BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 22/VBHN-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2013
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT SỰ CỐ,
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Thông
tư số 15/2009/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 4 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, có
hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông
tư số 29/2013/TT-BGTVT ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2009/TT-BGTVT ngày 04
tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về giải quyết sự
cố, tai nạn giao thông đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Căn
cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn
cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn
cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông
đường sắt như sau1:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông
tư này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, trình tự,
nội dung, biện pháp giải quyết, công tác phân tích, chế độ thống kê, báo cáo về
sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên hệ thống đường sắt quốc gia,
đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông
tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông
vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có
nối ray với đường sắt quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong
Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tai
nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra
đâm nhau, trật bánh, đổ tàu, đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và
ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào
chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây
thiệt hại về tài sản.
2. Người
bị thương trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị tổn thương về
sức khỏe, bị ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường do ảnh hưởng trực tiếp của tai
nạn giao thông.
3. Người
bị chết trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị chết tại hiện trường
vụ tai nạn; người bị thương trong vụ tai nạn được cấp cứu nhưng chết tại bệnh
viện, tại nhà hoặc trên đường đi cấp cứu.
4. Sự
cố giao thông đường sắt là những vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông
vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao
thông đường sắt.
5. Trung
tâm điều hành vận tải đường sắt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt
Việt Nam, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ hoạt động chạy tàu trên hệ thống đường
sắt quốc gia hoặc là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt
chuyên dùng, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ hoạt động chạy tàu trên đoạn đường sắt
chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
6.2
Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn Đường sắt Việt Nam, các Trung tâm Ứng
phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt khu vực là đơn vị trực thuộc Tổng công
ty Đường sắt Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt
bão; ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường
sắt
1. Việc
giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh
chóng và kịp thời.
2. Khi
xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
đường sắt phải có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
3. Tổ
chức cứu chữa ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của
Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn.
4.3
Tai nạn giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
5. Mọi
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông
đường sắt phải đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho
việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy
ra tai nạn giao thông đường sắt.
6. Chủ
tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là Chủ
tịch Hội đồng) hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn được quyền huy động mọi
nguồn lực tại chỗ, kể cả các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác để phục vụ
cho công tác cứu chữa tai nạn giao thông đường sắt.
7. Tổ
chức khôi phục hoạt động giao thông đường sắt nhanh nhất và không gây khó khăn
cho công tác điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.
Điều 5. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường
sắt
1. Các
sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản.
2. Khi
sự cố giao thông đường sắt xảy ra ở khu gian, việc lập biên bản do trưởng tàu
hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện. Trường hợp sự cố giao
thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga, việc lập biên bản do trực ban chạy tàu
hoặc trưởng ga thực hiện.
3. Tổng
giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể về việc giải quyết, xử
lý sự cố giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia; Tổng giám đốc hoặc Giám
đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường
sắt quốc gia quy định cụ thể việc giải quyết, xử lý sự cố giao thông đường sắt
trên đường sắt chuyên dùng.
4.4
Sự cố giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Chương 2.
PHÂN LOẠI VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG SẮT
Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân
Tai
nạn giao thông đường sắt bao gồm tai nạn do nguyên nhân chủ quan và tai nạn do
nguyên nhân khách quan:
1. Tai
nạn do nguyên nhân chủ quan là tai nạn xảy ra do vi phạm các quy định của pháp luật
về giao thông vận tải đường sắt của tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp
kinh doanh đường sắt.
2. Tai
nạn do nguyên nhân khách quan là tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên
tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân chủ quan của doanh
nghiệp kinh doanh đường sắt.
Điều 7. Phân loại theo tính chất của tai nạn giao
thông đường sắt
Tai
nạn giao thông đường sắt bao gồm tai nạn chạy tàu và tai nạn khác:
1. Tai
nạn chạy tàu là tai nạn xảy ra khi phương tiện giao thông đường sắt đâm nhau, trật
bánh, đổ; đâm, va chạm vào chướng ngại, phương tiện giao thông khác và ngược
lại, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của tổ
chức, cá nhân.
2.5
Tai nạn khác là những tai nạn về người, xảy ra khi phương tiện giao thông đường
sắt va, cán người; người nhảy lên hay rơi từ trên phương tiện giao thông đường
sắt xuống; ném đất, đá, các vật khác lên phương tiện giao thông đường sắt hoặc
rơi từ phương tiện giao thông đường sắt xuống gây thiệt hại về tài sản, tính
mạng và sức khỏe của con người.
Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn
giao thông đường sắt gây ra6
1. Tai
nạn giao thông đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 1 đến 5 người bị
thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng.
2. Tai
nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có 1 người chết hoặc có từ 6
đến 8 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi
triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
3. Tai
nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng là tai nạn có 2 người chết hoặc có từ
9 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm
triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
4. Tai
nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 3 người chết trở
lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá
trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Điều 9. Trách nhiệm của trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu
tàu không có trưởng tàu) khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
1. Tổ
chức sơ cứu, cấp cứu ngay người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh
nghiệp, người bị nạn theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
2. Tổ
chức phòng vệ địa điểm tai nạn theo quy định tại Điều 17 của Thông
tư này.
3. Thông
tin, báo cáo ngay về vụ tai nạn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy
định tại Mục 2, Chương III của Thông tư này.
4. Lập
biên bản, báo cáo về vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông
tư này (nếu đã có trưởng ga hoặc cơ quan công an lập Hồ sơ tai nạn) hoặc lập Hồ
sơ ban đầu vụ tai nạn chuyển giao cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cử
người thay mình ở lại làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
tại Mục 3, Chương III của Thông tư này.
Điều 10. Trách nhiệm của trưởng ga khi xảy ra tai nạn
giao thông đường sắt
1. Trưởng
ga khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải trực tiếp hoặc cử
người đến ngay hiện trường để hỗ trợ cấp cứu người bị nạn và tham gia các công
việc khác để khắc phục hậu quả vụ tai nạn.
2. Trưởng
ga phải lập Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn (nếu tai nạn xảy ra trong phạm vi ga do
mình phụ trách) hoặc tiếp nhận Hồ sơ ban đầu do trưởng tàu, lái tàu lập (khi
tai nạn xảy ra trong khu gian) để chuyển giao cho các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
3. Trưởng
ga là người chủ trì giải quyết hậu quả ban đầu của vụ tai nạn chạy tàu nếu Chủ
tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn chưa đến hiện trường.
Điều 11. Trách nhiệm của Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam và Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng có nối ray với
đường sắt quốc gia
1. Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các doanh
nghiệp kinh doanh đường sắt, tổ chức giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường
sắt; tổ chức thực hiện công tác cứu hộ trên đường sắt quốc gia, đường sắt
chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia khi có yêu cầu.
2. Khi
xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt
chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia căn cứ theo nguyên nhân, tính
chất, mức độ thiệt hại để lập Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc giao nhiệm vụ
cho cá nhân có thẩm quyền để chủ trì giải quyết tai nạn.
3. Khi
các phương tiện giao thông đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xảy ra
tai nạn giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường
sắt quốc gia thì Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm
phối hợp với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường
sắt chuyên dùng thành lập Hội đồng giải quyết tai nạn, nhưng trong Hội đồng
phải có đủ thành phần của hai bên để cùng nhau giải quyết.
4. Tổng
giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh
nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng quy định cụ thể việc thành lập
Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc giao cho cá nhân chủ trì giải quyết tai nạn;
quy định nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng và các đơn vị thuộc quyền
quản lý có liên quan; quy định cụ thể về công tác cứu hộ tai nạn trên các khu
vực đường sắt thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp để đảm bảo giải quyết hậu
quả tai nạn được nhanh chóng, an toàn mọi mặt.
Điều 12. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng hoặc người
chủ trì và các thành viên Hội đồng giải quyết tai nạn7
1. Chủ
tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn là người có quyền hạn và
trách nhiệm cao nhất trong việc giải quyết tai nạn tại hiện trường, được quyền
huy động nhân lực, vật lực tại chỗ để cứu chữa người bị nạn; ra các quyết định
cần thiết, phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để giải quyết tai
nạn theo đúng quy định của pháp luật và phải chỉ đạo hoàn thành các công việc
sau:
a) Tổ
chức cứu chữa người bị nạn, bảo vệ hiện trường, tài sản;
b) Tham
gia điều tra, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo yêu cầu của cơ quan
công an;
c) Phối
hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương có liên quan hoàn thiện các thủ tục
pháp lý mai táng nạn nhân;
d)
Lập phương án cứu chữa và phân công nhân lực thực hiện chuyển tải hành khách,
hàng hóa; cứu hộ đầu máy, toa xe; sửa chữa cầu, đường và các phương tiện thiết
bị khác bị hư hỏng để nhanh chóng khôi phục chạy tàu qua vị trí tai nạn và
thông tuyến; đảm bảo an toàn mọi mặt trong quá trình cứu chữa;
đ)
Tập hợp biên bản, hồ sơ vụ tai nạn; xác định khối lượng công việc, nhân công
của các đơn vị tham gia cứu hộ, cứu nạn;
e)
Xây dựng báo cáo tổng hợp; đề xuất việc khen thưởng thành tích và xử lý kỷ luật
đối với tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết tai nạn; đề xuất biện pháp với cơ
quan có thẩm quyền để khôi phục bình thường hoạt động đường sắt và giải quyết
các vấn đề phát sinh có liên quan.
g)8
Tổng hợp các thiệt hại của vụ tai nạn để cung cấp cho các cơ quan chức năng
phục vụ điều tra và bồi thường theo quy định của pháp luật (nếu có) cho tổ
chức, cá nhân bị hại.
2. Các
thành viên tham gia Hội đồng phải triệt để thi hành phần việc được phân công và
thực hiện tốt các công việc được giao; mọi tổ chức, cá nhân khác tham gia giải
quyết tai nạn đều chịu sự chỉ đạo và phải chấp hành mọi quyết định của Chủ tịch
Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động
giao thông đường sắt
Khi
xảy ra tai nạn làm gián đoạn giao thông đường sắt thì Lãnh đạo các doanh nghiệp
kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, đơn vị quản
lý, sử dụng phương tiện giao thông đường sắt và các đơn vị khác liên quan đến
tai nạn phải cử ngay người có thẩm quyền nhanh chóng tới hiện trường nắm bắt
tình hình và tham gia giải quyết tai nạn, khôi phục giao thông.
Điều 14. Trách nhiệm của bộ phận tham mưu về công tác
thanh tra chuyên ngành đường sắt9
1. Khi
nhận được tin báo xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, đội Thanh tra đường sắt
khu vực phải kịp thời cử người đến hiện trường:
a) Tham
gia giải quyết tai nạn; giám sát và thu thập tài liệu để phục vụ cho việc phân
tích, xác định nguyên nhân và xử lý vi phạm;
b) Phối
hợp trong việc điều tra, giải quyết tai nạn theo đề nghị của cơ quan công an có
thẩm quyền.
2. Đội
Thanh tra đường sắt khu vực phải báo cáo kịp thời các nội dung theo quy định
tại khoản 1 Điều này về Cục Đường sắt Việt Nam.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân nơi có đường
sắt đi qua
Khi
xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn giao
thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, doanh nghiệp kinh
doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh
nghiệp và người bị nạn. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có
thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Ủy ban nhân dân nơi xảy
ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Chương 3.
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Mục 1: CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN, PHÒNG VỆ ĐỊA ĐIỂM TAI NẠN
Điều 16. Tổ chức cấp cứu người bị nạn
1. Trưởng
tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải tổ chức sơ cứu ngay người
bị nạn. Căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện các quy định sau:
a) Nếu
vị trí xảy ra tai nạn thuận lợi cho việc đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng các
phương tiện giao thông khác thì phải cử người hoặc huy động khẩn cấp người,
phương tiện đưa nạn nhân đến nơi gần nhất có cơ sở y tế để cấp cứu;
b) Tổ
chức đưa nạn nhân lên tàu hoặc đầu máy, đưa đến ga thuận lợi nhất để chuyển đi
cấp cứu;
c) Trường
hợp không thể tổ chức đưa đi cấp cứu theo quy định tại điểm a, b khoản này thì
đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan, cơ sở y tế tại nơi gần nhất hỗ trợ
phương tiện, thuốc men.
2. Cùng
với việc tổ chức cấp cứu người bị thương và cử người trông coi nạn nhân, nếu
trên các xe bị nạn có người phải chuyển sang các toa xe khác hoặc xuống dưới
đất thì phải cử người trông coi, bảo vệ tài sản (trường hợp là hàng nguy hiểm
thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn).
3. Khi
có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực
ban chạy tàu tổ chức việc cấp cứu người bị nạn.
Điều 17. Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn
1. Trưởng
tàu, lái tàu có trách nhiệm tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn theo quy định
hiện hành khi tai nạn xảy ra trong khu gian.
2.
Trực ban chạy tàu ga có trách nhiệm tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn theo quy
định hiện hành khi tai nạn xảy ra trong phạm vi ga.
Mục 2: BÁO TIN VỀ TAI NẠN
Điều 18. Trình tự báo tin khi xảy ra tai nạn
1. Trưởng
tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải báo ngay cho trực ban chạy
tàu ga hoặc điều độ chạy tàu.
2. Trực
ban chạy tàu ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Điều
độ chạy tàu;
b) Trực
ban chạy tàu ga bên;
c) Trưởng
ga.
3. Trưởng
ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Cơ
quan công an nơi gần nhất;
b)
Ủy ban nhân dân nơi gần nhất (trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người và
trong các trường hợp cần sự phối hợp của UBND các cấp);
c)10
Đội Thanh tra đường sắt khu vực đối với tai nạn chạy tàu.
d)11
Các đơn vị liên quan trong khu ga và Trung tâm ứng phó sự cố, thiên tai và cứu
nạn đường sắt khu vực (trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông trên đường
sắt quốc gia).
4. Điều
độ chạy tàu, Trực ban điều độ, phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau
đây:
a)12
Lãnh đạo Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt, lãnh đạo Trung tâm ứng phó sự cố,
thiên tai và cứu nạn Đường sắt Việt Nam thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
b) Lãnh
đạo doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng và các đơn vị có liên
quan khác, tổ chức lực lượng đến tham gia giải quyết tai nạn.
5.13
Lãnh đạo Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt báo ngay cho lãnh đạo Tổng công
ty Đường sắt Việt Nam để chỉ đạo, tổ chức giải quyết tai nạn, cứu hộ theo quy
định, đồng thời báo ngay cho lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam
để phối hợp.
6.14
Đối với tai nạn chạy tàu rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, lãnh đạo Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo ngay cho
lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải để chỉ đạo.
7.15
Trường hợp sự cố, tai nạn phải tổ chức cứu hộ có nguy cơ ách tắc chính tuyến
nhiều giờ, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam cập nhật quá trình giải quyết, các biện pháp giải quyết và báo cáo ngay lãnh
đạo Bộ Giao thông vận tải.
Điều 19. Biện pháp báo tin
1. Khi
xảy ra tai nạn, phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua các phương tiện
thông tin, liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp để báo tin về tai nạn đến các tổ
chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 18 của Thông
tư này.
2. Trong
trường hợp các cá nhân quy định tại Điều 18 của Thông tư này
không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì
yêu cầu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc
báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.
Điều 20. Nội dung thông tin phải báo tin
1. Nội
dung thông tin ban đầu về tai nạn phải kịp thời, chính xác và bao gồm một số
nội dung chính như sau:
a) Địa
điểm xảy ra tai nạn (km, khu gian, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố);
b) Thời
gian xảy ra tai nạn;
c) Số
người chết, số người bị thương;
d) Sơ
bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị tai nạn, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng;
đ)
Các thông tin khác theo yêu cầu của người nhận tin báo.
2. Ngoài
việc báo tin ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này, trưởng tàu hoặc lái
tàu (nếu tai nạn xảy ra ngoài khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu
tai nạn xảy ra trong ga) phải lập báo cáo tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục
số 1 kèm theo Thông tư này. Báo cáo tai nạn được gửi cùng Hồ sơ ban đầu vụ tai
nạn tới các cơ quan chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 22
của Thông tư này.
3.16
Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức bộ phận thường
trực, thiết lập số điện thoại 24/24 giờ để tiếp nhận và báo cáo kịp thời thông
tin về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và công khai số điện thoại, số fax,
địa chỉ hộp thư điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 21. Xử lý tin báo về tai nạn
Mọi
tổ chức, cá nhân khi nhận được tin báo về tai nạn hoặc yêu cầu phối hợp, hỗ trợ
trong việc báo tin phải tìm mọi biện pháp để thực hiện theo đề nghị và báo lại
cho người đề nghị (nếu được), đồng thời phải triển khai thực hiện ngay các công
việc, biện pháp nghiệp vụ theo quy định nếu vụ tai nạn thuộc phạm vi, trách
nhiệm của mình. Nếu vụ tai nạn không thuộc phạm vi, trách nhiệm giải quyết của
mình thì tiếp tục báo tin về vụ tai nạn cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và
phải phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm.
Mục 3: LẬP HỒ SƠ BAN ĐẦU VỤ TAI NẠN
Điều 22. Lập hồ sơ ban đầu vụ tai nạn
1.17
Khi xảy ra tai nạn cùng với việc cấp cứu người bị nạn, Trưởng tàu hoặc Lái tàu
(nếu tai nạn xảy ra ở khu gian), Trưởng ga hoặc Trực ban chạy tàu ga (nếu tai
nạn xảy ra trong ga) phải thực hiện việc lập Hồ sơ ban đầu.
Hồ
sơ ban đầu do Trưởng tàu hoặc Lái tàu (nếu tàu không có Trưởng tàu) lập được
giao lại cho Trưởng ga hoặc Trực ban chạy tàu ga có đỗ gần nhất.
2. Hồ
sơ ban đầu vụ tai nạn gồm có:
a) Biên
bản vụ tai nạn (nội dung của biên bản vụ tai nạn lập theo Mẫu số 1 Phụ lục 2
kèm theo Thông tư này);
b) Bản
ghi lời khai theo Mẫu số 2 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo của nạn
nhân (nếu nạn nhân còn nói được, viết được);
c) Báo
cáo của nhân viên đường sắt có liên quan;
d) Báo
cáo của ít nhất 02 người chứng kiến nhưng không liên quan đến tai nạn (nếu có);
đ)
Biên bản bàn giao nạn nhân, tài sản và các giấy tờ có liên quan.
e)18
Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn quy định theo Mẫu số 3 Phụ lục số 2 của Thông tư
này.
3.19
Trưởng ga hoặc Trực ban chạy tàu ga, sau khi lập hoặc nhận bàn giao Hồ sơ ban
đầu vụ tai nạn, trong vòng 48 giờ, phải gửi cho các cơ quan có thẩm quyền như sau:
a) 01
bộ gửi cho cơ quan công an cấp quận, huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông đường
sắt;
b) 01
bộ gửi cho đội Thanh tra đường sắt khu vực;
c) 01
bộ gửi cho Trung tâm ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn đường sắt khu vực
thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
4.20
Trong trường hợp tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng thì Trưởng ga hoặc
Trực ban chạy tàu ga sau khi lập hoặc nhận bàn giao Hồ sơ ban đầu phải thực hiện
theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này và gửi cho doanh nghiệp quản
lý, khai thác đường sắt chuyên dùng.
Mục 4: GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ, KHÔI PHỤC GIAO THÔNG
Điều 23. Giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông
trong trường hợp có người chết
1. Khi
có người chết thì trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải cử
người trông coi, bảo vệ nạn nhân cho đến khi bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền
giải quyết. Trường hợp tàu có thể chạy tiếp được mà vị trí người chết trở ngại
tới chạy tàu thì đánh dấu vị trí người chết (phải ghi rõ trong biên bản tai
nạn) rồi đưa ra khỏi phạm vi trở ngại để cho tàu chạy tiếp. Trường hợp chưa báo
được tin vụ tai nạn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư
này thì tới ga đầu tiên đỗ lại để báo tin theo quy định.
Nếu
chỉ có Trưởng tàu hàng và ban lái máy hoặc chỉ có ban lái máy thì cử phụ lái
tàu ở lại trông coi nạn nhân. Trường hợp xảy ra tai nạn mà trên tàu chỉ có một
lái tàu thì lái tàu có quyền giao nhiệm vụ cho một cán bộ công nhân viên đường
sắt đang làm nhiệm vụ tại nơi xảy ra tai nạn ở lại trông coi nạn nhân hoặc phải
trực tiếp ở lại trông coi nạn nhân và dùng mọi phương tiện thông tin nhanh nhất
để báo tin cho ga gần nhất. Sau khi nhận được báo tin vụ tai nạn, trưởng ga
hoặc trực ban chạy tàu ga phải nhanh chóng cử người ra trông coi nạn nhân để
lái tàu tiếp tục cho tàu chạy hoặc để phụ lái tàu về ga cùng lái tàu tiếp tục
cho tàu chạy.
2. Trường
hợp có người chết trên tàu, trưởng tàu đưa thi thể nạn nhân xuống ga gần nhất
giao cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga giải quyết. Nạn nhân có thân nhân
đi cùng và nếu có yêu cầu, trưởng tàu có thể giải quyết cho xuống ga thuận tiện
nhưng không được đi quá 100km tính từ vị trí nạn nhân bị chết. Trong mọi trường
hợp đều không được giải quyết theo hướng đưa nạn nhân trở lại ga đi.
3. Khi
có người chết vì tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi ga hoặc trên tàu
giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga phải tổ chức trông coi
nạn nhân và phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan có chức năng khác tiếp
tục giải quyết.
4. Mai
táng nạn nhân:
a) Trường
hợp nạn nhân bị chết có thân nhân đi cùng hoặc là người địa phương hoặc người
của cơ quan, đơn vị ở gần ga, trưởng ga tham gia phối hợp với cơ quan công an,
chính quyền địa phương làm các thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc mai
táng nạn nhân do địa phương, thân nhân hoặc cơ quan nạn nhân chủ trì giải
quyết.
b) Trường
hợp nạn nhân bị chết chưa xác định được tung tích thì sau khi phối hợp với công
an, chính quyền địa phương làm xong các thủ tục lập Hồ sơ vụ tai nạn, trưởng ga
liên hệ với chính quyền địa phương để phối hợp mai táng nạn nhân.
c) Trường
hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, trưởng ga phối hợp với công an, chính
quyền địa phương báo cáo về cơ quan công an cấp tỉnh để giải quyết.
5. Hồ
sơ mai táng nạn nhân phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Biên
bản khám nghiệm hiện trường do cơ quan công an lập hoặc Biên bản vụ tai nạn;
b)21
Biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có);
c) Giấy
cho phép mai táng nạn nhân do cơ quan công an cấp;
d) Biên
bản bàn giao thi thể nạn nhân.
6. Khi
Chủ tịch Hội đồng hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn đến
hiện trường (trong trường hợp trưởng ga không được giao nhiệm vụ chủ trì giải
quyết tai nạn) thì trưởng ga báo cáo lại và thực hiện các công việc giải quyết
hậu quả đối với người bị chết theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng hoặc người
được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn.
Điều 24. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp
phải xin cứu hộ
1. Khi
xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, hoặc các trường hợp bất thường khác
dẫn đến phải ngừng tàu mà những người có mặt tại hiện trường không có khả năng
giải quyết để bảo đảm an toàn cho tàu chạy tiếp thì trưởng tàu hoặc lái tàu
(nếu xảy ra ngoài khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu xảy ra trong
ga) phải yêu cầu cứu hộ.
2. Người
yêu cầu cứu hộ phải khẩn trương quan sát hiện trường, tổng hợp tình hình, thông
báo đủ, chính xác nội dung của yêu cầu cứu hộ và chịu trách nhiệm về nội dung
yêu cầu cứu hộ của mình. Sau khi yêu cầu cứu hộ, cùng nhân viên các đơn vị liên
quan có mặt tại hiện trường tiến hành kiểm tra xem xét hiện trường rồi lập biên
bản ban đầu đồng thời phân công người bảo vệ hiện trường cho đến khi cơ quan
chức năng đến giải quyết.
3. Trong
những trường hợp nhận được thông tin cứu hộ tai nạn chạy tàu xảy ra trong khu
gian do người không làm công tác chạy tàu trong khu gian báo tin thì trực ban
chạy tàu hoặc trưởng ga phải báo ngay về điều độ chạy tàu và ga bên cùng thống
nhất phương án nhanh nhất cử người đến hiện trường kiểm tra cụ thể để làm thủ
tục xin cứu hộ.
4. Khi
cơ quan chức năng đến giải quyết thì việc bàn giao hồ sơ, giấy tờ, trang thiết
bị, các vật chứng có liên quan khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức
năng.
5. Tổng
giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ,
khôi phục giao thông trên đường sắt quốc gia, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh
nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng quy định cụ thể việc tổ chức cứu
hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt chuyên dùng.
Điều 25. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp
không phải xin cứu hộ
1. Khi
sự cố, tai nạn xảy ra, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu xảy ra ngoài khu gian);
trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga (nếu xảy ra trong ga) sau khi đã phối hợp với
các cá nhân có liên quan kiểm tra đầu máy, toa xe, thiết bị trên đường sắt, nếu
không có thiệt hại gì hoặc thiệt hại không đáng kể, mọi chướng ngại đã được đưa
ra ngoài khổ giới hạn đầu máy, toa xe và tàu có thể tiếp tục chạy được thì cho
tàu chạy tiếp sau khi đã lập xong Hồ sơ ban đầu.
2. Trường
hợp tàu đâm phải gia súc lớn như trâu, bò v.v.. hoặc có va quệt mà không ảnh
hưởng đến an toàn chạy tàu thì không phải bắt tàu ngừng.
Điều 26: Kinh phí giải quyết hậu quả, khôi phục giao
thông
Các
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chịu trách nhiệm về kinh phí để phục vụ việc
giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và khôi phục giao thông
theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
PHÂN TÍCH, BỒI THƯỜNG VÀ CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ, BÁO CÁO SỰ
CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 27. Phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
1.22
Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải được tiến hành phân tích nguyên nhân,
đề ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Việc phân tích sự cố, tai nạn giao
thông đường sắt phải căn cứ vào các quy định hiện hành.
2.23
Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức phân
tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt quốc gia, Tổng
Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng
chịu trách nhiệm tổ chức phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trong
phạm vi quản lý. Đối với các vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng thì chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày tai nạn xảy ra phải thành lập
Hội đồng phân tích, khi tổ chức phân tích có đại diện của Cục Đường sắt Việt
Nam tham gia.
3. Trường
hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quyết định thành lập Hội đồng
phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục
Đường sắt Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng. Hội đồng phân tích sự cố, tai
nạn gồm: đại diện doanh nghiệp kinh doanh đường sắt; đại diện Cục Đường sắt
Việt Nam; đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan và các Chuyên gia về lĩnh vực
an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Điều 28. Bồi thường thiệt hại
Mọi
tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đều phải bồi
thường thiệt hại (kể cả thiệt hại do chậm tàu), thanh toán các chi phí giải
quyết sự cố, tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Chế độ thống kê, báo cáo
1. Tất
cả các sự cố, tai nạn đều phải được lập Hồ sơ để làm cơ sở phân tích, kết luận
nguyên nhân, tổng hợp tình hình an toàn chung trong hoạt động đường sắt và tham
mưu cho Lãnh đạo các cấp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
sắt.
2. Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên
dùng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, thống kê, báo
cáo, tổng hợp tình hình về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
3. Định
kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam, doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng phải tổng hợp tình
hình sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định và báo cáo về Bộ Giao
thông vận tải (qua Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ An toàn giao thông) và thông báo
cho các đơn vị có liên quan. Báo cáo thực hiện theo các biểu mẫu quy định tại
Phụ lục 3 của Thông tư này.
4.24
Ngay sau khi có kết quả phân tích tai nạn rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; doanh nghiệp quản lý, khai thác đường
sắt chuyên dùng phải báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Bộ
Giao thông vận tải.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH25
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Thông
tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành; bãi bỏ Quyết
định số 191/QĐ-ĐS ngày 25/03/1994 của Tổng giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt
Nam ban hành Quy tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Điều 31. Tổ chức thực hiện
1. Các
Doanh nghiệp tham gia hoạt động đường sắt có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn
các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận
tải đường sắt thi hành Thông tư này.
2. Cục
Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Cục Đường sắt Việt
Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng
Công báo);
- Trang thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải (để đăng tải);
- Lưu: VT; PC.
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số
15/2009/TT-BGTVT ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO TAI NẠN GIAO THÔNG
(Phần nào không có thì không viết)
1. Họ
tên, chức vụ người báo cáo, đơn vị công tác:
2. Vụ
việc xảy ra giờ ……. ngày .... tháng ....năm:
3. Tình
hình thời tiết khi xảy ra sự cố, tai nạn:
4. Địa
điểm xảy ra sự cố, tai nạn;
5. Số
hiệu đoàn tàu, số hiệu đầu máy, thành phần đoàn tàu, trọng tải:
6. Họ
tên, chức danh của những người liên quan: trưởng tàu, lái tàu, phụ lái tàu,
trực ban chạy tàu, trưởng ga v.v...
7. Khái
quát tình hình, nguyên nhân của sự cố, tai nạn:
8. Biện
pháp đã giải quyết, xử lý:
9. Sơ
bộ đánh giá thiệt hại về vật chất:
10. Thiệt
hại về người:
a) Họ,
tên, tuổi, nam hay nữ, nghề nghiệp, địa chỉ, số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) v.v…
của nạn nhân.
b) Số
vé đi tàu của nạn nhân, ga đi, ga đến, số toa hành khách bị nạn.
c) Tình
trạng thương tích của nạn nhân.
d) Tư
trang hành lý của nạn nhân.
đ)
Thân nhân của nạn nhân.
e) Cách
giải quyết của người có trách nhiệm.
g)
Họ, tên, chức vụ người ở lại trông coi thi thể nạn nhân.
11. Kết
luận sơ bộ trách nhiệm thuộc ai:
12. Ngày,
tháng, năm báo cáo. Báo cáo có chữ ký của người có trách nhiệm lập và những
người tham gia.
PHỤ LỤC 2
MẪU SỐ 1. BIÊN BẢN VỤ TAI NẠN
(Phần nào không có thì không viết)
1. Tên
vụ tai nạn:
2. Thời
gian, địa điểm xảy ra tai nạn: (km, khu gian, xã, phường, quận, huyện, tỉnh,
thành phố).
3. Thời
gian bắt đầu lập biên bản:
4. Thành
phần tham gia gồm những ai tham gia (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị) đã đến tận
nơi xảy ra tai nạn tiến hành xem xét hiện trường, ghi lại kết quả như sau:
5. Tình
hình khái quát: (số hiệu đoàn tàu, số hiệu đầu máy, số lượng toa xe, họ và tên
những người có liên quan, tình hình thời tiết, kế hoạch, tác nghiệp chỉ huy
chạy tàu hoặc dồn tàu và nội dung sự việc khi xảy ra tai nạn, vẽ sơ đồ hiện
trường).
6. Tang
vật, dấu vết và số liệu đo đạc, di chuyển các thiết bị của đầu máy, toa xe,
đường, ghi, trang thiết bị, hàng hóa ...
7. Dấu
vết liên quan đến con người, vị trí đã di chuyển, xê dịch ...
8. Thống
kê sơ bộ thiệt hại: (đầu máy, toa xe, cầu đường, ghi, giờ ách tắc giao thông,
số tàu chậm, số tàu chuyển tải hoặc bãi bỏ, số người chết, bị thương ...).
9. Kết
luận sơ bộ (nguyên nhân và trách nhiệm):
Biên
bản lập xong lúc…… giờ….. phút, ngày..... tháng …… năm...... đã đọc lại cho các
thành viên cùng nghe, công nhận đúng, cùng ký tên.
MẪU SỐ 2 - BIÊN BẢN GHI LỜI KHAI
Hôm
nay, ngày .... tháng .... năm .... hồi.... giờ. Gồm những ai tham gia lấy lời
khai (ghi rõ họ tên, chức vụ công tác), ngồi tại đâu để ghi lời khai của ai:
bao nhiêu tuổi, sinh quán, số Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu), hộ khẩu
thường trú, nơi ở hiện nay, nghề nghiệp, đơn vị công tác, chức vụ đang làm
việc.
Nội
dung lời khai:
Bản
lời khai này đã đọc cho ông, bà ......... nghe, công nhận đúng và cùng ký tên
dưới đây.