Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BGTVT quản lý vận tải bằng xe ô tô dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ 2015

Số hiệu: 14/VBHN-BGTVT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 28/12/2015 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hành trình chạy xe được xác định bởi điểm đi, điểm đến, các tuyến đường bộ, các điểm đón, trả khách, trạm dừng nghỉ (nếu có) mà phương tiện đi qua.

2. Thời gian biểu chạy xe là tổng hợp các thời điểm tương ứng với từng vị trí của xe trên hành trình chạy xe.

3. Biểu đồ chạy xe là tổng hợp hành trình và thời gian biểu chạy xe của các chuyến xe trong một chu kỳ thời gian nhất định.

4. Lịch xe xuất bến là tổng hợp thời điểm xuất bến của các chuyến xe trong một chu kỳ thời gian tại một bến xe.

5. Điểm đón, trả khách là công trình đường bộ trên hành trình chạy xe dành cho xe ô tô vận chuyển hành khách theo tuyến cố định dừng để hành khách lên, xuống xe.

6. Điểm dừng xe buýt là công trình đường bộ được thiết kế và công bố cho xe buýt dừng để đón, trả hành khách.

7. Bãi đỗ xe là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dùng để đỗ phương tiện giao thông đường bộ.

8. Dịch vụ trông, giữ xe là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ trông giữ xe và được thu tiền đối với dịch vụ đó.

9. Đại lý vận tải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, trong đó tổ chức, cá nhân được đơn vị kinh doanh vận tải ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình vận tải (trừ công đoạn vận chuyển).

10. Ngày xe tốt là số ngày xe có tình trạng kỹ thuật đủ điều kiện tham gia giao thông.

11. Ngày xe vận doanh là số ngày xe tham gia vận chuyển không kể một ngày xe chạy ít hay nhiều.

12.[2] Dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ là hoạt động hỗ trợ phương tiện, tài sản trên phương tiện vận tải đường bộ khi gặp tai nạn, sự cố.

Chương II

VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ

Mục 1. YÊU CẦU CHUNG

Điều 4. Quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải

1. Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với những loại hình kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này, Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

2. Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

3. Quản lý xe ô tô kinh doanh vận tải

a) Bảo đảm có số ngày xe tốt tối thiểu bằng 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh (chỉ áp dụng với vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe buýt);

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

c) Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;

d) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, không được sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi;

đ) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, khoang chở hành lý của xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch phải được chia thành các ngăn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để hành lý không bị xê dịch, đảm bảo an toàn của xe trong quá trình vận chuyển.

4. Quản lý lái xe kinh doanh vận tải

a) Lập và cập nhật đầy đủ các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;

b) Tổ chức khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và chỉ sử dụng lái xe có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; không tuyển dụng, sử dụng lái xe có sử dụng chất ma túy;

c)[3] Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có sức chứa từ 30 chỗ để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng.

5. Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ

a) Đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng hoặc áp dụng Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ trưởng Giao thông vận tải ban hành. Trường hợp đơn vị tự xây dựng thì phải đối chiếu và công bố tương đương với mức chất lượng quy định trong Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký chất lượng dịch vụ với Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chạy xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi đăng ký tham gia khai thác tuyến còn phải đăng ký chất lượng dịch vụ trên tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này và thông báo đến bến xe hai đầu tuyến trước khi hoạt động vận chuyển.

6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.

Điều 5. Bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông để thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải của đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục 8a của Thông tư này; thống kê, phân tích tai nạn giao thông, tổ chức rút kinh nghiệm trong đội ngũ lái xe và cán bộ quản lý của đơn vị; cập nhật vào Lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị.

2. Xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu tại Phụ lục số 8b của Thông tư này.

3. Kiểm tra các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi xe tham gia hoạt động; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm định kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật phương tiện.

4. Quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phục vụ cho hoạt động quản lý của đơn vị và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin bắt buộc của từng xe ô tô khi có yêu cầu; theo dõi, đề xuất sửa chữa, thay thế kịp thời hư hỏng của thiết bị giám sát hành trình; định kỳ lập báo cáo các hành vi vi phạm của đội ngũ lái xe thuộc đơn vị.

5. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; giáo dục đạo đức nghề nghiệp; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

Điều 6. Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe

1. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.

2. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng định vị toàn cầu (GSM).

3. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải

a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định.

b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông.

c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

d) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.

Điều 7. Quy định về tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải

1. Đối tượng tập huấn: người điều hành vận tải, lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe.

2. Nội dung tập huấn: theo tài liệu và chương trình khung do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.

3. Thời điểm tập huấn

a) Trước khi tham gia hoạt động vận tải hoặc đảm nhận nhiệm vụ điều hành vận tải.

b) Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.

4. Cán bộ tập huấn phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ.

b) Trong trường hợp tập huấn cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe: cán bộ tập huấn phải là người có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.

c) Trong trường hợp tập huấn cho người điều hành vận tải: cán bộ tập huấn phải là người có trình độ chuyên ngành vận tải từ cao đẳng trở lên hoặc có trình độ đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.

5.[4] Đơn vị tổ chức tập huấn:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải hoặc Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam hoặc Hiệp hội vận tải ô tô địa phương tổ chức tập huấn cho lái xe kinh doanh vận tải và nhân viên phục vụ trên xe;

b) Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam hoặc Hiệp hội vận tải ô tô địa phương tổ chức tập huấn cho người điều hành vận tải.

6. Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn phải báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát.

7. Đơn vị tổ chức tập huấn cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.

Mục 2. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH

Điều 8. Tiêu chí thiết lập tuyến

1. Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.

2. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác.

Điều 9. Điểm đón, trả khách

1. Các tiêu chí của điểm đón, trả khách

a) Điểm đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe.

b) Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường.

c) Điểm đón, trả khách phải được báo hiệu bằng Biển báo 434a theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41: 2012/BGTVT) và có biển phụ như sau: “ĐIỂM ĐÓN, TRẢ KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH”.

d) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc giữa bến xe hai đầu tuyến là 05 kilômét.

2. Tổ chức giao thông tại điểm đón, trả khách

a) Điểm đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; nghiêm cấm sử dụng cho hoạt động khác.

b) Tại điểm đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút.

3. Xác định, phê duyệt, đầu tư, quản lý, khai thác điểm đón trả khách

a) Sở Giao thông vận tải địa phương xác định vị trí điểm đón, trả khách tuyến cố định (đối với đường quốc lộ phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm đón, trả khách trên địa bàn địa phương.

c) Điểm đón, trả khách được đầu tư, xây dựng theo nguyên tắc sau: đối với các tuyến đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, chủ đầu tư có trách nhiệm đưa vào thành một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng; đối với các tuyến đường bộ hiện đang khai thác, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước.

d) Sở Giao thông vận tải ra văn bản thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm đón, trả khách trên tuyến cố định.

Điều 10. Niêm yết

1. Niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các thông tin sau: danh sách các tuyến trên địa bàn địa phương theo quy hoạch (sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố quy hoạch); danh sách tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động vận chuyển trên từng tuyến trong một đơn vị thời gian và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động; danh sách các đơn vị vận tải hiện đang hoạt động vận chuyển trên tuyến; số điện thoại đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải.

2. Niêm yết tại bến xe các thông tin sau: danh sách các tuyến, lịch xe xuất bến của các chuyến xe đang hoạt động tại bến; danh sách các đơn vị vận tải kinh doanh khai thác trên từng tuyến; số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải địa phương.

3. Niêm yết tại quầy bán vé các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé, lịch xe xuất bến của từng chuyến xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước.

4. Niêm yết trên xe

a) Niêm yết ở phía trên kính trước: điểm đầu, điểm cuối của tuyến.

b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải.

c) Niêm yết ở trong xe: biển số xe, giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu. Ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện, niêm yết khẩu hiệu : “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.

5. Trách nhiệm niêm yết: Sở Giao thông vận tải thực hiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều này; bến xe thực hiện niêm yết tại bến xe và niêm yết tại quầy bán vé của tuyến do bến xe nhận ủy thác bán vé theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện niêm yết trên xe và niêm yết tại quầy bán vé do đơn vị tự bán vé theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Niêm yết thông tin tại quầy bán vé và trên xe có thể bằng nhiều hình thức. Khuyến khích các đơn vị vận tải, bến xe thực hiện niêm yết bằng thiết bị điện tử. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp cho bến xe liên quan các thông tin quy định phải niêm yết tại bến xe.

Điều 11. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định

1. Niêm yết theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.

2. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.

3. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

4. Có phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này.

5. Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến đến là bến đi của tuyến tiếp theo).

6. Xe ô tô phải có mặt tại bến xe trước giờ xe xuất bến tối thiểu 10 phút để thực hiện công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và các tác nghiệp khác tại bến xe theo quy trình bảo đảm an toàn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

Điều 12. Quy định sử dụng xe trung chuyển hành khách

1. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 của Thông tư này.

3. Có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái) và phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.

4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

5. Xe trung chuyển hành khách chỉ được sử dụng để vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến bến xe, điểm đón, trả khách trên tuyến hoặc ngược lại và hành khách không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác ngoài giá vé trên tuyến cố định theo quy định.

6. Xe có phù hiệu "XE TRUNG CHUYỂN" không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và không được tính vào số lượng xe có của đơn vị theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô.

Điều 13. Quy hoạch mạng lưới tuyến

1. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định:

a) Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, công bố trước 30 tháng 12 năm 2014 quy hoạch định hướng và trước 30 tháng 6 năm 2015 quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh.

b) Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh trước 30 tháng 6 năm 2015.

2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra và phối hợp với các Sở Giao thông vận tải thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh.

3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra và thực hiện quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh.

4. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải hành khách cố định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiến nghị Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Đăng ký khai thác tuyến[5]

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định được đăng ký khai thác tuyến.

2. Căn cứ quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Giao thông vận tải địa phương (đối với tuyến nội tỉnh) và Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh) thống nhất và công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở biểu đồ chạy xe của từng tuyến do Sở Giao thông vận tải quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục 1aPhụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thời hạn công bố công khai biểu đồ chạy xe trên Trang Thông tin điện tử của Sở

a) Công bố lần đầu: trước ngày 01 tháng 01 năm 2016;

b) Công bố định kỳ: vào ngày 01 tháng đầu tiên hàng quý;

c) Công bố đột xuất trong trường hợp điều chỉnh quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định điều chỉnh.

4. Quy trình đăng ký khai thác tuyến

a) Căn cứ biểu đồ chạy xe với các giờ xe chạy chưa có doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác đã được công bố, doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động lựa chọn và gửi hồ sơ đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này về Sở Giao thông vận tải nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai thác tuyến và công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở các thông tin về: tên doanh nghiệp, hợp tác xã, tuyến, giờ xe chạy và thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải phải kiểm tra hồ sơ và trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở việc doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác tuyến thành công hoặc không thành công. Trường hợp đăng ký khai thác tuyến không thành công, Sở Giao thông vận tải phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nêu rõ lý do. Các thông tin liên quan đến đăng ký khai thác tuyến phải được Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ gửi cho Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia biết để đồng thời công bố trên Trang Thông tin điện tử.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tiên mà có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên (tính cho cả hai đầu tuyến) đăng ký khai thác trùng tuyến và giờ xe chạy thì trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến phải công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, hợp tác xã biết việc tổ chức lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

c) Trường hợp chỉ có 01 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký khai thác tuyến thành công thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký thành công được công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở, doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký thành công nộp hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu về Sở Giao thông vận tải để cấp phù hiệu xe chạy tuyến cố định. Hết thời hạn trên, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp hồ sơ thì coi như doanh nghiệp, hợp tác xã tự hủy bỏ đăng ký. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật, công khai thông tin giờ xe chạy còn trống trên biểu đồ chạy xe trên Trang Thông tin điện tử của Sở.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác trên tuyến không nằm trong quy hoạch mạng lưới tuyến do cơ quan có thẩm quyền công bố được tiếp tục khai thác theo phương án đã đăng ký trong thời gian không quá 24 tháng, kể từ ngày công bố quy hoạch.

Trước thời hạn nói trên 02 tháng, Sở Giao thông vận tải thông báo thời gian ngừng khai thác tuyến gửi doanh nghiệp, hợp tác xã đồng thời gửi bến xe hai đầu tuyến để các doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng khai thác tuyến đúng quy định.

Điều 15. Cơ quan quản lý tuyến, tổ chức lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến[6]

1. Sở Giao thông vận tải quản lý các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông vận tải liên quan quản lý tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, giải quyết xử lý các vấn đề phát sinh trên tuyến liên quan đến phương tiện do mình cấp phù hiệu.

2. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 16. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến[7]

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh bằng fax, thư điện tử, trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

2. Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến bao gồm:

a) Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến cố định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 17. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến

1. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến

Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến[8] chạy xe. Trước khi bổ sung, thay thế xe, doanh nghiệp, hợp tác xã phải có thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này gửi hai Sở Giao thông vận tải và bến xe hai đầu tuyến để phối hợp thực hiện.

2. Thay thế xe đột xuất

a) Khi xe khai thác trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn, doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng phương tiện khác của đơn vị để thay thế.

b) Xe thay thế đột xuất phải có lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 của Thông tư này.

Điều 18. Ngừng khai thác tuyến, giảm số chuyến8 chạy xe trên tuyến

1. Ngừng khai thác tuyến

a) Trước khi ngừng khai thác tuyến ít nhất 15 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 của Thông tư này gửi hai Sở Giao thông vận tải và bến xe hai đầu tuyến.

b) Sau thời gian 02 ngày, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị ngừng khai thác tuyến, bến xe hai đầu tuyến có trách nhiệm thông báo công khai tại bến xe.

c) Sau thời điểm ngừng khai thác 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp. Cơ quan quản lý tuyến thông báo công khai để các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đăng ký khai thác.

2. Giảm số chuyến8 chạy xe trên tuyến

a)[9] Trước khi giảm số chuyến xe chạy trên tuyến ít nhất 10 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi thông báo đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật thông tin về việc giảm số chuyến xe chạy trên tuyến vào biểu đồ chạy xe, đồng thời công bố trên Trang Thông tin điện tử của Sở.

b)[10] (được bãi bỏ)

c) Sau thời điểm giảm số chuyến8 chạy xe chậm nhất 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu của các xe ngừng khai thác trên tuyến cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp.

d) Trước khi doanh nghiệp, hợp tác xã giảm số chuyến8 chạy xe ít nhất 03 ngày, bến xe hai đầu tuyến có trách nhiệm thông báo công khai tại bến xe.

Điều 19. Quy định về tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách

1. Xe hoạt động trên các tuyến cố định, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch, xe trung chuyển, xe vận chuyển người nội bộ được sử dụng để tăng cường giải tỏa hành khách vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

2. Trước thời gian các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tối thiểu là 07 ngày, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách (trong đó có danh sách phương tiện, lái xe được điều động) và tổ chức thực hiện.

3. Trong thời gian xe được bố trí tăng cường, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia, các bến xe liên quan và các đơn vị có xe tăng cường thực hiện theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động của phương tiện, người lái xe theo các quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.

4. Không áp dụng các quy định tại Điều 16 của Thông tư này trong trường hợp Sở Giao thông vận tải quyết định điều động phương tiện để tăng cường giải tỏa hành khách vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Điều 20. Quy trình đảm bảo an toàn giao thông và giải quyết cho xe ra, vào bến

Bến xe khách phải thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông và giải quyết cho xe ra, vào bến quy định tại Phụ lục 35 của Thông tư này.

Điều 21. Lệnh vận chuyển

1. Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 của Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 17, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển của lái xe; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 01 năm.

Điều 22. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã được chấp thuận.

2. Lập sổ để theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, lệnh vận chuyển của đơn vị; ghi thông tin trên lệnh vận chuyển và cấp cho lái xe theo đúng các quy định về quản lý vận tải; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.

3. Thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 30 phút.

4. Chịu trách nhiệm khi lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chở quá trọng tải hoặc quá số người theo quy định.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã khi nhận hàng hóa gửi theo xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng; không được nhận chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.

6. Trang bị đồng phục và thẻ tên cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; thẻ tên phải được dán ảnh có đóng dấu giáp lai của đơn vị, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý.

7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bến xe khách

1. Báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương các quy định của đơn vị về quyền hạn, trách nhiệm, danh sách, chức vụ và chữ ký của những người được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận vào Lệnh vận chuyển.

2. Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, tổng hợp những trường hợp không cho xe vận chuyển khách và tình hình an toàn giao thông tại bến xe, báo cáo Sở Giao thông vận tải bằng văn bản để xử lý theo quy định.

3. Thực hiện các quy định khác về bến xe khách theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu của doanh nghiệp, hợp tác xã đã trang bị; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.

2. Thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm đón, trả khách và chạy đúng hành trình.

3. Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý, hàng hóa phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.

4. Đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em); có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.

5. Trước khi xe xuất bến phải yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển.

6. Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

8. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.

9. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu GPS, GSM.

10. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 25. Quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe

1. Được yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã đăng ký và niêm yết.

2. Được yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.

3. Được nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Thông tư này.

4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

5. Chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm đón, trả khách theo quy định.

6. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 3. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT

Điều 26. Quy định đối với xe buýt

1. Xe phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố; số lượng và cách bố trí ghế ngồi, chỗ đứng trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.

2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

3. Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 của Thông tư này.

4. Niêm yết:

a) Niêm yết bên ngoài xe:

Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;

Bên phải thành xe: số hiệu tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

b) Niêm yết bên trong xe: biển số xe, số hiệu tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại đường dây nóng của đơn vị vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách. Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.

c) Niêm yết thông tin trên xe có thể bằng nhiều hình thức, khuyến khích các đơn vị vận tải thực hiện niêm yết bằng thiết bị điện tử.

Điều 27. Đăng ký mầu sơn đặc trưng        

1. Trước khi đưa xe vào khai thác, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện đăng ký mầu sơn đặc trưng. Giấy đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 của Thông tư này.

2. Giấy đăng ký gửi đến Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Sở Giao thông vận tải xác nhận và thông báo công khai màu sơn đặc trưng của đơn vị đã đăng ký trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.

3. Đối với các tỉnh, thành phố có quy định màu sơn riêng cho xe buýt thì đơn vị vận tải phải thực hiện mầu sơn theo quy định của tỉnh, thành phố.

Điều 28. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt

1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt

a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông.

b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; trách nhiệm của hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

c) Có nhà chờ cho hành khách.

2. Điểm dừng xe buýt

a) Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối).

b) Tại các điểm dừng xe buýt trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 05 mét trở lên và ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 2,5 mét trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt.

c) Sở Giao thông vận tải quy định mẫu điểm dừng xe buýt trong phạm vi địa phương mình.

3. Tại các bến xe khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, cảng, bến thủy nội địa, cảng biển phải bố trí điểm đón, trả khách cho xe buýt để kết nối với các phương thức vận tải khác.

4. Nhà chờ xe buýt

a) Sở Giao thông vận tải quy định mẫu nhà chờ xe buýt trong phạm vi địa phương mình.

b) Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại cơ quan quản lý tuyến, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.

5. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

Điều 29. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt bao gồm: đường dành riêng cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe.

2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc xã hội hóa.

3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương.

Điều 30. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo quy hoạch mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn của 02 hoặc 03 tỉnh, thành phố, căn cứ vào quy hoạch mạng lưới tuyến đã được phê duyệt, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản đồng ý của Sở Giao thông vận tải địa phương có liên quan. Trường hợp tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.

2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến.

b) Số hiệu tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng).

c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến (không dưới 12 giờ trong một ngày).

d) Nhãn hiệu, sức chứa của xe hoạt động trên tuyến.

đ) Giá vé.

3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 10 ngày làm việc, trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.

Điều 31. Quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô loại hình vận tải bằng xe buýt được đăng ký tham gia đấu thầu hoặc được đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.

3. Sở Giao thông vận tải địa phương ký hợp đồng khai thác tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng. Trong hợp đồng phải thể hiện rõ phương án khai thác tuyến bao gồm: tên tuyến, số hiệu tuyến, nhãn hiệu xe, sức chứa của xe, giá vé, biểu đồ chạy xe trên tuyến, thời hạn hợp đồng.

4. Sở Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ biểu đồ chạy xe trên tuyến xe buýt nội tỉnh; doanh nghiệp hợp tác xã điều chỉnh phương án khai thác tuyến tương ứng với biểu đồ mới điều chỉnh; Sở Giao thông vận tải và doanh nghiệp, hợp tác xã ký, đóng dấu xác nhận phương án khai thác mới là một phần của hợp đồng khai thác tuyến.

5. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố, việc điều chỉnh biểu đồ chạy xe trên tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản đồng ý của Sở Giao thông vận tải địa phương có liên quan.

6. Quyết định điều chỉnh biểu đồ chạy xe được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

7. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã có số lượng phương tiện tối thiểu đáp ứng được theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô mới được tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt.

Điều 32. Ngừng khai thác trên tuyến và đóng tuyến

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản đề nghị ngừng khai thác trên tuyến gửi Sở Giao thông vận tải và chỉ được ngừng khi có sự chấp thuận của Sở Giao thông vận tải. Trong thời gian 08 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã, Sở Giao thông vận tải ra văn bản chấp thuận, nêu rõ thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã được ngừng khai thác tuyến. Sau thời hạn trên, nếu Sở Giao thông vận tải không có ý kiến thì được coi như đã chấp thuận việc ngừng khai thác tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã.

3. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng khai thác tuyến dẫn đến phải thay đổi tần suất chạy xe trên tuyến hoặc phải đóng tuyến thì Sở Giao thông vận tải công bố tần suất chạy xe mới hoặc công bố đóng tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 ngày làm việc, trước thời điểm chấp thuận để doanh nghiệp, hợp tác xã ngừng khai thác tuyến.

Việc công bố đóng tuyến được thực hiện trong trường hợp tuyến vận tải đã được công bố nhưng không có doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức hoạt động vận tải trên tuyến.

Điều 33. Bổ sung xe, thay thế xe

1. Đối với tuyến xe buýt nội tỉnh, Sở Giao thông vận tải quyết định việc bổ sung, thay thế xe khai thác vận tải hành khách bằng xe buýt trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Đối với tuyến xe buýt đi qua địa bàn của 02 hoặc 03 tỉnh, thành phố, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thống nhất với các Sở Giao thông vận tải địa phương trên hành trình tuyến trước khi chấp thuận bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng biểu đồ chạy xe theo phương án khai thác đã ký kết trong hợp đồng.

2. Đăng ký mẫu thẻ tên và đồng phục của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe với Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Cấp đồng phục và thẻ tên cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; thẻ tên phải được dán ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý.

3. Chịu trách nhiệm khi lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chở quá trọng tải hoặc quá số người theo quy định.

Điều 35. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt

1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký với Sở Giao thông vận tải.

2. Thực hiện đúng biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt.

3. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.

4. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ hoặc động vật sống.

5. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.

6. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu GPS, GSM.

Điều 36. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt

1. Được mang theo hành lý xách tay nặng không quá 10 kilôgam và kích thước không quá 30x40x60 centimét.

2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

3. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.

4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

5. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 4. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI

Điều 37. Quy định đối với xe taxi

1. Niêm yết

a) Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã.

b) Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét, giá cước tính tiền cho thời gian chờ đợi và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả. Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.

2. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

3. Phù hiệu và hộp đèn của xe taxi

a) Có phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu phù hiệu “XE TAXI” quy định tại Phụ lục 20 của Thông tư này.

Phù hiệu riêng phải có tem chống giả và kích thước thống nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 20. Địa phương tự in ấn, phát hành và thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện.

b)[11] Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe, từ 18h đến 6h hộp đèn phải được bật sáng khi trên xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.

4. Có đồng hồ tính tiền cước đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì. Từ 01 tháng 7 năm 2016, xe phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền cước.

Điều 38. Đăng ký biểu trưng

1. Trước khi đưa xe vào khai thác, doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện việc đăng ký biểu trưng (logo) và số điện thoại giao dịch trên phương tiện của doanh nghiệp, hợp tác xã. Giấy Đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 của Thông tư này.

2. Hồ sơ đăng ký gửi đến Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Sở Giao thông vận tải xác nhận biểu trưng (logo) của đơn vị nếu không trùng với biểu trưng (logo) đã đăng ký của doanh nghiệp, hợp tác xã khác và có trách nhiệm thông báo công khai biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã trên Trang thông tin điện tử của Sở.

Điều 39. Hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc

Trước khi đưa xe vào khai thác, doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm và các xe. Hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc được gửi đến Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để theo dõi, quản lý. Hồ sơ bao gồm:

1. Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy phép sử dụng tần số liên lạc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc.

Điều 40. Điểm đón, trả khách, điểm đỗ xe taxi

1. Xe taxi được đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ.

2. Tùy theo tình hình thực tế, Sở Giao thông vận tải các địa phương kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép xây dựng các điểm đón, trả khách cho xe taxi tại các đầu mối giao thông, khu dân cư, các địa điểm văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh và trên các tuyến đường trong khu vực nội thành, nội thị.

3. Các điểm đón, trả khách cho xe taxi phải đảm bảo an toàn giao thông và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy định.

4. Điểm đỗ xe taxi

a) Điểm đỗ xe taxi gồm 02 loại: điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức và quản lý; điểm đỗ xe taxi công cộng do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương tổ chức và quản lý.

b) Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi: đảm bảo trật tự, an toàn và không gây ùn tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi, điều tiết số lượng xe taxi và tổ chức điểm đỗ xe taxi công cộng phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và đặc thù của địa phương.

Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã

1. Đăng ký mẫu thẻ tên và đồng phục của lái xe với Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Cấp đồng phục và thẻ tên cho lái xe; thẻ tên phải được dán ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý.

2. Chịu trách nhiệm khi lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chở quá trọng tải hoặc quá số người theo quy định.

Điều 42. Quyền hạn, trách nhiệm của lái xe

1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký với Sở Giao thông vận tải.

2. Thu tiền cước theo đồng hồ tính tiền; trả hóa đơn cho hành khách khi hành khách đã thanh toán đủ tiền.

3. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu GPS, GSM.

4. Cung cấp thông tin về tuyến đường khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe.

5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hoặc động vật sống.

6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.

Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe taxi

1. Yêu cầu lái xe cung cấp thông tin về hành trình chạy xe.

2. Trả tiền cước theo đồng hồ tính tiền và nhận hóa đơn đúng số tiền thanh toán.

3. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của lái xe.

4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

5. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Mục 5. KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO HỢP ĐỒNG

Điều 44. Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng

1. Niêm yết: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.

Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.

2. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.

3. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

4. Có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 của Thông tư này.

Điều 45. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng

1. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết; không được bán vé, thu tiền, xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức.

2. Hợp đồng vận chuyển hành khách được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 01 hợp đồng vận chuyển khách.

Hợp đồng vận chuyển hành khách phải có các nội dung cơ bản sau: thời gian thực hiện hợp đồng; địa chỉ nơi đi, nơi đến; hành trình chạy xe chiều đi và chiều về (trong đó ghi rõ điểm khởi hành, lộ trình, các điểm đón, trả khách trên cả hai chiều, điểm kết thúc hành trình); số lượng hành khách; giá trị hợp đồng; các quyền lợi của hành khách và các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.

Đối với hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên đi học hoặc cán bộ, công nhân viên đi làm phải ghi rõ thời gian từng chuyến xe theo ngày, giờ trong tuần.

3. Từ ngày 01 tháng 07 năm 2015, khi sử dụng xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên để thực hiện hợp đồng vận chuyển thì trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin: hành trình (điểm khởi hành, lộ trình, điểm đón, trả khách, điểm kết thúc hành trình), thời gian thực hiện hợp đồng và số lượng khách bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email), Trang thông tin điện tử, phần mềm quản lý vận tải của Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 34 của Thông tư này. Cự ly của hành trình được xác định từ điểm khởi hành đến điểm kết thúc của chuyến đi.

Riêng đối với các đơn vị kinh doanh vận tải hợp đồng đưa đón học sinh, sinh viên đi học hoặc cán bộ, công nhân viên đi làm theo tuyến cố định, thực hiện thông báo một lần trước khi thực hiện hợp đồng hoặc khi có sự thay đổi về tuyến đường, thời gian vận chuyển và các điểm dừng, đỗ của xe ô tô.

4. Khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển và danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 của Thông tư này (không áp dụng nội dung quy định tại khoản này đối với xe phục vụ lễ cưới, hỏi, tang lễ, xe phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng).

Mục 6. KINH DOANH VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH BẰNG XE Ô TÔ

Điều 46. Quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch

1. Niêm yết: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.

Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.

2. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.

3. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

4. Có biển hiệu “XE VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” theo quy định.

Điều 47. Tổ chức và quản lý hoạt động vận tải khách du lịch

1. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết; không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.

2. Hợp đồng vận tải khách du lịch được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 01 hợp đồng vận chuyển khách.

Hợp đồng vận tải khách du lịch phải có các nội dung cơ bản sau: thời gian thực hiện hợp đồng; địa chỉ nơi đi, nơi đến; hành trình chạy xe (trong đó ghi rõ điểm khởi hành, lộ trình, các điểm đón, trả khách, điểm kết thúc hành trình); số lượng hành khách; giá trị hợp đồng; các quyền của hành khách và các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.

3. Từ ngày 01 tháng 07 năm 2015, trước khi thực hiện hợp đồng vận tải khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin: hành trình (điểm khởi hành, lộ trình, điểm đón, trả khách, điểm kết thúc hành trình), thời gian thực hiện hợp đồng, số lượng khách bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email), Trang thông tin điện tử, phần mềm quản lý vận tải của Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 34 của Thông tư này. Cự ly của hành trình được xác định từ điểm khởi hành đến điểm kết thúc của chuyến đi.

4. Khi vận chuyển khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch; chương trình du lịch; danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 của Thông tư này.

Mục 7. QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI NGƯỜI NỘI BỘ

Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ

Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.

2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.

3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.

Điều 49. Quy định đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ

1. Chỉ được sử dụng xe để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình.

2. Không được sử dụng xe có phù hiệu “XE NỘI BỘ” để kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận chuyển hành khách.

3. Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng phương tiện đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định.

4. Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện để ghi chép, theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

5. Tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

Chương III

VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG XE Ô TÔ

Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:

a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

c) Có từ 05 xe trở lên.

d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.

2. Lộ trình thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Điều 51. Quy định về xe ô tô vận tải hàng hoá

1. Niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 26 của Thông tư này.

2. Vị trí niêm yết thông tin

a) Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái.

b) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe.

c) Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.

3. Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

4. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn sử dụng theo quy định.

5. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 27a của Thông tư này.

6.[12] Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE TẢI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 27b của Thông tư này; xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a của Thông tư này.

7.[13] Xe có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten-nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” hoặc “XE ĐẦU KÉO” không được vận chuyển công-ten-nơ.

Điều 52. Hợp đồng vận tải, giấy vận tải

1. Hợp đồng vận tải gồm các thông tin cơ bản sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; loại và khối lượng hàng hóa; hành trình; địa chỉ và thời gian giao hàng, nhận hàng; giá cước vận tải; hình thức thanh toán; các điều khoản thỏa thuận khi giao hàng, bồi thường, giao nhận giấy tờ liên quan đến hàng hóa và các vấn đề khác có liên quan đến quá trình vận tải.

2. Giấy vận tải

a) Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng (nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu đến điểm kết thúc của chuyến đi.

b) Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường; trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.

c) Sau khi xếp hàng lên phương tiện và trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng uỷ quyền), hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 28 của Thông tư này.

Điều 53. Quy định đối với đơn vị và lái xe vận tải hàng hóa.

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm phổ biến cho lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tổ chức bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm nếu xe thuộc quyền quản lý của đơn vị thay đổi các thông số kỹ thuật của xe trái với quy định; vận chuyển hàng hóa quá khối lượng cho phép.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý xe ô tô vận tải hàng hóa:

a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng phương tiện đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định.

c) Lập Hồ sơ Lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị (nếu có) để theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa có trách nhiệm quản lý lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.

4. Ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải:

a) Có Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô. Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này; mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

b) Có và thực hiện đúng phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

c) Xây dựng và áp dụng quy trình quản lý an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục 8b của Thông tư này.

d) Thực hiện quy định về tập huấn nghiệp vụ cho người điều hành vận tải và lái xe theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

đ) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra. Thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

6. Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.

7. Lái xe không được chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

8. Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, lái xe có trách nhiệm yêu cầu người chịu trách nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải và có trách nhiệm từ chối vận chuyển nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật.

9. Lái xe có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.

10. Lái xe thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Chương IV

PHÙ HIỆU VÀ BIỂN HIỆU

Điều 54. Quy định chung về quản lý, sử dụng phù hiệu, biển hiệu

1. Phù hiệu và biển hiệu được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu.

2. Thời hạn có giá trị của phù hiệu

a)[14] Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT”, “XE TAXI”, XE HỢP ĐỒNG”, “XE CÔNG-TEN-NƠ”, “XE TẢI”, “XE ĐẦU KÉO”, “XE TRUNG CHUYỂN” có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

b) Phù hiệu “XE NỘI BỘ” có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

c) Phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học có giá trị như sau: Tết Nguyên đán không quá 30 ngày; các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng không quá 10 ngày.

Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu

1. Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và có văn bản chứng nhận đủ điều kiện vận tải khách du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được Sở Giao thông vận tải cấp biển hiệu cho xe ô tô tham gia hoạt động vận tải khách du lịch theo quy định.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này.

3.[15] Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô sau khi đã đăng ký khai thác tuyến thành công; thông báo thay xe, bổ sung xe nhưng không làm tăng số chuyến xe chạy trên tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã và khi phù hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hư hỏng theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Xe đang khai thác vận tải hành khách tuyến cố định, nếu có nhu cầu vận chuyển hành khách theo hợp đồng thì doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp phù hiệu xe hợp đồng và cam kết bằng văn bản đảm bảo chạy xe theo phương án khai thác tuyến cố định.

Xe đang tham gia khai thác vận tải hành khách tuyến cố định, nếu có nhu cầu vận chuyển hành khách theo hợp đồng thì doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đề nghị cấp phù hiệu xe hợp đồng.

4. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia khai thác trên tuyến khi có văn bản công bố tuyến, chấp thuận bổ sung, thay thế xe và khi phù hiệu hết hiệu lực, bị mất, bị hư hỏng theo quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;

b)[16] Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này.

c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

6. Cấp phù hiệu “XE NỘI BỘ”

Đơn vị có xe ô tô vận tải nội bộ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

7. Cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”

Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” được cấp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang tham gia khai thác tuyến cố định trên địa bàn địa phương. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này.

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

c)[17] (được bãi bỏ)

8. Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.

9. Trường hợp phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hỏng thì được cấp lại. Đối với phù hiệu, biển hiệu bị hết hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại trước khi hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày. Việc cấp lại thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.

10. Đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm nộp lại cho Sở Giao thông vận tải phù hiệu đã cấp cho xe tăng cường để phục vụ vận chuyển khách trong các dịp Lễ, Tết, các kỳ thi tuyển sinh và phù hiệu xe hợp đồng cấp cho xe chạy tuyến cố định ngay sau khi phù hiệu hết hiệu lực.

11. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm

a) Kiểm tra quá trình thực hiện các điều kiện kinh doanh, chế độ báo cáo của đơn vị kinh doanh vận tải và việc chấp hành các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe.

b) Hủy phù hiệu, biển hiệu bị buộc thu hồi, bị hỏng do đơn vị kinh doanh vận tải nộp lại.

12. Thủ tục xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải

a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 25 của Thông tư này gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký.

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau khi xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký thực hiện gỡ bỏ phương tiện đã xác nhận khỏi hệ thống thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu thực hiện cập nhật phương tiện kể từ khi cấp phù hiệu, biển hiệu cho phương tiện.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Điều 56. Quy định về bãi đỗ xe

1.Yêu cầu đối với bãi đỗ xe

a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;

b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.

2. Nội dung kinh doanh tại bãi đỗ xe

a) Dịch vụ trông giữ phương tiện.

b) Tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.

c) Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe

a) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe.

b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết.

c) Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi.

d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

đ) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

e) Thu tiền trông giữ phương tiện.

g) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách.

h) Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe.

4. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ phương tiện hoặc lái xe tại bãi đỗ xe

a) Chấp hành nội quy và sự hướng dẫn của nhân viên điều hành bãi đỗ xe.

b) Có quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại bãi đỗ xe.

c) Có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm của bãi đỗ xe.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về tổ chức, quản lý, công bố hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn.

Điều 57. Quy định về bến xe hàng

1. Yêu cầu kỹ thuật bến xe hàng

TT

Tiêu chí

Đơn vị tính

Yêu cầu

1

Tổng diện tích (tối thiểu)

m2

2.000

2

Diện tích kho hàng kín tối thiểu

m2

Theo yêu cầu

3

Trang thiết bị bốc, xếp bằng cơ giới

4

Diện tích đỗ xe (tối thiểu)

m2

800

5

Văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ (tối thiểu)

2 – 4 % Tổng diện tích bến

6

Đường xe ra, vào

Riêng biệt hoặc chung

7

Hệ thống thoát nước

Có hệ thống tiêu thoát nước bảo đảm không ứ đọng nước

8

Hệ thống cứu hoả

Theo quy định của cơ quan phòng cháy, chữa cháy

2. Nội dung kinh doanh bến xe hàng

a) Dịch vụ xếp, dỡ, đóng gói và bảo quản hàng hoá.

b) Dịch vụ trông giữ phương tiện.

c) Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bến xe hàng

a) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ tại bến xe.

b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bến xe, tên và số điện thoại Sở Giao thông vận tải địa phương để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết.

c) Thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô, lái xe ô tô, hàng hóa trước khi xe xuất bến để phát hiện hàng cấm vận chuyển; kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe.

d) Xếp hàng hóa trên xe ô tô đảm bảo không vượt khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.

đ) Trong các trường hợp sau đây, bến xe hàng không cho xe xếp hàng hóa: biển kiểm soát xe hoặc lái xe không đúng theo Hợp đồng vận chuyển hoặc Giấy vận tải; phương tiện không đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 53 của Thông tư này; khi phát hiện người lái xe sử dụng rượu bia, chất ma túy; lái xe không mặc đồng phục hoặc không đeo thẻ tên theo quy định; xe hoặc lái xe không đủ giấy tờ theo quy định.

e) Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng tài sản, hàng hoá trong thời gian đơn vị cung ứng dịch vụ.

g) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

h) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này.

i) Thu tiền trông giữ phương tiện.

k) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bến xe hàng để đón, trả khách.

l) Có quyền từ chối phục vụ đối với khách hàng không chấp hành nội quy bến xe.

m) Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, tổng hợp những trường hợp không cho xe xuất bến theo quy định tại điểm đ khoản này và tình hình an toàn giao thông tại bến xe, báo cáo Sở Giao thông vận tải bằng văn bản để xử lý theo quy định.

4. Thẩm quyền công bố

Bến xe hàng chỉ được đưa vào khai thác sau khi được Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố đưa bến xe hàng vào khai thác.

5. Hồ sơ đề nghị công bố đưa bến xe hàng vào khai thác

a) Giấy đề nghị công bố đưa bến xe hàng vào khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này.

b) Sơ đồ mặt bằng tổng thể bến xe hàng.

c) Biên bản nghiệm thu các tiêu chí theo yêu cầu kỹ thuật bến xe hàng theo quy định.

d) Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra vào bến xe hàng của cơ quan có thẩm quyền.

6. Quy trình xử lý hồ sơ

a) Đơn vị kinh doanh bến xe hàng gửi 01 bộ Hồ sơ cho Sở Giao thông vận tải tại địa phương nơi có bến xe hàng được đề nghị công bố.

b) Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ theo quy định tại khoản 5 Điều này, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến đơn vị kinh doanh bến xe hàng trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

c) Chậm nhất trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công bố đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này và ra quyết định công bố đưa bến xe hàng vào khai thác. Quyết định công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 của Thông tư này và được gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phối hợp quản lý.

d) Trường hợp bến xe không đáp ứng các tiêu chí yêu cầu kỹ thuật bến xe hàng thì cơ quan kiểm tra phải ghi rõ nội dung không đáp ứng và thông báo bằng văn bản với đơn vị khai thác bến xe hàng trong thời gian tối đa không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.

đ) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện.

Điều 58. Đại lý bán vé

1. Đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật.

2. Hợp đồng đại lý bán vé với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải có quy định cụ thể về nghĩa vụ, quyền hạn của các bên.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý bán vé thông báo bằng văn bản tới Sở Giao thông vận tải địa phương các nội dung: địa chỉ, số điện thoại liên hệ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp); danh sách các đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết hợp đồng với đại lý bán vé.

4. Đơn vị kinh doanh vận tải và dịch vụ đại lý bán vé không được tổ chức đón, trả khách tại địa điểm nơi đặt đại lý bán vé, trừ trường hợp trùng với điểm cho phép xe dừng đón, trả khách do Sở Giao thông vận tải địa phương quy định.

Điều 59. Đại lý vận tải hàng hóa

1. Đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật.

2. Được hưởng tiền công dịch vụ đại lý vận tải theo thoả thuận với chủ hàng và được ghi trong hợp đồng.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá thông báo bằng văn bản tới Sở Giao thông vận tải địa phương các nội dung: địa chỉ, số điện thoại liên hệ và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp).

Điều 60. Dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng

1. Đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật.

2. Bảo quản hàng hóa theo quy định của chủ hàng và phải có hợp đồng về việc gom hàng, chuyển tải hàng hoặc cho thuê kho hàng với chủ hàng.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng thông báo bằng văn bản cho Sở Giao thông vận tải địa phương các nội dung: địa chỉ, số điện thoại liên hệ và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp).

4. Xếp hàng hóa trên xe ô tô đảm bảo không vượt khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.

Điều 61. Dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ

1. Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động trong quá trình thực hiện cứu hộ.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ thông báo bằng văn bản cho Sở Giao thông vận tải địa phương các nội dung: địa chỉ, số điện thoại liên hệ và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp).

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 62. Tổng cục Đường bộ Việt Nam

1. Quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.

2. Lập và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh.

3. Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam biên soạn, phát hành tài liệu, chương trình khung tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và người điều hành vận tải tại các đơn vị kinh doanh vận tải; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tập huấn.

4. Thống nhất in, phát hành Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu, biển hiệu (trừ phù hiệu xe taxi sử dụng riêng cho địa phương).

5.[18] Xây dựng cơ sở dữ liệu, Trang Thông tin điện tử về hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Quy định về mã số tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh và nội tỉnh. Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và triển khai ứng dụng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, tổ chức triển khai áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

7. Rà soát và thực hiện cắm biển hạn chế tốc độ đối với xe khách có giường nằm hai tầng tại các vị trí cần thiết, đặc biệt là khu vực có địa hình đèo, dốc, tại các vị trí có bán kính đường cong nhỏ trên các tuyến quốc lộ.

8. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 63. Sở Giao thông vận tải

1. Quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ trên địa bàn địa phương và theo thẩm quyền.

2.[19] Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tình hình hoạt động khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh và nội tỉnh.

3. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

a) Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt, quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí các điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên mạng lưới đường bộ thuộc địa bàn địa phương; quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn địa phương.

b) Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với hành khách đi lại bằng xe buýt và đơn vị hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn.

c) Định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá cho hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.

4. Quyết định phê duyệt biểu đồ chạy xe buýt; mở, ngừng hoạt động, điều chỉnh hành trình, tần suất chạy xe đối với các tuyến xe buýt.

5. Quyết định công bố đưa bến xe hàng vào khai thác.

6. Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, khai thác sử dụng các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe do đơn vị kinh doanh vận tải (hoặc tổ chức được uỷ quyền) cung cấp và từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

7. Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trang thông tin điện tử về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô của địa phương. Tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

8. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn.

9. Quản lý, cấp mới, cấp lại các loại phù hiệu, biển hiệu theo quy định.

10.[20] Chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải cho người điều hành vận tải, lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe và công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của lái xe do các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương hoặc Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam hoặc Hiệp hội vận tải ô tô địa phương tổ chức theo quy định.

11. Công bố đưa vào khai thác điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên địa bàn sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2015.

12. Quản lý hoạt động vận tải hành khách đối với xe khách có giường nằm hai tầng

a) Kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị có sử dụng xe khách có giường nằm hai tầng.

b) Rà soát và thực hiện cắm biển hạn chế tốc độ đối với xe khách có giường nằm hai tầng tại các vị trí cần thiết, đặc biệt là khu vực có địa hình đèo, dốc, tại các vị trí có bán kính đường cong nhỏ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

13. Quy định về việc cho phép sử dụng xe trung chuyển hành khách và phạm vi, thời gian hoạt động của xe trung chuyển hành khách trên địa bàn địa phương.

14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

Điều 64. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã hội viên thực hiện đúng quy định của Thông tư này.

2. Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải để tổ chức tập huấn cho người điều hành vận tải, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 65. Chế độ báo cáo

1. Chậm nhất ngày 10 hàng tháng, đơn vị kinh doanh vận tải phải báo cáo tình hình hoạt động vận tải của tháng trước về Sở Giao thông vận tải. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 31 của Thông tư này. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 32 của Thông tư này.

2. Định kỳ vào tháng 01 hàng năm, Sở Giao thông vận tải báo cáo hoạt động vận tải của địa phương về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải vào tháng 02 hàng năm. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động vận tải theo quy định tại Phụ lục 33 của Thông tư này.

Điều 66. Hiệu lực thi hành[21]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Bãi bỏ các Thông tư: Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 6 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 23/2014/TT-BGTVT ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/08/2013 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

3. Các loại phù hiệu theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 6 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ được tiếp tục sử dụng cho đến khi được cấp lại phù hiệu mới theo lộ trình như sau:

a) Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đối với phù hiệu ”XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”.

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với phù hiệu ”XE TAXI”.

c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với phù hiệu ”XE HỢP ĐỒNG”.

d) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 đối với phù hiệu ” XE CÔNG-TEN-NƠ”.

đ) Phù hiệu ”XE TRUNG CHUYỂN” và ”XE NỘI BỘ” được sử dụng kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.

e) Phù hiệu ”XE TẢI” và ”XE BUÝT” được thực hiện theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô.

Điều 67. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong ngành Giao thông vận tải chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi thực hiện Thông tư này.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, PC (2).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN



[1] Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.”

[2] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[3] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[4] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[5] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[6] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[7] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[8] Từ “tần suất” được thay thế bởi từ “số chuyến” theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[9] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[10] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[11] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[12] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[14] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[15] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[16] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[17] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[18] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[19] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[20] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

[21] Điều 2 của Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 14/VBHN-BGTVT

Ha Noi, December 28, 2015

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR OPERATION AND MANAGEMENT OF AUTOMOBILE TRANSPORT AND SUPPORTING SERVICES TO ROAD TRANSPORT

Circular No. 63/2014/TT-BGTVT dated November 07, 2014 by the Minister of Transport providing for operation and management of automobile transport and supporting services to road transport is amended by:

Circular No. 60/2015/TT-BGTVT dated November 02, 2015 by the Minister of Transport amending a number of articles of Circular No. 63/2014/TT-BGTVT dated November 07, 2014 by the Minister of Transport providing for operation and management of automobile transport and supporting services to road transport.

Pursuant to the the Law on Road traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Decree No. 86/2014/ND-CP dated September 10, 2014 by the Government providing for the business and conditions for the business of automobile transport;

Pursuant to the Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport.

At the request of the Director of the Department of Transport and the Director of Directorate for Roads of Vietnam,

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for the operation and management of the transport of passengers and/or goods by automobile and supporting services to road transport.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to the agencies, organizations, and individuals related to the automobile transport and auxiliary road transport services.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, these terms can be construed as follows:

1. “Transport itinerary” is determined by the place of departure, place of arrival, routes, pick-up place, drop-off place and rest stops (if any) that a vehicle passes by.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “Transport schedule” means a collection of itineraries and transport timetables of different trips within a certain cycle time.

4. “Departure schedule” means a collection of departure time of different trips within a certain cycle time.

5. “Coach stops” are roadside works on the transport itinerary for fixed-route passenger transport vehicles to stop so that passengers can get into or get off the vehicles.

6. “Bus stops” are roadside works for buses to pick up and drop off passengers.

7. “Parking lot” is a road transport infrastructural construction where vehicles are parked.

8. “Vehicle safekeeping service” means an auxiliary road transport service in which an organization/individual performs the safekeeping activities and collects fees.

9. “Transport agency service” means an auxiliary road transport service in which an organization/individual is authorized to carry out one or multiple tasks of the transport process other than the transporting task.

10. “Functional days” are days on which a vehicle is in a satisfactory conditions for operating in public road.

11. “Business days” are days on which a vehicle is used for transport, regardless of distance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

PASSENGER AUTOMOBILE TRANSPORT

Section 1. GENERAL REQUIREMENTS

Article 4. Requirements for transport companies

1. Any transport companies wishing to provide automobile transport service that is compelled to have a license shall obtain a License for automobile transport. The application form for the License for automobile transport is provided in Annex 1 of this Circular, the templet of the License to provide automobile transport service is provided in Annex 2 of this Circular.

2. Any transport companies shall formulate and comply with the business plan for providing transport service involving the registered vehicles as prescribed in Annex 3 of this Circular.

3. Management of automobile vehicles involved in transport service

The transport company shall:

a) Ensure the number of functional days at least equivalent to 110% of the business days according to the plan (only applicable to fixed-route transport and transport by bus);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Build up Vehicle record or vehicle management software to monitor the operation and mainternance of vehicles using the form in Annex 4 of this Circular;

d) Since July 01, 2015, double-decker sleeper coaches are not allowed on level-5 and level-6 mountain passes;

dd) Since July 01, 2016, luggage compartments of vehicles involved in fixed-route automobile passenger transport, contractual passenger transport and tourist transport shall be divided into parts as prescribed by the Minister of Transport so that not any luggage is displaced to ensure the safety during the transport process.

4. Management of automobile vehicle drivers

The transport company shall:

a) Collect and update sufficiently information about the working process of drivers to the Driver record or driver management software using the form in Annex 5 of this Circular;

b) Carry out medical examination in the recruitment process, carry out periodically medical examination for drivers and use only drivers with conformable health conditions as prescribed by the Ministry of Health; must not employ or assign drivers using drugs;

c) Transport companies shall assign only drivers who have at least 2 years’ experience of operating coaches with capacity of 30 passengers to operate a double-decker sleeper coach.

5. Establishment and application of service quality standard

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Any organization/cooperative providing fixed-route passenger transport service or bus/taxi service must register the service quality with the Services of Transport issuing badges using the form in Annex 6 of this Circular.

c) Any organization/cooperative providing fixed-route passenger transport services that wishes to operate on a route shall register service quality on such route using the form in Annex 7 of this Circular and notify to the terminuses before providing transport.

6. Relevant documents during the management and operation of transport shall be retained for at least 03 years so as for the inspection and examination.

Article 5. Divisions in charge of management and supervision of traffic safety conditions

Any organization/cooperative providing fixed-route passenger transport service or bus/taxi service shall assign a division to manage and supervise the traffic safety conditions who shall:

1. Draw up and carry out the plan on traffic safety in the transport activities of the company using the form in Annex 8a of this Circular; reckon up, analyze traffic accidents, help driver staff and administrative officers to learn from such experience; update information to the drivers’ record database or the driver management software.

2. Build up and carry out traffic safety procedures according to the form in Annex 8b of this Circular.

3. Examine the conditions for technical safety and environmental protection of vehicles before they are used; expedite and supervise the implementation of technical examination and maintenance and repair of vehicles; examine and supervise strictly the technical conditions of vehicles.

4. Manage and supervise the compulsory information from the vehicle-tracking devices to promptly warn about and prevent violations; use the information from the vehicle-tracking devices for the management and provide the competent State agency with compulsory information about each vehicle on request; supervise, propose measures for prompt maintenance and replacement for broken vehicle-tracking devices; periodically make violation reports of driver staff.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Installation, management and use of information from vehicle-tracking devices

1. Vehicle-tracking devices shall be conformable, ensuring to record and transmit sufficiently and consistently to the host computer of the transport company in charge or the data processing service provider (in case the transportation company authorize a service provider through an applicable contract) the compulsory information including: transport itinerary, driving speed, time of uninterrupted driving, total of driver’s working time in a day.

2. It is strictly prohibited to use technical measures and peripherals to intervene in the operation of the device or to jam or scramble the Global Positioning System (GPS) or the Global System for Mobile Communications (GSM).

3. Responsibilities of transportation companies

a) Install vehicle-tracking devices on the vehicles belonging to the company as prescribed the regulations.

b) Keeping good technical condition, ensure to transmit and provide sufficiently, effectively and consistently the compulsory information about the vehicle from vehicle-tracking devices during the transport.

c) Provide user name and password for accessing to program processing data software from vehicle-tracking device for a regulatory body.

d) Update and retain systematically the compulsory information for at least 01 year.

Article 7. Regulations on professional training and regulations on transport

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Training content: according to material and framework program promulgated by Directorate for Roads of Vietnam.

3. Time of traininig

a) Before such entities provide the transportation service or take on the transport operation.

b) Periodically not exceeding 03 years from the latest training.

4. Any trainer shall satisfy at least one of the following criteria:

a) Be a teacher of transportation major of a 2-year college or higher that educates on road transportation.

b) Regarding training for drivers and attendants: any trainer shall have at least an intermediate degree in transport or a college degree in another discipline and has at least 03 years’ experience of managing and/or operating road transport activities.

c) Regarding training for transportation operators: any trainers shall have at least a college degree in transport or a university degree in another discipline and has at least 03 years’ experience of managing and/or operating road transport activities.

5. Training oganizers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Vietnam’s Automobile transport association and local automobile transport association are eligible to provide training for transport operators.

6. Before the training, the training organizer shall report the plan on training including location and list of trainers and trainees to local Services of Transport for monitoring.

7. The training organizer shall issue Licenses to people who completed the training using the form in Annex 9 of this Circular and retain documents about the training and the training results for at least 03 years.

Section 2. FIXED-ROUTE PASSENGER TRANSPORT BY AUTOMOBILE

Article 8. Criteria for formulation of transport routes

1. Availability of road system declared to be in operation during the transport itinerary.

2. Availability of terminuses declared to be in operation by a competent agency.

Article 9. Coach stops

1. Requirements for coach stops

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Coach stops shall be large enough for vehicle to pick up and drop out passenger without obstruction to other vehicles.

c) There shall be the 434a signs conformable to National technical regulation on road signs and signals (QCVN41:2012/BGTVT) at coach stops with secondary signs displaying the phrase “DIỂM DÓN, TRẢ KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH" (passenger picking-up and dropping-off place for fixed-route transport).

d) The distance between two coach stops or between a coach stop and a rest stop or between two terminuses shall be at least 05 kilometres.

2. Traffic organization at coach stops

a) A coach stop shall be used only for fixed-route automobile transport and must not be used for any other activities.

b) At a coach stop, a vehicle shall stop for not exceeding 03 minutes.

3. Determination, approval, development, management and operation of coach stops.

a) Local Services of Transport shall determine the location of coach stops for fixed-route transport (any coach stop located by the roadside of a highway shall be approved by a road management authority) and request provincial People’s Committees to approve.

b) Provincial People’s Committees shall be responsible for organizing, managing and ensuring traffic safety, public order and environment sanitation at coach stops in local areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) The Services of Transport shall issue notifications of whether to utilize or close the stops being used in fixed-route transport.

Article 10. Notice

1. These following information shall be display on the web portal of each Service of Transport: a list of routes according to planning (when the competent agencies have announced the planning); a list of routes in use; maximum trips using a route in a unit of time and total trips that are registered; a list of transport companies operating on the route; hotline of the Service of Transport.

2. These following information shall be displayed at the station: a list of routes and departures of vehicles in the station; a list of transport companies operating on each route; hotlines of transport companies and of local Service of Transport.

3. These following information shall be displayed at the ticket counters: name of transport companies, route names, ticket prices, departure schedule of each trip, services in each trip, amount of baggage that is free of charge.

4. Notices on vehicles

a) Notices on the front glasses: the departure and the arrival terminals of the trip.

b) Notices on two sides of vehicles or on doors of vehicles: name and contact number of the transport company.

c) Notices inside vehicles shal include: license plate, ticket price, transport itinerary, services for passengers, amount of free-of-charge baggage, hotline of the owner company and the Service of Transport issuing the badge. Notice at a noticeable place with the slogan “Tính mạng con người là trên hết” (Life comes first) according to the model in Annex 10 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Notices at ticket counters and on vehicles may be displayed in various forms. Transport companies and stations are encouraged to issue notices via electronic devices. Enterprises and cooperatives shall provide the relevant stations with information that is requested to be displayed at stations.

Section 11. Regulations applicable to vehicles involved in fixed-route passenger transport

1. Notices shall be displayed according to regulations in clause 4 Article 10 of this Circular.

2. Quantity, quality, arrangement of seats/beds in vehicles shall conform with the design and shall be numbered from the front to the rear of vehicles.

3. Vehicles shall be equipped with emergency tools and fire extinguisher conformable to the regulations.

4. There shall be badges “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH" (“fixed-route vehicles”) using the sample in Annex 11 of this Circular.

5. At the same time, a vehicle may register and operates on not exceeding 02 fixed routes, these such routes may be successive (the departure terminal of the next route is the arrival terminal of the previous route).

6. Vehicles shall be at the station at least 10 minutes before the departure time to receive technical safety examination and other professional activities at the station according to procedures for traffic safety prescribed in clause 2 Article 5 of this Circular.

Article 12. Regulations applicable to passenger transit vehicles

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Vehicles shall have badges “XE TRUNG CHUYỂN" (“transit vehicle”) using the sample in Annex 12 of this Circular.

3. The capacity of any vehicle shall not exceed 16 seats (including those of drivers) and shall be within the lawful ownership of the enterprise/cooperative.

4. Vehicles shall be equipped with emergency tools and fire extinguisher conformable to the regulations.

5. Passenger transit vehicles shall be used only for transport of passengers (on a fixed-route specified by the company) to the stations and the stops on routes and vice versa. Passengers do not have to pay any fees other than the price printed on the ticket according to the regulations.

6. Vehicles with badges “XE TRUNG CHUYỂN” must not be used for the transportation in which fares are directly collected and shall not be counted as vehicles of the companies as prescribed in clause 4 Article 15 of the Decree No. 86/2014/ND-CP dated September 10, 2014 by the Government.

Article 13. Route network planning

1. Route network planning for fixed-route transport:

a) Regarding route network planning for interprovincial fixed-route passenger transport: the Ministry of Transport shall approve and announce the orientation planning before December 30, 2014 and the detailed planning before June 30, 2015.

b) Regarding route network planning for provincial fixed-route passenger transport network: provincial People’s Committees shall approve and announce the provincial planning before June 30, 2015.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Any Services of Transport shall be responsible for managing, supervising, inspecting and carrying out the route network planning for provincial fixed-route passenger transport network.

4. Based on the condition of socio-economic development and other factors affecting the transport using fixed-routes, Directorate for Roads of Vietnam or the Services of Transport shall request the Ministry of Transport or provincial People’s Committees to adjust the planning within their competence as prescribed in clause 1 of this Article.

Article 14. Application for operating on a route

1. Enterprises/cooperatives having the License to provide fixed-route automobile transport service may apply for operating on a route.

2. Pursuant to detailed planning of fixed passenger transport route approved by n authority, local Service of Transport (applicable to provincial routes) and Services of Transport of the areas where the departure and the arrival terminals are located (applicable to interprovincial routes) shall agree and post on their web portals the Transport schedules of specific routes under their management using the form in Annexes 1a and 1b enclosed with this Circular.3. Time limit for publishing the Transport schedules on web portals of Services of Transport

a) Initial publication: before January 01, 2016;

b) Periodic publication: on the 01st of the first month of every quarter;

c) Irregular publication, in case of modification of detailed fixed-route passenger transport planning: within 30 days from the day on which the Decision on modification is issued.

4. Procedures for application for operating on a route

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Services of Transport shall receive the application for operating the route and post on its web portal the following information: name of the enterprise/cooperative, the route, transport time and time of application. Within 05 working days, the Service of Transport shall check documents in the application and within the next 02 working days, the result of the application shall be publicly posted on its web portal. If the application is rejected, the Service of Transport shall send the applicant a written response containing explanatioon. The Service of Transport receiving the application for operating the route shall send the information related to the application to the Service of Transport of the other terminal (departure or arrival terminal) for online publication.

Within 05 working days from the day on which the application is received, if 02 or more enterprises/cooperatives (regardless of either of the terminal) apply for operating the same route for the same transport time, within 02 next working days, the Services of Transport of both terminals shall publicly post on their web portals and send such enterprises/cooperaives written notification of the selection of the opertor of the route according to regulations of the Minister of Transport;

c) In case there is only 01 enterprise/cooeprative applying for operating the route and the application is approved, within 60 days from the day on which the successful application is posted on the web portal of the Service of Transport, the enterprise/cooperative shall send an application for issuance of a badge to the Service of Transport. Pass such time limit, if the enterprise/cooperative fails to submit an application, such enterprise/cooeprative shall be considered cancelling its application for operating a route. The Service of Transport shall update and publish the available transport time (which has not been carried by any operator) to its web portal.

5. Any enterprise/cooperative operating on a route outside the route network planning declared by an authority may continue operating on such route according to the approved planning for not exceeding 24 months from the day on which the planning is declared.

02 months before the time limit mentioned above, the Service of Transport shall send a written notification of the termination of the operation on the route to the enterprise/cooperative and the management units of the terminals so that the enterprise/cooperative terminate the operation on the route conformably.

Article 15. Authority in charge of managing routes and selecting an enterprise/cooperative to operate on a route

1. Services of Transport shall be in charge of fixed passenger transport routes in their provincial areas; Services of Transport issuing the badges shall preside over and cooeprate with relevant Services of Transport in managing interprovincial fixed passenger transport routes and solving issues related to the vehicles obtaining badges from them.

2. Services of Transport shall carry out the selection of enterprises/cooperatives for operating on fixed routes involving automobiles as prescribed by the Minister of Transport.

Article 16. Application for operating on a route

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. An application for operating on a route shall comprise:

a) An application form for operating on route using the form in Annex 2a enclosed with this Circular;

b) A plan on operation on route involving automobiles using the form in Annex 15 enclosed with this Circular;

c) An application form for registration of fixed-route transport service quality using the form in Annex 7 of this Circular.

Article 17. Supplement and replacement of vehicles

1. Supplement and replacement of vehicles

An enterprise/cooperative may replace or supplement vehicles if such replacement/supplement does not increase the trip frequency. Such enterprise/copperative shall sent a written notification using the form in Annex 16 of this Circular to the departure and the arrival terminals as well as the Services of Transport of the local area where such terminals are located for cooperation in conduct.

2. Irregular replacement of vehicles

a) If a vehicle faces a technical problem or meets with an accident during the transport process, the owner enterprise/cooperative may replace it by another vehicle within their ownership.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Termination of operation on a route, decrease of trip frequency

1. Termination of operation on route

a) At least 15 days before the date of termination, the enterprise/copperative shall sent a written notification using the form in Annex 16 of this Circular to the departure and the arrival terminals as well as the Services of Transport of the local area where such terminals are located.

b) 02 days after the day on which the notification of termination of operation on route is received, the departure terminal and arrival terminal shall publish such information at the station.

c) 05 working days from the termination of operation on route, the enterprise/cooperative shall return the badges to the issuing Services of Transport. The route management agency shall make a public announcement so that another enterprise/cooperative can register to operate on the route.

2. Decree of trip frequency on a route

a) At least 10 days before the date of decrease of trip frequency, the enterprise/copperative shall sent a written notification to the Service of Transport issuing badges using the form in Annex 3a enclosed with this Circular.  The Service of Transport shall update the decree of trip frequency on routes to the transport schedule and publish the schedule to its web portal.

b) (annulled)

c) Within 05 working days after the day on which the decrease of trip frequency is carried out, the enterprise/cooperative shall return the badges of the vehicles being cut down to the issuing Service of Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Regulations on supplementary vehicles

1. Fixed-route vehicles, buses, contractual passenger transport vehicles, tourist vehicles, transit vehicles and vehicles for internal passenger transport may be used as supplementary vehicles during festivals, holidays and college enrollments.

2. At least 07 days before a festival, holiday or college enrollment, Services of Transport shall preside over and cooperate with relevant companies in drawing and implementing plans on supplementing vehicles (including a list of supplementary vehicles and their drivers).

3. During the time when vehicles are used for the supplementation, the Service of Transport of the area where the departure/arrival terminal is located shall preside over and cooperate with the Service of Transport of the area where the arrival/departure terminal is located, relevant stations and the owner companies of the supplementary vehicles in monitoring, supervising and managing the vehicles and drivers according to the regulations on the management of fixed-route passenger transport.

4. The provisions of Article 16 of this Circular are inapplicable in this period.

Article 20. Procedures for traffic safety and for the departure/arrival of vehicles

Procedures for traffic safety and for the departure/arrival of vehicles shall be in accordance with the provisions of Annex 35 of this Circular.

Article 21. Transport orders

1. Transport orders shall be printed by enterprises/cooperatives using the form in Annex 17 of this Circular. Apart from the compulsory provisions of Annex 17, enterprises/cooperatives may add other provisions according to their own management programs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 22. Responsibilities of transport enterprises/cooperatives

1. Take measures to comply with the approved plan on the operation on route of passenger transport by automobile.

2. File records for supervising and managing the use of the badges and transport orders of company; issue transport orders to drivers according to the regulations on transport management; retain Transport orders according to the provision of clause 2 Article 21 of this Circular.

3. Refund at least 90% of the ticker price for passengers who have paid for tickets and cancel the trip at least 02 hours before the departure; refund at least 70% of the ticker price for passengers who have paid for tickets and cancel the trip at least 30 minutes before the departure.

4. Take responsibility for the overload of vehicles.

5. If an enterprise/cooperative is requested to transport a consignment by a fixed-route vehicle (not accompanied by the sender), such company shall request the sender to provide sufficiently and exactly the information about the consignment and name, address and contact number of the sender and the receiver; must not transport forbidden or flammable goods or live animals.

6. Provide uniforms and staff cards for drivers and attendants; staff cards shall include their photos bearing the seal of the enterprise/cooperative, their names and the manager company.

7. Refuse to transport passengers damaging the public security and safety or obstructing the drivers or attendants, fare-dodgers or passengers suffering from a dangerous disease.

8. Exercise other rights and obligations according to relevant law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Report their regulations on entitlements, responsibilities of people assigned to conduct examination and grant verification for Transport orders and a list of such people.

2. Periodically, before the 20th of every month, gather information about cases in which vehicles are unpermitted to carry out the passenger transport and the traffic safety conditions at the stations then send a written report to the Services of Transport for solution according to regulations.

3. Implement other regulations on coach stations as prescribed in the National technical regulation on coach stations promulgated by the Minister of Transport.

Article 24. Entitlements and responsibilities of drivers and attendants

1. Wear staff card and uniform conformable with the model that the enterprise/cooperative has provided and bring Transport order.

2. Comply with the Transport order granted by enterprise/cooperative; ensure public order on the vehicle; pick up and drop off passengers at conformable places and conform with the itinerary.

3. Comply with the capacity of passenger. Total amount of passenger and goods shall not exceed the allowable amount indicated in the Certificate of technical safety and environmental protection; luggage and goods shall be placed evenly in the luggage compartment, ensuring that luggage and goods are not displaced during the transport. Must not transport forbidden or flammable goods or live animals.

4. Ensure that tickets are provided for every passengers on the vehicle; guide and arrange passengers to take the right seats according to the information on tickets; introduce the trip rules, assist passengers (especially the disabled, the old, pregnant women and children); remain polite to passengers.

5. Request the staff of the station to certify the information in the Transport order before the departure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Refuse to transport passengers damaging the public security and safety or obstructing the drivers or attendants, fare-dodgers or passengers suffering from a dangerous disease.

8. Refuse to operate the vehicle if identify that such vehicle is not conformable to the conditions for safety, not carrying a vehicle-tracking device or the vehicle-tracking device is out of order.

9. Keep the vehicle tidy, must not take technical measures or use peripherals to intervene in the operation of vehicle-tracking device or to jam or scramble the GPS, GSM.

10. Exercise other rights and obligations according to relevant law regulations.

Section 25. Entitlements and responsibilities of passengers

1. Request the enterprise/cooperative to provide services according to the service quality standard that have been registered and announced.

2. Request the attendants to sell the exact type of ticket. Passengers shall keep the ticket during the trip and present it to competent persons on request.

3. Receive the refund prescribed in clause 3 Article 22 of this Circular.4. Passengers may make complaint, petition and reflection on the violations against regulations on the management of the transport companies, drivers or attendants and claim compensation for damages they suffered (if any).

5. Comply with the trip rules to ensure the safety and order on vehicles; get in and get off the vehicle at the terminals or at the stops according to the regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 3. PASSENGER TRANSPORT BUS SERVICE

Article 26. Requirements for buses

1. Any bus in service shall fully satisfy regulations in National technical regulation on technical safety quality and environmental sanitation, applicable to inner-city passenger transport automobiles; quantity of seats and standing area and their positions must conform to the design.

2. Vehicles shall be equipped with emergency tools and fire extinguishers conformable to regulations.

3. Buses shall have the “XE BUÝT" (Bus) badge using the model in Annex 18 of this Circular.

4. Notice:

a) Notice on the body of the vehicle:

On front glasses and back glasses: route number, indication of departure and arrival terminals;

On right side of vehicle: route number; ticket price and contact phone number of the management enterprise/cooperative.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Notices on vehicle may be displayed in various forms. Transport companies are encouraged to provide notice by electronic devices.

Article 27. Registration of typical painting colors

1. Before the bus is in operation, the enterprise/cooperative shall register a typical painting color using the form provided in Annex 19 of this Circular.

2. The registration form shall be sent to the Services of Transport where the head office or the branch office of the enterprise/cooperative is located. The Services of Transport shall publish the typical painting color of registered enterprise on the website of the Services of Transport.

3. If the local government of a province/city lays down a typical painting color for buses, transport companies shall comply with the regulations on painting color prescribed by such local government.

Article 28. Departure, arrival, bus stop and bus shelter

1. The departure and the arrival of a bus route shalla) Have enough space for buses to make a U-turn or park in a way that ensures the traffic order and safety.

b) Be equipped with information boards displaying: route name; route number; itinerary; trip frequency; daily schedule of specific route; telephone number of route management authority and enterprises/cooperatives using the route; responsibilities of passengers, drivers and attendants.

c) Be equipped with shelters for passengers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) There shall be signs and markings at the bus stop according to regulations; each sign shall include route number, route name (the departure and arrival terminuses).

b) There shall be bus shelters at bus stops in city that has the kerb being 05 m or more in width and in outskirts that has the kerb being 2.5 m or more in width.

c) Services of Transport are in charge of prescribing model of bus stop in their local areas.

3. There shall be bus stations at coach stations, train stations, airports, ports, inland wharves and seaports so as to make a connection with other means of transport.

4. Bus shelters

a) Services of Transport are in charge of prescribing model of bus shelters in their local areas.

b) In every bus shelter, there shall be a notice about: route name; route number; transport itinerary; trip frequency; daily schedule on a route; telephone number of route management agencies and enterprises, maps of bus routes.

5. Bus terminals, bus stops and bus shelters shall be accessible to the disabled.

Section 29. Investment in infrastructure serving passenger transport bus services

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The construction of infrastructure system serving passenger transport bus service is funded by the State budget or private sector involvement capitals.

3. Services of Transport are responsible for managing and maintaining the infrastructure system serving passenger transport bus services in their local areas.

Section 30. Announcement about the addition of bus routes

1. The Service of Transport shall declare the addition to bus routes in its local area according to the routes planning approved by the provincial People’s Committee. If a bus route passes multiple provinces, the declaration about the addition to bus routes shall be made by the Service of Transport of the province where the head office or the branch office of the owner enterprise/cooperative is located in accordance with the route planning approved by relevant Services of Transport. If a bus route having the departure or arrival terminal located in an airport area, the People’s Committee of province shall negotiate an agreement with the Ministry of Transport.

2. The declaration about the addition to bus routes shall contain:

a) Information about the enterprise/cooperative operating on the route.

b) Route number; route’s distance; the itinerary (departure point, arrival point, bus stops).

c) Trip schedule, operating time of the route (at least 12 hours per day).

d) Brand and capacity of a vehicle on the route.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Services of Transport shall post on their web portals information specified in clause 2 of this Article within 10 working days before the day on which the transport on such bus route is operated.

Section 31. Management of passenger transport bus service

1. The Services of Transport shall organize biddings or place orders for the operation on bus routes according to regulations on manufacture and supply of public products and services.

2. An enterprise/cooperative with the license to provide passenger transport bus service may apply for biddings or may be ordered to operate on a bus route.

3. The local Service of Transport shall sign a contract with the enterprise/cooperative winning the bidding or being ordered for operating the bus route. The plan on operation of bus route shall be specified in a contract, including: route name, route number, brand of vehicle, capacity of vehicle, ticket price, trip arrangement and duration of of contract.

4. The Service of Transport is entitled to adjust partially or completely the trip schedule of an inner-provincial bus route; the enterprise/cooperative shall adjust the plan on route operation according to the new trip schedule; the Service of Transport and enterprise/cooperative shall sign and affix seal to confirm that the new operation plan is a part of the contract on operation on the route.

5. If a bus route passes multiple provinces, the adjustment of trip schedule shall be carried out by the Service of Transport of the province where the head office or the branch office of owner enterprise/cooperative is located after receiving written approval of relevant Services of Transport.

6. The decision on adjustment of trip schedule shall be published by means of mass media not later than 10 days before the new route is operated.

7. From July 01, 2016, any enterprise/cooperative providing automobile transport service shall satisfy the requirements pertaining to the quantity of vehicles as prescribed in clause 4 Article 16 of Decree No. 86/2014/ND-CP dated September 10, 2014 by the Government on the operation and requirements for operation of automobile transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Any enterprise/cooperative wishing to terminate the operation on a route shall submit an application to a Service of Transport and shall terminate the operation only when such application has been approved by the Service of Transport. Within 08 working days from the day on which the application is received, the Service of Transport shall issue the approval containining the specification of time of termination. After such period, if the Service of Transport does not issue any response, the termination shalll be considered approved.

3. If the termination of operation on a route of enterprise/cooperative leads to a change of trip frequency on the route or the closure of the route, then the Service of Transport shall declare a new transport frequency or declare the closure of routes on means of mass media not later than 10 working days before the date of approval.The declaration about the closure of a route shall be issued in case the route has been declared but there is no enterprise/cooperative operates on it.

Article 33. Supplement and replacement of vehicles

1. With regard to the inner-provincial routes, any Service of Transport has the entitlement to the supplement and replacement of vehicles serving passenger transport bus services according to the proposal of enterprise/cooperative.

2. With regard to bus routes passing multiple provinces, within 10 working days, the Service of Transport of the area where the head office or the branch office of the owner enterprise/cooperative is located shall agree with the Services of Transport of the areas where the route passes on the itinerary before approving the application for supplement and replacement of vehicles submitted by the enterprise/cooperative.

Article 34. Responsibilities of enterprises/cooperatives providing transport services

Any enterprise/cooperative providing transport services shall

1. Apply measures to organize the trips according to the trip schedule and the operation plan as written on the signed contract.

2. Register the model of staff card and uniform of drivers and attendants with the Service of Transport of the area where its head office or branch office is located. Supply uniforms and staff cards (which contain photo, ful name and name of manager company) to drivers and attendants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 35. Entitlements and responsibilities of drivers and attendants on buses

Any drivers/attendants shall have the following entitlements and resonsibilities:

1. Wear staff card and uniform conformable with the models that enterprise/cooperative has registered with the Service of Transport.

2. Comply with the approved trip schedule.

3. Provide sufficient information about the route itinerary and bus stops on the route (on request of passenger); guide and assist passenger (especially the disabled, the old, pregnant women and children) to get on and off the bus; be polite to passengers.

4. Refuse to transport passengers who damage the security and safety on bus; refuse to transport forbidden and inflammable goods or live animals.

5. Refuse to operate the vehicle in case indentifying that such vehicle is not conformable to the conditions for safety, does not carry a vehicle-tracking device or the vehicle-tracking device is out of order.

6. Keep the vehicle tidy, must not take technical measures or use peripherals to intervene in the operation of vehicle-tracking device or to jam or scramble the GPS, GSM.

Section 36. Entitlements and responsibilities of passengers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Passengers shall comply with regulations on bus transport service and the guidance of drivers and attendants.

3. Any passenger shall request the attendants to sell the exact type of ticket. He/she keep his/her ticket during the trip and present it to compentent persons on request.

4. Passengers may make a complaint, petition or reflection on a violation against regulations on transport management of a transport company, on drivers or attendants and claim compensation for damages they suffered (if any).

5. Passengers shall have other rights and obligations according to relevant law provisions.

Section 4. PASSENGER TRANSPORT TAXI SERVICE

Article 37. Requirements for taxis

1. Notices:

a) On the doors: Information about the owner enterprise/cooperative (name, phone number, logo).

b) Inside the vehicle: Taxi fare, charge for waiting time and other charges that passenger must pay (if any). There shall be a notice at a place where the driver can see easily when operating the vehicle displaying the slogan “TÍNH MẠNG CON NGƯỜI LÀ TRÊN HẾT” according to the model in Annex 10 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Badges and taxi lightboxes

a) Any taxi shall carry a badge prescribed by provincial People’s Committees, applicable to taxis under the ownership of transport companies under management of local government or according to the model prescribed in Annex 20 of this Circular.

A peculiar badge shall carry an anti-counterfeit stamp and its size shall be consistent and conformable to the model specified in Annex 20. Each local government shall publish the model of the peculiar badget itself and notify to the Directorate for Roads of Vietnam before putting it into use.

b) Each taxi shall be equipped with a lightbox displaying the phrase “TAXI” which is placed on its hood. Such lightbox shall be turned off when it is carrying passengers, otherwise it shall be turned on.

4. There shall be a fare counter verified and lead-sealed up by a competent agency. From July 01, 2016, there shall be a receipt printer connected with the fare counter.

Article 38. Registration of logos

1. Before the operation, enterprise/cooperative shall register the logo and telephone number which shall be displayed on its vehicles, using the form in Annex 19 of this Circular.

2. Applications for registration shall be submitted to the Service of Transport of the local area where the head office or the branch office of such enterprise/cooperative is located. The Service of Transport shall grant approval for the logo of the operation company if such logo does not coincide with the registered logo of another enterprise/cooperative and shall publish such logo of enterprise/cooperative on its web portal.

Article 39. Documents about the installation of communications equipment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A copy enclosed with the original (for comparison) or a certified true copy of the License to use communication frequency bank of a competent State agency.

2. A copy enclosed with the original (for comparison) or a certified true copy of the Acceptance record of communication equipment installation.

Article 40. Places for picking-up and/or dropping-off and taxi parkings

1. Taxis are allowed to pick up or drop off at places outside the no-parking areas.

2. Depending on the reality, Services of Transport shall propose the provincial People’s Committees to allow the construction of places for picking-up and dropping-off passengers for taxis at traffic hubs, residential areas, cultural, sport and tourism centers, shopping malls, resorts, medicine centers and inner-city and inner-town areas.

3. Place for picking-up and/or dropping-off passengers for taxis shall be conformable with the regulation on traffic safety and shall be noticed with signs and markings according to regulations.

4. Taxi parkings

a) There are 2 types of taxi parkings: parking under the management of an enterprise/cooperative and public parking under the management of a local regulatory body.

b) Requirements for taxi parkings: ensure the traffic safety and avoid causing traffic jam; satisfy the requirements for fire prevention and fighting and environment sanitation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 41. Responsibilities of enterprises/cooperatives providing transport service

1. Register the model of staff card and uniform of drivers and attendants with the Service of Transport of the area where the head office or the agency office of enterprise/cooperative is located. Supply uniforms and staff cards (displaying photo, full name and name of the manager company) to drivers and attendants.

2. Take responsibility for the overload of vehicles.

Section 42. Entitlements and responsibilities of drivers

1. Wear staff card and uniform conformable with the model that the enterprise/cooperative has registered with the Service of Transport.

2. Collect fares according to the number displayed on the counter; provide a receipt for the passenger when he/she has paid enough money.

3. Keep the vehicle tidy, must not apply technical measures or peripherals to intervene in the operation of vehicle-tracking device or to jam or scramble the GPS, GSM signal.

4. Provide sufficient information about the route (on request of the passenger); guide and assist the passenger (especially disabled, old people, pregnant women and children) to get into and off the taxi.

5. Refuse to transport a passenger who damages the security and safety on taxi and who suffers a disease; refuse to transport forbidden goods, inflammable goods or animals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 43. Entitlements and responsibilities of passengers

1. Passenger may request the driver to provide information about the itinerary of vehicle.

2. Passenger shall pay taxi fares according to the number on counters and receive the receipt conformable with the money he/she has paid.

3. Passengers shall comply with the regulation on transport by taxi and the guidance of the driver.

4. Passengers may make complaint, petition or reflection on the violations against the regulation on management of the transport companies, drivers and attendants and claim compensation for damage (if any).

5. Other rights and obligations according to relevant law provisions.

Section 5. CONTRACTUAL PASSENGER TRANSPORT

Section 44. Requirements for vehicles involved in contractual passenger transport

1. Notice: name and contact number of transport company on two sides of head part of vehicles or on doors of vehicles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Quantity, quality and arrangement of seats shall be conformable to the design.

3. Any vehicle shall be equipped with emergency tools and fire extinguishers conformable to regulations.

4. Any vehicle shall carry a badge displaying the phrase “XE HỢP ĐỒNG" (contractual transport vehicle) according to the model in Annex 21 of this Circular.

Section 45. Organization and management of contractual passenger transport

1. Company providing contractual passenger transport service shall pick up and drop off passengers at places specified in the contract and collect transport fare according to the signed contract; must not sell tickets, collect money, accept booking of any passenger in any shape or form.

2. A passenger transport contract is signed between a transport company and an organization/individual who wishes to hire a whole trip of the vehicle. The transport company shall sign only 01 passenger transport contract for a trip.

A passenger transport contract shall specify: time of contract, address of terminals; the itineraries of the two directions (departure/arrival), indicating the departure place, itinerary, the coach stops, the arrival place; quantity of passengers; money shall be paid for the contract; benefits for passengers and other services for passengers during the trip.

A contract for the transport of students or employees shall specify the date and time of the trip.

3. From July 01, 2015, if a transport company uses an automobile vehicle whose payload in design is 10 passengers or more for carrying out a transport contract, then before carrying out the contract, such company shall notify the itinerary (the departure place, the route, the stops and the arrival place), the duration of contract and the quantity of passengers to the Service of Transport issuing the License for transport by email or via website or transport management software of the Service of Transport using the form in Annex 34 of this Cirular. The distance of a trip is determined by the departure and arrival terminals of it.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. When carrying out a contractual transport, drivers shall bring with him/her the transport contract and the list of passengers using the form in Annex 22 of this Circular (inapplicable to vehicles serving wedding, engagement party, funeral or vehicles serving security and national defense).

Section 6. PASSENGER TRANSPORT INVOLVING AUTOMOBILE VEHICLES

Section 46. Requirements for automobile vehicles involved in passenger transport

1. Notice: name and contact number of transport company on two sides of head part of vehicles or on doors of vehicles.

Notice at a place where the driver can see easily when he/she is operating a vehicle with slogan “TÍNH MẠNG CON NGƯỜI LÀ TRÊN HẾT” according to the model in Annex 10 of this Circular.

2. Quantity, quality and arrangement of seats shall be conformable to the design.

3. Any vehicle shall be equipped with emergency tools and fire extinguishers conformable to regulations.

4. There shall be signboard displaying the phrase “XE VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” (tourist vehicle) according to the regulations.

Section 47. Organization and management of passenger transport

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. A passenger transport contract is signed between a transport company and an organization/individual who wishes to hire a whole trip of the vehicle. The transport company shall sign only 01 passenger transport contract for a trip.

A passenger transport contract shall specify: time for carrying out the contract, address of terminals; the itinerary (indicating the departure place, the itinerary, the stops, the arrival place); the number of passengers; the amount of money to be paid for the contract; rights of the passengers and other services for passenger during the trip.

3. From July 01, 2015, before carrying out the contract, the transport company shall notify the itinerary (the departure place, the route, the stops and the terminals), the duration of contract and the number of passengers to the Service of Transport issuing the License for transport by email or via website or transport management software of the Service of Transport using the form in Annex 34 of this Circular. The distance of a trip is determined by its departure and arrival terminals.

4. When transporting tourists, drivers shal bring with him/her the tourism transport contract; tour schedule and the list of tourists using the form in Annex 22 of this Circular.

Section 7. REGULATION ON INTERNAL PASSENGER TRANSPORT

Section 48. Requirements for automobile vehicles involving internal passenger transport

Any automobile involved in internal passenger transport whose capacity is at least 16 seats shall satisfy the following requirements:

1. From January 01, 2016, vehicles involved in internal passenger transport shall carry the badge displaying the phrase “XE NỘI BỘ” according to the model in Annex 23 of this Circular.

2. Any vehicle shall be equipped with emergency tools and fire extinguishers conformable to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 49. Requirements for organizations owning automobile vehicles involved in internal passenger transport

1. Shall use such vehicles only for the transport of employees or students of their organizations.

2. Must not use vehicles carrying the “XE NỘI BỘ” (internal-use vehicles) badge for transporting passengers in form of transport business.

3. Build up a plan on maintenance of vehicles to ensure that vehicles are maintained according to regulations.

4. Build up the Vehicle record to monitor the operation and maintenance of vehicles using the form in Annex 4 of this Circular.

5. Conduct medical examination for drivers and assign only drivers satisfying the requirements for health according to the regulations of the Ministry of Health to operate the vehicle.

Chapter III

TRANSPORT OF GOODS BY AUTOMOBILE VEHICLES

Article 50. Requirements for companies providing goods transport service without direct collection of money that must have a Business license

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Uses vehicles for transporting hazadous goods specified by the Government on list of dangerous goods and provisions regarding transport of hazardous goods and competence to issue License for transport of hazardous goods.

b) Uses vehicles for transporting oversize/overweight goods according to regulations on vehicular weight and dimensional limits of road, use of overloaded vehicles, vehicles exceeding the dimensional limits, tracked vehicles on road, transport of oversized/overweight cargo, limits on goods loaded on road vehicles running on public roads.

c) Owns at least 05 vehicles.

d) Uses a vehicle that has carrier capacity of 10 tonnes or more for transporting goods.

2. The transport itinerary shall be in accordance with the provisions of clause 2 Article 20 of the Decree No. 86/2014/ND-CP dated September 10, 2014 by the Government.

Section 51. Requirements for automobile involved in goods transport

1. There shall be a notice displaying the information specified in Annex 26 of this Circular.

2. Position of the notice

a) For trucks and tractors: notice shall be displayed on the outer side of doors of the cabin part.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) For trailers and semi-trailers without containers: the notice shall be displayed on a metal board and attached to the trailer at a noticeable position.

3. The container of an automobile vehicle for transport of goods shall be in accordance with the License of technical safety and environment sanitation.

4. Vehicles shall be equipped with fire extinguishers conformable to regulations.

5. Automobile vehicles involved in goods transport using containers shall carry a badge displaying the phrase “XE CÔNG-TEN-NƠ” (container tractor) using the sample in Annex 27a of this Circular.

6. Automobile vehicles for goods transport shall have a badge containing “XE TẢI" (truck) according to the sample in Appendix 27b of this Circular; trailer-tractor/semi-trailer tractor involved in goods transport shall carry a badge displaying the phrase "XE DẦU KÉO" using the form in Annex 4a of this Circular.

7. Vehicles carrying the badge displaying the phrase “XE CÔNG-TEN-NƠ” may transport containers and other kinds of goods. Vehicles carrying the badge displaying the phrase “XE TẢI” must not transport containers.

Article 52. Transport contracts, transport records

1. A transport contract shall include: name of the transport company; name of the company or individual requesting the transport; type and amount of goods; the itinerary; address and time of delivery; transport charges; form of payment; agreed provisions for the delivery, the indemnity, the provision of documents relating to goods and other maters relating to the transport.

2. Transport record

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The transport record shall bear the seal of the transport company and shall be issued to the driver who shall carry it during the transport of goods. For case of business households, the households owner shall append his signature and full name on the transport record.

c) After loading goods onto vehicles and before performing the transport, the goods owner (or the person authorized by the goods owner), or representative of the company or individual loading goods onto vehicles shall countersign the conformity of the loading on the Transport record according to the form in Annex 28 of this Circular.

Article 53. Requirements for goods transport companies and drivers

1. Any goods transport company shall be responsible for introducing drivers to the implementation of the regulations on payload of vehicles participating in traffic; must not transport goods exceeding the allowable amount prescribed by law; take charge if a vehicle that is under its management is illegally changed in technical parameter or transport exceeding the allowable amount of goods.

2. Any goods transport company shall manage goods transport vehicles as follows:

a) Install vehicle-tracking device according to Article 6 of this Circular.

b) Build up and carry out a plan on maintenance of vehicles to ensure that vehicles are maintained according to regulations.

c) Build up Vehicle record or software for management of its vehicles to monitor the operation and mainternance of vehicles using the form in Annex 4 of this Circular.

3. Any goods transport company shall be responsible for managing drivers according to regulations in clause 4 Article 4 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Obtain a License for goods transport by automobile vehicles. The application form for the License for automobile transport is prescribed in Annex 1 of this Circular; the sample of the License for automobile transport business is prescribed in Annex 2 of this Circular.

b) Formulate and conduct a plan on automobile transport service using the form in Annex 3 of this Circular.

c) Build up and adopt management procedures for traffic safety using the form in Annex 8b of this Circular.

d) Comply with regulations on professional training for transport managers and drivers according to regulations in Article 7 of this Circular.

dd) Relevant documents during the management and operation of transport shall be retained for at least 03 years so as for the inspection and examination.

5. Enterprises/cooperatives providing the goods transport by container shall have a division in charge of managing and supervising traffic safety conditions to carry out the tasks prescribed in Article 5 of this Circular.

6. During the transport, drivers shall bring with him/her the Transport record and other papers relevant to drivers and vehicles according to laws.

7. Drivers shall not transport goods exceeding the allowable amount prescribed by laws.

8. Before performing the transport, drivers shall request the person who is responsible for loading goods onto vehicles to countersign on the Transport record and shall refuse to conduct the transport if goods are loaded unconformably to laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Drivers shall exercise other rights and responsibilities prescribed by laws.

Chapter IV

BADGES AND SIGNBOARDS

Article 54. General regulations on management and use of badges and signboards

1. Badges and signboards shall be placed at a noticeable position on the windscreen, to the right of the driver. Information displayed on the badge/signboard shal not be erased or changed.

2. Duration of badges

a) The badges “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT”, “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE CÔNG-TEN-NƠ”, “XE TẢI”, “XE TRUNG CHUYỂN” shall be in effect according to the effect of the License of transport and within the service life of the vehicle.

b) The badges “XE NỘI BỘ” are in effect for 07 years and within the service life of the vehicle.

c) The effect of badges “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” that are issued to supplementary vehicles to provide additional capacity during important holidays and festivals and during the college enrollmentination is specified as follow: for Tet Holiday: not exceeding 30 days; for Festivals, New Year Holiday or college enrollmentination: not exceeding 10 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. If an enterprise has the License for passenger transport by automobile vehicles and documents proving that such enterprise satisfies the conditions for tourist transport imposed by the Services of Culture, Sports and Tourism, then the Services of Transport shall issue signboard enabling automobile vehicles of such enterprise to transport tourist according to the regulations.

2. If an enterprise providing passenger transport taxis service, contractual transport service, goods transport involving containers, trailer tractors or semi trailer-tractors or goods transport vehicles has the License for automobile transport, then the Services of Transport shall issue badges to vehicles on the list submitted by such enterprise according to clause 5 oft his Article.

3. Any enterprise/cooperative providing fixed-route automobile transport service which has obtained a written approval for use of route; a notification of replacement or supplement of vehicles without increase of transport frequency or whose issued badges are expired, lost or damaged shall be issued with badges according to the provisions of clause 5 of this Article.

Any enterprise/cooperative wishing to use its vehicles which are involved in fixed-route passenger transport to performing contractual passenger transport shall send an application for the “XE HỢP ĐỒNG” badge and a written undertaking to comply with the plan on operation on fixed route to the Services of Transport.

Any enterprise/cooperative wishing to use its vehicles which are involved in an activity in the fixed-route passenger transport to performing contractual passenger transport shall send an application for the “XE HỢP ĐỒNG” badge.

4. Any enterprise/cooperative providing passenger transport by bus which has obtained a written approval for transport on route; approval for modification of transport frequency; a notification of vehicle replacement/supplement or whose issued badges are expired, lost or damaged shall be issued with the badges according to the provisions of clause 5 of this Article.

5. The automobile transport company shall submit directly or by post 01 application for the badge to the Service of Transport where its head office or branch office is located. The application shall include:

a) An application form for badge using the form in Annex 24 of this Circular;

b) A copy enclosed with the original or a certified true copy of the Certificate of technical safety and environmetal protection, Certificate of automobile vehicle registration and the contract for lease of vehicles with organizations and individuals leasing finance or property, the contract for lease of vehicles between the cooperative and its members (applicable to vehicles outside the ownership of the transport company). With regard to the vehicles with the license number of another province, the Service of Transport receiving the application shall request the confirmation of the conditions of such vehicles from the Service of Transport issuing license number to such vehicles as prescribed in clause 12 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Issuance of the “XE NỘI BỘ” badge

The automobile transport company shall submit directly or by post 01 application for badge to the Services of Transport where its head office or branch office is located. The application shall comprise:

a) An application form for badge using the form in Annex 24 of this Circular.

b) A copy enclosed with the original or a certified true copy of the Certificate of Business registration (or the Certificate of enterprise registration), a Certificate of automobile vehicle registration, a Certificate of technical safety and environmental protection.

7. Issuance of the “XE TRUNG CHUYỂN” badge

The “XE TRUNG CHUYỂN” badge shall be issued to enterprises/cooperatives providing fixed-route transport service in local area. The application shall comprise:

a) An application form for badge using the form in Annex 24 of this Circular.

b) A copy enclosed with the original or a certified true copy of the Certificate of automobile vehicle registration and the Certificate of technical safety and environmental protection.

c) (annulled)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Any automobile vehicle subject to installation of vehicle-tracking devices shall be issued with a badge only when such vehicle fully satisfies regulations regarding vehicle-tracking device.

9. Badges/signboards that are expired, lost or damaged will be reissued. Transport companies shall apply for reissuance of badges/signboards at least 10 days before they are expired. The reissuance of badges/signboards shall be in accordance with the provisions of clauses 5, 6, 7 and 8 of this Article.

10. The transport company shall return to the Services of Transport the badges issued to supplementary vehicles immediately when such badges have been expired.

11. Any Service of Transport shall

a) Supervise the fulfillment of business requirements, the report activity of transport company and the compliance with regulations relating to the installation and supply of vehicle-tracking devices and the transmission of data from vehicle-tracking devices.

b) Conduct the destruction of badges/signboards that are revoked or damaged and returned by transport companies.

12. Procedures for verification of conditions of the vehicles involved in the transport

a) Within 02 working days from the day on which the satisfactory application is received, the receiving Service of Transport shall sent a written request for the verification of conditions of the vehicle using the form in Annex 25 of this Circular to the Services of Transport of the local government issuing the license number to such vehicle.

b) Within 03 working days from the day on which the written request is received, the Service of Transport of the local government issuing the license number to the vehicle shall verify and send to the requesting Services of Transport the verification by fax, email or by post. If the request is rejected, the Service of Transport shall make a written response containing the explanation. After confirming, the Service of Transport of the local government issuing license number to the vehicle shall remove the information about such vehicle from the information system from the vehicle-tracking device of the Directorate for Roads of Vietnam; the Service of Transport issuing badge shall update the information about such vehicle since the bagde/signboard is issued.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



REGULATIONS ON MANAGEMENT AND PROVISION OF AUXILIARY ROAD TRANSPORT SERVICES

Article 56. Regulations on parking lot

1. Requirements for parking lot

a) Ensure the public order; satisfy the requirements for fire safety and environmental sanitary;

b) The entrances and exits shall ensure the safety and avoid traffic jam.

2. Services at the parking lot:

a) Vehicle safekeeping service.

b) Vehicle maintenance service.

c) Other services according to laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Ensure the public order; satisfy the requirements for fire safety and environmental protection at parking lot.

b) Publish the regulations, prices of services, name and contact number of the regulatory body where the customers can make complaints.

c) Indemnify the customers for the loss or damage of the parked vehicles.

d) Facilitate the examination and supervision by regulatory agencies.

dd) Provide the services specified in clause 2 of this Article.

e) Collect parking fees.

g) Prevent the transport vehicle from picking up or dropping off passengers in parking area.

h) Refuse to serve customers who fail to comply with the regulations on parking lot.

4. Responsibilities and entitlements of vehicle’s owners or drivers at parking lot

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Offer a service at the parking lot.

c) Make complaints to competent agencies if the staff at parking lot commit violations.

5. Provincial People’s Committees shall detailedly provide for the organization, management and the operation of parking lots in local areas.

Article 57. Regulations on freight stations

1. Technical requirements for freight stations

No.

Critetion

Unit of measurement

Requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Total area (minimum)

m2

2.000

2

Minimum area of closed warehouse

m2

On request

3

Equipment for mechanical handling

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Available

4

Parking area (minimum)

m2

800

5

Office and auxiliary works (minimum)

 

2- 4 % of the total area

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The entrance and the exit

 

Separate or combined

7

Water disposal system

 

Available and effectual, avoiding water stagnacy

8

Fire fighting system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Available and conformable with the regulation on fire safety

2. Services at freight stations

a) Service of loading, unloading, packing and storing of goods.

b) Vehicle safekeeping service.

c) Other services according to laws.

3. Regulations applicable to company managing and trading freight stations

a) Ensure the public order; satisfy the requirements for fire safety and environmental sanitary at the station.

b) Publish regulations, prices of services, name and contact number of the local the Services of Transport where the customer can give complaints.

c) Conduct the inspection of traffic safety conditions of vehicles, drivers and goods before such vehicles depart the station to punctually determine forbidden goods; supervise the vehicles and drivers in parking area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Disallow a vehicle to load goods if: the license number or driver is unconformable with the information in the transport contract or the Transport record; the vehicle does not satisfy the provisions of Article 53 of this Circular; the driver is founded using alcohol or drugs; the driver does not wear uniform or staff card according to regulations; papers related to the vehicle or the driver are not carried sufficiently.

e) Provide indemnity for customers for any loss or damage of goods during the course of service provision.

g) Faciliate the examination and supervision by regulatory agencies.

h) Provide the services specified in clause 2 of this Article.

i) Collect parking fees.

k) Prevent the transport vehicle from picking up or dropping off passengers in parking area.

l) Refuse to serve customers who fail to comply with the regulations on parking lot.

m) Periodically, before the 20th of every month, gather information about cases in which vehicles are disallowed to depart prescribed in point dd of this clause and the traffic safety conditions at parking lot then make a written report and send to the Services of Transport for handling.

4. Entitlement to make an announcement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Application for a declaration of operation of a freight station

a) An application form for a declaration of the operation of goods station using the form in Annex 29 of this Circular.

b) The site plan of the freight station.

c) The acceptance record according to the technical requirements for freight stations according as prescribed in laws.

d) A written approval for the route to the entrance and the exit of the freight station issued by a competent agency.

6. Processing of the application

a) Any company trading freight stations shall submit 01 application to the Service of Transport of the area where the station is located.

b) If the application is not conformable to the provisions of clause 5 of this Article, within 02 working days from the day on which the application is received, the Service of Transport shall send a notification directly or in writing containing the contents subject to modification to the applicant.

c) Within 15 working days from the day on which the application is received, the Service of Transport shall conduct an inspection and make an inspection record according to the criteria in clause 1 of this Article then issue a decision on declaration of the operation of the freight stations. The decision shall conform with the form in Annex 30 of this Circular and shall be sent to the Directorate for Roads of Vietnam for the cooperation in management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The receipt of the application and the notifcation of the result shall be carried out directly at the Services of Transport or via post service.

Article 58. Ticket agencies

1. Any agencies shall obtain the Certificate of business registration (or the Certificate of enterprise registration) according to laws.

2. The contract on ticket agenting with an enterprise providing fixed-route automobile passenger transport service shall include the specification of the obligations and entitlements of the parties.

3. Organizations and individuals providing ticket agency service shall send the local the Service of Transport a written notification containing: address, contact number and a copy of the Certificate of Business registration (or the Certificate of enterprise registration); a list of transport companies that have signed contracts with the ticket agency.

4. Transport companies and ticket agency service providers must not pick up or drop off passengers at the place in which the ticket agency is located, unless the location of the ticket agency is also the place of picking-up and dropping-off prescribed by the local Service of Transport.

Article 59. Goods transport agencies

1. Any agencies shall have the Certificate of business registration (or the Certificate of enterprise registration) according to laws.

2. Goods transport agencies shall be eligible for the payment for agenting the transport specified in the contract according to the agreement with goods owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 60. Goods collection service, transport service, warehouse service

1. Any agencies shall obtain the Certificate of business registration (or the Certificate of enterprise registration) according to laws.

2. Goods shall be stored according to the request of goods owners. A contract on the collection and transport of goods or the lease of warehouse shall be signed with the goods owner.

3. Organizations and individuals providing goods collection service, goods transport service or warehouse service shall send the local Service of Transport a written notification containing: the address, the contact number and a copy of the Certificate of Business registration (or the Certificate of enterprise registration).

4. Goods that are loaded on to vehicles shall not exceed the allowable amount prescribe in the Certificate of technical safety and environmental protection.

Article 61. Roadside rescue service

1. Any organization providing roadside rescue service shall obtain the Certificate of business registration according to laws.

2. Traffic safety and labour safety shall be ensured during the rescue process.

3. Organization/individual wishing to provide roadside rescue service shall send the local the Service of Transport a written notification containing: the address, the contact number and a copy of the Certificate of Business registration (or the Certificate of enterprise registration).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES

Article 62. Directorate for Roads of Vietnam

1. Manage within its competence the automobile transport and roadside rescue activities throughout Vietnam.

2. Build up and submit the planning on interprovincial fixed-route transport to the Ministry of Transport for approval.

3. Preside over and cooperate with Vietnam Automobile transport association in compiling and publishing documents for the professional training for drivers, attendants and the people who operating the transport at transport companies; provide guidance, conduct the examination and supervision of the training.

4. Print and issue consistently the License for transport, badges, signboard (except for the peculiar badge for taxis travelling in local area).

5. Establish database and web portals providing information about the management of local automobile transport. Establish regulations on route number of inter-provincial or provincial fixed-route passenger transport. Formulate and apply an automibile transport management software before January 01, 2016.

6. Apply consistently and widely information technology in the management of transport and auxiliary road transport services. Build up the transport itinerary and provide online public services to handle administrative procedures about transport activities and auxiliary road transport services.

7. Conduct inspectioon and place speed limit signboards particularly for double-decker coachs at necessary position, especially mountainous areas and at dangerous turns on highways.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 63. Services of Transport

Any Service of transport shall:

1. Manage within its competence the automobile transport and roadside rescue services in local area.

2. Report to the Directorate for Roads of Vietnam the development of provincial and interprovincial fixed-route passenger transport services.

3. Request the provincial People’s Committees to grant approval for:

a) The planning of bus network, planning of provincial fixed-route network; the location of the coach stops serving the fixed-route transport on the road network in local area; the planning of the development of transport involving taxis in local area.

b) The incentive policies applicable to bus passengers and bus transport companies in local area.

c) Economical – technical norm and unit price for bus transport services.

4. Decide the approval of bus trips arrangement; open, close or modify the transport itinerary or trip frequency of bus routes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Receive, collect, analyze and use the information from vehicle-tracking device provided by the transport company (or an authorized company) and from the database of Directorate for Roads of Vietnam for the State management in term of transport.

7. Establish database and web portals to provide information about the management of local automobile transport. Provide online public services to handle administrative procedures about transport activities and auxiliary road transport services.

8. Issue the License for automobile transport to passenger transport companies and goods transport companies in local area.

9. Manage, issue and reissue badges and signboards according to regulations.

10. Direct, monitor and supervise the provision of training in professional skills and regulations on transport to the drivers and attendants; direct and supervise the propagation and education to increase the responsibilities and professional ethics of drivers that are organized by a transport company in local area or the Vietnam’s Automobile transport association and the local automobile associations according to regulations.

11. Make declaration of the availability of the coach stops for fixed-route transport in local area when the approval for such availability is approved by a provincial People’s Committee before July 01, 2015.

12. Manage the passenger transport involving double-decker coaches.

a) Supervise enterprises providing transport service involving double-decker coaches.

b) Inspect and place speed limit signs for double-decker coachs at necessary position, especially mountainous areas and at dangerous turns on routes under management of local governements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. Conduct inspections, examinations and handle within competence violations against the regulations on automobile road transport and auxiliary road transport services according to laws.

Article 64. Vietnam automobile transport association

1. Propagate and expedite the enterprise/cooperative members to comply with the provisions of this Circular.

2. Cooperation with Directorate for Roads of Vietnam and the Services of Transport in providing training for transport operators, drivers and attendants.

Chapter VII

IMPLEMENTATION AND EFFECT

Article 65. Report activities

1. Not later than the 10th of every month, the transport company shall complete an submit the report on the transport activity in the previous month using the form in Annex 31 (applicable to passenger transport services) or Annex 32 (applicable to goods transport services) of this Circular to the Service of Transport.

2. Periodically in January, the Services of Transport shall submit the report on the transport activity in local area, using the form in Annex 33 of this Circular, to Directorate for Roads of Vietnam for reporting to the Ministry of Transport in February.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular comes into effect from January 01, 2015.

2. Circular No. 18/2013/TT-BGTVT dated August 6, 2013 by the Minister of Transport and Circular No. 23/2014/TT-BGTVT dated June 26, 2014 by the Minister of Transport shall be annulled by the effect of this Circular.

3. The badges prescribed in the Circular No. 18/2013/TT-BGTVT dated August 6, 2013 by the Minister of Transport are valid until the replacement of badges according to the following schedule:

a) From July 01, 2016, applicable to “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“Fixed route”) badges.

b) From January 01, 2016, applicable to “XE TAXI” (“Taxi”) badges.

c) From January 01, 2017, applicable to “XE HỢP ĐỒNG” (“Contracted”) badges.

d) From July 01, 2017, applicable to “XE CÔNG-TEN-NƠ” (“Tractor-trailer”) badges.

dd) “XE TRUNG CHUYỂN” (“Transit”) badges and “XE NỘI BỘ” (“Internal”) badges are used since this Circular comes into effect.

e) “XE TẢI” (“Truck”) and “XE BUÝT” (“Bus”) badges are used according to the provisions of clause 4 Article 11 of the Decree No. 86/2014/ND-CP dated September 10, 2014 by the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The competent functional agencies affiliated to the Ministry of Transport, Directorate for Roads of Vietnam and the Services of Transport are responsible for introducing, guiding, expediting and inspecting the implementation and handling of the violations against the regulations on transport and auxiliary road transport service.

2. The Director of Directorate for Roads of Vietnam is responsible for presiding and cooperating with relevant organization of Transport in presiding over, expediting and supervising the implementation of this Circular.

3. Chiefs of the Ministry Offices, Chief Inspectors of Ministries, Heads of Departments, Directors of Services of Transport of provinces, Heads of relevant organizations and relevant individuals are responsible for implementing this Circular./.

 

 

 

VERIFICATION BY
THE MINISTER




Dinh La Thang

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BGTVT ngày 28/12/2015 hợp nhất quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.069

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.95.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!