BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/VBHN-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 7 năm 2024
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ, BAO GỬI BẰNG TÀU KHÁCH
CAO TỐC GIỮA CÁC CẢNG, BẾN, VÙNG NƯỚC THUỘC NỘI THỦY VIỆT NAM VÀ QUA BIÊN GIỚI
Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT
ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải
hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước
thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 20/2016/TT-BGTVT
ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 66/2014/TT- BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu
khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên
giới, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2016;
2. Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT
ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có hiệu lực kể
từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt
Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường
thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số
30/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch
vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Vận tải,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu
khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên
giới[1].
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về vận tải
hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước
thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt
động kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa
các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ[2]
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu khách là phương tiện thủy
nội địa có sức chở trên 12 (mười hai) người.
2. Tàu chở người là phương tiện
thủy nội địa có sức chở từ 12 (mười hai) người trở xuống.
3. Tàu khách cao tốc (tàu cao tốc
chở khách) là tàu khách được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận phù
hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc; tàu
khách hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực
nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt có tốc độ lớn nhất từ 30 km/giờ trở
lên ở trạng thái toàn tải.
4. Hành khách là người được vận
chuyển trên phương tiện vận tải hành khách có vé hợp lệ và người được miễn mua
vé, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ.
5. Cảng vụ liên quan là Cảng vụ
Đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ Hàng hải.
Chương II
KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH, HÀNH LÝ, BAO GỬI BẰNG TÀU THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Điều 4.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng
tàu theo tuyến cố định[3]
1. Công khai thông tin về chất
lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên trang thông tin điện tử
của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại cảng, bến, tại quầy bán vé để hành khách
biết được trước khi đi tàu.
2. Niêm yết tại cảng, bến, tại
quầy bán vé bằng tiếng Việt và tiếng Anh: thông tin về thời gian xuất bến, số
chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm giá vé theo quy định pháp luật và của người
kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng,
nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý
miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách.
3. Niêm yết trên tàu bằng tiếng
Việt và tiếng Anh: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan
quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu.
4. Trong thời gian ít nhất 10
phút trước khi tàu rời cảng, bến, nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên trên tàu
có trách nhiệm hướng dẫn, cung cấp thông tin về nội quy đi tàu, vị trí và cách
sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm.
5. Trong thời gian ít nhất 10
phút trước khi tàu đến cảng, bến trả hành khách, nhân viên phục vụ hoặc thuyền
viên trên tàu có trách nhiệm cung cấp thông tin về cảng, bến, thời gian tàu lưu
lại và các thông tin cần thiết khác.
6. Quản lý, lưu trữ thông tin bắt
buộc, cung cấp đầy đủ các thông tin bắt buộc cho các Sở Giao thông vận tải liên
quan, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Cảng vụ
liên quan khi được yêu cầu.
Thông tin bắt buộc bao gồm: các
thông tin về thời gian tàu đến và rời cảng, bến, hành trình của tàu, danh sách
hành khách, danh sách thuyền viên và nhân viên phục vụ trên tàu theo từng chuyến
và được lưu trữ trong vòng 01 năm.
7. Thông báo bằng văn bản đến Sở
Giao thông vận tải và Cảng vụ liên quan, thông báo tại các cảng, bến đón trả
hành khách:
a) Trước 10 ngày khi triển khai
vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Trước 03 ngày khi có thay đổi
về biểu đồ chạy tàu hoặc lịch trình chạy tàu, trước 12 giờ khi có thay đổi về
thời gian xuất bến;
c) Trước 5 ngày khi ngừng hoạt
động trên tuyến.
8. Thông báo cho Cảng vụ liên quan
và các cơ quan đơn vị có liên quan
về sự cố của tàu khi hành trình
trên tuyến.
9. Hàng năm tổ chức diễn tập
công tác ứng cứu khi tàu bị sự cố đâm va, hỏng máy, cháy nổ.
10. Các nghĩa vụ khác được quy
định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Điều 5[4]. (được
bãi bỏ)
Điều 6[5]. (được
bãi bỏ)
Điều 7[6]. (được
bãi bỏ)
Điều 8. Thủ
tục vào và rời cảng, bến đối với tàu khách cao tốc[7]
1. Thủ tục vào và rời cảng, bến
thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa.
2. Thủ tục vào và rời cảng biển
thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải.
Điều 9[8]. (được
bãi bỏ)
Chương
III
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNH
LÝ, BAO GỬI BẰNG TÀU THEO HỢP ĐỒNG CHUYẾN VÀ VẬN TẢI KHÔNG KINH DOANH
Điều 10[9]. (được
bãi bỏ)
Điều 11.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vận tải người, hành lý bao gửi không kinh
doanh[10]
1. Yêu cầu thuyền trưởng, người
lái phương tiện vận chuyển người, hành lý, bao gửi không kinh doanh phải đón,
trả người từ cảng, bến thủy nội địa được công bố hoạt động, và không được kinh
doanh vận tải hành khách.
2. Thông tin cho Cảng vụ liên
quan phương án chạy tàu cụ thể trong trường hợp hành trình của tàu đến khu vực
không có cảng, bến.
3. Niêm yết trên tàu: số điện
thoại cảng vụ liên quan, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu.
4. Có trách nhiệm hướng dẫn
cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm.
Điều 12.
Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo
hợp đồng chuyến
Thủ tục vào và rời cảng đối với
tàu vận tải hành khách, hành lý, bao gửi theo hợp đồng chuyến được thực hiện
theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Điều 13.
Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với tàu vận tải người, hành lý, bao gửi không
kinh doanh
1. Thủ tục vào và rời cảng, bến
đối với tàu[11] không
kinh doanh được thực hiện theo Điều 8 của Thông tư này.
2. Cảng vụ liên quan cấp phép
cho tàu rời cảng, bến có trách nhiệm theo dõi hành trình của tàu từ cảng, bến
đó đến cảng, bến cuối cùng của hành trình; chủ trì phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan xử lý khi tàu gặp sự cố, tai nạn trên hành trình.
Chương IV
YÊU CẦU KỸ THUẬT, TRANG
THIẾT BỊ
Điều 14[12]. (được bãi bỏ)
Điều 15.
Thiết bị AIS trên tàu[13]
Việc trang bị thiết bị AIS trên
tàu và tiêu chuẩn chức năng kỹ thuật của thiết bị AIS phải phù hợp với quy định
tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành.
Chương V
ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ TAI NẠN
Điều 16. Xử
lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa[14]
Tổ chức, cá nhân liên quan tổ
chức tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa theo quy định
tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường
thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014, Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày 14
tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức tìm kiếm, cứu nạn
giao thông đường thủy nội địa và xử lý tai nạn, thực hiện bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 17. Xử
lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải[15]
Tổ chức, cá nhân liên quan xử
lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải thực hiện theo Quyết định
số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển,
Thông tư số 34/2015/TT- BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, Thông tư số
39/2017/TT- BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.
Điều 18.
Đình chỉ hoạt động tạm thời đối với tàu[16]
Sở Giao thông vận tải, Chi cục
Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ liên quan thực hiện đình chỉ hoạt động khi
phát hiện tàu khách cao tốc gặp sự cố, tai nạn có ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật
của tàu và chỉ cho phép hoạt động lại khi có ý kiến của tổ chức đăng kiểm liên
quan về việc tàu đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để tiếp tục hoạt động.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 19.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải
1. Luôn theo dõi và giám sát
hành trình của tàu trong thời gian hoạt động.
2. Kịp thời xử lý đối với những
vấn đề phát sinh trong quá trình tàu hoạt động.
Điều 20.
Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với cơ
quan, đơn vị liên quan hiệp thương giờ xuất bến.
2. Chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy
nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp
thực hiện các thủ tục trong quá trình khai thác tàu;
b) Nhắc nhở, kiểm tra, lập biên
bản và xử lý theo quy định đối với những hành vi gây mất an toàn và ô nhiễm môi
trường trong quá trình hoạt động của tàu.
Điều 21.
Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Hướng dẫn các Chi cục Đăng
kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở
Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra bất thường sau khi
kiểm tra theo yêu cầu kiểm tra bất thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.[17] Báo cáo Bộ Giao thông vận tải các vấn đề liên
quan đến tàu thuộc trách nhiệm được giao.
3. Định kỳ hoặc đột xuất, thanh
tra kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh và bảo vệ môi trường đối với
tàu và xử lý theo thẩm quyền khi cần thiết.
Điều 22.
Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
1. Chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải
liên quan thực hiện:
a) Hướng dẫn các doanh nghiệp
thực hiện các thủ tục trong quá trình khai thác tàu;
b) Theo dõi thường xuyên hoạt động
của tàu thông qua hệ thống AIS;
c) Nhắc nhở, kiểm tra, lập biên
bản và xử lý theo quy định đối với những hành vi gây mất an toàn và ô nhiễm môi
trường trong quá trình hoạt động của tàu.
2. Chỉ đạo Trung tâm Phối hợp
tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực:
a) Tổ chức diễn tập phối hợp
tìm kiếm, cứu nạn;
b) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện
chuyên môn nghiệp vụ về tìm kiếm cứu nạn cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 23.
Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
1. Hướng dẫn các doanh nghiệp
thực hiện các thủ tục trong quá trình khai thác tàu.
2. Nhắc nhở, kiểm tra, lập biên
bản và xử lý theo quy định đối với những hành vi gây mất an toàn và ô nhiễm môi
trường trong quá trình hoạt động của tàu.
Chương
VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[18]
Điều 24.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Bãi bỏ Thông tư số
14/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc theo
tuyến vận tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam và
Thông tư số 44/2013/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu
khách cao tốc theo tuyến vận tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội
thủy Việt Nam.
Điều 25.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh
tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao
thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC (2).
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
|
PHỤ LỤC I[19] (được bãi bỏ)
PHỤ LỤC II[20] (được bãi bỏ)
PHỤ LỤC III[21] (được bãi bỏ)
[1] Thông tư số 20/2016/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng
tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua
biên giới có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt
Nam năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường
thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều
của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 30/2014/NĐ-CP
ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Điều kiện kinh doanh vụ vận tải biển
và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển;
Căn cứ Nghị định số
110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định Điều kiện kinh
doanh vận tải đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số
107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Vận tải và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số
66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa cảng,
bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.”
Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về quy định về vận tải đường
thủy nội địa có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường
thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số
110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh
doanh vận tải đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số
128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều
của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực đường
thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số
12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Vận tải và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa.”
[2] Điều này được sửa đổi,
bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT- BGTVT sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[3] Điều này được sửa đổi,
bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT- BGTVT sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[4] Điều này được bãi bỏ
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[5] Điều này được bãi bỏ
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[6] Điều này được bãi bỏ
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[7] Điều này được sửa đổi
theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[8] Điều này được bãi bỏ
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[9] Điều này được bãi bỏ
theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[10] Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT- BGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội
địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[11] Cụm từ “theo
hợp đồng chuyến” được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của
Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy
định về vận tải đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm
2019.
[12] Điều này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội
địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[13] Điều này được sửa
đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[14] Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT- BGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội
địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[15] Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT- BGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội
địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[16] Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT- BGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội
địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[17] Khoản này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Thông tư số 34/2019/TT- BGTVT
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội
địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[18] Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số
34/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận
tải đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019 quy định
như sau: “Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
2. Thay thế các Phụ lục I,
II, III, IV ban hành kèm theo Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách,
hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa bằng các Phụ lục I, II, III, IV ban
hành kèm theo Thông tư này.
3. Bãi bỏ các quy định sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7
Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường
thủy nội địa;
b) Điều 5, Điều 6, Điều 7,
Điều 9, Điều 10, Điều 14, Phụ lục I, II, III và cụm từ “theo hợp đồng chuyến” tại
khoản 1 Điều 13 Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
bàng tàu khách cao tốc giữa cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua
biên giới;
c) Thông tư số 20/2016/TT-BGTVT
ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một
số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu
khách cao tốc giữa cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.
4. Trường hợp các văn bản được
dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo quy định của
các văn bản đó.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
[19] Phụ lục này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-
BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường
thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[20] Phụ lục này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-
BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường
thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
[21] Phụ lục này được
bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 34/2019/TT-
BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường
thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.