KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 187/QĐ-KTNN
|
Hà Nội, ngày
28 tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH
CHI TIẾT KHÓA HỌC CĂN BẢN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số
03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công
chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
khung và Chương trình chi tiết khóa học căn bản về kiểm toán hoạt động.
Điều 2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp,
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lãnh đạo KTNN;
- Vụ Tổng hợp (03);
- Trung tâm KH&BDCB;
- Lưu: VT, TCCB (03).
|
KT. TỔNG KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Đoàn Xuân Tiên
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
KHÓA HỌC CĂN BẢN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 187 /QĐ-KTNN ngày 28 tháng 2 năm 2014 của Tổng
Kiểm toán Nhà nước)
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI
DƯỠNG
Kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà
nước đã làm nghiệp vụ kiểm toán từ 5 đến 7 năm trở lên.
II. MỤC TIÊU BỒI
DƯỠNG
1. Mục tiêu chung
Giới thiệu và trang bị một số kiến
thức cơ bản và đặc trưng về kiểm toán hoạt động để giúp công chức ngạch kiểm
toán viên từng bước tiếp cận với loại hình kiểm toán này.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giới thiệu cho công chức một số
kiến thức chung về kiểm toán hoạt động.
b) Trang bị cho công chức một số nội
dung, phương pháp và kỹ thuật cơ bản của quy trình kiểm toán hoạt động.
III. YÊU CẦU
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung chương trình phải truyền tải được kiến thức cơ bản và đặc trưng về kiểm toán hoạt động trên cơ sở tiếp thu có
chọn lọc nội dung khóa học căn bản về kiểm toán hoạt động do các chuyên gia
CCAF và OAG Alberta giảng dạy.
2. Kết cấu chương trình theo hướng
mở, dễ cập nhật, bổ sung trong các giai đoạn sau này cho phù hợp.
3. Bố trí khoa học và hợp lý giữa
các khối kiến thức, cân đối, hợp lý giữa lý thuyết và thực hành để người học dễ
hình dung và tiếp thu.
4. Phù hợp với nhu cầu, hiểu biết
và kinh nghiệm thực tiễn của người học.
IV. CẤU TRÚC
CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được cấu trúc theo
từng khối kiến thức, từ vấn đề chung về kiểm toán hoạt động
đến nội dung, phương pháp và kỹ thuật cơ bản của quy
trình kiểm toán hoạt động; bao gồm học lý thuyết và thảo luận, thực hành.
V. CHƯƠNG
TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức và thời
gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm hai phần, 6
chuyên đề
b) Thời gian bồi dưỡng
- Tổng thời gian: 1.800 phút (40 tiết)
- Phân bổ thời gian
+Thời gian lý thuyết: 1.125 phút
+ Thảo luận, thực hành: 495 phút
+ Khai giảng, phổ biến quy chế học
tập: 45 phút
+ Ôn tập, thi cuối khóa: 90 phút
+ Bế giảng trao chứng chỉ: 45 phút
2. Cấu trúc chương trình
Khóa học căn bản về kiểm toán hoạt động
TT
|
Phần/Chuyên đề
|
Thời lượng
(phút)
|
Tổng cộng
|
Lý thuyết
|
Thảo luận, thực
hành
|
I
|
MỘT SỐ
KIẾN THỨC CHUNG VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
|
315
|
255
|
60
|
1
|
Một số
kiến thức chung về kiểm toán hoạt động
- Tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả (3Es).
- Các phương pháp tiếp cận trong kiểm toán hoạt
động.
- Khái quát về quy trình kiểm toán trong kiểm
toán hoạt động.
- Xét đoán
chuyên môn trong kiểm toán hoạt động.
- Sử dụng chuyên gia trong kiểm toán hoạt động.
- Tài liệu làm việc và hồ sơ kiểm toán trong
kiểm toán hoạt động.
- Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng
trong kiểm toán hoạt động.
- Giới thiệu tổng quát về các chuẩn mực kiểm
toán quốc tế có liên quan đến kiểm toán hoạt động.
|
270
|
225
|
45
|
2
|
Giới thiệu tổng quan về kiểm toán hoạt động
của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
- Lịch sử phát triển kiểm toán hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
- Sơ đồ về nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các
đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đối với kiểm toán hoạt động hiện
nay.
- Phát triển kiểm toán hoạt động tại Kiểm toán
Nhà nước Việt Nam - những thuận lợi và thách thức.
|
45
|
30
|
15
|
II
|
MỘT SỐ NỘI
DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
|
1.305
|
870
|
435
|
3
|
Lập kế
hoạch trong kiểm toán hoạt động
- Giới thiệu chung.
- Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán.
- Xác định nội dung và phạm vi kiểm toán.
- Xác định mục tiêu kiểm toán và thiết lập
tiêu chí kiểm toán.
- Kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Chương trình kiểm toán và Kế hoạch cuộc kiểm
toán.
|
405
|
270
|
135
|
4
|
Thu thập và phân tích bằng chứng kiểm toán
trong giai đoạn thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động
- Thu thập bằng chứng kiểm toán
- Phân tích bằng chứng kiểm toán
|
405
|
270
|
135
|
5
|
Lập và phát hành báo cáo kiểm toán của một
cuộc kiểm toán hoạt động
- Giới thiệu về báo cáo kiểm toán hoạt động.
- Các thành phần của báo cáo kiểm toán hoạt động.
- Trình bày phát hiện kiểm toán.
- Trình bày bằng chứng kiểm toán.
- Trình bày kết luận kiểm toán.
- Trình bày kiến nghị kiểm toán.
- Xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán hoạt động.
- Ý kiến của đơn vị được kiểm toán và chỉnh sửa
báo cáo kiểm toán hoạt động.
- Phát hành báo cáo kiểm toán hoạt động.
|
405
|
270
|
135
|
6
|
Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán
trong kiểm toán hoạt động
- Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm
toán của cuộc kiểm toán hoạt động.
- Theo dõi thực hiện kiến nghị hàng năm.
|
90
|
60
|
30
|
|
Tổng cộng
|
1.620
|
1.125
|
495
|
VI. YÊU CẦU ĐỐI
VỚI VIỆC BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ
1. Biên soạn tài liệu
a) Tài liệu được biên soạn một
cách đơn giản, đi thẳng vào các nội dung cần truyền đạt.
b) Các chuyên đề phải được biên soạn
theo kết cấu mở, dễ bổ sung, cập nhật những nội dung mới trong các thời gian
sau; biên soạn câu hỏi, bài tập nhóm, bài tập tình huống để bảo đảm thời gian
thảo luận, thực hành.
2. Giảng dạy
a) Giảng viên
- Giảng viên là công chức Kiểm
toán Nhà nước tham gia giảng dạy bồi dưỡng chương trình này phải đạt tiêu chuẩn
sau:
+ Am hiểu về tổ chức và hoạt động
của Kiểm toán Nhà nước.
+ Được đào tạo và am hiểu về kiểm
toán hoạt động.
b) Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp tích cực lấy học
viên làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên;
tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học
viên.
3. Học tập của học viên
Nắm bắt được một số kiến thức
chung về kiểm toán hoạt động cũng như một số nội dung, phương pháp và kỹ thuật
cơ bản của quy trình kiểm toán hoạt động.
VII. ĐÁNH GIÁ HỌC
TẬP
1. Đánh giá học tập của học viên
thông qua đánh giá ý thức của người học, học viên vi phạm quy chế học tập của
cơ sở đào tạo bồi dưỡng thì bị xử lý theo quy định.
2. Đánh giá khóa học: Kết thúc
khóa học, học viên làm 01 bài kiểm tra (2 tiết), chấm thang điểm 10. Học viên đạt
khóa học là người có điểm thi từ 5 điểm trở lên, được cấp Chứng chỉ khóa học
căn bản về kiểm toán hoạt động. Học viên không đạt là người có bài thi dưới điểm
5, phải ôn tập và thi lại.
VIII. NỘI DUNG
CÁC PHẦN VÀ CHUYÊN ĐỀ
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ KIỂM TOÁN HOẠT
ĐỘNG
CHUYÊN ĐỀ 1
MỘT
SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
A. Phân bỔ thỜI gian
Tổng thời gian: 270 phút (06 tiết);
trong đó:
- Lý thuyết: 225 phút;
- Thảo luận, thực hành: 45 phút.
B.
MỤc tiêu chuyên đỀ
1. Giúp học viên nắm được một số
khái niệm và phương pháp tiếp cận cơ bản trong kiểm toán hoạt động.
2. Giúp học viên hiểu khái quát về
quy trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán hoạt động.
3. Giúp học viên nắm được tổng
quát về một số chuẩn mực kiểm toán quốc tế có liên quan đến kiểm toán hoạt động.
C.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả
(3Es).
2. Các phương pháp tiếp cận trong
kiểm toán hoạt động.
3. Khái quát về quy trình kiểm
toán trong kiểm toán hoạt động.
4. Xét đoán chuyên môn trong kiểm
toán hoạt động.
5. Sử dụng chuyên gia trong kiểm toán hoạt động.
6. Tài liệu làm việc và hồ sơ kiểm toán trong kiểm
toán hoạt động.
7. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng
trong kiểm toán hoạt động.
8. Giới thiệu tổng quát về các chuẩn mực kiểm
toán quốc tế có liên quan đến kiểm toán hoạt động.
D. ĐỀ
cương chi tiẾT
1. Tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả (3Es)
a) Khái niệm.
b) Các yếu tố của 3Es.
c) Mô hình đầu ra, đầu vào.
2. Các phương pháp tiếp cận trong kiểm toán
hoạt động
a) Phương pháp tiếp cận theo định hướng hệ thống.
b) Phương pháp tiếp cận theo định hướng tuân thủ.
c) Phương pháp tiếp cận theo định hướng kết quả.
d) Phương pháp tiếp cận theo định hướng vấn đề.
3. Khái quát về quy trình kiểm toán trong kiểm
toán hoạt động
a) Lập kế hoạch kiểm toán.
- Lập kế hoạch chiến lược.
- Lập kế hoạch của cuộc kiểm toán.
- Thiết kế chương trình kiểm toán.
b) Thực hiện kiểm toán.
- Bằng chứng kiểm toán.
- Các phát hiện kiểm toán.
- Kết luận.
c) Lập báo cáo kiểm toán.
- Nội dung của báo cáo kiểm toán.
- Kiến nghị.
- Phát hành báo cáo kiểm toán.
d) Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán.
- Mục đích.
- Khái quát về trình tự kiểm tra việc thực hiện
kiến nghị kiểm toán.
e) Thảo luận về những nội dung đặc trưng của quy
trình kiểm toán trong kiểm toán hoạt động.
4. Xét đoán chuyên môn trong kiểm toán hoạt động
a) Khái niệm.
b) Áp dụng xét đoán chuyên môn trong kiểm toán
hoạt động.
b) Thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
c) Tư duy logic.
d) Bài tập tình huống về xét đoán chuyên môn
trong kiểm toán hoạt động.
5. Sử dụng chuyên gia trong kiểm toán hoạt động
a) Các nguyên tắc trong sử dụng chuyên gia.
b) Các yêu cầu đối với chuyên gia.
6. Tài liệu làm việc và hồ sơ kiểm toán trong
kiểm toán hoạt động
a) Tài liệu làm việc.
- Phân loại.
- Nội dung.
- Kiểm soát.
b) Hồ sơ kiểm toán.
- Mục đích.
- Yêu cầu.
- Vai trò.
7. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng
trong kiểm toán hoạt động
a) Kiểm soát chất lượng.
- Khái niệm.
- Nội dung.
- Vai trò.
b) Đảm bảo chất lượng.
- Khái niệm.
- Mục tiêu.
c) Thảo luận để phân biệt đảm bảo chất lượng với
kiểm soát chất lượng.
8. Giới thiệu tổng quát về các chuẩn mực kiểm
toán quốc tế có liên quan đến kiểm toán hoạt động
a) ISSAI 100 - Những nguyên tắc cơ bản trong kiểm
toán khu vực công.
b) ISSAI 300 - Những nguyên tắc cơ bản trong kiểm
toán hoạt động.
c) ISSAI 3000 - Các chuẩn mực và hướng dẫn cho
kiểm toán hoạt động dựa trên các chuẩn mực kiểm toán của INTOSAI và các kinh
nghiệm thực tiễn.
d) ISSAI 3100
- Các hướng dẫn kiểm toán hoạt động – Các nguyên tắc cơ bản.
e) ISSAI 40 - Kiểm soát chất lượng cho các SAI.
CHUYÊN ĐỀ 2
GIỚI THIỆU TỔNG
QUAN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
A. Phân
bỔ thỜI gian
Tổng thời gian: 45 phút (01 tiết), trong đó:
- Lý thuyết: 30 phút;
- Thảo luận, trao đổi: 15 phút.
B. MỤc
tiêu chuyên đỀ
- Giúp học viên hiểu được sự cần thiết và quá
trình phát triển kiểm toán hoạt động tại Kiểm toán Nhà nước Việt Nam; nhiệm vụ
và mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đối với
kiểm toán hoạt động hiện nay.
- Giúp học viên hiểu được những thuận lợi và
thách thức đối với việc phát triển kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
Việt Nam.
C. NỘI
DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Lịch sử phát triển kiểm toán hoạt động của Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam.
2. Sơ đồ về nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các đơn
vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đối với kiểm toán hoạt động hiện nay.
3. Phát triển kiểm toán hoạt động tại Kiểm toán
Nhà nước Việt Nam - những thuận lợi và thách thức.
D. ĐỀ
cương chi tiẾT
1. LỊCH
SỬ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
a) Sự cần thiết phải kiểm toán hoạt động.
- Xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi phải cải thiện
hiệu quả quản lý NSNN và các nguồn lực công của Chính phủ.
- Xuất phát từ đòi hỏi của công chúng về công
khai minh bạch thông tin về hiệu quả quản lý NSNN và các nguồn lực công của
Chính phủ.
- Xuất phát từ sự tồn tại, phát triển và cải thiện
vai trò của các cơ quan kiểm toán tối cao theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Xu thế kiểm toán hiện nay của các cơ quan kiểm
toán tối cao trên thế giới là chuyển dần từ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm
toán tuân thủ sang kiểm toán hoạt động.
b) Khái quát quá
trình phát triển kiểm toán hoạt động.
- Từ năm 1994 đến năm 2003.
- Từ năm 2003 đến năm 2006.
- Từ năm 2006 đến nay.
2. Sơ đồ về nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các
đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đối với kiểm toán hoạt động hiện
nay
- Sơ đồ về nhiệm vụ đối với kiểm toán hoạt động
của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam hiện nay.
- Sơ đồ về mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đối với việc thực hiện quy trình kiểm toán hoạt động
hiện nay.
3. Phát triển kiểm toán hoạt động tại Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam - những thuận lợi và thách thức
a) Mặt mạnh.
- Về quy định của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
- Về thực hiện của Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam.
b) Mặt yếu.
- Về quy định của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
- Về thực hiện của Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam.
c) Thuận lợi.
- Về việc chuyển hướng sang kiểm
toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
- Về chuẩn mực và hướng dẫn
kiểm toán hoạt động của INTOSAI.
- Về kinh nghiệm và bài học thực tế của các nước
trên thế giới.
d) Thách thức.
- Về quy định của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
- Về cách thức tổ chức cuộc kiểm
toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
- Về kiến thức và kinh nghiệm kiểm toán hoạt động
của kiểm toán viên.
- Về hệ thống công nghệ
thông tin.
- Về cơ chế phối hợp
trong công tác kiểm toán.
- Về hệ thống văn bản
pháp luật do nhà nước ban hành.
e) Thảo luận, trao đổi
về phương hướng giải quyết những thách thức đối với việc phát triển kiểm toán
hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
PHẦN THỨ HAI
MỘT SỐ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN ĐỀ 3
LẬP KẾ HOẠCH
TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
A. Phân
bỔ thỜI gian
Tổng thời gian: 09 tiết (405 phút); trong đó:
- Lý thuyết: 270 phút;
- Thảo luận, thực hành: 135 phút.
B. MỤc
tiêu chuyên đỀ
- Giúp học viên nắm được một số kiến thức cơ bản
về công tác lập kế hoạch trong kiểm toán hoạt động, bao gồm lập kế hoạch chiến
lược và lập kế hoạch cuộc kiểm toán.
- Giúp học viên hiểu được các bước và các kỹ thuật
cơ bản để lập kế hoạch cuộc kiểm toán trong kiểm toán hoạt động.
C. NỘI
DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu chung.
2. Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán.
3. Xác định nội dung và phạm vi kiểm toán.
4. Xác định mục tiêu kiểm toán và thiết lập tiêu
chí kiểm toán.
5. Kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán.
6. Chương trình kiểm toán và Kế hoạch cuộc kiểm
toán.
D. ĐỀ
cương chi tiẾT
1. Giới thiệu chung
a) Tầm quan trọng và lợi ích của công tác lập kế
hoạch trong kiểm toán hoạt động.
- Kế hoạch chiến lược.
- Kế hoạch cuộc kiểm toán.
b) Khái quát các bước trong giai đoạn lập kế hoạch
cuộc kiểm toán hoạt động.
2. Tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán
a) Mục đích.
b) Các vấn đề cần tìm hiểu.
- Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hoạt
động.
- Các mối quan hệ về trách nhiệm giải trình.
- Các chương trình, nghiệp vụ và hoạt động.
- Nguồn lực vật chất, tài chính và nhân sự.
- Hệ thống, cơ chế kiểm soát nội bộ.
- Môi trường bên ngoài.
- Rủi ro.
c) Các kỹ thuật và công cụ sử dụng.
- Kỹ thuật sử dụng.
- Công cụ sử dụng.
d) Đánh giá rủi ro và trọng yếu.
- Đánh giá rủi ro.
- Đánh giá trọng yếu.
- Xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và trọng yếu.
- Bài tập thực hành về đánh giá rủi ro và trọng
yếu.
3. Xác định nội dung và phạm vi kiểm toán
a) Các vấn đề cần xem xét khi xác định nội dung
kiểm toán.
- Phù hợp với chức năng nhiệm vụ.
- Tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực.
- Lý do phải kiểm toán.
- Khả năng thực hiện kiểm toán.
- Nguồn lực.
b) Các vấn đề cần xem xét khi xác định phạm vi
kiểm toán.
- Vấn đề được kiểm toán.
- Giải thích lý do tại sao một/một số vấn đề
không được kiểm toán (nếu có).
- Giai đoạn được kiểm toán.
- Giới hạn phạm vi kiểm toán.
- Phương pháp tiếp cận.
4. Xác định mục tiêu kiểm toán và thiết lập
tiêu chí kiểm toán
a) Mục tiêu kiểm toán.
- Khái niệm.
- Các yêu cầu đối với mục tiêu kiểm toán.
- Xác định mục tiêu kiểm toán.
b) Tiêu chí kiểm toán.
- Khái niệm.
- Các yêu cầu đối với tiêu chí kiểm toán.
- Thiết lập tiêu chí kiểm toán.
- Bài tập thực hành về mục tiêu và tiêu chí kiểm
toán.
c) Lập và sử dụng ma trận logic kiểm toán.
- Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng.
- Bài tập thực hành về ma trận logic kiểm toán.
5. Kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán
a) Giới thiệu sơ bộ về bằng chứng kiểm toán.
- Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán.
- Phân loại và nguồn bằng chứng kiểm toán.
b) Lập và sử dụng kế hoạch thu thập bằng chứng
kiểm toán.
- Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng.
- Bài tập thực hành về kế hoạch thu thập bằng chứng
kiểm toán.
6. Chương trình kiểm toán và kế hoạch cuộc kiểm
toán
a) Chương trình kiểm toán
- Mục đích.
- Thủ tục kiểm toán.
b) Kế hoạch cuộc kiểm toán:
- Mục đích.
- Các nội dung của Kế hoạch cuộc kiểm toán.
- Trao đổi về Kế hoạch cuộc kiểm toán với đơn vị
được kiểm toán.
CHUYÊN ĐỀ 4
THU THẬP VÀ
PHÂN TÍCH BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN MỘT CUỘC KIỂM TOÁN HOẠT
ĐỘNG
A. Phân
bỔ thỜI gian
Tổng thời gian: 405 phút (09 tiết), trong đó:
- Lý thuyết: 270 phút;
- Thảo luận, thực hành: 135 phút.
B. MỤc
tiêu BÀI HỌC
Giúp học viên nắm được một số kiến thức, phương
pháp và kỹ thuật cơ bản để thu thập bằng chứng kiểm toán và phân tích bằng chứng
kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán hoạt động, làm căn cứ đưa ra các
phát hiện kiểm toán, phát triển các kết luận và kiến nghị kiểm toán.
C. NỘI
DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Thu thập bằng chứng kiểm toán
2. Phân tích bằng chứng kiểm toán
D. ĐỀ
cương chi tiẾT
1. Thu thập bằng chứng kiểm toán
a) Các nguồn và các loại bằng chứng kiểm toán.
- Các nguồn bằng chứng kiểm toán.
+ Bằng chứng dạng sơ cấp.
+ Bằng chứng dạng thứ cấp.
- Các loại bằng chứng kiểm toán và độ tin cậy của
từng loại.
+ Bằng chứng vật chất.
+ Bằng chứng là tài liệu.
+ Bằng chứng là lời nói (lời chứng thực).
+ Bằng chứng là các phân tích.
b) Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm
toán.
- Phương pháp thu thập bằng chứng bằng phỏng vấn.
+ Giới thiệu về phương pháp phỏng vấn và các loại
phỏng vấn.
+ Thực hành phỏng vấn hiệu quả.
- Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán bằng
xem xét tài liệu.
+ Mục đích của việc xem xét tài liệu.
+ Thực hiện xem xét tài liệu.
+ Chất lượng của thông tin.
- Phương pháp thu thập bằng chứng vật chất.
+ Giới thiệu phương pháp quan sát vật chất.
+ Các hình thức quan sát vật chất: Quan sát, ảnh
chụp và video.
- Phương pháp thu thập bằng chứng qua phân tích
dữ liệu.
+ Mục đích.
+ Giới thiệu về phân tích dữ liệu.
+ Phân tích định tính và phân tích định lượng.
+ Các yếu tố phân tích dữ liệu.
+ Phân tích trong trường hợp nguồn dữ liệu thứ cấp.
- Phương pháp thu thập bằng chứng bằng lấy mẫu
kiểm toán.
+ Khái niệm và phân loại lấy mẫu kiểm toán.
+ Thực hiện lấy mẫu kiểm toán
c) Bài tập tình huống về thu thập bằng chứng kiểm
toán.
2. Phân tích bằng chứng kiểm toán
a) Các kỹ thuật phân tích
- Phân tích định lượng.
+ Phân tích hồi quy.
+ Phân tích các trường dữ liệu.
+ Phân tích dựa trên các tỷ số.
- Phân tích định tính.
+ Xem xét hồ sơ.
+ Kết quả điều tra.
+ Hội thảo.
+ Phỏng vấn.
+ Phân tích nguyên nhân - kết quả.
+ Phân tích theo lưu đồ dòng chảy.
+ Ma trận dữ liệu định tính.
b) Bài tập tình huống về phân tích bằng chứng kiểm
toán.
CHUYÊN ĐỀ 5
LẬP VÀ PHÁT
HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN CỦA MỘT CUỘC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
A. Phân
bỔ thỜI gian
Tổng thời gian: 405 phút (08 tiết), trong đó:
- Lý thuyết: 270 phút;
- Thảo luận, thực hành: 135 phút.
B. MỤc
tiêu chuyên đỀ
Giúp học viên nắm được một số kiến thức cơ bản và cách thức trình bày các
nội dung chính trong báo cáo kiểm toán của một cuộc kiểm toán hoạt động (báo
cáo kiểm toán hoạt động).
C. NỘI
DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu về báo cáo kiểm toán hoạt động.
2. Các thành phần của báo cáo kiểm toán hoạt động.
3. Trình bày phát hiện kiểm toán.
4. Trình bày bằng chứng kiểm toán.
5. Trình bày kết luận kiểm toán.
6. Trình bày kiến nghị kiểm toán.
7. Xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán hoạt động.
8. Ý kiến của đơn vị được kiểm toán và chỉnh sửa
báo cáo kiểm toán hoạt động.
9. Phát hành báo cáo kiểm toán hoạt động.
D. ĐỀ
cương chi tiẾT
1. Giới thiệu về báo cáo kiểm toán hoạt động
a) Khái niệm về báo cáo kiểm toán.
b) Yêu cầu của báo cáo kiểm toán hoạt động.
2. Các thành phần của báo cáo kiểm toán hoạt
động
a) Giới thiệu báo cáo kiểm toán
b) Bối cảnh của báo cáo kiểm toán
c) Mục tiêu kiểm toán
d) Phạm vi kiểm toán
e) Tiêu chí kiểm toán
f) Phát hiện kiểm toán
g) Kết luận kiểm toán
h) Kiến nghị kiểm toán
3. Trình bày phát hiện kiểm toán
a) Các phát hiện kiểm toán được định hướng theo
các tiêu chí.
b) Phân loại các phát hiện kiểm toán.
c) Phân tích các phát hiện kiểm toán.
4. Trình bày bằng chứng kiểm toán
a) Báo cáo kết quả chọn mẫu.
b) Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán.
5. Trình bày kết luận kiểm toán
a) Kết luận kiểm toán của cuộc kiểm toán hoạt động.
b) Cách viết kết luận kiểm toán từ kết quả kiểm
toán.
6. Trình bày kiến nghị kiểm toán
a) Yêu cầu đối với kiến nghị kiểm toán.
b) Các loại hình kiến nghị kiểm toán.
c) Đưa ra kiến nghị kiểm toán từ kết luận kiểm
toán.
7. Xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán hoạt động
a) Xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của Trưởng
đoàn kiểm toán.
b) Xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán của Lãnh
đạo Kiểm toán Nhà nước.
8. Ý kiến của đơn vị được kiểm toán và chỉnh
sửa báo cáo kiểm toán hoạt động
a) Nội dung ý kiến của đơn vị được kiểm toán.
b) Cách thức trình bày ý kiến của đơn vị được kiểm
toán.
c) Chỉnh sửa báo cáo kiểm toán hoạt động.
- Phân tích và xác định nguyên nhân của những ý
kiến chưa thống nhất.
- Giải quyết các ý kiến chưa thống nhất.
- Thừa nhận các sai sót và thiếu sót.
- Chỉnh sửa câu chữ nhạy cảm và sự cân bằng.
9. Phát hành báo cáo kiểm toán hoạt động
a) Phát hành BCKT hoạt động.
b) Công khai kết quả kiểm toán của BCKT hoạt động.
10. Bài tập thực hành về trình bày báo cáo kiểm
toán hoạt động.
CHUYÊN ĐỀ 6
KIỂM TRA THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
A. Phân bỔ thỜI gian
Tổng thời gian: 90 phút (02 tiết), trong đó:
- Lý thuyết: 60 phút;
- Thảo luận, trao đổi: 30 phút.
B. MỤC TIÊU
Giúp học viên nắm được khái quát một số nội dung
cơ bản về kiểm tra thực hiện kiến nghị của cuộc kiểm toán hoạt động và theo dõi
thực hiện kiến nghị hàng năm.
C.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Kiểm tra thực hiện kiến nghị
kiểm toán của cuộc kiểm toán hoạt động.
2. Theo dõi thực hiện kiến nghị
hàng năm.
D.
ĐỀ cương chi tiẾT
1. Kiểm tra thực hiện kiến
nghị kiểm toán của cuộc kiểm toán hoạt động
a) Lập kế hoạch kiểm tra.
- Lựa chọn những vấn đề cần kiểm
tra thực hiện kiến nghị.
- Mục tiêu và tiêu chí kiểm
toán.
- Trao đổi với đơn vị được kiểm
toán về mục tiêu và tiêu chí kiểm toán mới.
- Nhân sự cho cuộc kiểm tra thực
hiện kiến nghị.
b) Thực hiện kiểm tra.
- Thu thập bằng chứng.
- Thủ tục kiểm tra.
c) Báo cáo kiểm tra.
- Các thành phần của báo cáo
d) Hội đồng tư vấn.
2. Theo dõi thực hiện kiến nghị
hàng năm
a) Mục tiêu.
b) Áp dụng.
c) Báo cáo.
d) Trách nhiệm.