QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG,
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA
BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày
25/6/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14
ngày 21/6/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019
và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày
29/6/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số
44/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017
và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ phê duyệt của
Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính tại Phiếu trình số 1342-PTr/VPBCSĐ ngày 01/4/2024
của Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định
phân cấp quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ
thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Bộ Tài chính.
Điều
2. Bãi bỏ các quy định sau:
1. Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/7/2018 của Bộ Tài chính về
việc phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng
công nghệ thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các đơn vị dự toán ngân
sách thuộc Bộ Tài chính;
2. Quyết định số 2469/QĐ-BTC ngày 29/11/2022 của Bộ Tài chính về
sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/07/2018 của Bộ Tài
chính;
3. Quyết định số 394/QĐ-BTC ngày 26/3/2018 của Bộ Tài chính phân
cấp thẩm quyền quyết định việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công tại các
đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính;
4. Khoản 1 Điều 3 Quy chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 938/QĐ-BTC ngày 7/3/2007 của Bộ
Tài chính;
5. Điều 1
Quyết định số 737/QĐ-BTC ngày 03/5/2019 của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh,
bổ sung Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày
26/7/2018 và thay thế một nội dung của Công văn số 4890/BTC-KHTC ngày 27/4/2018
của Bộ Tài chính;
6. Quyết định số 1333/QĐ-BTC ngày 01/7/2022 của Bộ Tài chính quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, KHTC (12 b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Chi
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 899/QĐ-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2024 của Bộ Tài
chính)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định
phân cấp quản lý tài chính; tài sản công (thuộc phạm vi được phân cấp quy định
tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày
26/12/2017 của Chính phủ); đầu tư xây dựng; ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm
tra, kiểm toán nội bộ của Bộ Tài chính.
2. Quy định này áp dụng đối
với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án, chương
trình thuộc Bộ Tài chính (sau đây gọi là các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài
chính).
Điều
2. Giải thích từ ngữ và quy định chung
1. Vốn đầu tư công gồm: vốn
ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Dự toán chi thường
xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện các dự án đầu tư, mua sắm, sửa chữa
theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3. Tổng cục trưởng và
tương đương gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước,
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc Bộ Tài chính, gồm: Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Thời báo
Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Nhà Xuất bản Tài chính, Học viện Tài
chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Kế toán,
Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính -
Marketing.
5. Các đơn vị cấp Tổng cục
gồm: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
6. Các đơn vị dự toán còn
lại thuộc Bộ Tài chính: Các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính, trừ các đơn vị
quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
7. Đơn vị dự toán cấp II
thuộc Bộ Tài chính là đơn vị dự toán ngân sách được Bộ trưởng Bộ Tài chính (đơn
vị dự toán cấp I) giao dự toán ngân sách nhưng không phải là đơn vị sử dụng
ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước.
8. Thực hiện lập, thẩm định,
quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư; quyết toán
vốn đầu tư hoàn thành đối với các dự án sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều
này theo quy định của pháp luật về đầu tư công và quy định pháp luật có liên
quan.
Chương
II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều
3. Đối với lĩnh vực tài chính (không bao gồm
dự toán, quyết toán chi mua hàng dự trữ quốc gia)
1. Bộ trưởng Bộ Tài
chính:
1.1. Thông báo số kiểm
tra dự toán thu, chi NSNN hàng năm và số trần chi NSNN 3 năm cho các đơn vị dự
toán thuộc Bộ Tài chính.
1.2. Quyết định phân bổ dự
toán, giao dự toán, điều chỉnh dự toán thu, chi NSNN cho các đơn vị dự toán thuộc
Bộ Tài chính.
1.3. Quyết định kế hoạch
và nội dung sử dụng đối với các nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ
Tài chính.
1.4. Thông báo quyết toán
thu, chi NSNN hàng năm cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính.
1.5. Báo cáo các cơ quan
quản lý nhà nước:
a) Báo cáo dự toán thu,
chi ngân sách hàng năm và Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm của Bộ Tài chính (cấp
I).
b) Báo cáo tổng hợp dự
toán đã phân bổ, giao, điều chỉnh của các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính để
kiểm tra phân bổ, điều chỉnh dự toán và phê duyệt dự toán trên hệ thống TABMIS
(trừ trường hợp tại khoản 5 Điều này).
c) Báo cáo tình hình thực
hiện dự toán thu, chi NSNN của Bộ Tài chính (cấp I) gửi các cơ quan quản lý nhà
nước theo quy định.
d) Báo cáo tài chính tổng
hợp, Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm của Bộ Tài chính (cấp I).
đ) Quyết định công khai dự
toán, quyết toán thu, chi NSNN hàng năm của Bộ Tài chính (cấp I).
e) Báo cáo tình hình thực
hiện công khai: dự toán giao đầu năm và quyết toán NSNN hàng năm của Bộ Tài
chính (cấp I).
g) Báo cáo công khai tình
hình thực hiện dự toán thu, chi NSNN của Bộ Tài chính (cấp I); Báo cáo khác của
Bộ Tài chính (cấp I).
1.6. Quyết định giao quyền
tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính (không gồm:
các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Tổng cục, Cục thuộc Bộ Tài chính; các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài
chính và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
các Tổng cục, Cục thuộc Bộ Tài chính).
1.7. Quyết định giao nhiệm
vụ cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính (không gồm các nhiệm vụ do Thủ trưởng
các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính phê duyệt tại điểm 2.4, 2.5 khoản 2 Điều
này) để làm căn cứ lập, phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm
theo quy định.
1.8. Giao Cục Kế hoạch -
Tài chính thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài chính ký các thông báo, báo cáo tại điểm
1.1, 1.4 và tiết c, e, g điểm 1.5 khoản 1 Điều này.
2. Thủ trưởng các đơn vị
dự toán cấp II thuộc Bộ Tài chính:
2.1. Quyết định phân bổ dự
toán, giao dự toán, điều chỉnh dự toán thu, chi NSNN cho các đơn vị dự toán thuộc
phạm vi quản lý theo quy định.
2.2. Báo cáo Bộ Tài chính
(qua Cục Kế hoạch - Tài chính) về tổng hợp dự toán đã phân bổ, giao, điều chỉnh
của các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý (kèm theo các tài liệu có liên
quan theo quy định của pháp luật ngân sách, đồng thời thuyết minh rõ sự cần thiết,
căn cứ điều chỉnh và kiểm tra, báo cáo số dư dự toán của các đơn vị sử dụng
ngân sách có liên quan) để Bộ Tài chính (cấp I) tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính
(quản lý nhà nước) để kiểm tra phân bổ, điều chỉnh dự toán và phê duyệt dự toán
trên hệ thống TABMIS.
2.3. Quyết định giao quyền
tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý (không
gồm: các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ
Tài chính tại điểm 1.6 khoản 1 Điều này; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm
quyền quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thuộc Tổng cục,
Cục thuộc Bộ Tài chính).
2.4. Quyết định phê duyệt
danh mục và kinh phí, giao nhiệm vụ thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ
cấp cơ sở.
2.5. Quyết định giao nhiệm
vụ cho đơn vị sử dụng ngân sách thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ lập, phân bổ
và giao dự toán chi thường xuyên NSNN hằng năm theo quy định.
3. Cục Kế hoạch - Tài
chính tổng hợp trình Bộ phê duyệt các nội dung từ điểm 1.1 đến điểm 1.7 khoản 1
Điều này.
4. Viện Chiến lược và
chính sách tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế,
phí và lệ phí, Văn phòng Bộ Tài chính và các đơn vị khác theo phân công của Bộ
tổng hợp trình Bộ phê duyệt một số nội dung tại điểm 1.7 khoản 1 Điều này.
5. Trường hợp các đơn vị
dự toán cấp II thuộc Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh dự toán cho các đơn vị dự
toán thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này: trong
thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo và các tài liệu
có liên quan theo quy định của pháp luật ngân sách do đơn vị dự toán cấp II thuộc
Bộ Tài chính gửi), Cục Kế hoạch - Tài chính rà soát, thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài
chính ký Công văn của Bộ Tài chính (cấp I) gửi Bộ Tài chính (quản lý nhà nước)
để kiểm tra, phê duyệt điều chỉnh dự toán trên hệ thống TABMIS và gửi Lãnh đạo
Bộ (để báo cáo), gửi Kho bạc Nhà nước (để phối hợp thực hiện). Trường hợp không
thống nhất, yêu cầu đơn vị thuyết minh giải trình.
Điều
4. Đối với lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng
1. Bộ trưởng Bộ Tài
chính:
1.1. Quyết định phê duyệt
quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý theo Luật Quy hoạch và Luật
Dự trữ quốc gia.
1.2. Quyết định và quyết
định điều chỉnh chủ trương đầu tư:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
Tài chính; dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị
sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc Bộ Tài chính; dự án nhóm
A, B sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi
thường xuyên thuộc Bộ Tài chính.
c) Dự án sử dụng dự toán
quy định tại khoản 2 Điều 2 có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng
trở lên.
1.3. Đề xuất cấp có thẩm
quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm nguồn
NSNN của Bộ Tài chính; thông báo danh mục và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn
nguồn NSNN được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính.
1.4. Quyết định phân bổ
chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm (gồm giao đầu năm và điều chỉnh, bổ
sung trong năm) danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các đơn vị dự toán
thuộc Bộ Tài chính.
1.5. Quyết định phê duyệt
kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm:
a) Dự án sử dụng dự toán
quy định tại khoản 2 Điều 2 có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng
trở lên của các đơn vị cấp Tổng cục.
b) Dự án sử dụng kinh phí
không thực hiện tự chủ, kinh phí chi thường xuyên, không giao tự chủ của các
đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính, trừ quy định tại tiết a điểm này và điểm 2.2
khoản 2 Điều này.
1.6. Quyết định giao nhiệm
vụ tổ chức lập quy hoạch và phê duyệt dự toán nhiệm vụ quy hoạch; giao nhiệm vụ
chuẩn bị đầu tư dự án.
1.7. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư và quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành:
a) Dự án nhóm A sử dụng vốn
đầu tư công nguồn NSNN của các đơn vị cấp Tổng cục, các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Bộ; dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN của các đơn vị
dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính.
b) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
Tài chính.
c) Dự án nhóm A sử dụng dự
toán quy định tại khoản 2 Điều 2 của các Tổng cục, các đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc Bộ; dự án nhóm A, B, C sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên của các
đơn vị dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính.
1.8. Báo cáo Bộ Tài chính
(quản lý nhà nước) về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN theo niên độ ngân sách
hằng năm, tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm, tình
hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
2. Tổng cục trưởng và
tương đương:
2.1. Quyết định đầu tư, điều
chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng
dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2, trừ trường hợp quy định
tại khoản 5 Điều này.
c) Đối với các dự án nhóm
B, lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Vụ Đầu tư, Cục Kế hoạch
- Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê duyệt quyết định đầu
tư, điều chỉnh quyết định đầu tư.
2.2. Quyết định phê duyệt
kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm đối với dự án sử dụng dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2 có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
3. Thủ trưởng các đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính
3.1. Quyết định và quyết
định điều chỉnh chủ trương đầu tư:
a) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi
thường xuyên.
c) Dự án nhóm C sử dụng vốn
đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần
chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
d) Đối với chủ trương đầu
tư dự án của các Trường/Học viện thuộc Bộ Tài chính có Hội đồng Trường, phải được
Hội đồng Trường thông qua theo quy định và quy chế hoạt động của Hội đồng Trường.
3.2. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị.
c) Dự án nhóm B, C sử dụng
dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2, trừ trường hợp quy định
tại khoản 5 Điều này.
d) Đối với các dự án nhóm
B trở lên, lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Vụ Đầu tư, Cục Kế
hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê duyệt quyết
định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư.
4. Thủ trưởng các đơn vị
dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu
tư, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án sử dụng dự toán
quy định tại khoản 2 Điều 2 có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
5. Thủ trưởng các đơn vị
dự toán được giao quản lý, sử dụng tài sản quyết định bảo dưỡng, sửa chữa đối với
các công trình, hạng mục có chi phí dưới 500 triệu đồng.
6. Các đơn vị dự toán thuộc
Bộ Tài chính gửi Cục Kế hoạch - Tài chính 01 bản kèm theo hồ sơ, tài liệu
liên quan ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh (nếu có): Chủ trương đầu
tư, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời
thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quyết định phê duyệt quyết toán đối
với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên; quyết định phê duyệt báo
cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp
đồng và quyết định phê duyệt quyết toán đối với dự án sử dụng dự toán quy định
tại khoản 2 Điều 2 có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên; quyết định
phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm.
Điều
5. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT)
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính
1.1. Quyết định và quyết
định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính, của
các đơn vị cấp Tổng cục, các đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị dự toán
còn lại thuộc Bộ Tài chính.
Cục Tin học và Thống kê
tài chính hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT và thẩm định,
tổng hợp trình Bộ xem xét, phê duyệt.
1.2. Quyết định và quyết
định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án ứng dụng CNTT:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự nhóm A, B, C sử dụng
vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài
chính; dự án nhóm A sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công
lập tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc Bộ Tài chính; dự án nhóm A, B sử dụng vốn
từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Bộ
Tài chính.
c) Dự án sử dụng dự toán
quy định tại khoản 2 Điều 2.
1.3. Đề xuất cấp có thẩm
quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm nguồn
NSNN của Bộ Tài chính; thông báo danh mục và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn
nguồn NSNN được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính.
1.4. Quyết định phân bổ
chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm (gồm giao đầu năm và điều chỉnh, bổ
sung trong năm) danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các đơn vị dự toán
thuộc Bộ Tài chính.
1.5. Giao nhiệm vụ chuẩn
bị đầu tư, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với các dự án.
1.6. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư và quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành:
a) Dự án nhóm A sử dụng vốn
đầu tư công nguồn NSNN của các đơn vị cấp Tổng cục, các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Bộ; dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN của các đơn vị
dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính.
b) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
Tài chính.
c) Dự án nhóm A sử dụng dự
toán quy định tại khoản 2 Điều 2 của các Tổng cục, các đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; dự án nhóm A, B, C sử dụng dự toán quy định tại
khoản 2 Điều 2 của các đơn vị dự toán còn lại thuộc Bộ Tài
chính.
1.7. Báo cáo Bộ Tài chính
(quản lý nhà nước) về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN theo niên độ ngân
sách nhà nước hàng năm, tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành
trong năm, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
1.8. Quyết định phê duyệt
kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm đối với:
a) Dự án quy định tại tiết
c điểm 1.2 khoản 1 Điều này.
b) Hoạt động ứng dụng
CNTT có tổng mức dự toán của từng danh mục từ 15 tỷ đồng trở lên của các đơn vị
cấp Tổng cục.
c) Hoạt động ứng dụng
CNTT sử dụng kinh phí không thực hiện tự chủ, kinh phí chi thường xuyên không
giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, các đơn vị dự toán còn
lại thuộc Bộ Tài chính.
1.9. Quyết định phê duyệt
Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (trừ quy định tại
điểm 2.3 khoản 2, điểm 3.3 khoản 3 và điểm 4.1 khoản 4 Điều này).
1.10. Quyết định mua sắm
tài sản CNTT (trừ quy định tại tiết c điểm 1.2 khoản 1 Điều này).
- Có tổng mức dự toán từ
500 tỷ đồng trở lên của các đơn vị cấp Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
Tài chính.
- Có tổng mức dự toán từ
15 tỷ đồng trở lên của các đơn vị dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính.
2. Tổng cục trưởng và
tương đương:
2.1. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng
dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2.
c) Cục/Vụ Tài vụ - Quản
trị chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên môn về CNTT thuộc đơn vị cấp Tổng cục
thẩm định dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng các đơn vị cấp Tổng cục.
d) Đối với dự án nhóm B,
lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống kê tài
chính, Vụ Đầu tư, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết)
trước khi phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư.
2.2. Quyết định phê duyệt
kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm đối với các hoạt động ứng dụng CNTT có tổng
mức dự toán của từng hoạt động dưới 15 tỷ đồng.
2.3. Quyết định phê duyệt
kế hoạch thuê dịch vụ CNTT có dự toán thuê dưới 500 tỷ đồng.
Cục/Vụ Tài vụ - Quản trị
chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên môn về CNTT thuộc đơn vị cấp Tổng cục thẩm
định Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng các
đơn vị cấp Tổng cục.
Đối với kế hoạch thuê dịch
vụ CNTT có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng trở lên đến dưới 500 tỷ đồng, lấy ý
kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống kê tài
chính, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi
phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ.
2.4. Quyết định phê duyệt
Đề cương và dự toán chi tiết các hoạt động ứng dụng CNTT của đơn vị.
2.5. Quyết định hoặc quy
định mua sắm tài sản CNTT (trừ quy định tại tiết c điểm 1.2 khoản 1 Điều này)
có tổng mức dự toán dưới 500 tỷ đồng.
Đối với quyết định mua sắm
có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng trở lên đến dưới 500 tỷ đồng, lấy ý kiến các
đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Kế
hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê duyệt quyết
định mua sắm.
3. Thủ trưởng các đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính:
3.1. Quyết định chủ
trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư:
a) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường
xuyên.
c) Dự án nhóm C sử dụng vốn
đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi
thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
d) Đối với chủ trương đầu
tư dự án của các Trường/Học viện thuộc Bộ Tài chính có Hội đồng Trường, phải được
Hội đồng Trường thông qua theo quy định và quy chế hoạt động của Hội đồng Trường.
3.2. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị.
c) Dự án nhóm B, C sử dụng
dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2.
d) Đối với dự án nhóm B
trở lên, lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống
kê tài chính, Vụ Đầu tư, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần
thiết) trước khi phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư.
3.3. Quyết định phê duyệt
Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT của đơn vị (trừ quy định tại điểm a nêu trên) có dự
toán dưới 500 tỷ đồng.
Đối với kế hoạch thuê dịch
vụ CNTT có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng trở lên đến dưới 500 tỷ đồng, lấy ý
kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống kê tài
chính, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi
phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ.
3.4. Quyết định phê duyệt
Đề cương và dự toán chi tiết các hoạt động ứng dụng CNTT của đơn vị.
3.5. Quyết định mua sắm
tài sản CNTT (trừ quy định tại tiết c điểm 1.2 khoản 1 Điều này) có tổng mức dự
toán dưới 500 tỷ đồng.
Đối với quyết định mua sắm
có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng trở lên đến dưới 500 tỷ đồng, lấy ý kiến các
đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Tin học và Thống kê tài chính, Cục Kế
hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê duyệt quyết
định mua sắm.
4. Thủ trưởng các đơn vị
dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính:
4.1. Quyết định phê duyệt
Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT có tổng mức dự toán dưới 15 tỷ đồng.
4.2. Quyết định phê duyệt
Đề cương và dự toán chi tiết hoạt động ứng dụng CNTT của đơn vị.
4.3. Quyết định mua sắm
tài sản CNTT có tổng mức dự toán dưới 15 tỷ đồng.
5. Cục Kế hoạch - Tài
chính chủ trì phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính:
5.1. Thẩm định nội bộ đối
với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án
CNTT do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thẩm định Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi.
5.2. Thẩm định nội bộ đối
với dự án CNTT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
5.3. Thẩm định báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư dự án CNTT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng:
a) Cục Tin học và Thống
kê tài chính:
- Thẩm định sự cần thiết
đầu tư dự án, các điều kiện thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp về quy hoạch,
kế hoạch liên quan.
- Thẩm định mục tiêu, quy
mô, địa điểm và phạm vi đầu tư.
- Thẩm định nội dung liên
quan đến kỹ thuật, công nghệ của dự án.
- Phối hợp thẩm định dự
kiến tổng mức đầu tư của dự án.
b) Cục Kế hoạch - Tài
chính:
- Thẩm định về trình tự,
thủ tục đầu tư.
- Thẩm định dự kiến tổng
mức đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của dự án.
- Thẩm định các nội dung
khác theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp kết quả thẩm định,
trình Bộ xem xét, phê duyệt.
5.4. Thẩm định dự án CNTT
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng:
a) Cục Tin học và Thống
kê tài chính:
- Thẩm định nội bộ thiết
kế cơ sở dự án/thiết kế chi tiết dự án CNTT theo hình thức báo cáo kinh tế kỹ
thuật đối với dự án do Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế.
- Thẩm định nội dung liên
quan đến kỹ thuật, công nghệ của dự án; Thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế chi
tiết dự án CNTT theo hình thức báo cáo kinh tế kỹ thuật.
b) Cục Kế hoạch - Tài
chính:
- Thẩm định về trình tự,
thủ tục đầu tư.
- Thẩm định tổng mức đầu
tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn của dự án.
- Thẩm định nội dung liên
quan đến kỹ thuật, công nghệ của dự án; thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế chi
tiết dự án CNTT theo hình thức báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án do Cục
Tin học và Thống kê tài chính làm chủ đầu tư.
- Thẩm định các nội dung
khác theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp kết quả thẩm định,
trình Bộ xem xét, phê duyệt.
5.5. Thẩm định kế hoạch
thuê dịch vụ CNTT đối với kế hoạch thuê thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng.
a) Cục Tin học và Thống
kê tài chính thẩm định nội dung liên quan đến kỹ thuật, công nghệ của kế hoạch
thuê dịch vụ CNTT; phối hợp thẩm định tổng dự toán của kế hoạch thuê dịch vụ
CNTT đối với kế hoạch thuê dịch vụ CNTT không do Cục Tin học và Thống kê tài
chính làm chủ đầu tư.
b) Cục Kế hoạch - Tài
chính:
- Thẩm định về trình tự,
thủ tục kế hoạch thuê dịch vụ CNTT.
- Thẩm định dự toán, nguồn
vốn, khả năng cân đối vốn của kế hoạch thuê dịch vụ CNTT.
- Thẩm định nội dung liên
quan đến kỹ thuật, công nghệ của kế hoạch thuê dịch vụ CNTT đối với kế hoạch
thuê dịch vụ CNTT do Cục Tin học và Thống kê tài chính làm chủ đầu tư.
- Tổng hợp kết quả thẩm định,
trình Bộ xem xét, phê duyệt.
6. Các đơn vị dự toán thuộc
Bộ Tài chính gửi Cục Kế hoạch - Tài chính và Cục Tin học và Thống kê tài chính
01 bản kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt
điều chỉnh (nếu có): Chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, kế
hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và
quyết định phê duyệt quyết toán đối với dự án; quyết định mua sắm/kế hoạch
thuê, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng đối với
hoạt động mua sắm/thuê dịch vụ CNTT có giá trị từ 15 tỷ đồng trở lên; quyết định
phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên; quyết định
phê duyệt danh mục dự toán hằng năm.
Điều
6. Đối với lĩnh vực quản lý tài sản công
1. Bộ trưởng Bộ Tài
chính:
1.1. Quyết định và quyết
định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm A, B, C sử dụng
vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài
chính; dự án nhóm A sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công
lập tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc Bộ Tài chính; dự án nhóm A, B sử dụng vốn
từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Bộ
Tài chính.
c) Dự án sử dụng dự toán
quy định tại khoản 2 Điều 2.
1.2. Đề xuất cấp có thẩm
quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm nguồn
NSNN của Bộ Tài chính; thông báo danh mục và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn
nguồn NSNN được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính.
1.3. Quyết định phân bổ
chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm (gồm giao đầu năm và điều chỉnh, bổ
sung trong năm) danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các đơn vị dự toán
thuộc Bộ Tài chính.
1.4. Giao nhiệm vụ chuẩn
bị đầu tư, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với các dự án.
1.5. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư và quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành:
a) Dự án nhóm A sử dụng vốn
đầu tư công nguồn NSNN của các đơn vị cấp Tổng cục, các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Bộ; dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn đầu tư công nguồn NSNN của các đơn vị
dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính.
b) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
Tài chính.
c) Dự án nhóm A sử dụng dự
toán quy định tại khoản 2 Điều 2 của các Tổng cục, các đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính; dự án nhóm A, B, C sử dụng dự toán
quy định tại khoản 2 Điều 2 của các đơn vị dự toán còn lại
thuộc Bộ Tài chính.
1.6. Báo cáo Bộ Tài chính
(quản lý nhà nước) về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN theo niên độ ngân
sách nhà nước hàng năm, tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành
trong năm, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
1.7. Phê duyệt kế hoạch,
danh mục dự toán hằng năm đối với:
a) Dự án quy định tại tiết
c điểm 1.1 khoản 1 Điều này.
b) Nhiệm vụ mua sắm,
thuê, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công và nhiệm vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ
khác (không thuộc định mức chi quản lý hành chính theo quy định) có tổng mức dự
toán của từng danh mục từ 15 tỷ đồng trở lên của các đơn vị cấp Tổng cục.
c) Nhiệm vụ mua sắm,
thuê, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản công và nhiệm vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ
khác (sử dụng kinh phí không thực hiện tự chủ, kinh phí chi thường xuyên không
giao tự chủ) của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị dự
toán còn lại thuộc Bộ Tài chính.
1.8. Quyết định mua sắm:
a) Tài sản thuộc danh mục
mua sắm tập trung cấp bộ của Bộ Tài chính
b) Tài sản công (trừ quy
định tại tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều này):
- Có tổng mức dự toán từ
500 tỷ đồng trở lên của các đơn vị cấp Tổng cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
Tài chính.
- Có tổng mức dự toán từ
15 tỷ đồng trở lên của các đơn vị dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính.
1.9. Quyết định điều chuyển
tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài
chính (trừ quy định tại điểm 2.3 khoản 2, điểm 3.3 khoản 3, điểm 4.3 khoản 4 Điều
này).
1.10. Quyết định xử lý
tài sản công (trừ quy định tại điểm 2.6 khoản 2, điểm 3.6 khoản 3, điểm 4.2 khoản
4 Điều này).
1.11. Quyết định khoán
kinh phí sử dụng nhà ở công vụ, khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị và tài
sản công khác (trừ quy định tại điểm 2.7 khoản 2, điểm 3.7 khoản 3 Điều này).
2. Tổng cục trưởng và
tương đương:
2.1. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng
dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2.
c) Đối với dự án nhóm B,
lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản, Vụ Đầu
tư, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê
duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư.
2.2. Quyết định phê duyệt
kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm (các nội dung không thuộc định mức chi quản
lý hành chính theo quy định) đối với nhiệm vụ mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng
tài sản công và nhiệm vụ mua sắm hàng hóa, dịch vụ khác có tổng mức dự toán của
từng danh mục dưới 15 tỷ đồng.
2.3. Quyết định điều chuyển
tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2.4. Quyết định hoặc quy
định mua sắm tài sản công (trừ quy định tại tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều này)
có tổng mức dự toán dưới 500 tỷ đồng.
Đối với quyết định mua sắm
có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng trở lên đến dưới 500 tỷ đồng, lấy ý kiến các
đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản, Cục Kế hoạch - Tài
chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê duyệt quyết định mua sắm.
2.5. Quyết định hoặc quy
định thuê tài sản công đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2.6. Quyết định hoặc quy
định xử lý tài sản công (thu hồi; bán; thanh lý; tiêu hủy; xử lý tài sản trong
trường hợp bị mất, bị hủy hoại) đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2.7. Quyết định hoặc quy
định khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ, khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết
bị và tài sản công khác đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2.8. Tổng cục trưởng Tổng
cục Dự trữ nhà nước quyết định khai thác kho dự trữ quốc gia thuộc Tổng cục Dự
trữ nhà nước theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến các đơn vị liên quan
thuộc Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị
khác (nếu cần thiết).
3. Thủ trưởng các đơn vị
sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính:
3.1. Quyết định chủ
trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư:
a) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi
thường xuyên và chi đầu tư.
b) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường
xuyên.
c) Dự án nhóm C sử dụng vốn
đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi
thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
d) Đối với chủ trương đầu
tư dự án của các Trường/Học viện thuộc Bộ Tài chính có Hội đồng Trường, phải được
Hội đồng Trường thông qua theo quy định và quy chế hoạt động của Hội đồng Trường.
3.2. Quyết định đầu tư,
điều chỉnh quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng
vốn đầu tư công nguồn NSNN.
b) Dự án nhóm A, B, C sử
dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị.
c) Dự án nhóm B, C sử dụng
dự toán quy định tại khoản 2 Điều 2.
d) Đối với dự án nhóm B
trở lên, lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản,
Vụ Đầu tư, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước
khi phê duyệt quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư.
3.3. Quyết định điều chuyển
tài sản công giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3.4. Quyết định mua sắm
tài sản công (trừ quy định tại tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều này) có tổng mức dự
toán dưới 500 tỷ đồng.
Đối với quyết định mua sắm
có tổng mức dự toán từ 45 tỷ đồng trở lên đến dưới 500 tỷ đồng, lấy ý kiến các
đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính: Cục Quản lý công sản, Cục Kế hoạch - Tài
chính và các đơn vị khác (nếu cần thiết) trước khi phê duyệt quyết định mua sắm.
3.5. Quyết định thuê tài
sản công đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý
3.6. Quyết định xử lý tài
sản công (thu hồi; bán; thanh lý; tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất,
bị hủy hoại) đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3.7. Quyết định khoán
kinh phí sử dụng nhà ở công vụ, khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị và tài
sản công khác đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
4. Thủ trưởng các đơn vị
dự toán còn lại thuộc Bộ Tài chính:
4.1. Quyết định mua sắm
tài sản công (trừ quy định tại tiết c điểm 1.1 khoản 1 Điều này) có tổng mức dự
toán dưới 15 tỷ đồng.
4.2. Quyết định xử lý tài
sản công:
a) Bán tài sản có nguyên
giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động
sự nghiệp, xe ô tô).
b) Thanh lý tài sản có
nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ nhà làm việc, công trình
sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô).
c) Thu hồi, tiêu hủy, xử
lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
4.3. Quyết định điều chuyển
tài sản công giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
5. Chủ đầu tư quyết định
thanh lý, phá dỡ nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để
thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Các đơn vị dự toán thuộc
Bộ Tài chính gửi Cục Kế hoạch - Tài chính 01 bản kèm theo hồ sơ, tài liệu liên
quan ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh (nếu có): Chủ trương đầu
tư, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời
thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng và quyết định phê duyệt quyết toán đối
với dự án; quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà
thầu và hợp đồng đối với mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 15 tỷ
đồng trở lên; quyết định phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán hằng năm; quyết định
điều chuyển, xử lý tài sản công là nhà, đất, tài sản có nguyên giá từ 500 triệu
đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.
Điều
7. Đối với lĩnh vực Kiểm tra, kiểm toán nội bộ
1. Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
1.1. Phê duyệt các quy chế,
quy trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
1.2. Phê duyệt kế hoạch
kiểm tra, kiểm toán nội bộ hằng năm, đột xuất đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài
chính.
2. Cục trưởng Cục Kế hoạch
- Tài chính.
2.1. Xây dựng các quy chế,
quy trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ trình Bộ phê duyệt.
2.2. Hướng dẫn các đơn vị
xây dựng kế hoạch, tổng hợp trình Bộ phê duyệt kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội
bộ hằng năm của Bộ Tài chính.
2.3. Tổ chức triển khai
thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo kế hoạch hằng năm, đột xuất được duyệt;
thông báo kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định.
2.4. Tổng hợp báo cáo Bộ
kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ, đột xuất của các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính.
2.5. Theo dõi, đôn đốc
công tác tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ do các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính chủ trì thực hiện.
3. Cục trưởng Cục Tin học
và Thống kê tài chính
3.1. Xây dựng các quy chế,
quy trình kiểm tra về CNTT và thống kê trình Bộ phê duyệt.
3.2. Hướng dẫn các đơn vị
xây dựng kế hoạch, tổng hợp trình Bộ phê duyệt kế hoạch kiểm tra về CNTT và thống
kê hằng năm của Bộ Tài chính.
3.3. Tổ chức triển khai
thực hiện kiểm tra về CNTT và thống kê theo kế hoạch hằng năm, đột xuất được
duyệt; thông báo kết quả kiểm tra về CNTT và thống kê theo quy định.
3.4. Tổng hợp báo cáo Bộ
kết quả kiểm tra về CNTT và thống kê định kỳ, đột xuất của các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính.
3.5. Theo dõi, đôn đốc
công tác tổ chức thực hiện kiểm tra về CNTT và thống kê do các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính chủ trì thực hiện.
4. Tổng cục trưởng và
tương đương.
4.1. Xây dựng kế hoạch kiểm
tra, kiểm toán nội bộ hằng năm, đột xuất đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản
lý, báo cáo Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính).
Riêng việc xây dựng kế hoạch
kiểm tra CNTT và thống kê hằng năm, đột xuất đối với các đơn vị thuộc phạm vi
quản lý, báo cáo Bộ (qua Cục Tin học và thống kê tài chính).
4.2. Tổ chức triển khai
thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo kế hoạch hằng năm, đột xuất được duyệt;
thông báo kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định.
4.3. Tổng hợp kết quả kiểm
tra, kiểm toán nội bộ định kỳ, đột xuất của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý,
báo cáo Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính).
Riêng việc tổng hợp kết
quả kiểm tra CNTT và thống kê định kỳ, đột xuất của các đơn vị thuộc phạm vi quản
lý, báo cáo Bộ (qua Cục Tin học và thống kê tài chính).
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
8. Cục Kế hoạch - Tài chính
1 .Theo dõi, giám sát việc
thực hiện các quy định tại Quyết định này.
2. Chủ trì thực hiện các
nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại
quyết định này, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định (trừ quy định
tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 5).
3. Tổng hợp, đề xuất báo
cáo Bộ trưởng xem xét điều chỉnh, bổ sung về phân cấp phù hợp quy định của pháp
luật.
Điều
9. Các đơn vị được phân cấp quy định tại Quyết định này
1. Thực hiện thẩm quyền
được giao theo quy định của pháp luật và Quyết định này. Chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
được giao theo phân cấp. Chịu trách nhiệm về sự cần thiết, tính hiệu quả, tính
chính xác của số liệu, đúng quy định của pháp luật.
2. Kịp thời đề xuất, báo
cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) xem xét điều chỉnh, bổ
sung quy định về phân cấp phù hợp quy định của pháp luật, yêu cầu công tác của
đơn vị.
Điều
10. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với dự án đầu tư
xây dựng đã phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày Quyết định này có hiệu lực
thi hành được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư công, đầu
tư xây dựng và phân cấp, ủy quyền tại Quyết định số 2469/QĐ-BTC ngày 29/11/2022 của Bộ Tài chính.
2. Đối với dự án đầu tư ứng
dụng CNTT đã phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày Quyết định này có hiệu lực
thi hành được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư công, đầu
tư ứng dụng CNTT và quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư ứng dụng
CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành
kèm theo Quyết định số 1333/QĐ-BTC ngày
01/7/2022 của Bộ Tài chính.
3. Đối với chủ trương đầu
tư, dự án đầu tư đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định trước ngày Quyết định này
có hiệu lực thi hành nhưng chưa được phê duyệt thì thẩm quyền quyết định phê
duyệt thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
4. Đối với việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ;
hoạt động ứng dụng CNTT đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước ngày Quyết
định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về CNTT, phân cấp quy định tại
Quyết định số 394/QĐ-BTC ngày 27/3/2018 của
Bộ Tài chính và quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư ứng dụng
CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành
kèm theo Quyết định số 1333/QĐ-BTC ngày
01/7/2022 của Bộ Tài chính./.