BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
64/2024/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2024
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI
ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày
15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường
thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng
11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền
viên, người lái phương tiện thủy nội địa; Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24
tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng
8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông
tư quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
thủy nội địa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nội dung, chương trình đào
tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở kinh
doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (sau đây
viết tắt là cơ sở đào tạo) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa tại Việt Nam.
2. Thông tư này không áp dụng đối với cơ sở đào tạo
thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa của lực lượng quân đội, công an
làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 3. Nội dung, chương trình
đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
1. Nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người
lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp
vụ của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa;
b) Nội dung, chương trình đào tạo nâng hạng giấy chứng
nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM) của thuyền viên, người lái phương tiện thủy
nội địa;
c) Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ chuyên
môn đặc biệt của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
2. Căn cứ vào nội dung, chương trình đào tạo quy định
tại Thông tư này, cơ sở đào tạo có trách nhiệm ban hành giáo trình, tài liệu giảng
dạy phù hợp; thường xuyên cập nhật giáo trình, tài liệu giảng dạy bảo đảm
nguyên tắc kế thừa và tích hợp liên thông các nội dung đã được đào tạo.
Điều 4. Nội dung, chương trình
đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
1. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ thủy thủ
quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ thợ máy
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ lái
phương tiện quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Nội dung, chương trình
đào tạo nâng hạng GCNKNCM của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
1. Nội dung, chương trình đào tạo GCNKNCM thuyền
trưởng hạng tư quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung, chương trình đào tạo nâng hạng GCNKNCM
thuyền trưởng hạng ba quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung, chương trình đào tạo nâng hạng GCNKNCM
thuyền trưởng hạng nhì quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Nội dung, chương trình đào tạo nâng hạng GCNKNCM
thuyền trưởng hạng nhất quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư
này.
5. Nội dung, chương trình đào tạo nâng hạng GCNKNCM
máy trưởng hạng ba quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Nội dung, chương trình đào tạo nâng hạng GCNKNCM
máy trưởng hạng nhì quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Nội dung, chương trình đào tạo nâng hạng GCNKNCM
máy trưởng hạng nhất quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Nội dung, chương trình
đào tạo chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên, người lái phương tiện thủy
nội địa
1. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ điều
khiển phương tiện cao tốc quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư
này.
2. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ điều
khiển phương tiện đi ven biển quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông
tư này.
3. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ an toàn
làm việc trên phương tiện đi ven biển quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm
theo Thông tư này.
4. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ an toàn
làm việc trên phương tiện chở xăng dầu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm
theo Thông tư này.
5. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ an toàn
làm việc trên phương tiện chở hóa chất quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm
theo Thông tư này.
6. Nội dung, chương trình đào tạo chứng chỉ an toàn
làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng quy định tại Phụ lục XVI ban hành
kèm theo Thông tư này.
7. Nội dung, chương trình đào tạo giấy chứng nhận học
tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa quy định tại Phụ lục XVII ban hành
kèm theo Thông tư này.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp
Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khai giảng trước ngày
Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa tổ chức thi, kiểm tra kết thúc khóa học thì
được tiếp tục thực hiện theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo
thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Thông tư số 06/2020/TT-BGTVT
ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội
dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 7 năm 2025.
2. Bãi bỏ Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20
tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương
trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Thông tư số
06/2020/TT-BGTVT ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm
2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo
thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, VTải (05).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
|
PHỤ LỤC I
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ THỦY THỦ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ thủy
thủ.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ
môi trường.
2. Quy định của pháp luật về giao thông đường thủy
nội địa.
3. Các tuyến đường thủy nội địa ở khu vực; các quy
định về bảo quản và xếp dỡ hàng hóa, đưa đón hành khách, bảo đảm an toàn cho
hàng hóa và hành khách trong quá trình vận chuyển.
4. Nguyên lý điều khiển phương tiện thủy; kiến thức
cơ bản về bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị trên boong.
5. Thực hiện thành thạo các nút dây, các mối dây và
thực hiện tốt các thao tác làm dây trên phương tiện.
6. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu
thủng, cứu sinh; các dụng cụ gõ gỉ, dụng cụ sơn trên phương tiện.
7. Thành thạo đo nước, đệm chống va, cảnh giới; điều
khiển được phương tiện ở những đoạn luồng dễ đi dưới sự giám sát của thuyền trưởng,
thuyền phó.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07.
2. Thời gian của khóa học: 245 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 213 giờ;
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 17 giờ;
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 15
giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ môi
trường
|
50
|
MH 02
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
30
|
MH 03
|
Luồng đường thủy nội địa
|
15
|
MĐ 04
|
Điều động phương tiện
|
40
|
MĐ 05
|
Thủy nghiệp cơ bản
|
65
|
MH 06
|
Vận tải hàng hóa và hành khách
|
15
|
MĐ 07
|
Bảo dưỡng phương tiện
|
15
|
Tổng cộng
|
230
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các môn học, mô
đun, học viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ
thủy thủ, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Thủy nghiệp cơ bản
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: AN TOÀN CƠ BẢN,
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 50 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu nội dung cơ bản các nội dung
về an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về giao thông đường thủy
nội địa; bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp để nâng cao ý thức và văn hóa giao thông
của thuyền viên khi tham gia giao thông đường thủy nội địa;
- Hiểu và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi
làm việc trên phương tiện; làm được các công việc về ứng phó ô nhiễm dầu, phòng
chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng theo các quy định hiện hành đối với chức
danh tương ứng trên phương tiện thủy;
- Biết sơ cứu, cấp cứu người bị nạn, biết bơi thành
thạo, biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: An toàn lao động
|
3
|
2
|
Bài 2: Đạo đức nghề nghiệp
|
2
|
3
|
Bài 3: Phòng, chống cháy nổ
|
8
|
4
|
Bài 4: An toàn sinh mạng
|
10
|
5
|
Bài 5: Sơ cứu
|
4
|
6
|
Bài 6: Bảo vệ môi trường
|
2
|
7
|
Bài 7: Huấn luyện kỹ thuật bơi, lặn
|
17
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
4
|
Tổng cộng
|
50
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình an toàn cơ bản, đạo đức nghề
nghiệp và bảo vệ môi trường và các đầu sách tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay
trên các bãi tập của cơ sở đào tạo, các bể bơi và trên các phương tiện huấn luyện.
2. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 02.
b) Thời gian: 30 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp cho người học những kiến thức
pháp luật về giao thông đường thủy nội địa để người học chấp hành pháp luật,
góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Những quy định chung
|
2
|
2
|
Chương II: Quy tắc giao thông và tín hiệu của
phương tiện
|
12
|
3
|
Chương III: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa
|
10
|
4
|
Chương IV: Trách nhiệm của thủy thủ và thuyền
viên tập sự
|
2
|
5
|
Chương V: Giới thiệu các văn bản pháp luật về
giao thông đường thủy nội địa Việt Nam
|
3
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
30
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa Việt Nam để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, các báo hiệu trên sa bàn.
3. Tên môn học: LUỒNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 03.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp cho người học những kiến thức
về đặc điểm, tính chất chung của đường thủy nội địa Việt Nam, các thông tin dữ
liệu cần thiết về luồng đường thủy nội địa, tuyến vận tải đường thủy nội địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Khái quát chung về sông, kênh ở Việt
Nam
|
2
|
2
|
Chương II: Tổng quan về luồng đường thủy nội địa
|
12
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình luồng đường thủy nội địa,
các bản đồ đường thủy nội địa miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các tuyến
luồng trên sa bàn, các tuyến luồng thực tế trên sơ đồ tuyến và trên các phương
tiện huấn luyện.
4. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 04.
b) Thời gian: 40 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp cho người học những kiến thức
và kỹ năng điều động phương tiện tự hành; hiểu và sử dụng thành thạo các thiết
bị liên quan đến điều động phương tiện; nguyên lý điều khiển phương tiện.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Nguyên lý cơ bản về điều động phương tiện
thủy
|
8
|
2
|
Bài 2: Kiến thức cơ bản về điều động phương tiện
thủy
|
28
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
4
|
Tổng cộng
|
40
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điều động phương tiện thủy
và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên
các phương tiện huấn luyện;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
5. Tên mô đun: THỦY NGHIỆP CƠ
BẢN
a) Mã số: MĐ 05.
b) Thời gian: 65 giờ.
c) Mục tiêu: trang bị cho người học kiến thức, kỹ
năng cơ bản để thực hiện các công việc làm dây, sử dụng và bảo quản các thiết bị
trên boong, biết kiểm tra và bảo dưỡng vỏ phương tiện, biết quy trình sử dụng
các trang thiết bị hỗ trợ hàng hải.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Các loại dây trên phương tiện
|
25
|
2
|
Bài 2: Ròng rọc, palăng và cách sử dụng
|
3
|
3
|
Bài 3: Thiết bị hệ thống lái
|
12
|
4
|
Bài 4: Thiết bị hệ thống neo
|
10
|
5
|
Bài 5: Bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị trên
boong
|
10
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
65
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình thủy nghiệp cơ bản và các
tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại
phòng học thủy nghiệp cơ bản, trên các bãi tập của cơ sở đào tạo và trên các
phương tiện huấn luyện.
6. Tên môn học: VẬN TẢI HÀNG
HÓA VÀ HÀNH KHÁCH
a) Mã số: MH 06.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp các kiến thức cơ bản về vận
chuyển, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa; những quy định về vận tải hàng
hóa và hành khách, nhằm bảo đảm vận tải an toàn và hiệu quả.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận
tải thủy nội địa
|
0,5
|
2
|
Chương II: Phân loại hàng hóa
|
1,5
|
3
|
Chương III: Phương pháp bảo quản, xếp dỡ và vận
chuyển một số loại hàng hóa
|
7
|
4
|
Chương IV: Quy định về vận tải hàng hóa và hành
khách đường thủy nội địa
|
5
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài
học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành đo mớn nước, khai
thác các bài toán về kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các
phương tiện huấn luyện.
7. Tên mô đun: BẢO DƯỠNG
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 07.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học có kiến thức và kỹ năng
cơ bản để thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng vỏ phương tiện.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Chế độ bảo dưỡng vỏ phương tiện
|
4
|
2
|
Bài 2: Phương pháp bảo quản vỏ phương tiện
|
10
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình thủy nghiệp cơ bản và các
tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại
phòng học thủy nghiệp cơ bản, trên các bãi tập của cơ sở đào tạo và trên các
phương tiện huấn luyện.
PHỤ LỤC II
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ THỢ MÁY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ thợ
máy.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ
môi trường.
2. Quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội
địa.
3. Vận hành thành thạo động cơ tàu thủy, bảo đảm an
toàn cho người và phương tiện; kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng thông thường
trong quá trình vận hành động cơ.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05.
2. Thời gian của khóa học: 255 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 226 giờ;
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 14 giờ;
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 15
giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ môi
trường
|
50
|
MH 02
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
15
|
MĐ 03
|
Máy tàu thủy
|
60
|
MĐ 04
|
Vận hành, sửa chữa điện tàu
|
30
|
MĐ 05
|
Thực hành vận hành máy tàu
|
85
|
Tổng cộng
|
240
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ thợ máy,
gồm nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: AN TOÀN CƠ BẢN,
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 50 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu nội dung cơ bản các quy định
về an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về giao thông đường thủy
nội địa; bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp để nâng cao ý thức và văn hóa giao thông
của thuyền viên khi tham gia giao thông đường thủy nội địa;
- Hiểu và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi
làm việc trên phương tiện; làm được các công việc về ứng phó ô nhiễm dầu, phòng
chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng theo các quy định hiện hành đối với chức
danh tương ứng trên phương tiện thủy;
- Biết sơ, cấp cứu người bị nạn, biết bơi thành thạo,
biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: An toàn lao động
|
3
|
2
|
Bài 2: Đạo đức nghề nghiệp
|
2
|
3
|
Bài 3: Phòng, chống cháy nổ
|
8
|
4
|
Bài 4: An toàn sinh mạng
|
10
|
5
|
Bài 5: Sơ cứu
|
4
|
6
|
Bài 6: Bảo vệ môi trường
|
2
|
7
|
Bài 7: Huấn luyện kỹ thuật bơi, lặn
|
17
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
4
|
Tổng cộng
|
50
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình an toàn cơ bản, đạo đức nghề
nghiệp và bảo vệ môi trường, các đầu sách tham khảo để đưa ra nội dung các bài
học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay
trên các bãi tập của cơ sở đào tạo, các bể bơi và trên các tàu huấn luyện.
2. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 02.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp những kiến thức cơ bản của pháp
luật về giao thông đường thủy nội địa để người học chấp hành đúng luật, góp phần
đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Những quy định chung
|
1
|
2
|
Chương II: Quy tắc giao thông và tín hiệu của
phương tiện
|
5
|
3
|
Chương III: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa
|
5
|
4
|
Chương IV: Trách nhiệm của thợ máy và thuyền viên
tập sự
|
2
|
5
|
Chương V: Giới thiệu các văn bản pháp luật về
giao thông đường thủy nội địa Việt Nam
|
1
|
Kiểm tra kết thúc môn
học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, các báo hiệu trên sa bàn.
3. Tên mô đun: MÁY TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 03.
b) Thời gian: 60 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học có được những khái niệm
cơ bản về động cơ đốt trong và động cơ, những kiến thức cần thiết về hệ thống động
lực tàu thủy; biết sử dụng và vận hành động cơ tàu thủy.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Khái niệm cơ bản và nguyên lý chung
|
5
|
2
|
Bài 2: Cấu tạo và sửa chữa những chi tiết chính của
động cơ
|
10
|
3
|
Bài 3: Hệ thống phân phối khí
|
5
|
4
|
Bài 4: Hệ thống cung cấp nhiên liệu
|
10
|
5
|
Bài 5: Hệ thống làm mát
|
10
|
6
|
Bài 6: Hệ thống bôi trơn
|
10
|
7
|
Bài 7: Vận hành, chăm sóc và bảo quản động cơ
|
8
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
2
|
Tổng cộng
|
60
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên tàu.
4. Tên mô đun: VẬN HÀNH, SỬA
CHỮA ĐIỆN TÀU
a) Mã số: MĐ 04.
b) Thời gian: 30 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học biết cấu tạo, hoạt động của các
thiết bị điện và mạch điện trên tàu thủy;
- Vận hành được các mạch điện trên tàu thủy đúng
quy trình kỹ thuật; xác định được nguyên nhân và biết khắc phục một số sự cố nhỏ
của mạch điện.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Hệ thống kiến thức kỹ thuật điện
|
2
|
2
|
Bài 2: Điện tàu thủy
|
4
|
3
|
Bài 3: Ắc quy
|
5
|
4
|
Bài 4: Mạch điện khởi động
|
6
|
5
|
Bài 5: Mạch chiếu sáng
|
5
|
6
|
Bài 6: Mạch nạp ắc quy
|
6
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
2
|
Tổng cộng
|
30
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điện tàu thủy, vận hành sửa
chữa điện và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình,
vật thật ngay tại xưởng thực hành điện và các hệ thống điện trên tàu.
5. Tên mô đun: THỰC HÀNH VẬN
HÀNH MÁY TÀU
a) Mã số: MĐ 05.
b) Thời gian: 85 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học vận hành thành thạo động
cơ diesel tàu thủy, biết kiểm tra khắc phục một số hư hỏng thông thường trong
quá trình vận hành động cơ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Quy định chung khi làm việc dưới tàu đối với
thuyền viên bộ phận máy
|
15
|
2
|
Bài 2: Trang thiết bị buồng máy
|
15
|
3
|
Bài 3: Quy trình vận hành động cơ
|
30
|
4
|
Bài 4: Các hệ thống phục vụ động cơ
|
20
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
85
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên tàu.
PHỤ LỤC III
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ LÁI PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ lái
phương tiện.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ
môi trường.
2. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy, pháp luật
về giao thông đường thủy nội địa.
3. Nguyên lý điều khiển phương tiện thủy; các tuyến
đường thủy nội địa ở các khu vực (Bắc, Trung, Nam).
4. Quy định về vận chuyển, bảo quản và xếp dỡ hàng
hóa; quy định về vận chuyển hành khách.
5. Bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa phương tiện.
6. Thực hiện thành thạo các nút dây, các mối dây và
thực hiện tốt các thao tác làm dây trên phương tiện.
7. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu
thủng, cứu sinh; các dụng cụ gõ gỉ, dụng cụ sơn trên phương tiện.
8. Thành thạo khi chèo xuồng; đo nước, đệm chống
va; điều khiển được phương tiện nhỏ trong mọi trường hợp.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07
2. Thời gian của khóa học: 275 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 243 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 17 giờ
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 15
giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
An toàn cơ bản, đạo đức nghề nghiệp và bảo vệ môi
trường
|
50
|
MĐ 02
|
Thủy nghiệp cơ bản
|
45
|
MH 03
|
Luồng đường thủy nội địa
|
15
|
MH 04
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
40
|
MĐ 05
|
Điều động phương tiện
|
80
|
MH 06
|
Vận tải hàng hóa và hành khách
|
15
|
MĐ 07
|
Bảo dưỡng phương tiện
|
15
|
Tổng cộng
|
260
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ lái
phương tiện, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Điều động phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: AN TOÀN CƠ BẢN,
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 50 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu nội dung cơ bản các quy định
về an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về giao thông đường thủy
nội địa; bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp để nâng cao ý thức và văn hóa giao thông
của thuyền viên khi tham gia giao thông đường thủy nội địa;
- Hiểu và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi
làm việc trên phương tiện; làm được các công việc về ứng phó ô nhiễm dầu, phòng
chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng theo các quy định hiện hành đối với chức
danh tương ứng trên phương tiện thủy;
- Biết sơ cứu, cấp cứu người bị nạn, biết bơi thành
thạo, biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: An toàn lao động
|
3
|
2
|
Bài 2: Đạo đức nghề nghiệp
|
2
|
3
|
Bài 3: Phòng, chống cháy nổ
|
8
|
4
|
Bài 4: An toàn sinh mạng
|
10
|
5
|
Bài 5: Sơ cứu
|
4
|
6
|
Bài 6: Bảo vệ môi trường
|
2
|
7
|
Bài 7: Huấn luyện kỹ thuật bơi, lặn
|
17
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
4
|
Tổng cộng
|
50
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình an toàn cơ bản, đạo đức nghề
nghiệp và bảo vệ môi trường, các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài
học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên
các bãi tập của cơ sở đào tạo, các bể bơi và trên các phương tiện huấn luyện.
2. Tên mô đun: THỦY NGHIỆP CƠ
BẢN
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 45 giờ.
c) Mục tiêu: trang bị cho người học kiến thức và kỹ
năng cơ bản để thực hiện các công việc làm dây, sử dụng, bảo quản dây và thành
thạo chèo xuồng.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian
đào tạo (giờ)
|
1
|
Bài 1: Làm dây
|
20
|
2
|
Bài 2: Chèo xuồng
|
22
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
3
|
Tổng cộng
|
45
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình thủy nghiệp cơ bản và các
tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay tại
phòng học thủy nghiệp cơ bản, trên các bãi tập của cơ sở đào tạo và trên các
phương tiện huấn luyện.
3. Tên môn học: LUỒNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 03.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản về đặc điểm, tính chất chung của đường thủy nội địa Việt Nam, các thông
tin, dữ liệu cần thiết về luồng đường thủy nội địa, tuyến vận tải đường thủy nội
địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Khái quát chung về sông, kênh ở Việt
Nam
|
2
|
2
|
Chương II: Tổng quan về luồng đường thủy nội địa
|
12
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình luồng đường thủy nội địa
thuyền, các bản đồ đường thủy nội địa miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các tài
liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các tuyến
luồng trên sa bàn, các tuyến luồng thực tế trên sơ đồ tuyến và trên các phương
tiện huấn luyện.
4. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 04.
b) Thời gian: 40 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa để người học chấp hành
pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Những quy định chung
|
1
|
2
|
Chương II: Quy tắc giao thông và tín hiệu của
phương tiện
|
18
|
3
|
Chương III: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa
|
15
|
4
|
Chương IV: Trách nhiệm của người lái phương tiện
|
2
|
5
|
Chương V: Giới thiệu các văn bản pháp luật về
giao thông đường thủy nội địa Việt Nam
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
2
|
Tổng cộng
|
40
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, các báo hiệu trên sa bàn.
5. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 05.
b) Thời gian: 80 giờ.
c) Mục tiêu:
- Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng
điều động phương tiện tự hành;
- Hiểu và sử dụng thành thạo các thiết bị liên quan
đến điều động phương tiện; nguyên lý điều khiển phương tiện; các kỹ năng điều động
phương tiện tự hành.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Nguyên lý cơ bản về điều động phương tiện
thủy
|
15
|
2
|
Bài 2: Kỹ thuật điều động phương tiện nhỏ
|
60
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
80
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điều động phương tiện thủy
và các tài liệu tham khảo về điều động phương tiện để đưa ra nội dung các bài học
lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên các phương
tiện huấn luyện;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
6. Tên môn học: VẬN TẢI HÀNG
HÓA VÀ HÀNH KHÁCH
a) Mã số: MH 06.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học được cung cấp các kiến
thức cơ bản về vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa; những quy định
về vận tải hàng hóa và hành khách, nhằm bảo đảm vận tải an toàn và hiệu quả.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận
tải thủy nội địa
|
0,5
|
2
|
Chương II: Phân loại hàng hóa
|
1,5
|
3
|
Chương III: Phương pháp bảo quản, xếp dỡ và vận
chuyển một số loại hàng hóa
|
7
|
4
|
Chương IV: Quy định về vận tải hàng hóa và hành
khách đường thủy nội địa
|
5
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học khai thác các bài toán về
kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các phương tiện huấn luyện.
7. Tên mô đun: BẢO DƯỠNG
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 07.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học có kiến thức và kỹ năng
cơ bản để thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng vỏ phương tiện.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Chế độ bảo dưỡng vỏ phương tiện
|
4
|
2
|
Bài 2: Phương pháp bảo quản vỏ phương tiện
|
10
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình thủy nghiệp cơ bản và các
tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay tại
phòng học thủy nghiệp cơ bản, trên các bãi tập của cơ sở đào tạo và trên các
phương tiện huấn luyện.
PHỤ LỤC IV
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GCNKNCM THUYỀN TRƯỞNG HẠNG
TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam, người
nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp theo quy
định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM
thuyền trưởng hạng tư.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Quy định về công tác an toàn khi làm việc trên
phương tiện thủy.
2. Quy tắc giao thông, tín hiệu của phương tiện và
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
3. Kỹ thuật về điều động phương tiện và trách nhiệm
của thuyền trưởng, thuyền phó trên phương tiện.
4. Các đặc tính cơ bản của hàng hóa trong công tác
vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa; các quy định về vận tải hàng
hóa và hành khách.
5. Các quy định an toàn khi làm việc trên tàu và thao
tác thuần thục khi trên tàu có sự cố xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho người và
phương tiện.
6. Áp dụng đúng các quy tắc giao thông và tín hiệu
của phương tiện vào thực tế.
7. Áp dụng được những kỹ năng cơ bản về điều động
tàu đi trên đường và xử lý một số tình huống có thể xảy ra.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
2. Thời gian của khóa học: 42 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 33 giờ.
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 04 giờ.
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 05
giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
An toàn cơ bản
|
4
|
MH 02
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
9
|
MĐ 03
|
Điều động phương tiện
|
15
|
MH 04
|
Nghiệp vụ thuyền trưởng
|
9
|
Tổng cộng
|
37
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ THI,
KIỂM TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại phòng học điều khiển phương tiện
thủy nội địa và trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Thi kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng
tư, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Điều động phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: AN TOÀN CƠ BẢN
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 04 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm được các quy định
an toàn khi làm việc trên tàu và thao tác thuần thục khi trên tàu có sự cố xảy
ra nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Một số quy định bảo hộ lao động ở Việt Nam
|
0,5
|
2
|
Bài 2: An toàn làm việc trên tàu
|
1
|
3
|
Bài 3: Phòng chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng
|
1
|
4
|
Bài 4: Thực hành an toàn cơ bản và sơ cứu
|
0,5
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
4
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình an toàn cơ bản và sơ cứu và
các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên
các bãi tập của cơ sở đào tạo, phòng y tế và trên các tàu huấn luyện.
2. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 02.
b) Thời gian: 09 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu các quy tắc giao thông và tín
hiệu của phương tiện;
- Thuộc các loại báo hiệu đường thủy nội địa Việt
Nam;
- Nắm được trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền
phó;
- Biết các quy định về hoạt động của phương tiện tại
vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Quy tắc giao thông và tín hiệu của
phương tiện
|
3
|
2
|
Chương II: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt
Nam
|
3
|
3
|
Chương III: Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền
phó
|
1
|
4
|
Chương IV: Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
|
1
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
9
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, các báo hiệu trên sa bàn.
3. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 03.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu được hệ thống lái,
bánh lái, chân vịt và ảnh hưởng tới phương tiện thủy nội địa; những kỹ năng về điều
động tàu đi trên đường và xử lý tình huống có thể xảy ra.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Nguyên lý điều động phương tiện thủy
|
2
|
2
|
Bài 2: Kỹ thuật cơ bản về điều động phương tiện
thủy
|
12
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điều động phương tiện thủy và
các tài liệu tham khảo về điều động tàu để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại
phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các phương tiện huấn luyện;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
4. Tên môn học: NGHIỆP VỤ
THUYỀN TRƯỞNG
a) Mã số: MH 04.
b) Thời gian: 09 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được phương pháp quản lý tài sản
và sổ sách của tàu, quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu pháp lý của tàu,
cách ghi nhật ký tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ
trên tàu; ghi chép cẩn thận các sổ sách, giấy tờ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Nhận bàn giao nhiệm vụ dưới tàu và làm
quen tàu
|
2
|
2
|
Chương II: Quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu
pháp lý của tàu
|
1
|
3
|
Chương III: Quản lý tài sản và sổ sách của tàu
|
1
|
4
|
Chương IV: Phương pháp ghi nhật ký tàu
|
1
|
5
|
Chương V: Lập kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm
vụ trên tàu
|
2
|
6
|
Chương VI: Công tác cảng vụ
|
1
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
9
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học
- Căn cứ vào giáo trình nghiệp vụ thuyền trưởng, các
văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để
đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ
thuyền trưởng tại phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các tàu
huấn luyện.
PHỤ LỤC V
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GCNKNCM THUYỀN
TRƯỞNG HẠNG BA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM
thuyền trưởng hạng ba.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Các quy định của pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa.
2. Kiến thức cơ bản về kết cấu thân tàu, máy tàu,
điện tàu và sửa chữa vỏ tàu, máy tàu, điện tàu thủy.
3. Các trang thiết bị trên tàu và công dụng của
trang thiết bị đó.
4. Đặc điểm các tuyến luồng, bến cảng chính để điều
khiển phương tiện thủy an toàn.
5. Nguyên lý điều khiển phương tiện thủy và những
quy định về vận chuyển hàng hóa, hành khách trong quá trình vận chuyển.
6. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị hàng hải.
7. Sử dụng được thiết bị thông tin liên lạc trong mọi
tình huống.
8. Thành thạo khi làm dây, bảo dưỡng phương tiện.
9. Điều động tàu an toàn khi hành trình, ra vào bến.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 09
2. Thời gian của khóa học: 275 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 246 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 14 giờ
c) Thời gian ôn tập, thi kết thúc khóa học: 15 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Cấu trúc phương tiện
|
15
|
MĐ 02
|
Máy phương tiện thủy
|
15
|
MH 03
|
Luồng đường thủy nội địa
|
15
|
MH 04
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
30
|
MĐ 05
|
Điều động phương tiện
|
110
|
MH 06
|
Kinh tế vận tải
|
15
|
MĐ 07
|
Hàng hải và thiết bị hàng hải
|
30
|
MĐ 08
|
Khí tượng, thủy văn
|
15
|
MH 09
|
Nghiệp vụ thuyền trưởng
|
15
|
Tổng cộng
|
260
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ THI,
KIỂM TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp hoặc
trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị hệ
thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Thi kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học để cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng
ba, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Lý thuyết chuyên môn
|
Vấn đáp
|
3
|
Điều động phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: CẤU TRÚC
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được nội dung về kích thước cơ
bản của phương tiện thủy nội địa;
- Nắm được đặc điểm cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của
những bộ phận cơ bản trong cấu trúc tàu và một số tàu chuyên dụng, qua đó biết
cách sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng một cách hiệu quả nhất;
- Nắm được kiến thức cần thiết về mớn nước, thước mớn
nước, dấu chuyên chở và các đặc tính cơ bản của phương tiện thủy.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Kích thước phương tiện
|
3
|
2
|
Bài 2: Cấu trúc phương tiện
|
6
|
3
|
Bài 3: Mớn nước, thước mớn nước, dấu chuyên chở
|
4
|
4
|
Bài 4: Các đặc tính cơ bản của phương tiện
|
1
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình cấu trúc tàu, lý thuyết
tàu, thủy nghiệp cơ bản và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học
lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, vật thật ngay tại phòng học tàu thuyền, dưới tàu huấn luyện.
2. Tên mô đun: MÁY TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm được cấu tạo,
nguyên lý làm việc của động cơ, tính năng tác dụng của các hệ thống và trang
thiết bị phụ trên tàu; làm tốt các công tác kiểm tra, chăm sóc và bảo dưỡng động
cơ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel
|
2
|
2
|
Bài 2: Các hệ thống của động cơ
|
8
|
3
|
Bài 3: Chăm sóc, bảo quản động cơ
|
4
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy ngay tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên
tàu.
3. Tên môn học: LUỒNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 03.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: cung cấp cho người học các thông tin dữ
liệu cần thiết về luồng đường thủy nội địa, các tuyến vận tải đường thủy nội địa
chính ở các khu vực.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Các tuyến vận tải đường thủy nội địa ở
miền Bắc
|
5
|
2
|
Chương II: Các tuyến vận tải đường thủy nội địa ở
miền Trung
|
4
|
3
|
Chương III: Các tuyến vận tải đường thủy nội địa ở
miền Nam
|
5
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình, các tài liệu tham khảo về
luồng tuyến để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các tuyến
luồng trên sa bàn, các tuyến luồng thực tế trên sơ đồ tuyến và trên các tàu huấn
luyện.
4. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 04.
b) Thời gian: 30 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu các quy tắc giao thông và tín
hiệu của phương tiện; thuộc các loại báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;
- Nắm được trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền
phó;
- Biết các quy định về hoạt động của phương tiện tại
vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
d) Nội dung
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Quy tắc giao thông và tín hiệu của
phương tiện
|
10
|
2
|
Chương II: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa
|
10
|
3
|
Chương III: Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền
phó
|
3
|
4
|
Chương IV: Hoạt động của phương tiện tại vùng nước
cảng, bến thủy nội địa
|
2
|
5
|
Chương V: Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
|
4
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
30
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, các báo hiệu trên sa bàn.
5. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 05.
b) Thời gian: 110 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm vững nguyên lý điều
động tàu; nắm vững kỹ thuật điều động tàu tự hành và điều động tàu an toàn
trong mọi trường hợp.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Kỹ thuật về điều động tàu tự hành
|
80
|
2
|
Bài 2: Điều động tàu trong một số tình huống đặc
biệt
|
25
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
110
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điều động tàu thủy và các tài
liệu tham khảo về điều động tàu để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại
phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các phương tiện huấn luyện;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
6. Tên môn học: KINH TẾ VẬN TẢI.
a) Mã số: MH 06.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm được những vấn đề trong
quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách; biết phương pháp tính toán một số
chỉ tiêu cơ bản về kinh tế vận tải.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vận tải hàng hóa
|
5
|
2
|
Chương II: Vận tải hành khách
|
3
|
3
|
Chương III: Kinh tế vận tải
|
6
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành đo mớn nước, khai
thác các bài toán về kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các tàu
huấn luyện.
7. Tên mô đun: HÀNG HẢI VÀ
THIẾT BỊ HÀNG HẢI
a) Mã số: MĐ 07.
b) Thời gian: 30 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học biết khái niệm về kinh độ, vĩ độ,
tọa độ địa dư, các đơn vị dùng trong hàng hải;
- Theo dõi được vết đi và vị trí của tàu trong từng
thời điểm trên bản đồ;
- Vận hành được các thiết bị hàng hải.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Địa văn
|
16
|
2
|
Bài 2: Máy điện hàng hải
|
12
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
2
|
Tổng cộng
|
30
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình hàng hải địa văn, máy điện hàng
hải và các tài liệu tham khảo về hàng hải để đưa ra nội dung các bài học lý
thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác hải đồ,
thực hành các thiết bị hàng hải ngay tại phòng học điều khiển phương tiện thủy
nội địa và trên các tàu huấn luyện.
8. Tên mô đun: KHÍ TƯỢNG THỦY
VĂN
a) Mã số: MĐ 08.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được một số điều kiện thiên
nhiên và ảnh hưởng đối với việc điều động phương tiện thủy;
- Biết dự báo thời tiết thông qua quan sát các hiện
tượng thiên nhiên;
- Biết quy luật dòng chảy và tính toán thủy triều.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Khí tượng
|
6
|
2
|
Bài 2: Thủy văn
|
1
|
3
|
Bài 3: Thủy triều
|
7
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình khí tượng thủy văn, thủy
triều và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các hiện
tượng thời tiết, thiên nhiên, các hiện tượng dòng chảy trên sông, hiện tượng thủy
triều.
9. Tên môn học: NGHIỆP VỤ THUYỀN
TRƯỞNG
a) Mã số: MH 09.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được phương pháp quản lý tài sản
và sổ sách của tàu, quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu pháp lý của tàu,
cách ghi nhật ký tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ
trên tàu; ghi chép cẩn thận các sổ sách, giấy tờ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Nhận bàn giao nhiệm vụ dưới tàu và làm
quen tàu
|
3
|
2
|
Chương II: Quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu
pháp lý của tàu
|
2
|
3
|
Chương III: Quản lý tài sản và sổ sách của tàu
|
2
|
4
|
Chương IV: Phương pháp ghi nhật ký tàu
|
1
|
5
|
Chương V: Lập kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm
vụ trên tàu
|
4
|
6
|
Chương VI: Công tác cảng vụ
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình nghiệp vụ thuyền trưởng, các
văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để
đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ
thuyền trưởng tại phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các tàu
huấn luyện.
PHỤ LỤC VI
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GCNKNCM THUYỀN
TRƯỞNG HẠNG NHÌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM
thuyền trưởng hạng nhì.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, các
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của một số trang
thiết bị thông tin vô tuyến ở trên phương tiện.
3. Kỹ thuật điều động phương tiện tự hành, phà và
các loại đoàn lai dắt.
4. Mạng lưới sông, kênh và đặc điểm các sông chính ở
khu vực; tuyến vận tải đường thủy nội địa chính ở khu vực.
5. Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc
trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác phương tiện, công tác tìm kiếm,
cứu nạn.
6. Thực hiện đầy đủ các công việc liên quan đến hợp
đồng vận tải, giải quyết các tranh chấp hợp đồng vận chuyển và các sự cố thương
vụ.
7. Thành thạo kỹ thuật điều động phương tiện tự
hành, phà và các loại đoàn lai dắt một cách thành thạo, chuẩn xác và an toàn
khi hành trình, ra vào bến, neo đậu.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07
2. Thời gian của khóa học: 205 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 184 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 11 giờ
c) Thời gian ôn tập, thi kết thúc khóa học: 10 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MH 01
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
25
|
MĐ 02
|
Thiết bị hàng hải
|
15
|
MĐ 03
|
Điều động phương tiện
|
70
|
MH 04
|
Kinh tế vận tải
|
30
|
MH 05
|
Luồng đường thủy nội địa
|
20
|
MĐ 06
|
Khí tượng thủy văn
|
15
|
MH 07
|
Nghiệp vụ thuyền trưởng
|
20
|
Tổng cộng
|
195
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ THI,
KIỂM TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại phòng học điều khiển phương tiện
thủy nội địa và trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Thi kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học để cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng
nhì, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Lý thuyết chuyên môn
|
Vấn đáp
|
3
|
Điều động phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 01.
b) Thời gian: 25 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu, áp dụng đúng các quy tắc
giao thông và tín hiệu của phương tiện; thuộc các loại báo hiệu đường thủy nội
địa Việt Nam;
- Nắm được các chức danh và nhiệm vụ của thuyền trưởng,
thuyền phó;
- Biết được các quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Quy tắc giao thông và tín hiệu của
phương tiện
|
6
|
2
|
Chương II: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt
Nam
|
6
|
3
|
Chương III: Trách nhiệm thuyền viên
|
6
|
4
|
Chương IV: Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
|
6
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
25
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, các báo hiệu trên sa bàn.
2. Tên mô đun: THIẾT BỊ HÀNG
HẢI
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được các khái niệm về thông
tin vô tuyến ở đường thủy;
- Nắm được sơ đồ và nguyên lý hoạt động của trang
thiết bị thông tin vô tuyến ở trên tàu;
- Hiểu được cách thu, phát một bức điện trong tình
huống khẩn cấp ở đường thủy.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Đặc điểm cơ bản của dịch vụ thông tin di động
hàng hải
|
2
|
2
|
Bài 2: Các thiết bị thông tin trên tàu
|
6
|
3
|
Bài 3: Các phương thức thông tin liên lạc bằng
DSC và thoại trên sóng mặt bằng và VHF
|
4
|
4
|
Bài 4: Thủ tục thông tin thông thường
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình vô tuyến điện, máy điện hàng
hải và các tài liệu tham khảo về hàng hải để đưa ra nội dung các bài học lý
thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thông tin vô tuyến
trên các tàu huấn luyện.
3. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG
PHƯƠNG TIỆN
a) Mã số: MĐ 03.
b) Thời gian: 70 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm vững kỹ thuật điều
động tàu tự hành, phà; nắm vững kỹ thuật điều động các loại đoàn lai dắt.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Điều động tàu tự hành
|
30
|
2
|
Bài 2: Phà và điều động phà
|
5
|
3
|
Bài 3: Kỹ thuật điều động đoàn lai kéo
|
10
|
4
|
Bài 4: Kỹ thuật điều động đoàn lai đẩy và đoàn
lai áp mạn
|
20
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
70
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điều động phương tiện thủy và
các tài liệu tham khảo về điều động tàu để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại
phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các phương tiện huấn luyện;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
4. Tên môn học: KINH TẾ VẬN TẢI
a) Mã số: MH 04.
b) Thời gian: 30 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm vững những đặc tính chung của
hàng hóa và phương pháp giao nhận hàng hóa;
- Biết giải quyết các tranh chấp hợp đồng vận chuyển
và các sự cố thương vụ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận
tải đường thủy nội địa
|
1
|
2
|
Chương II: Quy định về vận tải hàng hóa và hành
khách thủy nội địa
|
2
|
3
|
Chương III: Những vấn đề cơ bản về hàng hóa
|
3
|
4
|
Chương IV: Năng suất lao động và năng suất phương
tiện
|
4
|
5
|
Chương V: Giá thành vận chuyển
|
5
|
6
|
Chương VI: Thương vụ vận tải đường thủy nội địa
|
14
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
30
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành đo mớn nước, khai
thác các bài toán về kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các tàu
huấn luyện.
5. Tên môn học: LUỒNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 05.
b) Thời gian: 20 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm vững sơ đồ các hệ thống sông,
kênh ở khu vực;
- Nắm vững đặc điểm chi tiết các con sông chính ở
khu vực; thuộc các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính ở khu vực.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Đặc điểm chi tiết các con sông chính ở
miền Bắc
|
7
|
2
|
Chương II: Đặc điểm chi tiết các con sông chính ở
miền Trung
|
5
|
3
|
Chương III: Đặc điểm chi tiết các con sông chính ở
miền Nam
|
7
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
20
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình, các tài liệu tham khảo về
luồng tuyến để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các tuyến
luồng trên sa bàn, các tuyến luồng thực tế trên sơ đồ tuyến.
6. Tên mô đun: KHÍ TƯỢNG THỦY
VĂN
a) Mã số: MĐ 06.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được một số điều kiện thiên
nhiên và ảnh hưởng đối với việc điều động phương tiện thủy;
- Biết dự báo thời tiết thông qua quan sát các hiện
tượng thiên nhiên; biết quy luật dòng chảy và tính toán thủy triều.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Khí tượng
|
5
|
2
|
Bài 2: Thủy văn
|
4
|
3
|
Bài 3: Thủy triều
|
5
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình khí tượng thủy văn, thủy
triều và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các hiện
tượng thời tiết, thiên nhiên, các hiện tượng dòng chảy trên sông, hiện tượng thủy
triều.
7. Tên môn học: NGHIỆP VỤ
THUYỀN TRƯỞNG
a) Mã số: MH 07.
b) Thời gian: 20 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được phương pháp quản lý tài sản
và sổ sách của tàu,
quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu pháp lý của
tàu, cách ghi nhật ký tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ
trên tàu; ghi chép cẩn thận các sổ sách, giấy tờ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Nhận bàn giao nhiệm vụ dưới tàu và làm
quen tàu
|
3
|
2
|
Chương II: Quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu
pháp lý của tàu
|
4
|
3
|
Chương III: Quản lý tài sản và sổ sách của tàu
|
4
|
4
|
Chương IV: Phương pháp ghi nhật ký tàu
|
2
|
5
|
Chương V: Lập kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm
vụ trên tàu
|
4
|
6
|
Chương VI: Công tác diễn tập các tình huống khẩn
cấp
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
20
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình nghiệp vụ thuyền trưởng,
các văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và tài liệu tham khảo để
đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ
thuyền trưởng tại phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các tàu
huấn luyện.
PHỤ LỤC VII
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GCNKNCM THUYỀN
TRƯỞNG HẠNG NHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM
thuyền trưởng hạng nhất.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa nhằm
phục vụ cho các hoạt động của phương tiện.
2. Các quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện
cũng như các quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển.
3. Các quy định về cảng vụ, hoa tiêu.
4. Hệ thống điều chỉnh tự động và cấu trúc cơ bản của
các hệ thống đo lường.
5. Vận hành được các thiết bị hàng hải, theo dõi được
vết đi, hướng đi và vị trí của phương tiện bảo đảm an toàn cho chuyến đi; áp dụng
các thiết bị hàng hải vào điều động phương tiện một cách thành thạo và an toàn.
6. Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc
và các thiết bị hàng hải trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác phương
tiện, công tác tìm kiếm cứu nạn.
7. Thành thạo kỹ thuật điều động phương tiện tự
hành, phà và các loại đoàn lai dắt một cách thành thạo, chuẩn xác và an toàn
khi hành trình, ra vào bến, neo đậu.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 08
2. Thời gian của khóa học: 183 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 152 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 16 giờ
c) Thời gian ôn tập, thi kết thúc khóa học: 15 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MH 01
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
15
|
MĐ 02
|
Tự động hóa trong điều khiển
|
13
|
MĐ 03
|
Hàng hải và thiết bị hàng hải
|
35
|
MĐ 04
|
Điều động phương tiện
|
45
|
MH 05
|
Kinh tế vận tải
|
30
|
MH 06
|
Luồng đường thủy nội địa
|
10
|
MĐ 07
|
Khí tượng thủy văn
|
10
|
MH 08
|
Nghiệp vụ thuyền trưởng
|
10
|
Tổng cộng
|
168
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ THI,
KIỂM TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại phòng học điều khiển phương tiện
thủy nội địa và trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Thi kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học để được cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng
nhất, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Lý thuyết chuyên môn
|
Vấn đáp
|
3
|
Điều động phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 01.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu, áp dụng đúng các quy tắc
giao thông và tín hiệu của phương tiện;
- Hiểu, áp dụng đúng các quy tắc phòng ngừa va chạm
tàu thuyền trên đường biển;
- Thuộc các loại báo hiệu đường thủy nội địa Việt
Nam;
- Nắm được các quy định về cảng vụ, hoa tiêu.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Một số báo hiệu đường biển và đường thủy
nội địa Việt Nam
|
7
|
2
|
Chương II: Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền
trên biển
|
5
|
3
|
Chương III: Hoa tiêu - Cảng vụ
|
1
|
4
|
Chương IV: An toàn trực ca
|
1
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, các báo hiệu trên sa bàn.
2. Tên mô đun: TỰ ĐỘNG HÓA
TRONG ĐIỀU KHIỂN
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 13 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu khái quát về hệ thống
điều chỉnh tự động; nắm vững được cấu trúc của các hệ thống đo lường như hệ thống
đo nhiệt độ, đo áp suất, đo lưu lượng, đo mức chất lỏng.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Hệ thống điều chỉnh tự động
|
6
|
2
|
Bài 2: Hệ thống đo lường
|
6
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
13
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình tin học, tự động hóa và các
tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành ngay trên máy tại
phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên tàu huấn luyện.
3. Tên mô đun: HÀNG HẢI VÀ THIẾT
BỊ HÀNG HẢI
a) Mã số: MĐ 03.
b) Thời gian: 35 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học theo dõi được vết đi,
hướng đi và vị trí của tàu trong từng thời điểm bảo đảm an toàn cho chuyến đi;
vận hành được các thiết bị hàng hải.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Địa văn
|
20
|
2
|
Bài 2: Thực hành thao tác hải đồ
|
5
|
3
|
Bài 3: Thiết bị hàng hải
|
5
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
35
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình hàng hải địa văn, máy điện
hàng hải và các tài liệu tham khảo về hàng hải để đưa ra nội dung các bài học
lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác hải đồ,
thực hành các thiết bị hàng hải ngay tại phòng học điều khiển phương tiện thủy
và trên các tàu huấn luyện.
4. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG PHƯƠNG
TIỆN
a) Mã số: MĐ 04.
b) Thời gian: 45 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học điều động phương tiện
thủy và các loại hình phương tiện thủy lai một cách thành thạo, chuẩn xác và an
toàn, biết áp dụng các thiết bị hàng hải vào điều động phương tiện thủy.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Điều động phương tiện thủy tự hành
|
25
|
2
|
Bài 2: Điều động phương tiện thủy lai đẩy, kéo
|
15
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
45
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điều động phương tiện thủy
và các tài liệu tham khảo về điều động phương tiện thủy để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành tại phòng
học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các phương tiện huấn luyện;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
5. Tên môn học: KINH TẾ VẬN TẢI
a) Mã số: MH 05.
b) Thời gian: 30 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm vững những đặc tính
của hàng hóa và phương pháp giao nhận hàng hóa; biết giải quyết các tranh chấp
hợp đồng vận chuyển và các sự cố thương vụ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận
tải đường thủy nội địa
|
1
|
2
|
Chương II: Quy định về vận tải hàng hóa và hành
khách thủy nội địa
|
2
|
3
|
Chương III: Những vấn đề cơ bản về hàng hóa
|
3
|
4
|
Chương IV: Năng suất lao động và năng suất phương
tiện
|
4
|
5
|
Chương V: Giá thành vận chuyển
|
6
|
6
|
Chương VI: Thương vụ vận tải đường thủy nội địa
|
13
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
30
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành đo mớn nước, khai
thác các bài toán về kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các tàu
huấn luyện.
6. Tên môn học: LUỒNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 06.
b) Thời gian: 10 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm vững sơ đồ các hệ
thống sông, kênh ở khu vực; nắm vững đặc điểm chi tiết luồng đường thủy nội địa
ở khu vực; thuộc các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính ở khu vực.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Các tuyến vận tải đường thủy nội địa
chính
|
4
|
2
|
Chương II: Đặc điểm chi tiết các con sông chính
|
5
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
10
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình luồng đường thủy nội địa
thuyền, các bản đồ đường thủy nội địa miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các tài
liệu tham khảo về luồng lạch để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các tuyến
luồng trên sa bàn, các tuyến luồng thực tế trên sơ đồ tuyến.
7. Tên mô đun: KHÍ TƯỢNG THỦY
VĂN
a) Mã số: MĐ 07.
b) Thời gian: 10 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm được một số điều kiện
thiên nhiên và ảnh hưởng đối với việc điều động phương tiện thủy; biết dự báo
thời tiết thông qua quan sát các hiện tượng thiên nhiên; biết quy luật dòng chảy
và tính toán thủy triều.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Khí tượng
|
3
|
2
|
Bài 2: Thủy văn
|
2
|
3
|
Bài 3: Thủy triều
|
4
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
10
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình khí tượng thủy văn, thủy
triều và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các hiện
tượng thời tiết, thiên nhiên, các hiện tượng dòng chảy trên sông, hiện tượng thủy
triều.
8. Tên môn học: NGHIỆP VỤ
THUYỀN TRƯỞNG
a) Mã số: MH 08.
b) Thời gian: 10 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được phương pháp quản lý tài sản
và sổ sách của tàu, quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu pháp lý của tàu,
cách ghi nhật ký tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ
trên tàu; ghi chép cẩn thận các sổ sách, giấy tờ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Nhận bàn giao nhiệm vụ dưới tàu và làm
quen tàu
|
2
|
2
|
Chương II: Quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu
pháp lý của tàu
|
1
|
3
|
Chương III: Quản lý tài sản và sổ sách của tàu
|
2
|
4
|
Chương IV: Phương pháp ghi nhật ký tàu
|
1
|
5
|
Chương V: Lập kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm
vụ trên tàu
|
2
|
6
|
Chương VI: Công tác diễn tập các tình huống khẩn
cấp
|
1
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
10
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình nghiệp vụ thuyền trưởng, các
văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để
đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ
thuyền trưởng tại phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa và trên các tàu
huấn luyện.
PHỤ LỤC VIII
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GCNKNCM MÁY
TRƯỞNG HẠNG BA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM
máy trưởng hạng ba.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Nguyên lý cấu tạo của động cơ; đặc điểm cấu tạo
của vật liệu chế tạo và quá trình hoạt động của động cơ.
2. Cơ học, điện, vật liệu kim loại, an toàn, cấu
trúc tàu.
3. Quy trình và sử dụng thành thạo các hệ thống động
lực trên tàu.
4. Tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng động cơ.
5. Chỉ huy và hướng dẫn thợ máy thực hành nhiệm vụ
của người máy trưởng.
6. Sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ cho động
cơ; phát hiện được nguyên nhân hư hỏng thông thường của động cơ đề ra các
phương án sửa chữa.
7. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị, phụ tùng
thay thế.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
2. Thời gian của khóa học: 228 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 200 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 13 giờ
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 15
giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Điện tàu thủy
|
32
|
MĐ 02
|
Máy tàu thủy và bảo dưỡng, sửa chữa máy tàu thủy
|
61
|
MH 03
|
Kinh tế vận tải
|
15
|
MĐ 04
|
Thực hành vận hành máy tàu thủy
|
90
|
MH 05
|
Nghiệp vụ máy trưởng
|
15
|
Tổng cộng
|
213
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ THI,
KIỂM TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Thi kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học để được cấp GCNKNCM máy trưởng hạng
ba, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Lý thuyết chuyên môn
|
Vấn đáp
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: ĐIỆN TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 32 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu được ý nghĩa các đại lượng
trong mạch điện và mối quan hệ giữa các đại lượng trong mạch điện; biết mắc một
số mạch điện cơ bản và cách đo điện áp, đo dòng điện của mạch;
- Biết ứng dụng các hiện tượng điện từ cơ bản để
nghiên cứu máy điện, khí cụ điện; biết đấu các mạch điện đơn giản trên tàu và lập
được quy trình sử dụng;
- Làm được công việc chăm sóc thường xuyên đối với ắc
quy, máy điện, khí cụ điện trên tàu; biết khắc phục một số sự cố thông thường
khi sử dụng mạch điện.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Hệ thống kiến thức kỹ thuật điện
|
15
|
2
|
Bài 2: Điện tàu thủy
|
15
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
2
|
Tổng cộng
|
32
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điện tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, vật thật ngay tại xưởng thực hành điện và các hệ thống điện trên tàu.
2. Tên mô đun: MÁY TÀU THỦY
VÀ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 61 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được những kiến thức cơ bản về
động cơ diesel, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các máy phụ phục vụ cho động cơ đặt
trên tàu;
- Biết cách sử dụng, chăm sóc và bảo quản, đảm bảo
đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác động cơ diesel;
- Nắm bắt được các kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, sửa
chữa các hư hỏng thông thường của động cơ;
- Biết chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng tốt các hệ thống
đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác động
cơ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian
đào tạo (giờ)
|
1
|
Bài 1: Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel
|
6
|
2
|
Bài 2: Cấu tạo, quy trình tháo lắp động cơ
|
7
|
3
|
Bài 3: Hệ thống phân phối khí
|
7
|
4
|
Bài 4: Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ
diesel
|
7
|
5
|
Bài 5: Hệ thống bôi trơn - làm mát
|
10
|
6
|
Bài 6: Hệ thống khởi động - đảo chiều
|
8
|
7
|
Bài 7: Vận hành, chăm sóc và bảo quản động cơ
|
8
|
8
|
Bài 8: Nhiệm vụ của máy trưởng
|
4
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
4
|
Tổng cộng
|
61
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy ngay tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên tàu
thủy.
3. Tên môn học: KINH TẾ VẬN TẢI
a) Mã số: MH 03.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm được những vấn đề
cơ bản trong quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách; biết phương pháp tính
toán một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế vận tải.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận
tải đường thủy nội địa
|
2
|
2
|
Chương II: Những hình thức công tác của đoàn tàu
vận tải
|
2
|
3
|
Chương III: Các chỉ tiêu vận chuyển hàng hóa và
hành khách
|
4
|
4
|
Chương IV: Năng suất lao động và năng suất phương
tiện
|
4
|
5
|
Chương V: Cách tính nhiên liệu cho một chuyến đi
|
2
|
Kiểm tra kết thúc môn
học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học khai thác các bài toán về
kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các tàu huấn luyện.
4. Tên mô đun: THỰC HÀNH VẬN
HÀNH MÁY TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 04.
b) Thời gian: 90 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học vận hành thành thạo động cơ diesel
tàu thủy theo quy trình vận hành, đảm bảo động cơ hoạt động ổn định, an toàn và
có hiệu quả;
- Biết cách kiểm tra, khắc phục một số hư hỏng
trong quá trình vận hành động cơ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Quy trình vận hành động cơ
|
20
|
2
|
Bài 2: Chăm sóc và sử dụng các hệ thống phục vụ động
cơ
|
45
|
3
|
Bài 3: Hồ sơ kỹ thuật
|
20
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
5
|
Tổng cộng
|
90
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy ngay tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên tàu
thủy.
5. Tên môn học: NGHIỆP VỤ MÁY
TRƯỞNG
a) Mã số: MH 05.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được phương pháp quản lý tài sản
và sổ sách của tàu, quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu pháp lý của tàu,
cách ghi nhật ký tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ
trên tàu; ghi chép cẩn thận các sổ sách, giấy tờ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Nhiệm vụ chung
|
5
|
2
|
Chương II Khai thác một chuyến đi
|
5
|
3
|
Chương III: An toàn lao động và phòng cháy chữa
cháy
|
4
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình nghiệp vụ máy trưởng, các
văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để
đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ
máy trưởng ngay tại phòng học và trên các tàu huấn luyện.
PHỤ LỤC IX
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GCNKNCM MÁY
TRƯỞNG HẠNG NHÌ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM
máy trưởng hạng nhì.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Nguyên lý cấu tạo và quá trình hoạt động của các
chi tiết chính của động cơ.
2. Quy trình và sử dụng thành thạo các hệ thống động
lực trên phương tiện; tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng động cơ.
3. Chỉ huy và hướng dẫn thợ máy thực hành nhiệm vụ
của máy trưởng.
4. Sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ cho động
cơ; phát hiện chính xác các hiện tượng hư hỏng để đề ra các phương án sửa chữa
chính xác.
5. Đọc được mạch điện của một số máy thông dụng, sửa
chữa được một số hư hỏng thường gặp.
6. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị, phụ
tùng thay thế.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
2. Thời gian của khóa học: 215 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 188 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 12 giờ
c) Thời gian ôn tập, thi kết thúc khóa học: 15 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Điện tàu thủy
|
55
|
MĐ 02
|
Máy tàu thủy
|
75
|
MH 03
|
Kinh tế vận tải
|
15
|
MĐ 04
|
Thực hành vận hành máy tàu thủy
|
45
|
MH 05
|
Nghiệp vụ máy trưởng
|
10
|
Tổng cộng
|
200
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ THI,
KIỂM TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Thi kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, học
viên được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học để được cấp GCNKNCM máy trưởng hạng
nhì, gồm các nội dung sau:
STT
|
Nội dung thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Lý thuyết chuyên môn
|
Vấn đáp
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: ĐIỆN TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 55 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được những kiến thức cơ bản về
kỹ thuật điện; được trang bị những kiến thức cơ bản về ắc quy, máy điện và một
số khí cụ điện;
- Biết phân tích các dạng sự cố của mạch điện; đấu
được một số mạch điện cơ bản trên tàu thủy, biết quy trình sử dụng mạch;
- Biết cách kiểm tra, xác định một số hư hỏng của mạch
điện và biện pháp khắc phục.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Ắc quy axít
|
4
|
2
|
Bài 2: Máy điện
|
23
|
3
|
Bài 3: Mạch điện trên tàu thủy
|
25
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
3
|
Tổng cộng
|
55
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điện tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô
hình, vật thật ngay tại xưởng thực hành điện và các hệ thống điện trên tàu.
2. Tên mô đun: MÁY TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 75 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được và nâng cao những kiến thức
cơ bản về động cơ diesel, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các hệ thống phục
vụ cho động cơ đặt trên tàu;
- Biết cách sử dụng, chăm sóc và bảo quản, đảm bảo
đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác động cơ diesel.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel
|
13
|
2
|
Bài 2: Cấu tạo động cơ
|
10
|
3
|
Bài 3: Hệ thống phân phối khí
|
8
|
4
|
Bài 4: Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ
|
8
|
5
|
Bài 5: Hệ thống bôi trơn
|
8
|
6
|
Bài 6: Hệ thống làm mát
|
8
|
7
|
Bài 7: Hệ thống khởi động
|
8
|
8
|
Bài 8: Hệ thống đảo chiều
|
8
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
4
|
Tổng cộng
|
75
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy ngay tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên
tàu.
3. Tên môn học: KINH TẾ VẬN TẢI
a) Mã số: MH 03.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm được phương pháp
tính toán một số chỉ tiêu cơ bản khi khai thác hệ thống động lực trong vận tải.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm ngành vận tải
thủy nội địa
|
1
|
2
|
Chương II: Những hình thức công tác của đoàn tàu
|
2
|
3
|
Chương III: Các chỉ tiêu vận chuyển hàng hóa và
hành khách
|
2
|
4
|
Chương IV: Năng suất lao động và năng suất phương
tiện trong vận tải thủy nội địa
|
3
|
5
|
Chương V: Giá thành vận chuyển đường thủy nội địa
|
5
|
6
|
Chương VI: Các phương thức giao nhận hàng hóa
|
1
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học khai thác các bài toán về
kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các tàu huấn luyện.
4. Tên mô đun: THỰC HÀNH VẬN
HÀNH MÁY TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 04.
b) Thời gian: 45 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được cấu tạo, tính năng tác dụng
và nguyên lý làm việc của các bộ phận, các hệ thống của động cơ;
- Làm tốt công tác chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa động
cơ; đảm bảo cho động cơ làm việc an toàn, vận hành, khai thác động cơ có hiệu
quả cao nhất.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian
đào tạo (giờ)
|
1
|
Bài 1: Quy trình vận hành động cơ
|
7
|
2
|
Bài 2: Chăm sóc và sử dụng các hệ thống phục vụ động
cơ
|
25
|
3
|
Bài 3: Hồ sơ kỹ thuật
|
10
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
3
|
Tổng cộng
|
45
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy ngay tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên tàu
thủy.
5. Tên môn học: NGHIỆP VỤ MÁY
TRƯỞNG
a) Mã số: MH 05.
b) Thời gian: 10 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được phương pháp quản lý tài sản
và sổ sách của tàu, quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu pháp lý của tàu,
cách ghi nhật ký tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ
trên tàu; ghi chép cẩn thận các sổ sách, giấy tờ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian
đào tạo (giờ)
|
1
|
Chương I: Nhiệm vụ chung
|
3
|
2
|
Chương II: Khai thác một chuyến đi
|
4
|
3
|
Chương III: An toàn lao động và phòng cháy, chữa
cháy
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
10
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình nghiệp vụ máy trưởng, các
văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để
đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ
máy trưởng ngay tại phòng học và trên các tàu huấn luyện.
PHỤ LỤC X
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG HẠNG GCNKNCM MÁY
TRƯỞNG HẠNG NHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: GCNKNCM
máy trưởng hạng nhất.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Chỉ huy và hướng dẫn thợ máy thực hành nhiệm vụ
của người máy trưởng.
2. Thành thạo kỹ thuật khai thác các hệ thống điện,
hệ thống động lực, các thiết bị máy móc trong mọi tình huống phục vụ công tác
khai thác phương tiện một cách chuẩn xác, an toàn và hiệu quả.
3. Sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ cho động
cơ; phát hiện chính xác các hiện tượng hư hỏng để đề ra các phương án sửa chữa.
4. Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc
trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác phương tiện, công tác tìm kiếm
cứu nạn.
5. Thành thạo kỹ thuật vận hành động cơ diesel
phương tiện thủy đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
6. Đọc thành thạo mạch điện của một số máy thông dụng,
sửa chữa được một số hư hỏng thường gặp; lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị,
phụ tùng thay thế.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
2. Thời gian của khóa học: 175 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 149 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 11 giờ
c) Thời gian ôn, thi kết thúc khóa học: 15 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ
ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Điện tàu thủy
|
15
|
MĐ 02
|
Máy tàu thủy
|
90
|
MĐ 03
|
Tự động hóa trong điều khiển
|
13
|
MH 04
|
Kinh tế vận tải
|
32
|
MH 05
|
Nghiệp vụ máy trưởng
|
10
|
Tổng cộng
|
160
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ THI,
KIỂM TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Thi kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các môn học, mô
đun, học viên được tham dự kỳ thi kết thúc khóa học để được cấp GCNKNCM máy trưởng
hạng nhất, gồm các nội dung sau:
STT
|
Nội dung thi
|
Hình thức thi
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Lý thuyết chuyên môn
|
Vấn đáp
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: ĐIỆN TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được những kiến thức cơ bản về
hệ thống điện một chiều 24V;
- Hiểu biết về máy điện xoay chiều và trạm phát điện
trên tàu thủy;
- Biết phân tích các dạng sự cố của mạch điện; đấu
được một số mạch điện 3 pha như mạch chiếu sáng, mạch điện máy phụ đơn giản;
- Biết cách kiểm tra, xác định một số hư hỏng của mạch
điện và biện pháp khắc phục; biết vận hành trạm phát điện 3 pha có công suất từ
50 kW trở lên.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Hệ thống điện một chiều 24V trên tàu thủy
nội địa
|
2
|
2
|
Bài 2: Máy điện xoay chiều
|
5
|
3
|
Bài 3: Thiết bị điện
|
5
|
4
|
Bài 4: Trạm phát điện
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điện tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình,
vật thật ngay tại xưởng thực hành điện và các hệ thống điện trên tàu thủy.
2. Tên mô đun: MÁY TÀU THỦY
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 90 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu sâu, hiểu rộng hơn về cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của động cơ diesel cũng như các hệ thống và trang thiết bị
phụ trên tàu;
- Biết cách ứng dụng, sử dụng, chăm sóc và bảo quản,
đảm bảo đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác động cơ diesel.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel
|
15
|
2
|
Bài 2: Cấu tạo động cơ
|
10
|
3
|
Bài 3: Hệ thống phân phối khí
|
10
|
4
|
Bài 4: Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ
diesel
|
10
|
5
|
Bài 5: Hệ thống bôi trơn - làm mát
|
12
|
6
|
Bài 6: Hệ thống khởi động - đảo chiều
|
12
|
7
|
Bài 7: Nhiên liệu và dầu nhờn
|
15
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
6
|
Tổng cộng
|
90
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình máy tàu thủy và các tài liệu
tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình
các loại máy tàu thủy ngay tại xưởng thực hành máy và các hệ thống máy trên tàu
thủy.
3. Tên mô đun: TỰ ĐỘNG HÓA
TRONG ĐIỀU KHIỂN
a) Mã số: MĐ 03.
b) Thời gian: 13 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học biết vận dụng kiến thức
đã học và thực tế; hiểu về hệ thống điều chỉnh tự động; nắm vững được cấu trúc
của các hệ thống đo lường như hệ thống đo nhiệt độ, đo áp suất, đo lưu lượng,
đo mức chất lỏng.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Hệ thống điều chỉnh tự động
|
6
|
2
|
Bài 2: Hệ thống đo lường
|
6
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
13
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình tin học, tự động hóa và các
đầu sách tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành ngay trên máy tại
phòng học điều khiển phương tiện thủy và trên các tàu huấn luyện.
4. Tên môn học: KINH TẾ VẬN
TẢI
a) Mã số: MH 03.
b) Thời gian: 32 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học nắm được phương pháp
tính toán một số chỉ tiêu cơ bản khi khai thác hệ thống động lực trong vận tải.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm ngành vận tải
thủy nội địa
|
1
|
2
|
Chương II: Những hình thức công tác của đoàn tàu
|
3
|
3
|
Chương III: Các chỉ tiêu vận chuyển hàng hóa và
hành khách
|
4
|
4
|
Chương IV: Năng suất lao động và năng suất phương
tiện trong vận tải thủy nội địa
|
5
|
5
|
Chương V: Giá thành vận chuyển đường thủy nội địa
|
15
|
6
|
Chương VI: Các phương thức giao nhận hàng hóa
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
2
|
Tổng cộng
|
32
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định
về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học khai thác các bài toán về
kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các tàu huấn luyện.
5. Tên môn học: NGHIỆP VỤ MÁY
TRƯỞNG
a) Mã số: MH 05.
b) Thời gian: 10 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học nắm được phương pháp quản lý tài sản
và sổ sách của tàu, quản lý thuyền viên và giấy tờ, tài liệu pháp lý của tàu,
cách ghi nhật ký tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi và phân công nhiệm vụ
trên tàu; ghi chép cẩn thận các sổ sách, giấy tờ.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Nhiệm vụ chung
|
3
|
2
|
Chương II: Khai thác một chuyến đi
|
4
|
3
|
Chương III: An toàn lao động và phòng cháy, chữa
cháy
|
2
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
10
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình nghiệp vụ máy trưởng, các
văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để
đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành thao tác nghiệp vụ
máy trưởng ngay tại phòng học và trên các tàu huấn luyện.
PHỤ LỤC XI
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ ĐIỀU KHIỂN
PHƯƠNG TIỆN CAO TỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ điều
khiển phương tiện cao tốc
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Cấu trúc và tính năng của phương tiện cao tốc,
phương pháp điều động phương tiện cao tốc.
2. Điều khiển được phương tiện cao tốc đúng phương
pháp, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng mô đun đào tạo: 02
2. Thời gian của khóa học: 65 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 59 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun: 03
giờ
c) Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 03 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN (MĐ) VÀ
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MĐ
|
Tên mô đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Cấu trúc và thiết bị phương tiện cao tốc
|
30
|
MĐ 02
|
Điều động phương tiện cao tốc
|
32
|
Tổng cộng
|
62
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời gian thực
học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các mô đun, học
viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ điều khiển
phương tiện cao tốc, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Điều động phương tiện cao tốc
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: CẤU TRÚC VÀ
THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN CAO TỐC
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 30 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu cấu trúc và tính
năng của phương tiện cao tốc.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Khái niệm phương tiện cao tốc
|
1
|
2
|
Bài 2: Cấu trúc của phương tiện cao tốc
|
10
|
3
|
Bài 3: Hệ thống lái
|
10
|
4
|
Bài 4: Thiết bị hàng hải
|
8
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
30
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình cấu trúc phương tiện, lý
thuyết về phương tiện cao tốc và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên các phương
tiện huấn luyện.
2. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG
PHƯƠNG TIỆN CAO TỐC
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 32 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu phương pháp điều động
phương tiện cao tốc.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: An toàn cơ bản.
|
5
|
2
|
Bài 2: Điều động phương tiện cao tốc rời, cập cầu.
|
5
|
3
|
Bài 3: Điều động phương tiện cao tốc hành trình.
|
15
|
4
|
Bài 4: Sử dụng các thiết bị ra đa, GPS, máy đo
sâu vào điều động phương tiện cao tốc
|
5
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
2
|
Tổng cộng
|
32
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình điều động phương tiện thủy
và các tài liệu tham khảo về điều động phương tiện cao tốc để đưa ra nội dung
các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên các phương
tiện huấn luyện;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
PHỤ LỤC XII
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ ĐIỀU KHIỂN
PHƯƠNG TIỆN ĐI VEN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ điều
khiển phương tiện đi ven biển đồ.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Quy định về pháp luật hàng hải; các thiết bị
hàng hải và khí tượng thủy văn.
2. Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa dư, đơn vị dùng trong
hàng hải.
3. Theo dõi được vết đi và vị trí của phương tiện
trong từng thời điểm trên hải
4. Báo hiệu hàng hải.
5. Quy định về cảng vụ, hoa tiêu, điều động phương
tiện hành trình theo tuyến ven biển.
6. Vận hành, áp dụng được các thiết bị hàng hải vào
điều động phương tiện.
7. Áp dụng đúng các quy tắc phòng ngừa đâm va trên
biển vào thực tế.
8. Xếp dỡ hàng hóa, phương pháp xếp dỡ hàng hóa,
tính ổn định phương tiện, đo mớn nước đảm bảo an toàn cho con người, phương tiện
và hàng hóa.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng mô đun đào tạo: 03
2. Thời gian của khóa học: 280 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành, mô phỏng:
259 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun: 11
giờ
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 10
giờ.
III. DANH MỤC MÔN MÔ ĐUN (MĐ)
VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
An toàn hoạt động của tàu và người trên tàu
|
70
|
MĐ 02
|
Hàng hải
|
100
|
MĐ 03
|
Xếp dỡ và bảo quản hàng hóa
|
100
|
Tổng cộng
|
270
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện phù
hợp với chương trình đào tạo và tại khu vực dạy thực hành.
2. Kiểm tra kết thúc mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời gian
thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng mô đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Lý thuyết chuyên môn
|
Vấn đáp
|
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các mô đun, học
viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ điều khiển
phương tiện đi ven biển, gồm các nội dung sau:
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: AN TOÀN HOẠT
ĐỘNG CỦA TÀU VÀ NGƯỜI TRÊN TÀU
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 70 giờ.
c) Mục tiêu:
- Trang bị cho người học kiến thức pháp luật về
hàng hải để người học chấp hành pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông tuyến ven biển; các thông tin dữ liệu cần thiết về các tuyến vận tải
ven biển;
- Áp dụng đúng quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền
trên biển.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Pháp luật hàng hải và một số công ước quốc
tế liên quan
|
20
|
2
|
Bài 2: Luồng chạy tàu ven biển
|
15
|
3
|
Bài 3: Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển
|
22
|
4
|
Bài 4: Chăm sóc con người trên biển
|
10
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
3
|
Tổng cộng
|
70
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình về pháp luật hàng hải, tuyến
luồng ven biển, quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển và các tài liệu
tham khảo về công ước quốc tế hàng hải để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học tại phòng học lý thuyết và
thực hành tại khu vực dạy thực hành.
2. Tên mô đun: HÀNG HẢI
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 100 giờ.
c) Mục tiêu:
- Trang bị cho người học kiến thức về khái niệm về
địa văn, khí tượng thủy văn, thông tin thời tiết và các trang thiết bị hàng hải
trên buồng lái để kiểm tra, xác định vị trí tàu và lựa chọn phương pháp phù hợp
để dẫn tàu an toàn;
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị hàng hải
để phục vụ chạy tàu; điều động tàu trên biển một cách thành thạo, chuẩn xác và
an toàn.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Hàng hải đại dương
|
40
|
2
|
Bài 2: Thiết bị hàng hải
|
28
|
3
|
Bài 3: Điều động phương tiện
|
28
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
4
|
Tổng cộng
|
100
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình về hàng hải địa văn, thiết
bị hàng hải, điều động phương tiện và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung
các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên các phương
tiện huấn luyện và tại khu vực dạy thực hành;
- Cơ sở đào tạo linh hoạt trong việc giảng dạy giữa
lý thuyết và thực hành cho phù hợp điều kiện thực tế.
3. Tên mô đun: XẾP DỠ VÀ BẢO
QUẢN HÀNG HÓA
a) Mã số: MĐ 03.
b) Thời gian: 100 giờ.
c) Mục tiêu: trang bị cho người học kiến thức, kỹ
năng về lập kế hoạch xếp dỡ, phương pháp xếp dỡ hàng hóa, tính ổn định tàu, đo
mớn nước dựa trên kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để đảm bảo khi tàu hành
trình.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Giới thiệu về phương pháp tính toán liên
quan đến mớn nước và ổn định tàu
|
40
|
2
|
Bài 2: Lập kế hoạch xếp dỡ hàng hóa
|
28
|
3
|
Bài 3: Xếp dỡ và bảo quản hàng hóa
|
28
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
4
|
Tổng cộng
|
100
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, xếp dỡ hàng
hóa và các tài liệu tham khảo về hàng hải để đưa ra nội dung các bài học lý
thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành đo mớn nước, khai
thác các bài toán về xếp dỡ hàng hóa hiệu quả, ổn định tàu và hàng hóa khi hành
trình.
PHỤ LỤC XIII
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ AN TOÀN LÀM
VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN ĐI VEN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam, người
nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp theo quy
định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ an
toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Quy định về an toàn, cấu trúc, hệ thống, trang
thiết bị an toàn trên phương tiện đi ven biển.
2. Xử lý các tình huống khẩn cấp khi gặp sự cố.
3. Sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu sinh, cứu hỏa,
cứu đắm, sơ cứu y tế và an toàn bảo vệ môi trường.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 02
2. Thời gian của khóa học: 51 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 44 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc môn học, mô
đun: 02 giờ
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 05
giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH),
MÔ ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH,
MĐ
|
Tên môn học, mô
đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MH 01
|
An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường
|
15
|
MĐ 02
|
An toàn sinh mạng trên biển
|
31
|
Tổng cộng
|
46
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết môn học, mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời
gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng môn học, mô
đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các môn học, mô
đun, học viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ
an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Thao tác hệ thống an toàn
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên môn học: AN TOÀN CƠ BẢN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
a) Mã số: MH 01.
b) Thời gian: 15 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu nội dung cơ bản
các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường, hiểu và thực hiện tốt các kỹ thuật
an toàn khi làm việc trên phương tiện.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: An toàn lao động
|
6
|
2
|
Chương II: Bảo vệ môi trường
|
8
|
Kiểm tra kết thúc
môn học
|
1
|
Tổng cộng
|
15
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
- Căn cứ vào giáo trình an toàn cơ bản và bảo vệ
môi trường, các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay
trên các bãi tập của cơ sở đào tạo và trên các phương tiện huấn luyện.
2. Tên mô đun: AN TOÀN SINH
MẠNG TRÊN BIỂN
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 31 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu nội dung cơ bản các quy định
về an toàn trực ca;
- Hiểu và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn sinh mạng
khi làm việc trên phương tiện; về phòng chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng; rời
phương tiện, sơ cứu y tế;
- Biết xử lý các tình huống khẩn cấp khi gặp sự cố.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: An toàn trực ca
|
5
|
2
|
Bài 2: Phòng, chống cháy nổ
|
5
|
3
|
Bài 3: An toàn sinh mạng
|
20
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
31
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình về an toàn sinh mạng, phòng
chống cháy nổ, các văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và các
tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay
trên các bãi tập của cơ sở đào tạo, các bể bơi và trên các phương tiện huấn luyện.
PHỤ LỤC XIV
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ AN TOÀN LÀM
VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ XĂNG DẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ an
toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Khái niệm, những thuật ngữ và tính chất hóa lý của
xăng dầu.
2. Cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở xăng dầu.
3. Quy định an toàn trên phương tiện chở xăng dầu;
xử lý khi gặp sự cố.
4. Vận hành thành thạo các hệ thống, thiết bị chứa
đựng, vận chuyển xăng dầu.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng mô đun đào tạo: 02
2. Thời gian của khóa học: 45 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 40 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun: 02
giờ
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 03
giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN (MĐ) VÀ
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MĐ
|
Tên mô đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Xăng dầu và công tác an toàn làm việc trên phương
tiện chở xăng dầu
|
24
|
MĐ 02
|
Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở
xăng dầu
|
18
|
Tổng cộng
|
42
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời gian
thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng mô đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các mô đun, học
viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ an toàn
làm việc trên phương tiện chở xăng dầu, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: XĂNG DẦU VÀ
CÔNG TÁC AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ XĂNG DẦU
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 24 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu về khái niệm, tính chất hóa lý,
những thuật ngữ của xăng dầu để có kế hoạch trong vận chuyển và xếp dỡ đảm bảo
an toàn cho người và phương tiện;
- Hiểu những quy định an toàn trên phương tiện chở
xăng dầu nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng con người.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Giới thiệu về xăng dầu
|
4
|
2
|
Bài 2: Các quy định về an toàn
|
2
|
3
|
Bài 3: Công tác phòng chống cháy nổ trên phương
tiện chở xăng dầu
|
9
|
4
|
Bài 4: Thực hành ứng cứu khi bị cháy nổ trên
phương tiện
|
8
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
24
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, giáo trình
an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật quy định về an toàn
và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên bãi tập của
cơ sở đào tạo và trên phương tiện huấn luyện.
2. Tên mô đun: VẬN HÀNH HỆ
THỐNG LÀM HÀNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ XĂNG DẦU
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 18 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu những nguyên tắc
cơ bản nhất trong quá trình vận hành hệ thống làm hàng nhằm bảo đảm an toàn cho
người và phương tiện tránh bị tổn thất.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Cấu trúc, trang thiết bị trên phương tiện
chở xăng dầu
|
8
|
2
|
Bài 2: Vận hành hệ thống làm hàng và an toàn, cứu
sinh, cứu hỏa, phòng độc trên phương tiện chở xăng dầu
|
9
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
18
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình cấu trúc phương tiện, an toàn
cơ bản và bảo vệ môi trường và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay
trên các bãi tập của cơ sở đào tạo và trên phương tiện huấn luyện.
PHỤ LỤC XV
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ AN TOÀN LÀM
VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ an
toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Khái niệm, những thuật ngữ, những tính chất hóa lý
của hóa chất và ô nhiễm do hóa chất gây ra.
2. Cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở hóa chất;
những quy định an toàn trên phương tiện chở hóa chất; xử lý khi gặp sự cố.
3. Vận hành thành thạo hệ thống, thiết bị chứa đựng,
vận chuyển hóa chất theo đúng phương pháp đảm bảo an toàn.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng mô đun đào tạo: 02
2. Thời gian của khóa học: 45 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 40 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun: 02
giờ
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 03
giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN (MĐ) VÀ
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MĐ
|
Tên mô đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Hóa chất và công tác an toàn làm việc trên phương
tiện chở hóa chất
|
23
|
MĐ 02
|
Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở
hóa chất
|
19
|
Tổng cộng
|
42
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
- Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp hoặc
trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị hệ
thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
- Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp; tổ
chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc mô đun:
- Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra
do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
- Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời gian
thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng mô đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các mô đun, học
viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ an toàn làm
việc trên phương tiện chở hóa chất, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: HÓA CHẤT VÀ
CÔNG TÁC AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ HÓA CHẤT
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 23 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu khái niệm, những thuật ngữ,
tính chất hóa lý và khả năng gây ô nhiễm của hóa chất để có kế hoạch trong vận
chuyển và xếp dỡ đảm bảo an toàn cho người, phương tiện;
- Hiểu những quy định an toàn trên phương tiện chở
hóa chất và biết xử lý khi gặp sự cố.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Giới thiệu về hóa chất
|
4
|
2
|
Bài 2: Các quy định về an toàn
|
2
|
3
|
Bài 3: Công tác phòng chống cháy nổ trên phương
tiện chở hóa chất
|
8
|
4
|
Bài 4: Thực hành ứng cứu khi có tình huống cháy,
nổ, ngộ độc
|
8
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
23
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào tài liệu về hóa chất, giáo trình an
toàn cơ bản và bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật quy định về an toàn và
các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên bãi tập của
cơ sở đào tạo và trên phương tiện huấn luyện.
2. Tên mô đun: VẬN HÀNH HỆ
THỐNG LÀM HÀNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ HÓA CHẤT
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 19 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu cấu trúc và trang thiết bị trên
phương tiện chở hóa chất; hiểu quy trình vận hành trang thiết bị làm hàng hóa
chất;
- Biết bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị làm
hàng hóa chất;
- Hiểu những nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình
vận hành hệ thống làm hàng nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tránh
bị tổn thất.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Cấu trúc, trang thiết bị trên phương tiện
chở hóa chất
|
4
|
2
|
Bài 2: Vận hành hệ thống làm hàng và an toàn, cứu
sinh, cứu hỏa, phòng độc trên phương tiện chở hóa chất
|
14
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
19
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình cấu trúc phương tiện, an
toàn cơ bản và bảo vệ môi trường và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung
các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên các bãi tập
của cơ sở đào tạo và trên phương tiện huấn luyện.
PHỤ LỤC XVI
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ AN TOÀN LÀM
VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ KHÍ HÓA LỎNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe và trình độ phù hợp
theo quy định.
Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ an
toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Khái niệm, những thuật ngữ của khí hóa lỏng.
2. Tính chất hóa lý của khí hóa lỏng và ô nhiễm của
khí hóa lỏng gây ra.
3. Quy định an toàn trên phương tiện chở khí hóa lỏng;
xử lý khi gặp sự cố.
4. Cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở khí hóa
lỏng.
5. Vận hành thành thạo hệ thống, thiết bị chứa đựng,
vận chuyển khí hóa lỏng.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng mô đun đào tạo: 02
2. Thời gian của khóa học: 45 giờ, bao gồm:
a) Thời gian học lý thuyết, thực hành: 40 giờ
b) Thời gian kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun: 02
giờ
c) Thời gian ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học: 03
giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN (MĐ) VÀ
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MĐ
|
Tên mô đun
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MĐ 01
|
Khí hóa lỏng và công tác an toàn làm việc trên
phương tiện chở khí hóa lỏng
|
23
|
MĐ 02
|
Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở
khí hóa lỏng
|
19
|
Tổng cộng
|
42
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM
TRA
1. Hình thức đào tạo:
a) Lý thuyết: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến; tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị
hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng
số thời lượng của chương trình;
b) Thực hành: áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp;
tổ chức cho người học huấn luyện thực hành trên các phương tiện huấn luyện.
2. Kiểm tra kết thúc mô đun:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức kiểm tra do
người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Điều kiện tham gia kiểm tra kết thúc khóa học: điểm
tổng kết mô đun của học viên đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10; thời gian
thực học tối thiểu 80% so với tổng thời gian quy định của từng mô đun.
3. Kiểm tra kết thúc khóa học:
Căn cứ kết quả kiểm tra kết thúc các mô đun, học
viên được tham dự kỳ kiểm tra kết thúc khóa học để được cấp Chứng chỉ an toàn
làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng, gồm các nội dung sau:
STT
|
Môn kiểm tra
|
Hình thức kiểm
tra
|
1
|
Lý thuyết tổng hợp
|
Trắc nghiệm
|
2
|
Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện
|
Thực hành
|
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên mô đun: KHÍ HÓA LỎNG
VÀ CÔNG TÁC AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ KHÍ HÓA LỎNG
a) Mã số: MĐ 01.
b) Thời gian: 23 giờ.
c) Mục tiêu:
- Giúp người học hiểu khái niệm, các tính chất lý
hóa, những thuật ngữ của xăng dầu để có kế hoạch trong vận chuyển và xếp dỡ đảm
bảo an toàn cho người và phương tiện;
- Hiểu những quy định an toàn trên phương tiện chở
khí hóa lỏng nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng con người, phương tiện, hàng
hóa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Giới thiệu về khí hóa lỏng
|
4
|
2
|
Bài 2: Các quy định về an toàn
|
2
|
3
|
Bài 3: Công tác phòng, chống cháy nổ trên phương
tiện chở khí hóa lỏng
|
8
|
4
|
Bài 4: Thực hành ứng cứu khi bị cháy nổ trên
phương tiện
|
8
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
23
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào tài liệu về khí hóa lỏng, giáo trình an
toàn cơ bản và bảo vệ môi trường, các tài liệu liên quan về khí hóa lỏng, các
văn bản pháp luật quy định về an toàn và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội
dung các bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành ngay trên các bãi
tập của cơ sở đào tạo, phòng y tế và trên phương tiện huấn luyện.
2. Tên mô đun: VẬN HÀNH HỆ
THỐNG LÀM HÀNG TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ KHÍ HÓA LỎNG
a) Mã số: MĐ 02.
b) Thời gian: 19 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu những nguyên tắc
cơ bản nhất trong quá trình vận hành hệ thống làm hàng nhằm bảo đảm an toàn cho
người và phương tiện tránh bị tổn thất.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Bài 1: Cấu trúc, trang thiết bị trên phương tiện
chở khí hóa lỏng
|
4
|
2
|
Bài 2: Vận hành hệ thống làm hàng và an toàn, cứu
sinh, cứu hỏa, phòng độc trên phương tiện chở khí hóa lỏng
|
14
|
Kiểm tra kết thúc
mô đun
|
1
|
Tổng cộng
|
19
|
đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:
- Căn cứ vào giáo trình cấu trúc phương tiện, an toàn
cơ bản và bảo vệ môi trường và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung các
bài học lý thuyết;
- Tổ chức cho người học thực hành trên bãi tập của
cơ sở đào tạo và trên phương tiện huấn luyện.
PHỤ LỤC XVII
NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIẤY CHỨNG NHẬN HỌC TẬP
PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 64/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đối tượng tuyển sinh: là công dân Việt Nam,
người nước ngoài đáp ứng điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định.
Giấy chứng nhận cấp sau tốt nghiệp: Giấy chứng
nhận học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng về:
1. Các quy tắc giao thông cơ bản và một số loại tín
hiệu, báo hiệu đường thủy nội địa phổ biến; quy định về vận tải hàng hóa, hành
khách theo chức danh tương ứng.
2. Áp dụng quy tắc giao thông và tín hiệu của
phương tiện vào thực tế theo chức danh tương ứng.
3. Một số quy định về vận tải hàng hóa, hành khách;
đặc tính cơ bản của hàng hóa trong vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận theo chức danh
tương ứng.
II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN CỦA KHÓA HỌC
1. Số lượng môn học đào tạo: 02
2. Thời gian của khóa học: 07 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH) VÀ
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH
|
Tên môn học
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
MH 01
|
Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa
|
4
|
MH 02
|
Vận tải hàng hóa và hành khách
|
3
|
Tổng cộng
|
7
|
IV. HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
1. Hình thức đào tạo:
Áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp hoặc trực tuyến;
tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản
lý đào tạo trực tuyến.
2. Đánh giá kết quả học tập:
a) Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức đánh giá
kết quả học tập do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định;
b) Thời gian thực học tối thiểu 80% so với tổng thời
gian quy định của từng môn học.
3. Công nhận kết quả và cấp Giấy chứng nhận:
Căn cứ kết quả đánh giá, cơ sở đào tạo xét công nhận
và cấp chứng nhận theo quy định.
V. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
a) Mã số: MH 01.
b) Thời gian: 04 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu một số quy tắc
giao thông cơ bản và nhận biết một số báo hiệu đường thủy nội địa.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Quy tắc giao thông đường thủy nội địa
|
2
|
2
|
Chương II: Các loại báo hiệu đường thủy nội địa
|
2
|
Tổng cộng
|
4
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường
thủy nội địa và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung bài học lý thuyết.
2. Tên môn học: VẬN TẢI HÀNG
HÓA VÀ HÀNH KHÁCH
a) Mã số: MH 02.
b) Thời gian: 03 giờ.
c) Mục tiêu: giúp người học hiểu một số quy định về
vận tải hàng hóa, hành khách.
d) Nội dung:
STT
|
Nội dung
|
Thời gian đào tạo
(giờ)
|
1
|
Chương I: Một số quy định về vận tải hàng hóa
|
1,5
|
2
|
Chương II: Một số quy định về vận tải hành khách
|
1,5
|
Tổng cộng
|
3
|
đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:
Căn cứ vào các quy định về vận tải đường thủy nội địa
và các tài liệu tham khảo để đưa ra nội dung bài học lý thuyết.