BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/VBHN-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 3 năm 2021
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU THUYỀN TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN
Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 11
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý thu gom và xử
lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, có hiệu lực kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 12
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25
tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10
tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24
tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10
tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng
hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường và
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong
vùng nước cảng biển.[1]
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
1. Thông tư này quy định về quản lý thu gom
và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển.
2. Việc thu gom và xử lý chất làm suy giảm
tầng ô zôn phát sinh từ tàu thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật
về quản lý chất làm suy giảm tầng ô zôn và không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Các cơ quan và tổ chức, cá nhân liên quan
đến hoạt động thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng
biển.
2. Tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước
ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải từ tàu
thuyền bao gồm rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác
phát sinh trong hoạt động của tàu thuyền.
2. Rác thải bao gồm
chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại phát
sinh từ hoạt động của tàu thuyền. Trong đó:
a) Chất thải sinh hoạt
là các loại chất thải thực phẩm, dầu ăn đã qua sử dụng và chất thải rắn khác
phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của thuyền viên và hành khách trên tàu
thuyền.
b) Chất thải rắn nguy
hại là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền có chứa
thành phần nguy hại như: giẻ lau chứa dầu, sơn, vụn sơn, cặn lọc khí xả, cặn
hàng hóa nguy hiểm và các chất thải rắn khác thuộc danh mục chất
thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại.
c) Chất thải rắn công
nghiệp là các loại chất thải rắn phát sinh từ hoạt động làm hàng và khai thác vận
hành, bảo dưỡng và sửa chữa tàu thuyền, ngoại trừ chất thải rắn nguy hại.
3. Nước bẩn là nước đã
bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải từ: nhà vệ sinh, nhà tiểu; chậu rửa,
bồn tắm, lỗ thoát nước ở buồng y tế; buồng chứa động vật sống trên tàu thuyền
và các hỗn hợp nước khác khi hoà lẫn với những loại nước nêu trên.
4. Nước lẫn cặn dầu
là chất thải lỏng có lẫn dầu tiếp nhận từ hệ thống la canh buồng máy, nước vệ
sinh hầm hàng của tàu dầu, nước vệ sinh két dầu nhiên liệu, dầu thải, cặn dầu
thải, dầu rò rỉ, nước từ két dằn lẫn dầu, nước la canh hầm hàng có lẫn dầu.
5. Chất lỏng độc hại
khác là cặn chất lỏng độc và chất thải lỏng từ các hoạt động vệ
sinh két hàng hoặc xả dằn két hàng trên tàu chở xô chất lỏng độc thuộc loại X,
Y, Z theo quy định 6 Phụ lục II của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm
do tàu gây ra năm 1973 và các sửa đổi năm 1978, năm 1997 (sau đây viết tắt là
Công ước MARPOL).
6. Thu gom và xử lý chất thải từ tàu
thuyền là các hoạt động liên quan đến việc thu gom, lưu giữ tạm thời, vận
chuyển và xử lý chất thải từ tàu thuyền.
7. Phương tiện tiếp nhận là các phương
tiện chuyên dùng để thu gom, lưu chứa tạm thời chất thải từ tàu thuyền, phù hợp
với quy định pháp luật về quản lý chất thải của Việt Nam và quy định về bích
nối tiêu chuẩn của Công ước MARPOL.
8. Dầu là dầu mỏ dưới
bất kỳ dạng nào, kể cả dầu thô, dầu đốt, dầu cặn, dầu thải và các sản phẩm dầu
mỏ đã được lọc, bao gồm cả các chất được thể hiện tại Phụ
lục I của Thông tư này.
Chương II
QUẢN
LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU THUYỀN TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN
Điều 4. Tổ
chức quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
1. Chất thải rắn nguy hại, nước lẫn
cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền phải được quản lý thu gom và xử
lý theo quy định tại Chương II Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính
phủ về quản lý chất thải và phế liệu (sau đây viết tắt là Nghị định số
38/2015/NĐ-CP), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là Thông tư
số 36/2015/TT-BTNMT) và quy định pháp luật
có liên quan.
2. Chất thải sinh hoạt từ tàu thuyền phải được
quản lý thu gom và xử lý theo quy định tại Chương III Nghị
định số 38/2015/NĐ-CP
và quy định pháp luật có liên quan.
3. Chất thải rắn công nghiệp từ tàu thuyền phải được
quản lý thu gom và xử lý theo quy định tại Chương IV Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và quy định pháp
luật có liên quan.
4. Nước bẩn từ tàu thuyền phải được
quản lý thu gom và xử lý theo quy định tại Chương V Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và quy định pháp luật
có liên quan.
5. Doanh nghiệp cảng biển tự thực hiện
dịch vụ thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển phải
đáp ứng theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP , Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT và quy
định pháp luật có liên quan.
6. Doanh nghiệp cảng biển không tự
thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng
biển phải ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và
xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển đáp ứng các quy định về
thu gom và xử lý chất thải tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP , Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT và quy
định pháp luật có liên quan.
7. Hoạt động thu gom chất thải từ tàu
thuyền trong vùng nước cảng biển phải được doanh nghiệp cảng biển bảo đảm thực
hiện trong vòng 4 giờ kể từ khi Cảng vụ hàng hải khu vực nhận được yêu cầu từ
người làm thủ tục cho tàu thuyền.
8. Giá dịch vụ thu gom và xử lý chất
thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định pháp luật
hiện hành về giá và pháp luật có liên quan.
Điều 5. Công
bố dịch vụ thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
1. Doanh nghiệp cảng biển có trách
nhiệm công khai, niêm yết danh sách tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng cung ứng dịch
vụ thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền tại cảng biển và giá dịch vụ thu
gom, xử lý chất thải trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở chính của cảng
biển theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục II ban
hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc cung ứng dịch vụ thu gom và xử
lý chất thải từ tàu thuyền tại khu neo đậu, khu chuyển tải do Nhà nước quản lý
được thực hiện như sau:
a) Cảng vụ hàng hải khu vực đăng tải
thông tin về nhu cầu thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền tại khu
neo đậu, khu chuyển tải do Nhà nước quản lý trên trang thông tin điện tử của
Cảng vụ hàng hải;
b) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham
gia cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền tại khu neo đậu,
khu chuyển tải do Nhà nước quản lý gửi văn bản đăng ký tới Cảng vụ hàng hải
theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục II ban hành
kèm theo Thông tư này;
c) Cảng vụ hàng hải khu vực công khai,
niêm yết danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cung ứng dịch vụ thu gom,
xử lý chất thải từ tàu thuyền tại khu neo đậu, khu chuyển tải do Nhà nước quản
lý và giá dịch vụ thu gom, xử lý chất thải trên trang thông tin điện tử và tại
trụ sở chính của Cảng vụ hàng hải theo quy định tại Mẫu
số 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Khai
báo nhu cầu xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
1. Tàu thuyền có nhu cầu xử lý chất
thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, người làm thủ tục cho tàu thuyền
thống nhất với doanh nghiệp cảng biển hoặc tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ
thu gom, xử lý chất thải đã được doanh nghiệp cảng biển công bố và thực hiện
khai báo cụ thể loại chất thải, khối lượng chất thải theo kilôgam (sau đây viết
tắt là kg) hoặc mét khối (sau đây viết tắt là m3), địa điểm chuyển
thu gom và xử lý chất thải với Cảng vụ hàng hải khu vực tại mục 21 của Bản khai
chung theo quy định tại Mẫu số 42 ban
hành kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (sau đây
viết tắt là Nghị
định số 58/2017/NĐ-CP).
2. Trường hợp phải bơm nước bẩn, nước
lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền để chuyển thu gom và xử lý,
ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, người làm thủ tục cho tàu thuyền thực hiện
khai báo với Cảng vụ hàng hải khu vực theo quy định tại Mẫu số 35 ban hành kèm theo Nghị định số
58/2017/NĐ-CP .
3. Trường hợp tàu thuyền hoạt động dài
ngày trong một khu vực hàng hải do một Cảng vụ hàng hải khu vực quản lý có nhu
cầu thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền, người làm thủ tục cho tàu thuyền
thống nhất với tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải và
thực hiện khai báo cụ thể loại chất thải, khối lượng chất thải theo kg hoặc m3,
địa điểm và tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom và xử lý, yêu cầu bơm chuyển
chất thải với Cảng vụ hàng hải khu vực theo quy định tại Mẫu số 35 ban hành kèm theo Nghị định số
58/2017/NĐ-CP.
Điều 7. Quy
trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước
bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
1. Đối với cảng biển tự thực hiện thu
gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu
thuyền trong vùng nước cảng biển:
a) Doanh nghiệp cảng biển bố trí
phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền; vận chuyển,
lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định số
38/2015/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;
b) Sau khi thực hiện thu gom chất
thải, doanh nghiệp cảng biển lập Phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền
theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành
kèm theo Thông tư này và gửi các bên liên quan để lưu giữ.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân cung
ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải thực hiện thu gom và xử lý chất thải
sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước
cảng biển:
a) Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ
thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, nước bẩn từ
tàu thuyền bố trí phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu
thuyền; vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị
định số 38/2015/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan;
b) Sau khi thực hiện thu gom chất
thải, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải lập Phiếu
xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này và gửi các bên liên quan để lưu giữ.
3. Phương tiện tiếp nhận nước bẩn từ
tàu thuyền phải có bích nối tiêu chuẩn để kết nối với bích nối của tàu thuyền
và được quy định như sau:
a) Đường kính
ngoài có kích thước bằng 210 mm;
b) Đường kính
trong có kích thước tương ứng với đường kính ngoài của ống;
c) Đường kính vòng tròn đi qua tâm các
bu lông có kích thước 170 mm;
d) Rãnh khoét
ở bích nối: gồm 4
lỗ có đường kính 18 mm được bố trí cách đều nhau theo đường tròn đi
qua tâm các lỗ bắt bu lông với đường kính nói trên và có các rãnh
khoét tới mép ngoài của bích. Chiều rộng của rãnh 18 mm;
đ) Chiều
dày bích nối 16 mm;
e) Bu lông,
đai ốc: có số lượng 4 chiếc, mỗi chiếc có đường kính 16 mm và chiều
dài thích hợp;
g) Bích dùng
cho đường ống có đường kính trong tới 100 mm và phải được chế tạo
bằng thép hoặc vật liệu tương đương có mặt ngoài phẳng. Bích này
cùng với đệm làm kín thích hợp phải phù hợp cho việc sử dụng ở
áp suất 600 kPa;
h) Đối với
tàu thuyền có chiều cao mạn lý thuyết từ 5 m trở xuống, đường kính trong
của bích nối có thể bằng 38 mm;
i) Đối với
tàu thuyền chuyên dụng, phà chở khách: có thể sử dụng các bích nối phù hợp khác
hoặc các khớp nối nhanh để bơm chuyển nước bẩn.
4. Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn
công nghiệp và nước bẩn thu gom từ tàu thuyền phải được phân loại, lưu giữ tạm
thời và vận chuyển bằng các phương tiện, thiết bị phù hợp quy định pháp luật về
quản lý chất thải.
Điều 8. Quy
trình thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng
độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
1. Đối với cảng biển tự thực hiện thu
gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác
từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển:
a) Doanh nghiệp cảng biển bố trí
phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền; vận chuyển,
lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định số
38/2015/NĐ-CP , Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và quy định pháp luật có liên quan;
b) Sau khi thực hiện thu gom chất thải
từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, doanh nghiệp cảng biển lập Phiếu xác
nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này, lập chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT và gửi các bên liên quan để lưu giữ;
c) Sau khi hoàn thành việc xử lý chất
thải thu gom từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, doanh nghiệp cảng biển
gửi bản sao y Liên số 4 chứng từ chất thải nguy hại tới Cảng vụ hàng hải khu
vực để lưu giữ, giám sát.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân cung
ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn
nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền trong vùng
nước cảng biển:
a) Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ
thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại
khác bố trí phương tiện tiếp nhận để thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền;
vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo quy định tại Nghị định số
38/2015/NĐ-CP , Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và quy định pháp luật có liên quan;
b) Sau khi thực hiện thu gom chất thải
từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu
gom và xử lý chất thải lập Phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo
quy định tại Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư này, lập chứng từ chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư
số 36/2015/TT-BTNMT và gửi các bên liên quan để lưu giữ;
c) Sau khi hoàn thành việc xử lý chất
thải thu gom từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, tổ chức, cá nhân cung ứng
dịch vụ thu gom và xử lý chất thải gửi bản sao y Liên số 4 chứng từ chất thải
nguy hại tới Cảng vụ hàng hải khu vực để lưu giữ, giám sát.
3. Việc thu gom chất thải rắn nguy
hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh từ tàu thuyền phải
bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán, rò rỉ chất thải.
4. Phương tiện tiếp nhận và phương
tiện vận chuyển chất thải rắn nguy hại, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại
khác từ tàu thuyền phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và các
yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục 2 (B) ban hành kèm theo Thông
tư số 36/2015/TT-BTNMT .
5. Phương tiện tiếp nhận cặn dầu
thải,
chất
thải lỏng có lẫn dầu từ hệ thống la canh buồng máy phải có bích nối
tiêu chuẩn để kết nối với bích nối của tàu thuyền và được quy định như sau:
a) Đường kính ngoài có kích thước bằng
215 mm;
b) Đường kính trong có kích thước
tương ứng với đường kính ngoài của ống;
c) Đường kính vòng tròn đi qua tâm các
bu lông có kích thước 183 mm;
d) Rãnh ở bích: gồm 6 lỗ có đường kính
22 mm được bố trí cách đều nhau theo đường tròn đi qua tâm các lỗ bắt bu lông
với đường kính nêu trên và có các rãnh khoét tới mép ngoài của bích. Chiều rộng
rãnh 22 mm;
đ) Chiều dày bích nối 20 mm;
e) Bu lông, đai ốc: có số lượng 6
chiếc, mỗi chiếc có đường kính 20 mm và chiều dài thích hợp;
g) Bích dùng cho đường ống có đường
kính trong tới 125 mm và phải được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương
có mặt ngoài phẳng. Bích này cùng với đệm làm kín thích hợp phải phù hợp cho
việc sử dụng ở áp suất 600 kPa.
Chương III
TRÁCH
NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 9. Trách
nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
1. Chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải khu
vực tổ chức thực hiện các quy định của Thông tư này.
2. Chủ trì tổ chức kiểm tra việc thực
hiện thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ tàu thuyền trong vùng nước cảng
biển.
3.[2]
Tổng hợp, lập báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu
thuyền trong lĩnh vực hàng hải gửi Bộ Giao thông vận tải, chi tiết báo cáo như
sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình quản
lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả
thực hiện quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong lĩnh vực hàng
hải;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo
cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo
được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương
thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần suất gửi báo cáo: Định kỳ hàng
năm;
d) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất
ngày 22 tháng 12 hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo
cáo;
g) Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 4 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư
này.
Điều 10.
Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải khu vực
1. Tổ chức thực hiện, giám sát việc
thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền tại cảng biển theo quy định tại Thông
tư này và Nghị định số 58/2017/NĐ-CP .
2. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền thực hiện hoạt động thu gom và xử lý
chất thải từ tàu thuyền.
3. Lưu giữ các chứng từ thu gom và xử
lý chất thải từ tàu thuyền để sẵn sàng cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khi được yêu cầu (đối với việc thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền
tại khu neo đậu, khu chuyển tải do Nhà nước quản lý).
4.[3]
Tổng hợp, lập báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu
thuyền trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý theo quy định gửi Cục
Hàng hải Việt Nam, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình quản
lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả
thực hiện quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng
biển thuộc phạm vi quản lý;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo
cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo
được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương
thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần suất gửi báo cáo: Định kỳ hàng
năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất
ngày 18 tháng 12 hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của ký báo
cáo;
g) Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 4 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 11.
Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng biển
1. Thực hiện đầy đủ các quy định tại
Thông tư này.
2. Lưu giữ các chứng từ thu gom và xử
lý chất thải từ tàu thuyền để sẵn sàng cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khi được yêu cầu.
3.[4]
Tổng hợp, lập báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu
thuyền tại cảng biển theo quy định gửi Cảng vụ hàng hải khu vực, chi tiết báo
cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình quản
lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả
thực hiện quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền tại cảng biển;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo
cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo
được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực
tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương
thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất
ngày 16 tháng 12 hàng năm;
d) Thời gian chốt số liệu báo cáo:
Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo
cáo;
e) Tần suất gửi báo cáo: Định kỳ hàng
năm;
g) Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 4 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều 12.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải từ
tàu thuyền
1. Thực hiện đầy đủ các quy định tại
Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan về thu gom và xử lý chất
thải.
2. Lưu giữ các hồ sơ, tài liệu liên
quan đến hoạt động thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền để sẵn sàng cung
cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
Điều 13.
Trách nhiệm của thuyền trưởng, chủ tàu thuyền
1. Thực hiện đầy đủ các quy định tại
Thông tư này.
2. Chủ động thực hiện công tác thu gom
và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong trường hợp dung tích thiết bị hoặc két
chứa chất thải không đủ khả năng lưu chứa cho chuyến hành trình tiếp theo.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH[5]
Điều 14. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 và thay thế Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày
19/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tiếp nhận và
xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu thuyền tại các cảng biển Việt Nam.
Điều 15. Tổ
chức thực hiện
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra
Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm
pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế
thì áp dụng các quy định mới có liên quan tại văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc
thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư
này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ
Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết kịp thời./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn
Văn Thể
|