BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 308/QĐ-TCTK
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 05 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN TÍNH TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC QUÝ THEO PHƯƠNG PHÁP
SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG CUỐI CÙNG NĂM 2011
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm
2003;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Để đáp ứng yêu cầu thông tin tính tổng sản phẩm trong nước theo quý phục vụ
quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến
hành điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu các cơ quan nhà nước và đơn
vị sự nghiệp công lập, bán công, dân lập; tổ chức chính trị, chính trị - xã
hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo, từ thiện; doanh nghiệp hạch toán
kinh tế độc lập thuộc các loại hình kinh tế; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi
nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ dân cư để thu thập thông tin tính tổng sản
phẩm trong nước (GDP) quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng năm
2011. Thời điểm điều tra là ngày 01 tháng 8 năm 2011 theo phương án điều tra
ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị; Giám đốc doanh nghiệp; Chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh cá thể và Chủ hộ dân cư quy định ở Điều 1 có trách nhiệm báo cáo đầy đủ,
chính xác và kịp thời các thông tin theo phiếu điều tra.
Điều 3. Giao
Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia chủ trì phối hợp với các đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện cuộc điều tra theo đúng quy định của phương án.
Điều 4. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Vụ
trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh
Văn phòng Tổng cục Thống kê, các Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 5;
- Các Bộ, ngành;
- Bộ trưởng Võ Hồng Phúc (để báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Cục Thống kê tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ TKQG.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đỗ Thức
|
PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU
TRA THU THẬP THÔNG TIN TÍNH TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC QUÝ THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN
XUẤT VÀ SỬ DỤNG CUỐI CÙNG NĂM 2011
(Ban hành theo Quyết định số 308/QĐ-TCTK ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1.
Mục đích điều tra
Cuộc điều tra thu
thập thông tin tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý theo phương pháp sản
xuất và sử dụng cuối cùng năm 2011 nhằm các mục đích sau:
1.1. Thu thập thông
tin theo quý của từng ngành kinh tế và loại hình kinh tế làm cơ sở tính GDP quý
theo phương pháp sản xuất của cả nước và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
và phương pháp sử dụng cuối cùng của cả nước.
1.2. Làm căn cứ xác
định kỳ gốc so sánh mới 2010 và các hệ số tính toán cơ bản để tính GDP quý cho
một số năm tiếp theo.
2.
Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra
2.1. Đối tượng và đơn
vị điều tra
- Bộ Tài chính, Kho
bạc Nhà nước Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Sở Xây dựng và Kho bạc
Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập, bán công, dân lập (văn hóa, y tế, giáo dục,
cứu trợ xã hội, thể thao, giải trí, nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi
trường,…); tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
tôn giáo và từ thiện;
- Các cơ sở kinh tế,
bao gồm doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập (được thành lập và hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã 2003 và các Luật chuyên ngành), các cơ
sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản đã đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trước thời điểm 01/01/2011 và hiện đang tồn tại;
- Các hộ sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản;
- Các hộ dân cư có
sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở năm 2010.
2.2. Phạm vi điều tra
a. Thu thập thông tin
từ Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước, các Sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
b. Thu thập thông tin
từ điều tra chọn mẫu:
- Điều tra chọn mẫu ở
63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
tôn giáo và từ thiện (cỡ mẫu 8007 đơn vị); các loại hình doanh nghiệp (cỡ mẫu
26144 doanh nghiệp); cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và
thủy sản (cỡ mẫu 15016 cơ sở);
- Điều tra chọn mẫu ở
25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tp Hà Nội, Tp Hải Phòng, Hà Nam, Thái
Bình, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An,
Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Gia Lai, Tp Hồ Chí
Minh, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tp Cần Thơ, Bạc
Liêu) đối với các cơ sở thương mại được chọn mẫu điều tra tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng để thu thập doanh thu bán cho sản xuất lẫn
trong tổng mức bán lẻ (cỡ mẫu 4904 đơn vị, được thu thập trong điều tra tổng
mức bán lẻ của tháng 7, 8, 9, 10 năm 2011); hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản (cỡ
mẫu 16400 hộ); hộ gia đình có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở (cỡ mẫu 27150 hộ).
3.
Nội dung điều tra và phiếu điều tra
3.1. Nội dung điều
tra
Nội dung các chỉ tiêu
điều tra theo các nhóm cơ bản sau:
a. Đối với các Bộ,
ngành:
Thông tin về chi ngân
sách Nhà nước toàn quốc và cho một số ngành kinh tế; thuế, phí và lệ phí; thu,
chi của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
b. Đối với 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương:
Thông tin về giá trị
sản xuất theo giá thực tế của các ngành kinh tế cấp I theo Hệ thống ngành kinh
tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007); chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn; chi phí xây
dựng và số năm sử dụng nhà ở dân cư phân theo loại nhà và theo khu vực thành
thị, nông thôn.
c. Đối với các Vụ
Thống kê chuyên ngành:
Thông tin về giá trị
sản xuất; tài sản ngắn hạn và tài sản cố định; sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản
phẩm công nghiệp; vốn đầu tư thực hiện; diện tích và trị giá nhà ở của hộ gia
đình; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất, nhập khẩu
hàng hóa; chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá
xuất nhập khẩu hàng hóa; chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình năm 2010.
d. Đối với các đơn vị
điều tra mẫu:
- Lao động; doanh thu/tổng
thu; chi phí, lợi nhuận; tăng, giảm tài sản cố định;…
- Kết quả sản xuất và
tiêu dùng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản cho đời sống của hộ nông, lâm
nghiệp và thủy sản;
- Khấu hao và sửa
chữa nhỏ nhà tự có tự ở của hộ dân cư phân theo khu vực thành thị, nông thôn và
theo loại nhà; những khoản chi tiêu chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp;
doanh thu bán cho sản xuất lẫn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng.
3.2. Phiếu điều tra: Có 21 loại biểu,
phiếu điều tra (Xem chi tiết 12 loại biểu điều tra toàn bộ, 9 loại phiếu điều
tra mẫu kèm theo):
- Biểu điều tra toàn
bộ:
Gồm các biểu từ số 01/TB-ĐTQ đến số 12/TB-ĐTQ.
- Phiếu điều tra mẫu: Gồm các phiếu từ số
01/M-ĐTQ đến số 09/M-ĐTQ.
4.
Các bảng danh mục sử dụng cho cuộc điều tra
- Hệ thống ngành kinh
tế Việt Nam năm 2007.
- Hệ thống ngành sản
phẩm Việt Nam.
- Danh mục thuế suất
hàng nhập khẩu.
- Danh mục đơn vị
hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004
của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến 31/12/2010.
5.
Thời điểm điều tra và thời kỳ thu thập số liệu
- Thời điểm điều tra:
01/8/2011.
- Thời kỳ thu thập số
liệu: Các quý của năm 2010. Riêng cơ sở thương mại điều tra tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng để thu thập doanh thu bán cho sản xuất
lẫn trong tổng mức bán lẻ là các tháng 7, 8, 9, 10 năm 2011.
6. Phương pháp điều
tra
Cuộc điều tra thu
thập thông tin tính GDP quý theo phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng được
thực hiện theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.
6.1. Chọn mẫu điều
tra
6.1.1. Chọn mẫu điều
tra doanh nghiệp
a. Quy mô mẫu và
thiết kế mẫu:
Doanh nghiệp chọn mẫu
điều tra đại diện cho từng ngành kinh tế cấp I của 4 loại hình doanh nghiệp
(Doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý - KVKT1, doanh nghiệp nhà nước do
địa phương quản lý - KVKT2, doanh nghiệp ngoài nhà nước không có vốn đầu tư
nước ngoài - KVKT3 và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - KVKT4) và cho
từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trên cơ sở kết quả điều
tra doanh nghiệp năm 2010, Tổng cục Thống kê đã tính toán quy mô mẫu (phụ lục
A) và tiến hành chọn mẫu doanh nghiệp điều tra cho từng tỉnh, thành phố theo
phương pháp tỷ lệ thuận với căn bậc hai của số lượng doanh nghiệp của từng loại
hình doanh nghiệp và từng ngành kinh tế cấp I.
b. Ước lượng các chỉ
tiêu thống kê dựa vào mẫu
Các chỉ tiêu thống kê
điều tra, bao gồm giá trị trung bình và giá trị tổng. Việc ước lượng sẽ tuân
theo quy trình sau:
Bước 1: ước lượng giá trị
trung bình của chỉ tiêu điều tra X của một ngành kinh tế (i) của từng loại hình
doanh nghiệp (v) theo công thức:
=
Trong đó: x là chỉ tiêu cần
ước lượng, i là chỉ số ngành, v là chỉ loại hình doanh nghiệp, ni là
cỡ mẫu của ngành i.
Bước 2: ước lượng giá trị
trung bình của chỉ tiêu X của toàn tỉnh, thành phố theo công thức:
=
Trong đó: x là chỉ tiêu cần
ước lượng, i là chỉ số ngành, v là chỉ số loại hình doanh nghiệp, là tổng số doanh
nghiệp của ngành i thuộc loại hình doanh nghiệp v.
- Để có chỉ tiêu tổng
hợp cho chỉ tiêu giá trị trung bình của một ngành kinh tế của một vùng, lấy kết
quả của từng tỉnh, thành phố trong vùng cộng có quyền số với nhau. Quyền số là
tỷ trọng của ngành kinh tế của từng tỉnh, thành phố trong vùng.
6.1.2. Chọn mẫu điều
tra cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi
nông lâm nghiệp thủy sản (chọn mẫu hai cấp); và hộ dân cư (chọn mẫu ba cấp).
a. Thiết kế mẫu
Áp dụng phương pháp
chọn mẫu nhiều cấp để chọn đơn vị điều tra.
- Chọn mẫu cấp I: Đơn
vị chọn mẫu cấp I là huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
huyện).
Mỗi tỉnh, thành phố
chọn 2/3 số huyện vào mẫu cấp I, dựa vào danh mục các đơn vị hành chính của
tỉnh, thành phố để chọn mẫu hệ thống theo khoảng cách lấy đủ 2/3 số huyện chọn điều
tra.
- Chọn mẫu cấp II:
Đơn vị chọn mẫu cấp II là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và cơ sở sản xuất
kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; các địa bàn mẫu của tổng điều
tra dân số và nhà ở năm 2009 (để điều tra hộ dân cư).
+ Chọn mẫu cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm
nghiệp và thủy sản: Trên cơ sở danh sách cơ quan nhà nước, các danh sách đơn vị
sự nghiệp (phân theo hoạt động như phụ lục C) và các danh sách cơ sở sản xuất
kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp thủy sản (phân theo hoạt động như phụ
lục D) của huyện, để chọn các đơn vị điều tra. Áp dụng phương pháp chọn mẫu hệ
thống theo khoảng cách lấy đủ số lượng đơn vị điều tra được phân bổ ở các phụ
lục kèm theo.
+ Chọn địa bàn mẫu để
điều tra hộ dân cư:
Trên cơ sở số địa bàn
mẫu của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 và số lượng hộ cần điều tra cho
từng khu vực thành thị và nông thôn của huyện điều tra, chọn ra số địa bàn cần
thiết vào mẫu cấp II cho từng huyện.
- Chọn mẫu cấp III
(chọn hộ dân cư):
Sử dụng bảng kê số
hộ, số nhà của các địa bàn mẫu được chọn điều tra, lập lại danh sách toàn bộ
các hộ dân cư thuộc địa bàn và đánh dấu các hộ có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở và
hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản theo mẫu quy định (phụ lục E).
b. Ước lượng một số
chỉ tiêu từ mẫu
b.1. Các chỉ tiêu ước
lượng
- Tỷ lệ hộ dân cư có
sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở;
- Chi phí bình quân
sửa chữa nhỏ 1 m2 nhà ở phân theo các loại nhà;
- Tổng giá trị sửa
chữa nhỏ nhà ở thuộc khu vực thành thị của tỉnh, thành phố phân theo các loại
nhà;
- Tổng giá trị sửa
chữa nhỏ nhà ở thuộc khu vực nông thôn của tỉnh, thành phố phân theo các loại
nhà;
…
b.2. Ước lượng một số
chỉ tiêu
b.2.1. Ước lượng tỷ
lệ hộ có sửa chữa nhỏ nhà tự có tự ở
Tỷ lệ hộ có sửa
chữa nhỏ nhà tự có tự ở (%)
|
=
|
Tổng số hộ có sửa
chữa nhỏ nhà tự có tự ở
|
Tổng số hộ thuộc
các địa bàn điều tra
|
Các công thức trên có
thể tính riêng cho từng khu vực thành thị, nông thôn phân theo các loại nhà.
b.2.2. Ước lượng giá
trị trung bình
Giá trị trung bình
của chỉ tiêu điều tra x của một loại nhà k được ước lượng theo công thức:
=
Trong đó: x là chỉ tiêu cần
ước lượng, k là chỉ số chỉ loại nhà (k = 1,2,3,4), nk là cỡ mẫu của
loại nhà k, j là chỉ số chỉ hộ được điều tra.
Công thức này được áp
dụng riêng cho 4 loại nhà ở và riêng cho khu vực thành thị, nông thôn.
6.2. Phương pháp thu
thập số liệu
Áp dụng 2 phương pháp
thu thập số liệu trực tiếp và gián tiếp:
- Thu thập trực tiếp:
Điều tra viên xuống trực tiếp đơn vị điều tra để phỏng vấn để ghi vào phiếu điều
tra. Phương pháp này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh cá thể phi nông, lâm
nghiệp và thủy sản; hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; hộ gia đình; doanh nghiệp
thuộc đơn vị điều tra nhưng chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán; hiệp hội, tổ
chức tôn giáo.
- Thu thập gián tiếp:
Hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp về cách
ghi phiếu điều tra để đơn vị tự ghi và nộp về cho cơ quan điều tra.
7. Kế hoạch tiến hành
điều tra
7.1. Chuẩn bị điều
tra: Thời
gian thực hiện từ tháng 12/2010 đến hết tháng 4/2011.
- Ban hành quyết định
điều tra;
- Xây dựng phương án điều
tra, thiết kế phiếu điều tra và biểu tổng hợp;
- Xây dựng phương án
chọn mẫu điều tra;
- Điều tra thử nghiệm
tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- In ấn tài liệu và
phiếu điều tra;
- Thiết kế biểu đầu
ra và xây dựng phần mềm nhập tin tổng hợp kết quả điều tra.
7.2. Triển khai điều
tra: từ
tháng 5 đến cuối tháng 9/2011.
- Tổ chức tập huấn
cho các Cục Thống kê tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành trong khoảng thời gian từ
ngày 20/5 đến 10/6/2011.
- Tổ chức tập huấn
cho các đơn vị, các điều tra viên, giám sát viên của các Cục Thống kê các tỉnh,
thành phố trong tháng 7/2011.
- Lập danh sách các
đơn vị chọn mẫu điều tra: các Cục Thống kê tỉnh, thành phố lập danh sách các
đơn vị điều tra và gửi về Tổng cục Thống kê (Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia)
chậm nhất ngày 10/7/2011, điểm kế hoạch 100 điểm. Gồm các danh sách sau:
+ Danh sách 1: Báo
cáo rà soát danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được
chọn mẫu điều tra;
+ Danh sách 2: Báo
cáo Danh sách cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tôn giáo, từ thiện
được chọn mẫu điều tra;
+ Danh sách 3: Báo
cáo Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy
sản được chọn mẫu điều tra;
+ Danh sách 4: Báo
cáo tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; và Danh sách hộ được chọn mẫu điều
tra;
+ Danh sách 5: Báo
cáo Danh sách hộ dân cư phân theo loại nhà đang ở, theo khu vực thành thị, nông
thôn được chọn mẫu điều tra.
- Triển khai điều tra
thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra: 40 ngày kể từ thời điểm điều tra.
- Thời gian kiểm tra,
đánh mã của các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 10/9 đến
20/9/2011.
- Thời gian nghiệm
thu kết quả điều tra tại các tỉnh, thành phố bắt đầu từ ngày 10/9/2011 (kế
hoạch nghiệm thu cụ thể sẽ có thông báo sau)
- Báo cáo tình hình
triển khai cuộc điều tra (chọn mẫu, tập huấn, thu thập tại địa bàn,…), chậm
nhất ngày 31/9/2011, điểm kế hoạch: 100 điểm đối với 5 thành phố trực thuộc
Trung ương, 50 điểm đối với các tỉnh còn lại.
7.3. Nhập tin số
liệu: Các
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhập tin phiếu điều tra từ
20/9 đến 20/10/2011 và truyền toàn bộ dữ liệu điều tra về Trung Tâm tin học
Thống kê I (COSIS I) chậm nhất 25/10/2011.
7.4. Tổng hợp, phân
tích và công bố kết quả điều tra: từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2012.
8. Tổ chức chỉ đạo
thực hiện
- Ở cấp Trung ương: Vụ Hệ thống Tài khoản
quốc gia có trách nhiệm xây dựng phương án, phiếu điều tra và các văn bản liên
quan; tổ chức các lớp tập huấn; chỉ đạo triển khai, kiểm tra, giám sát điều tra
ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành và tổng hợp, phân
tích kết quả cuộc điều tra.
- Ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương: 01 Lãnh đạo Cục Thống kê trực tiếp chỉ đạo. Giúp Lãnh đạo
Cục có các Trưởng phòng nghiệp vụ: Tổng hợp; Công nghiệp và Xây dựng; Nông, Lâm
nghiệp và Thủy sản; Thương mại, Dịch vụ và Giá cả, do Trưởng phòng Tổng hợp làm
tổ trưởng. Tổ trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động của tổ, đảm bảo sự phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của Cục Thống kê và Chi
cục Thống kê các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong quá trình
triển khai điều tra.
9. Kinh phí điều tra
Kinh phí từ nguồn
ngân sách Nhà nước cấp cho cuộc điều tra thu thập thông tin tính GDP quý theo
phương pháp sản xuất và sử dụng cuối cùng. Trên cơ sở số lượng các đơn vị điều
tra và định mức chi tiêu cho từng khoản mục do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục
Thống kê phân bổ kinh phí điều tra cho các Cục Thống kê theo nội dung của
phương án điều tra. Nếu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có yêu cầu điều
tra bổ sung, thì phần bổ sung do ngân sách địa phương cấp và không được làm ảnh
hưởng đến tiến độ chung đã quy định.
Thủ trưởng các đơn vị
Hệ thống Tài khoản quốc gia, Kế hoạch tài chính, Văn phòng Tổng cục Thống kê,
Trung tâm tin học Thống kê I và các Cục Thống kê có trách nhiệm quản lý và sử
dụng chặt chẽ, hiệu quả nguồn kinh phí được cấp theo quy định, bảo đảm điều
kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra./.