KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
928/QĐ-KTNN
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC
PHÒNG TRỰC THUỘC VỤ TỔNG HỢP
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số
916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về
cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
592/QĐ-KTNN ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Tổng hợp;
Căn cứ Quyết định số
1567/QĐ-KTNN ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc
thành lập các phòng trực thuộc Vụ Tổng hợp;
Căn cứ Quyết định số
927/QĐ-KTNN ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc thành
lập Phòng Kế hoạch - Tổng hợp trực thuộc Vụ Tổng hợp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Tổng hợp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp
lãnh đạo Vụ Tổng hợp kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động lập
và quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch chiến lược kiểm
toán của toàn ngành; tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực
hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; quản lý các hoạt động
chung của Vụ; phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương chuẩn bị ý kiến của Kiểm
toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung
ương và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp có nhiệm
vụ và quyền hạn sau:
1. Tổng hợp, xây dựng mục tiêu,
nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm của ngành; tham mưu việc hướng dẫn các đơn
vị trực thuộc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch kiểm toán trung và dài
hạn; thẩm định kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch kiểm toán trung và dài hạn
của các đơn vị trong ngành; chuẩn bị nội dung lấy ý kiến của các bộ, ngành, các
cơ quan của Quốc hội, xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ về kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước; tổng hợp, lập kế hoạch
kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán trung và dài hạn trình Tổng Kiểm toán Nhà nước
phê duyệt và báo cáo Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
2. Tham mưu việc phân giao nhiệm
vụ kiểm toán cho các đơn vị theo kế hoạch đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê
duyệt; theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán của toàn ngành; căn
cứ tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ
phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán năm của ngành.
3. Tham mưu việc phân giao nhiệm
vụ kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Tham mưu việc kiểm toán theo
yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và theo đề nghị của các đơn vị được quy định tại Khoản 12, Điều
63 Luật Kiểm toán nhà nước và các đơn vị không nằm trong kế hoạch kiểm toán
hàng năm của Kiểm toán Nhà nước.
5. Đề xuất việc thành lập các
ban chỉ đạo để thực hiện các cuộc kiểm toán có quy mô rộng cần có sự tham gia của
toàn ngành hoặc của nhiều đơn vị kiểm toán trong toàn ngành.
6. Tham mưu việc thành lập Hội đồng
kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm
toán Nhà nước.
7. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán năm và báo
cáo việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
8. Là đầu mối tham mưu cho lãnh
đạo Vụ kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ
cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử
lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân được phát
hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài
khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Kiểm
toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước
khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán.
9. Tham gia xây dựng và đề xuất
ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên
môn, nghiệp vụ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
10. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; tham mưu và chuẩn bị
ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ
ngân sách trung ương và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
11. Quản lý việc phát hành báo
cáo kiểm toán và tham mưu việc tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo
cáo thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước theo quy định
tại Điều 58, 59 Luật Kiểm toán nhà nước.
12. Tham mưu việc gửi báo cáo kiểm
toán và cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định tại Khoản 8, Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước.
13. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương để tham gia với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Tài chính - Ngân
sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Bộ Tài chính trong việc xem xét, thẩm
tra, giám sát các báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân
sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết
toán ngân sách nhà nước.
14. Tổng hợp, lập kế hoạch công
tác của Vụ; theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch công tác của Vụ; tổng hợp,
lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất của Vụ.
15. Thực hiện công tác tổ chức
cán bộ, văn thư, lưu trữ của Vụ.
16. Phối hợp với các phòng khác
thuộc Vụ thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức
năng của Phòng.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác
khi được lãnh đạo Vụ giao.
Điều 2.
Phòng Ngân sách trung ương có chức năng tham mưu, giúp
lãnh đạo Vụ Tổng hợp quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán
ngân sách trung ương; là đầu mối chủ trì việc chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà
nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và
kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Phòng Ngân sách trung ương có
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tham mưu việc xác định mục
tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách
trung ương; thẩm định, theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng
năm của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân sách trung ương; căn cứ tiến
độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều
chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách
trung ương.
2. Thẩm định kế hoạch kiểm toán
của từng cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương.
3. Thẩm định báo cáo kiểm toán của
các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương trước khi
trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố; đề xuất lãnh đạo Vụ xem
xét, đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ
cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực
kiểm toán ngân sách trung ương; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ
xem xét, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định trưng cầu giám định
chuyên môn đối với các báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách
trung ương.
4. Tham mưu việc thành lập Hội đồng
kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm
toán nhà nước đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương.
5. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán
năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương.
6. Phối hợp với Phòng Kế hoạch -
Tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Vụ kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét,
quyết định việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc
niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân
có liên quan theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành,
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán thuộc
lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương.
7. Tham gia xây dựng và đề xuất
ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên
môn, nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương.
8. Tổng hợp các ý kiến của Kiểm
toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực về dự toán ngân sách của
các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và
các dự án trọng điểm quốc gia; tham mưu và chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước
về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương.
9. Tổng hợp các ý kiến của các
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực về báo cáo quyết
toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa
phương, các dự án đầu tư; là đầu mối chủ trì kiểm toán báo cáo quyết toán ngân
sách nhà nước; tham mưu và chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về báo cáo
quyết toán ngân sách nhà nước.
10. Quản lý việc phát hành báo
cáo kiểm toán và tham mưu việc tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán thuộc
lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương theo quy định tại Điều 58, 59 Luật Kiểm
toán nhà nước.
11. Tham mưu việc gửi báo cáo kiểm
toán và cung cấp kết quả kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung
ương cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 8, Điều 15
Luật Kiểm toán nhà nước.
12. Tham gia với các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban Tài chính - Ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội,
Bộ Tài chính trong việc xem xét, thẩm tra, giám sát các báo cáo về dự toán ngân
sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự
toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
13. Tham mưu việc trả lời khiếu
nại của đơn vị được kiểm toán về những nội dung kết luận, kiến nghị trong các
báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách trung ương.
14. Phối hợp với các phòng khác
thuộc Vụ thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức
năng của Phòng.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác
khi được lãnh đạo Vụ giao.
Điều 3.
Phòng Ngân sách địa phương có chức năng tham mưu, giúp
lãnh đạo Vụ Tổng hợp quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán
ngân sách địa phương; phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương chuẩn bị ý kiến của
Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách
trung ương và kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Phòng Ngân sách địa phương có
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tham mưu việc xác định mục
tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách
địa phương; thẩm định, theo dõi, quản lý việc thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng
năm của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân sách địa phương; căn cứ tiến
độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều
chỉnh việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa
phương.
2. Đề xuất việc kiểm toán báo
cáo quyết toán ngân sách địa phương sau khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết
toán ngân sách mà trước đó chưa kiểm toán.
3. Thẩm định kế hoạch kiểm toán
của từng cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
4. Thẩm định báo cáo kiểm toán của
các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương trước khi
trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố; đề nghị lãnh đạo Vụ xem
xét, đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ
cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực
kiểm toán ngân sách địa phương; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ
xem xét, đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định trưng cầu giám định
chuyên môn đối với các báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa
phương.
5. Tham mưu việc thành lập Hội đồng
kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm
toán nhà nước đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
6. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán
năm đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
7. Phối hợp với Phòng Kế hoạch -
Tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Vụ kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét,
quyết định việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc
niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân
có liên quan theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành,
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán thuộc
lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
8. Tham gia xây dựng và đề xuất
ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên
môn, nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
9. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; tham mưu và chuẩn bị
ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ
ngân sách trung ương và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
10. Quản lý việc phát hành báo
cáo kiểm toán và tham mưu việc tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán thuộc
lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 58, 59 Luật Kiểm
toán nhà nước.
11. Tham mưu việc gửi báo cáo kiểm
toán và cung cấp kết quả kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa
phương cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 8, Điều
15 Luật Kiểm toán nhà nước.
12. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương để tham gia với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Tài chính - Ngân
sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Bộ Tài chính trong việc xem xét, thẩm
tra, giám sát các báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân
sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết
toán ngân sách nhà nước.
13. Tham mưu việc trả lời khiếu
nại của đơn vị được kiểm toán về những nội dung kết luận, kiến nghị trong các
báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán ngân sách địa phương.
14. Phối hợp với các phòng khác
thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ khác có liên quan
đến chức năng của Phòng.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác
khi được lãnh đạo Vụ giao.
Điều 4.
Phòng Đầu tư - Dự án có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo
Vụ Tổng hợp quản lý hoạt động kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự
án và chương trình mục tiêu quốc gia; phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương
kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Phòng Đầu tư - Dự án nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
1. Tham mưu việc xác định mục
tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự
án và chương trình mục tiêu quốc gia; thẩm định, theo dõi, quản lý việc thực hiện
kế hoạch kiểm toán hàng năm của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán đầu tư
- dự án và chương trình mục tiêu quốc gia; căn cứ tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm
toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch
kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục tiêu quốc
gia.
2. Thẩm định kế hoạch kiểm toán
của từng cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình
mục tiêu quốc gia.
3. Thẩm định báo cáo kiểm toán của
các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục
tiêu quốc gia trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký công bố;
đề nghị lãnh đạo Vụ xem xét, đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành cung cấp
tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán của các cuộc
kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục tiêu quốc
gia; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà
nước xem xét, quyết định trưng cầu giám định chuyên môn đối với các báo cáo kiểm
toán thuộc lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Tham mưu thành lập Hội đồng
kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm
toán nhà nước đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục
tiêu quốc gia.
5. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương và Phòng Ngân sách địa phương thẩm định nội dung chi đầu tư trong
báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các bộ, ngành, địa
phương.
6. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán
năm đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục tiêu quốc
gia.
7. Phối hợp với Phòng Kế hoạch -
Tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Vụ kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét,
quyết định việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà
nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc
niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân
có liên quan theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành,
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực hoặc của Trưởng đoàn kiểm toán thuộc
lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục tiêu quốc gia.
8. Tham gia xây dựng và đề xuất
ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên
môn, nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán đầu tư dự án và chương
trình mục tiêu quốc gia.
9. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; tham mưu và chuẩn bị
ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
10. Quản lý việc phát hành báo
cáo kiểm toán và tham mưu việc tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán thuộc
lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định
tại Điều 58, 59 Luật Kiểm toán nhà nước.
11. Tham mưu việc gửi báo cáo kiểm
toán và cung cấp kết quả kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và
chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định tại Khoản 8, Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước.
12. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương để tham gia với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Tài chính - Ngân
sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Bộ Tài chính trong việc xem xét, thẩm
tra, giám sát báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
13. Tham mưu việc trả lời khiếu
nại của đơn vị được kiểm toán về những nội dung kết luận, kiến nghị trong các
báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán đầu tư - dự án và chương trình mục
tiêu quốc gia.
14. Phối hợp với các phòng khác
thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ khác có liên quan
đến chức năng của Phòng.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác
khi được lãnh đạo Vụ giao.
Điều 5.
Phòng Doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng có chức
năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ Tổng hợp quản lý hoạt động kiểm toán đối với
lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng;
phối hợp với Phòng Ngân sách trung ương chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước
về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và kiểm
toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
Phòng Doanh nghiệp và các tổ chức
ngân hàng có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tham mưu việc xác định mục
tiêu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp
nhà nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng; thẩm định, theo dõi, quản lý việc
thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng; căn cứ tiến độ
thực hiện kế hoạch kiểm toán, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Vụ phương án điều chỉnh
việc thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà
nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng.
2. Thẩm định kế hoạch kiểm toán
của từng cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ
chức tài chính - ngân hàng.
3. Thẩm định báo cáo kiểm toán của
các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức
tài chính - ngân hàng trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ký
công bố; đề nghị lãnh đạo Vụ xem xét, đề nghị các đơn vị, cá nhân trong ngành
cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác thẩm định báo cáo kiểm toán của
các cuộc kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức
tài chính - ngân hàng; trong trường hợp cần thiết, đề xuất lãnh đạo Vụ xem xét,
đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước trưng cầu giám định chuyên môn đối với các báo
cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài
chính - ngân hàng.
4. Tham mưu việc uỷ thác hoặc
thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
5. Tham mưu thành lập Hội đồng
kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 25 Luật Kiểm
toán nhà nước đối với lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức
tài chính - ngân hàng.
6. Tổng hợp số liệu kiểm toán, kết
quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và lập báo cáo kết quả kiểm toán
năm đối với lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính -
ngân hàng.
7. Phối hợp với Phòng Kế hoạch -
Tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Vụ kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét,
chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền
kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá
nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc niêm phong tài liệu,
kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề
nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm
toán Nhà nước khu vực hoặc Trưởng đoàn Kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán doanh
nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức tài chính - ngân hàng.
8. Tham mưu xây dựng và đề xuất
ý kiến sửa đổi, bổ sung quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn, nghiệp
vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức
tài chính - ngân hàng.
9. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; tham mưu và chuẩn bị
ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ
ngân sách trung ương và báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
10. Quản lý việc phát hành báo
cáo kiểm toán và tham mưu việc tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán thuộc
lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng
theo quy định tại Điều 58, 59 Luật Kiểm toán nhà nước.
11. Tham mưu việc gửi báo cáo kiểm
toán và cung cấp kết quả kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước
và các tổ chức tài chính - ngân hàng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định tại Khoản 8, Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước.
12. Phối hợp với Phòng Ngân sách
trung ương để tham gia với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Tài chính - Ngân
sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Bộ Tài chính trong việc xem xét, thẩm
tra, giám sát các báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân
sách trung ương, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.
13. Tham mưu việc trả lời khiếu
nại của đơn vị được kiểm toán về những nội dung kết luận, kiến nghị trong các
báo cáo kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức
tài chính - ngân hàng.
14. Phối hợp với các phòng khác
thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ khác có liên quan
đến chức năng của Phòng.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác
khi được lãnh đạo Vụ giao.
Điều 6.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định
số 1572/QĐ-KTNN ngày 30/12/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng trực thuộc
Vụ Tổng hợp.
Việc sửa đổi, bổ sung chức năng,
nhiệm vụ của từng phòng do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo đề nghị của
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Tổng hợp.
Điều 7.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, các tổ
chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Lãnh đạo KTNN;
- Các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Văn phòng Đảng - Đoàn thể KTNN;
- Lưu: VT, TCCB (05).
|
TỔNG
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Vương Đình Huệ
|