The lending fee level applicable to poor households shall be lower than that applicable to non-poor households.

- The lending fee level applicable to households in mountainous regions or islands shall be lower than that applicable to households in delta and midland regions.

- The highest lending fee level must not exceed 80% of the lending interest rate applicable to loans of the same term provided by local credit institutions at the same time.

Basing itself on the above-said principle, the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee shall direct and guide the Fund to formulate a fee table. The former shall sign a decision to promulgate the fee table for implementation by the latter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Fund’s financial revenues and expenditures:

a/ The Fund’s revenues shall include the following:

- Collected fee for provision of assistance loans to its member;

- Collected charge for entrusted lending service;

- Other revenues: contributions of domestic and foreign organizations and individuals for the Fund’s operations (if any).

The Fund shall have the responsibility to correctly, fully and promptly collect revenues.

b/ The Fund’s operation expenses:

- Professional operation expenses include:

+ Fee paid to domestic and foreign organizations and individuals that provide financial aids to the Fund with collection of fee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Other expenses (if any).

- Managerial expenses:

+ Wages paid to the Fund’s officials (for those not on the payrolls of the Peasants Association chapters at all levels). The wage payment shall be decided by the Executive Board of the Peasants Association Central Committee according to the State’s current regulations.

+ Allowances paid to the Association’s officials assigned to manage and administer the Fund. Basing himself/herself on the actual revenue sources, the Chairman of the Vietnam Peasants Association shall specify the appropriate allowance levels. The maximum allowance level shall not exceed 50% of the wage level of the Association’s officials assigned to manage and administer the Fund.

+ Social insurance and medical insurance premiums and other payable wage-based amounts according to the regime prescribed by the State (for officials not on the payrolls of the Peasants Association chapters at all levels).

+ Working trip allowance.

+ Expenses for basic depreciation, repair and procurement of working tools (for assets under the Fund’s management).

+ Other necessary and reasonable expenses, such as those for professional training, conferences, guest reception, etc.

+ Deductions for setting up the risk reserve:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* The deduction time shall be the ending day of each month.

* The reserve fund shall be at most equal to 10% of the debit balance by December 31 each year, the surplus (if any) shall be added to the operation capital.

The risk reserve fund shall be used to make up for irrecoverable debts from assistance loans. The Fund shall elaborate the regulation on deduction for setting up, management and use of the risk reserve fund, then submit it to the Chairman of the Vietnam Peasants Association for promulgation after reaching agreement with the Finance Ministry.

c/ Distribution of revenue-expenditure difference:

The positive annual revenue-expenditure difference shall be distributed as follows:

1.8%/year on the State capital at the Fund shall be deducted to supplement the State capital at the Fund.

The remainder (assumed 100%) shall be concretely distributed as follows:

- 50% shall be deducted to supplement the operation capital for provision of assistance loans.

- 20% shall be deducted to set up the fund for capital construction and procurement of assets in service of the Fund’s operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The remainder (if any) of the revenue-expenditure difference after deduction for setting up reward fund and welfare fund shall be added to the fund for investment in capital construction and asset procurement.

5. Accounting and book-keeping regime:

- Basing itself on the Ordinance on Accounting and Statistics, the State’s current accounting regime, the Executive Board of the Vietnam Peasants Association’s Central Committee shall formulate an accounting regime suitable to the Fund’s operation characteristics and send it to the Finance Ministry. After obtaining the Finance Ministry’s approval, the Executive Board of the Vietnam Peasants Association’s Central Committee shall sign a decision to promulgate it for implementation.

- The Fund shall have to open accounting books, make voucher recording and conduct the accounting and book-keeping in strict compliance with the regime prescribed in the Ordinance on Accounting and Statistics and the regulations on Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee and the Finance Ministry.

- The Fund shall have to make the financial settlement and send to the Finance Ministry and the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee the following quarterly and annual reports:

+ Asset balance sheet;

+ Account balance sheet;

+ Financial settlement report (income and expenditure report);

+ Report on capital source and use (in which the annual capital increase on the State capital amount deducted from the above-said retained revenue-expenditure difference must be clearly stated).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Quarterly settlement report must be sent within 40 days after the end of each quarter.

+ Annual settlement report must be sent on the 1st of March of the following year at the latest.

6. Financial inspection and supervision regime:

- The Fund shall have to organize and conduct the inspection and supervision of financial revenue and expenditure activities of the Fund and its grassroots units in strict compliance with the guidance in this Circular and other relevant financial regimes.

- The Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee shall have to inspect, supervise, consider and approve the annual financial settlements of the Fund; coordinate with the Finance Ministry in inspecting the Funds financial matters when necessary.

- The finance agency shall have to inspect the observance of the financial regimes by the Fund.

7. Elaboration of annual plans:

The Fund shall have to elaborate annual financial plans for consideration and approval by the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee, and send to the Finance Ministry at the prescribed time the plan documents of the following year, including:

+ Plan on the source and use of peasant assistance capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The approved plan norms shall serve as basis for the Fund’s implementation in the year.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Peasant Assistance Fund shall be held responsible before law for the management, use and preservation of the State’s capital and assets under the Fund’s management for providing assistance loans to peasants, and subject to the inspection of the State finance agency according to the Ordinance on Accounting and Statistics and regulations of the financial regime in this Circular.

Where the Fund uses capital not for the right purposes, the Finance Ministry shall report such to the Prime Minister for recovery of capital amount already allocated by the State to the Fund for management and use.

2. The Executive Board of the Vietnam Peasants Association’s Central Committee shall have to organize the monitoring and inspection of financial activities of the Fund, ensuring that the Fund’s capital is managed and used for the right objectives and in line with the Peasants Association’s policies, and the financial revenues and expenditures are effected in strict compliance with the prescribed financial policies and regimes.

On the basis of the financial management regime applicable to the Peasant Assistance Fund guided in this Circular, the Executive Board of the Vietnam Peasants Association Central Committee shall promulgate specific guiding documents for the Fund.

3. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces the Finance Ministry’s Circular No.73-TC/TCNH of October 9, 1995 guiding the financial management regime applicable to the Peasant Assistance Fund of the Vietnam Peasants’ Association.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Finance Ministry for study and timely supplementation and/or amendment.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 36/2002/TT-BTC ngày 22/04/2002 hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.148

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.107.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!