Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1238/CT-KTNN Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 01/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
-------

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số:  1238/CT-KTNN

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

Thời gian vừa qua, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nướccó nhiều tiến bộ, nhiều Đoàn kiểm toán đạt chất lượng cao, tiêu biểu, như: Đoàn kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Đồng Nai, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và một số cuộc kiểm toán tại các tỉnh uỷ...Một số đơn vị tuy đã được Kiểm toán độc lập kiểm toán nhưng Kiểm toán Nhà nước vẫn có nhiều phát hiện, kiến nghị mới về hạn chế, thiếu sót, thậm chí là sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản của Nhà nước như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn... Một số tập thể, cá nhân đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động kiểm toán, chấp hành tốt các Quy trình, Chuẩn mực kiểm toán, Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước. Chất lượng nội dung kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, ghi chép hồ sơ kiểm toán, thời gian kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán của một số Đoàn kiểm toán có tiến bộ; chế độ thông tin, báo cáo sơ bộ kết quả kiểm toán và các khó khăn trong quá trình kiểm toán kịp thời hơn so với trước đây.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng kiểm toán, cụ thể như sau:

- Tinh thần trách nhiệm, tư tưởng, lòng tự trọng nghề nghiệp, ý thức tôn trọng quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ của nhiều Kiểm toán viên còn kém và cá biệt còn có dấu hiệu dàn xếp kết quả kiểm toán; chưa có nhiều nhân tố tích cực, điển hình trong hoạt động kiểm toán; văn hoá ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước có tiến bộ so với các năm trước nhưng vẫn còn một số trường hợp có biểu hiện không tốt, thiếu chuẩn mực trong thái độ làm việc, phát ngôn ...làm ảnh hưởng đến uy tín của Kiểm toán Nhà nước.

- Việc chấp hành các quy trình, chuẩn mực kiểm toán nhà nước và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ tại không ít Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán chưa nghiêm; việc lập và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết của nhiều Tổ kiểm toán chậm so với quy định; nội dung kế hoạch kiểm toán chi tiết còn sơ sài, không bám sát mục tiêu kiểm toán đã được duyệt; nhiều Kiểm toán viên ghi Nhật ký kiểm toán sơ sài, không theo diễn biến nghiệp vụ kiểm toán và không thường xuyên ghi hàng ngày theo quy định, còn biểu hiện ghi chép qua loa, đối phó; hồ sơ kiểm toán không lưu bằng chứng kiểm toán kèm theo để đảm bảo cơ sở pháp lý và làm cơ sở cho các kết luận, kiến nghị kiểm toán; một số Tổ trưởng Tổ kiểm toán chưa thực hiện kiểm tra, ký xác nhận hàng ngày vào Nhật ký Kiểm toán viên nhà nước.

- Một số Tổ kiểm toán có biểu hiện tư tưởng ngại khó khăn, va chạm, ỷ lại theo kết quả thanh tra, kiểm toán độc lập; lựa chọn nội dung và đơn vị kiểm toán theo kiểu dễ làm, khó bỏ; còn có hiện tượng né tránh, bỏ qua những vấn đề gai góc trong quá trình kiểm toán và không đi đến tận cùng đối với các phát hiện kiểm toán, phương pháp kiểm toán còn đơn giản.

- Một số Trưởng Đoàn kiểm toán không bám sát mục tiêu, những nội dung trọng điểm của cuộc kiểm toán được phân công nên không đạt được mục tiêu kiểm toán đã được phê duyệt, triển khai hoạt động kiểm toán còn dàn trải, kết quả kiểm toán không đạt được so với yêu cầu đặt ra; không ít lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, khu vực, Trưởng, Phó Đoàn kiểm toán thiếu sâu sát, không nắm được tình hình, kết quả kiểm toán cụ thể nên tác dụng chỉ đạo, kiểm tra hoạt động chuyên môn còn rất hạn chế; hiệu lực của kết quả kiểm toán còn thấp; cá biệt có đơn vị có biểu hiện chạy theo thành tích nên không bảo đảm quy định về trình tự lập và phát hành báo cáo kiểm toán, gây ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán; một số trường hợp trả lời kiến nghị của các đơn vị được kiểm toán còn chậm so với quy định, xử lý không dứt điểm những vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán; thời gian phát hành báo cáo nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; có trường hợp tự động giảm bớt đối tượng kiểm toán theo quyết định kiểm toán đã được ban hành, không báo cáo lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước để xem xét, giải quyết.

- Một số Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán không sâu sát với trách nhiệm quản lý hoạt động chuyên môn, thậm chí buông lỏng, không có biện pháp giám sát, quản lý hoạt động kiểm toán hữu hiệu theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Còn có trường hợp kết luận giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ nhưng không được ghi trong biên bản thông qua báo cáo và biên bản kiểm toán với đơn vị. Vai trò của Hội đồng cấp vụ còn yếu, một số Kiểm toán trưởng, Trưởng Đoàn kiểm toán chưa quan tâm giải quyết những vấn đề vướng mắc ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán, còn tình trạng đùn đẩy việc lên trên. Vai trò của một số Phó trưởng Đoàn kiểm toán còn mờ nhạt, nguyên nhân là do việc phân công, phân nhiệm không rõ ràng, không gắn với trách nhiệm trong lãnh đạo Đoàn kiểm toán và Phó trưởng Đoàn kiểm toán đa số vẫn kiêm nhiệm Tổ trưởng Tổ kiểm toán. Nhiều đơn vị chưa phát hiện kịp thời, tôn vinh những cá nhân điển hình tiên tiến và khơi dậy lòng tự trọng nghề nghiệp trong ý thức của mỗi Kiểm toán viên nhà nước.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát của các vụ chức năng chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực được giao. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát vẫn còn né tránh, kết luận còn chung chung, không nêu rõ cụ thể các nội dung và các trường hợp vi phạm quy định nghề nghiệp; thậm chí có trường hợp ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra không đúng Quy trình thanh tra, kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp, chưa tương xứng yêu cầu.

Nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, khắc phục ngay những tồn tại nêu trên, Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ thị Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; Kiểm toán trưởng các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các Kiểm toán Nhà nước khu vực; Trưởng Đoàn, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, các Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên, Thành viên khác của Tổ Kiểm toán và toàn thể các cán bộ, công chức trong toàn ngành quán triệt và thực hiện ngay một số nội dung sau:

1. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, khơi dậy lòng tự hào, tự trọng nghề nghiệp của toàn thể cán bộ, công chức và Kiểm toán viên trong việc thực hiện các quy định của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm toán và các quy định của đơn vị được kiểm toán. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng để khích lệ các tập thể, cá nhân điển hình chấp hành tốt các quy định nghề nghiệp và có nhiều đóng góp trong hoạt động kiểm toán. Chú trọng việc bố trí nhân sự khi lập kế hoạch kiểm toán nhằm xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, có nguyên tắc và tinh thần xây dựng trong nội bộ các Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực.

2. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, các quy trình, chuẩn mực và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán; chú trọng thực hiện các quy định về hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán, việc ghi chép Nhật ký kiểm toán và lưu giữ bằng chứng kiểm toán, ghi chép đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán về những ý kiến khác nhau giữa Kiểm toán viên và Tổ trưởng Tổ kiểm toán, giữa Tổ trưởng Tổ kiểm toán và Trưởng Đoàn kiểm toán, giữa Trưởng Đoàn kiểm toán với Kiểm toán trưởng gắn với tăng cường trách nhiệm của mỗi chức danh; thực hiện nghiêm quy trình bảo lưu ý kiến của Kiểm toán viên; đẩy mạnh việc đa dạng hoá phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm bảo đảm ý kiến kết luận, kiến nghị kiểm toán phải khách quan, thận trọng, thuyết phục và đầy đủ cơ sở pháp lý; xử lý dứt điểm, kịp thời các vướng mắc, các ý kiến khác nhau trong quá trình kiểm toán và đẩy nhanh tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán.

3. Bám sát mục tiêu, trọng điểm, nội dung của từng cuộc kiểm toán theo kế hoạch được phê duyệt, nâng cao chất lượng kiểm toán và chất lượng báo cáo kiểm toán, đảm bảo thời gian và tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán theo quy định. Tăng cường kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, tiếp tục và quán triệt và thực hiện Hướng dẫn 165/HD-KTNN ngày 06/3/2008 của Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết quả kiểm toán. Các Vụ Tổng hợp, Pháp chế khi thẩm định báo cáo kiểm toán cần bám sát, đánh giá kết quả kiểm toán theo các kế hoạch đã được phê duyệt.

4. Chấn chỉnh, tăng cường hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của các cấp trong nội bộ các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các Kiểm toán Nhà nước khu vực, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán. Kiểm toán trưởng các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và các Kiểm toán Nhà nước khu vực, Trưởng các Đoàn kiểm toán phải gương mẫu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, sâu sát với hoạt động kiểm toán, thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát nóng trong quá trình các Đoàn Kiểm toán đang triển khai hoạt động kiểm toán, giám sát việc thực hiện mục tiêu kiểm toán và đẩy nhanh tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán. Lưu ý việc tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc kết luận tại các đơn vị được kiểm toán và thực hiện thí điểm theo giải trình của Tổ trưởng Tổ kiểm toán đối với các trường hợp không phát hiện chênh lệch, sai phạm hoặc đơn vị được kiểm toán không có ý kiến bảo lưu đối với kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Các Vụ chức năng đẩy mạnh và tăng cường hiệu lực hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm soát chất lượng kiểm toán theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng quy trình Thanh tra, kiểm tra ban hành theo Quyết định số 11/QĐ-KTNN ngày 10/12/2007 của Tổng Kiểm toán nhà nước, bảo đảm tính khách quan, chất lượng và hiệu quả. Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm tra đột xuất, cần thiết có thể tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động kiểm toán. Kết luận thanh tra, kiểm tra phải nêu rõ các trường hợp, biện pháp xử lý đối với từng tập thể, cá nhân vi phạm.

Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao chú trọng và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán, nhất là việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán Nhà nước, đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử của Kiểm toán viên, thực hiện các Quy trình, chuẩn mực kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán theo các biên bản kiểm toán, phát hành công bố công khai kết luận kiểm tra của từng cuộc kiểm tra.

Xử lý nghiêm đối với các Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên và thành viên khác của Tổ kiểm toán vi phạm các quy định của Pháp luật và của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động kiểm toán, gắn với thi đua, khen thưởng, kỷ luật hàng năm một cách chặt chẽ, công khai. Thay thế, đình chỉ ngay hoạt động kiểm toán đối với Kiểm toán viên vi phạm, nhất là việc không thực hiện đúng các quy định trong ghi chép Nhật ký Kiểm toán viên. Thực hiện xem xét, xử lý trách nhiệm quản lý đối với các Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán để xảy ra vi phạm trong phạm vi quản lý của mình.

5. Các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán theo quy định tại Quyết định số 1271/QĐ-KTNN ngày 31/10/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành quy định tiêu chí và thang điểm đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán phối hợp với Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (Phòng Thi đua-Khen thưởng) tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức đặc biệt các kiểm toán viên, thành viên khác của Đoàn kiểm toán thuộc đơn vị; tổ chức thực hiện và kịp thời báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định về hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước./.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo KTNN;
- Các đơn vị trực thuộc;
- Thường trực Đảng uỷ KTNN;
- Thường trực Công đoàn KTNN;
- Bí thư Đoàn TN CN HCM KTNN;
- Văn phòng (TK-TH);
- Lưu: VT.

Tổng kiểm toán Nhà nước




Vương Đình Huệ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 1238/CT-KTNN ngày 01/10/2008 về việc tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.603

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.198.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!