KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
450/QĐ-KTNN
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM,
BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
LÃNH ĐẠO CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán
nhà nước;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung
năm 2000 và 2003;
Căn cứ Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Ban Chấp
hành Trung ương về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán
bộ;
Căn cứ Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26/9/2007 của Ban Tổ chức Trung
ương về việc thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế
bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Quyết định số 1585/QĐ-KTNN ngày 31/12/2008 của Tổng Kiểm toán
Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ của
Kiểm toán Nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức
lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Công
văn số 303/KTNN-TCCB ngày 14/5/2003 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về
việc tổ chức thực hiện Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.
Điều 3.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
Kiểm toán Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
của Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo KTNN;
- Các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Văn phòng Đảng - Đoàn thể KTNN;
- Lưu VT, TCCB (15).
|
TỔNG
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Vương Đình Huệ
|
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN
CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO CỦA KTNN
(Kèm
theo Quyết định số 450/QĐ - KTNN ngày 29/4/2009 của Tổng Kiểm toán Nhà
nước)
I. ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THUỘC DIỆN BỘ CHÍNH
TRỊ, BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUẢN LÝ
Trình tự, thủ tục, điều
kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm Tổng
Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được thực hiện theo
quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; hướng dẫn tại Quy chế bổ
nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết
định số 68- QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Ban Chấp hành Trung ương; Hướng
dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 26/9/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc
thực hiện quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm
cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử.
II. ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO CẤP VỤ VÀ CẤP PHÒNG
1. Trình
tự, thủ tục bổ nhiệm
1.1. Thời hạn bổ nhiệm
a) Thời hạn mỗi lần bổ
nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng của Kiểm
toán Nhà nước là 5 (năm) năm.
b) Thời hạn giữ chức vụ
được hiểu là thời gian quy định để cán bộ, công chức giữ một chức
vụ cụ thể (Ví dụ: Đồng chí Vụ trưởng Vụ Pháp chế sau khi giữ chức
vụ được 4 năm, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổng
hợp, thì thời hạn giữ chức vụ mới được tính từ ngày quyết định
điều động, bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổng hợp).
c) Thời gian cán bộ, công
chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng được giao nhiệm vụ là “quyền” của
một chức vụ nào đó thì không tính vào thời hạn bổ nhiệm.
1.2. Điều kiện bổ nhiệm
a) Đạt tiêu chuẩn chung của
cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm
theo quy định của Đảng và Nhà nước.
b) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân
được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê
khai tài sản, nhà, đất theo quy định.
c) Cán bộ, công chức được
đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng có tuổi
bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ.
Trường hợp cán bộ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cấp
phòng do nhu cầu công tác được giao giữ chức vụ mới tương đương thì
không tính tuổi bổ nhiệm lần đầu như quy định trên.
d) Có đủ sức khoẻ để hoàn
thành nhiệm vụ được giao (căn cứ vào hồ sơ quản lý sức khoẻ của cơ
quan y tế có thẩm quyền và thực trạng sức khoẻ của cán bộ, công
chức).
đ) Cán bộ, công chức bị kỷ
luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì
không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất
một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.
e) Cán bộ, công chức được
giới thiệu để xem xét bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cấp
phòng phải có trong quy hoạch chức danh bổ nhiệm. Trường hợp đặc
biệt đối với cán bộ, công chức chưa có trong quy hoạch, nhưng có năng
lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm và sức khoẻ
đảm bảo có thể được bổ nhiệm.
1.3. Trình tự, thủ tục bổ
nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ
1.3.1. Đối với nguồn nhân sự
tại các đơn vị trực thuộc
1.3.1.1. Đối với nguồn nhân
sự tại chỗ
a) Các đơn vị trực thuộc có
nhu cầu bổ nhiệm lãnh đạo cấp vụ, tập thể lãnh đạo đơn vị (cấp
Vụ) thảo luận, nhận xét, đánh giá, đề xuất phương án nhân sự cụ
thể trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch (một chức vụ có thể
giới thiệu từ 01 đến 03 người để lựa chọn), Thủ trưởng đơn vị trình
Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt về chủ trương, số lượng, danh sách
cán bộ, công chức, dự kiến phân công công tác (trong trường hợp chưa
có thủ trưởng đơn vị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm
toán Nhà nước).
b) Tổng Kiểm toán Nhà nước
xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, phê duyệt vào tờ trình hoặc công văn
của thủ trưởng đơn vị trực thuộc có nhu cầu bổ nhiệm lãnh đạo cấp
vụ.
c) Sau khi được Tổng Kiểm toán
Nhà nước phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với thủ
trưởng đơn vị tổ chức thực hiện quy trình bổ nhiệm theo trình tự
sau:
Bước 1. Tổ chức hội nghị
cấp Uỷ và lãnh đạo cấp vụ của đơn vị
- Thông báo ý kiến của Tổng
Kiểm toán Nhà nước về vị trí, nhu cầu và danh sách cán bộ, công
chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Tóm tắt lý lịch, quá
trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt
mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác
của cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm.
Bước 2. Tổ chức hội nghị
toàn thể cán bộ, công chức và người lao động thuộc đơn vị
- Thông báo ý kiến của Tổng
Kiểm toán Nhà nước về vị trí, nhu cầu và danh sách cán bộ, công
chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Tóm tắt lý lịch, quá
trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt
mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác
của cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Cán bộ, công chức và
người lao động thuộc đơn vị tham gia ý kiến đối với cán bộ, công
chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Cán bộ, công chức được giới
thiệu bổ nhiệm trình bày ý kiến (nếu có).
- Dự kiến tổ kiểm phiếu và
thông qua hội nghị.
- Tổ chức lấy ý kiến của
cán bộ, công chức và người lao động thuộc đơn vị (bằng phiếu kín); tổng
hợp và lập biên bản kiểm phiếu (theo mẫu).
Bước 3. Tổ chức hội nghị
cán bộ chủ chốt thuộc đơn vị (cấp Uỷ, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo
cấp phòng và trưởng các tổ chức đoàn thể)
- Thông báo kết quả lấy ý
kiến của cán bộ, công chức và người lao động thuộc đơn vị đối với
cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm (kết quả phiếu tín
nhiệm và ý kiến của cán bộ, công chức).
- Cán bộ chủ chốt thuộc đơn
vị phát biểu ý kiến.
- Cán bộ, công chức được
giới thiệu bổ nhiệm trình bày ý kiến (nếu có).
- Dự kiến tổ kiểm phiếu và
thông qua hội nghị.
- Tổ chức lấy ý kiến của
cán bộ chủ chốt thuộc đơn vị đối với cán bộ, công chức được giới
thiệu bổ nhiệm (bằng phiếu kín); tổng hợp và lập biên bản kiểm
phiếu (theo mẫu).
Bước 4. Cấp Uỷ đơn vị tổ
chức nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm, gửi kết quả cho thủ trưởng đơn vị bằng văn bản.
Bước 5. Thủ trưởng đơn vị
cử cán bộ làm việc với cấp Uỷ nơi cư trú của cán bộ, công chức
được giới thiệu bổ nhiệm để lấy ý kiến nhận xét, đánh giá; hướng
dẫn cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm thực hiện việc kê khai
tài sản (theo mẫu).
Bước 6. Tổ chức hội nghị
lãnh đạo đơn vị
- Thông báo kết quả lấy ý
kiến của cán bộ chủ chốt trong đơn vị; ý kiến nhận xét, đánh giá
của cấp Uỷ đối với cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm; ý
kiến nhận xét của cấp Uỷ nơi cư trú.
- Tập thể lãnh đạo đơn vị
thảo luận; cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số
thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.
d) Thủ trưởng đơn vị trình
Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, bổ nhiệm (qua Vụ Tổ chức cán bộ),
kèm theo các văn bản sau:
- Bản tự nhận xét, đánh
giá của cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm. (Phụ lục 01)
- Nhận xét, đánh giá của
thủ trưởng đơn vị đối với cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm.
- Nhận xét, đánh giá của
cấp Uỷ đơn vị công tác của cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm.
- ý kiến nhận xét nơi cư
trú, ý kiến nhận xét của cấp Uỷ nơi cư trú (đối với đảng viên)
(Phụ lục 03).
- Bản trích ngang lý lịch
cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Bản kê khai tài sản tính
đến thời điểm bổ nhiệm (Phụ lục 04)
- Biên bản lấy phiếu tín
nhiệm.
đ) Vụ Tổ chức cán bộ xin ý
kiến nhận xét, đánh giá của Thường vụ Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước
về cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm (Phụ lục 02).
e) ý kiến thẩm định của Vụ
Tổ chức cán bộ về hồ sơ cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm do Thủ trưởng đơn vị trình Tổng Kiểm toán Nhà nước.
g) Lãnh đạo Kiểm toán Nhà
nước thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết trên cơ sở
hồ sơ trình của Thủ trưởng đơn vị, ý kiến nhận xét, đánh giá của
Thường vụ Đảng uỷ và ý kiến thẩm định của Vụ Tổ chức cán bộ.
Cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số thành viên
trong tập thể lãnh đạo tán thành. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết
định bổ nhiệm và phân công công tác.
1.3.1.2. Đối với nguồn nhân
sự điều động giữa các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và bổ
nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ
a) Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ căn cứ nhu cầu điều động, bổ nhiệm nhân sự của các đơn vị
trực thuộc đề xuất phương án nhân sự trình Tổng Kiểm toán Nhà nước
phê duyệt về chủ trương, số lượng, dự kiến phân công công tác.
b) Vụ Tổ chức cán bộ có
trách nhiệm làm các thủ tục:
Bước 1. Tổ chức làm việc
với cán bộ, công chức được giới thiệu điều động, bổ nhiệm để trao
đổi về yêu cầu, nhiệm vụ.
Bước 2. Làm việc với cấp
Uỷ, Thủ trưởng đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi
ý kiến về nhu cầu điều động, bổ nhiệm; lấy ý kiến nhận xét, đánh
giá về cán bộ, công chức được giới thiệu điều động, bổ nhiệm.
Bước 3. Hướng dẫn cán
bộ, công chức được giới thiệu điều động, bổ nhiệm thực hiện việc kê
khai tài sản (theo mẫu).
Bước 4. Lấy ý kiến nhận
xét, đánh giá của Thường vụ Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước về cán
bộ, công chức được giới thiệu điều động, bổ nhiệm; ý kiến nhận xét,
đánh giá của cấp Uỷ nơi cư trú của cán bộ, công chức được giới
thiệu điều động, bổ nhiệm.
Bước 5. Báo cáo bằng văn
bản kết quả làm việc với cán bộ, công chức được giới thiệu điều
động, bổ nhiệm; ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp Uỷ nơi cư trú
với Tổng Kiểm toán Nhà nước.
c) Lãnh đạo Kiểm toán Nhà
nước thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết trên cơ sở hồ sơ
và báo cáo do Vụ Tổ chức cán bộ trình. Người được giới thiệu điều
động, bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh
đạo tán thành. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định bổ nhiệm và phân
công nhiệm vụ.
1.3.2. Đối với nguồn nhân sự
điều động (tiếp nhận) về Kiểm toán Nhà nước và bổ nhiệm giữ chức
vụ lãnh đạo cấp vụ
a) Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ căn cứ nhu cầu nhân sự của các đơn vị trực thuộc đề xuất
phương án nhân sự trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt về chủ
trương, số lượng, dự kiến phân công công tác.
b) Vụ Tổ chức cán bộ có
trách nhiệm làm các thủ tục:
Bước1. Tổ chức làm việc
với nhân sự được giới thiệu để trao đổi về yêu cầu, nhiệm vụ.
Bước 2. Làm việc với cấp
Uỷ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để
trao đổi ý kiến về nhu cầu điều động, bổ nhiệm; lấy ý kiến nhận
xét, đánh giá; xác minh lý lịch của cán bộ, công chức.
Bước 3. Hướng dẫn cán
bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm thực hiện việc kê khai tài
sản (theo mẫu).
Bước 4. Báo cáo bằng văn
bản kết quả làm việc và kết quả xác minh cán bộ, ý kiến nhận
xét, đánh giá của cấp Uỷ nơi cư trú với Tổng Kiểm toán Nhà nước.
c) Lãnh đạo Kiểm toán Nhà
nước thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết trên cơ sở hồ sơ
và báo cáo do Vụ Tổ chức cán bộ trình. Người được giới thiệu bổ
nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.
Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định bổ nhiệm và phân công nhiệm vụ.
1.4. Trình tự bổ nhiệm cán
bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng
1.4.1. Đối với nhân sự tại
chỗ tại các đơn vị trực thuộc
1.4.1.1. Đối với nhân sự tại
chỗ
a) Các đơn vị trực thuộc
Kiểm toán Nhà nước có nhu cầu bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, tập
thể lãnh đạo đơn vị (cấp Vụ) thảo luận, nhận xét, đánh giá, đề
xuất phương án nhân sự cụ thể trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch
(một chức vụ có thể giới thiệu từ 01 đến 03 người để lựa chọn),
Thủ trưởng đơn vị trình Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức
cán bộ) phê duyệt về chủ trương, số lượng, danh sách cán bộ, công
chức và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ dự kiến bổ
nhiệm.
b) Sau khi được Tổng Kiểm
toán Nhà nước phê duyệt, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chủ trì,
phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện quy trình bổ
nhiệm theo trình tự sau:
Bước 1. Tổ chức hội nghị
lãnh đạo đơn vị (cấp Uỷ đơn vị và lãnh đạo cấp vụ)
- Thông báo ý kiến của Tổng
Kiểm toán Nhà nước về vị trí, nhu cầu và danh sách cán bộ, công
chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Tóm tắt lý lịch, quá
trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt
mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác
của cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm.
Bước 2. Tổ chức hội nghị
toàn thể cán bộ, công chức và người lao động thuộc phòng
- Thông báo ý kiến của Tổng
Kiểm toán Nhà nước về vị trí, nhu cầu và danh sách cán bộ, công
chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Tóm tắt lý lịch, quá
trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt
mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác
của cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Cán bộ, công chức và
người lao động thuộc phòng tham gia ý kiến đối với cán bộ, công chức
được giới thiệu bổ nhiệm.
- Cán bộ, công chức được
giới thiệu bổ nhiệm trình bày ý kiến (nếu có).
- Dự kiến tổ kiểm phiếu và
thông qua hội nghị.
- Tổ chức lấy ý kiến của
cán bộ, công chức và người lao động thuộc phòng (bằng phiếu kín);
tổng hợp và lập biên bản kiểm phiếu (theo mẫu).
Bước 3. Tổ chức hội nghị
cán bộ chủ chốt thuộc đơn vị (cấp Uỷ, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo
cấp phòng và trưởng các tổ chức đoàn thể)
- Thông báo kết quả lấy ý
kiến của cán bộ, công chức và người lao động thuộc phòng đối với
cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Cán bộ chủ chốt thuộc đơn
vị phát biểu ý kiến.
- Cán bộ, công chức được
giới thiệu bổ nhiệm trình bày ý kiến (nếu có).
- Dự kiến tổ kiểm phiếu và
thông qua hội nghị.
- Tổ chức lấy ý kiến của cán
bộ chủ chốt thuộc đơn vị đối với cán bộ, công chức được giới thiệu
bổ nhiệm (bằng phiếu kín); tổng hợp và lập biên bản kiểm phiếu
(theo mẫu).
Bước 4. Cấp Uỷ cùng cấp
tổ chức nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm, gửi kết quả cho Thủ trưởng đơn vị bằng văn bản.
Bước 5. Thủ trưởng đơn vị
cử cán bộ làm việc với cấp uỷ nơi cư trú của cán bộ, công chức
được giới thiệu bổ nhiệm để lấy ý kiến nhận xét, đánh giá; hướng
dẫn cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm thực hiện việc kê
khai tài sản (theo mẫu).
Bước 6. Tổ chức hội nghị
lãnh đạo đơn vị (cấp vụ)
- Thông báo kết quả lấy ý
kiến của cán bộ chủ chốt trong đơn vị; ý kiến nhận xét, đánh giá
của cấp Uỷ đối với cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm.
- Tập thể lãnh đạo đơn vị
thảo luận, cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm phải được đa
số thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.
c) Thủ trưởng đơn vị trình
Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, bổ nhiệm (qua Vụ Tổ chức cán bộ),
kèm theo các văn bản sau:
- Bản tự nhận xét, đánh
giá của cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm (Phụ lục 01).
- Nhận xét, đánh giá của
Thủ trưởng đơn vị đối với cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm.
- Nhận xét, đánh giá của
cấp Uỷ cùng cấp đối với cán bộ, công chức được giới thiệu bổ
nhiệm (Phụ lục 02).
- ý kiến nhận xét nơi cư
trú, ý kiến nhận xét của cấp Uỷ nơi cư trú (đối với đảng viên)
(Phụ lục 03).
- Bản trích ngang lý lịch
cán bộ, công chức được giới thiệu bổ nhiệm.
- Bản kê khai tài sản tính
đến thời điểm bổ nhiệm (Phụ lục 04).
- Biên bản lấy phiếu tín
nhiệm.
e) Vụ Tổ chức cán bộ có
trách nhiệm thẩm định, tham mưu đề xuất trình Tổng Kiểm toán Nhà
nước.
g) Lãnh đạo Kiểm toán Nhà
nước thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết trên cơ sở
hồ sơ trình của Thủ trưởng đơn vị và ý kiến thẩm định của Vụ Tổ
chức cán bộ. Cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm phải được đa
số thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Tổng Kiểm toán Nhà
nước quyết định bổ nhiệm.
1.4.1.2. Đối với nguồn nhân
sự điều động giữa các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và bổ
nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng
a) Căn cứ nhu cầu điều động,
bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng của các đơn vị trực
thuộc, trên cơ sở thảo luận thống nhất ý kiến với thủ trưởng đơn
vị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê
duyệt về chủ trương, số lượng, phương án nhân sự cụ thể và dự kiến
phân công công tác.
b) Sau khi được Tổng Kiểm
toán Nhà nước phê duyệt về chủ trương, Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành
thực hiện các thủ tục:
- Gặp gỡ cán bộ, công chức
được giới thiệu điều động, bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu nhiệm
vụ công tác và các thông tin khác có liên quan;
- Làm việc với cấp uỷ và
Thủ trưởng đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý
kiến về nhu cầu điều động, bổ nhiệm; lấy ý kiến nhận xét của cấp
Uỷ nơi cư trú về cán bộ, công chức được giới thiệu điều động, bổ
nhiệm.
- Báo cáo kết quả làm việc
về cán bộ, công chức được giới thiệu điều động, bổ nhiệm với Tổng
Kiểm toán Nhà nước.
c) Tập thể lãnh đạo Kiểm
toán Nhà nước thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết trên cơ
sở hồ sơ và báo cáo do Vụ Tổ chức cán bộ trình. Người được đề
nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo
tán thành.
1.4.2. Đối với nhân sự điều
động (tiếp nhận) về Kiểm toán Nhà nước và bổ nhiệm giữ chức vụ
lãnh đạo cấp phòng
a) Căn cứ nhu cầu cán bộ
lãnh đạo cấp phòng của các đơn vị trực thuộc, trên cơ sở thảo luận
thống nhất ý kiến với thủ trưởng đơn vị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán
bộ trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt về chủ trương, số lượng,
phương án nhân sự cụ thể và dự kiến phân công công tác.
b) Sau khi được Tổng Kiểm
toán Nhà nước phê duyệt về chủ trương, Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành
thực hiện các thủ tục:
- Gặp gỡ cán bộ, công chức
được giới thiệu để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác và các
thông tin khác có liên quan;
- Làm việc với cấp uỷ và
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao
đổi ý kiến về nhu cầu luân chuyển, bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh
lý lịch của cán bộ, công chức;
- Báo cáo kết quả làm việc,
kết quả xác minh cán bộ, công chức với Tổng Kiểm toán Nhà nước.
c) Tập thể lãnh đạo Kiểm
toán Nhà nước thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết trên cơ
sở hồ sơ và báo cáo do Vụ Tổ chức cán bộ trình. Người được đề
nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo
tán thành.
2. Trình
tự, thủ tục bổ nhiệm lại
2.1. Điều kiện bổ nhiệm lại
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong
thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh
đạo quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
b) Được cơ quan, đơn vị đề
nghị bổ nhiệm lại.
c) Có đủ sức khoẻ để hoàn
thành nhiệm vụ được giao (căn cứ vào hồ sơ quản lý sức khoẻ của cơ
quan y tế có thẩm quyền và thực trạng sức khoẻ của cán bộ, công
chức).
d) Đối với cán bộ, công
chức lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng còn dưới 02 (hai) năm công tác tính
đến tuổi nghỉ hưu, nếu vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc thì có
thể tiếp tục giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu.
2.2. Bổ nhiệm lại cán bộ,
công chức lãnh đạo cấp vụ
Cán bộ, công chức lãnh đạo
cấp vụ hết thời hạn giữ chức vụ theo quyết định bổ nhiệm, Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét
và thông báo danh sách cán bộ, công chức đến thời hạn bổ nhiệm lại
và thực hiện các thủ tục bổ nhiệm lại theo trình tự:
a) Cán bộ, công chức lãnh
đạo cấp vụ hết thời hạn giữ chức vụ làm báo cáo tự nhận xét,
đánh giá gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước, nội dung báo cáo theo Mẫu
phiếu đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ hàng năm theo quy
định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
b) Cấp uỷ đơn vị nhận xét,
đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo đề nghị bổ nhiệm lại bằng văn
bản gửi Thủ trưởng đơn vị.
c) Thủ trưởng đơn vị, tập
thể lãnh đạo đơn vị nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo
đề nghị bổ nhiệm lại.
d) Vụ Tổ chức cán bộ phối
hợp với thủ trưởng đơn vị tổ chức nhận xét, đánh giá và lấy phiếu
ý kiến (bằng phiếu kín), thành phần bao gồm toàn thể cán bộ, công
chức trong đơn vị.
đ) Tập thể lãnh đạo đơn vị
thảo luận, thống nhất về cán bộ, công chức lãnh đạo đề nghị bổ
nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại, Thủ trưởng đơn vị trình Tổng
Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ), kèm theo các văn bản:
+ Báo cáo tự nhận xét,
đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ
chức vụ của cán bộ, công chức đề nghị bổ nhiệm lại.
+ Nhận xét đánh giá của
cấp Uỷ đơn vị.
+ Nhận xét, đánh giá của
Thủ trưởng đơn vị, tập thể lãnh đạo đơn vị.
+ Biên bản phiếu lấy ý
kiến.
e) Vụ Tổ chức cán bộ có
trách nhiệm thẩm định, tham mưu, đề xuất trình Tổng Kiểm toán Nhà
nước.
g) Tổng Kiểm toán Nhà nước
thống nhất trong lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, quyết định bổ nhiệm
lại và phân công công tác hoặc không bổ nhiệm lại đối với cán bộ,
công chức lãnh đạo đề nghị bổ nhiệm lại.
2.3. Bổ nhiệm lại cán bộ,
công chức lãnh đạo cấp phòng
Cán bộ, công chức lãnh đạo
cấp phòng hết thời hạn giữ chức vụ theo quyết định bổ nhiệm, Thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua
Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét và thông báo danh sách cán bộ, công chức
đến thời hạn bổ nhiệm lại và thực hiện các thủ tục bổ nhiệm lại
theo trình tự:
a) Cán bộ, công chức lãnh
đạo cấp phòng hết thời hạn giữ chức vụ làm báo cáo tự nhận
xét, đánh giá gửi Thủ trưởng đơn vị, nội dung báo cáo theo Mẫu
phiếu đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng hàng năm theo
quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
b) Cấp uỷ đơn vị nhận xét,
đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo đề nghị bổ nhiệm lại bằng văn
bản gửi Thủ trưởng đơn vị.
c) Thủ trưởng đơn vị, tập
thể lãnh đạo đơn vị nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức lãnh đạo
đề nghị bổ nhiệm lại.
d) Thủ trưởng đơn vị tổ
chức nhận xét, đánh giá và lấy phiếu ý kiến (bằng phiếu kín) đối
với cán bộ, công chức đề nghị bổ nhiệm lại, thành phần bao gồm:
lãnh đạo các phòng thuộc đơn vị; trưởng các đoàn thể; toàn thể cán
bộ, công chức thuộc phòng.
đ) Tập thể lãnh đạo đơn vị
thảo luận thống nhất về cán bộ, công chức lãnh đạo đề nghị bổ
nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại, Thủ trưởng đơn vị trình Tổng
Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ), kèm theo các văn bản:
- Báo cáo tự nhận xét,
đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ
chức vụ của cán bộ, công chức đề nghị bổ nhiệm;
- Nhận xét đánh giá của
cấp uỷ cùng cấp;
- Nhận xét đánh giá của
Thủ trưởng đơn vị, tập thể lãnh đạo đơn vị;
- Biên bản lấy phiếu tín
nhiệm.
Vụ Tổ chức cán bộ có
trách nhiệm thẩm định, tham mưu, đề xuất trình Tổng Kiểm toán Nhà
nước về bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm lại đối với các chức danh theo
quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Kiểm toán Nhà nước.
e) Tổng Kiểm toán Nhà nước
thống nhất trong lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, quyết định bổ nhiệm
lại hoặc không bổ nhiệm lại để phân công công tác đối với cán bộ,
công chức theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Kiểm toán
Nhà nước.
3. Luân
chuyển
3.1. Đối tượng luân chuyển
a) Cán bộ, công chức lãnh
đạo cấp vụ, cấp phòng thuộc các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà
nước.
b) Cán bộ, công chức luân chuyển
là cán bộ còn trẻ, có triển vọng phát triển, có khả năng đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ mới, được điều chuyển đến vị trí công tác
mới để vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa đào tạo, rèn luyện theo quy
hoạch cán bộ.
3.2. Thời hạn luân chuyển
Thời hạn luân chuyển cán
bộ, công chức thuộc đối tượng luân chuyển có thời hạn từ 03 (ba) đến
05 (năm) năm. Trường hợp thật sự cần thiết, do nhu cầu đặc biệt của
việc sắp xếp, bố trí cán bộ, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định
việc luân chuyển sớm hơn thời hạn trên.
3.3. Tổ chức thực hiện việc
luân chuyển
a) Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ căn cứ kế hoạch và yêu cầu luân chuyển cán bộ, công chức
lãnh đạo của Kiểm toán Nhà nước; căn cứ quy hoạch cán bộ, yêu cầu
nhiệm vụ và khả năng cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ, có triển
vọng phát triển, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới để
xây dựng phương án luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo của các đơn
vị trực thuộc trong toàn ngành trình Tổng Kiểm toán Nhà nước; tập
thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thảo luận thống nhất, Tổng Kiểm
toán Nhà nước phê duyệt.
b) Trước khi quyết định luân
chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước gặp
gỡ cán bộ, công chức lãnh đạo cấp vụ dự kiến luân chuyển nói rõ
mục đích, sự cần thiết của việc luân chuyển để nghe cán bộ, công
chức đó phát biểu, đề xuất ý kiến.
c) Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ phối hợp với thủ trưởng đơn vị gặp gỡ cán bộ, công chức
lãnh đạo cấp phòng và tương đương dự kiến luân chuyển nói rõ mục
đích, sự cần thiết của việc luân chuyển để nghe cán bộ, công chức
đó phát biểu, đề xuất ý kiến; trao đổi với thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc nơi cán bộ, công chức chuyển đến.
d) Vụ Tổ chức cán bộ trình
Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định nhân sự cụ thể được luân chuyển.
4. Từ chức,
miễn nhiệm
4.1. Từ chức
a) Cán bộ, công chức là
lãnh đạo cấp vụ trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước xét
thấy không đủ điều kiện để hoàn thành chức trách nhiệm vụ, có
nguyện vọng xin từ chức thì làm đơn báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà
nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ); tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước
thảo luận thống nhất, Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.
b) Đối với cán bộ, công
chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương trong các đơn vị trực thuộc
Kiểm toán Nhà nước, trong thời gian đang giữ chức vụ xét thấy không
đủ điều kiện để hoàn thành chức trách nhiệm vụ, có nguyện vọng xin
từ chức thì làm đơn báo cáo thủ trưởng đơn vị. Tập thể lãnh đạo
đơn vị, cấp uỷ cùng cấp thảo luận có ý kiến bằng văn bản
trình Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Tập thể
lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thảo luận thống nhất, Tổng Kiểm toán
Nhà nước xem xét, quyết định đối với các chức danh theo quy định về
phân cấp quản lý cán bộ.
c) Cán bộ, công chức lãnh
đạo cấp phòng, cấp vụ sau khi từ chức được bố trí công tác khác.
4.2. Miễn nhiệm
Cán bộ, công chức đang giữ
chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương được
bố trí sang công tác khác vì lý do sức khoẻ không đảm bảo, không
hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan nhưng chưa đến mức bị thi hành
kỷ luật bằng hình thức cách chức, thì tập thể lãnh đạo đơn vị
trực thuộc Kiểm toán Nhà nước thảo luận thống nhất, cấp uỷ cùng
cấp có ý kiến bằng văn bản trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét,
quyết định miễn nhiệm đối với các chức danh theo quy định về phân
cấp quản lý cán bộ.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Hướng dẫn này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán
Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và phổ biến văn bản này đến
toàn thể cán bộ, công chức và người lao động thuộc đơn vị; trong quá
trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh mới hoặc khó khăn, vướng
mắc cần phản ánh kịp thời về Vụ Tổ chức cán bộ để tập hợp báo
cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 01
KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
(tên đơn vị)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
|
Hà
Nội, ngày tháng năm 200…
|
BẢN TỰ NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
(Kèm
theo Quyết định số450/QĐ -KTNN ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Tổng Kiểm
toán Nhà nước)
Họ và tên cán bộ:
…………………………………………………………..
Đơn vị công tác:
…………………………………………………………...
Chức vụ:
……………………………………………………………………
Nhiệm vụ được phân công:
………………………………………………...
1. Thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được phân công
- Kết quả về khối lượng,
chất lượng, hiệu quả công việc của bản thân trong lĩnh vực được phân
công, phụ trách.
- Công tác chỉ đạo, điều
hành, tổ chức thực hiện.
2. Phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống:
- Nhận thức, tư tưởng chính
trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và ý thức tổ chức kỷ luật.
- Tinh thần học tập nâng cao
trình độ.
- Việc giữ gìn đạo đức và
lối sống lành mạnh; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các
biểu hiện tiêu cực khác.
- Tính trung thực, khách quan
trong công tác.
- Tác phong, quan hệ phối
hợp công tác; tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
|
Người
tự nhận xét, đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 02
ĐẢNG
UỶ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(……………..)
--------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
------------
|
NHẬN XÉT, ĐÁNH
GIÁ CÁN BỘ
(của
Thường vụ Đảng uỷ KTNN, Cấp Uỷ đơn vị trực thuộc KTNN )
(Kèm
theo Quyết định số 450/QĐ -KTNN ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Tổng Kiểm
toán Nhà nước)
I. Sơ lược về lịch sử
cán bộ:
1- Họ và tên cán bộ.
2- Ngày, tháng năm sinh; quê
quán; ngày vào Đảng, ngày chính thức.
3- Trình độ: chuyên môn, lý
luận chính trị, ngoại ngữ.
4- Quá trình công tác: những
công việc, chức vụ đảng, chính quyền, đoàn thể đã kinh qua và chức
vụ hiện nay.
II. Nhận xét, đánh giá
ưu, khuyết điểm; mặt mạnh, mặt yếu; triển vọng:
1- Phẩm chất chính trị, đạo
đức, phong cách, lối sống:
- Quan điểm chính trị, ý
thức chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
- ý thức tổ chức kỷ luật, tinh
thần trách nhiệm và tác phong công tác; quan hệ với cán bộ, nhân dân.
- Tín nhiệm trong Đảng, trong
quần chúng ở cơ quan; vấn đề đoàn kết, quy tụ cán bộ.
2. Năng lực công tác:
- Việc nghiên cứu vận dụng,
tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của đảng của Nhà nước.
- Khối lượng, chất lượng,
hiệu quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao (nhấn mạnh
trong khoảng 5 năm trở lại đây, căn cứ vào đánh giá, phân loại cán bộ
hàng năm và phân tích chất lượng đảng viên).
3- Tóm tắt ưu điểm, khuyết
điểm, mặt mạnh, mặt yếu nổi trội.
III- Kết luận chung:
1- Về đảm bảo tiêu chuẩn
cán bộ.
2- Về khả năng hoàn thành
nhiệm vụ
3- Triển vọng và chiều
hướng phát triển.
|
T/M
BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG UỶ
HOẶC CẤP UỶ ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ký tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 03
NHẬN XÉT, ĐÁNH
GIÁ CÁN BỘ
(Của
chi uỷ nơi cư trú của bản thân và gia đình cán bộ)
(Kèm
theo Quyết định số 450/QĐ -KTNN ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Tổng Kiểm
toán Nhà nước)
Họ và tên cán bộ:
…………………………………………………………..
Chức vụ hiện nay:
…………………………………………………………
1. Việc chấp hành chủ
trương, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước tại nơi cư
trú:
2- Về phẩm chất đạo đức,
lối sống
3- Mối quan hệ với nhân dân
nơi cư trú:
4- Nhận xét khác:
Bản nhận xét này được làm
thành 02 bản, 01 bản gửi cho cơ quan, 01 bản lưu tại Chi uỷ nơi cư trú.
- Tác phong, quan hệ phối
hợp công tác; tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
XÁC
NHẬN CỦA ĐẢNG UỶ XÃ, PHƯỜNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
.…..,
ngày…tháng ..năm 200..
T/M CHI UỶ
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC 04
BẢN KÊ KHAI TÀI
SẢN
(Tính
đến thời điểm bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử)
(Kèm
theo Quyết định số 450/QĐ -KTNN ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Tổng Kiểm
toán Nhà nước)
* Họ và tên người kê khai: ……………………………………………………….
- Chức vụ:
………………………………………………………………………...
- Tên cơ quan đơn vị công tác:
…………………………………………………
- Hộ khẩu thường trú:
…………………………………………………………….
- Số nhân khẩu trong gia
đình: …………………………………………………
*Họ và tên vợ hoặc chồng: ……………………………………………………….
- Nghề nghiệp:
……………………………………………………………………
- Tên cơ quan, đơn vị công tác
hoặc nơi làm việc: ……………………………….
……………………………………………………………………………………
I. Kê khai về nhà:
1- Kê khai chung:
Tổng số nhà………………….. cái
Tổng số diện tích xây
dựng………………………m2,
2- Kê khai cụ thể từng loại
nhà:
(Loại nhà: Phải ghi rõ loại
nhà thuê của Nhà nước, của tư nhân, của các đối tượng khác; nhà
được thừa kế; nhà mua; nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác...)
a- Biệt thự:
- Địa chỉ
………………………………………………………………………….
- Diện tích xây dựng:
………………m2
- Loại nhà:
……………………………………………………………………….
b- Nhà cấp 1:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:
………………m2
- Loại nhà:
……………………………………………………………………….
c- Nhà cấp 2:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:
………………m2
- Loại nhà:
……………………………………………………………………….
d- Nhà cấp 3:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:
………………m2
- Loại nhà:
……………………………………………………………………….
e- Nhà cấp 4:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:
………………m2
- Loại nhà:
……………………………………………………………………….
II. Kê khai về đất
(Nguồn gốc: Ghi rõ đất được
Nhà nước giao quyền sử dụng, đất thừa kế, đất chuyển nhượng và các
loại đất khác):
1- Đất ở:
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:
………………m2
- Nguồn gốc:
………………………………………………………………….
2- Các loại đất khác (Đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng):
- Địa chỉ:
- Diện tích xây dựng:
………………m2
- Nguồn gốc:
………………………………………………………………….
III. Kê khai các loại cổ
phiếu, trái phiếu, vốn góp đầu tư vào doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh (ghi rõ giá trị vốn góp, mệnh giá, tổng số cổ phiếu; tên
doanh nghiệp mà mình có cổ phiếu, vốn góp; thời gian mua cổ phiếu,
góp vốn):
- ………………………………………………………………………………….
-
………………………………………………………………………………….
IV. Kê khai về tài sản có
giá trị từ 50 triệu đồng trở lên (ô tô, tàu, thuyền…)
-
………………………………………………………………………………….
-
………………………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan bản kê trên
là đúng sự thật. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
|
Ngày
tháng năm 200…
Họ và tên người kê khai
(Ký và ghi rõ họ tên)
|