BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 767/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG VIỆC CHẤP THUẬN, KIỂM
TRA, GIÁM SÁT, XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN
HÀNH NGHỀ ĐƯỢC CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP
ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP
ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 105/2013/NĐ-CP
ngày 16/9/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
Căn cứ Thông tư số 183/2013/TT-BTC
ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kiểm toán độc lập đối với các đơn
vị có lợi ích công chúng;
Căn cứ Thông tư số 157/2014/TT-BTC
ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về kiểm soát chất lượng dịch
vụ kiểm toán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế
độ kế toán và kiểm toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp
giữa các đơn vị trong việc chấp thuận, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với
các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chủ tịch
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT. (50)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG VIỆC
CHẤP THUẬN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ ĐƯỢC CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG
CHÚNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 767/QĐ-BTC ngày 23/4/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này
quy định việc phối hợp giữa các đơn vị của Bộ Tài chính trong việc chấp thuận,
kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp
thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
2. Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài
chính và các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp trong việc
chấp thuận, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các tổ chức kiểm toán và
kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn
vị có lợi ích công chúng.
Điều 2. Nguyên
tắc áp dụng
Việc chấp thuận, kiểm tra, giám sát,
xử lý vi phạm đối với các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp
thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng được thực hiện theo quy định của
Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, Thông tư số
183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kiểm toán độc lập
đối với các đơn vị có lợi ích công chúng, Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày
23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ
kiểm toán.
Điều 3. Nội
dung phối hợp
1. Phối hợp trong xem xét, chấp thuận
tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
1.1. Trách nhiệm của Vụ Chế độ kế
toán và kiểm toán
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của các
tổ chức kiểm toán đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
b) Lập danh sách tổ chức kiểm toán và
danh sách kiểm toán viên hành nghề có đủ tiêu chuẩn, điều kiện kiểm toán cho
đơn vị có lợi ích công chúng gửi xin ý kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Pháp chế và các
đơn vị có liên quan. Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước, Vụ Pháp
chế và các đơn vị có liên quan có ý kiến tham gia trong thời gian 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán.
c) Tổng hợp ý kiến tham gia của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Pháp chế và các
đơn vị có liên quan trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt, ra quyết định chấp thuận.
d) Công khai danh sách tổ chức kiểm
toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng trên trang điện tử của Bộ Tài chính.
đ) Gửi bản sao văn bản yêu cầu tổ chức
kiểm toán bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước để theo dõi, phối hợp trong công tác kiểm tra hồ sơ của các tổ chức kiểm
toán đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực
chứng khoán.
1.2. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
a) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của các tổ
chức kiểm toán đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc
lĩnh vực chứng khoán.
b) Căn cứ vào danh sách tổ chức kiểm
toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán
cho đơn vị có lợi ích công chúng do Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán công khai để
thực hiện việc chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách
kiểm toán viên hành nghề được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công
chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán
trên Trang điện tử của Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.
c) Gửi bản sao văn bản yêu cầu tổ chức
kiểm toán bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán để theo
dõi, phối hợp trong công tác kiểm tra hồ sơ của các tổ chức kiểm toán đăng ký
thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
2. Phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
2.1. Trách nhiệm của Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán
a) Giám sát thường xuyên việc đáp ứng
các tiêu chuẩn, điều kiện của
tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị
có lợi ích công chúng.
b) Thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các sai phạm và kết
quả xử lý các sai phạm của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp
thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; các vấn đề liên quan đến hành
nghề và đăng ký hành nghề của tổ chức
kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề.
c) Thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các trường hợp không
còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng.
d) Tham gia ý kiến về các tài liệu hướng
dẫn kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán để phục vụ cho việc kiểm
tra chất lượng dịch vụ kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận
kiểm toán cho đơn vị có lợi
ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán
khi có đề nghị của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước.
đ) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước trong việc xử lý sai phạm và giải
quyết các vướng mắc hoặc khiếu
nại liên quan đến tính tuân thủ pháp luật về kiểm toán độc lập của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được
kiểm tra.
2.2. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
a) Giám sát thường xuyên việc đáp ứng
các tiêu chuẩn, điều kiện của
tổ chức kiểm toán, kiểm toán
viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc
lĩnh vực chứng khoán.
b) Thông báo bằng văn bản cho Vụ Chế
độ kế toán và kiểm toán các sai phạm và kết quả xử lý các sai phạm của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên
hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh
vực chứng khoán.
Đối với các sai phạm nghiêm trọng của
tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu rõ quan điểm xử lý khi lấy ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan
trong Bộ Tài chính, trường hợp
cần thiết thì chủ trì họp với các đơn vị. Trường hợp quan điểm xử lý vi phạm
khác nhau, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Vụ Chế độ
kế toán và kiểm toán, Vụ Pháp chế trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
c) Thông báo bằng văn bản cho Vụ Chế
độ kế toán và kiểm toán các trường hợp không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện được
chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.
d) Chậm nhất là ngày 30/6 hàng năm, đề
xuất danh sách các doanh nghiệp kiểm
toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
thuộc lĩnh vực chứng khoán được
kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán gửi Vụ Chế
độ kế toán và kiểm toán để tổng hợp trình Bộ phê duyệt.
đ) Phối hợp với Vụ Chế độ kế toán và
kiểm toán trong việc xử lý sai phạm và giải quyết các vướng mắc hoặc khiếu nại
liên quan đến tính tuân thủ pháp luật về chứng khoán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được kiểm tra.
2.3. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Tài
chính
a) Thông báo bằng
văn bản cho Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các
sai phạm và kết quả xử lý các sai phạm của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ Tài
chính.
b) Tham gia ý kiến về việc xử lý sai
phạm đối với tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề theo đề nghị của Vụ Chế
độ kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2.4. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
Tham gia ý kiến về việc xử lý sai
phạm đối với tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề theo đề nghị của Vụ Chế độ
kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2.5. Trách nhiệm của các đơn vị nhận
báo cáo kiểm toán, sử dụng kết quả kiểm toán (Vụ Tài chính
ngân hàng, Vụ Đầu tư, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục
Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối
ngoại)
Thông báo bằng văn
bản cho Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các sai phạm và kết
quả xử lý các sai phạm (nếu có) của tổ
chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề cung cấp dịch
vụ cho các đối tượng thuộc chức năng quản lý nhà nước của đơn vị.
2.6. Trường hợp các đơn vị thuộc Bộ
Tài chính tổ chức các đoàn kiểm tra, đoàn làm việc với tổ chức kiểm toán, trong đó có nội
dung liên quan đến chấp thuận tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực
hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, các đơn vị thực hiện có trách
nhiệm thông báo, trao đổi kết quả kiểm
tra, làm việc với Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước để phối hợp theo dõi và tổng
hợp báo cáo Bộ.
3. Phối hợp trong xử lý vi phạm
a) Đối với tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề vi phạm quy định dẫn đến bị đình chỉ hoặc hủy
bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, Vụ Chế độ
kế toán và kiểm toán lập danh sách kèm theo hồ sơ liên quan gửi Vụ Pháp chế
tham gia ý kiến, trình Bộ ra quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp
thuận.
b) Đối với tổ chức kiểm toán, kiểm
toán viên hành nghề vi phạm quy định dẫn đến bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được
chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp
thuận theo thẩm quyền.
c) Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính của
tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề trong quá trình đăng ký hoặc sau
khi đã được chấp thuận.
d) Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán
chuyển biên bản hành vi vi phạm hành chính của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề cho Thanh
tra Bộ Tài chính xử phạt vi phạm hành chính.
đ) Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước xử phạt hành
vi vi phạm hành chính của tổ chức
kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề theo thẩm quyền. Trường hợp
vượt quá thẩm quyền, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuyển biên bản vi phạm
hành chính cho Thanh tra Bộ Tài chính xử phạt theo quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Điều 4. Các quy định
khác
Các quy định khác liên quan đến việc
chấp thuận, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên
hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích
công chúng thực hiện theo quy định của Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày
16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế
toán, kiểm toán độc lập, Thông tư số 183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về kiểm toán độc lập đối với
các đơn vị có lợi ích công
chúng, Thông tư số 157/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.