BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
4279/TTr-BNN-TCTS
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2010
|
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ CẢNG CÁ,
BẾN CÁ VÀ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
I.
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH
Cảng cá, bến cá
là cơ sở hậu cần quan trọng đối với nghề khai thác thủy sản. Ngoài vai trò là
nơi cập tàu bốc dỡ sản phẩm thủy sản, các vật tư, trang thiết bị cho tàu cá,
vùng đất cảng cá còn là nơi diễn ra các hoạt động thu mua, chế biến thủy sản,
cung ứng xăng dầu, nước đá cho tàu cá, ngoài ra cảng cá còn là nơi để các cơ
quan quản lý nhà nước triển khai thực thi các quy định pháp luật về khai thác
thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như cung cấp cho ngư dân các thông tin
về thời tiết, ngư trường, nguồn lợi và thị trường phục vụ cho đánh bắt và tiêu
thụ sản phẩm thủy sản.
Để đạt được các
mục tiêu trên, từ khi tiến hành đầu tư xây dựng cũng như trong suốt quá trình sử
dụng, ngành Thủy sản và các đơn vị được giao trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng
và sử dụng cảng cá luôn phải giải quyết các mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều
cấp: Với ngành Giao thông vận tải về luông lạch, bến bãi (vì hầu hết các cảng
cá đều được xây dựng trong vùng nước cảng biển và phải sử dụng các luồng vào cảng
chung với luồng giao thông); với ngành Tài nguyên môi trường về quyền sử dụng
vùng đất, vùng nước quay trở và vùng nước cập tàu; với ngành Công an, với Biên
phòng và Ủy ban nhân dân sở tại về đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực cảng;
với nhiều ngành, nhiều cấp khác về phòng chống lụt bão, bảo vệ môi trường, về
phòng cháy chữa cháy, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, với xu thế hội nhập hiện tại, cảng cá không chỉ là nơi có thể cho
phép các tàu cá nước ngoài ra vào mà còn là nơi chứng nhận nguồn gốc xuất xứ,
chứng nhận về chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản theo các thỏa thuận quốc tế
nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu thủy sản.
Trong những năm
qua, thực hiện Luật Thủy sản, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn) đã có Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006 về việc ban hành
Quy chế quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Quy chế
này đã phát huy được hiệu quả nhất định trong thực tế và là cơ sở để triển khai
hoạt động của các cảng cá, bến cá trong thời gian qua. Tuy nhiên, với tính chất
là “Quy chế mẫu” để các địa phương, các cảng cá nghiên cứu vận dụng, Quy chế
không đủ khả năng để giải quyết các mối quan hệ giữa các ngành, các cấp và các
quan hệ quốc tế theo xu hướng phát triển hiện nay, do vậy cũng đã nảy sinh nhiểu
bất cập và khó có thể tạo điều kiện để các cảng cá thực hiện được các mục tiêu
đề ra.
Với lý do trên,
để đảm bảo các cảng cá hoạt động có hiệu quả, việc xây dựng và ban hành Nghị định
của Chính phủ về quản lý cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão là cần
thiết.
II.
QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO
Dự thảo Nghị định
được xây dựng trên cơ sở phát triển các quy định hiện hành về quản lý cảng cá,
kinh nghiệm rút ra từ thực tế quản lý cảng cá của ngành Thủy sản trong thời
gian qua và tham khảo các quy định về quản lý cảng biển, quản lý cảng, bến thủy
nội địa của ngành Giao thông vận tải.
Dự thảo đã được
gửi xin ý kiến góp ý của các Bộ, ngành có liên quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư
pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ven biển.
III.
BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO
Dự thảo Nghị định
bao gồm 6 chương và 25 Điều:
Chương I: Quy
định chung, gồm 5 Điều
Trong đó có các
nội dung: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Giải thích thuật ngữ; Quy định
chung về xây dựng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Cơ chế
vận hành cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Yêu cầu cập cảng
cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão đối với tàu cá.
Chương II:
Xây dựng và cấp phép hoạt động cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho
tàu cá, gồm 6 Điều
Trong đó có các
nội dung: Điều kiện xây dựng cảng cá; Điều kiện xây dựng khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá; Phân loại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Trình
tự, thủ tục và thẩm quyền cấp phép hoạt động cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá; Quyết định đình chỉ, đình chỉ tạm thời hoạt động cảng cá và khu neo
đậu tránh bão cho tàu cá; Điều kiện xây dựng, trình tự, thủ tục thẩm quyền, cấp
phép hoạt động của bến cá và trách nhiệm tổ chức cá nhân hoạt động tại bến cá.
Chương III:
Tàu cá ra vào và hoạt động dịch vụ hậu cần tại cảng cá, khu neo đậu tránh trú
bão cho tàu cá, gồm 4 Điều
Trong đó có các
nội dung: Tàu cá vào và rời cảng cá; Tàu cá nước ngoài vào và rời cảng cá; Tàu
cá vào và rời khu neo đậu tránh trú bão; Những hành vi bị cấm trong khu vực cảng
cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Chương IV:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng cá, bến cá, gồm 3 Điều
Trong đó có các
nội dung: Trách nhiệm của Ban quản lý cảng cá; Trách nhiệm của thuyền trưởng,
người lái tàu cá trong khu vực cảng cá, bến cá; Trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá;
Chương V: Quản
lý nhà nước đối với các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá,
gồm 5 Điều
Trong đó có các
nội dung: Nội dung quản lý Nhà nước đối với các cảng cá, bến cá, khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá; Cơ quan quản lý Nhà nước về cảng cá, bến cá; Trách
nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân tỉnh, Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan.
Chương VI: Điều
khoản thi hành, gồm 2 Điều
Trong đó có các
nội dung: Hiệu lực thi hành; Trách nhiệm thi hành.
IV.
Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
- Các ý kiến góp
ý đều thống nhất với bố cục và nội dung của dự thảo và chỉ góp ý bổ sung, hoàn
thiện câu chữ trong dự thảo. Các ý kiến góp ý đều đã được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nghiên cứu, tiếp thu và đưa vào nội dung dự thảo.
- Về ý kiến của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ sự cần thiết và tính khả thi về sự thành lập
Ban quản lý cảng cá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin giải trình như
sau:
+ Mô hình Ban quản
lý cảng cá được xuất phát từ thực tiễn sản xuất quản lý. Thời gian qua, để đáp ứng
yêu cầu quản lý nhiều địa phương đã thành lập Ban quản lý cảng cá hoặc Trung
tâm quản lý cảng cá thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể như: Hải
Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kiên Giang để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ như dự thảo. Ban quản lý cảng cá hiện có đã phát huy được
tác dụng trong thực tế.
+ Mô hình tổ chức
này không chỉ giúp ngành Thủy sản có được một hệ thống quản lý xuyên suốt, đảm
bảo thống nhất hoạt động trong toàn quốc mà còn khắc phục được các hiện tượng
manh mún, thiếu đồng bộ trong đầu tư xây dựng cũng như trong hoạt động của cảng
cá hiện nay, đặc biệt là các hoạt động duy tu, bảo trì các công trình cảng cá.
Mô hình này sẽ giảm gánh nặng cho các cảng cá trong việc lập kế hoạch duy tu, bảo
trì các công trình cảng cá, tham gia các cuộc họp và tập trung vào việc điều
hành các hoạt động tại cảng cá.
+ Mô hình này,
tuy có phát sinh về tổ chức mới và hầu như không phát sinh về nhân lực, do các
biên chế sẽ rút lên từ các cảng cá do Nhà nước đầu tư (hiện tại ở các cảng cá
này đang có các biên chế để triển khai thực hiện các công việc về tổ chức, nhân
sự, kế hoạch…). Về kinh phí, tại các địa phương có nhiều tàu cá cập cảng cá,
chi phí của Ban quản lý cảng cá sẽ được huy động từ nguồn kinh phí thu được từ
các cảng cá, tại các địa phương có ít tàu cập cảng (chủ yếu là các tỉnh phía Bắc)
sẽ lấy từ kinh phí sự nghiệp của địa phương.
V.
Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA BỘ TƯ PHÁP
Về ý kiến thẩm định
của Bộ Tư pháp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu, tiếp thu
và đưa vào nội dung dự thảo Nghị định.
Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng;
- Văn phòng Bộ;
- Vụ Pháp chế;
- Tổng cục Thủy sản (Cục KTBVNLTS);
- Lưu: VT, TCTS.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|