Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC

Số hiệu: 21/2006/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 20/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 21/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THỰC HIỆN BỐN (04) CHUẨN MỰC KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 100/2005/QĐ-BTC NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2005 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5);
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện ba (03) chuẩn mực kế toán (đợt 5) áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước.
Chuẩn mực kế toán số 19 “Hợp đồng bảo hiểm” sẽ hướng dẫn sau.

I/ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC

“HỢP NHẤT KINH DOANH”

A- QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Các hình thức hợp nhất kinh doanh

- Hợp nhất kinh doanh để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như:

+ Một doanh nghiệp mua cổ phần của một doanh nghiệp khác;

+ Một doanh nghiệp mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác;

+ Một doanh nghiệp gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác;

+ Một doanh nghiệp mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác.

- Việc thanh toán giá trị mua, bán trong quá trình hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện bằng hình thức phát hành công cụ vốn, thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền, chuyển giao tài sản khác hoặc kết hợp các hình thức trên. Các giao dịch này có thể diễn ra giữa các cổ đông của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc giữa một doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp khác. Hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm việc hình thành một doanh nghiệp mới để kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất, kiểm soát các tài sản thuần đã được chuyển giao hoặc tái cơ cấu một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia hợp nhất.

- Hợp nhất kinh doanh có thể sẽ dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, trong đó bên mua sẽ là công ty mẹ và bên bị mua sẽ là công ty con. Hợp nhất kinh doanh có thể không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, như hợp nhất kinh doanh liên quan đến việc mua tài sản thuần, bao gồm cả lợi thế thương mại (nếu có) của một doanh nghiệp khác mà không phải là việc mua cổ phần ở doanh nghiệp đó. 

2/ Phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh

Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải hạch toán theo phương pháp mua.

Phương pháp mua gồm 3 bước:

Bước 1: Xác định bên mua;

Bước 2: Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh;

Bước 3: Tại ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trả và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.

Bước 1: Xác định bên mua

Mọi trường hợp hợp nhất kinh doanh đều phải xác định được bên mua. Bên mua là một doanh nghiệp tham gia hợp nhất sẽ nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất khác. Việc xác định bên mua phải thực hiện theo quy định từ đoạn 17 đến đoạn 23 của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh.

Bước 2: Xác định giá phí hợp nhất kinh doanh

Bên mua sẽ xác định giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.

Bên mua xác định giá phí hợp nhất kinh doanh theo quy định từ đoạn 24 đến đoạn 35 của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh, trong đó cần chú ý các nội dung sau:

1- Bên mua có thể trao đổi các tài sản sau trong hợp nhất kinh doanh: Tiền, trái phiếu, cổ phiếu hoặc các tài sản đang dùng trong hoạt động kinh doanh của bên mua. Trừ trường hợp thanh toán bằng tiền, còn mọi khoản thanh toán bằng tài sản khác thường phát sinh các khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản này.

- Nếu thanh toán bằng trái phiếu (Tỷ lệ lãi trên trái phiếu có thể khác với tỷ lệ lãi trên thị trường), khoản phụ trội hoặc chiết khấu (nếu có) phải được tính vào giá trị của trái phiếu và ghi tăng hoặc giảm giá trị khoản đầu tư.

- Nếu thanh toán bằng cổ phiếu (Mệnh giá cổ phiếu thường khác với giá trị thị trường):

+ Nếu cổ phiếu đó đã được niêm yết trên thị trường thì giá công bố tại ngày trao đổi của cổ phiếu đã niêm yết là giá trị hợp lý của cổ phiếu đó;

+ Nếu có bằng chứng và cách tính toán khác cho thấy giá đã công bố tại ngày trao đổi là không đáng tin cậy hoặc nếu không có giá đã công bố cho cổ phiếu đó do bên mua phát hành, thì giá trị hợp lý của cổ phiếu đó có thể ước tính trên cơ sở phần lợi ích trong giá trị hợp lý của bên mua hoặc phần lợi ích trong giá trị hợp lý của bên bị mua mà bên mua đã đạt được miễn là cơ sở nào có bằng chứng rõ ràng hơn.

- Nếu thanh toán bằng tài sản đang dùng trong hoạt động kinh doanh của bên mua, kể cả là tài sản phải khấu hao, chứng khoán đầu tư hoặc các tài sản đầu tư khác (Như bất động sản đầu tư) đều phải tính theo giá trị hợp lý.

2- Nếu việc thanh toán tất cả hoặc một phần giá phí của việc hợp nhất kinh doanh được hoãn lại, thì giá trị hợp lý của phần hoãn lại đó phải được xác định về giá trị hiện tại tại ngày trao đổi. Khi đó giá phí hợp nhất kinh doanh phải cộng (+) thêm phần phụ trội hoặc trừ (-) đi phần chiết khấu sẽ phát sinh khi thanh toán.

3- Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh như chi phí trả cho kiểm toán viên, tư vấn pháp lý, thẩm định viên về giá và các nhà tư vấn khác về thực hiện hợp nhất kinh doanh được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh.

4- Không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh:

- Các khoản lỗ hoặc chi phí khác sẽ phát sinh trong tương lai do hợp nhất kinh doanh không được coi là khoản nợ đã phát sinh hoặc đã được bên mua thừa nhận để đổi lấy quyền kiểm soát đối với bên bị mua;

- Chi phí quản lý chung và các chi phí khác không liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh;

- Chi phí thoả thuận và phát hành các khoản nợ tài chính;

- Chi phí phát hành công cụ vốn.

Bước 3: Tại ngày mua, bên mua phải phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh cho tài sản đã mua, nợ phải trả và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.

Tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được và những khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu trong hợp nhất kinh doanh đều ghi nhận theo giá trị hợp lý. Việc xác định giá trị hợp lý của từng loại tài sản, nợ phải trả, nợ tiềm tàng theo hướng dẫn trong đoạn A16 của Phụ lục A Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh.

1- Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con (Ví dụ bên mua mua toàn bộ tài sản thuần của bên bị mua hoặc bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên bị mua và bên bị mua mất đi sau hợp nhất).

Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con thì bên mua chỉ lập báo cáo tài chính tại ngày mua, cụ thể cho từng hình thức như sau:

1.1- Nếu sau khi hợp nhất, chỉ còn doanh nghiệp mua tồn tại, doanh nghiệp bị mua mất đi thì toàn bộ tài sản, nợ phải trả của doanh nghiệp bị mua chuyển cho doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bị mua giải thể (Ví dụ: Công ty A mua toàn bộ tài sản thuần của Công ty B, sau hợp nhất công ty B giải thể, chỉ còn Công ty A với cơ cấu mới). Hoặc sau khi hợp nhất kinh doanh, một số tài sản thuần của doanh nghiệp bị mua chuyển cho doanh nghiệp mua để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mua. Khi đó bên mua sẽ ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được đã mua và nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua trên báo cáo tài chính riêng của mình. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận được gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi thế thương mại này được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mua (Công ty A) trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

Trường hợp phát sinh bất lợi thương mại do giá phí hợp nhất kinh doanh nhỏ hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận. Khi đó bên mua phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả có thể xác định, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì ghi nhận ngay vào lãi hoặc lỗ tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.

1.2- Nếu sau khi hợp nhất, các doanh nghiệp tham gia hợp nhất không còn tồn tại, mà lập nên một doanh nghiệp mới. Toàn bộ tài sản, nợ phải trả của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất chuyển cho doanh nghiệp mới (Ví dụ: Công ty A và Công ty B hợp nhất với nhau thành lập ra Công ty C. Sau hợp nhất Công ty A và Công ty B đều giải thể. Công ty C có tên gọi mới. Các hoạt động của công ty C là sự kết hợp các hoạt động của Công ty A và Công ty B trước đây). Trường hợp này một trong các đơn vị tham gia hợp nhất tồn tại trước khi hợp nhất (Ví dụ công ty A) sẽ được xác định là bên mua. Tại ngày mua bên mua sẽ ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và lợi thế thương mại (nếu có) trên báo cáo tài chính riêng của mình như trường hợp (1.1).

2- Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, trong đó bên mua là công ty mẹ, bên bị mua là công ty con (Ví dụ bên mua mua toàn bộ cổ phiếu của bên bị mua và sau hợp nhất 2 bên vẫn tồn tại và hoạt động riêng biệt):

- Nếu sau khi hợp nhất, cả 2 doanh nghiệp cùng hoạt động riêng biệt, nhưng có mối liên quan về kiểm soát thì khi đó sẽ hình thành quan hệ mẹ - con. Công ty nắm được quyền kiểm soát công ty còn lại là công ty mẹ (bên mua), và công ty bị kiểm soát là công ty con (bên bị mua). Khi đó công ty mẹ sẽ hạch toán phần sở hữu của mình trong công ty con như một khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính  riêng của công ty mẹ và ghi nhận tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định và nợ tiềm tàng phải gánh chịu trong báo cáo tài chính  hợp nhất theo giá trị hợp lý. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh và phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng được gọi là lợi thế thương mại và phản ánh tương tự như trường hợp (1.1) nhưng trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn chứ không phản ánh trên báo cáo tài chính riêng của bên mua. 

- Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con thì bên mua là công ty mẹ không phải lập báo cáo tài chính  riêng và báo cáo tài chính  hợp nhất tại ngày mua mà phải là BCTC riêng và BCTC hợp nhất tại thời điểm sớm nhất theo quy định hiên hành.

B- PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỢP NHẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ BÊN MUA

1/ Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con

1.1- Kế toán giá phí hợp nhất kinh doanh ở bên mua

Tại ngày mua, bên mua sẽ xác định và phản ánh giá phí hợp nhất kinh doanh bao gồm: Giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh. Đồng thời bên mua là công ty mẹ sẽ ghi nhận phần sở hữu của mình trong công ty con như một khoản đầu tư vào công ty con.

- Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con

Có các TK 111, 112, 121...

- Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, nếu giá phát hành (Theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi lớn hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu).

- Nếu giá phát hành (theo giá trị hợp lý) của cổ phiếu tại ngày diễn ra trao đổi nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK  4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (theo mệnh giá).

- Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112.

- Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng cách trao đổi các tài sản của mình với bên bị mua:

 + Trường hợp trao đổi bằng TSCĐ, khi đưa TSCĐ đem trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời ghi tăng thu nhập khác và tăng khoản đầu tư vào công ty con do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).

+ Trường hợp trao đổi bằng sản phẩm, hàng hoá, khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá đưa đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156...

Đồng thời phản ánh doanh thu bán hàng và ghi tăng khoản đầu tư vào công ty con:

Nợ TK 221- Đầu tư vào công ty con

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (nếu có).

- Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng việc phát hành trái phiếu:

+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu theo mệnh giá, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

Có TK 343 – Trái phiếu phát hành (3431 - Mệnh giá trái phiếu).

+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có phụ trội, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con  (Theo giá trị hợp lý)

Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu (Theo mệnh giá trái phiếu)

Có TK 3433- Phụ trội trái phiếu (Phần phụ trội).

+ Trường hợp thanh toán bằng trái phiếu có chiết khấu, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Phần chiết khấu)

Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu (Theo mệnh giá trái phiếu).

- Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh như chi phí tư vấn pháp lý, thẩm định giá..., kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con

Có các TK 111, 112, 331 ...

1.2- Kế toán các khoản điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai

Thoả thuận hợp nhất kinh doanh có thể cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh khi xảy ra một hoặc nhiều sự kiện trong tương lai. Ví dụ, khoản điều chỉnh này có thể phụ thuộc vào việc duy trì hay đạt được một mức độ lợi nhuận nhất định trong tương lai hay phụ thuộc vào giá thị trường của các công cụ tài chính đã phát hành và đang được duy trì. Cụ thể:

(1)- Thông thường, có thể ước tính được một cách đáng tin cậy giá trị cần điều chỉnh ngay tại thời điểm ghi nhận ban đầu giao dịch hợp nhất kinh doanh mặc dù có thể còn tồn tại một vài sự kiện không chắc chắn. Sau đó nếu không xảy ra sự kiện trong tương lai hoặc cần phải xem xét lại giá trị ước tính, thì giá phí hợp nhất kinh doanh cũng phải được điều chỉnh theo.

(2)- Khi thoả thuận hợp nhất kinh doanh cho phép điều chỉnh giá phí hợp nhất, khoản điều chỉnh đó không được tính vào giá phí hợp nhất kinh doanh tại thời điểm ghi nhận ban đầu nếu khoản điều chỉnh đó không có khả năng chắc chắn xảy ra hoặc không thể tính được một cách đáng tin cậy. Nếu sau đó, khoản điều chỉnh này trở nên có khả năng chắc chắn xảy ra và giá trị điều chỉnh có thể tính được một cách đáng tin cậy thì khoản xem xét bổ sung sẽ được coi là khoản điều chỉnh vào giá phí hợp nhất kinh doanh.

- Tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai theo thoả thuận hợp nhất kinh doanh, nếu phải điều chỉnh tăng giá phí hợp nhất kinh doanh do bên mua phải trả thêm tiền hoặc cổ phiếu cho bên bị mua, kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Nếu phát hành thêm cổ phiếu – ghi theo số chênh lệch giữa mệnh giá lớn hơn giá trị hợp lý của cổ phiếu)

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Phần giá phí hợp nhất kinh doanh tăng thêm) (ghi theo giá trị hợp lý của cổ phiếu)

Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Nếu phát hành thêm cổ phiếu – ghi theo mệnh giá)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Nếu phát hành thêm cổ phiếu – ghi theo số chênh lệch giữa mệnh giá nhỏ hơn giá trị hợp lý của cổ phiếu)

Có TK 111, 112... (Nếu trả thêm bằng tiền).

- Nếu trả thêm cho bên bị mua bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Phần giá phí hợp nhất kinh doanh tăng thêm)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311).

Đồng thời, phản ánh trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá xuất kho giao cho bên bị mua, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có các TK 155, 156.

- Nếu trả thêm cho bên bị mua bằng TSCĐ, kế toán bên mua ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con (Phần giá phí hợp nhất kinh doanh tăng thêm)

Có TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (33311).

Đồng thời phải ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Trường hợp được điều chỉnh giảm giá phí hợp nhất kinh doanh do bên mua được thu thêm tiền hoặc tài sản của bên bị mua, kế toán bên mua ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 155, 156, 211...

Có TK 221 - Đầu tư vào công ty con.

(3) Trường hợp bên mua được yêu cầu trả thêm cho bên bị mua một khoản bồi thường do việc giảm giá trị của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua (Ví dụ: Khi bên mua đảm bảo về giá thị trường của công cụ vốn hoặc công cụ nợ đã phát hành như một phần của giá phí hợp nhất kinh doanh và được yêu cầu phát hành bổ sung công cụ vốn hoặc công cụ nợ để khôi phục giá trị đã xác định ban đầu). Trường hợp này, không được ghi tăng giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu là các công cụ vốn thì giá trị hợp lý của khoản trả thêm sẽ được giảm trừ tương ứng vào giá trị đã ghi nhận ban đầu cho công cụ đó khi phát hành. Nếu là công cụ nợ thì giá trị hợp lý của khoản trả thêm sẽ được ghi giảm khoản phụ trội hoặc ghi tăng khoản chiết khấu khi phát hành ban đầu.

Tuỳ thuộc vào các sự kiện trong tương lai theo thoả thuận hợp nhất kinh doanh, kế toán bên mua hạch toán theo từng trường hợp sau:

- Nếu bên mua phải phát hành bổ sung cổ phiếu để khôi phục giá trị cổ phiếu đã xác định ban đầu cho bên bị mua do bị giảm giá, ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu..

- Nếu bên mua phải phát hành bổ sung trái phiếu để khôi phục giá trị trái phiếu đã xác định ban đầu cho bên bị mua do bị giảm giá, ghi:

+ Nếu trái phiếu phát hành bổ sung được ghi giảm khoản phụ trội trái phiếu, ghi:

Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu

Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu.

+ Nếu trái phiếu phát hành bổ sung được ghi tăng khoản chiết khấu trái phiếu, ghi:

Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu

Có TK 3431 - Mệnh giá trái phiếu.

+ Nếu số tiền trả thêm cho bên bị mua được ghi giảm trừ vào khoản phụ trội trái phiếu hoặc ghi tăng vào khoản chiết khấu trái phiếu tương ứng với số trái phiếu đã phát hành bị giảm giá, ghi:

Nợ TK 3432 - Chiết khấu trái phiếu (Nếu được ghi tăng chiết khấu trái phiếu)

Nợ TK 3433 - Phụ trội trái phiếu (Nếu được ghi giảm phụ trội trái phiếu)

Có các TK 111, 112...

2/ Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con

2.1- Nguyên tắc chung

- Tại ngày mua, bên mua sẽ xác định và phản ánh giá phí hợp nhất kinh doanh tương tự như trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con. Đồng thời doanh nghiệp mua phải ghi nhận các tài sản đã mua, các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu theo giá trị hợp lý tại ngày mua trên báo cáo tài chính riêng của mình kể cả những tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng (nếu có) mà bên bị mua chưa ghi nhận trước đó. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng được gọi là lợi thế thương mại. Khoản lợi thế thương mại này được phản ánh là tài sản trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp mua để phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

- Trường hợp giá phí hợp nhất kinh doanh nhỏ hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng được ghi nhận, khi đó bên mua phải xem xét lại việc xác định giá trị hợp lý của tài sản, nợ phải trả có thể xác định, nợ tiềm tàng (nếu có) và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Nếu sau khi xem xét, điều chỉnh mà vẫn còn chênh lệch thì ghi nhận ngay vào lãi hoặc lỗ tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.

2.2- Phương pháp kế toán

- Tại ngày mua nếu phát sinh lợi thế thương mại, kế toán bên mua hạch toán theo từng trường hợp sau:

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217… (theo giá trị hợp lý của

các tài sản đã mua)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)

Có các TK 311, 331, 341, 342… (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có các TK 111, 112, 121 (Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền bên mua đã thanh toán).

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217… (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu)

Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá)

Có các TK 311, 315, 331, 341, 342… (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá).

Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112

- Định kỳ, bên mua phân bổ lợi thế thương mại vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chi tiết lợi thế thương mại)

- Tại ngày mua, nếu phát sinh bất lợi thương mại, kế toán bên mua hạch toán theo từng trường hợp sau:

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được bên mua thanh toán bằng tiền, hoặc các khoản tương đương tiền, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213... (Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Ghi số lỗ - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại)

Có các TK 311, 315, 331, 341, 342... (Theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có các TK 111, 112, 121,... (Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền bên mua đã thanh toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Ghi số lãi - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác đinh được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại).

+ Nếu việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh được thực hiện bằng việc bên mua phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, hoặc

Nợ các TK 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213, 217…(Theo giá trị hợp lý của các tài sản đã mua)

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý nhỏ hơn mệnh giá)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Ghi số lỗ - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại)

Có các TK 311, 331, 341, 342... (Ghi theo giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu)

Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Theo mệnh giá cổ phiếu bên mua phát hành để thanh toán)

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá cổ phiếu) (Nếu giá phát hành cổ phiếu theo giá trị hợp lý lớn hơn mệnh giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Ghi số lãi - nếu có, sau khi xem xét lại giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và giá phí hợp nhất kinh doanh khi có bất lợi thương mại).

Chi phí phát hành cổ phiếu thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112.

- Việc mua, bán khi hợp nhất kinh doanh, bên mua có thể thanh toán bằng việc đưa các tài sản của mình để trao đổi với bên bị mua. Kế toán các nghiệp vụ này được hạch toán tương tự như đã trình bày ở điểm 1 mục B Phần I.

Ví dụ 1: Hợp nhất kinh doanh liên quan đến mua toàn bộ tài sản thuần, có phát sinh lợi thế thương mại và không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con:

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng cách phát hành cho Công ty S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Giá trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 60.000 đ/1 cổ phiếu. Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng tiền mặt là 40.000.000 đ. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P chi bằng tiền mặt là 25.000.000 đ. Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể.

Trường hợp này giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định như sau:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

60.000 đ x 10.000 = 600.000.000 đ

- Chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh:

40.000.000 đ

Cộng giá phí hợp nhất kinh doanh:

640.000.000 đ

Giá trị cổ phiếu phát hành của Công ty P được xác định bằng giá trị hợp lý của chúng trừ (-) đi chi phí phát hành cổ phiếu:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

600.000.000 đ

- Chi phí phát hành cổ phiếu:

(25.000.000 đ)

Giá trị cổ phiếu phát hành:

575.000.000 đ

Ngay sau khi xác định được giá phí hợp nhất kinh doanh (640 triệu), giá phí này phải được phân bổ cho tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng (nếu có). Mỗi tài sản và nợ phải trả đã mua được đánh giá theo giá trị hợp lý tại ngày mua. Khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng đã mua được gọi là lợi thế thương mại. Khoản này được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh và phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của bên mua trong thời gian tối đa không quá 10 năm.

Giả sử tại ngày 31/12/X0, Bảng Cân đối kế toán của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

TÀI SẢN

- Tiền

20.000.000

20.000.000

- Phải thu của khách hàng

25.000.000

25.000.000

- Hàng tồn kho

65.000.000

75.000.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất)

40.000.000

70.000.000

- TSCĐ hữu hình

   (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

400.000.000

350.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(150.000.000)

-

- Bằng phát minh sáng chế

(*) 80.000.000

Tổng Tài sản

400.000.000

620.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

- Nợ ngắn hạn

100.000.000

110.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

 (mệnh giá 10.000 đ/CP)

100.000.000

-

- Thặng dư vốn cổ phần

50.000.000

-

- Lợi nhuận chưa phân phối

150.000.000

-

Tổng Nguồn vốn

400.000.000

-

Giá trị hợp lý của tài sản thuần

-

510.000.000

Ghi chú: (*) Giá trị bằng phát minh sáng chế bên bị mua chưa được ghi nhận là TSCĐ vô hình, nhưng khi mua, bên mua xác định thoả mãn tiêu chuẩn theo quy định của chuẩn mực kế toán số 04- Tài sản cố định vô hình nên sẽ ghi nhận là tài sản cố định vô hình.

Trường hợp này, vào ngày mua (01/01/X0) Công ty P sẽ phải ghi sổ kế toán của mình giá trị của từng tài sản, từng khoản nợ phải trả đã mua và giá trị của cổ phiếu đã đưa đi trao đổi, như sau:

Nợ TK 111, 112                                                 20.000.000        (Theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 131                                                        25.000.000                -

Nợ TK 152                                                        75.000.000                -

Nợ TK 2131 (Quyền sử dụng đất)                       70.000.000                -

Nợ TK 2133 (Bằng phát minh sáng chế)              80.000.000                -

Nợ TK 211 (TSCĐ hữu hình)                              350.000.000               -

Nợ TK 242 (Chi tiết lợi thế thương mại)              130.000.000               -

 (= 640.000.000 đ - 510.000.000 đ)

Có TK 311                                                         110.000.000

Có TK 4111                                                       100.000.000

Có TK 4112                                                       475.000.000

Có TK  111                                                          65.000.000

Ví dụ 2: Hợp nhất kinh doanh liên quan đến mua toàn bộ tài sản thuần, có phát sinh bất lợi thương mại và không dẫn đến quan hệ công ty mẹ- công ty con:

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua tất cả tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng cách phát hành cho Công ty S 10.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/cổ phiếu. Giá trị thị trường của cổ phiếu phát hành này là 42.000 đ/1 cổ phiếu. Các chi phí phát sinh về thuê định giá và kiểm toán liên quan đến việc mua tài sản và nợ phải trả của Công ty S mà Công ty P phải chi bằng tiền mặt là 40.000.000 đ. Chi phí phát hành cổ phiếu của Công ty P đã chi bằng tiền mặt là 25.000.000 đ. Sau khi mua, chỉ có Công ty P tồn tại, còn Công ty S giải thể.

Trường hợp này giá phí hợp nhất kinh doanh được xác định như sau:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

42.000 đ x 10.000 = 420.000.000 đ

- Chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh.:

40.000.000 đ

Cộng giá phí hợp nhất kinh doanh

460.000.000 đ

Giá trị cổ phiếu phát hành của Công ty P được xác định bằng giá trị hợp lý của chúng trừ (-) đi chi phí phát hành cổ phiếu:

- Giá trị thị trường của 10.000 cổ phiếu Công ty P đã phát hành:

420.000.000 đ

- Chi phí phát hành cổ phiếu:

(25.000.000 đ)

Giá trị cổ phiếu phát hành

395.000.000 đ

Giá phí hợp nhất kinh doanh khi mua tài sản thuần của Công ty S là 460.000.000 đ; Tổng giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty S vẫn là 510.000.000 đ (Bảng Cân đối kế toán của Công ty S tại ngày 31/12/X0 tương tự Ví dụ 1). Khoản chênh lệch 510.000.000 - 460.000.000 = 50.000.000 đ xử lý như sau:

Công ty P xem xét lại giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả của công ty S và thực hiện một số điều chỉnh như sau:           

- Giá trị hợp lý của quyền sử dụng đất là 63.000.000 đ (trước đây là 70.000.000 đ) (giảm đi 7.000.000 đ);

- Giá trị hợp lý của nhà cửa, máy móc thiết bị là 315.000.000 đ (trước đây là 350.000.000 đ) (giảm đi 35.000.000 đ).

- Giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả khác không thay đổi.

Như vậy tổng giá trị hợp lý của tài sản thuần của Công ty S sau khi xem xét, đánh giá lại giảm đi là 42.000.000 đ (7.000.000 + 35.000.000), số chênh lệch 50.000.000 - 42.000.000 = 8.000.000 đ được hạch toán ngay vào lãi trong kỳ (TK 711).

Trường hợp này, vào ngày mua (01/01/X0) Công ty P sẽ phải ghi sổ kế toán của mình giá trị của từng tài sản, từng khoản nợ phải trả đã mua và giá trị của cổ phiếu đã đưa đi trao đổi, như sau:

Nợ TK 111, 112                                                 20.000.000        (Theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 131                                                        25.000.000                -

Nợ TK 152                                                        75.000.000                -

Nợ TK 2131 (Quyền sử dụng đất)                       63.000.000                -

Nợ TK 2133 (Bằng phát minh sáng chế)              80.000.000                -

Nợ TK 211 (TSCĐ hữu hình)                               315.000.000                -

Có TK 311                                                         110.000.000

Có TK 4111                                                       100.000.000

Có TK 4112                                                       295.000.000

Có TK  111                                                          65.000.000

Có TK 711         (468.000.000 - 460.000.000)            8.000.000     

C- NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TRONG TRƯỜNG HỢP HỢP NHẤT KINH DOANH DẪN ĐẾN QUAN HỆ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

1- Bên mua là công ty mẹ không phải lập BCTC hợp nhất tại ngày mua mà phải lập BCTC hợp nhất tại thời điểm sớm nhất theo quy định hiện hành.

2- Bên mua là công ty mẹ khi lập và trình bày BCTC hợp nhất phải tuân thủ nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất quy định trong Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25. Để phục vụ việc lập BCTC hợp nhất, bên mua là công ty mẹ phải thực hiện các quy định sau:

2.1- Tại ngày mua, bên mua (công ty mẹ) phải tính toán, xác định và ghi nhận các bút toán điều chỉnh chủ yếu sau trong sổ kế toán hợp nhất:

a) Ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được của bên bị mua (công ty con) tại ngày mua:

Để phản ánh trên BCTC hợp nhất toàn bộ tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được tại ngày mua theo giá trị hợp lý, công ty mẹphải xác định và ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản, các khoản nợ phải trả có thể xác định được  của công ty con tại ngày mua.

Bút toán điều chỉnh như sau:

Tăng các khoản mục Tài sản (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn giá trị ghi sổ của từng loại tài sản đã mua)

Giảm các khoản mục Nợ phải trả (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ của từng khoản nợ phải trả đã mua)

Giảm các khoản mục Tài sản (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý  nhỏ hơn giá trị ghi sổ của từng loại tài sản đã mua)

Tăng các khoản mục Nợ phải trả (Chi tiết số chênh lệch giữa giá trị hợp lý lớn hơn giá trị ghi sổ của từng khoản nợ phải trả đã mua)

Tăng (hoặc giảm) khoản mục Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được đã mua của công ty con tại ngày mua) 

b) Ghi nhận giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ (là bên mua) trong công ty con (là bên bị mua) và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua để loại trừ khi hợp nhất. Đồng thời xác định lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh (nếu có) để ghi nhận trên BCĐKT hợp nhất. Lợi thế thương mại là số chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng (nếu có), bút toán điều chỉnh như sau:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Giảm khoản mục - Quỹ dự phòng tài chính

Giảm khoản mục - Quỹ đầu tư phát triển

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối

Tăng khoản mục - Lợi thế thương mại

...

Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con.

c) Xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của công ty con hợp nhất để ghi nhận trên Bảng CĐKT hợp nhất. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con bị hợp nhất tại ngày mua được xác định là một phần của giá trị tài sản thuần tính theo giá trị hợp lý của công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu do kết quả hợp nhất kinh doanh mang lại.

Bút toán điều chỉnh như sau:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Giảm khoản mục - Quỹ dự phòng tài chính

Giảm khoản mục - Quỹ đầu tư phát triển

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối

...

Tăng khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số.

Các bút toán trên chỉ phục vụ cho mục đích lập BCTC hợp nhất mà không phản ánh trên sổ kế toán và BCTC riêng của công ty mẹ và BCTC của công ty con.

2.2- Để phục vụ cho mục đích lập BCTC hợp nhất, Bên mua phải theo dõi, thu thập và lưu giữ đầy đủ các thông tin, tài liệu về sự biến động tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của công ty con từ thời điểm hợp nhất kinh doanh (ngày mua) đến ngày lập BCTC hợp nhất.

2.3- Khi lập BCTC hợp nhất, các bút toán điều chỉnh bên mua xác định tại ngày mua phải điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của công ty mẹ và công ty con từ ngày hợp nhất kinh doanh đến ngày lập BCTC hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” và Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25.

2.4- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào BCTC hợp nhất kể từ ngày mua.

Ví dụ 3: Mua toàn bộ cổ phiếu, không phát sinh lợi thế thương mại

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S với giá 300.000.000 đ trả bằng tiền. Vào ngày mua, giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của Công ty S bằng với giá trị ghi sổ của chúng. Số liệu của Bảng Cân đối kế toán của Công ty P và Công ty S tại ngày 31/12/X0 như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT Công ty P

Bảng CĐKT Công ty S

TÀI SẢN

- Tiền

350.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách hàng

75.000.000

50.000.000

- Hàng tồn kho

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất)

175.000.000

40.000.000

- TSCĐ hữu hình

 (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

800.000.000

600.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(400.000.000)

(300.000.000)

Tổng Tài sản

1.100.000.000

500.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

300.000.000

200.000.000

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn

200.000.000

100.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU

800.000.000

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

(mệnh giá 10.000 đ/CP)

500.000.000

200.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

300.000.000

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

1.100.000.000

500.000.000

* Khi công ty P mua toàn bộ cổ phiếu của Công ty S vào ngày 01/01/X1 và trở thành công ty mẹ, ghi (trên sổ kế toán riêng của công ty P):

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con      300.000.000 (chi tiết Công ty S)

Có TK 111, 112                                     300.000.000

Sau khi mua Công ty S, Bảng Cân đối kế toán riêng của Công ty P và Bảng Cân đối kế toán của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT Công ty P
(sau khi mua CP Công ty S)

Bảng CĐKT Công ty S

TÀI SẢN

- Tiền

50.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách hàng

75.000.000

50.000.000

- Hàng tồn kho

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất)

175.000.000

40.000.000

- TSCĐ hữu hình (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

800.000.000

600.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(400.000.000)

(300.000.000)

- Đầu tư vào công ty con

300.000.000

Tổng Tài sản

1.100.000.000

500.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

300.000.000

200.000.000

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn

200.000.000

100.000.000

VỐN CHỦ SỞ HỮU

800.000.000

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP)

500.000.000

200.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

300.000.000

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

1.100.000.000

500.000.000

* Để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày mua (01/01/X1) Công ty P lập bút toán điều chỉnh (trên sổ kế toán hợp nhất) loại trừ giá trị ghi sổ khoản Đầu tư vào công ty con của công ty mẹ với phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua, như sau:

Bút toán điều chỉnh:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S)                        200.000.000

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S)                          100.000.000

Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con (của công ty mẹ P)                               300.000.000

Ví dụ 4: Mua toàn bộ cổ phiếu, có phát sinh lợi thế thương mại

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S với giá 400.000.000 đ trả bằng tiền. Tại ngày 31/12/X0, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT

(Giá trị ghi sổ)

Bảng CĐKT

(Giá trị hợp lý)

Chênh lệch

TÀI SẢN

- Tiền

50.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách hàng

50.000.000

50.000.000

- Hàng tồn kho

60.000.000

75.000.000

15.000.000

- TSCĐ vô hình

 (Quyền sử dụng đất)

40.000.000

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ hữu hình

 (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

600.000.000

590.000.000

(10.000.000)

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(300.000.000)

(300.000.000)

Tổng Tài sản

500.000.000

565.000.000

65.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

200.000.000

235.000.000

(35.000.000)

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn (Trái phiếu phát hành)

100.000.000

135.000.000

(35.000.000)

VỐN CHỦ SỞ HỮU

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CF)

200.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

500.000.000

(35.000.000)

Giá trị tài sản thuần

300.000.000

330.000.000

30.000.000

Như vậy Công ty P mua cao hơn giá trị ghi sổ của tài sản thuần của Công ty S là 100.000.000 đ (400.000.000 - 300.000.000) và cao hơn giá trị hợp lý của tài sản thuần của công ty S là 70.000.000 đ (400.000.000 - 330.000.000).

* Khi công ty P khi mua toàn bộ cổ phiếu của Công ty S vào ngày 01/01/X1 và trở thành công ty mẹ, ghi (trên sổ kế toán riêng của công ty P):

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con                  400.000.000 (chi tiết công ty S)

Có các TK 111, 112                                           400.000.000

* Để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày mua (01/01/X1) Công ty P lập các bút toán điều chỉnh như sau (trên sổ kế toán hợp nhất):

a) Ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được của công ty S tại ngày mua (01/01/X1):

Tăng khoản mục - Hàng tồn kho (= 75.000.000 - 60.000.000)                      15.000.000

Tăng khoản mục - TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất)                               60.000.000

(= 100.000.000 - 40.000.000)

Giảm khoản mục - TSCĐ hữu hình (= 590.000.000 - 600.000.000)   10.000.000

Tăng khoản mục - Vay dài hạn (= 135.000.000 - 100.000.000)                    35.000.000

Tăng khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch               30.000.000

giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được đã mua của công ty con tại ngày mua) 

b) Loại trừ giá trị ghi sổ khoản Đầu tư vào công ty con của công ty mẹ với phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua, đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S)                        200.000.000

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S)                          100.000.000

Tăng khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản                                                     30.000.000

Tăng khoản mục - Lợi thế thương mại                                                                     70.000.000

Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con (của công ty mẹ P)                               400.000.000

Ví dụ 5: Mua ít hơn 100% cổ phiếu, có phát sinh lợi thế thương mại

Ngày 01/01/X1 Công ty P mua 80% cổ phiếu đang lưu hành của Công ty S với giá 320.000.000 đ trả bằng tiền gửi ngân hàng. Tại ngày 31/12/X0, giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả trên Bảng CĐKT của Công ty S như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Giá trị ghi sổ

Giá trị hợp lý

Chênh lệch

TÀI SẢN

- Tiền

50.000.000

50.000.000

- Phải thu của khách hàng

50.000.000

50.000.000

- Hàng tồn kho

60.000.000

75.000.000

15.000.000

- TSCĐ vô hình

  (Quyền sử dụng đất)

40.000.000

100.000.000

60.000.000

- TSCĐ hữu hình

  (Nhà cửa, máy móc thiết bị)

600.000.000

590.000.000

(10.000.000)

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(300.000.000)

(300.000.000)

Tổng Tài sản

500.000.000

565.000.000

65.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

200.000.000

235.000.000

(35.000.000)

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

- Vay dài hạn (Trái phiếu phát hành)

100.000.000

135.000.000

(35.000.000)

VỐN CHỦ SỞ HỮU

300.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP)

200.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

100.000.000

Tổng Nguồn vốn

500.000.000

Giá trị tài sản thuần

300.000.000

330.000.000

30.000.000

- Giá phí hợp nhất kinh doanh:

320.000.000

- Phần sở hữu của Công ty P trong giá trị tài sản thuần của công ty S: 80% x 330.000.000

264.000.000

- Lợi thế thương mại

  56.000.000

- Lợi ích của cổ đông thiểu số: 20% x 330.000.000  =

  66.000.000

* Công ty P khi mua cổ phiếu của Công ty S vào ngày 01/01/X1 ghi (Trên sổ kế toán riêng của công ty P):

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con      320.000.000 (chi tiết Công ty S)

Có TK 112                                             320.000.000

* Để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày mua (01/01/X1) Công ty P lập các bút toán điều chỉnh như sau (Trên sổ kế toán hợp nhất):

a) Ghi nhận số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được của công ty S tại ngày mua (01/01/X1):

Tăng khoản mục - Hàng tồn kho (= 75.000.000 - 60.000.000)                      15.000.000

Tăng khoản mục - TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất)                               60.000.000

(= 100.000.000 - 40.000.000)

Giảm khoản mục - TSCĐ hữu hình (= 590.000.000 - 600.000.000)   10.000.000

Tăng khoản mục - Vay dài hạn (= 135.000.000 - 100.000.000)                     35.000.000

Tăng khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các tài sản và các khoản nợ phải trả có thể xác định được đã mua của công ty con tại ngày mua)

                                                                                                               30.000.000

b) Loại trừ giá trị ghi sổ khoản Đầu tư vào công ty con của công ty mẹ với phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày mua, đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S) (80%)   160.000.000

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S) (80%)      80.000.000

Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản                                       24.000.000

Tăng khoản mục - Lợi thế thương mại                                                         56.000.000

Giảm khoản mục - Đầu tư vào công ty con (của công ty mẹ P)                    320.000.000

c) Xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của công ty con hợp nhất tại ngày mua:

Giảm khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (của công ty con S) (20%)   40.000.000

Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối (của công ty con S) (20%)     20.000.000

Giảm khoản mục - Chênh lệch đánh giá lại tài sản                                          6.000.000

Tăng khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số.                                         66.000.000

Giả sử Công ty P phải lập Bảng CĐKT hợp nhất ngay sau khi mua Công ty S. Bảng Cân đối kế toán hợp nhất như sau:

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục

Bảng CĐKT Công ty P

Bảng CĐKT Công ty S

Bút toán điều chỉnh

Bảng CĐKT

Tăng

Giảm

hợp nhất

TÀI SẢN

- Tiền

10.000.000

50.000.000

60.000.000

- Phải thu của khách hàng

75.000.000

50.000.000

125.000.000

- Hàng tồn kho

100.000.000

60.000.000

(a) 15.000.000

175.000.000

- TSCĐ vô hình

(Quyền sử dụng đất)

175.000.000

40.000.000

(a) 60.000.000

275.000.000

- TSCĐ hữu hình

(Nhà cửa, máy móc thiết bị)

800.000.000

600.000.000

(a) 10.000.000

1.390.000.000

- Giá trị hao mòn luỹ kế

(400.000.000)

(300.000.000)

(700.000.000)

- Đầu tư vào công ty con

320.000.000

(b) 320.000.000

-

- Lợi thế thương mại

(b) 56.000.000

56.000.000

Tổng Tài sản

1.080.000.000

500.000.000

1.381.000.000

NỢ PHẢI TRẢ

280.000.000

200.000.000

515.000.000

- Phải trả người bán

100.000.000

100.000.000

200.000.000

- Vay dài hạn (Trái phiếu phát hành)

180.000.000

100.000.000

(a) 35.000.000

315.000.000

VỐN CHỦ SƠ HỮU

800.000.000

300.000.000

300.000.000

800.000.000

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP)

500.000.000

200.000.000

(b) 160.000.000

(c)   40.000.000

500.000.000

- Lợi nhuận chưa phân phối

300.000.000

100.000.000

(b) 80.000.000

(c) 20.000.000

300.000.000

- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

(a) 30.000.000

(b) 24.000.000

(c)   6.000.000

-

LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ

(c) 66.000.000

66.000.000

Tổng Nguồn vốn

1.080.000.000

500.000.000

1.381.000.000

II. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC

“CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, TÀI SẢN VÀ NỢ TIỀM TÀNG”

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Một khoản dự phòng: Là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian.

Doanh nghiệp được ghi nhận đối với các khoản dự phòng nếu có đủ các điều kiện theo quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.

2. Nợ tiềm tàng:

2.1. Nợ tiềm tàng là:

a. Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã qua và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai hoàn toàn không nằm trong phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp; hoặc

b. Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã qua nhưng chưa được ghi nhận vì:

 Không thể chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc

 Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.

2.2. Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.

Các khoản nợ tiềm tàng có thể xảy ra không theo dự tính ban đầu, do đó chúng phải được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút về lợi ích kinh tế có xảy ra hay không. Nếu sự giảm sút về các lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra mà liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản mục nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận một khoản dự phòng vào các báo cáo tài chính của niên độ mà khả năng thay đổi đó có thể xảy ra (Ngoại trừ một số trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy).

3. Tài sản tiềm tàng:

3.1. Tài sản tiềm tàng là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai hoàn toàn không nằm trong phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp.

3.2. Doanh nghiệp không được ghi nhận một tài sản tiềm tàng.

Doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản tiềm tàng trong các báo cáo tài chính, bởi vì điều này có thể dẫn đến việc ghi nhận khoản thu thập mà có thể không bao giờ thu được.

4. Các khoản dự phòng phải trả thường bao gồm:

- Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm;

- Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp;

- Dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó;

- Dự phòng phải trả khác.

5. Khi lập dự phòng phải trả, doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, riêng đối với khoản dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm được ghi nhận vào chi phí bán hàng, đối với khoản dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh chung.

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Để hạch toán kế toán các khoản dự phòng, kế toán sử dụng TK 352 “Dự phòng phải trả”.

Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải trả tại doanh nghiệp.

1. Hạch toán Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” cần tôn trọng một số quy định sau:

1.1. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn ba điều kiện sau:

a. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (Nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

b. Có thể xảy ra sự giảm sút về những lợi ích kinh tế dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

c. Giá trị của nghĩa vụ nợ đó được một ước tính đáng tin cậy.

1.2. Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

1.3. Khoản dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán. Trường hợp đơn vị phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (Đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán) thì được điều chỉnh dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ nếu có sự biến động lớn. Nếu số dự phòng phải trả phải lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng phải trả cần lập thêm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả phải lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó.

Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác (ghi Có TK 711 “Thu nhập khác”).

1.4. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.

1.5. Không được ghi nhận khoản dự phòng phải trả cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai, trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn và thoả mãn điều kiện ghi nhận là một khoản dự phòng phải trả.

1.6. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì giá trị của nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được xác định và ghi nhận như một khoản dự phòng. Trong trường hợp này phải lập dự phòng riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.

1.7. Một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi có đủ các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng theo quy định tại đoạn 11 Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.

1.8. Khi tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp thì nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh khi doanh nghiệp:

a. Có kế hoạch chính thức cụ thể để xác định rõ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 5 nội dung sau:

- Toàn bộ hoặc một phần của việc kinh doanh có liên quan;

- Các vị trí quan trọng bị ảnh hưởng;

- Vị trí, nhiệm vụ và số lượng nhân viên ước tính sẽ được nhận bồi thường khi họ buộc phải thôi việc;

- Các khoản chi phí sẽ phải chi trả; và

- Khi kế hoạch được thực hiện.

b. Đưa ra được một dự tính chắc chắn về những chủ thể bị ảnh hưởng và tiến hành quá trình tái cơ cấu bằng việc bắt đầu thực hiện kế hoạch đó hoặc thông báo những vấn đề quan trọng đến những chủ thể bị ảnh hưởng của việc tái cơ cấu.

1.9. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu chỉ được dự tính cho những chi phí trực tiếp phát sinh từ hoạt động tái cơ cấu, đó là những chi phí thoả mãn cả hai điều kiện:

a. Cần phải có cho hoạt động tái cơ cấu; và

b. Không liên quan đến các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.

1.10. Một khoản dự phòng cho việc tái cơ cấu không bao gồm các chi phí như:

a. Đào tạo lại hoặc thuyên chuyển nhân viên hiện có;

b. Tiếp thị;

c. Đầu tư vào những hệ thống mới và các mạng lưới phân phối.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 352 “Dự phòng phải trả”:

Bên Nợ:

- Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;

- Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;

- Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết.

Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả tính vào chi phí.

Số dư bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả hiện có cuối kỳ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:

3.1. Khi doanh nghiệp xác định chắc chắn một khoản dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp và thoả mãn các điều kiện ghi nhận đối với các khoản dự phòng, khi trích lập dự phòng cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

3.2. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo các điều khoản của hợp đồng như khoản bồi thường hoặc đền bù do việc không thực hiện được hợp đồng, khi xác định chắc chắn một khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

3.3. Trường hợp doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các khoản hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hoá, doanh nghiệp phải xác định cho từng mức chi phí sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành. Khi xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

Khi xác định số dự phòng phải trả cần lập về chi phí bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

3.4. Khi xác định số dự phòng phải trả khác cần lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

3.5. Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu:

(1) Khi phát sinh các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến thanh toán các nghĩa vụ nợ đã được lập dự phòng phải trả, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có các TK 111, 112, 331,...

(2) Khi phát sinh các khoản chi phí về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu (như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài,...), ghi:

(3) Trường hợp không có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp:

+ Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 623, 627

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 152, 153, 214, 331, 334, 338,...

+ Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có các TK 621, 622, 623, 627.

+ Khi sửa chữa, bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

(4) Trường hợp có bộ phận độc lập về bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp:

+ Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Phần dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá còn thiếu) Có TK 336 - Phải trả nội bộ.

+ Khi trả tiền cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về các chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ

Có các TK 111, 112.

3.6. Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Sau đây gọi tắt là kỳ kế toán), doanh nghiệp phải tính, xác định số dự phòng phải trả cần lập:

(1) Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi nhận vào chi  phí trong kỳ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Đối với dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá)

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

(2) Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn phải hoàn nhập ghi giảm chi phí trong kỳ, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)Có TK 641 - Chi phí bán hàng (đối với dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hoá).

(3) Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm, khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp phải lập cho từng công trình, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung                    Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

3.7. Hết thời hạn bảo hành công trình xây, lắp, nếu công trình không phải bảo hành, hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711 - Thu nhập khác.

3.8. Trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể tìm kiếm một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng (Ví dụ, thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các khoản bồi thường hoặc các giấy bảo hành của nhà cung cấp). Bên thứ 3 có thể hoàn trả lại những gì mà doanh nghiệp đã thanh toán. Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112,...Có TK 711- Thu nhập khác.

3.9. Doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản tiềm tàng trong các báo cáo tài chính vì nếu ghi nhận sẽ dẫn đến tình trạng các khoản thu nhập đã ghi nhận nhưng có thể không bao giờ thu được (Ví dụ, một khoản bồi thường doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục pháp lý khi kết quả chưa chắc chắn). Tuy nhiên, khi việc thu được những khoản này gần như chắc chắn thì tài sản liên quan đến nó không còn là tài sản tiềm tàng (vì doanh nghiệp gần như chắc chắn thu được các lợi ích kinh tế) thì tài sản và thu nhập liên quan phải được ghi nhận trong báo cáo tài chính, khi đó kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138 Có TK 711 - Thu nhập khác.

3.10. Khi thực hiện Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” mà trên TK 335 “Chi phí phải trả” có Số dư Có “Chi tiết số dư trích trước về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp” thì đơn vị kế toán phải chuyển số dư Có từ TK 335 (Chi tiết số dư Có về trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp) sang TK 352 “Dự phòng phải trả”.

C. TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Đối với mỗi loại dự phòng, doanh nghiệp phải trình bày trong bản thuyết minh  báo cáo tài chính:

a. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ;

b. Số dự phòng tăng do các khoản dự phòng trích lập bổ sung trong kỳ, kể cả việc tăng các khoản dự phòng hiện có;

c. Số dự phòng giảm trong kỳ do phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;

d. Số dự phòng giảm do các khoản dự phòng không sử dụng đến được ghi giảm trong kỳ.

2. Doanh nghiệp phải trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính các thông tin không so sánh theo quy định từ đoạn 80 đến đoạn 87 của Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.

III- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC

“LÃI TRÊN CỔ PHIẾU”

* Đính chính vào đoạn 14 Chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi trên cổ phiếu” (Ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): bỏ cụm từ “và là khoản giảm trừ vào lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp”.

I. Quy định chung

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của Thông tư quy định và hướng dẫn phương pháp tính lãi cơ bản trên cổ phiếu và trình bày chỉ tiêu này trên báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp phải lập cả báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất thì chỉ phải trình bày thông tin về lãi trên cổ phiếu theo quy định của chuẩn mực kế toán này trên báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì chỉ trình bày thông tin về Lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bản thuyết minh báo cáo tài chính riêng của mình.

Việc tính lãi suy giảm trên cổ phiếu và trình bày chỉ tiêu này trên báo cáo tài chính và các nội dung khác quy định trong Chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi trên cổ phiếu” sẽ có hướng dẫn chi tiết sau khi Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán có các quy định về công cụ tài chính.

2. Phương pháp tính lãi cơ bản trên cổ phiếu

Công ty phải tính và trình bày trên báo cáo tài chính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo các khoản lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty. Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ.

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

=

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào nguồn vốn chủ sở hữu.

Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ hiện tại và tất cả các kỳ trình bày phải được điều chỉnh cho các sự kiện (Trừ việc chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng) tạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu phổ thông mà không dẫn đến thay đổi về nguồn vốn.

3. Trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo tài chính

3.1. Các công ty cổ phần là công ty mẹ phải trình bày báo cáo tài chính hợp nhất thì chỉ phải trình bày chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo tài chính hợp nhất mà không phải trình bày trên báo cáo tài chính riêng. Trong trường hợp này lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ là lợi nhuận hoặc lỗ trên cơ sở thông tin hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

3.2. Đối với công ty cổ phần là công ty độc lập không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì chỉ trình bày chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo tài chính riêng. Trường hợp này lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty là lợi nhuận hoặc lỗ của riêng công ty cổ phần này.

II. Quy định cụ thể

1. Xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông

Việc tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được thực hiện bằng cách lấy chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ trừ (-) các khoản điều chỉnh giảm và cộng (+) thêm các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên báo cáo tài chính hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất. Trường hợp công ty trình bày trên báo cáo tài chính riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế của riêng công ty.Kế toán căn cứ vào sổ kế toán chi tiết theo dõi cổ phiếu ưu đãi, xác định các chỉ tiêu như sau:

1.1 Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:

a. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi bao gồm: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế phát sinh trong kỳ báo cáo. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được tính như sau:

Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

=

Tỷ lệ cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

x

Mệnh giá cổ phiếu ưu đãi

- Cổ phiếu ưu đãi không luỹ kế là loại cổ phiếu mà nếu trong một kỳ kế toán năm nào đó công ty bị lỗ hoặc 1 lý do khác mà công ty không thông báo trả cổ tức cho người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi thì số cổ tức này sẽ không được chuyển sang các kỳ sau để chi trả. Khi tính lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế phân bổ cho cổ phiếu phổ thông phải lấy chỉ tiêu lợi nhuận (lỗ) trong kỳ trừ đi số cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không luỹ kế được thông báo trong kỳ.

Ví dụ: Công ty cổ phần Trường Sơn có số cổ phiếu ưu đãi không luỹ kế trị giá 100.000.000 đ, cổ tức ưu đãi 15%/năm. Lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông trong các năm 2002 đến 2005, như sau:

      Đơn vị: 1.000.000đ

Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Lợi nhuận (lỗ) sau thuế TNDN

(50)

10

90

200

Cổ tức ưu đãi không luỹ kế

-

-

15

15

Lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ phiếu phổ thông

(50)

10

75

185

Theo ví dụ trên thì trong năm 2002 và 2003 lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ phiếu phổ thông cũng bằng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp do đó công ty không thông báo cổ tức của cổ phiếu ưu đãi. Trong năm 2004, 2005 công ty thông báo cổ tức ưu đãi là 15.000.000 đồng, do vậy giá trị này phải được điều chỉnh giảm vào lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu không tính đến các yếu tố khác, lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông là:

Năm 2004: 90.000.000 đ - 15.000.000 đ = 75.000.000 đ

Năm 2005: 200.000.000 đ - 15.000.000 đ = 185.000.000 đ

- Cổ phiếu ưu đãi luỹ kế là loại cổ phiếu được bảo đảm thanh toán cổ tức, kể cả trong một số kỳ kế toán năm công ty không thông báo thanh toán hoặc chỉ thông báo thanh toán được một phần thì số cổ tức chưa thanh toán được cộng dồn và công ty phải trả số cổ tức này trước khi trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông. Khi tính lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế phân bổ cho cổ phiếu phổ thông phải lấy chỉ tiêu lợi nhuận (lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ trừ đi số cổ tức ưu đãi phát sinh trong kỳ. Giá trị này không bao gồm số cổ tức ưu đãi luỹ kế liên quan đến các kỳ trước.

Ví dụ: Công ty cổ phần Trường Sơn có số cổ phiếu ưu đãi lũy kế trị giá 100.000.000 đ, cổ tức ưu đãi 15%/năm. Lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông trong các năm 2002 đến 2005, như sau:

Đơn vị:1.000.000đ

Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Lợi nhuận (lỗ) sau thuế TNDN

(50)

10

90

200

Cổ tức ưu đãi luỹ kế phát sinh trong kỳ

15

15

15

15

Cổ tức ưu đãi luỹ kế

15

30

45

60

Lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ phiếu phổ thông

(65)

(5)

75

185

Theo ví dụ trên thì trong các năm cổ tức ưu đãi luỹ kế phát sinh là 15.000.000 đồng. Cổ phiếu ưu đãi luỹ kế trong các năm tăng dần, tuy nhiên chỉ điều chỉnh giảm vào lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ là giá trị cổ tức ưu đãi luỹ kế phát sinh trong kỳ. Nếu không tính đến các yếu tố khác thì lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông là:

Năm 2002:  - 50.000.000 đ - 15.000.000 đ =   - 65.000.000 đ

Năm 2003:    10.000.000 đ - 15.000.000 đ =      - 5.000.000 đ

Năm 2004:    90.000.000 đ - 15.000.000 đ =      75.000.000 đ

Năm 2005:    200.000.000 đ - 15.000.000 đ =  185.000.000 đ

b. Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.

Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi, khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu lớn hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi được trừ (-) khỏi lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Ví dụ: Trong năm 2005 Công ty cổ phần Trường Sơn mua lại số cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 50.000.000 đ với giá 80.000.000 đ. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của công ty là 200.000.000 đ.

Theo ví dụ này khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu lớn hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi = 80.000.000 đ – 50.000.000 đ = 30.000.000 đ. Khoản chênh lệch này được ghi nhận giảm vào nguồn vốn chủ sở hữu, nên không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Vì vậy nó phải được điều chỉnh giảm khi tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông. Nếu không tính đến các yếu tố khác, lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông trong kỳ được tính như sau:

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông trong kỳ là 200.000.000 đ – 30.000.000 đ = 170.000.000 đ.

c. Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc.

Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi được trừ khỏi lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Ví dụ: Trong năm 2005 Công ty cổ phần Trường Sơn mua lại số cổ phiếu ưu đãi trước thời hạn. Để thực hiện được điều này công ty phải trả cho người nắm giữ thêm một khoản tiền ngoài cam kết ban đầu là 20.000.000 đ. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của công ty là 200.000.000 đ.

Theo ví dụ này khoản tiền trả thêm được ghi nhận giảm trừ vào nguồn vốn chủ sở hữu và không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì vậy nó phải được điều chỉnh giảm khi tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông. Nếu không tính đến các yếu tố khác, lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông trong kỳ được tính như sau:

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông trong kỳ  = 200.000.000 đ – 20.000.000 = 180.000.000 đ.

1.2. Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế:

Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi lớn hơn giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu cộng vào lợi nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Ví dụ: Trong năm 2005 Công ty cổ phần Trường Sơn mua lại số cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá 50.000.000 đ với giá 40.000.000 đ. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ của công ty là 200.000.000 đ.

Theo ví dụ này khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi lớn hơn giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu = 50.000.000 đ – 40.000.000 đ = 10.000.000 đ. Khoản chênh lệch này được ghi nhận tăng vào nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Vì vậy nó phải được điều chỉnh tăng khi tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông. Nếu không tính đến các yếu tố khác, lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông trong kỳ được tính như sau:

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông trong kỳ = 200.000.000 đ + 10.000.000 = 210.000.000 đ.

1.3. Bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông

Sau khi tính toán được các chỉ tiêu cần điều chỉnh, kế toán lập bảng tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông, như sau:

Công ty Cổ phần Trường Sơn

BẢNG TÍNH LỢI NHUẬN HOẶC LỖ PHÂN BỔ CHO CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG

                                                                                                                   Đơn vị tính: ....

Chỉ tiêu

Giá trị

A

1

1. Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp

2. Số điều chỉnh giảm

- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

+ Cổ tức ưu đãi không luỹ kế

Lần 1:

Lần 2:

 ...

+ Cổ tức ưu đãi không luỹ kế

Lần 1:

Lần 2:

 ...

- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi

Lần 1:

Lần 2:

...

- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi

Lần 1:

Lần 2:

- ...

Tổng số điều chỉnh giảm

3. Số điều chỉnh tăng

- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi với  giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu

Lần 1:

Lần 2:

- ...

Tổng số điều chỉnh tăng

4. Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN - Tổng số điều chỉnh giảm + Tổng số điều chỉnh tăng

Ví dụ: Với trường hợp của Công ty cổ phần Trường Sơn, giả thiết là các trường hợp nêu tại các ví dụ trên đều xảy ra, lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được xác định theo bảng sau:

Công ty Cổ phần Trường Sơn

BẢNG TÍNH LỢI NHUẬN HOẶC LỖ PHÂN BỔ CHO CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG

                                                                                                Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Giá trị

A

1

1. Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp

200.000.000

2. Số điều chỉnh giảm

- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

+ Cổ tức ưu đãi không luỹ kế

15.000.000

+ Cổ tức ưu đãi không luỹ kế

15.000.000

- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi

30.000.000

- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi

20.000.000

Tổng số điều chỉnh giảm

80.000.000

3. Số điều chỉnh tăng

- Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi với  giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu

10.000.000

Tổng số điều chỉnh tăng

10.000.000

4. Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông

130.000.000

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông = 200.000.000 đ – 80.000.000 đ + 10.000.000 đ = 130.000.000 đ.

2. Xác định số lượng cổ phiếu để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu

2.1. Trường hợp phát hành hoặc mua lại cổ phiếu:

Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ, được tính bằng số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành đầu kỳ được cộng (+) với số cổ phiếu phổ thông được phát hành thêm nhân với số lượng ngày mà cổ phiếu được lưu hành trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ và trừ đi (-) số cổ phiếu phổ thông được mua lại nhân với số lượng ngày mà cổ phiếu được mua lại trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ.

Số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ

=

Sốcổ phiếu đầu kỳ

+

Số lượng cổ phiếu phát hành thêm trong kỳ

x

Số ngày lưu hành trong kỳ

-

Số lượng cổ phiếu mua lại trong kỳ

x

Số ngày được mua lại trong kỳ

Tổng số ngày trong kỳ

Tổng số ngày trong kỳ

Ví dụ: Trong năm 2005 Công ty cổ phần Trường Sơn có số lượng cổ phiếu phổ thông thay đổi như sau: (để đơn giản số ngày trong kỳ được tính theo số tháng trong kỳ)

Ngày

Giao dịch

Số lượng cổ phiếu

Mệnh giá cổ phiếu

(1.000đ)

Giá trị

(1.000đ)

Số cổ phiếu bình quân

1/1

Đầu kỳ

1.000

10

10.000

1.000 x 12/12 = 1.000

31/3

Phát hành

600

10

6.000

600 x  9/12  =   450

30/8

Mua cổ phiếu quỹ

(150)

10

(1.500)

(150) x  4/12 =  (50)

Tổng cộng

1.450

14.500

1.400

Theo số liệu của ví dụ trên:

- 1.000 cổ phiếu phát hành từ đầu kỳ sẽ có số bình quân là 1.000 x 12/12 = 1.000 CP

- 600 cổ phiếu phát hành từ ngày 31/03 sẽ có số bình quân là 600 x 9/12 = 450 CP

- 150 cổ phiếu mua lại từ ngày 30/08 sẽ có số bình quân là (150) x 4/12 = (50) CP

Số lượng bình quân gia quyền số cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ được tính là 1.000 + 450 – 50 = 1.400 cổ phiếu. Trong khi đó số cổ phiếu lưu hành cuối kỳ là 1.450 cổ phiếu.

2.2. Trường hợp gộp, chia tách, thưởng cổ phiếu

a. Khi tách cổ phiếu đang lưu hành số lượng cổ phiếu phổ thông tăng lên tương ứng với tỷ lệ tách cổ phiếu. Trong trường hợp này không có sự thay đổi tương ứng về nguồn vốn. Để tính số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ, công ty giả định việc tách cổ phiếu đã xảy ra ngay từ đầu kỳ báo cáo.

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ về công ty cổ phần Trường Sơn, nếu ngày 30/10/2005 Công ty cổ phần Trường Sơn quyết định chia tách số cổ phiếu đang lưu hành với tiêu thức 1 cổ phiếu đang lưu hành thành 2 cổ phiếu mới thì sau khi tách công ty cổ phần sẽ có 1.450 x 2 = 2.900 cổ phiếu lưu hành với mệnh giá là 5.000 đ/1cổ phiếu.

Khi  tính số lượng cổ phiếu để tính lãi trên cổ phiếu, công ty phải giả định việc tách cổ phiếu được thực hiện từ ngày 01/01/2005, theo đó công ty tính số lượng cổ phiếu bình quân gia quyền theo bảng sau:

Ngày

Giao dịch

Số lượng cổ phiếu

Mệnh giá cổ phiếu

(1.000đ)

Giá trị

(1.000đ)

Số cổ phiếu bình quân

1/1

Đầu kỳ

2.000

5

10.000

2.000 x 12/12 = 2.000

31/3

Phát hành

1.200

5

6.000

1.200 x  9/12  =   900

30/8

Mua cổ phiếu quỹ

(300)

5

(1.500)

(300) x  4/12 =  (100)

Tổng cộng

2.900

14.500

2.800

Theo số liệu của ví dụ trên:

- Số lượng cổ phiếu sau khi tách tăng lên 2 lần = 1.450 x 2 = 2.900 cổ phiếu.

- Mệnh giá mỗi cổ phiếu giảm 2 lần = 10.000 đ : 2 = 5.000 đ.

- Tổng mệnh giá cổ phiếu = 14.500.000 đ, không đổi sau khi tách.

- Số cổ phiếu bình quân gia quyền tăng lên 2 lần = 1.400 x 2 = 2.800 cổ phiếu.

b. Khi gộp cổ phiếu số lượng cổ phiếu phổ thông giảm tương ứng với tỷ lệ gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này không có sự thay đổi tương ứng về nguồn vốn. Để tính số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ, công ty giả định việc gộp cổ phiếu đã xảy ra ngay từ đầu kỳ báo cáo.

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ về công ty cổ phần Trường Sơn, nếu ngày 30/10/2005 Công ty cổ phần Trường Sơn không tách cổ phiếu mà quyết định gộp số cổ phiếu đang lưu hành với tiêu thức 2 cổ phiếu đang lưu hành thành 1 cổ phiếu mới thì sau khi tách công ty cổ phần sẽ có 1.450 : 2 = 725 cổ phiếu lưu hành với mệnh giá là 20.000 đ/1cổ phiếu.

Khi  tính số lượng cổ phiếu để tính lãi trên cổ phiếu, công ty phải giả định việc gộp cổ phiếu được thực hiện từ ngày 01/01/2005, theo đó công ty tính số lượng cổ phiếu bình quân gia quyền theo bảng sau:

Ngày

Giao

dịch

Số lượng cổ phiếu

Mệnh giá cổ phiếu

(1.000đ)

Giá trị

(1.000đ)

Số cổ phiếu

bình quân

1/1

Đầu kỳ

500

20

10.000

500 x 12/12 = 500

31/3

Phát hành

300

20

6.000

300 x  9/12  = 225

30/8

Mua cổ phiếu quỹ

(75)

20

(1.500)

(75) x  4/12 = (25)

Tổng cộng

725

14.500

700

Theo số liệu của ví dụ trên:

- Số lượng cổ phiếu sau khi tách giảm đi 2 lần = 1.450 : 2 = 725 cổ phiếu.

- Mệnh giá mỗi cổ phiếu tăng 2 lần = 10.000 x 2 = 20.000 đ.

- Tổng mệnh giá cổ phiếu = 14.500.000 đ, không đổi sau khi gộp.

- Số cổ phiếu bình quân gia quyền giảm đi 2 lần = 1.400 : 2 = 700 cổ phiếu.

c. Khi phát hành cổ phiếu thưởng, số lượng cổ phiếu phổ thông sẽ tăng tương ứng với tổng số cổ phiếu được thưởng cho một cổ phiếu đang lưu hành. Trường hợp này không có sự thay đổi tương ứng về nguồn vốn do công ty cổ phần phát hành cổ phiếu phổ thông cho cổ đông đang nắm giữ từ lợi nhuận chưa phân phối mà không thu về bất cứ một khoản tiền nào.

Ví dụ: Tiếp tục ví dụ về công ty cổ phần Trường Sơn, nếu cuối năm 2005 Công ty cổ phần Trường Sơn quyết định phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối với tiêu thức 1 cổ phiếu đang lưu hành được thưởng thêm 1 cổ phiếu mới thì sau khi tách công ty cổ phần sẽ có 1.450 + 1.450 = 2.900 cổ phiếu lưu hành với mệnh giá là 10.000 đ/1cổ phiếu.

Khi tính số lượng cổ phiếu để tính Lãi cơ bản trên cổ phiếu, công ty phải giả định việc phát hành cổ phiếu thưởng được thực hiện từ ngày 01/01/2005, theo đó công ty tính số lượng cổ phiếu bình quân gia quyền theo bảng sau:

Ngày

Giao dịch

Số lượng cổ phiếu

Mệnh giá cổ phiếu

(1.000đ)

Giá trị

(1.000đ)

Số cổ phiếu bình quân

1/1

Đầu kỳ

2.000

10

20.000

2.000 x 12/12 = 2.000

31/3

Phát hành

1.200

10

12.000

1.200 x  9/12  =   900

30/8

Mua cổ phiếu quỹ

(300)

10

(3.000)

(300) x  4/12 =  (100)

Tổng cộng

2.900

29.000

2.800

Theo số liệu của ví dụ trên:

- Số lượng cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu thưởng tăng thêm 1.450 cổ phiếu = 1.450 + 1.450 = 2.900 cổ phiếu.

- Mệnh giá mỗi cổ phiếu không đổi là 10.000 đ.

- Tổng mệnh giá cổ phiếu tăng thêm 14.500.000 đ. Tuy nhiên số lợi nhuận chưa phân phối cũng giảm đi 14.500.000 đ, do vậy tổng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn không thay đổi.

- Số cổ phiếu bình quân gia quyền tăng thêm 1.400 cổ phiếu = 1.400 + 1.400 = 2.800 cổ phiếu.

3. Tính lãi cơ bản trên cổ phiếu

Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty trong kỳ cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ. Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN - Tổng số điều chỉnh giảm + Tổng số điều chỉnh tăng.

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

=

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông (= Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN - Tổng số điều chỉnh giảm + Tổng số điều chỉnh tăng)

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ

Ví dụ: Với ví dụ của Công ty cổ phần Trường Sơn, lãi trên cổ phiếu cơ bản được tính trong các trường hợp như sau:

- Trường hợp công ty phát hành và mua lại cổ phiếu:

Lãi trên cổ phiếu = 130.000.000/1.400 = 92.800 đ/cổ phiếu

- Trường hợp công ty phát hành, mua lại cổ phiếu và tách cổ phiếu:

Lãi trên cổ phiếu = 130.000.000/2.800 = 46.400 đ/cổ phiếu

- Trường hợp công ty phát hành, mua lại cổ phiếu và gộp cổ phiếu:

Lãi trên cổ phiếu = 130.000.000/700 = 185.600 đ/cổ phiếu

- Trường hợp công ty phát hành, mua lại cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng:

Lãi trên cổ phiếu = 130.000.000/2.800 = 46.400 đ/cổ phiếu

4. Điều chỉnh hồi tố

Công ty điều chỉnh hồi tố Lãi cơ bản trên cổ phiếu cho tất cả các kỳ báo cáo nếu số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tăng lên do vốn hoá, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc giảm đi do gộp cổ phiếu. Nếu những thay đổi đó xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng trước ngày phát hành báo cáo tài chính, số liệu được tính trên mỗi cổ phiếu của kỳ báo cáo hiện tại và mỗi kỳ báo cáo trước đó trên báo cáo tài chính được tính dựa trên số lượng cổ phiếu mới.

Công ty phải trình bày kết quả tính trên mỗi cổ phiếu phản ánh sự thay đổi về số lượng cổ phiếu. Ngoài ra, Lãi cơ bản trên cổ phiếu còn được điều chỉnh do tác động của các sai sót và điều chỉnh phát sinh từ việc thay đổi chính sách kế toán theo nguyên tắc hồi tố và tác động của việc hợp nhất kinh doanh.

5. Trình bày trên báo cáo tài chính

Công ty cổ phần trình bày bổ sung trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông, số cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ và chỉ tiêu Lãi cơ bản trên cổ phiếu từ lợi nhuận (hoặc lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ cho tất cả các kỳ báo cáo. Công ty cổ phần trình bày Lãi cơ bản trên cổ phiếu kể cả trong trường hợp giá trị này là một số âm (Lỗ trên cổ phiếu).

Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần trình bày bổ sung các chỉ tiêu về Lãi cơ bản trên cổ phiếu, như sau:

Nếu trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:

- Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất.

- Số cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ của Công ty mẹ;

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu trình bày trên cơ sở thông tin hợp nhất.

Nếu trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng:

- Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty cổ phần độc lập.

- Số cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ của Công ty cổ phần độc lập.

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty cổ phần độc lập.

6. Trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Để thuyết minh cho các chỉ tiêu trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, công ty cổ phần trình bày bổ sung các thông tin sau:

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Năm nay

Năm trước

+ Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán để xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông:

Các khoản điều chỉnh tăng

Các khoản điều chỉnh giảm

+ Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

+ Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân trong kỳ

+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu

...

...

...

...

...

...

Phương pháp ghi chép:

+ Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: Theo số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán để xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông:

Các khoản điều chỉnh tăng: Lấy số liệu của Cột 2 “Điều chỉnh tăng” Dòng Tổng cộng trong Bảng kê số liệu điều chỉnh.

Các khoản điều chỉnh giảm: Lấy số liệu của Cột 1 “Điều chỉnh giảm” Dòng Tổng cộng trong Bảng kê số liệu điều chỉnh.

+ Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông = Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN + Các khoản điều chỉnh tăng - Các khoản điều chỉnh giảm.

+ Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bình quân trong kỳ.

+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu.

- Các thông tin khác:

+ Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu, so sánh giữa các số bình quân gia quyền;

+ Báo cáo chi tiết ảnh hưởng của từng loại công cụ tài chính có tác động tới Lãi cơ bản trên cổ phiếu.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Các qui định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Những phần kế toán khác có liên quan nhưng không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành.

2- Các Tổng công ty, công ty có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính chấp thuận, phải căn cứ vào 04 chuẩn mực kế toán (đợt 5) ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp.

3- Các Bộ, Ngành, Uỷ ban Nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án NDTC     
- Viện Kiểm sát NDTC;             
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- Sở  Tài chính, Cục Thuế các tỉnh,  thành phố trực thuộc TW;
- Các TCT 91;
- Công báo;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Thị Băng Tâm

MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 21/2006/TT-BTC

Hanoi, March 20, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF FOUR ACCOUNTING STANDARDS PROMULGATED TOGETHER WITH DECISION NO. 100/2005/QD-BTC DATED DECEMBER 28, 2005 OF THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Decision No. 100/2005/QD-BTC dated December 28, 2005 of the Minister of Finance on the issuance and publication of six Vietnamese standards on accounting (batch 5);

The Ministry of Finance guides the implementation of three accounting standards (batch 5) applicable nationwide to enterprises of all industries and economic sectors. Standard 19 “Insurance contract" will be guided later.

I/ GUIDANCE OF THE IMPLEMENTATION OF ACCOUNTING STANDARD “BUSINESS CONSOLIDATION”

A- GENERAL PROVISIONS

1/ Types of business consolidation

- Business consolidation is done as a method of forming one or many business activities that can be performed in many forms, such as:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ An enterprise purchases all net assets of another enterprise;

+ An enterprise assumes the liabilities of another enterprise;

+ An enterprise purchases some of the net assets of another enterprise.

- The payment of the trading during the business consolidation shall be conducted in the form of issuance of quality instrument, cash or cash equivalent payment, transfer of other assets or a combination thereof. The transaction may be between the shareholders of the consolidating enterprises or between one enterprise and the shareholders of another enterprise. The business consolidation may involve the establishment of a new enterprise to control the consolidating enterprises, control the transferred net assets or restructure one or more of the consolidating enterprises.    

- A business consolidation may result in a parent-subsidiary relationship in which the acquirer is the parent company and the acquired is the subsidiary company. The consolidation may not result in a parent-subsidiary relationship, such as the business consolidation related to the purchase of net assets, including the goodwill (if any) of another enterprise which are not the purchase of shares of such enterprise. 

2/ Accounting method of business consolidation

All business consolidations shall be accounted for using the purchase method.

The purchase method is comprised of 3 steps:

Step 1: Indentify the acquirer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Step 3: At the acquisition date, the acquirer shall allocate the cost of business consolidation to the acquired assets, liabilities and assumed contingent liabilities.

Step 1: Indentify the acquirer

All business consolidations shall identify the acquirer. The acquirer is a consolidating enterprise that obtains control over other consolidating enterprises or consolidating business activities. The identification of the acquirer shall comply with the regulations from paragraph 17 to 23 of accounting standard 11 – Business consolidation.

Step 2: Determine the cost of the business consolidation

The acquirer shall determine the cost of a business consolidation including: the aggregate of the fair values, at the date of exchange, of assets given, liabilities incurred or assumed, and equity instruments issued by the acquirer in exchange for control of the acquired plus (+) any costs directly attributable to the business consolidation.

The acquirer shall determine the cost of the business consolidation in accordance with the regulations from paragraph 24 to 35 of accounting standard 11 – Business consolidation in which the following contents shall be noted:

1- The acquirer may transfer the following assets in a business consolidation: cash, bonds, shares or other assets used in business activities of the acquired. Except for cash payment, any payment by other assets usually results in a difference between the fair value and the book value of these assets.

- If the payment is made in the form of bonds (the interest rates of bonds may differ from market rates), the premium or discount (if any) must be included in the value of the bond and record the increase or decrease of the value of the investment.

- If the payment is made in the form of shares (the par value of shares is often different from the market value):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ If there is evidence and other calculation method proved that the price published at the exchange date is unreliable or if there is no published price of the shares issued by the acquirer, the fair value of the shares can be estimated according to the interest in the fair value of the acquirer or the interest in the fair value of the acquired that was acquired by the acquirer as long as it has clearer evidence.

- If the payment is made in the form of assets used in business activities, even depreciable assets, investment securities or other investment assets (such as investment properties) must be determined according to the fair value.

2- If the payment of all or any part of the cost of a business consolidation is deferred, the fair value of that deferred part shall be determined by discounting the amounts payable to their present value at the date of exchange. In that case, the cost of the business consolidation shall be added (+) the premium or be deducted (-) the discount likely to be incurred in payment.

3- Costs directly attributable to the consolidation, such as fees paid to auditors, legal consultants, price verifiers and other consultants shall be included in the cost of the business consolidation.  

Step 4-: Do not include the following contents in the cost of the business consolidation:

- Future losses or other costs expected to be incurred as a result of a consolidation which is not treated as liabilities incurred or assumed by the acquirer in exchange for control of the acquired;

- General administrative costs and other costs that are not directly related to the business consolidation;

- Costs of agreement and issuance of financial liabilities;

- Costs of issuance of equity instruments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Acquired identifiable assets and liabilities and assumed contingent liabilities in a business consolidation shall be recorded according to the fair value. The determination of fair value of each type of assets, liabilities and contingent liabilities shall comply with the guidance specified in paragraph A16 of Annex A Accounting standard 11 – business consolidation.

1- If the business consolidation does not result in a parent-subsidiary relationship (The acquirer purchases the entire net assets of the acquired or the acquirer purchases all shares of the acquired and the acquired disappears after the consolidation).

If the business consolidation does not result in a parent-subsidiary relationship, the acquirer shall only prepare the financial statement at the acquisition date, specifically for each form as follows:

1.1- After the consolidation, if only the acquirer remains and the acquired disappears, all assets and liabilities of the acquired are transferred to the acquirer and the acquired is dissolved (Ex: Company A purchases all net assets of Company B, after the consolidation, Company B dissolves and Company A remains with a reformed structure). Or after consolidation, a number of net assets of the acquired are transferred to the acquirer to form one or more business activities of the acquirer. The acquirer shall recognize identifiable assets, liabilities and contingent liabilities at their fair value at the acquisition date on the separate financial statements. The positive difference between the cost of business consolidation and the equity of the acquirer in the net fair value of identifiable assets, liabilities and assumed contingent liabilities is goodwill. This is then amortized over its useful life in operating expenses of the acquirer (Company A) within 10 years.

If a negative goodwill arises because the cost of a business consolidation is less than the equity of the acquirer in the net fair value of identifiable assets, liabilities assumed contingent liabilities, the buyer must review the determination of the fair value of the identifiable assets, liabilities, contingent liabilities and the determination of the cost of the business consolidation. After reviewing and adjusting, if the difference still remains, the acquirer shall immediately recognize all remained differences in the profit or loss after revaluation.

1.2- After the consolidation, if the consolidating enterprises disappear and a new enterprise is established, all assets and liabilities of consolidating enterprises are transferred to the new enterprise (Ex: Company A and Company B is consolidated to establish Company C. After the consolidation, both Company A and Company B are dissolved and Company C has a new name. The business activities of Company C are a combination of the activities of Company A and B). In this case, one of the consolidating enterprise (Ex: Company A) is determined as the acquirer. At the acquisition date, the acquirer recognizes identifiable assets, liabilities, contingent liabilities and goodwill (if any) in the separate financial statements as case (1.1).

2- If the business consolidation results in a parent-subsidiary relationship, in which the acquirer is the parent company and the acquirer is the subsidiary company (The acquirer purchases all shares of the acquired and after consolidation, both companies still remain and operate separately):

- After the consolidation, if both enterprises operate separately but involve in common control, the parent-subsidiary relationship are established. The enterprise that obtains control of the other enterprise is the parent company (acquirer) and the controlled enterprise is the subsidiary company (acquired). The parent company shall accounted for its equity in the subsidiary as an investment in a subsidiary in the separate financial statements and recognizes identifiable assets and liabilities acquired and assumed contingent liabilities in the consolidated financial statements at fair value. The difference between the cost of business consolidation and the equity of the acquirer in the net fair value of identifiable assets, liabilities and contingent liabilities is goodwill. This appears the same as case (1.1) but in the consolidated financial statements of the Group, not reflected in the separate financial statements. 

- If the business consolidation results in a parent-subsidiary relationship, the acquirer which is the parent company shall not prepare separate financial statements and consolidated financial statements at the acquisition date but shall prepare separate financial statements and consolidated financial statements at the earliest time according to effective regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1/ If the business consolidation results in a parent-subsidiary relationship

1.1- Account for the cost of the business consolidation of the acquirer

At the acquisition date, the acquirer shall determine and reflect the cost of a business consolidation including: the aggregate of the fair values, at the date of exchange, of assets given, liabilities incurred or assumed, and equity instruments issued by the acquirer in exchange for control of the acquired plus (+) any costs directly attributable to the business consolidation. At the same time, the acquirer which is also the parent company shall record its equity in the subsidiary company as an investment in a subsidiary company.

- If the trading in business consolidation is paid in cash or cash equivalents by the acquirer:

Debit 221 – Investment in subsidiaries

Credit 111, 112, 121...

- If the trading in business consolidation is carried out by the share issuance of the acquirer, if the issue price (according to fair value) of the shares at the date of the exchange is greater than the par value of the share:

Dr 221 – Investment in subsidiaries (according to fair value)

Cr 4111 – Contributed capital (according to face value)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the issue price (according to fair value) of the shares at the date of the exchange is smaller than the par value of the share, record:

Dr 221 – Investment in subsidiaries (at the fair value)

Dr 4112 – Capital surplus (negative difference between the fair value and the face value of the share).

Cr 4111 – Contributed capital (according to face value)

- Stock floatation cost actually induced will be recorded as follows:

Dr 4112 – Capital surplus

Cr 111, 112, etc.

- If the business consolidation is carried out by exchange of assets between the acquirer and the acquired:

 + When exchanging fixed assets, the decrease in fixed assets shall be recorded as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dr 214 – Depreciation of fixed assets (depreciation value)

Cr 211 – Tangible fixed asset (cost).

At the same time the increase in other income and investments in subsidiaries due to exchange of fixed assets shall be recorded as follows:

Dr 221 – Investment in subsidiaries (Total payment)

Cr 711 – Other expenses (fair value of the exchanged fixed assets)

Cr 3331 – VAT payables (Account 33311) (if any).

+ When dispatching goods for exchange, the following accounts shall be recorded as follows:

Dr 632 – Costs of goods sold

Cr 155, 156, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit 221- Investment in subsidiaries

Cr 511 - Revenues

Cr 333 – Taxes and other payables to the State (33311) (if any).

- If the trading in business consolidation is carried out by the bond issuance of the acquirer:

+ When paying by bonds at par value, the following accounts shall be recorded:

Dr 221 – Investment in subsidiaries (at the fair value)

Cr 343 – Bonds released (3431 – Par value of bonds).

+ When paying by premium bonds, the following accounts shall be recorded:

Dr 221 – Investment in subsidiaries (at the fair value)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cr 3433- Bond premium (Premium amount).

+ When paying by discount bonds, the following accounts shall be recorded:

Dr 221 – Investment in subsidiaries (at the fair value)

Dr 3432 – Bonds discount (discount amount)

Cr 3431 – Par value of bonds (According to par value of bonds)

- Costs directly attributable to the consolidation, such as legal services, price appraisal, etc, the following accounts shall be recorded by the acquirer:

Dr 221 – Investment in subsidiaries

Cr 111, 112, 331...

1.2- Account for the adjustments to the cost of a business consolidation contingent on future events

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(1)- It is usually possible to estimate in a reliable way the amount of such adjustment at the time of initially accounting for the consolidation even though some uncertainty may exist. If the future events do not occur or the estimate needs to be revised, the cost of the business consolidation shall be adjusted accordingly.

(2)- When the business consolidation agreement allows such adjustment, that adjustment is not included in the cost of consolidation at the time of initially accounting if it either is not probable or cannot be measured reliably. If that adjustment subsequently becomes probable and can be measured reliably, the additional consideration shall be treated as an adjustment to the cost of the consolidation.

- Depending on future events according to the business consolidation agreement, when adjusting the cost of business consolidation because the acquirer has to pay more cash or shares to the acquired, the following accounts shall be recorded by the acquirer:

Dr 4112 – Capital surplus (if the acquirer issues more shares- record according to the positive difference between the fair value and the face value of the share)

Dr 221 – Investment in subsidiaries (The increase amount of the cost of business consolidation) (according to the fair value of the share)

Cr 4111 – Contributed capital (according to face value) (If the acquirer issues more shares – record according to the par value)

Cr 4112 – Capital surplus (if the acquirer issues more shares- record according to the negative difference between the fair value and the face value of the share)

Cr 111, 112, etc. (if the payment is made by cash).

- When paying the additional amount to the acquired by goods and products, the following accounts shall be recorded by the acquirer:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cr 511 – Revenues (according to net of VAT)

Cr 333 – Taxes and other payables to the State (33311).

At the same time, reflect the costs of products and goods dispatched to the acquired as follows:

Dr 632 – Costs of goods sold

Cr 155, 156.

- When paying the additional amount to the acquired by fixed assets, the following accounts shall be recorded by the acquirer:

Dr 221 – Investment in subsidiaries (The increase amount of the cost of business consolidation)

711 – Other income

Cr 333 – Taxes and other payables to the State (33311).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dr 811 – Other expenses (residual value)

Dr 214 – Depreciation of fixed assets (depreciation value)

Cr 211- Tangible fixed asset (cost).

- The decreasing adjustments in the cost of business consolidation because the acquirer may collect more cash or assets of the acquired shall be recorded by the acquirer as follows:

Dr 111, 112, 152, 155, 156, 211...

Cr 221 – Investment in subsidiaries

(3) In case the acquirer is required to make a subsequent payment to the acquired as compensation for a reduction in the value of the assets given, equity instruments issued or liabilities incurred or assumed by the acquirer in exchange for control of the acquired. (For example, when the acquirer guarantees the market price of equity or debt instruments issued as part of the cost of the business consolidation and when the acquirer is required to issue additional equity or debt instruments to restore the originally determined cost). In such cases, no increase in the cost of the business consolidation is recognized. In case of equity instruments, the fair value of the additional payment is offset by an equal reduction in the value attributed to the instruments initially issued. In case of debt instruments, the additional payment is regarded as a reduction in the premium or an increase in the discount on the initial issuance.

Depending on future events according to the business consolidation agreement, the following accounts shall be recorded by the acquirer according to each case:

- If the acquirer has to issue additional shares to restore the initial value of the shares to the acquired due to the discount, the following accounts shall be recorded:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cr 4111 – Contributed capital

- If the acquirer has to issue additional bonds to restore the initial value of the bonds to the acquired due to the discount, the following accounts shall be recorded:

+ When reducing the bond premium, the following accounts shall be recorded:

Dr 3433 - Bond premium

Cr 3431 – Par value of bonds

+ When increasing the bond discount, the following accounts shall be recorded:

Dr 3432 – Bonds discount

Cr 3431 – Par value of bonds

+ If the additional payment to the acquired is recorded as a decrease in bond premium or recorded as an increase in the bond discount corresponding to the amount of bond issued, the following accounts shall be recorded:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dr 3433 – Bonds premium (if recorded as a decrease)

Cr 111, 112, etc.

2/ If the business consolidation does not result in a parent-subsidiary relationship

2.1- General principles

- At the acquisition date, the acquirer shall determine and reflect the cost of a business consolidation similar to the case where the business consolidation results in a parent-subsidiary relationship. At the same time, the acquirer shall record purchased assets, liabilities and contingent liabilities at fair value at the acquisition date in separate financial statements, including assets and liabilities and contingent liabilities (if any) that are not yet recorded by the acquired. The positive difference between the cost of business consolidation and the equity of the acquirer in the net fair value of identifiable assets, liabilities and contingent liabilities is goodwill. This appears as an asset in the financial statements of the acquirer and is then amortized in operating expenses of the acquirer within 10 years.

- If the cost of the business consolidation is less than the equity of the acquirer in the net fair value of identifiable assets, liabilities assumed contingent liabilities, the acquirer must review the determination of the fair value of the identifiable assets, liabilities, contingent liabilities (if any) and the determination of the cost of the business consolidation. After reviewing and adjusting, if the difference still remains, the acquirer shall immediately recognize the all the remained differences in the profit or loss after revaluation.

2.2- Accounting method

- If the goodwill is created on the acquisition date, the following accounts shall be recorded by the acquirer according to each case:

+ If the trading in business consolidation is paid in cash or cash equivalents by the acquirer:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dr 242 – Prepaid expenses (goodwill in details)

Cr 311, 331, 341, 342, etc. (according to fair value of liabilities and assumed contingent liabilities)

Cr 111, 112, 121 (amounts of cash or cash equivalents paid by the acquirer).

+ If the trading in business consolidation is carried out by the bond issuance of the acquirer:

Dr 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 213, 217, etc (according to fair value of purchased assets)

Dr 242 – Prepaid expenses (goodwill in details)

Dr 4112 – Capital surplus (The fair value is smaller than the face value) (if the issue price according to the fair value is smaller than the face value of the share)

Cr 4111 – Contributed capital (according to face value)

Cr 311, 315, 331 341, 342, etc. (according to fair value of liabilities and assumed contingent liabilities)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Stock floatation cost actually induced will be recorded as follows:

Dr 4112 – Capital surplus

Cr 111, 112

- Periodically, the acquirer amortizes goodwill in operating expenses as follows:

Dr 642 - General administration expenses

Cr 242 – Prepaid expenses (goodwill in details)

- If the negative goodwill is created on the acquisition date, the following accounts shall be recorded by the acquirer according to each case:

+ If the trading in business consolidation is paid in cash or cash equivalents by the acquirer:

Dr 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213, etc (according to fair value of purchased assets)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cr 311, 315, 331 341, 342, etc. (according to fair value of liabilities and assumed contingent liabilities)

Cr 111, 112, 121... (Amounts of cash or cash equivalents paid by the acquirer).

Cr 711 – Other incomes (Record profit – if any after reviewing the value of the identifiable assets, liabilities, contingent liabilities and the cost of the business consolidation when a negative goodwill arises)

+ If the trading in business consolidation is carried out by the bond issuance of the acquirer:

Dr 111, 112, or

Dr 131, 138, 152, 153, 155, 156, 211, 212, 213, 217, etc (according to fair value of purchased assets)

Dr 4112 – Capital surplus (The fair value is smaller than the face value) (if the issue price according to the fair value is smaller than the face value of the share)

Dr 811 – Other expenses (Record losses – if any after reviewing the value of the identifiable assets, liabilities, contingent liabilities and the cost of the business consolidation when a negative goodwill arises)

Cr 311, 331, 341 342, 342, etc. (according to fair value of liabilities and assumed contingent liabilities)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cr 4112 – Capital surplus (The fair value is greater than the face value) (if the issue price according to the fair value is greater than the face value of the share)

Cr 711 – Other incomes (Record profit – if any after reviewing the value of the identifiable assets, liabilities, contingent liabilities and the cost of the business consolidation when a negative goodwill arises)

Stock floatation cost actually induced will be recorded as follows:

Dr 4112 – Capital surplus

Cr 111, 112.

- The trading in business consolidation may be carried out by exchange of assets between the acquirer and the acquired. These transactions shall be recorded in the same way as that specified in Point 1 Section B Part I.

Example 1: Business consolidation involves the acquisition of all net assets, which results in goodwill and not results in a parent-subsidiary relationship:

On January 1, X1, Company P purchased all assets and liabilities of Company S by issuing 10,000 shares of VND 10,000 par value to Company S. The market value of this stock is 60,000 per share. Expenditure incurred for valuation and audit related to the purchase of assets and liabilities of Company S which Company P has to pay in cash is VND 40,000,000. The cost of issuance of shares of Company P in cash is 25,000,000 VND. After the acquisition, only Company P exists and Company S is dissolved.

In this case, the cost of the business consolidation is determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 60,000 x 10,000 = VND 600,000,000

- Costs directly related to the business consolidation

VND 40,000,000

Total cost of the business consolidation:

VND 640,000,000

The value of issued shares of Company P is determined by their fair value minus (-) the cost of issuance of shares:

- Market value of 10,000 shares issued by Company P

VND 600,000,000

- Stock floatation cost:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Value of shares issued:

VND 575,000,000

As soon as the business consolidation cost is determined (640 million), it must be allocated to identifiable assets, liabilities and contingent liabilities (if any). Acquired assets and liabilities are determined according to their fair value at the acquisition date. The positive difference between the cost of business consolidation and the equity of the acquirer in the net fair value of identifiable assets, liabilities and assumed contingent liabilities is goodwill. This is then amortized in operating expenses and recognized in income statements of the acquirer within 10 years.

Assuming that at December 31, X0, the Balance Sheet of Company S is as follows:

Unit: VND

Items

Book value

Fair value

ASSET

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

- Cash

20,000,000

20,000,000

- Account receivable

25,000,000

25,000,000

- Inventory

65,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Intangible fixed assets (land use rights)

40,000,000

70,000,000

- Tangible fixed asset

   (Buildings, machines, equipment)

400,000,000

350,000,000

- Accumulated depreciation

(150,000,000)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Patent

 

(*) 80,000,000

Total assets

400,000,000

620,000,000

LIABILITIES

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100,000,000

110,000,000

OWNER’S EQUITY

 

 

- Contributed capital

 (VND 10,000 par value)

100,000,000

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



50,000,000

-

- Retained earnings

150,000,000

-

Total equity

400,000,000

-

Fair value of net assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



510,000,000

Note: (*) The patent value of the acquired has not been recognized as an intangible fixed asset, but upon acquisition, because the acquirer determines that it satisfies the criteria prescribed in accounting standard No. 04- Intangible fixed assets, it will be recognized as an intangible fixed asset

In this case, at the acquisition date (January 01, X0), Company P shall record the value of each asset, each liability and the value of transferred shares as follows:

Dr 111, 112                                                                 20,000,000        (According to fair value)

Dr 131                                                 25,000,000                            -

Dr 152                                                75,000,000                            -

Dr 2131 (land use rights)                       70,000,000                            -   

Dr 2133 (Patent)                       80,000,000                                 -

Dr 211 (tangible fixed assets)                          350,000,000               -

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 (= 640,000,000 VND - 510,000,000 VND)

Cr 311                                                            110,000,000

Cr 4111                                                           100,000,000

Cr 4112                                                           475,000,000

Cr 111                                                     65,000,000

Example 2: Business consolidation involves the acquisition of all net assets, which results in negative goodwill and not results in a parent-subsidiary relationship:

On January 1, X1, Company P purchased all assets and liabilities of Company S by issuing 10,000 shares of 10,000D par value to Company S. The market value of this stock is 42,000 per share. Expenditure incurred for valuation and audit related to the purchase of assets and liabilities of Company S which Company P has to pay in cash is VND 40,000,000. The cost of issuance of shares of Company P in cash is 25,000,000 VND. After the acquisition, only Company P exists and Company S is dissolved.

In this case, the cost of the business consolidation is determined as follows:

- Market value of 10,000 shares issued by Company P

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Costs directly related to the business consolidation

VND 40,000,000

Total cost of the business consolidation:

VND 460,000,000

The value of issued shares of Company P is determined by their fair value minus (-) the cost of issuance of shares:

- Market value of 10,000 shares issued by Company P

VND 420,000,000

- Stock floatation cost:

(VND 25,000,000)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VND 395,000,000

The cost of business consolidation when purchasing Company S's net assets is VND 460,000,000; The total fair value of Company S's net assets is still VND 510,000,000 (the Company's Balance Sheet at December 31, X0 is similar to Example 1).The difference of 510,000,000 - 460,000,000 = 50,000,000 VND shall be recorded as follows:

Company P shall review the fair value of assets and liabilities of company S and carried out some adjustments as follows:

- Fair value of land use rights is VND 63,000,000 (formerly VND 70,000,000) (decrease VND 7,000,000);

- Fair value of buildings, machines and equipment is VND 315,000,000 (formerly VND 350,000,000) (decrease VND 35,000,000);

- The fair value of other assets and liabilities remains the same.

Total fair value of net assets of company S after review and re-evaluation is decreased by VND 42,000,000 (7,000,000 +35,000,000), the difference of 50,000,000 – 42,000,000 = VND 8,000,000 is recorded as profits within the period (Account 711).

In this case, at the acquisition date (January 01, X0), Company P shall record the value of each asset, each liability and the value of transferred shares as follows:

Dr 111, 112                              20,000,000        (according to the fair value)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dr 152                                                75,000,000

Dr 2131 (land use rights)                       63,000,000                -

Dr 2133 (Patents)                     80,000,000                -

Dr 211 (intangible fixed assets)           315,000,000               -

Cr 311                                                 110,000,000

Cr 4111                                                           100,000,000

Cr 4112                                                           295,000,000

Cr 111                                                 65,000,000

Cr 711              (468,000,000 - 460,000,000)         8,000,000      

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1- The acquirer which is the parent company shall not prepare consolidated financial statements at the acquisition date but shall prepare consolidated financial statements at the earliest time according to effective regulations.

2- The acquirer which is the parent company shall comply with the principles on preparation and disclosure of consolidated financial statements as specified in accounting standard 25 - Consolidated Financial Statements and Accounting for Investments in Subsidiaries and the Circular guiding the implementation of accounting standard 25. In order to prepare the consolidated financial statements, the acquirer which is the parent company shall comply with the following regulations:

2.1- At the acquisition date, the acquirer (parent company) shall calculate, determine and record the following adjustments in the consolidated accounting book:

a) Record the difference between fair value and book value of identifiable assets and liabilities of the acquired (subsidiary) at the acquisition date:

In order to recognize all acquired assets and identifiable liabilities at the acquisition date according to fair value, the parent company shall determine and record the difference between the fair value and book value of identifiable assets and liabilities of the subsidiary at the acquisition date.

The adjustments are as follows:

Increase assets (Positive difference between fair value and book value of each acquired asset)

Decrease liabilities (Negative difference between fair value and book value of each acquired liability)

Decrease assets (Negative difference between fair value and book value of each acquired asset)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Increase (or decrease) difference in asset revaluation (The difference between fair value and book value of identifiable assets and liabilities acquired from the subsidiary at the acquisition date) 

b) Record book value of the investment by the parent company (acquirer) in the subsidiary (acquired) and capital amount of the parent company contributed in the owner’s equity of the subsidiary at the acquisition date to exclude them when consolidating. At the same time determine the amount of goodwill derived from business consolidation (if any) to record in the consolidated financial statement. Goodwill is the difference between the cost of business consolidation and the equity of the acquirer in net fair value of identifiable assets, liabilities and contingent liabilities (if any), it shall be adjusted as follows:

Decrease - Contributed capital

Decrease – Difference in asset revaluation

Decrease – Financial reserve fund

Decrease – Development investment fund

Decrease – Undistributed profits

Increase - Goodwill

...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Determine benefits of minor shareholders in the value of net assets of the subsidiary to record them in the consolidated balance sheet. Benefits of minor shareholders in the value of net assets of the subsidiary at the acquisition date is determined as a part of the value of net assets according to fair value of the subsidiary respectively to benefits that are not owned by the parent company attributable to the results of the business consolidation.

The adjustments are as follows:

Decrease - Contributed capital

Decrease – Difference in asset revaluation

Decrease – Financial reserve fund

Decrease – Development investment fund

Decrease – Undistributed profits

...

Increase – Benefits of minor shareholders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2- In order to prepare the consolidated financial statements, the acquirer shall follow, collect and fully store information and documents on changes in financial situation and business situation of the subsidiary from the date of business consolidation (date of acquisition) to the consolidated financial statement preparation date.

2.3- When preparing the consolidated financial statements, the adjustments determined by the acquirer shall comply with changes in financial situation and business situation of the parent company and the subsidiary from the date of business consolidation to the consolidated financial statement preparation date according to accounting standard 25 - Consolidated Financial Statements and Accounting for Investments in Subsidiaries and the Circular guiding the implementation of accounting standard 25.

2.4- Income statements of the subsidiary shall be included in the consolidated financial statements from the acquisition date.

Example 3: Acquire all shares, no goodwill derived

On January 1, X1, Company P purchased all shares outstanding of Company S at the price of VND 300,000,000, paid in cash. At the acquisition date, the fair value of assets and liabilities of Company S is equal to its book value. The data on balance sheets of Company P and Company S as at December 31, X0 are as follows:

Unit: VND

Items

Balance sheet of Company P

Balance sheet of Company S

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

- Cash

350,000,000

50,000,000

- Account receivable

75,000,000

50,000,000

- Inventory

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



60,000,000

- Intangible fixed assets (land use rights)

175,000,000

40,000,000

- Tangible fixed asset

 (Buildings, machines, equipment)

800,000,000

600,000,000

- Accumulated depreciation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(300,000,000)

Total assets

1,100,000,000

500,000,000

LIABILITIES

300,000,000

200,000,000

- Account payable

100,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Long-term debts

200,000,000

100,000,000

OWNER’S EQUITY

800,000,000

300,000,000

- Contributed capital

(VND 10,000 par value)

500,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Retained earnings

300,000,000

100,000,000

Total equity

1,100,000,000

500,000,000

* When purchasing all shares of Company S on January 1, X1 and becoming the parent company, Company P shall record the following contents on its accounting book:

Dr 221 – Investment in subsidiaries       300,000,000 (Company S in details)

Cr 111,112                                           300,000,000   

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit: VND

Items

Balance sheet of Company P
(After acquiring shares of Company S)

Balance sheet of Company S

ASSET

 

 

- Cash

50,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Account receivable

75,000,000

50,000,000

- Inventory

100,000,000

60,000,000

- Intangible fixed assets (land use rights)

175,000,000

40,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



800,000,000

600,000,000

- Accumulated depreciation

(400,000,000)

(300,000,000)

- Investment in subsidiaries

300,000,000

 

Total assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



500,000,000

LIABILITIES

300,000,000

200,000,000

- Account payable

100,000,000

100,000,000

- Long-term debts

200,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



OWNER’S EQUITY

800,000,000

300,000,000

- Contributed capital (VND 10,000 par value)

500,000,000

200,000,000

- Retained earnings

300,000,000

100,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,100,000,000

500,000,000

* In order to prepare the consolidated financial statement, at the acquisition date (January 01, X1), Company P shall record the adjusting entry (on the consolidated accounting book) excluding the book value of the investment by the parent company in the subsidiary and the capital of the parent company in the equity of the subsidiary at acquisition date as follows:

Adjusting entry:

Decrease - Contributed capital (of subsidiary S)                                200,000,000

Decrease – Undistributed profits (of subsidiary S)                                            100,000,000

Decrease – Investment in subsidiaries (of parent company P)                              300,000,000

Example 4: Acquire all shares, goodwill derived

On January 1, X1, Company P purchased all shares outstanding of Company S at the price of VND 400,000,000, paid in cash. The fair value and book value of assets and liabilities of Company S at December 31, X0 are as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Items

Balance sheet

(Book value)

Balance sheet

(Fair value)

Difference

ASSET

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Cash

50,000,000

50,000,000

 

- Account receivable

50,000,000

50,000,000

 

- Inventory

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



75,000,000

15,000,000

- Intangible fixed asset

 (Land use rights)

40,000,000

100,000,000

60,000,000

- Tangible fixed asset

 (Buildings, machines, equipment)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



590,000,000

(10,000,000)

- Accumulated depreciation

(300,000,000)

(300,000,000)

 

Total assets

500,000,000

565,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



LIABILITIES

200,000,000

235,000,000

(35,000,000)

- Account payable

100,000,000

100,000,000

 

- Long-term debts (Issued bonds)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



135,000,000

(35,000,000)

OWNER’S EQUITY

300,000,000

 

 

- Contributed capital (VND 10,000 par value)

200,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Retained earnings

100,000,000

 

 

Total equity

500,000,000

 

(35,000,000)

Net assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



330,000,000

30,000,000

Thus Company P acquires more than the book value of the net asset of Company S an amount of VND 100,000,000 (400,000,000 - 300,000,000) and more than the fair value of the net asset of Company S an amount of VND 70,000,000 (400,000,000 - 330,000,000).

* When purchasing all shares of Company S on January 1, X1 and becoming the parent company, Company P shall record the following contents on its accounting book:

Dr 221 – Investment in subsidiaries                   400,000,000 (Company S in details)

Cr 111, 112                                          400,000,000

* In order to prepare the consolidated financial statement, at the acquisition date (January 01, X1), Company P shall record adjusting entries as follows:

a) Record the difference between fair value and book value of identifiable assets and liabilities of Company S at the acquisition date (January 01, X1):

Increase – Inventory (= 75,000,000 - 60,000,000)                                      15,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(= 100,000,000 – 40,000,000)

Decrease – Tangible fixed assets (= 590,000,000 - 600,000,000)              10,000,000

Increase – Long-term debts (= 135,000,000 - 100,000,000)                    35,000,000

Increase – Difference in asset revaluation                               30,000,000

(The difference between the fair value and the book value of identifiable assets and liabilities acquired of the subsidiary at the acquisition date) 

Exclude book value of the investment by the parent company in the subsidiary and capital amount of the parent company contributed in the owner’s equity of the subsidiary at the acquisition date, at the same time record the amount of goodwill derived:

Decrease – Contributed capital (of subsidiary S)                                 200,000,000

Decrease – Undistributed profits (of subsidiary S)                              100,000,000

Increase – Difference in asset revaluation                                   30,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Decrease – Investment in subsidiaries (of parent company P)                             400,000,000

Example 5: Acquire less than 100% shares, goodwill derived

On January 1, X1, Company P purchased 80% shares outstanding of Company S at the price of VND 320,000,000, paid in bank deposit. The fair value and book value of assets and liabilities in the balance sheet of Company S at December 31, X0 are as follows:

Unit: VND

Items

Book value

Fair value

Difference

ASSET

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

- Cash

50,000,000

50,000,000

 

- Account receivable

50,000,000

50,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Inventory

60,000,000

75,000,000

15,000,000

- Intangible fixed asset

  (Land use rights)

40,000,000

100,000,000

60,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



  (Buildings, machines, equipment)

600,000,000

590,000,000

(10,000,000)

- Accumulated depreciation

(300,000,000)

(300,000,000)

 

Total assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



565,000,000

65,000,000

LIABILITIES

200,000,000

235,000,000

(35,000,000)

- Account payable

100,000,000

100,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Long-term debts (Issued bonds)

100,000,000

135,000,000

(35,000,000)

 

 

 

 

OWNER’S EQUITY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

- Contributed capital (VND 10,000 par value)

200,000,000

 

 

- Retained earnings

100,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total equity

500,000,000

 

 

Net assets

300,000,000

330,000,000

30,000,000

- Cost of the business consolidation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Equity of Company P in the net asset value of Company S: 80% x 330,000,000

264,000,000

- Goodwill

  56,000,000

- Benefits of minor shareholders: 20% x 330,000,000 =

  66,000,000

* Company P, when buying shares of Company S on January 1, X1, shall record the following contents (on the accounting book of company P):

221 – Investment in subsidiaries             320,000,000 (Company S in details)

Cr 112                                                  320,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Record the difference between fair value and book value of identifiable assets and liabilities of Company S at the acquisition date (January 01, X1):

Increase - Inventory (= 75,000,000 - 60,000,000)                                       15,000,000

Increase = Intangible fixed assets (land use rights)                                 60,000,000

(= 100,000,000 - 40,000,000)

Decrease – Tangible fixed assets (= 590,000,000 - 600,000,000)              10,000,000

Increase – Long-term debts (= 135,000,000 - 100,000,000)                     35,000,000

Increase - Difference in asset revaluation (The difference between fair value and book value of identifiable assets and liabilities acquired from the subsidiary at the acquisition date)

                                                                                                               30,000,000

b) Exclude book value of the investment by the parent company in the subsidiary and capital amount of the parent company contributed in the owner’s equity of the subsidiary at the acquisition date, at the same time record the amount of goodwill derived:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Decrease – Undistributed profits (of subsidiary S) (80%)                             80,000,000

Decrease – Difference in asset revaluation                                                  24,000,000

Increase – Goodwill                                                                                  56,000,000

Decrease – Investment in subsidiaries (of parent company P)                             320,000,000

c) Determine benefits of minor shareholders in the value of net assets of the consolidated subsidiary at the acquisition date:

Decrease – Contributed capital (of subsidiary S) (20%)                                40,000,000

Decrease – Undistributed profits (of subsidiary S) (20%)                             20,000,000

Decrease – Difference in asset revaluation                                                   6,000,000

Increase – Benefits of minor shareholders.                                               66,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit: VND

Items

Balance sheet of Company P

Balance sheet of Company S

Adjusting entry

Consolidated balance sheet

Increase

Decrease

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

- Cash

10,000,000

50,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



60,000,000

- Account receivable

75,000,000

50,000,000

 

 

125,000,000

- Inventory

100,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) 15,000,000

 

175,000,000

- Intangible fixed asset

(Land use rights)

175,000,000

40,000,000

(a) 60,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Tangible fixed asset

(Buildings, machines, equipment)

800,000,000

600,000,000

 

(a) 10,000,000

1,390,000,000

- Accumulated depreciation

(400,000,000)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

(700,000,000)

- Investment in subsidiaries

320,000,000

 

 

(b) 320,000,000

-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

(b) 56,000,000

 

56,000,000

Total assets

1,080,000,000

500,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,381,000,000

LIABILITIES

280,000,000

200,000,000

 

 

515,000,000

- Account payable

100,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

200,000,000

- Long-term debts (Issued bonds)

180,000,000

100,000,000

(a) 35,000,000

 

315,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



800,000,000

300,000,000

 

300,000,000

800,000,000

- Contributed capital (VND 10,000 par value)

500,000,000

200,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) 40,000,000

500,000,000

- Retained earnings

300,000,000

100,000,000

 

(b) 80,000,000

(c) 20,000,000

300,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

(a) 30,000,000

(b) 24,000,000

(c) 6,000,000

-

BENEFITS OF MINOR SHAREHOLDERS

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

66,000,000

Total equity

1,080,000,000

500,000,000

 

 

1,381,000,000

II. GUIDANCE OF THE IMPLEMENTATION OF ACCOUNTING STANDARD “PROVISIONS, CONTINGENT ASSETS AND CONTINGENT LIABILITIES”

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A provision is a liability of uncertain timing or amount.

Enterprises shall recognize provisions if they fully meet the conditions stipulated in paragraph 11 accounting standard 18 – Provisions, contingent assets and contingent liabilities.

2. Contingent liability:

2.1. A contingent liability is: 

a. A possible obligation that arises from past events and whose existence will be confirmed only by the occurrence or non-occurrence of one or more uncertain future events not wholly within the control of the enterprise; or

b. A present obligation that arises from past events but is not recognized because:

It is not probable that an outflow of resources embodying economic benefits will be required to settle the obligation; or

The amount of the obligation cannot be measured with sufficient reliability.

2.2. An enterprise shall not recognize a contingent liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Contingent asset:

3.1. A contingent asset is a possible asset that arises from past events and whose existence will be confirmed only by the occurrence or non-occurrence of one or more uncertain future events not wholly within the control of the enterprise.

3.2. An enterprise shall not recognize a contingent asset.

Contingent assets shall not be recognized in financial statements since this may result in the recognition of income that may never be realized.

4. Provisions for payables often include:

- Payable provisions for product warranty;

- Payable provisions for enterprise restructure;

- Payable provisions for contracts with major risk in which the payable costs for the obligations relating to the contract exceed the economic benefits expected to be obtained from such contracts;

- Other payable provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



B. SPECIFIC PROVISIONS

Accountants shall use account 352 – Provisions for payables to record provisions.

Account 352 – Provisions for payable reflects the enterprise’s provisions and use for payables.

1. Accounting methods for account 352 – Provisions for payables shall comply with the following regulations:

1.1. A payable provision shall be recorded when the following regulations are satisfied:

a. The enterprise’s liability (legal liability or joint liability) is the result of a previous event;

b. An outflow of resources embodying economic benefits will be probable that leads to the settlement of the obligation; and

c. The amount of the obligation can be measured with sufficient reliability.

1.2. The recorded value of a payable provision is the most reasonable amount that will be spent to fulfill the liability at the end of the accounting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Provision for payable on construction warranty is set up for each construction and is set up at the end of an accounting year or at the end of an interim accounting period. In case the amount of provision for payable on construction warranty set up is higher than real expenses incurred, the difference refunded shall be recorded as an increase in other income (Cr Account 711 - Other income).

1.4. Only the expenses related to the provision may be covered by such provision.

1.5. Do not record a provision for future loss on operation unless it is related to a high-risk contract and is qualified as a provision.

1.6. If the enterprise enters into a high-risk contract, the current liability under the contract shall be determined and recorded as a provision. In this case, each high-risk contract shall have a separate provision.

1.7. A provision for expenses of enterprise restructuring are only recorded if it fully meets the conditions stipulated in paragraph 11 accounting standard 18 – Provisions, contingent assets and contingent liabilities.

1.8. When conducting the enterprise restructuring, jointly liable obligation only incurred when enterprises:

a. Have an official and specific plan to clearly determine the enterprise restructuring, which include at least the following 5 contents:

- All or a part of a business related;

- Influenced important positions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses that will be paid; and

- Time when the plan is performed.

b. Give a reliable estimation on affected subjects and conduct restructuring process by starting to implement that plan, or noticing important issues of restructure to affected subjects.

1.9. A provision for restructuring is only estimated for expenses directly incurred from restructuring activities; which are expenses that meet both conditions:

a. Necessary for restructuring activities; and

b. Not related to regular activities of the enterprise.

1.10. A provision for restructuring excludes the following expenses:

a. Re-training or transferring existing employees;

b. Marketing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Structure and contents of account 352 – Provision for payables

Debit:

- Record a decrease in provision for payables when incurring expenses related to the provision formed initially;

- Record a decrease in (refund) provision for payables when the enterprise suffering from an outflow of resources embodying economic benefits due to not paying debt obligation;

- Record a decrease in provision for payables on the negative difference between the provisions for payable formed this year and the unspent provision for payables established for previous year.

Credit: Record provision for payables to expenses

Credit balance: Record current provision for payables at the end of term.

3. Accounting methods for major transactions:

3.1. When the enterprise determines a provision for the cost of restructuring the enterprise and satisfies the conditions for recognition of the provision, when setting up a provision for the cost of enterprise restructuring, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cr 352 - Payable provisions.

3.2. If the enterprise enters into contracts with major risk in which the payable costs for the obligations relating to the contract exceed the economic benefits expected to be obtained from such contracts. Mandatory costs under contract terms such as indemnity or compensation for failure to perform the contract, when setting up a provision for a high-risk contract, record:

Dr 642 - General administration expenses (6426)

Cr 352 - Payable provisions.

3.3. In case the enterprise sells goods for customers including warranty for repairing fails due to production fault, discovered in the warranty period of products, goods, the enterprise shall determine the cost of repair for the entire warranty obligation. When setting up provisions for the cost of repairing and maintenance of products and goods, record:

Dr 641 – Selling expenses

Cr 352 - Payable provisions.

When setting up provisions for the cost of warranty for construction works, record:

Dr 627 - General production expenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4. When setting up other provisions included in the general administrative expense, record:

Dr 642 - General administration expenses (6426)

Cr 352 - Payable provisions.

3.5. When incurring expenses related to the provision formed initially:

(1) When incurring cash expenses related to the repayment of liabilities which have been formed provisions, record:

Dr 352 - Payable provisions.

Cr 111, 112, 331...

(2) When incurring expenses on warranty of products, goods and construction works related to the payable provision established initially (such as material costs, labor costs, fixed-asset depreciation expenses, outsourced services expenses, etc), record:

(3) In case of not having the independent section on warranty of products, goods and construction works:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dr 621, 622, 623, 627

Dr 133 – Deductible VAT (if any) Cr 152, 153, 214, 331, 334, 338,...

At the end of term, the accountant transfers expenses as follows:

Dr 154 – Work in progress Cr 621, 622, 623, 627.

+ When completing the repairing of products, goods, construction works and transferring them to customer, record:

Cr 352 - Payable provisions.

Dr 641 – Selling expenses (Insufficient payable provision for warranty of products, goods)
Cr 154 – Work in progress.

(4) In case of having the independent section on warranty of products, goods and construction works:

+ Payable for subordinate units, internal units on warranty expenses of products, goods, construction works completed and transferred to customers, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Dr 641 – Selling expenses (Insufficient payable provision for warranty of products, goods)
Cr 336 – Internal payable

+ When paying subordinate units, internal units on warranty expenses of products, goods, construction works, record:

Cr 336 – Internal payable

Cr 111, 112.

3.6. At the end of the accounting year or the interim accounting period (hereinafter referred to as accounting period), the enterprise must calculate and determine the amount of payable provisions needs to be set up:

(1) In case the provision for payables needs to be set up in this accounting period is higher than the unspent provision for payables set up in the previous accounting period, the difference is accounted into expenses, record:

Dr 642 - General administration expenses (6426)

Dr 641 – Selling expenses (According to payable provision for warranty of products, goods)

Cr 352 - Payable provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cr 352 - Payable provisions.

Cr 642 - General administration expenses (6426) Cr 641 – Selling expenses (According to payable provision for warranty of products, goods)

(3) At the end of an accounting year or at the end of an interim accounting period, when determining the payable provision on construction warranty for each construction, record:

Dr 627 - General production expenses              Cr 352 – Provisions for payables

3.7. At the end of the warranty period of the construction, if the construction does not need a warranty, or the amount of provision for payable on construction warranty is higher than real expenses incurred, the difference shall be refunded as follows:

Dr 352 – Provision for payables Cr 711 – Other income.

3.8. In some cases, the enterprise may seek for a third party to pay a part or total expenses of the provision (for example, through insurance contracts, compensations or warranty of suppliers), the third party may refund the amount paid by the enterprises. When the enterprise receives the compensation of a third party to pay a part or total expenses for provision, the accountant shall record:

Dr 111, 112, etc. Cr 711 – Other income.

3.9. Contingent assets shall not be recognized in financial statements since this may result in the recognition of income that may never be realized (For example, an indemnity is being taken legal action by the enterprise when the outcome is uncertain). However, when the acquisition of these items is almost certain, the assets associated with them are no longer a contingent asset (as the enterprise is almost certainly earning the economic benefits from it), assets and income related must be recognized in the financial statements, the accountant shall record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.10. When implementing Accounting Standard 18 – Provisions, contingent assets and contingent liabilities", if there is credit balance on the details of the pre-deducted amounts for warranty expenses for products, goods and construction works on account 335 – Expense payable, the accountant shall transfer the credit balance of account 335 (details of the pre-deducted amounts for warranty expenses for products, goods and construction works) to account 352 - Provisions for payables.

C. DISCLOSURE IN FINANCIAL STATEMENT

1. For each type of provision, the enterprise shall disclose:

a. The carrying amount at the beginning and end of the period;

b. Additional provisions made in the period, including increases to existing provisions;

c. The decrease in provision during the period due to incurring expenses related to the provision formed initially;

d. The decrease in unused provision during the period.

2. Enterprises must disclose in the notes to the financial statements the non-comparative financial information as provided in paragraph 80 to paragraph 87 of Accounting Standard 18 - Provisions, contingent assets and contingent liabilities.

III- GUIDANCE OF THE IMPLEMENTATION OF ACCOUNTING STANDARD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* Adapting to paragraph 14 of Accounting Standard 30 - Earnings per share (promulgated together with Decision No. 100/2005/QD-Btc dated December 28, 2005 of the Minister of Finance): the phrase “và là khoản giảm trừ vào lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp” is abrogated.

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope

This part of the Circular provides and guides the method of calculating basic earnings per share and discloses this indicator in the financial statement. If the enterprise must prepare both separate financial statements and consolidated financial statements, the information on the earnings per share under this accounting standard shall be disclosed in the consolidated financial statements. If the enterprise does not need to prepare the consolidated financial statements, the information on the earnings per share shall be disclosed in the separate financial statements and notes for financial statements.

The objective of diluted earnings per share and disclosure of this indicator in financial statements and other contents specified in accounting standard 30 – Earnings per share will be guided specifically after the Law on Securities and the guiding documents of the Law on Securities have provisions on financial instruments.

2. Calculating method for earnings per share

The enterprise shall calculate and disclose in financial statement the basic earnings per share amounts for profit or loss attributable to shareholders holding common shares of the enterprise. Basic earnings per share shall be calculated by dividing profit or loss allocated to shareholders holding common shares of the enterprise by the weighted average number of ordinary shares outstanding during the period.

Basic earnings per share

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Weighted average number of ordinary shares outstanding during the period

“Profit or loss allocated to shareholders holding common shares” refers to the after-tax profits or losses after being adjusted by preferred share dividends, differences arising from the settlement of preferred shares and similar effects of preferred shares classified as equity.

“The number of ordinary shares used to calculate basic earnings per share” shall be the weighted average number of ordinary shares outstanding during the period. The weighted average number of ordinary shares outstanding during the period and all periods shall be adjusted for events, other than the conversion of potential ordinary shares, that have changed the number of ordinary shares outstanding without a corresponding change in resources.

3. Disclose earnings per share in financial statement

3.1. Joint-stock companies which are parent companies that have to prepare the consolidated financial statements shall disclose the basic earnings per share in the consolidated financial statements but not disclose it in the separate financial statements. In this case, the profit or loss allocated to shareholders holding common shares of the parent company is the profit or loss on the basis of information consolidation in accordance with Accounting Standard 25 - Consolidated Financial Statements and Accounting for Investments in Subsidiaries.

3.2. Joint-stock companies which are independent companies that do not have to prepare the consolidated financial statements shall disclose the basic earnings per share in the separate financial statements but not disclose it in the separate financial statements. In this case, the profit or loss allocated to shareholders holding common shares of the company is the profit or loss of this joint-stock company.

II. Specific provisions

1. Determine the profit or loss allocated to common shares

The profit or loss allocated to shareholders holding common shares shall be calculated by using the profit or loss after corporate income tax during the period minus (-) the decrease amounts adjusted plus (+) the increase amounts adjusted. If the company discloses earnings per share in the consolidated financial statements, the profit or loss after corporate income tax in the period is the profit or loss after corporate income tax calculated on the basis of consolidated information. In case the company discloses in the separate financial statements, the profit or loss after corporate income tax in the period is the profit or loss after tax of the company. The accountants shall, base on the detailed accounting book, monitor the preferred shares and determine the following indicators:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Dividends of preferred shares: Dividends of preferred shares include: Dividends of non-cumulative preferred shares which are not cumulative notified during the reporting period and dividends of cumulative preferred shares arising during the reporting period. Dividends of preferred shares are calculated as follows:

Dividends of preferred shares

=

Rates of dividends of preferred shares

x

Face value of preferred shares

- Non-cumulative preferred share refers to the share that if the company fails to declare dividend payment to the holders of preferred shares due to losses or other reasons, such dividends will not be transferred to  the next period. When determining the profit or loss after tax allocated to common shares, it is necessary to derive profit (loss) during the period minus the dividend of preference shares not accrued that were noticed during the period.

Example: Truong Son Joint Stock Company has an amount of non-cumulative preferred shares of not more than 100 million VND, preferential dividends of 15% per year. Profits (or losses) allocated to shareholders holding common shares in 2002 - 2005 are as follows:

Unit: VND 1,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2002

2003

2004

2005

Profit (loss) after corporate income tax

(50)

10

90

200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-

-

15

15

The profit (or loss) allocated to common shares

(50)

10

75

185

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2004: VND 90,000,000 - VND 15,000,000 = VND 75,000,000

2005: VND 200,000,000 - VND 15,000,000 = VND 185,000,000

- Cumulative preferred share is the type of share that is guaranteed to be paid dividends, even in some accounting periods that the company does not announce payment or just announces partial payment, the outstanding dividends is accrued and the company must pay this dividend before paying dividends of common shares. When calculating the profit or loss after tax allocated to common shares, the profit (loss) after corporate income tax shall be deducted from the preferential dividends arising during the period. This value does not include cumulative preference dividends related to previous periods.

Example: Truong Son Joint Stock Company has an amount of cumulative preference shares of not more than 100 million VND, preferential dividends of 15% per year. Profits (or losses) allocated to shareholders holding common shares in 2002 - 2005 are as follows:

Unit: VND 1,000,000

Indicator

2002

2003

2004

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Profit (loss) after corporate income tax

(50)

10

90

200

Cumulative preferred shares arising during the period

15

15

15

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cumulative preferential dividends

15

30

45

60

The profit (or loss) allocated to common shares

(65)

(5)

75

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



According to the above example, in those years, the cumulative preferential dividend is VND 15,000,000. The cumulative preferential shares are gradually increased during the years, but are only adjusted as a decrease in the profit or loss after the corporate income tax during the period. Excluding other factors, the profit or loss allocated to shareholders holding common shares is:

2002: - VND 50,000,000 - VND 15,000,000 = - VND 65,000,000

2003: VND 10,000,000 - VND 15,000,000 = - VND 5,000,000

2004: VND 90,000,000 - VND 15,000,000 = VND 75,000,000

2005: VND 200,000,000 - VND 15,000,000 = VND 185,000,000

b. The positive difference between the fair value of payments to the owner and the book value of preference shares when joint-stock companies repurchase the preference shares of owners.

When joint-stock companies repurchase the preference shares of owners, the positive difference between the fair value of payments to the owner and the book value of preference shares is deducted (-) from profit (or loss) allocated to shareholders holding common shares of the company to calculate basic earnings per share.

Example: In 2005, Truong Son Joint Stock Company acquired an amount of preferred shares with par value of VND 50,000,000 at the price of VND 80,000,000. The after-tax profit of the company is VND 200,000,000.

According to this example, the positive difference between the fair value of the payment to the owner and the book value of preferred shares = 80,000,000 VND - 50,000,000 VND = 30,000,000 VND. The difference is recognized as a decrease in equity, so it does not affect the income statements of the period. Therefore it must be adjusted as a decrease when calculating the profit or loss allocated to common shares. Excluding other factors, the profit or loss allocated to shareholders holding common shares is calculated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. The positive difference between the fair value of common shares or other payments made under conditions for beneficial conversion at the time of payment and the fair value of the common shares issued under original converting condition.

The positive difference between the fair value of common shares or other payments made under conditions for beneficial conversion is deducted (-) from profit (or loss) allocated to shareholders holding common shares of the company to calculate basic earnings per share.

Example: In 2005, Truong Son Joint Stock Company acquired an amount of preferred shares before due date. In order to do this, the company must pay the holder an additional charge apart from the original commitment of VND 20,000,000. The after-tax profit of the company is VND 200,000,000.

According to this example, the additional charge is recorded as a decrease in owner’s equity and does not affect the income statements of the period. Therefore it must be adjusted as a decrease when calculating the profit or loss allocated to common shares. Excluding other factors, the profit or loss allocated to shareholders holding common shares is calculated as follows:

The profit (or loss) allocated to common shares during the period is VND 200,000,000 - VND 20,000,000 = VND 180,000,000.

1.2 Amounts of increase adjustments in profit or loss after tax:

When joint-stock companies repurchase the preference shares of owners, the positive difference between the fair value of payments to the owner and the book value of preference shares is added the profit (or loss) allocated to shareholders holding common shares of the company to calculate basic earnings per share.

Example: In 2005, Truong Son Joint Stock Company acquired an amount of preferred shares with par value of VND 50,000,000 at the price of VND 40,000,000. The after-tax profit of the company is VND 200,000,000.

According to this example, the positive difference between the fair value of the payment to the owner and the book value of preferred shares = 50,000,000 VND - 40,000,000 VND = 10,000,000 VND. The difference is recognized as an increase in equity, so it does not affect the income statements during the period. Therefore it must be adjusted as an increase when calculating the profit or loss allocated to common shares. Excluding other factors, the profit or loss allocated to shareholders holding common shares is calculated as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. The profit (or loss) allocated to common shares calculating chart

After calculating the adjusted indicators, the accountant shall make calculating chart for the profit or loss allocated to common shares statement as follows:

Truong Son joint-stock company

THE PROFIT (OR LOSS) ALLOCATED TO COMMON SHARES CALCULATING CHART

Unit: ....

Indicator

Value

A

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

2. Decreasing adjustment

 

- Dividends of preferred shares

 

+ Non-cumulative preferred shares

 

First time:

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 ...

 

+ Non-cumulative preferred shares

 

First time:

 

Second time:

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

- The positive difference between the fair value of payments to the owner and the book value of preference shares

 

First time:

 

Second time:

 

...

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

First time:

 

Second time:

 

- ...

 

Total decreasing adjustments

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

- The positive difference between the fair value of payments to the owner and the book value of preference shares

 

First time:

 

Second time:

 

- ...

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

4. The profit (or loss) allocated to common shares

 

Profit or loss allocated to common shares = profit or loss after corporate income tax – total decreasing adjustments + total increasing adjustments

Example: In the case of Truong Son Joint Stock Company, assuming that the abovementioned cases occur, the profit or loss allocated to common shares is determined as follows:

Truong Son joint-stock company

THE PROFIT (OR LOSS) ALLOCATED TO COMMON SHARES CALCULATING CHART

Unit: VND

Indicator

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A

1

1. Profit or loss after corporate income tax

200,000,000

2. Decreasing adjustment

 

- Dividends of preferred shares

 

+ Non-cumulative preferred shares

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Non-cumulative preferred shares

15,000,000

- The positive difference between the fair value of payments to the owner and the book value of preference shares

30,000,000

- The positive difference between the fair value of common shares or other payments made under conditions for beneficial conversion

20,000,000

Total decreasing adjustment

80,000,000

3. Increasing adjustment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The positive difference between the fair value of payments to the owner and the book value of preference shares

10,000,000

Total increasing adjustment

10,000,000

4. The profit (or loss) allocated to common shares

130,000,000

The profit (or loss) allocated to common shares = VND 200,000,000 - VND 80,000,000 + VND 10,000,000 = VND 130,000,000.

2. Determine the number of shares for the purpose of calculating basic earnings per share

2.1. Issuance or re-acquirement of shares:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Average number of ordinary shares outstanding during the period

=

 Number of common shares outstanding at the beginning of the period

+

Number of common shares issued during the period

x

 Number of days the shares are outstanding during the period

-

Number of common shares re-acquired during the period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Number of days the shares are bought during the period

Total number of days in the period

Total number of days in the period

Example: In 2005, Truong Son Joint Stock Company has the numbers of common shares changed as follows: (for simplicity, the number of days in the period is calculated according to the number of months in the period)

Date

Transaction

Number of shares

Par value of shares

(VND 1,000)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(VND 1,000)

Average number of shares

1/1

Beginning of the period

1,000

10

10,000

1,000 x 12/12 = 1,000

31/3

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



600

10

6,000

600 x 9/12 = 450

30/8

acquirement of treasury shares

(150)

10

(1,500)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Total

1,450

 

14,500

1,400

According to the data of the above example:

- The average number of 1,000 shares issued at the beginning of the period is 1,000 x 12/12 = 1,000 shares

- The average number of 600 shares issued from March 31 is 600 x 9/12 = 450 shares

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Weighted average number of common shares outstanding during the period is 1,000 + 450 – 50 = 1,400 shares. Meanwhile, the number of shares outstanding at the end of the period is 1,450.

2.2. Consolidation, split and bonus of shares

a. When splitting shares outstanding, the number of common shares increased is corresponding to the share split ratio. In this case there is no corresponding change in capital. In order to calculate the average number of shares outstanding during the period, the company assumes the split of shares occurred at the beginning of the reporting period.

Example: Continuing the example of Truong Son Joint Stock Company, if on October 30, 2005 Truong Son Joint Stock Company decides to split the number of shares outstanding with the criteria of one share outstanding split into two new shares then after splitting, the company will have 1,450 x 2 = 2,900 shares outstanding with par value of VND 5,000 per share.

When calculating the number of shares for calculation of earnings per share, the company must assume that the share split has been made since January 1, 2005, in which the company calculates the weighted average number of shares as follows:

Date

Transaction

Number of shares

Par value of shares

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Value

(VND 1,000)

Average number of shares

1/1

Beginning of the period

2,000

5

10,000

2,000 x 12/12 = 2,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Issuance

1.200

5

6,000

1,200 x 9/12 = 900

30/8

Acquirement of treasury shares

(300)

5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(300) x 4/12 = (100)

 

 

Total

2,900

 

14,500

2,800

According to the data of the above example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Par value of each share decreases 2 times = VND 10,000 : 2 = VND 5,000

- Total par value = VND 14,500,000, no changes after the split.

- The weighted average number of shares increases 2 times = 1,400 x 2 = 2,800 shares.

b. When consolidating shares, the number of common shares decreased is corresponding to the share consolidation ratio. In this case there is no corresponding change in capital. In order to calculate the average number of shares outstanding during the period, the company assumes the consolidation of shares occurred at the beginning of the reporting period.

Example: Continuing the example of Truong Son Joint Stock Company, if on October 30, 2005 Truong Son Joint Stock Company does not split but consolidates the number of shares outstanding with the criteria of two share outstanding consolidated into one new shares then after the consolidation, the company will have 1,450 : 2 = 725 shares outstanding with par value of VND 20,000 per share.

When calculating the number of shares for calculation of earnings per share, the company must assume that the share consolidation has been made since January 1, 2005, in which the company calculates the weighted average number of shares as follows:

Date

Transaction

Number of shares

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(VND 1,000)

Value

(VND 1,000)

Average number of shares

1/1

Beginning of the period

500

20

10,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



31/3

Issuance

300

20

6,000

300 x 9/12 = 225

30/8

Acquirement of treasury shares

(75)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(1,500)

(75) x 4/12 = (25)

 

Total

725

 

14,500

700

According to the data of the above example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Par value of each share increases 2 times = VND 10,000 x 2 = VND 20,000

- Total par value = VND 14,500,000, no changes after the consolidation.

- The weighted average number of shares decreases 2 times = 1,400 : 2 = 700 shares.

c. When issuing bonus shares, the number of common shares will increase corresponding to the total number of bonus shares for one share outstanding. In this case there is no corresponding change in the capital because the company issues common shares for existing shareholders from undistributed profits without collecting any money.

Example: Continuing the example of Truong Son Joint Stock Company, if at the end of 2005 Truong Son Joint Stock Company decides to issue bonus shares from undistributed profits with the criteria of one share outstanding will be rewarded with 1 new share then after the split, the company will have 1,450 + 1,450 = 2,900 shares with par value of VND 10,000 per share

When calculating the number of shares for calculation of basic earnings per share, the company must assume that the issuance of bonus shares has been performed since January 1, 2005, in which the company calculates the weighted average number of shares as follows:

Date

Transaction

Number of shares

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(VND 1,000)

Value

(VND 1,000)

Average number of shares

1/1

Beginning of the period

2,000

10

20,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



31/3

Issuance

1,200

10

12,000

1,200 x 9/12 = 900

30/8

Acquirement of treasury shares

(300)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(3,000)

(300) x 4/12 = (100)

 

Total

2,900

 

29,000

2,800

According to the data of the above example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Par value of each share does not change = VND 10,000

- Total par value of shares increases VND 14,500,000. However, the undistributed profits also decrease by VND 14,500,000, so the total equity of the company remained unchanged.

- The weighted average number of shares increases 1,400 shares = 1,400 + 1,400 = 2,800 shares.

3. Calculation of basic earnings per share

Basic earnings per share shall be calculated by dividing profit or loss allocated to shareholders holding common shares of the enterprise by the weighted average number of common shares outstanding during the period. Profit or loss allocated to common shares = profit or loss after corporate income tax – total number of decreasing adjustments + total number of increasing adjustments.

Basic earnings per share

=

Profit or loss allocated to common shares (= profit or loss after corporate income tax – total decreasing adjustments + total increasing adjustments)

Weighted average number of ordinary shares outstanding during the period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Issuance or re-acquirement of shares:

Earnings per share = 130,000,000/1,400 = VND 92,800 per share

- Issuance, re-acquirement and split of shares:

Earnings per share = 130,000,000/2,800 = VND 46,400 per share

- Issuance, re-acquirement and consolidation of shares:

Earnings per share = 130,000,000/700 = VND 185,600 per share

- Issuance, re-acquirement and of shares and issuance of bonus shares:

Earnings per share = 130,000,000/2,800 = VND 46,400 per share

4. Retroactive adjustment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The results of calculation per share reflecting the changes in the number of shares shall be disclosed. In addition, the basic earnings per share shall be adjusted due to the effects of errors and adjustments arising from changes in accounting policies according to retroactive regulations and effects of the business consolidation.

5. Disclosure in financial statement

The joint stock company shall disclose additional contents on the income statement such as profit or loss allocated to common shares, average number of shares outstanding during the period and basic earnings per share from the profit (loss) after corporate income tax allocated to shareholders holding common shares of the parent company for all reporting periods. The joint stock company shall disclose basic earnings per share even if the amounts are negative (loss per share).

On the income statement, the joint stock company shall disclose the indicators on basic earnings per share as follows:

When disclosing in the consolidated income statement:

- Profit or loss allocated to shareholders holding common shares calculated on the basis of consolidated information.

-  Average number of ordinary shares outstanding during the period of the parent company;

- Basic earnings per shares disclosed on the basic of consolidated information.

When disclosing in the separate income statement:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-  Average number of ordinary shares outstanding during the period of the independent joint stock company;

-  Basic earnings per share of the independent joint stock company.

6. Disclosure in notes to financial statement

In order to explain the indicators disclosed in the income statement, in the notes to the financial statement, the joint stock company shall disclose additional information as follows:

- Basic earnings per share

Current year

Previous year

+ Profit after corporate income tax

+ Increasing or decreasing adjustments to determine profit or loss allocated to shareholders holding common shares:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Decreasing adjustments

+ Profit or loss allocated to shareholders holding common shares

+ Average common shares outstanding during the period

+ Basic earnings per share

...

...

...

...

...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Recording method:

+ Profits after corporate income tax: According to the data in the income statement.

+ Increasing or decreasing adjustments to determine profit or loss allocated to shareholders holding common shares:

Increasing adjustments: Use data of Column 2 – Increasing adjustments, line Total in the chart of adjusting data.

Decreasing adjustments: Use data of Column 1 – Decreasing adjustments, line Total in the chart of adjusting data.

+ Profit or loss allocated to shareholders holding common shares = profit after corporate income tax – decreasing adjustments + increasing adjustments.

+ Average common shares outstanding during the period.

+ Basic earnings per share.

- Other information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ A detailed report on the impact of each type of financial instrument that affects the basic earnings per share.

IV- IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1- This Circular shall enter into force after 15 days from the date of being published on the Official Gazette. Any regulations contrary to this Circular shall be annulled. Other related accounting issues not guided in this Circular shall comply with effective accounting regimes.

2- Companies and corporations that have specific accounting regimes approved by the Ministry of Finance must, based on 04 accounting standards (batch 5) issued together with Decision No. 100/2005/QD-BTC dated December 28, 2005 and this Circular, issue appropriate guidelines and supplements.

3- Ministries, People’s Committees, Finance Services and Tax Departments of the provinces shall guide the implementation of this Circular. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Thi Bang Tam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


36.785

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.154.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!