KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
07/2008/QĐ-KTNN
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của
Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
Căn cứ Nghị quyết số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội về giải thích khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm toán nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử của
Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước,
các Trưởng đoàn kiểm toán, các thành viên đoàn kiểm toán và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước;
Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Hội đồng dân tộc; các Uỷ ban của Quốc
hội; các ban thuộc UBTV Quốc hội;
- Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lãnh đạo KTNN; các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Lưu: VT, Vụ CĐ&KSCLKT.
|
TỔNG
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Vương Đình Huệ
|
QUY TẮC
ỨNG XỬ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 07 /2008/QĐ-KTNN
ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy tắc này quy định các chuẩn mực
xử sự của Kiểm toán viên nhà nước trong hoạt động kiểm toán và trong quan hệ xã
hội.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng theo quy định
tại Quy tắc này bao gồm:
1. Kiểm toán viên nhà nước;
2. Cộng tác viên kiểm toán;
3. Các công chức khác của Kiểm
toán Nhà nước tham gia vào hoạt động kiểm toán.
Các đối tượng trên, sau đây gọi
chung là Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 3. Mục
đích
1. Nhằm chuẩn mực hoá việc ứng xử
của Kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trong quan hệ
xã hội.
2. Thực hiện công khai các hoạt
động kiểm toán và quan hệ xã hội của Kiểm toán viên nhà nước; nâng cao ý thức
trách nhiệm của Kiểm toán viên, uy tín của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, tăng cường
hiệu quả hoạt động, chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Chương II
ỨNG XỬ CỦA KIỂM TOÁN
VIÊN NHÀ NƯỚC TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
Điều 4. Thực
hiện các quy định của pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước phải
tuân thủ và thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên
chức, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm theo quy định của Bộ luật
Lao động, Pháp lệnh Cán bộ công chức, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Phòng, chống
tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan khác.
Điều 5. Ứng
xử trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán
1. Kiểm toán viên nhà nước phải
thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm
toán nhà nước và các văn bản khác có liên quan.
2. Tuân thủ đầy đủ các quy định
về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước, cụ thể:
a) Độc lập, khách quan và chính
trực
- Khi tiến hành kiểm toán chỉ
tuân theo pháp luật, các chuẩn mực và quy trình kiểm toán. Các ý
kiến xác nhận, đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán phải khách
quan, dựa trên cơ sở bằng chứng được thu thập và tập hợp theo các chuẩn mực kiểm
toán. Kiểm toán viên nhà nước không để cho các định kiến thiên lệch lấn át tính
khách quan;
- Báo cáo với người
ra quyết định kiểm toán và đề nghị rút tên khỏi đoàn kiểm toán khi có quan hệ
gia đình (như: có bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố
vợ, mẹ vợ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột) với người đứng đầu, kế toán
trưởng của đơn vị được kiểm toán hoặc đã làm lãnh đạo, kế toán trưởng hay phụ
trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán trong vòng năm năm kể từ khi chuyển
công tác hoặc góp vốn, mua cổ phần hoặc có quan hệ khác về kinh tế với đơn vị
được kiểm toán;
- Thẳng thắn,
trung thực, có lương tâm nghề nghiệp, bảo vệ và tôn trọng lợi ích của Nhà nước,
của nhân dân và của đơn vị được kiểm toán. Có quan điểm vô tư, không để các lợi
ích vật chất và quyền lợi cá nhân chi phối. Phải giữ gìn nhân cách, không bê
tha và nghiện ngập làm ảnh hưởng tới nhân phẩm hoặc tổn
hại kết quả việc thực hiện công vụ của mình, làm ảnh hưởng đến uy tín của Kiểm
toán Nhà nước;
- Kiểm toán viên
nhà nước chỉ được sử dụng tài sản công với mục đích hợp pháp và chính đáng. Phải
tuân thủ quy định của Kiểm toán Nhà nước về tạm ứng, thanh toán công tác phí và
các khoản khác.
b) Kiểm toán viên
nhà nước phải không ngừng học tập nâng cao trình độ và khả năng nhằm đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ được giao và hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
c) Kiểm toán viên
nhà nước phải thực hiện công việc với sự thận trọng và bảo đảm các quy định về
bảo mật, cụ thể:
- Thực hiện các
phương pháp chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với phạm vi và nội dung kiểm toán; thực
hiện nhiệm vụ với trách nhiệm nghề nghiệp cao. Thận trọng trước mọi tình huống,
không vội vã đưa ra những đánh giá hoặc kết luận khi chưa có cơ sở bằng chứng
tin cậy. Trước khi đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá phải kiểm tra, xem xét lại
tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ làm việc; tính đầy đủ, chính xác,
thích hợp của các bằng chứng và kết quả tính toán. Khi sử dụng kết quả của cộng
tác viên, kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên nội bộ, các kết luận thanh tra
phải xem xét, kiểm tra, sử dụng có chọn lọc và chịu trách nhiệm về tính xác thực
của các số liệu, tài liệu, bằng chứng liên quan đến kết luận kiểm toán;
- Có trách nhiệm
giữ bí mật quốc gia, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán; bảo vệ các
thông tin thu thập được từ các đơn vị kiểm toán và các thông tin bên trong Kiểm
toán Nhà nước theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán Nhà nước.
3. Khi làm việc,
Kiểm toán viên nhà nước phải đeo thẻ và sử dụng trang phục kiểm toán viên theo
quy định của Kiểm toán Nhà nước; thẻ và trang phục kiểm toán viên phải được giữ
gìn cẩn thận, không được đem cho, cho mượn, bán hoặc làm quà tặng.
Điều 6. Ứng xử trong mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán
1. Không được lợi
dụng danh nghĩa Kiểm toán Nhà nước để thực hiện hành vi trái pháp luật như nhận
tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần nhằm vụ lợi; không sách
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán; không dùng phương tiện,
tài sản của đơn vị được kiểm toán vì nhu cầu cá nhân; không gợi ý, đề nghị được
ưu đãi hoặc thiên vị cho những người quen thân trong quan hệ với đơn vị kiểm
toán và quan hệ khác.
2. Không được cản
trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm
toán; không tiết lộ thông tin về tình hình và kết luận kiểm toán khi chưa được
công bố chính thức; tôn trọng các quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
3. Khi giao tiếp với
đơn vị được kiểm toán phải có thái độ ứng xử văn hoá, lắng nghe, tôn trọng, lịch
thiệp, thiện chí; ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc.
4. Kiểm toán viên
nhà nước phải rèn luyện và sử dụng các kỹ năng giao tiếp như kỹ năng nghe, đọc,
nói và kỹ năng trình bày, diễn giải phù hợp với từng mối quan hệ; rèn luyện khả
năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân, tránh nổi nóng hoặc tranh luận to tiếng với
người giao tiếp.
Điều 7. Ứng xử trong mối quan hệ nội bộ cơ quan, đơn vị
1. Đối với Kiểm
toán viên là lãnh đạo, quản lý (Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên
ngành, khu vực; Trưởng đoàn kiểm toán; Tổ trưởng tổ kiểm toán)
a) Phải xây dựng,
giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công sở trong cơ quan, đơn vị; nắm bắt
kịp thời tâm lý của cán bộ, kiểm toán viên thuộc thẩm quyền quản lý để có cách
thức điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy hết khả năng, kinh nghiệm,
tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán; tạo điều kiện
phát huy dân chủ trong học tập và phát huy sáng kiến của các Kiểm toán viên;
tôn trọng và tạo niềm tin cho Kiểm toán viên khi giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực
hiện kiểm toán; bảo vệ danh dự của Kiểm toán viên khi bị phản ánh, khiếu nại, tố
cáo không đúng sự thật.
b) Tránh thái độ bề
trên, hách dịch gia trưởng, áp đặt ý kiến theo cảm tính cá nhân của mình làm ảnh
hưởng đến kết quả công việc.
c) Đảm bảo cho các
Kiểm toán viên không bị thiên vị, phân biệt về giới tính, tình trạng hôn nhân,
quan hệ gia đình, khuyết tật, tôn giáo trong quá trình quản lý, phân công nhiệm
vụ, đánh giá công việc và đề bạt thăng chức.
d) Phải đưa ra ý
kiến chỉ đạo, kết luận cụ thể các vấn đề trong điều hành, quản lý hoạt động kiểm
toán, tránh tình trạng chung chung gây khó khăn cho cấp dưới thực hiện; không
được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ do mình thực
hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị hoặc quyền lợi chính đáng, danh dự
của đồng nghiệp, cấp dưới.
đ) Không được che
dấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung phản ánh của cấp dưới, của cơ quan tổ chức
khác hoặc của công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do đơn vị
mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
2. Đối với Kiểm toán
viên nhà nước khác
a) Ứng xử với cán
bộ lãnh đạo, quản lý:
Phải tôn trọng địa
vị của người lãnh đạo, người quản lý, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao
đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo, chịu trách nhiệm trước pháp luật
khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Khi thực hiện quyết
định của cấp trên, nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật thì phải
báo cáo ngay với người ra quyết định, trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định
thì báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải
chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra.
Thực hiện việc bảo
lưu kết quả kiểm toán theo quy định của Kiểm toán Nhà nước.
Không lợi dụng việc
góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ lãnh đạo quản lý và đồng nghiệp.
b) Ứng xử với đồng
nghiệp:
Trong quan hệ với
đồng nghiệp Kiểm toán viên nhà nước phải có thái độ trung thực, thân thiện, tôn
trọng, bảo vệ danh dự và giữ uy tín của đồng nghiệp; trong quá trình thực hiện
kiểm toán phải phối hợp và giúp đỡ đồng nghiệp để công việc hoàn thành đúng tiến
độ và hiệu quả tốt nhất; không gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết nội bộ.
Không quấy rối,
gây phiền hà hoặc coi thường đồng nghiệp trong cơ quan.
Điều 8. Ứng xử trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ
quan thông tin báo chí và với tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Chỉ cung cấp những
thông tin tài liệu về kiểm toán với các cơ quan, tổ chức có liên quan một cách
trung thực, đúng đắn khi có kết luận chính thức của Kiểm toán Nhà nước và được
lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2.Thực hiện đúng
quy định tại Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Kiểm toán
Nhà nước.
3. Thực hiện đúng
quy định của pháp luật và cơ quan khi quan hệ với các tổ chức, cá nhân người nước
ngoài.
Điều 9. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng
Phải nêu cao ý thức
trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Trong quá trình thực hiện
hoạt động kiểm toán, nếu phát hiện các hành vi, dấu hiệu tham nhũng, Kiểm toán
viên nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thẩm
tra, xác minh về phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và của Kiểm
toán Nhà nước.
Chương III
ỨNG XỬ CỦA KIỂM
TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC
Điều 10. Ứng xử ở nơi công cộng và các hoạt động xã hội
1. Kiểm toán viên
nhà nước khi tham gia các hoạt động xã hội phải thể hiện nếp sống văn minh, lịch
sự trong giao tiếp, ứng xử để mọi người tin yêu; chủ động, tích cực tham gia
tuyên truyền, phổ biến về hoạt động kiểm toán, về phòng, chống tham nhũng, các
văn bản pháp luật khác.
2. Không được lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động
trong xã hội; không được tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm
pháp luật; kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.
3. Không được vi
phạm các quy định về nội quy và quy tắc, các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại
nơi công cộng để đảm bảo sự văn minh, tiến bộ của xã hội; các quy định về đạo đức
công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực
hiện.
Điều 11. Ứng
xử trong gia đình
1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục,
vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm túc, đúng đắn chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Không để cho bố
đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ hoặc chồng,
con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho
gia đình.
3. Không được tổ chức các hoạt động
cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác của bản thân
và gia đình vì mục đích vụ lợi.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều 12.
Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
1. Kiểm toán viên nhà nước có
trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này.
2. Kiểm toán viên nhà nước có
trách nhiệm vận động các Kiểm toán viên nhà nước khác thực hiện đúng các quy định
tại Quy tắc này; phát hiện và báo cáo lãnh đạo, người quản lý có thẩm quyền về
những vi phạm Quy tắc này của các Kiểm toán viên khác.
Điều 13.
Trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước
1. Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức
thực hiện Quy tắc này.
2. Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Quy tắc này của Kiểm toán viên trong đơn vị.
3. Phê bình, chấn chỉnh các vi
phạm hoặc đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý các vi phạm đối với Kiểm toán
viên trong đơn vị.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm
toán để trình Tổng kiểm toán Nhà nước xem xét, sửa đổi.
Điều 14. Xử
lý vi phạm
1. Kiểm toán viên Nhà nước vi phạm
các quy định tại Quy tắc ứng xử này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị, Lãnh đạo
quản lý trực tiếp và sử dụng Kiểm toán viên có Kiểm toán viên vi phạm các quy định
tại các điều 5, 6, 7, 8, 9 của Quy tắc này thì tuỳ theo mức độ vi phạm của Kiểm
toán viên sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật./.