Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 57/2023/TT-BGTVT quy định về Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 57/2023/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành: 31/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện ngắn hạn thuyền viên, hoa tiêu hàng hải từ 01/4/2024

Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 57/2023/TT-BGTVT quy định về Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải.

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện ngắn hạn thuyền viên, hoa tiêu hàng hải từ 01/4/2024

Theo đó, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện ngắn hạn thuyền viên, hoa tiêu hàng hải từ 01/4/2024 như sau:

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 3000 GT trở lên quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ) quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình huấn luyện ngắn hạn để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT hành trình gần bờ quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình huấn luyện ngắn hạn để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện quy định tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT .

Thông tư 57/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/4/2024.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2023/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN, HOA TIÊU HÀNG HẢI

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi;

Căn cứ Nghị định số 29/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải; Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải; Nghị định 69/2022/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải; Nghị định số 74/2023/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải, bao gồm:

1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện ngắn hạn.

2. Chương trình đào tạo nâng cao.

3. Chương trình bổ túc.

4. Chương trình huấn luyện nghiệp vụ.

5. Chương trình đào tạo hoa tiêu.

6. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải (sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo, huấn luyện) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN, HOA TIÊU HÀNG HẢI

Điều 3. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện ngắn hạn

1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 3000 GT trở lên quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ) quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chương trình huấn luyện ngắn hạn để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT hành trình gần bờ quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW quy định tại Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Chương trình huấn luyện ngắn hạn để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện quy định tại Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Chương trình đào tạo nâng cao

1. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ cao đẳng để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 3000 GT trở lên quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ trung cấp để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ sơ cấp ngành điều khiển tàu biển để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ cao đẳng để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ trung cấp để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ sơ cấp ngành khai thác máy tàu biển để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ trung cấp để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Chương trình đào tạo nâng cao trình độ sơ cấp để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Chương trình bổ túc

1. Chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Chương trình bổ túc ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ đại học quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Chương trình bổ túc ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

11. Chương trình bổ túc ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.

12. Chương trình bổ túc ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Chương trình huấn luyện nghiệp vụ

1. Chương trình huấn luyện kỹ thuật cứu sinh quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình huấn luyện an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình huấn luyện nghiệp vụ trên bè cứu sinh và xuồng cứu nạn quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chương trình huấn luyện xuồng cứu nạn cao tốc quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chương trình huấn luyện quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro quy định tại Phụ lục 34 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chương trình huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Chương trình huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro quy định tại Phụ lục 36 ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Chương trình huấn luyện quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro quy định tại Phụ lục 37 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Chương trình huấn luyện nhận thức an ninh tàu biển quy định tại Phụ lục 38 ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Chương trình huấn luyện thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể quy định tại Phụ lục 39 ban hành kèm theo Thông tư này.

11. Chương trình huấn luyện sỹ quan an ninh tàu biển quy định tại Phụ lục 40 ban hành kèm theo Thông tư này.

12. Chương trình huấn luyện phòng cháy chữa cháy quy định tại Phụ lục 41 ban hành kèm theo Thông tư này.

13. Chương trình huấn luyện phòng cháy chữa cháy nâng cao quy định tại Phụ lục 42 ban hành kèm theo Thông tư này.

14. Chương trình huấn luyện cơ bản cho thuyền viên làm việc trên tàu dầu và tàu hóa chất quy định tại Phụ lục 43 ban hành kèm theo Thông tư này.

15. Chương trình huấn luyện nâng cao cho thuyền viên làm việc trên tàu dầu quy định tại Phụ lục 44 ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Chương trình huấn luyện nâng cao cho thuyền viên làm việc trên tàu hóa chất quy định tại Phụ lục 45 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Chương trình huấn luyện cơ bản cho thuyền viên làm việc trên tàu khí hóa lỏng quy định tại Phụ lục 46 ban hành kèm theo Thông tư này.

18. Chương trình huấn luyện nâng cao cho thuyền viên làm việc trên tàu khí hóa lỏng quy định tại Phụ lục 47 ban hành kèm theo Thông tư này.

19. Chương trình huấn luyện sơ cứu cơ bản quy định tại Phụ lục 48 ban hành kèm theo Thông tư này.

20. Chương trình huấn luyện sơ cứu y tế quy định tại Phụ lục 49 ban hành kèm theo Thông tư này.

21. Chương trình huấn luyện chăm sóc y tế quy định tại Phụ lục 50 ban hành kèm theo Thông tư này.

22. Chương trình huấn luyện quản lý đội ngũ hoặc nguồn lực buồng lái quy định tại Phụ lục 51 ban hành kèm theo Thông tư này.

23. Chương trình huấn luyện quản lý đội ngũ hoặc nguồn lực buồng máy quy định tại Phụ lục 52 ban hành kèm theo Thông tư này.

24. Chương trình huấn luyện sử dụng Radar và ARPA hàng hải mức vận hành quy định tại Phụ lục 53 ban hành kèm theo Thông tư này.

25. Chương trình huấn luyện sử dụng Radar và ARPA hàng hải mức quản lý quy định tại Phụ lục 54 ban hành kèm theo Thông tư này.

26. Chương trình huấn luyện khai thác hệ thống thông tin và chỉ báo hải đồ điện tử (ECDIS) quy định tại Phụ lục 55 ban hành kèm theo Thông tư này.

27. Chương trình huấn luyện viên chính quy định tại Phụ lục 56 ban hành kèm theo Thông tư này.

28. Chương trình huấn luyện cơ bản thuyền viên làm việc trên tàu cao tốc quy định tại Phụ lục 57 ban hành kèm theo Thông tư này.

29. Chương trình huấn luyện nâng cao thuyền viên làm việc trên tàu cao tốc quy định tại Phụ lục 58 ban hành kèm theo Thông tư này.

30. Chương trình huấn luyện cơ bản thuyền viên làm việc trên tàu hoạt động tại các vùng nước cực quy định tại Phụ lục 59 ban hành kèm theo Thông tư này.

31. Chương trình huấn luyện nâng cao thuyền viên làm việc trên tàu hoạt động tại các vùng nước cực quy định tại Phụ lục 60 ban hành kèm theo Thông tư này.

32. Chương trình huấn luyện cơ bản thuyền viên làm việc trên tàu sử dụng nhiên liệu có điểm cháy thấp theo Bộ luật IGF quy định tại Phụ lục 61 ban hành kèm theo Thông tư này.

33. Chương trình huấn luyện nâng cao thuyền viên làm việc trên tàu sử dụng nhiên liệu có điểm cháy thấp theo Bộ luật IGF quy định tại Phụ lục 62 ban hành kèm theo Thông tư này.

34. Chương trình huấn luyện sỹ quan an toàn tàu biển quy định tại Phụ lục 63 ban hành kèm theo Thông tư này.

35. Chương trình huấn luyện bếp trưởng, cấp dưỡng quy định tại Phụ lục 64 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Chương trình đào tạo hoa tiêu

1. Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản quy định tại Phụ lục 65 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao quy định tại Phụ lục 66 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu quy định tại Phụ lục 67 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải

1. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 1 quy định tại Phụ lục 68 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 2 quy định tại Phụ lục 69 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 3 quy định tại Phụ lục 70 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 1 quy định tại Phụ lục 71 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 2 quy định tại Phụ lục 72 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chương trình đào tạo tiếng Anh hàng hải chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 3 quy định tại Phụ lục 73 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN, HOA TIÊU HÀNG HẢI

Điều 9. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam

Tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải.

Điều 10. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, huấn luyện

1. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi trách nhiệm.

2. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện tổ chức đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải theo chương trình quy định tại Thông tư này.

3. Thường xuyên cập nhật các chương trình chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy theo các văn bản quy phạm pháp luật; Công ước quốc tế có liên quan và chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các thuyền viên, hoa tiêu hàng hải đã được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì không phải đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện các chương trình tương ứng tại Thông tư này.

2. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải có trách nhiệm hoàn thiện giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện quy định tại Chương II Thông tư này chậm nhất trong vòng 12 tháng, kể từ ngày Thông tư có hiệu lực. Trong thời gian các cơ sở đào tạo, huấn luyện hoàn thiện giáo trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện theo quy định tại Chương II Thông tư này thì được tiếp tục đào tạo, huấn luyện theo Quyết định số 2908/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải, hoa tiêu hàng hải và bộ ngân hàng câu hỏi, hướng dẫn trả lời câu hỏi sỹ quan hàng hải, tiếng Anh hàng hải.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, các cơ sở đào tạo, huấn luyện, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, VTải (10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Sang

PHỤ LỤC 01

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN ĐẠI PHÓ TÀU TỪ 3000 GT TRỞ LÊN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; học viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng các ngành cùng nhóm ngành điều khiển tàu biển, đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học hoặc cao đẳng tương ứng được xem xét như học viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành điều khiển tàu biển.

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 240 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo sỹ quan hàng hải mức trách nhiệm quản lý ngành điều khiển tàu biển hạng tàu từ 3000 GT trở lên đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực đảm nhận chức danh đại phó tàu biển từ 3000 GT trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Vận dụng các kiến thức chung về dẫn tàu ở mức quản lý;

- Vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức quản lý;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức quản lý;

- Thông tin liên lạc ở mức quản lý.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn và các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

- Lựa chọn giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn dựa trên các kiến thức về khí tượng hải dương, thông tin thời tiết;

- Lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước dựa trên các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa;

- Lựa chọn phương án điều động tàu an toàn trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...), các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Tổ chức khai thác tàu an toàn dựa trên các kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển trong mọi điều kiện thời tiết.

- Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông lớn, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào vùng neo…);

- Ban hành các nội qui, quy định trong quản lý cũng như chuyên môn cho thuyền bộ đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó dựa trên pháp luật quốc gia và quốc tế.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng học phần: 07.

Khối lượng học tập toàn khóa: 240 giờ.

Khối lượng lý thuyết: 144 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 82 giờ.

Kiểm tra đánh giá: 14 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Nghiệp vụ dẫn tàu

40

20

18

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

2

Pháp luật hàng hải

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

3

Kiểm soát hoạt động và quản lý nguồn lực trên tàu

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

4

Nghiệp vụ xếp dỡ và bảo quản hàng hóa

60

30

28

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

5

Nghiệp vụ điều động tàu

40

20

18

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

6

Chuyên đề hàng hải

20

18

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

7

Thực hành tổng hợp

20

0

18

2

Thực hành

Tổng cộng

240

144

82

14

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học như lớp học 25 học viên.

Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi/kiểm tra hết học phần:

Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc đánh giá thực hành.

Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá:

- Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn và các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

- Sử dụng các kiến thức về khí tượng hải dương để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

- Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5.0 trở lên theo thang điểm 10.

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5.0 trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học, học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 3000 GT trở lên, bao gồm các môn thi như sau:

Hàng hải tổng hợp;

Nghiệp vụ tổng hợp;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 02

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN ĐẠI PHÓ TÀU TỪ 500 GT ĐẾN DƯỚI 3000 GT
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh:

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; học viên tốt nghiệp các ngành, nghề cùng nhóm ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng hoặc trung cấp, đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng hoặc trung cấp tương ứng được xem xét như học viên tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp chuyên ngành điều khiển tàu biển.

+ thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 240 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo sỹ quan hàng hải mức trách nhiệm quản lý ngành điều khiển tàu biển hạng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có đủ năng lực của đại phó tàu biển từ 500 GT đến dưới 3000 GT đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Vận dụng các kiến thức chung về dẫn tàu ở mức quản lý;

- Vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức quản lý;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức quản lý;

- Thông tin liên lạc ở mức quản lý.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn và các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

- Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

- Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển trong mọi điều kiện thời tiết;

- Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông lớn, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào vùng neo…);

- Dựa trên pháp luật quốc gia và quốc tế có thể ban hành các nội quy, quy định trong quản lý cũng như chuyên môn cho thuyền bộ đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 7

- Khối lượng học tập toàn khóa: 240 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 144 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 82 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 14 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Nghiệp vụ dẫn tàu

40

20

18

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Luật hàng hải

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Kiểm soát hoạt động và quản lý nguồn lực trên tàu

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Nghiệp vụ xếp dỡ và bảo quản hàng hóa

60

30

28

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Nghiệp vụ điều động tàu

40

20

18

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Chuyên đề hàng hải

20

18

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

7

Thực hành tổng hợp

20

0

18

2

Thực hành

Tổng cộng

240

144

82

14

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc thực hành;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn và các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn.

+ Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn.

+ Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước.

+ Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...).

+ Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5.0 trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học, học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT, bao gồm các môn thi như sau:

Hàng hải tổng hợp;

Nghiệp vụ tổng hợp;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 03

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN ĐẠI PHÓ TÀU DƯỚI 500 GT (HÀNH TRÌNH GẦN BỜ)
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ).

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên; các học viên tốt nghiệp các ngành, nghề cùng nhóm ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp, đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp được xem xét như học viên tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành điều khiển tàu biển;

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu dưới 500GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.

Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 210 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo sỹ quan hàng hải mức trách nhiệm quản lý ngành điều khiển tàu biển hạng tàu dưới 500 GT đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có đủ năng lực của đại phó hạng tàu dưới 500 GT đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Vận dụng các kiến thức chung về hàng hải ở mức vận hành;

- Vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức khai thác;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức vận hành;

- Thông tin liên lạc ở mức khai thác.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về địa văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

- Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

- Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường biển.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển trong mọi điều kiện thời tiết;

- Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông lớn, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào vùng neo…);

- Dựa trên pháp luật quốc gia và quốc tế có thể ban hành các nội quy, quy định trong quản lý cũng như chuyên môn cho thuyền bộ đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 6

- Khối lượng học tập toàn khóa: 210 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 101 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 97 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá: 12 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Nghiệp vụ dẫn tàu

40

15

23

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Luật hàng hải

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Nghiệp vụ xếp dỡ và bảo quản hàng hóa

60

15

43

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Kiểm soát hoạt động và quản lý nguồn lực trên tàu

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Nghiệp vụ điều động tàu

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Thực hành tổng hợp

20

0

18

2

Thực hành

Tổng cộng

210

101

97

12

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc thực hành.

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Vận dụng kiến thức về địa văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

+ Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

+ Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước;

+ Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

+ Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường biển.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học, học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ), bao gồm các môn thi như sau:

Lý thuyết tổng hợp;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 04

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NGẮN HẠN ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THUYỀN TRƯỞNG TÀU DƯỚI 50 GT HÀNH TRÌNH GẦN BỜ
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình huấn luyện ngắn hạn để thi, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT hành trình gần bờ.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh:

+ Tốt nghiệp trung học cơ sở;

+ Có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 60 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Huấn luyện nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tàu dưới 50 GT.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có đủ năng lực của thuyền trưởng hạng tàu dưới 50 GT đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/3 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về dẫn tàu ở mức vận hành;

- Hiểu và vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức khai thác;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức vận hành;

- Thông tin liên lạc ở mức khai thác.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về địa văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để dẫn tàu an toàn;

- Giám sát việc bốc, sắp xếp, chằng buộc và dỡ hàng cũng như trông coi hàng hóa trong suốt hành trình;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển trong mọi điều kiện thời tiết;

- Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông lớn, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào vùng neo…);

- Dựa trên pháp luật quốc gia và quốc tế có thể ban hành các nội quy, quy định trong quản lý cũng như chuyên môn cho thuyền bộ đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 3

- Khối lượng học tập toàn khóa: 60 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 39 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 18 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá: 03 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Nghiệp vụ dẫn tàu

20

10

9

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Luật hàng hải

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Nghiệp vụ xếp dỡ và bảo quản hàng hóa

20

10

9

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

60

39

18

3

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, nhưng số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Vận dụng kiến thức về địa văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để để dẫn tàu an toàn;

+ Giám sát việc bốc, sắp xếp, chằng buộc và dỡ hàng cũng như trông coi hàng hóa trong suốt hành trình;

+ Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

+ Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 05 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học, học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT hành trình gần bờ, bao gồm các môn thi như sau:

Lý thuyết tổng hợp;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 05

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN MÁY HAI TÀU CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH TỪ 3000 kW TRỞ LÊN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 240 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

Đào tạo sỹ quan hàng hải mức trách nhiệm quản lý ngành khai thác máy tàu biển hạng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2 Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực đảm nhận chức danh sỹ quan máy hai tàu biển có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Quản lý, lập kế hoạch và đánh giá chất lượng khai thác, đảm bảo hoạt động an toàn của hệ động lực chính và các hệ thống phục vụ;

- Tổ chức khai thác, phát hiện hư hỏng và khôi phục trạng thái làm việc của các thiết bị điện-điện tử, điều khiển;

- Tổ chức bảo dưỡng hiệu quả các máy móc và đảm bảo môi trường làm việc an toàn; Xác định và xử lý các tình huống sự cố máy trên tàu một cách an toàn;

- Vận dụng các bộ luật và công ước quốc tế liên quan nhằm đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường.

1.2.2. Về kỹ năng

- Tổ chức vận hành hiệu quả các máy móc hệ động lực;

- Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa các trang thiết bị điện, máy trên tàu;

- Phối hợp thực hiện đúng các quy trình, xử lý các tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong phạm vi bộ phận máy;

- Thực hiện giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan thông qua đối thoại và văn bản.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Tổ chức và quản trị hiệu quả nguồn nhân lực bộ phận máy;

- Tổ chức khai thác hiệu quả hệ động lực, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường phù hợp với các quy định của địa phương và quốc tế;

- Ban hành các quy định quản lý cũng như chuyên môn nhằm đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả của hệ động lực phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

Số lượng học phần: 09

Khối lượng học tập toàn khóa: 240 giờ

Khối lượng lý thuyết: 172 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 59 giờ

Kiểm tra đánh giá: 09 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Động cơ tàu thủy, nhiên liệu và dầu bôi trơn

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Khai thác hệ động lực tàu thủy

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Khai thác các hệ thống phục vụ hệ động lực tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Tự động điều khiển hệ động lực tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Khai thác thiết bị điện - điện tử tàu thủy

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa hệ động lực

30

14

15

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

7

Pháp luật hàng hải

30

29

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

8

Kiểm soát hoạt động và quản lý nguồn lực buồng máy

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

9

Thực tập

20

0

19

1

Vấn đáp

Tổng cộng

240

172

59

9

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học.

Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi/kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận.

Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá

- Các loại nhiên liệu, dầu bôi trơn cho động cơ tàu thủy;

- Nguyên lý, đặc điểm, khai thác các loại động cơ tàu thủy;

- Lập kế hoạch khai thác hệ động lực;

- Đánh giá và duy trì hoạt động an toàn của máy chính, phát hiện, xử lý các sự cố;

- Đánh giá và duy trì hoạt động an toàn của các hệ thống phục vụ;

- Khai thác, đảm bảo hoạt động của các hệ thống điều khiển, điều chỉnh tự động;

- Khai thác, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị điện-điện tử, điều khiển;

- Hệ thống kiểm tra liên tục máy và hệ thống bảo dưỡng theo kế hoạch; Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa máy móc hệ động lực;

- Giám sát và kiểm tra sự tuân thủ các quy định quốc tế để đảm bảo an toàn sinh mạng trên biển và bảo vệ môi trường, duy trì các thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, triển khai các quy trình khẩn cấp;

- Tổ chức nhóm làm việc, quản lý nguồn lực buồng máy.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5.0 trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học này học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên, bao gồm các môn thi như sau:

Hệ thống động lực;

Tự động - Điện;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 06

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN MÁY HAI TÀU CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH TỪ 750 kW ĐẾN DƯỚI 3000 kW
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên; trường hợp tốt nghiệp ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; học viên tốt nghiệp các ngành, nghề cùng nhóm ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng hoặc trung cấp, đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng hoặc trung cấp tương ứng được xem xét như học viên tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp chuyên ngành khai thác máy tàu biển.

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy hạng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên, tối thiểu 24 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 240 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo sỹ quan hàng hải mức trách nhiệm quản lý ngành khai thác máy tàu biển hạng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực của máy hai hạng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/3 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung kỹ thuật máy tàu biển ở mức quản lý;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức về kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển ở mức quản lý;

- Mô tả công tác bảo trì và sửa chữa máy tàu biển ở mức quản lý;

- Kiểm tra hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức quản lý.

1.2.2. Về kỹ năng

- Quản lý các ca trực máy an toàn;

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh phục vụ công việc;

- Quản lý được máy chính và máy phụ cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Quản lý được các hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, nước dằn và các hệ thống khác cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Quản lý được hệ thống điện, điện tử và điều khiển;

- Quản lý công tác bảo trì và sửa chữa được thiết bị điện, điện tử;

- Quản lý công tác bảo trì và sửa chữa được máy móc, thiết bị trên tàu;

- Quản lý hoạt động hành hải của tàu;

- Quản lý việc thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng chống ô nhiễm môi trường;

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập thực hiện ca trực máy an toàn;

- Quản lý máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Bảo dưỡng máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 9

- Khối lượng học tập toàn khóa: 240 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 172 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 59 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá: 09 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Động cơ tàu thủy, nhiên liệu và dầu bôi trơn

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Khai thác hệ động lực tàu thủy

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Khai thác các hệ thống phục vụ hệ động lực tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Tự động điều khiển hệ động lực tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Khai thác thiết bị điện - điện tử tàu thủy

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa hệ động lực

30

14

15

1

Vấn đáp hoặc thực hành

7

Pháp luật hàng hải

30

29

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

8

Kiểm soát hoạt động và quản lý nguồn lực buồng máy

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

9

Thực tập

20

0

19

1

Vấn đáp

Tổng cộng

240

172

59

9

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Khai thác máy chính cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

+ Quản lý nhiên liệu, dầu bôi trơn;

+ Đặc tính và sự phối hợp công tác động cơ Diesel và chân vịt;

+ Khai thác máy phụ và các hệ thống phục vụ hệ động lực tàu thủy;

+ Tự động điều khiển hệ động lực tàu thủy;

+ Khai thác thiết bị điện, điện tử tàu thủy;

+ Quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị trên tàu;

+ Triển khai, giám sát việc thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng chống ô nhiễm môi trường;

+ Quản lý các ca trực máy an toàn;

+ Quản lý hoạt động hành hải của tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học này học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW, bao gồm các môn thi như sau:

Hệ thống động lực;

Tự động - Điện;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 07

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN MÁY HAI TÀU CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH DƯỚI 750 kW
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên; các học viên tốt nghiệp các ngành, nghề cùng nhóm ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp, đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp được xem xét như học viên tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khai thác máy tàu biển;

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy hạng tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng.

- Thời gian đào, huấn luyện

Tổng số: 210 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo sỹ quan mức trách nhiệm quản lý ngành khai thác máy tàu biển hạng tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực của máy hai hạng tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/3 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung kỹ thuật máy tàu biển ở mức quản lý;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức về kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển ở mức quản lý;

- Mô tả công tác bảo trì và sửa chữa máy tàu biển ở mức quản lý;

- Kiểm tra hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức quản lý.

1.2.2. Về kỹ năng

- Quản lý ca trực máy an toàn;

- Sử dụng thành thạo tiếng Anh phục vụ công việc;

- Quản lý được máy chính và máy phụ cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Quản lý được các hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, nước dằn và các hệ thống khác cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Quản lý được hệ thống điện, điện tử và điều khiển;

- Quản lý công tác bảo trì và sửa chữa được thiết bị điện, điện tử;

- Quản lý công tác bảo trì và sửa chữa được máy móc, thiết bị trên tàu;

- Quản lý hoạt động hành hải của tàu;

- Quản lý việc thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng chống ô nhiễm môi trường.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập thực hiện ca trực máy an toàn;

- Quản lý máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Bảo dưỡng máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 9

- Khối lượng học tập toàn khóa: 210 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 161 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 40 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 9 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Động cơ tàu thủy, nhiên liệu và dầu bôi trơn

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Khai thác hệ động lực tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Khai thác các hệ thống phục vụ hệ động lực tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Tự động điều khiển hệ động lực tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Khai thác thiết bị điện - điện tử tàu thủy

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa hệ động lực

25

19

5

1

Vấn đáp hoặc thực hành

7

Pháp luật hàng hải

20

14

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

8

Kiểm soát hoạt động và quản lý nguồn lực buồng máy

20

14

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

9

Thực tập

20

19

0

1

Vấn đáp

Tổng cộng

210

161

40

9

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Khai thác máy chính cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

+ Quản lý nhiên liệu, dầu bôi trơn;

+ Đặc tính và sự phối hợp công tác động cơ Diesel và chân vịt;

+ Khai thác máy phụ và các hệ thống phục vụ hệ động lực tàu thủy;

+ Tự động điều khiển hệ động lực tàu thủy;

+ Khai thác thiết bị điện, điện tử tàu thủy;

+ Quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị trên tàu;

+ Triển khai, giám sát việc thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng chống ô nhiễm môi trường;

+ Quản lý các ca trực máy an toàn;

+ Quản lý hoạt động hành hải của tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học này học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW, bao gồm các môn thi như sau:

Lý thuyết tổng hợp;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 08

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NGẮN HẠN ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN MÁY TRƯỞNG TÀU CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH DƯỚI 75 kW
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình huấn luyện ngắn hạn để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

+ Có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 60 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Huấn luyện nghiệp vụ để thi, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực đảm nhận chức danh máy trưởng hạng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/3 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung kỹ thuật máy tàu biển ở mức quản lý;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức về kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển ở mức quản lý;

- Mô tả công tác bảo trì và sửa chữa máy tàu biển ở mức quản lý;

- Kiểm tra hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở quản lý.

1.2.2. Về kỹ năng

- Quản lý các ca trực máy an toàn;

- Sử dụng được tiếng Anh phục vụ công việc;

- Quản lý được máy chính và máy phụ cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Quản lý được các hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, nước dằn và các hệ thống khác cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Quản lý được hệ thống điện, điện tử và điều khiển;

- Quản lý công tác bảo trì và sửa chữa được thiết bị điện, điện tử;

- Quản lý công tác bảo trì và sửa chữa được máy móc, thiết bị trên tàu;

- Quản lý hoạt động hành hải của tàu;

- Quản lý việc thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng chống ô nhiễm môi trường.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập thực hiện ca trực máy an toàn;

- Quản lý máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Bảo dưỡng máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ tài sản, tiết kiệm vật liệu, vật tư, đấu tranh chống lại sai phạm;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 4

- Khối lượng học tập toàn khóa: 60 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 44 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 12 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 4 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Khai thác hệ động lực tàu thủy, nhiên liệu và dầu bôi trơn

15

10

4

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Khai thác hệ thống điện - điện tử và điều khiển tàu thủy

15

10

4

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa hệ động lực

15

10

4

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Kiểm soát hoạt động và quản lý nguồn lực buồng máy

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

60

44

12

4

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Khai thác máy chính cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

+ Quản lý nhiên liệu, dầu bôi trơn;

+ Khai thác máy phụ và các hệ thống phục vụ hệ động lực tàu thủy;

+ Khai thác thiết bị điện, điện tử tàu thủy;

+ Quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy và thiết bị trên tàu;

+ Triển khai, giám sát việc thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng chống ô nhiễm môi trường;

+ Quản lý các ca trực máy an toàn;

+ Quản lý hoạt động hành hải của tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học này học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW, bao gồm các môn thi như sau:

Lý thuyết tổng hợp;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 09

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN SỸ QUAN KỸ THUẬT ĐIỆN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng trở lên; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; học viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hoặc trung cấp các ngành cùng nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển, đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ đại học hoặc cao đẳng hoặc trung cấp tương ứng được xem xét như học viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hoặc trung cấp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển.

+ Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 240 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực đảm nhận chức danh sỹ quan kỹ thuật điện trên tàu biển đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/6 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về các thiết bị kỹ thuật điện - điện tử trên tàu biển;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức điện- điện tử khai thác trang thiết bị điện -điện tử trên tàu biển;

- Vận dụng các kiến thức chuyên ngành về điện - điện tử nhằm khai thác tốt các hệ thống điện tự động trên tàu thủy.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về điện - điện tử để vận hành và khai thác các trang thiết bị điện trên tàu;

- Vận dụng các kiến thức đã được trang bị về các thiết bị điện - điện tử để có thể sửa chữa và khắc phục các hỏng hóc thông thường trên các trang thiết bị điện - điện tử.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập trong công việc quản lý trang thiết bị điện - điện tử;

- Chịu trách nhiệm về khai thác và vận hành tốt và đúng quy trình của các thiết bị điện - điện tử trên tàu biển.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 6

- Khối lượng học tập toàn khóa: 240 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 183 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 45 giờ;

- Kiểm tra đánh giá 12 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Máy điện và khí cụ điện tàu thủy

40

28

10

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

2

Điều khiển tự động truyền động điện và điện tử công suất

40

28

10

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

3

Trạm phát điện tàu thủy và đo lường điện

40

33

5

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

4

Truyền động điện tàu thủy và điều khiển thủy khí

40

33

5

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

5

Hệ thống tự động và mạng truyền thông trên tàu thủy

40

33

5

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

6

Khai thác các hệ thống điện tàu thủy

40

28

10

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc Tự luận

Tổng cộng

240

183

45

12

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi/kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận.

Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá

- Đánh giá mức độ hiểu và vận hành các thiết bị kỹ thuật điện - điện tử trên tàu biển;

- Các kiến thức, kỹ năng về điều khiển tự động truyền động điện và điện tử công suất, Trạm phát điện tàu thủy và đo lường điện, Truyền động điện tàu thủy và điều khiển thủy khí;

- Các kiến thức, kỹ năng về Hệ thống tự động và mạng truyền thông trên tàu thủy, Khai thác các hệ thống điện tàu thủy;

- Khả năng sửa chữa và khắc phục các hỏng hóc thông thường trên các trang thiết bị điện - điện tử.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Ngay sau khi được công nhận hoàn thành khóa học, học viên được tham dự kỳ thi để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện, bao gồm các môn thi như sau:

Lý thuyết tổng hợp;

Thực hành tổng hợp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 10

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN ĐẠI PHÓ TÀU TỪ 3000 GT TRỞ LÊN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình đào tạo nâng cao trình độ cao đẳng để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến

- Đối tượng tuyển sinh:

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng; hoặc tốt nghiệp các ngành cùng nhóm ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng;

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện:

Tổng số: 150 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cho học viên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng để tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có đủ năng lực tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó hạng tàu t3000 GT trở lên đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2.1. Về kiến thức

- Vận dụng các kiến thức chung về dẫn tàu ở mức quản lý;

- Vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức quản lý;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức quản lý;

- Thông tin liên lạc ở mức quản lý.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn và các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

- Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

- Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...); Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển trong mọi điều kiện thời tiết;

- Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông lớn, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào vùng neo…);

- Dựa trên pháp luật quốc gia và quốc tế có thể ban hành các nội quy, quy định trong quản lý cũng như chuyên môn cho thuyền bộ đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 5

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 88 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 52 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 10 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Địa văn hàng hải

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Thiết bị hàng hải

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Vận chuyển hàng hóa

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Luật hàng hải

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Điều động tàu

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

150

88

52

10

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn và các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

+ Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

+ Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng an toàn, giám định mớn nước;

+ Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...); Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

+ Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 11

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN SỸ QUAN BOONG TÀU TỪ 500 GT TRỞ LÊN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình đào tạo nâng cao trình độ trung cấp để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp; hoặc tốt nghiệp trung cấp các ngành, nghề cùng nhóm ngành điều khiển tàu biển và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp;

+ Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng, trong đó có ít nhất 18 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên bao gồm 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca AB; hoặc đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong trên tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có tối thiểu 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.

Thời gian đào tạo/Huấn luyện

Tổng số: 150 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cho học viên trình độ trung cấp chuyên ngành điều khiển tàu biển để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan mức trách nhiệm vận hành ngành điều khiển tàu biển hạng tàu từ 500 GT trở lên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về dẫn tàu ở mức vận hành;

- Hiểu và vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức vận hành;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức vận hành;

- Thông tin liên lạc ở mức khai thác.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để lập kế hoạch hành trình, xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

- Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để trực ca, dẫn tàu an toàn;

- Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa, các thiết bị để triển khai làm hàng và giám sát việc làm hàng an toàn;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Sử dụng các tiêu chuẩn của IMO về thuật ngữ thông tin liên lạc hàng hải và sử dụng tiếng Anh dưới dạng viết và nói;

- Kiểm tra và báo cáo những chỗ hỏng và hư hại đối với không gian hàng hóa, nắp miệng khoang hàng và két dằn;

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường biển.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển theo ca trực;

- Tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 6

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 54 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 84 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 12 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ Thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Địa văn hàng hải

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Thiết bị hàng hải

20

3

15

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Thiên văn hàng hải

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển

20

3

15

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Vận chuyển hàng hóa

20

3

15

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Điều động tàu

30

15

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

150

54

84

12

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để lập kế hoạch hành trình, xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

+ Sử dụng các kiến thức về khí tượng thủy văn và hải dương học để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để trực ca, dẫn tàu an toàn;

+ Sử dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa, các thiết bị để triển khai làm hàng và giám sát việc làm hàng an toàn;

+ Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao... (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

+ Sử dụng các tiêu chuẩn của IMO về thuật ngữ thông tin liên lạc hàng hải và sử dụng tiếng Anh dưới dạng viết và nói;

+ Kiểm tra và báo cáo những chỗ hỏng và hư hại đối với không gian hàng hóa, nắp miệng khoang hàng và két dằn;

+ Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường biển.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 12

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN ĐỂ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỦY THỦ TRỰC CA
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Thủy thủ trực ca.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp; hoặc tốt nghiệp các ngành cùng nhóm ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp.

Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 335 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cho học viên trình độ sơ cấp nghề điều khiển tàu biển để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có đủ năng lực của thủy thủ trực ca đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/4, A-II/5và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về hàng hải ở mức hỗ trợ;

- Hiểu và vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức hỗ trợ;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức hỗ trợ;

- Bảo quản, sửa chữa ở mức hỗ trợ.

1.2.2. Về kỹ năng

- Sử dụng la bàn từ và la bàn con quay để lái tàu và đồng thời tuân theo lệnh lái bằng tiếng Anh;

- Cảnh giới bằng mắt và tai nghe một cách thích hợp, góp phần giám sát và kiểm soát ca trực an toàn;

- Vận hành các thiết bị khẩn cấp và áp dụng các biện pháp khẩn cấp;

- Sử dụng các thiết bị trên boong, góp phần cho việc đậu, neo tàu, làm hàng, làm dây, bảo quản sửa chữa trên tàu;

- Làm hàng và chằng buộc hàng hóa bao gồm cả hàng lỏng, độc hại nguy hiểm;

- Làm các khuyết dây, buộc các nút dây, nối các dây phục vụ cho các công việc trên tàu. Treo được các loại cờ hiệu và biết ý nghĩa của một số cờ đơn giản;

- Áp dụng các biện pháp an toàn khi làm việc trên tàu;

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Góp phần thực hiện ca trực biển an toàn;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu thủy (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 2

- Khối lượng học tập toàn khóa: 335 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 316 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 5 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Thực tập thủy thủ

320

0

316

4

Vấn đáp

Tổng cộng

335

14

316

5

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc Trắc nghiệm hoặc Tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Sử dụng la bàn từ và la bàn con quay để lái tàu và đồng thời tuân theo lệnh lái bằng tiếng Anh;

+ Cảnh giới bằng mắt và tai nghe một cách thích hợp, góp phần giám sát và kiểm soát ca trực an toàn;

+ Vận hành các thiết bị khẩn cấp và áp dụng các biện pháp khẩn cấp;

+ Sử dụng các thiết bị trên boong, góp phần cho việc đậu, neo tàu, làm hàng, làm dây, bảo quản sửa chữa trên tàu;

+ Làm hàng và chằng buộc hàng hóa bao gồm cả hàng lỏng, độc hại nguy hiểm;

+ Làm các khuyết dây, buộc các nút dây, nối các dây phục vụ cho các công việc trên tàu. Treo được các loại cờ hiệu và biết ý nghĩa của cờ hiệu;

+ Áp dụng các biện pháp an toàn khi làm việc trên tàu;

+ Áp dụng các phòng ngừa và góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 13

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN MÁY HAI TÀU CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH TỪ 3000 kW TRỞ LÊN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình đào tạo nâng cao trình độ cao đẳng để học, thi cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng; hoặc tốt nghiệp các ngành cùng nhóm ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng;

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy hạng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 150 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cho học viên nhóm ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng để tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ máy hai hạng tàu từ 3000 kW trở lên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ có đủ năng lực tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ máy hai hạng tàu từ 3000 kW trở lên.

1.2.1. Về kiến thức

- Vận dụng tốt quy trình khai thác thiết bị động lực chính, thiết bị phụ tàu biển vào thực tế;

- Vận dụng tốt quy trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị động lực chính, thiết bị phụ của tàu biển vào thực tế;

- Vận dụng tốt quy trình khai thác các máy móc, thiết bị điện tàu thủy vào thực tế;

- Vận dụng tốt các quy định cơ bản về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường vào thực tế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế;

- Vận dụng tốt các quy định về trực ca, giải thích được các chức năng, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và các quy định có liên quan trong Bộ luật STCW;

- Trình bày được cách sử dụng các phần mềm mô phỏng nghề khai thác máy tàu biển;

- Trình bày được cách sử dụng các chương trình tự động điều khiển hệ thống, thiết bị buồng máy tàu biển;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức đo, kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật máy và thiết bị hàng hải;

- Mô tả cấu tạo, hoạt động của tua bin hơi tàu biển.

1.2.2. Về kỹ năng

- Khai thác thiết bị động lực chính, thiết bị phụ của tàu biển đảm bảo an toàn, đúng quy trình kỹ thuật;

- Khai thác máy điện, thiết bị điện, điện tử tàu biển đảm bảo an toàn, đúng quy trình kỹ thuật;

- Tổ chức điều hành một phần bộ phận máy làm việc trong các điều kiện đặc biệt khó khăn (sự cố, sóng gió,...); tổ chức được làm việc theo nhóm và đào tạo, hướng dẫn, giám sát các thợ máy tàu biển có trình độ nghề thấp hơn (trung cấp, sơ cấp); tổ chức và điều hành sản xuất theo nhóm;

- Thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

- Vận hành, khai thác được các chương trình tự động điều khiển hệ thống, thiết bị buồng máy;

- Vận dụng trang thiết bị để đo, đánh giá tình trạng kỹ thuật máy móc và thiết bị tàu biển;

- Quản lý hệ động lực hơi nước đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Phán đoán, đánh giá được tình trạng kỹ thuật máy và thiết bị buồng máy;

- Thực hiện vận hành các hệ động lực tàu thủy trên mô phỏng

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Vận hành máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Bảo dưỡng máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 6

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 70 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 74 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 6 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Thiết bị và kỹ thuật đo

20

10

9

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Truyền động thủy lực, khí nén

30

20

9

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Kỹ thuật điện và điện tử tàu thủy

30

15

14

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Tua bin tàu thủy

20

10

9

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Chẩn đoán kỹ thuật máy tàu thủy

20

10

9

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Khai thác hệ động lực tàu thủy trên hệ thống mô phỏng

30

5

24

1

Vấn đáp hoặc thực hành

Tổng cộng

150

70

74

6

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc thực hành;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Phương pháp đo, kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật máy và thiết bị tàu thủy;

+ Cấu tạo, hoạt động và vận hành hệ thống thủy lực, khí nén;

+ Khai thác máy điện, thiết bị điện, điện tử tàu thủy đảm bảo an toàn, đúng quy trình kỹ thuật;

+ Khai thác tua bin hơi tàu biển;

+ Chẩn đoán, đánh giá tình trạng kỹ thuật máy và thiết bị buồng máy;

+ Khai thác hệ động lực tàu biển trên mô phỏng đảm bảo an toàn, đúng quy trình kỹ thuật;

+ Tổ chức điều hành bộ phận máy làm việc trong buồng máy trên hệ thống mô phỏng.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

- Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 14

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐỂ THI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN SỸ QUAN MÁY TÀU CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH TỪ 750 kW TRỞ LÊN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Chương trình đào tạo nâng cao trình độ trung cấp để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp hoặc tốt nghiệp các ngành cùng nhóm ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp;

+ Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng, trong đó có ít nhất 18 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên bao gồm 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca AB; hoặc đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy hạng tàu có tổng công suất máy chính dưới 750 kW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 150 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cho học viên trình độ trung cấp nhóm ngành khai thác máy tàu biển để thi, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan mức trách nhiệm vận hành ngành khai thác máy tàu biển hạng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực của sỹ quan máy hạng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung kỹ thuật máy tàu biển ở mức vận hành;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức về kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển ở mức vận hành;

- Mô tả công tác bảo trì và sửa chữa máy tàu biển ở mức vận hành;

- Kiểm tra hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức vận hành;

- Hiểu biết toàn diện về các nguyên tắc trực ca máy;

1.2.2. Về kỹ năng

- Duy trì được ca trực an toàn;

- Viết và nói được tiếng Anh phục vụ công việc;

- Sử dụng được hệ thống liên lạc nội bộ;

- Vận hành được máy chính và máy phụ cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Vận hành được các hệ thống nhiên liệu, bôi trơn, dằn và các hệ thống bơm khác cũng như các hệ thống điều khiển phối hợp;

- Vận hành được hệ thống điện, điện tử và điều khiển;

- Bảo trì và sửa chữa được thiết bị điện, điện tử;

- Sử dụng được các dụng cụ cầm tay, máy công cụ, dụng cụ đo để gia công và sửa chữa trên tàu;

- Bảo trì và sửa chữa được máy móc, thiết bị trên tàu;

- Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Duy trì được khả năng chạy biển của tàu;

- Ngăn chặn, kiểm soát và cứu hỏa trên tàu;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị cứu sinh, các biện pháp cấp cứu y tế.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập thực hiện ca trực máy an toàn;

- Vận hành máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Bảo dưỡng máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 5

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 130 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 15 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá: 5 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Nhiệt kỹ thuật

30

29

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Kỹ thuật điện, điện tử tàu thủy

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Động cơ Diesel

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Tổ chức và công nghệ sửa chữa

30

29

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Khai thác hệ động lực tàu thủy

30

24

5

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

150

130

15

5

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc thực hành;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Nhiệt động học và truyền nhiệt;

+ Khai thác thiết bị điện, điện tử tàu biển;

+ Khai thác động cơ Diesel tàu biển;

+ Tổ chức sửa chữa bộ phận máy;

+ Khảo sát hư hỏng chi tiết máy và phục hồi và sửa chữa chi tiết máy;

+ Vận hành thiết bị động lực chính tàu thủy;

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ Diesel tàu biển.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 15

CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN ĐỂ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỢ MÁY TRỰC CA
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Thợ máy trực ca.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp hoặc tốt nghiệp các ngành cùng nhóm ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 335 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao trình độ sơ cấp nhóm ngành khai thác máy tàu biển để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực của thợ máy trực ca đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/4, A-III/5 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu tên, công dụng, chức năng của các máy móc thiết bị trong buồng máy;

- Mô tả được cấu tạo, hoạt động của hệ động lực chính và các máy móc thiết bị phụ tàu thủy;

- Hiểu và vận dụng các kiến thức về nhiên liệu và các hoạt động liên quan;

- Mô tả được các công việc của thợ máy trực ca ở mức trợ giúp đáp ứng quy định Bộ luật STCW;

- Mô tả được các quy định cơ bản về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

- Hiểu được cách sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nội bộ trong phạm vi thợ máy.

1.2.2. Về kỹ năng

- Thực hiện đúng các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

- Góp phần thực hiện trực ca an toàn;

- Sử dụng hệ thống thông tin liên lạc nội bộ phù hợp;

- Góp phần vận hành an toàn các máy móc thiết bị tàu thủy;

- Sử dụng an toàn thiết bị điện tàu thủy;

- Góp phần cho việc bảo trì và sửa chữa trên tàu;

- Đọc đúng tên các thiết bị và nghe hiểu các khẩu lệnh bằng tiếng Anh.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Góp phần thực hiện ca trực máy an toàn;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 2

- Khối lượng học tập toàn khóa: 335 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 318 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá: 03 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Thực tập thợ máy

320

0

318

2

Vấn đáp

Tổng cộng

335

14

318

3

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

+ Tên, công dụng, chức năng của các máy móc thiết bị trong buồng máy;

+ Kiến thức về nhiên liệu và các hoạt động liên quan;

+ Trực ca buồng máy;

+ Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ;

+ Vận hành an toàn máy móc thiết bị tàu thủy;

+ Sử dụng an toàn thiết bị điện tàu thủy;

+ Bảo dưỡng và sửa chữa trên tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 16

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP ĐỂ THI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN SỸ QUAN KỸ THUẬT ĐIỆN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Sỹ quan kỹ thuật điện.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp; hoặc tốt nghiệp các ngành, nghề cùng nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp;

+ Có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện:

Tổng số: 150 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực cho học viên nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp để tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ để thi, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/6 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Mô tả được các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền động điện, hệ thống tự động, báo động, hệ thống buồng lái.

- Mô tả được các nguyên tắc điều khiển lập trình PLC, biến tần, thủy lực khí nén và ứng dụng của chúng.

- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các loại máy điện, khí cụ điện, hệ thống đin trên tàu biển.

1.2.2. Về kỹ năng

- Kiểm tra, chỉnh định các hệ thống tự động tàu thủy; sử dụng các dụng cụ bằng tay để đo đạc, kiểm tra điện, điện tử để tìm các hư hỏng và khắc phục; các biện pháp khẩn cấp và an toàn;

- Bảo dưỡng được hệ thống điều khiển thủy lực khí nén, điều khiển biến tần, PLC; bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống báo động, hệ thống tự động tàu thủy; bảo dưỡng các loại thiết bị điện - điện tử; các hệ thống điều khiển khác và các yêu cầu an toàn làm việc đối với các hệ thống điện trên tàu;

- Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu ngăn ngừa ô nhiễm; duy trì khả năng chạy trên biển của tàu; ngăn chặn, kiểm tra và cứu hỏa trên tàu; sử dụng thành thạo các thiết bị cứu sinh, các biện pháp cấp cứu y tế; tuân thủ theo yêu cầu pháp lý.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tế để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc;

- Có ý thức về học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc thợ kỹ thuật điện;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 05

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 25 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 115 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá: 10 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Điều khiển lập trình biến tần, PLC

30

5

23

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Điều khiển hệ thống thủy lực, khí nén

30

5

23

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống tự động

30

5

23

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống báo động

30

5

23

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị điện buồng lái

30

5

23

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

150

25

115

10

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền động điện, hệ thống tự động, báo động, hệ thống buồng lái;

+ Các nguyên tắc điều khiển lập trình PLC, Biến tần, thủy lực khí nén và ứng dụng của chúng;

- Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các loại máy điện, khí cụ điện, hệ thống đin trên tàu biển;

+ Kiểm tra, chỉnh định các hệ thống tự động tàu thủy;

+ Sử dụng các dụng cụ bằng tay để đo đạc, kiểm tra điện, điện tử để tìm các hư hỏng và khắc phục;

+ Bảo dưỡng được hệ thống điều khiển thủy lực khí nén, điều khiển biến tần, PLC;

+ Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống báo động, hệ thống tự động tàu thủy; Bảo dưỡng các loại thiết bị điện - điện tử;

+ Các hệ thống điều khiển khác và các yêu cầu an toàn làm việc đối với các hệ thống điện trên tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 05 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 17

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐỂ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỢ KỸ THUẬT ĐIỆN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Thợ kỹ thuật điện.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cấp; hoặc tốt nghiệp các ngành cùng nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp và đã hoàn thành chương trình bổ túc ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp.

Thời gian đào tạo hoặc huấn luyện:

Tổng số: 495 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình này được sử dụng để giảng dạy nâng cao trình độ sơ cấp nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển để cấp Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực đảm nhận chức danh thợ kỹ thuật điện đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/7của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Trình bày được các quy định liên quan đến thuyền viên, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường, công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra;

- Mô tả được nhiệm vụ, chức trách thợ kỹ thuật điện theo quy định ở trên tàu.

1.2.2. Về kỹ năng

- Giám sát được sự hoạt động của hệ thống điện và máy móc; vận hành được các bảng điện, trạm phát điện;

- Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa những hư hỏng cơ bản các hệ thống điện trên tàu;

- Hỗ trợ đánh giá được tình trạng hoạt động của trạm phát điện và bảng phân chia điện chính, các thiết bị khác trên tàu; hỗ trợ cấp cứu chăm sóc người trong các trường hợp.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tế để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc;

- Có ý thức về học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc thợ kỹ thuật điện;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 02

- Khối lượng học tập toàn khóa: 495 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 476 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá: 5 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Thực tập thợ kỹ thuật điện

480

0

476

4

Vấn đáp

Tổng cộng

495

14

476

5

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Các quy định cơ bản về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển;

+ Nhiệm vụ, chức trách thợ kỹ thuật điện theo quy định ở trên tàu;

+ Đọc, giám sát, đo các thông số điện, không điện, hoạt động của hệ thống điện và máy móc; vận hành các bảng điện, trạm phát điện;

+ Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa những hư hỏng cơ bản các khí cụ điện, máy điện, các hệ thống truyền động điện trên tàu;

+ Hỗ trợ đánh giá tình trạng hoạt động của trạm phát điện và bảng phân chia điện chính, các thiết bị khác trên tàu; hỗ trợ cấp cứu chăm sóc người trong các trường hợp.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 18

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện:

Bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý hàng hải; hoặc các chuyên ngành khác ngành thuộc ngành khoa học hàng hải tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều khiển tàu biển tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải.

Thời gian đào tạo

Tổng số: 380 giờ chuẩn (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo bổ túc chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học nhằm mục đích bổ túc các học phần chưa học; hoặc học chưa đầy đủ đối với các trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý hàng hải tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc chuyên ngành điều khiển tàu biển tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

- Diễn giải nguyên lý cơ bản về các thiết bị hàng hải, vận hành các quy trình khai thác hàng hải, an toàn hàng hải, luật hàng hải để giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hải mức độ trợ giúp;

- Vận dụng các kiến thức nền tảng để chọn giải pháp tối ưu nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến dẫn tàu an toàn, xác định vị trí tàu, khai thác và sử dụng các trang thiết bị hàng hải, điều động tàu thủy, vận chuyển hàng hóa;

- Sử dụng các quy tắc cơ bản trong vận hành trang thiết bị buồng lái để đảm bảo trực ca buồng lái an toàn đúng chức trách, nhiệm vụ của thủy thủ.

1.2.2. Về kỹ năng

- Thực hiện việc trực ca với nhiệm vụ của một thủy thủ là một phần của ca trực buồng lái;

- Thực hiện các mệnh lệnh theo nhiệm vụ được giao theo đúng chức trách, nhiệm vụ của thủy thủ;

- Vận hành các thiết bị và áp dụng các biện pháp khẩn cấp đúng quy trình trong các tình huống khẩn cấp theo chức trách, nhiệm vụ.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Thực hiện ca trực và vận hành các trang thiết bị trên tàu theo đúng quy trình và tuân thủ các quy định của quốc gia và quốc tế;

- Nhận thức và phối hợp thực hiện các quy trình khai thác vận hành tàu biển theo hệ thống quản lý an toàn quốc tế nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường theo chức trách, nhiệm vụ.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 06

- Khối lượng học tập toàn khóa: 380 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 55 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 318 giờ

- Kiểm tra đánh giá: 07 giờ.

3. Nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện:

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặckiểm tra hết học phần

1

Hàng hải cơ bản

10

9

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Trang thiết bị buồng lái

10

9

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Điều động tàu

10

9

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Vận chuyển hàng hóa

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Luật hàng hải

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

6

Thực tập thủy thủ

320

00

318

2

Vấn đáp

Tổng cộng

380

55

318

07

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, nhưng số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2 Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi hoặc kiểm tra hết học phần:

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc.

Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu thực tập, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá:

- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức về địa văn, thiên văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để lập kế hoạch hành trình, xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn;

- Đánh giá việc áp dụng các kiến thức về khí tượng hải dương để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để trực ca, dẫn tàu an toàn;

- Đánh giá việc áp dụng các kiến thức ổn định tàu và hàng hóa, các thiết bị để triển khai làm hàng và giám sát việc làm hàng an toàn;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...);

- Đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường biển.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 19

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh:

Tốt nghiệp nghề điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề quản lý hàng hải trình độ cao đẳng tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ cao đẳng tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 380 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ cao đẳng thuộc nhóm ngành điều khiển tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được bổ sung đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/1 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về dẫn tàu ở mức vận hành;

- Hiểu và vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức vận hành;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức vận hành;

- Thông tin liên lạc ở mức khai thác.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn;

- Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao… (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

- Đảm bảo an toàn, kiểm soát an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khi làm việc dưới tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển theo ca trực;

- Tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 4

- Khối lượng học tập toàn khóa: 380 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 57 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 318 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 5 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Luật hàng hải

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Nghiệp vụ điều động tàu

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Thực tập thủy thủ

320

0

318

2

Vấn đáp

Tổng cộng

380

57

318

5

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn;

+ Điều động tàu trong các điều kiện trên biển (tầm nhìn xa bị hạn chế, neo, khu vực mật độ tàu thuyền lớn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu, khu vực neo đậu, bến phao… (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...);

+ Đảm bảo an toàn, kiểm soát an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khi làm việc dưới tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 20

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp nghề điều khiển tàu biển trình độ trung cấp tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề quản lý hàng hải trình độ trung cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ trung cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 380 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ trung cấp thuộc nhóm ngành điều khiển tàu biển

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được bổ sung đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/3 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về dẫn tàu ở mức vận hành;

- Hiểu và vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức vận hành;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức vận hành;

- Thông tin liên lạc ở mức khai thác.

1.2.2. Về kỹ năng

- Sử dụng hiệu quả các kiến thức và thiết bị để duy trì trực ca an toàn;

- Vận dụng kiến thức về địa văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để lập kế hoạch hành trình, xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn; Sử dụng các kiến thức về khí tượng hải dương để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

- Đảm bảo an toàn, kiểm soát an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khi làm việc dưới tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên biển theo ca trực;

- Tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn, hiệu quả.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 4

- Khối lượng học tập toàn khóa: 380 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 57 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 318 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 5 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Trực ca

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Nghiệp vụ dẫn tàu

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Thực tập thủy thủ

320

0

318

2

Vấn đáp

Tổng cộng

380

57

318

5

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Sử dụng hiệu quả các kiến thức và thiết bị để duy trì trực ca an toàn;

+ Vận dụng kiến thức về địa văn, các trang thiết bị hàng hải trên buồng lái để lập kế hoạch hành trình, xác định vị trí tàu, kiểm tra và xác định sai số la bàn; Sử dụng các kiến thức về khí tượng hải dương để phân tích bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;

+ Đảm bảo an toàn, kiểm soát an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khi làm việc dưới tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 21

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ Sơ cấp.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp nghề điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề quản lý hàng hải trình độ sơ cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề điều khiển phương tiện thủy nội địa trình độ sơ cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 60 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ sơ cấp thuộc nhóm ngành điều khiển tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được bổ sung đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-II/4, A-II/5 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu và vận dụng các kiến thức chung về hàng hải ở mức hỗ trợ;

- Hiểu và vận dụng kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa ở mức hỗ trợ;

- Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu ở mức hỗ trợ;

- Bảo quản, sửa chữa ở mức hỗ trợ.

1.2.2. Về kỹ năng

- Sử dụng la bàn từ và la bàn con quay để lái tàu và đồng thời tuân theo lệnh lái bằng tiếng Anh;

- Cảnh giới bằng mắt và tai nghe một cách thích hợp, góp phần giám sát và kiểm soát ca trực an toàn;

- Vận hành các thiết bị khẩn cấp và áp dụng các biện pháp khẩn cấp;

- Sử dụng các thiết bị trên boong, góp phần cho việc đậu, neo tàu, làm hàng, làm dây, bảo quản sửa chữa trên tàu;

- Làm hàng và chằng buộc hàng hóa bao gồm cả hàng lỏng, độc hại nguy hiểm;

- Làm các khuyết dây, buộc các nút dây, nối các dây phục vụ cho các công việc trên tàu. Treo được các loại cờ hiệu và biết ý nghĩa của cờ hiệu;

- Áp dụng các biện pháp an toàn khi làm việc trên tàu;

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Góp phần thực hiện ca trực biển an toàn;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu thủy (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 3

- Khối lượng học tập toàn khóa: 60 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 24 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 33giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 3 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Trực ca

20

10

9

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Vận chuyển hàng hóa

10

9

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Thủy nghiệp - Thông hiệu

30

5

24

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

60

24

33

3

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Sử dụng hiệu quả các kiến thức và thiết bị để duy trì trực ca an toàn;

+ Làm các nút dây, khuyết để chằng buộc, làm dây buộc tàu;

+ Treo cờ, cờ hiệu đúng ý nghĩa và đúng theo quy định;

+ Vận dụng kiến thức vận chuyển hàng hóa để kiểm soát, chằng buộc, bảo quản hàng hóa an toàn.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 22

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp các chương trình đào tạo đại học ngành máy tàu biển của các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải, hoặc tốt nghiệp ngành sửa chữa máy tàu biển (máy tàu thủy) tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải.

- Thời gian đào tạo/Huấn luyện

Tổng số: 380 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo bổ túc khai thác máy tàu biển cung cấp các học phần chưa học hoặc học chưa đầy đủ đối với các trường hợp đã tốt nghiệp đại học các ngành gần. Chương trình trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành các sỹ quan máy tàu biển trong tương lai, đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi. Khi có đủ thời gian làm việc trên tàu theo quy định, người học có thể tham dự kỳ thi sỹ quan vận hành máy để tiếp tục đạt được sự thăng tiến nghề nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

- Vận dụng kiến thức cơ bản về máy chính và các máy phụ hệ động lực tàu biển ở mức độ trợ giúp;

- Tổ chức khai thác hệ động lực tàu thủy an toàn, hiệu quả, theo đúng chức trách nhiệm vụ;

- Thực hiện bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc hệ động theo nhiệm vụ được phân công.

1.2.2. Về kỹ năng

- Thực hiện việc trực ca với nhiệm vụ của một thợ máy là một phần của ca trực buồng máy;

- Thực hiện các mệnh lệnh theo nhiệm vụ được giao theo đúng chức trách, nhiệm vụ của thợ máy;

- Vận hành các máy móc sự cố và thực hiện đúng quy trình trong các tình huống khẩn cấp theo chức trách, nhiệm vụ.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Thực hiện ca trực và vận hành các máy móc, thiết bị theo đúng quy trình và tuân thủ các quy định của quốc gia và quốc tế;

- Nhận thức về hệ thống quản lý buồng máy và hệ thống quản lý an toàn quốc tế nhằm đảm bảo ca trực máy an toàn và bảo vệ môi trường theo chức trách, nhiệm vụ.

2. Khối lượng kiến thức

- Số lượng học phần: 03

- Khối lượng học tập toàn khóa : 380 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 38 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 338 giờ

- Kiểm tra đánh giá: 04 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Khai thác hệ động lực tàu thủy

30

19

10

1

Thi viết hoặc vấn đáp hoặc trắc nghiệm

2

Hệ thống quản lý buồng máy

30

19

10

1

Thi viết hoặc vấn đáp hoặc trắc nghiệm

3

Thực tập thợ máy

320

0

318

2

Vấn đáp

Tổng cộng

380

38

338

4

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi, kiểm tra kết thúc học phần

- Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp, gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức cơ bản về chức, năng, hoạt động của máy chính;

- Hiểu biết cơ bản về áp suất, nhiệt độ và các thông số công tác chính và chế độ hoạt động của máy chính;

- Kiến thức cơ bản về chức năng, hoạt động, chế độ làm việc của máy phụ;

- Kiến thức xử lý ô nhiễm môi trường và vận hành thiết bị chống ô nhiễm;

- Nhận ca, duy trì ca trực và giao ca;

- Đưa các máy móc vào hoạt động và theo dõi, duy trì chế độ hoạt động;

- Kiến thức về chức năng, hoạt động và vận hành các hệ thống hút khô, nước dằn;

- Hiểu biết cơ bản về hệ thống bảo dưỡng theo kế hoạch, hướng dẫn bảo dưỡng của nhà sản xuất và các chỉ dẫn trên tàu;

- Kiến thức về hệ thống quản lý an toàn quốc tế và áp dụng các biện pháp, quy trình phòng ngừa mất an toàn, ứng phó với các tình huống khẩn cấp trên tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 23

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp nghề sửa chữa máy tàu biển, nghề sửa chữa máy tàu thủy trình độ cao đẳng tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề sửa chữa máy tàu biển, nghề sửa chữa máy tàu thủy, nghề khai thác máy tàu biển, nghề khai thác máy tàu thủy, nghề vận hành khai thác máy tàu trình độ cao đẳng tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa hoặc tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải.

- Thời gian đào, huấn luyện

Tổng số: 380 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ cao đẳng thuộc nhóm ngành khai thác máy tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được bổ sung đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/1 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Diesel tàu thủy;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và bảo dưỡng các máy móc, thiết bị phụ trên tàu thủy;

- Trình bày được quy trình vận hành hệ thống điện trên tàu;

- Trình bày được các công việc của thợ máy trực ca đáp ứng quy định Bộ luật STCW;

- Trình bày được các quy định cơ bản về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

- Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực hàng hải;

- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận hành, khai thác an toàn hệ động lực tàu thủy;

- Bảo dưỡng, sửa chữa được động cơ Diesel và các máy móc, thiết bị tàu thủy;

- Vận hành được hệ thống điện trên tàu thủy;

- Thực hiện các công việc của thợ máy trực ca đáp ứng quy định trong Bộ luật STCW;

- Thực hiện đúng các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

- Sử dụng tiếng Anh phục vụ công việc.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập thực hiện ca trực máy an toàn;

- Vận hành máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Bảo dưỡng máy chính, máy và thiết bị phụ trong mọi tình huống;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 4

- Khối lượng học tập toàn khóa: 380 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 57 giờ; thực hành, thực tập, mô phỏng: 318 giờ; thi, kiểm tra đánh giá 5 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Tiếng Anh chuyên nghành

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Khai thác hệ động lực tàu thủy

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Thực tập thợ máy

320

0

318

2

Vấn đáp

Tổng cộng

380

57

318

5

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Khai thác hệ động lực tàu biển;

+ Quy định cơ bản, biện pháp thực hiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

+ Trực ca buồng máy;

+ Vận hành và bảo dưỡng máy móc và một số thiết bị phụ tàu biển;

+ Vận hành hệ thống và các thiết bị điện trên tàu biển;

+ Sử dụng tiếng Anh phục vụ công việc.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 24

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp nghề sửa chữa máy tàu biển, sửa chữa máy tàu thủy trình độ trung cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề sửa chữa máy tàu biển, sửa chữa máy tàu thủy, khai thác máy tàu biển, khai thác máy tàu thủy, vận hành máy tàu thủy trình độ trung cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa hoặc tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 380 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ trung cấp thuộc nhóm ngành Khai thác máy tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được bổ sung đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/1 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và bảo dưỡng các máy và thiết bị phụ trên tàu thủy;

- Trình bày được quy trình vận hành hệ thống điện trên tàu;

- Trình bày được các công việc của thợ máy trực ca đáp ứng quy định Bộ luật STCW;

- Trình bày được các quy định cơ bản về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận hành, bảo dưỡng được một số máy và thiết bị phụ tàu thủy;

- Vận hành được hệ thống điện trên tàu biển;

- Thực hiện được công việc trực ca đáp ứng quy định trong Bộ luật STCW;

- Thực hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

- Sử dụng được tiếng Anh phục vụ công việc.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Thực hiện ca trực máy an toàn;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 4

- Khối lượng học tập toàn khóa: 380 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 57 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 318 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 5 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Tiếng Anh chuyên nghành

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Máy và thiết bị phụ tàu thủy

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Thực tập thợ máy

320

0

318

2

Vấn đáp

Tổng cộng

380

57

318

5

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các máy và thiết bị tàu biển;

+ Quy định cơ bản về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

+ Trực ca buồng máy;

+ Vận hành và bảo dưỡng máy và một số thiết bị phụ tàu biển;

+ Vận hành hệ thống và các thiết bị điện trên tàu biển;

+ Sử dụng tiếng Anh phục vụ công việc.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 25

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp chuyên ngành sửa chữa máy tàu biển, sửa chữa máy tàu thủy trình độ sơ cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề sửa chữa máy tàu biển, sửa chữa máy tàu thủy, khai thác máy tàu biển, khai thác máy tàu thủy, vận hành máy tàu thủy trình độ sơ cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa hoặc tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải.

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 60 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ sơ cấp thuộc nhóm ngành khai thác máy tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được bổ sung đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/4, AIII/5 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và bảo dưỡng các máy và thiết bị phụ trên tàu thủy;

- Trình bày được các công việc của thợ máy trực ca đáp ứng quy định Bộ luật STCW.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận hành, bảo dưỡng được một số máy và thiết bị phụ tàu biển;

- Vận hành được hệ thống điện trên tàu biển;

- Thực hiện được công việc trực ca đáp ứng quy định trong Bộ luật STCW;

- Sử dụng được tiếng Anh phục vụ công việc.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Thực hiện ca trực máy an toàn;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Có tác phong, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu biển (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);

- Làm việc có kỷ luật, phối hợp nhóm tốt;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 3

- Khối lượng học tập toàn khóa: 60 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 57 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 0 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 3 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Máy và thiết bị phụ tàu thủy

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Trực ca

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Tiếng Anh chuyên ngành

20

19

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

60

57

0

3

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các máy và thiết bị tàu biển;

+ Quy định cơ bản về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

+ Trực ca buồng máy;

+ Vận hành và bảo dưỡng máy và một số thiết bị phụ tàu biển;

+ Sử dụng tiếng Anh phục vụ công việc.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 26

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện:

Bổ sung các kiến thức cần thiết về chuyên ngành kỹ thuật điện tàu thủy trình độ đại học.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh:

Các học viên đã tốt nghiệp trình độ đại học thuộc các chuyên ngành đào tạo điện tự động không thuộc lĩnh vực đào tạo về điện tự động tàu thủy.

Đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo đại học ngành điện tàu biển (điện tàu thủy) của các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp ngành điện tự động giao thông vận tải, điện tự động công nghiệp, tự động hóa hệ thống điện tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải.

- Thời gian đào tạo:

Tổng số: 570 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo các kiến thức bổ sung cần thiết cho các học viên có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành đào tạo điện tự động không thuộc lĩnh vực đào tạo về điện tự động tàu thủy.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu các kiến thức chung về các hệ thống điện trên tàu;

- Hiểu và vận dụng kỹ thuật điện - điện tử trong các sơ đồ hệ thống điện tàu thủy.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về điện - điện tử để vận hành các hệ thống điện tàu thủy;

- Sử dụng các kiến thức về điện - điện tử để sửa chữa các hỏng hóc các hệ thống điện tàu thủy.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

Chịu trách nhiệm về vận hành an toàn thiết bị điện và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 4

- Khối lượng học tập toàn khóa: 570 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 74 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 486 giờ;

- Kiểm tra đánh giá: 10 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Trạm phát điện tàu thủy

30

23

5

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Truyền động điện tàu thủy

30

28

0

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Các hệ thống điện tự động tàu thủy

30

23

5

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Thực tập thợ kỹ thuật điện

480

0

476

4

Vấn đáp

Tổng cộng

570

74

486

10

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi/kiểm tra hết học phần:

Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

4.2.3. Nội dung đánh giá:

- Kiến thức về các hệ thống truyền động điện trên tàu thủy;

- Kiến thức về các hệ thống tự động, báo động tàu thủy;

- Kiến thức về các hệ thống điện, bảng điện, trạm phát điện trên tàu biển;

- Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống truyền động điện và máy điện trên tàu;

- Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống tự động, báo động tàu thủy;

- Giám sát, vận hành hoạt động của hệ thống điện, bảng điện và trạm phát điện.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 27

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh:

Tốt nghiệp nghề kỹ thuật điện điện tử tàu biển; nghề kỹ thuật điện tử tàu thủy; nghề vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy; nghề vận hành tổ máy phát điện Diesel; nghề vận hành khai thác điện tàu thủy, nghề điện công nghiệp; nghề công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề kỹ thuật điện tàu biển; nghề điện tàu thủy; nghề kỹ thuật điện điện tử tàu biển; nghề kỹ thuật điện tử tàu thủy; nghề vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy; nghề vận hành tổ máy phát điện Diesel; nghề vận hành khai thác điện tàu thủy trình độ cao đẳng tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa hoặc tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải.

Thời gian đào tạo, huấn luyện:

Tổng số: 555 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ cao đẳng thuộc nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, được bổ sung đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/6 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Trình bày được các quy định liên quan đến thuyền viên, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường, công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra;

- Mô tả được nhiệm vụ, chức trách thợ kỹ thuật điện theo quy định ở trên tàu;

- Mô tả được các thông số, hướng dẫn an toàn trên các thiết bị của nhà sản xuất;

- Trình bày được các hệ thống truyền động điện trên tàu thủy;

- Trình bày được hệ thống tự động, báo động tàu thủy;

- Trình bày được các hệ thống điện, bảng điện, trạm phát điện trên tàu biển.

1.2.2. Về kỹ năng

- Sử dụng dụng cụ bằng tay, thiết bị đo điện và điện tử để tìm lỗi;

- Bảo dưỡng và sửa chữa được các hệ thống truyền động điện và máy điện trên tàu;

- Bảo dưỡng và sửa chữa được các hệ thống tự động, báo động tàu thủy;

- Giám sát, vận hành được hoạt động của hệ thống điện, bảng điện và trạm phát điện;

- Áp dụng các biện pháp an toàn và khẩn cấp trên tàu biển, các phòng ngừa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tế để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc;

- Có ý thức về học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc thợ kỹ thuật điện;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 06

- Khối lượng học tập toàn khóa: 555 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 29 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 515 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 11 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc Thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Thực hiện an toàn, an ninh hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống truyền động điện

20

5

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống tự động, báo động

20

5

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Vận hành trạm phát điện, bảng điện

20

5

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

5

Thực tập thợ kỹ thuật điện

480

0

476

4

Vấn đáp

Tổng cộng

555

29

515

11

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Các quy định cơ bản về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển;

+ Nhiệm vụ thợ kỹ thuật điện theo quy định ở trên tàu;

+ Đọc, giám sát, đo các thông số điện, không điện;

+ Kiến thức về các hệ thống truyền động điện trên tàu thủy;

+ Kiến thức về các hệ thống tự động, báo động tàu thủy;

+ Kiến thức về các hệ thống điện, bảng điện, trạm phát điện trên tàu biển;

+ Sử dụng dụng cụ bằng tay, thiết bị đo điện và điện tử để tìm lỗi;

+ Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống truyền động điện và máy điện trên tàu;

+ Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống tự động, báo động tàu thủy;

+ Giám sát, vận hành hoạt động của hệ thống điện, bảng điện và trạm phát điện;

+ Các biện pháp an toàn và khẩn cấp trên tàu biển, các phòng ngừa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

- Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 05 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 28

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp nghề kỹ thuật điện điện tử tàu biển; nghề kỹ thuật điện tử tàu thủy; nghề vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy; nghề vận hành tổ máy phát điện Diesel; nghề vận hành khai thác điện tàu thủy điện công nghiệp; nghề công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ trung cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề kỹ thuật điện tàu biển; nghề điện tàu thủy; nghề kỹ thuật điện điện tử tàu biển; nghề kỹ thuật điện tử tàu thủy; nghề vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy; nghề vận hành tổ máy phát điện Diesel; nghề vận hành khai thác điện tàu thủy trình độ trung cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa hoặc tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải.

- Thời gian đào tạo/Huấn luyện:

Tổng số: 535 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ trung cấp thuộc nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/7 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Trình bày được các quy định liên quan đến thuyền viên, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường, công ước ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra;

- Mô tả được nhiệm vụ, chức trách thợ kỹ thuật điện theo quy định ở trên tàu;

- Mô tả được các hệ thống truyền động điện trên tàu thủy, bảng điện, trạm phát điện trên tàu biển.

1.2.2. Về kỹ năng

- Sử dụng dụng cụ bằng tay, thiết bị đo điện và điện tử;

- Bảo dưỡng và sửa chữa được các hệ thống truyền động điện và máy điện trên tàu;

- Giám sát, vận hành được hoạt động của hệ thống điện, bảng điện và trạm phát điện;

- Áp dụng được các biện pháp an toàn và khẩn cấp trên tàu biển, phòng ngừa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tế để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc;

- Có ý thức về học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc thợ kỹ thuật điện;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 04

- Khối lượng học tập toàn khóa: 535 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 24 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 502 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 09 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Thực hiện an toàn, an ninh Hàng hải và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

15

14

0

1

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống truyền động điện

20

5

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

3

Vận hành trạm phát điện, bảng điện

20

5

13

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

4

Thực tập thợ kỹ thuật điện

480

0

476

4

Vấn đáp

Tổng cộng

535

24

502

9

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Các quy định cơ bản về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển;

+ Nhiệm vụ thợ kỹ thuật điện theo quy định ở trên tàu;

+ Đọc, giám sát, đo các thông số điện, không điện;

+ Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống truyền động điện và máy điện trên tàu;

+ Giám sát, vận hành hoạt động của hệ thống điện, bảng điện và trạm phát điện;

+ Các biện pháp an toàn và khẩn cấp trên tàu biển, phòng ngừa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 05 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 29

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Tốt nghiệp nghề kỹ thuật điện điện tử tàu biển; nghề kỹ thuật điện tử tàu thủy; nghề vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy; nghề vận hành tổ máy phát điện Diesel; nghề vận hành khai thác điện tàu thủy; nghề điện công nghiệp trình độ sơ cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải; hoặc tốt nghiệp nghề kỹ thuật điện tàu biển; nghề điện tàu thủy; nghề kỹ thuật điện điện tử tàu biển; nghề kỹ thuật điện tử tàu thủy; nghề vận hành thiết bị điện và đo lường điều khiển trên tàu thủy, nghề vận hành tổ máy phát điện Diesel; nghề vận hành khai thác điện tàu thủy trình độ sơ cấp tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa hoặc tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải

- Thời gian đào tạo/Huấn luyện:

Tổng số: 55 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Bổ túc kiến thức, kỹ năng cho học viên có trình độ sơ cấp thuộc nhóm ngành kỹ thuật điện tàu biển.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có đủ năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại mục A-III/7 của Bộ luật STCW.

1.2.1. Về kiến thức

- Mô tả được các hệ thống truyền động điện trên tàu thủy;

- Trình bày quy trình vận hành bảng điện, trạm phát điện trên tàu biển.

1.2.2. Về kỹ năng

- Sử dụng dụng cụ bằng tay, thiết bị đo điện và điện tử;

- Bảo dưỡng và sửa chữa được các hệ thống truyền động điện và máy điện trên tàu;

- Giám sát, vận hành được hoạt động của hệ thống điện, bảng điện và trạm phát điện;

- Áp dụng được các biện pháp an toàn và khẩn cấp trên tàu biển, phòng ngừa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Rèn luyện tính cẩn thận, vận dụng kiến thức vào thực tế để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc;

- Có ý thức về học tập để nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc thợ kỹ thuật điện;

- Có ý thức lao động, kỷ luật, trách nhiệm cao để nâng cao năng suất lao động;

- Tuân thủ các quy định an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần: 02

- Khối lượng học tập toàn khóa: 55 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 10 giờ; Thực hành, thực tập, mô phỏng: 41 giờ; Thi, kiểm tra đánh giá 04 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành hoặc thực tập hoặc mô phỏng

Thi hoặc kiểm tra hết học phần

1

Bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống truyền động điện

30

5

23

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

2

Vận hành trạm phát điện, bảng điện

25

5

18

2

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận

Tổng cộng

55

10

41

4

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp tiêu chuẩn không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi hoặc kiểm tra hết học phần

Học viên được dự thi hoặc kiểm tra hết học phần phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

- Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp trong các hình thức sau đây: Vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận;

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

- Nội dung đánh giá:

+ Đọc, giám sát, đo các thông số điện, không điện;

+ Bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống truyền động điện và máy điện trên tàu;

+ Giám sát, vận hành hoạt động của hệ thống điện, bảng điện và trạm phát điện;

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 05 điểm trở lên theo thang điểm 10.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 30

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT CỨU SINH
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về kỹ thuật cứu sinh trên biển cho thuyền viên, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt năng lực kỹ thuật cứu sinh được nêu tại Bảng A- VI/1-1 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phải đạt được kỹ năng sau:

- Thực hiện thuần thục việc mặc phao áo đúng kỹ thuật;

- Thực hiện thuần thục việc mặc và sử dụng quần áo giữ nhiệt;

- Nhảy an toàn từ độ cao xuống nước;

- Thực hiện thuần thục việc lật lại phao bè bị úp khi có mặc phao áo;

- Thực hiện thuần thục việc bơi khi có mặc phao áo;

- Thực hiện được việc giữ nổi trên mặt nước khi không mang phao áo;

- Thực hiện được việc lên phương tiện cứu sinh tập thể từ tàu và từ dưới nước có mang phao áo;

- Thực hiện thuần thục các hành động ban đầu khi trên các phương tiện cứu sinh tập thể để tăng cơ hội sống sót;

- Sử dụng thuần thục neo nổi;

- Sử dụng được các thiết bị trong phương tiện cứu sinh tập thể;

- Sử dụng được các trang thiết bị định vị bao gồm cả thiết bị vô tuyến.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 16 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này cùng với các chương huấn luyện: An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội, phòng cháy chữa cháy, sơ cứu cơ bản và nhận thức an ninh tàu biển, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản theo quy định.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Hiểu biết về phao áo, cách sử dụng;

- Hiểu biết về quần áo giữ nhiệt, cách sử dụng;

- Kỹ thuật nhảy từ độ cao xuống nước;

- Hiểu biết về lật lại phao bè bị úp khi có mặc phao áo;

- Hiểu biết về bơi khi có mặc phao áo;

- Hiểu biết về việc giữ nổi trên mặt nước khi không mang phao áo;

- Hiểu biết về việc lên phương tiện cứu sinh tập thể từ tàu và từ dưới nước có mang phao áo;

- Hiểu biết về các hành động ban đầu khi trên các phương tiện cứu sinh tập thể để tăng cơ hội sống sót;

- Hiểu biết về neo nổi, cách sử dụng;

- Hiểu biết về các thiết bị trong phương tiện cứu sinh tập thể, cách sử dụng;

- Hiểu biết về các trang thiết bị định vị bao gồm cả thiết bị vô tuyến, cách sử dụng.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Ti vi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.19

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Kỹ thuật cứu sinh

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Hướng dẫn an toàn và sinh tồn trên biển

1.0

2

Các tình huống khẩn cấp trên biển và Bảng phân công nhiệm vụ khi có báo động

1.0

3

Rời bỏ tàu

1.0

4

Các trang thiết bị cứu sinh cá nhân

1.0

3.0

5

Các phương tiện cứu sinh tập thể và xuồng cấp cứu

1.5

2.0

6

Rời bỏ tàu và sống sót

1.5

3.0

7

Thiết bị VTĐ phục vụ cứu sinh

1.0

1.0

8

Hành động của người được cứu

1.0

1.0

9

Đánh giá

1.0

Tổng

10.0

10.0

20

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 31

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN SINH MẠNG VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội cho thuyền viên, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt năng lực an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội được nêu tại Bảng A- VI/1-4 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phải đạt được kỹ năng sau:

- Tuân thủ các quy trình khẩn cấp;

- Nắm được các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển;

- Nắm được thực tiễn làm việc an toàn;

- Hiểu lệnh và thực hiện mệnh lệnh liên quan đến nhiệm vụ trên tàu;

- Điều chỉnh hiệu quả mối quan hệ con người trên tàu, có đầy đủ tinh thần và sức khỏe để làm việc trên tàu.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 16 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này cùng với các chương huấn luyện: Cứu sinh, phòng cháy chữa cháy, sơ cứu cơ bản và nhận thức an ninh tàu biển, học viên sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản theo quy định.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học.

Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Tuân thủ các quy trình khẩn cấp;

- Lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển;

- Thực tiễn làm việc an toàn;

- Thực hiện mệnh lệnh liên quan đến nhiệm vụ trên tàu;

- Điều chỉnh hiệu quả mối quan hệ con người trên tàu, có đầy đủ tinh thần và sức khỏe để làm việc trên tàu.

8. Thiết bị trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Ti vi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.21

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Tuân thủ các quy trình khẩn cấp

2.0

1.0

2

Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển

3.0

1.0

3

An toàn khi thực hiện công việc trên tàu

3.0

2.0

4

Tác động thông tin hiệu quả trên tàu

3.0

2.0

5

Sự tác động của quan hệ con người trên tàu

3.0

6

Nhận biết và hành động cần thiết phải kiểm soát sự mệt mỏi

3.0

7

Đánh giá

1.0

Cộng

18

6

Tổng cộng

24

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 32

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ TRÊN BÈ CỨU SINH VÀ XUỒNG CỨU NẠN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn cho thuyền viên đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo bảng A-VI/2-1 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-VI/2-1 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Đưa ra các lệnh đúng để hạ thủy và cho người lên bè cứu sinh, rời xa thân tàu, điều hành và đưa người rời khỏi bè cứu sinh;

- Chuẩn bị và hạ thủy an toàn bè cứu sinh và nhanh chóng rời xa thân tàu;

- Thu hồi an toàn bè cứu sinh và xuồng cứu nạn;

- Chèo và lái xuồng cũng như định hướng bằng la bàn;

- Thực hiện các hướng tìm kiếm, có tính đến yếu tố môi trường.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Kỹ năng chuẩn bị và hạ thủy bè cứu sinh và xuồng cứu nạn;

- Kiến thức về đưa người lên bè cứu sinh và xuồng cứu nạn;

- Kỹ năng thu hồi bè cứu sinh và xuồng cứu nạn;

- Kỹ năng chèo và lái xuồng cũng như định hướng bằng la bàn;

- Kỹ năng sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc và phát tín hiệu trên bè cứu sinh và xuồng cứu nạn;

- Kiến thức về sơ cứu ban đầu cho người được cứu.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Ti vi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.23.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Mở đầu

0.5

2

Khái quát chung

1.5

3

Rời bỏ tàu

0.5

4

Phương tiện cứu sinh tập thể và xuồng cấp cứu

1.0

5

Thiết bị nâng hạ phương tiện cứu sinh

1.0

6

Hạ và thu phương tiện cứu sinh tập thể và xuồng cấp cứu

1.0

7

Các việc phải làm khi rời xa tàu mẹ

0.5

8

Máy xuồng cứu sinh và các hệ thống phụ

1.5

9

Xuồng cấp cứu có máy tháo rời

1.0

10

Điều khiển phương tiện cứu sinh và xuống cấp cứu khi biển động

1.0

11

Hành động khi ở trên phương tiện cứu sinh

1.5

12

Cứu hộ bằng máy bay trực thăng

1.5

13

Thiết bị chống mất nhiệt

0.5

0.5

14

Thiết bị Radio

1.0

0.5

15

Sơ cứu

1.0

1.0

16

Thực hành nâng hạ xuồng

3.0

17

Thực hành hạ phao bè

3.0

18

Thực hành nâng hạ xuồng cứu nạn

3.0

19

Thực hành tổng hợp và kiểm tra

6.0

Cộng

15

17

Tổng cộng

32

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 33

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN XUỒNG CỨU NẠN CAO TỐC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về xuồng cứu nạn cao tốc cho thuyền viên đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo bảng A-VI/2-2 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phải đạt được kỹ năng sau:

- Hiểu cấu trúc, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị của xuồng cứu nạn cao tốc;

- Đảm trách các trang thiết bị hạ thủy thường được trang bị trong khi hạ thủy và thu hồi;

- Đảm trách xuồng cứu nạn cao tốc thường được trang bị trong khi hạ thủy và thu hồi;

- Đảm trách xuồng cứu nạn cao tốc sau khi hạ thủy;

- Vận hành xuồng cứu nạn cao tốc gắn máy.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện xuồng cứu nạn cao tốc.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, nhưng số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

Có kiến thức, kinh nghiệm trong việc chuẩn bị, lên xuồng, hạ thủy và vận hành xuồng cứu nạn cao tốc.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Cấu trúc, bảo trì, sửa chữa trang thiết bị của xuồng cứu nạn cao tốc;

- Các trang thiết bị hạ thủy thường được trang bị trong khi hạ thủy và thu hồi;

- Xuồng cứu nạn cao tốc thường được trang bị trong khi hạ thủy và thu hồi;

- Xuồng cứu nạn cao tốc sau khi hạ thủy;

- Vận hành xuồng cứu nạn cao tốc gắn máy.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Ti vi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.24.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Xuồng cứu nạn cao tốc

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành

1

Giới thiệu chung

0.5

2

Cấu trúc, trang bị của xuồng cứu nạn cao tốc và các thiết bị cá nhân trên xuồng

1.0

3

Các đặc tính và phương tiện riêng biệt của xuồng cứu nạn cao tốc

0.5

4

Phương tiện hàng hải và an toàn trên xuồng cứu nạn cao tốc

1.0

5

Các chú ý an toàn khi nâng hạ xuồng cứu nạn cao tốc

0.5

3.0

6

Điều khiển xuồng trong điều kiện bình thường và điều kiện thời tiết bất lợi

2.0

6.0

7

Quy trình lật lại xuồng cứu nạn cao tốc khi bị úp

0.5

2.0

8

Mô hình tìm kiếm và tác động của những yếu tố môi trường

1.5

3.0

9

Đánh giá tính sẵn sàng của xuồng cứu nạn cao tốc và trang thiết bị

0.5

10

Kiến thức về bảo dưỡng, sửa chữa khẩn cấp, bơm xả hơi các khoang nổi của xuồng cứu nạn bơm hơi

0.5

11

Phương pháp khởi động, khai thác máy và các thiết bị phụ trợ của xuồng cứu nạn cao tốc

0.5

1.0

Cộng

9

15

Tổng cộng

24

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 34

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN QUẢN LÝ ĐÁM ĐÔNG ĐỐI VỚI TÀU KHÁCH VÀ TÀU KHÁCH RO-RO
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho cho các sỹ quan và thuyền viên về quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở mục A-V/2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-V/2-1 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Sử dụng thuần thục các trang thiết bị cứu sinh và các kế hoạch kiểm soát trên tàu;

- Thực hiện thuần thục việc hướng dẫn hành khách đến khu vực tập trung và khu vực đặt xuồng cứu sinh;

- Thực hiện thuần thục các kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, các quy trình tập trung và sơ tán trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải. Giảng viên, huấn luyện viên phải:

- Có hiểu biết việc thiết lập các quy trình cho hành khách lên và xuống tàu;

- Được đào tạo về các kỹ năng hướng dẫn và năng lực đánh giá.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Các trang thiết bị cứu sinh và các kế hoạch kiểm soát trên tàu;

- Việc hướng dẫn hành khách đến khu vực tập trung và khu vực đặt xuồng cứu sinh;

- Các kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, các quy trình tập trung và sơ tán trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/ti vi.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.41

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - i giảng “Huấn luyện Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro”

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Phần mở đầu

0.5

2

Triển khai các kế hoạch, quy trình khẩn cấp để tập trung và sơ tán hành khách trên tàu

2.5

2.0

3

Tập trung và sơ tán hành khách

1.0

5.5

4

Đánh giá

0.5

Cộng

4.5

7.5

Tổng cộng

12

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 35

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN CHO NHÂN VIÊN PHỤC VỤ TRỰC TIẾP TRÊN KHOANG HÀNH KHÁCH TÀU KHÁCH VÀ TÀU KHÁCH RO-RO
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trong khoang hành khách và tàu khách Ro - Ro, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở quy định V/2 và mục A/V-2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại mục A/V-2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Thực hiện thành thạo quy trình liên lạc hiệu quả với thuyền viên và hành khách trong quá trình khẩn cấp;

- Thực hiện thuần thục quy trình hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng các thiết bị cứu sinh cá nhân;

- Thực hiện thuần thục quy trình đưa khách lên xuống tàu an toàn với lưu ý đặc biệt cho người tàn tật và người cần được giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trong khoang hành khách và tàu khách Ro - Ro.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

Giảng viên, huấn luyện viên phải:

- Có hiểu biết về việc thiết lập các quy trình cho hành khách lên và xuống tàu;

- Được đào tạo về các kỹ năng hướng dẫn và năng lực đánh giá.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Quy trình liên lạc hiệu quả với thuyền viên và hành khách trong quá trình khẩn cấp;

- Quy trình hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng các thiết bị cứu sinh cá nhân;

- Quy trình đưa khách lên xuống tàu an toàn với lưu ý đặc biệt cho người tàn tật và người cần được giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/ti vi.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.44

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trong khoang hành khách và tàu khách Ro - Ro

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

Giới thiệu về khóa học

0.5

1

Các yêu cầu để thực hiện hiệu quả thông tin liên lạc với hành khách trong trường hợp khẩn cấp

0.5

1.5

2

Trang thiết bị cứu sinh cá nhân, quy trình và hướng dẫn sử dụng

1.0

1.0

3

Quy trình tiếp nhận và trả hành khách

1.0

Đánh giá

0.5

Cộng

3.5

2.5

Tổng cộng

6

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 36

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN AN TOÀN HÀNH KHÁCH, AN TOÀN HÀNG HÓA VÀ TÍNH NGUYÊN VẸN CỦA VỎ TÀU ĐỐI VỚI TÀU KHÁCH VÀ TÀU KHÁCH RO-RO
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho cho các sỹ quan và thuyền viên về an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở mục A-V/2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại mục A-V/2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Thực hiện quy trình xếp dỡ hàng hóa của tàu khách Ro-Ro;

- Hiểu được các yêu cầu về vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm;

- Hiểu được các yêu cầu đối với việc chằng buộc hàng hóa và sử dụng các thiết bị, vật liệu chằng buộc hàng hóa;

- Đánh giá ổn định của tàu khách Ro-Ro;

- Thực hiện quy trình mở, đóng và cố định các cửa trên tàu;

- Theo dõi và duy trì chất lượng môi trường không khí trên tàu khách Ro-Ro.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải từ 18 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức khóa học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải, và phải:

- Có hiểu biết về việc thiết lập các quy trình cho hành khách lên và xuống tàu;

- Được đào tạo về các kỹ năng hướng dẫn và năng lực đánh giá.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Quy trình xếp dỡ hàng hóa của tàu khách Ro-Ro;

- Các yêu cầu về vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm;

- Các yêu cầu đối với việc chằng buộc hàng hóa và sử dụng các thiết bị, vật liệu chằng buộc hàng hóa;

- Đánh giá ổn định của tàu khách Ro-Ro;

- Quy trình mở, đóng và cố định các cửa trên tàu;

- Chất lượng môi trường không khí trên tàu khách Ro-Ro.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/tivi.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.29.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng An toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

Giới thiệu về khóa học

0.5

1

Quy trình tiếp nhận hàng hóa và hành khách lên tàu

2.5

2.0

2

Các yêu cầu đặc biệt đối với vận chuyển hàng nguy hiểm

1.0

0.5

3

Các yêu cầu đối với chằng buộc hàng hóa

1.5

0.5

4

Các yêu cầu về ổn định, hiệu số mớn nước và ứng suất của tàu

2.0

4.0

5

Các yêu cầu đối với hoạt động mở, đóng, chằng buộc các cửa và cầu dẫn

1.0

2.0

6

Các yêu cầu về môi trường không khí trong khoang chứa xe

1.0

1.0

7

Kiểm tra đánh giá

0.5

Cộng

10

10

Tổng cộng

20

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 37

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG VÀ PHẢN ỨNG CỦA CON NGƯỜI TRÊN TÀU KHÁCH VÀ TÀU KHÁCH RO-RO
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho cho các sỹ quan và thuyền viên về quản lý khủng hoảng trong các tình huống khẩn cấp trên tàu khách, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở mục A-V/2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-V/2-2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Thiết lập được quy trình khẩn cấp trên tàu khách;

- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực trên tàu trong những tình huống khẩn cấp;

- Kiểm soát ứng phó với những tình huống khẩn cấp;

- Kiểm soát hành khách và nhân sự khác trên tàu khách trong những tình huống khẩn cấp;

- Thiết lập và duy trì một cách hiệu quả thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 18 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải, và phải:

- Có hiểu biết về việc thiết lập các quy trình cho hành khách lên và xuống tàu;

- Được đào tạo về các kỹ năng hướng dẫn và năng lực đánh giá.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Quy trình khẩn cấp trên tàu khách;

- Sử dụng các nguồn lực trên tàu trong những tình huống khẩn cấp;

- Kiểm soát ứng phó với những tình huống khẩn cấp;

- Kiểm soát hành khách và nhân sự khác trên tàu khách trong những tình huống khẩn cấp;

- Thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/ti vi.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.42.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Huấn luyện quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

Giới thiệu về khóa học

0.5

1

Thiết lập quy trình khẩn cấp trên tàu

1.0

2

Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực trên tàu

0.5

2.0

3

Kiểm soát ứng phó với những tình huống khẩn cấp

0.5

3.0

4

Kiểm soát hành khách và nhân sự khác trên tàu trong những tình huống khẩn cấp, đặc biệt khi xảy ra tình huống khủng hoảng

2.0

5

Tầm quan trọng của việc thiết lập và duy trì một cách hiệu quả thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp

1.0

1.0

6

Kiểm tra đánh giá

0.5

6.0

6.0

Tổng

12

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 38

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NHẬN THỨC AN NINH TÀU BIỂN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về kiến thức cơ bản cho thuyền viên không được phân công thực hiện nhiệm vụ an ninh cụ thể trong kế hoạch an ninh tàu biển đáp ứng các quy định trong Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS), và phần A-VI/6 của Bộ luật về tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca cho thuyền viên (Bộ luật STCW và các sửa đổi).

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được kỹ năng trợ giúp thực hiện kế hoạch an ninh tàu biển, bao gồm những kỹ năng như sau:

- Nhận biết được ý nghĩa và cách thức thực hiện tại từng cấp độ an ninh;

- Thực hiện nhận biết được và phát hiện vũ khí, thiết bị và vật liệu nguy hiểm;

- Thực hiện nhận biết được các đặc điểm, hành vi của đối tượng có khả năng đe dọa an ninh;

- Thực hiện nhận biết được các hành động thường sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp an ninh;

- Hiểu rõ kiến thức về các quy trình và kế hoạch ứng phó sự cố.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 16 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này cùng với các chương huấn luyện: An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội, phòng cháy chữa cháy, sơ cứu cơ bản và kỹ thuật cứu sinh, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Ý nghĩa và cách thức thực hiện tại từng cấp độ an ninh;

- Cách phát hiện vũ khí, thiết bị và vật liệu nguy hiểm;

- Các đặc điểm, hành vi của đối tượng có khả năng đe dọa an ninh;

- Các hành động thường sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp an ninh;

- Các quy trình và kế hoạch ứng phó sự cố.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Ti vi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model course 3.27.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Nhận thức an ninh tàu biển.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Giới thiệu chung

1.0

2

Nâng cao nhận thức an ninh hàng hải

3.0

3

Nhận biết các đe dọa an ninh

2.5

4

Thấu hiểu về sự cần thiết và các biện pháp để duy trì nhận thức và cảnh giác về an ninh

1.0

5

Kiểm tra đánh giá

0.5

Tổng

08

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 39

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN CÓ NHIỆM VỤ AN NINH TÀU BIỂN CỤ THỂ
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về kiến thức cho những thuyền viên được phân công thực hiện nhiệm vụ an ninh cụ thể trong kế hoạch an ninh tàu biển đáp ứng quy đinh trong Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS), và phần A-VI/6 của Bộ luật về tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca cho thuyền viên (Bộ luật STCW và các sửa đổi).

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt năng lực để thực hiện nhiệm vụ thuyền viên có nhiệm vụ an ninh cụ thể trong kế hoạch an ninh tàu biển, bao gồm:

- Hiểu rõ kiến thức về các mối đe dọa và hình thái an ninh hàng hải hiện tại;

- Thực hiện thuần thục việc nhận biết, phát hiện vũ khí, các vật liệu và thiết bị nguy hiểm;

- Thực hiện thuần thục việc nhận biết các đặc điểm và biểu hiện hành vi của đối tượng có khả năng gây mối đe doạn an ninh;

- Thực hiện thuần thục việc nhận biết các kỹ xảo thường sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp an ninh;

- Thực hiện được các kỹ năng quản lý và kiểm soát đám đông;

- Thực hiện được việc liên lạc và trao đổi thông tin an ninh;

- Hiểu rõ kiến thức về các quy trình và kế hoạch ứng phó sự cố;

- Hiểu rõ các hoạt động của hệ thống và thiết bị an ninh;

- Thực hện được việc thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng thiết bị an ninh trên tàu;

- Thực hiện được các kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát và giám sát;

- Thực hiện được các phương pháp kiểm tra, lục soát người, tư trang, hành lý, hàng hóa và vật tư cấp lên tàu.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 16 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận huấn luyện thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể theo quy định.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Các mối đe dọa và hình thái an ninh hàng hải hiện tại;

- Nhận biết, phát hiện vũ khí, các vật liệu và thiết bị nguy hiểm;

- Nhận biết các đặc điểm và biểu hiện hành vi của đối tượng có khả năng gây mối đe doạn an ninh;

- Nhận biết các kỹ xảo thường sử dụng để vô hiệu hóa các biện pháp an ninh;

- Quản lý và kiểm soát đám đông;

- Việc liên lạc và trao đổi thông tin an ninh;

- Các quy trình và kế hoạch ứng phó sự cố;

- Hoạt động của hệ thống và thiết bị an ninh;

- Việc thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng thiết bị an ninh trên tàu;

- Các kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát và giám sát;

- Các phương pháp kiểm tra, lục soát người, tư trang, hành lý, hàng hóa và vật tư cấp lên tàu.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Hệ thống trình chiếu/Tivi;

A2 - Băng video, đĩa DVD/VCD, file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model course 3.26.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Giới thiệu chung

1.0

2

Duy trì các điều kiện theo kế hoạch an ninh của tàu

4.0

3

Nhận biết các nguy cơ và đe dọa an ninh

3.0

4

Thực hiện thanh tra an ninh tàu thường kỳ

2.0

5

Sử dụng thích hợp các hệ thống và thiết bị an ninh

1.0

6

Kiểm tra đánh giá

1.0

Tổng

12 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 40

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN SỸ QUAN AN NINH TÀU BIỂN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện kiến thức, kỹ năng để thực hiện và duy trì kế hoạch an ninh tàu biển cho những người có thể được phân công thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của một sỹ quan an ninh tàu biển đáp ứng quy định trong phần A/2.1.6 và phần A/12 của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS) và phần A-VI/5 của Bộ luật về tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca cho thuyền viên (Bộ luật STCW và các sửa đổi).

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện nhiệm vụ sỹ quan an ninh tàu biển như quy định A/12.2 của Bộ luật ISPS và A-VI/5 của Bộ luật STCW, bao gồm:

- Thực hiện thuần thục việc kiểm tra an ninh thường kỳ trên tàu để đảm bảo các biện pháp an ninh phù hợp được duy trì;

- Thực hiện tốt việc duy trì và giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh tàu, kể cả việc bổ sung sửa đổi liên quan;

- Thực hiện thuần thục việc điều phối các hoạt động trong an ninh trong quá trình làm hàng, cung cấp lương thực thực phẩm và dự trữ của tàu với những người trên tàu và với nhân viên an của bến cảng;

- Hiểu và đề xuất được những bổ sung sửa đổi cho kế hoạch an ninh tàu;

- Thực hiện thuần thục việc báo cáo cho cán bộ an ninh công ty về bất kỳ khiếm khuyết và sự không phù hợp nào được phát hiện trong các lần đánh giá nội bộ, soát xét định kỳ, đợt kiểm tra an ninh trên tàu, kiểm tra sự tuân thủ, thực hiện các hành động khắc phục;

- Thực hiện được việc nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác an ninh trên tàu;

- Đảm bảo được việc huấn luyện về an ninh đầy đủ cho những người trên tàu, tùy theo mức độ yêu cầu;

- Thực hiện thuần thục việc báo cáo tất cả các sự cố an ninh;

- Thực hiện được việc phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch an ninh tàu với cán bộ an ninh công ty và cán bộ an ninh bến cảng;

- Thực hiện tốt việc đảm bảo các thiết bị an ninh trên tàu được hoạt động, thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng phù hợp.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 18 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện sỹ quan an ninh tàu biển.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Kiểm tra an ninh thường kỳ trên tàu để đảm bảo các biện pháp an ninh phù hợp được duy trì;

- Duy trì và giám sát việc thực hiện kế hoạch an ninh tàu, kể cả việc bổ sung sửa đổi liên quan;

- Điều phối các hoạt động trong an ninh trong quá trình làm hàng, cung cấp lương thực thực phẩm và dự trữ của tàu với những người trên tàu và với nhân viên an của bến cảng;

- Bổ sung sửa đổi cho kế hoạch an ninh tàu;

- Việc báo cáo cho cán bộ an ninh công ty về bất kỳ khiếm khuyết và sự không phù hợp nào được phát hiện trong các lần đánh giá nội bộ, soát xét định kỳ, đợt kiểm tra an ninh trên tàu, kiểm tra sự tuân thủ, thực hiện các hành động khắc phục;

- Nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác an ninh trên tàu;

- Việc huấn luyện về an ninh đầy đủ cho những người trên tàu, tùy theo mức độ yêu cầu;

- Báo cáo tất cả các sự cố an ninh;

- Việc phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch an ninh tàu với cán bộ an ninh công ty và cán bộ an ninh bến cảng;

- Đảm bảo các thiết bị an ninh trên tàu được hoạt động, thử, hiệu chuẩn và bảo dưỡng phù hợp.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Ti vi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model course 3.19.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Sỹ quan an ninh tàu biển.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Mở đầu

1.5

2

Chính sách an ninh hàng hải

2.0

3

Trách nhiệm an ninh

2.0

4

Đánh giá an ninh tàu

2.0

5

Thiết bị an ninh

2.0

6

Kế hoạch an ninh tàu

2.0

7

Nhận biết, xác định và ứng phó các đe dọa

4.0

8

Các hoạt động an ninh

1.5

9

Sẵn sàng ứng phó sự cố, huấn luyện và thực tập

1.0

10

Quản trị an ninh

1.0

11

Đào tạo về an ninh

0.5

12

Kiểm tra đánh giá

0.5

Tổng

20 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 41

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về phòng cháy chữa cháy cho thuyền viên, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-VI/1 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt năng lực phòng cháy chữa cháy được nêu tại Bảng A- VI/1-2 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phải đạt được kỹ năng sau:

- Giảm thiểu nguy cơ cháy và đảm bảo trạng thái sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến lửa;

- Cứu hỏa và dập lửa.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 16 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này cùng với các chương huấn luyện: Cứu sinh, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội, sơ cứu cơ bản và nhận thức an ninh tàu biển, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản theo quy định.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Giảm thiểu nguy cơ cháy và đảm bảo trạng thái sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến lửa;

- Cứu hỏa và dập lửa.

8. Hỗ trợ giảng dạy (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Tivi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.20

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Phòng cháy chữa cháy

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

Giới thiệu, an toàn và các nguyên tắc

1.0

Chương 1: Giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn

1

Khái niệm và ứng dụng của tam giác cháy trong cháy nổ

1.0

2

Phân loại và nguồn gốc phát lửa

0.5

3

Vật liệu dễ cháy thường thấy trên tàu

1.0

4

Sự cần thiết của việc duy trì cảnh giác

1.0

5

Những nguy cơ hỏa hoạn

0.5

Cộng

4.0

I

Chương 2: Duy trì trạng thái sẵn sàng ứng phó khi có tình huống khẩn cấp liên quan đến cháy

1

Tổ chức phòng cháy chữa cháy trên tàu

0.5

0.5

2

Vị trí của các thiết bị cứu hỏa & các lối thoát hiểm khẩn cấp

0.5

0.5

3

Sự lan truyền của đám cháy ra các phần khác trên tàu

0.5

4

Các biện pháp phát hiện lửa và khói trên tàu và hệ thống báo động tự động

0.5

0.5

5

Phân loại hỏa hoạn và các chất dập lửa được sử dụng

0.5

Cộng

2.5

1.5

II

Chương 3: Chống cháy và dập tắt đám cháy

1

Chọn lựa các thiết bị chống cháy và trang bị

1.0

4.0

2

Biện pháp phòng ngừa và sử dụng hệ thống chữa cháy cố định

0.5

1.5

3

Cách sử dụng thiết bị thở trong khi cứu hỏa

0.5

1.5

4

Cách sử dụng thiết bị thở trong việc cứu nạn

1.0

Cộng

2.0

8.0

Đánh giá

1.0

Tổng

10.5

9.5

20

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 42

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NÂNG CAO
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình huấn luyện nhằm mục đích đào tạo cho học viên về cách kiểm soát, tổ chức chiến thuật và chỉ huy phòng cháy chữa cháy phòng cháy chữa cháy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-VI/3 của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt cách kiểm soát, tổ chức chiến thuật và chỉ huy phòng cháy chữa cháy được nêu tại Bảng A-VI/3 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phải đạt được kỹ năng như sau:

- Kiểm soát các hoạt động cứu hỏa trên tàu, đặc biệt là khâu tổ chức và chỉ huy;

- Tổ chức và huấn luyện cho thuyền viên về công tác cứu hỏa;

- Kiểm tra và sử dụng các thiết bị cũng như các hệ thống phát hiện và dập cháy;

- Điều tra làm báo cáo tai nạn liên quan đến hỏa hoạn trên tàu.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia chương trình huấn luyện này phải:

- Đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản về phòng cháy chữa cháy trên tàu.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này, các học viên sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện phòng cháy chữa cháy nâng cao theo quy định.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Kiểm soát các hoạt động cứu hỏa trên tàu, đặc biệt là khâu tổ chức và chỉ huy;

- Tổ chức và huấn luyện cho thuyền viên về công tác cứu hỏa;

- Kiểm tra và sử dụng các thiết bị cũng như các hệ thống phát hiện và dập cháy;

- Điều tra làm báo cáo tai nạn liên quan đến hỏa hoạn trên tàu.

8. Hỗ trợ giảng dạy (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Tivi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 2.03

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Phòng cháy chữa cháy nâng cao

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Chương 1: Kiểm soát thao tác cứu hỏa trên tàu

10.0

2

Chương 2: Tổ chức và huấn luyện đội cứu hỏa

6.0

3

Chương 3: Kiểm tra và bảo quản hệ thống, thiết bị phát hiện và dập tắt hỏa hoạn

3.0

8.0

4

Chương 4: Điều tra và thu thập báo cáo về các sự cố

2.0

2.0

Đánh giá

1.0

Tổng

16

16

32

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 43

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CƠ BẢN CHO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU DẦU VÀ TÀU HÓA CHẤT
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cơ bản cho các sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu dầu và tàu hóa chất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-V/1-1 của Bộ luật STCW.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-V/1-1-1 của Bộ luật STCW. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Tham gia thực hiện các hoạt động hàng hóa an toàn trên tàu dầu và tàu hóa chất;

- Thực hiện phòng ngừa các nguy hiểm;

- Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

- Thực hiện các hoạt động dập cháy;

- Ứng phó với các tình huống khẩn cấp;

- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ việc thải dầu và hóa chất.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất.

Học viên đã có thời gian đi biển 3 tháng trở lên trên tàu dầu hoặc tàu hóa chất, được cơ sở đào tạo miễn học tập, huấn luyện, nhưng phải tham gia kiểm tra, đánh giá năng lực để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:

- Thỏa mãn yêu cầu ở Mục A-I/6 của Bộ luật STCW;

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong hoặc máy trở lên và nắm vững tính chất hàng hóa, có kinh nghiệm trong các hoạt động làm hàng và các quy trình an toàn trên tàu.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

Nội dung đánh giá:

+ Các loại tàu dầu và tàu hóa chất;

+ Hệ thống làm hàng trên tàu dầu và tàu hóa chất;

+ Các thuộc tính vật lý và hóa học của dầu mỏ và hóa chất;

+ Các nguy hiểm của dầu mỏ và hóa chất;

+ Các biện pháp kiểm soát nguy hiểm của dầu mỏ và hóa chất;

+ Các thiết bị an toàn và bảo vệ con người;

+ Các hoạt động dập cháy trên tàu dầu mỏ và tàu hóa chất;

+ Hoạt động làm hàng trên tàu dầu;

+ Hoạt động làm hàng trên tàu hóa chất;

+ Các quy trình khẩn cấp;

+ Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm do dầu và hóa chất.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/tivi.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.01

10. Tài liệu học tập (T)

T1 Bài giảng huấn luyện cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Kiến thức cơ bản về tàu két

2.0

2

Các thuộc tính vật lý và hóa học của dầu mỏ và hóa chất

5.0

3

Văn hóa an toàn và quản lý an toàn trên tàu két

2.0

4

Kiểm soát các nguy hiểm

6.5

0.5

5.

Công tác an toàn

7.5

1.5

6

Các hoạt động an toàn và dập cháy

5.0

5.0

7

Các hoạt động làm hàng

7.0

8

Quy trình khẩn cấp

1.5

9

Ngăn ngừa ô nhiễm

1.5

10

Nghiên cứu các tình huống khẩn cấp trên tàu dầu và tàu vận chuyển hàng độc hại

1.0

11

Đánh giá

1.0

40.0

7.0

Tổng

47

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 44

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO CHO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU DẦU
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện nâng cao cho các sỹ quan và thuyền viên có trách nhiệm và nhiệm vụ trực tiếp đến khai thác hệ thống hàng hóa trên tàu dầu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-V/1-1 của Bộ luật STCW.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-V/1-1-2 của Bộ luật STCW. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Có khả năng thực hiện và kiểm tra an toàn tất cả các thao tác với hàng dầu;

- Làm quen với các thuộc tính vật lý và hóa học của hàng dầu mỏ;

- Thực hiện các lưu ý để phòng tránh nguy hiểm;

- Thực hiện các lưu ý về an toàn và sức khỏe nhề nghiệp;

- Có khả năng ứng phó với các tình huống nguy cấp;

- Thực hiện các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của luật.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Các học viên tham gia chương trình huấn luyện này phải:

- Có chứng chỉ huấn luyện cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất;

- Có ít nhất 3 tháng làm việc trên tàu dầu hoặc có 1 tháng được huấn luyện theo chương trình được thừa nhận trên tàu dầu trong đó có tối thiểu 3 lần nhận và 3 lần trả hàng.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này, các học viên sẽ được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nâng cao tàu dầu.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:

- Thỏa mãn yêu cầu ở Mục A-I/6 của Bộ luật STCW;

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan quản lý boong hoặc máy trở lên và nắm vững tính chất hàng hóa, có kinh nghiệm trong các hoạt động làm hàng và các quy trình an toàn trên tàu.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

Nội dung đánh giá:

+ Thiết kế, các hệ thống và thiết bị trên tàu dầu;

+ Các loại bơm và đặc tính của chúng;

+ Công tác an toàn và kiểm tra an toàn trên tàu dầu;

+ Đo và tính dầu;

+ Hoạt động làm hàng trên tàu dầu;

+ Các quy trình và danh mục kiểm tra trên tàu dầu;

+ Các thuộc tính vật lý và hóa học của dầu mỏ;

+ Các nguy hiểm và biện pháp kiểm soát nguy hiểm trên tàu dầu;

+ Công tác đánh giá rủi ro và an toàn con người trên tàu dầu;

+ Các quy trình khẩn cấp trên tàu dầu;

+ Quy trình ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trên tàu dầu;

+ Công tác kiểm tra và kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của luật.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/tivi

A2 - Videos

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.02

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng huấn luyện nâng cao tàu dầu

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Hiểu biết về thiết kế, các hệ thống và thiết bị tàu dầu

4.0

3.0

2

Hiểu biết về các đặc tính bơm, các loại bơm và vận hành an toàn chúng

3.0

3

Văn hóa an toàn và thực thi hệ thống quản lý an toàn trên tàu két

1.0

4

Thấu hiểu về hệ thống kiểm tra và an toàn, bao gồm đóng khẩn cấp

1.5

5

Xếp, dỡ và bảo quản hàng hóa

1.5

1.5

6

Hiểu biết về ảnh hưởng của hàng lỏng rời tới hiệu số mơn nước, ổn định và nguyên vẹn cấu trúc

0.5

2.0

7

Thấu hiểu về các hoạt động làm hàng trên tàu dầu

9.5

5.5

8

Cải thiện kế hoạch làm hàng, các quy trình và danh mục kiểm tra

1.5

9

Khả năng hiệu chuẩn và sử dụng hệ thống đo và kiểm tra,

0.5

1.0

10

Khả năng quản lý và giám sát các nhân viên làm hàng

1.5

11

Thấu hiểu về các thuộc tính vật lý và hóa học của dầu mỏ

2.0

1.0

12

Thấu hiểu về các nguy hiểm và các biện pháp kiểm soát

4.0

13

Thấu hiểu về thực hiện công việc an toàn: đánh giá rủi ro và an toàn con người trên tàu dầu

2.5

14

Thấu hiểu về các quy trình khẩn cấp trên tàu dầu

2.0

15

Các hành động cần làm khi va chạm, mắc cạn hoặc tràn hàng

1.5

16

Hiểu biết về quy trình sơ cứu

1.5

17

Hiểu biết về quy trình ngăn ngừa ô nhiễm không khí và môi trường

1.5

18

Thấu hiểm các điều khoản của MARPOL 73/78, các tài liều liên quan của IMO và các quy định của cảng thường được áp dụng

1.5

19

Nghiên cứu tình huống

4.0

20

Đánh giá

1.0

46.0

14.0

Tổng

60.0 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 45

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO CHO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU HÓA CHẤT
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện nâng cao cho các sỹ quan và thuyền viên có trách nhiệm và nhiệm vụ trực tiếp đến khai thác hệ thống hàng hóa trên tàu hóa chất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-V/1-1 của Bộ luật STCW.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-V/1-1-3 của Bộ luật STCW. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Có khả năng thực hiện và kiểm tra an toàn tất cả các thao tác với hàng hóa chất;

- Làm quen với các thuộc tính vật lý và hóa học của hàng hóa chất;

- Thực hiện các lưu ý để phòng tránh nguy hiểm;

- Thực hiện các lưu ý về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

- Có khả năng ứng phó với các tình huống nguy cấp;

- Thực hiện các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của luật;

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Các học viên tham gia chương trình huấn luyện này phải:

- Có chứng chỉ huấn luyện cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất;

- Có ít nhất 3 tháng phục vụ trên tàu hóa chất hoặc có 1 tháng được huấn luyện theo chương trình được thừa nhận trên tàu hóa chất, trong đó có tối thiểu 3 lần nhận và 3 lần trả hàng.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này, các học viên sẽ được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nâng cao tàu hóa chất.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:

- Thỏa mãn yêu cầu ở Mục A-I/6 của Bộ luật STCW;

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan quản lý boong hoặc máy trở lên và nắm vững tính chất hàng hóa, có kinh nghiệm trong các hoạt động làm hàng và các quy trình an toàn trên tàu.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

Nội dung đánh giá:

+ Thiết kế, các hệ thống và thiết bị trên tàu hóa chất;

+ Các loại bơm và đặc tính của chúng;

+ Công tác an toàn và kiểm tra an toàn trên tàu hóa chất;

+ Đo và tính hóa chất:

+ Hoạt động làm hàng trên tàu hóa chất;

+ Các quy trình và danh mục kiểm tra trên tàu hóa chất;

+ Các thuộc tính vật lý và hóa học của hóa chất;

+ Các nguy hiểm và biện pháp kiểm soát nguy hiểm trên tàu hóa chất;

+ Công tác đánh giá rủi ro và an toàn con người trên tàu hóa chất;

+ Các quy trình khẩn cấp trên tàu hóa chất;

+ Quy trình ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trên tàu hóa chất;

+ Công tác kiểm tra và kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của luật.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.03

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng huấn luyện nâng cao tàu hóa chất

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Hiểu biết về thiết kế, các hệ thống và thiết bị tàu hóa chất

1.5

6.5

2

Hiểu biết về các đặc tính bơm, các loại bơm và vận hành an toàn chúng

1.5

3

Văn hóa an toàn và thực thi hệ thống quản lý an toàn trên tàu két

1.5

4

Thấu hiểu về hệ thống kiểm tra và an toàn, bao gồm đóng khẩn cấp

1.5

5

Thể hiện khả năng đo và tính hàng

1.5

1.5

6

Hiểu biết về ảnh hưởng của hàng lỏng rời tới hiệu số mớn nước, ổn định và nguyên vẹn cấu trúc

1.5

7

Thấu hiểu về các hoạt động làm hàng trên tàu hóa chất

4.0

6.5

8

Cải thiện và thực thi kế hoạch làm hàng, các quy trình và danh mục kiểm tra

1.5

9

Khả năng hiệu chuẩn và sử dụng hệ thống đo và kiểm tra

0.5

1.0

10

Khả năng quản lý và giám sát các nhân viên làm hàng

1.5

11

Thấu hiểu về các thuộc tính vật lý và hóa học của chất lỏng độc hại

1.5

12

Hiểu biết về các thông tin hàm chứa trong SDS

1.5

13

Thấu hiểu về các nguy hiểm và các biện pháp kiểm soát

4.5

14

Thấu hiểu về các nguy hiểm khi không tuân thủ các luật và quy tắc liên quan

1.0

15

Thấu hiểu về thực hiện công việc an toàn: đánh giá rủi ro và an toàn con người trên tàu hóa chất

3.0

16

Thấu hiểu về các quy trình khẩn cấp trên tàu hóa chất

2.5

17

Các hành động khi va chạm, mắc cạn hoặc tràn hàng

0.5

18

Hiểu biết về quy trình sơ cứu trên tàu hóa chất, có tham chiếu MFAG

3.0

19

Hiểu biết về quy trình ngăn ngừa ô nhiễm không khí và môi trường

1.5

20

Thấu hiểm các điều khoản của MARPOL 1973/1978, các tài liệu liên quan của IMO và các quy định của cảng thường được áp dụng

1.5

21

Kỹ năng sử dụng IBC Code và các tài liệu liên quan

3.0

22

Nghiên cứu tình huống

3.0

23

Đánh giá

1.5

40.0

20.0

Tổng

60.0 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 46

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CƠ BẢN CHO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU KHÍ HÓA LỎNG
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cơ bản cho các sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu khí hóa lỏng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-V/1-2 của Bộ luật STCW.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-V/1-2-1 của Bộ luật STCW. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Góp phần vào việc vận hành an toàn tàu khí hóa lỏng;

- Thực hiện các lưu ý để ngăn ngừa các nguy hiểm;

- Áp dụng các lưu ý và biện pháp để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

- Thực hiện các hoạt động dập cháy;

- Ứng phó với các tình huống khẩn cấp;

- Thực hiện các lưu ý để phòng ngừa ô nhiễm môi trường do rò rỉ khí hóa lỏng.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải có giấy chứng nhận Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản tàu khí hóa lỏng.

Học viên đã có thời gian đi biển 3 tháng trở lên trên tàu khí hóa lỏng, được cơ sở đào tạo miễn học tập, huấn luyện, nhưng phải tham gia kiểm tra, đánh giá năng lực để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản tàu khí hóa lỏng.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:

- Thỏa mãn yêu cầu ở Mục A-I/6 của Bộ luật STCW;

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan vận hành boong hoặc máy trở lên và nắm vững tính chất hàng hóa, có kinh nghiệm trong các hoạt động làm hàng và các quy trình an toàn trên tàu.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

Nội dung đánh giá:

+ Tàu khí hóa lỏng: cấu trúc và bố trí;

+ Hoạt động làm hàng trên tàu khí hóa lỏng;

+ Các thuộc tính vật lý của khí hóa lỏng;

+ Các nguy hiểm phát sinh khí vận chuyển khí hóa lỏng và các biện pháp kiểm soát;

+ Các thiết bị đo, thiết bị an toàn và bảo vệ trên tàu khí hóa lỏng;

+ Các quy trình làm việc an toàn trên tàu khí hóa lỏng;

+ Công tác dập cháy trên tàu khí hóa lỏng;

+ Quy trình khẩn cấp trên tàu khí hóa lỏng;

+ Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do rò rỉ hàng khí hóa lỏng.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/tivi

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.04

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Huấn luyện cơ bản tàu khí hóa lỏng

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Tàu khí hóa lỏng

3.0

2

Các hoạt động làm hàng

7.5

3

Các thuộc tính vật lý của khí hóa lỏng

1.5

4

Văn hóa an toàn và quản lý an toàn trên tàu két

1.5

5

Các nguy hiểm phát sinh khi vận hành tàu két

1.5

6

Kiểm soát các nguy hiểm

1.5

7

Các thông tin trong MSDS

1.5

8

Chức năng và việc sử dụng thích hợp các thiết bị đo khí

0.5

9

Sử dụng thích hợp các thiết bị an toàn và bảo vệ

1.0

10

Các quy trình và thực tiễn làm việc an toàn phù hợp với luật và các hướng dẫn về an toàn cho tàu khí hóa lỏng

3.0

11

Công tác sơ cứu có tham chiếu MSDS

1.5

12

An toàn cháy và dập cháy

2.0

3.0

13

Quy trình khẩn cấp gồm cả việc đóng khẩn cấp

0.5

14

Ảnh của ô nhiễm đến con người và môi trường biển

0.25

15

Các quy trình ngăn ngừa ô nhiễm

0.25

16

Các biện pháp cần thực hiện khi xảy ra sự cố tràn hàng

1.5

17

Nghiên cứu các tình huống

1.5

18

Đánh giá

1.0

30.0

4.0

Tổng

34.0 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 47

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO CHO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU KHÍ HÓA LỎNG
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện nâng cao cho các sỹ quan và thuyền viên có trách nhiệm và nhiệm vụ trực tiếp đến khai thác hệ thống hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-V/1-2 của Bộ luật STCW.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-V/1-2-2 của Bộ luật STCW. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Có khả năng thực hiện và kiểm tra an toàn tất cả các thao tác với hàng khí hóa lỏng;

- Làm quen với các thuộc tính vật lý và hóa học của hàng khí hóa lỏng;

- Thực hiện các lưu ý để phòng tránh nguy hiểm;

- Thực hiện các lưu ý về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

- Có khả năng ứng phó với các tình huống nguy cấp;

- Thực hiện các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;

- Thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của luật.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải:

- Có chứng chỉ huấn luyện cơ bản tàu khí hóa lỏng;

- Có ít nhất 3 tháng phục vụ trên tàu khí hóa lỏng hoặc có 1 tháng được huấn luyện theo chương trình được thừa nhận trên tàu khí hóa lỏng, trong đó có tối thiểu 3 lần nhận và 3 lần trả hàng.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này, các học viên sẽ được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nâng cao tàu khí hóa lỏng.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:

- Thỏa mãn yêu cầu ở Mục A-I/6 của Bộ luật STCW;

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan quản lý boong hoặc máy trở lên và nắm vững tính chất hàng hóa, có kinh nghiệm trong các hoạt động làm hàng và các quy trình an toàn trên tàu.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

Nội dung đánh giá:

+ Thiết kế, các hệ thống và thiết bị trên tàu khí hóa lỏng;

+ Các loại bơm và đặc tính của chúng;

+ Công tác an toàn và kiểm tra an toàn trên tàu khí hóa lỏng;

+ Các quy trình kiểm tra an toàn đối với hệ thống hàng hóa trên tàu khí hóa lỏng;

+ Hoạt động làm hàng trên tàu khí hóa lỏng;

+ Đo và tính khí hóa lỏng;

+ Các thuộc tính vật lý và hóa học của khí hóa lỏng;

+ Các nguy hiểm và biện pháp kiểm soát nguy hiểm trên tàu khí hóa lỏng;

+ Công tác đánh giá rủi ro và an toàn con người trên tàu khí hóa lỏng;

+ Các quy trình khẩn cấp trên tàu khí hóa lỏng;

+ Quy trình ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trên tàu khí hóa lỏng;

+ Công tác kiểm tra và kiểm soát tuân thủ các yêu cầu của luật.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/tivi

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.05

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng huấn luyện tàu khí hóa lỏng nâng cao

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Hiểu biết về thiết kế, các hệ thống và thiết bị tàu khí hóa lỏng

11.5

3.0

2

Hiểu biết về các đặc tính bơm, các loại bơm và vận hành an toàn chúng

3.0

3

Hiểu biết về ảnh hưởng của hàng lỏng rời tới hiệu số mớn nước, ổn định và nguyên vẹn cấu trúc

1.0

0.5

4

Văn hóa an toàn và thực thi hệ thống quản lý an toàn trên tàu két

1.5

5

Khả năng thực hiện công tác chuẩn bị, các quy trình và kiểm tra an toàn cho mọi thao tác với hàng hóa

9.5

6.0

6

Kỹ năng thực hiện việc đo và tính hàng

1.5

2.5

7

Khả năng quản lý và giám sát các nhân viên làm hàng

0.5

8

Thấu hiểu về các thuộc tính vật lý, hóa học và các khái niệm liên quan đến vận chuyển an toàn khí hóa lỏng rời

2.0

2.0

9

Thấu hiểu các thông tin hàm chứa trong MSDS

0.5

0.5

10

Thấu hiểu các nguy hiểm và các biện pháp kiểm soát trên tàu khí hóa lỏng

2.5

11

Khả năng hiệu chuẩn và sử dụng hệ thống đo và kiểm tra

0.5

12

Thấu hiểu các nguy hiểm do không tuân thủ các quy định/luật

0.5

13

Thấu hiểu về thực hiện công việc an toàn: đánh giá rủi ro và an toàn con người trên tàu khí hóa lỏng

2.5

0.5

14

Thấu hiểu về các quy trình khẩn cấp trên tàu khí hóa lỏng

2.0

15

Các hành động khi tàu bị va chạm, mắc cạn hoặc tràn hàng, sự lan tràn khí độc hoặc hơi dễ cháy

0.5

16

Hiểu biết về quy trình sơ cứu và giải độc trên tàu khí hóa lỏng có tham chiếu MFAG

1.5

17

Hiểu biết về quy trình để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

0.5

18

Thấu hiểm các điều khoản của MARPOL 1973/1978, các tài liệu liên quan của IMO và các quy định của cảng thường được áp dụng

0.5

19

Kỹ năng sử dụng IBC Code, IGC Code và các tài liệu liên quan

0.5

20

Nghiên cứu tình huống

1.5

21

Đánh giá

1.0

44.5

15.5

Tổng

60.0 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 48

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN SƠ CỨU CƠ BẢN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho các học viên về sơ cứu cơ bản trên biển nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo Quy định VI/1 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau khóa huấn luyện sẽ đạt năng lực tối thiểu về sơ cứu cơ bản được nêu tại Bảng A-VI/1-3 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

Khi hoàn thành khóa huấn luyện, học viên phải đạt được kiến thức, kỹ năng về:

- Đánh giá được tình trạng của nạn nhân và các mối nguy hiểm đe dọa an toàn cho chính bản thân;

- Nắm được cấu tạo giải phẫu và hoạt động chức năng của cơ thể người.

- Thực hiện thành thạo cách đặt tư thế nạn nhân phù hợp với tình trạng;

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật hồi sức tim phổi;

- Thực hiện thành thạo các biện pháp cầm máu;

- Thực hiện được các biện pháp thích hợp để xử lý sốc;

- Thực hiện thành thạo các biện pháp sơ cứu bỏng, tai nạn liên quan đến điện;

- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp và vận chuyển nạn nhân an toàn;

- Sử dụng thành thạo túi sơ cấp cứu.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 16 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này cùng với các chương trình huấn luyện: An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật cứu sinh và nhận thức an ninh tàu biển, học viên sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản theo quy định.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên là người có trình độ bác sĩ y khoa hoặc người tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành hàng hải và có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chăm sóc y tế.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Đánh giá tình trạng của nạn nhân và các mối nguy hiểm đe doạ an toàn cho chính bản thân;

- Cấu tạo giải phẫu và hoạt động chức năng của cơ thể người;

- Cách đặt tư thế nạn nhân phù hợp với tình trạng;

- Kỹ thuật hồi sức tim phổi;

- Các biện pháp cầm máu;

- Các biện pháp thích hợp để xử lý sốc;

- Các biện pháp sơ cứu bỏng, tai nạn liên quan đến điện;

- Kỹ thuật di chuyển nạn nhân khẩn cấp và vận chuyển nạn nhân an toàn;

- Sử dụng túi sơ cấp cứu;

8. Thiết bị trợ giảng (A):

- A1: Tài liệu hướng dẫn cho huấn luyện viên

- A2: Video

9. Tham chiếu theo IMO (R):

R1 IMO Model Course 1.13

10. Tài liệu học tập (T)

T1 Bài giảng Sơ cứu cơ bản

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Nguyên tắc chung

0.5

2

Giải phẫu và hoạt động chức năng của cơ thể người

0.5

3

Tư thế nạn nhân

0.5

0.5

4

Cấp cứu nạn nhân bất tỉnh

1

1

5

Kỹ thuật hồi sức tim phổi

1.0

2.5

6

Băng vết thương phần mềm

0.5

1.5

7

Các biện pháp cầm máu

0.5

1.5

8

Gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm

0.5

1.5

9

Bỏng, tai nạn do điện

0.5

0.5

10

Xử lý sốc

0.5

11

Say sóng

0.5

12

Đuối nước và hạ thân nhiệt

0.5

0.5

13

Say nắng, say nóng

0.5

14

Di chuyển nạn nhân khẩn cấp và vận chuyển nạn nhân an toàn

0.5

1.0

15

Các vấn đề khác và kiểm tra hết môn

05

0.5

16

Đánh giá

0.5

Tổng

20 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 49

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN SƠ CỨU Y TẾ
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho các học viên về sơ cứu y tế trên biển nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo quy định VI/4-1 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau khóa huấn luyện sẽ đạt năng lực tối thiểu về sơ cứu y tế được nêu tại bảng A-VI/4-1 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

Khi hoàn thành khóa huấn luyện, học viên phải đạt được kiến thức, kỹ năng về:

- Thực hiện thành thạo kỹ năng sơ cứu cơ bản trong các tình huống khẩn cấp;

- Sử dụng thành thạo túi cấp cứu;

- Nắm rõ cấu tạo giải phẫu và hoạt động chức năng của cơ thể người;

- Biết được những nguy cơ và cách xử lý nhiễm độc trên tàu;

- Thực hiện được cách khám một bệnh nhân;

- Thực hiện thành thạo kỹ năng cấp cứu chấn thương cột sống;

- Thực hiện thành thạo kỹ năng cấp cứu bỏng, ảnh hưởng do nóng, lạnh;

- Thực hiện thành thạo kỹ năng cấp cứu gãy xương, trật khớp, chấn thương cơ;

- Thực hiện thành thạo kỹ năng chăm sóc người được cứu vớt;

- Thực hiện thành thạo kỹ năng tư vấn y tế qua vô tuyến;

- Biết được cách sử dụng thuốc và thực hiện được kỹ thuật tiêm thuốc;

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng khử trùng;

- Thực hiện thành thạo kỹ năng cấp cứu người bị ngừng tim, đuối nước và ngạt khí độc.

3. Tiêu chuẩn đăng ký học

Học viên tham gia khóa học phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này, học viên sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện sơ cứu y tế theo quy định.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên là người có trình độ bác sĩ đa khoa, có trợ giảng được đào tạo phù hợp.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Kỹ năng sơ cứu cơ bản trong các tình huống khẩn cấp;

- Sử dụng túi cấp cứu;

- Cấu tạo giải phẫu và hoạt động chức năng của cơ thể người;

- Những nguy cơ và cách xử lý nhiễm độc trên tàu;

- Cách khám một bệnh nhân;

- Cấp cứu chấn thương cột sống;

- Cấp cứu bỏng và ảnh hưởng do nóng, lạnh;

- Cấp cứu gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm;

- Chăm sóc người được cứu vớt;

- Tư vấn y tế qua vô tuyến;

- Sử dụng thuốc và kỹ thuật tiêm thuốc;

- Khử trùng;

- Cấp cứu người bị ngừng tim, đuối nước và ngạt.

8. Thiết bị trợ giảng (A):

- A1: Tài liệu hướng dẫn cho huấn luyện viên

- A2: Video

9. Tham chiếu theo IMO (R):

R1 IMO Model Course 1.14

10. Tài liệu học tập (T)

T1 Bài giảng Sơ cứu y tế.

Phần B: Chương trình và phân bổ thời gian

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Hành động khẩn cấp

0.5

1.5

2

Túi cấp cứu cơ động

0.5

0.5

3

Giải phẫu và chức năng cơ thể người

2.0

0.5

4

Nhiễm độc trên tàu

2.0

1.5

5

Khám bệnh nhân

1.0

0.5

6

Các loại chấn thương cột sống

1.5

1.5

7

Bỏng, ảnh hưởng của nóng và lạnh

1.5

1.5

8

Gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm

1.0

2.0

9

Chăm sóc người được cứu vớt

1.0

1.0

10

Tư vấn y tế qua vô tuyến

0.5

0.5

11

Dược lý

1.0

1.5

12

Khử trùng

0.5

13

Ngừng tim, đuối nước, ngạt

0.5

1.5

14

Các vấn đề về tâm lý

1.5

0.5

15

Đánh giá

0.5

Tổng

30

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 50

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CHĂM SÓC Y TẾ
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho các học viên về kiến thức, kỹ năng chăm sóc y tế nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo Quy định VI/4-1 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau khóa huấn luyện sẽ đạt năng lực tối thiểu về chăm sóc y tế được nêu tại Bảng A -VI/4-2 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

Khi hoàn thành khóa huấn luyện, học viên phải đạt được kiến thức, kỹ năng về:

1. Chăm sóc y tế cho các tai nạn liên quan đến:

- Chấn thương đầu hoặc cột sống;

- Chấn thương tai, mũi, họng và mắt;

- Chảy máu trong và chảy máu ngoài;

- Bỏng, bỏng do nước sôi và phát cước do lạnh;

- Gãy xương, sai khớp và chấn thương cơ;

- Các loại vết thương;

- Giảm đau;

- Kỹ thuật khâu và dính liền vết thương;

- Chăm sóc các trường hợp đau bụng cấp tính;

- Điều trị bằng tiểu phẫu;

- Băng vết thương phần mềm.

2. Các công việc điều dưỡng:

- Nguyên tắc chung;

- Kỹ năng chăm sóc người bệnh;

- Triệu chứng, điều trị các bệnh, bao gồm:

+ Các bệnh và các trường hợp cấp cứu;

+ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

+ Bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm;

+ Chăm sóc răng miệng;

+ Bệnh phụ khoa và thai nghén;

+ Chăm sóc y tế cho những người được cứu vớt;

+ Tử vong trên biển;

+ Kiểm soát môi trường trên tàu.

- Phòng, chống dịch bệnh:

+ Tẩy trùng, diệt côn trùng diệt chuột;

+ Tiêm chủng;

- Ghi chép, lưu giữ hồ sơ:

+ Lưu hồ sơ y tế;

+ Các quy tắc về y tế hàng hải quốc gia và quốc tế;

- Trợ giúp ngoài tàu, bao gồm:

+ Tư vấn y tế qua radio;

+ Vận chuyển người ốm, người bị thương;

+ Chăm sóc cho thuyền viên bị ốm bằng cách kết hợp với bộ phận y tế ở cảng hoặc khu ngoại trú trong cảng.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Những học viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện sơ cứu y tế đủ điều kiện tham gia khóa học này.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận huấn luyện chăm sóc y tế theo quy định.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên là người có trình độ bác sĩ y khoa, có kinh nghiệm chăm sóc người bệnh và có trợ giảng được đào tạo phù hợp.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Chăm sóc y tế cho các tai nạn thương tích;

- Các công việc điều dưỡng;

- Triệu chứng, điều trị các bệnh;

- Chăm sóc răng miệng;

- Bệnh phụ khoa và thai nghén;

- Chăm sóc y tế cho những người được cứu vớt;

- Tử vong trên biển;

- Kiểm soát môi trường trên tàu;

- Phòng, chống dịch bệnh;

- Ghi chép, lưu giữ hồ sơ;

- Trợ giúp ngoài tàu.

8. Thiết bị trợ giảng (A):

- A1: Tài liệu hướng dẫn cho huấn luyện viên

- A2: Video

9. Tham chiếu theo IMO (R):

R1 - IMO Model Course 1.15

10. Tài liệu học tập (T)

T1 Bài giảng Chăm sóc y tế

Phần B: Chương trình và phân bổ thời gian

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Ôn tập sơ cứu cơ bản, cấp cứu y tế

3.0

3.0

2

Chăm sóc người bị thương

3.0

4.0

3

Điều dưỡng cơ bản

1.5

2.0

4

Các bệnh

3.0

2.5

5

Rượu và ma túy

3.0

6

Chăm sóc răng miệng

1.0

7

Bệnh phụ khoa và thai nghén

1.0

8

Chăm sóc người được cứu vớt

1.0

2.0

9

Tử vong trên biển

1.0

10

Kiểm soát môi trường trên tàu

1.5

0.5

11

Phòng chống dịch bệnh

0.5

0.5

12

Ghi chép, lưu trữ hồ sơ

0.5

13

Thuốc và vật tư y tế

2.0

2.0

14

Trang thiết bị, dụng cụ y tế

2.0

2.0

15

Trợ giúp ngoài tàu

2.0

1.0

16

Đánh giá

0.5

Tổng

46

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 51

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HOẶC NGUỒN LỰC BUỒNG LÁI
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho thuyền viên khai thác hiệu quả nguồn lực buồng lái, tuân thủ các quy tắc Quốc tế về ngăn ngừa va chạm tàu thuyền trên biển (COLREG 1972) và tuân theo nguyên tắc cơ bản của ca trực hàng hải được đặt ra tại Quy định VIII/2, Phần A-VIII/2 và B-VIII/2 của Bộ luật STCW 1978 và các bổ sung sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện phải đạt được kỹ năng sau:

- Làm quen với việc sử dụng hệ động lực và máy lái để điều động tàu;

- Hiểu được tác động của các yếu tố ngoại cảnh như sóng, gió và dòng chảy, nước nông, bờ kè, luồng hẹp và điều kiện tải đối với con tàu;

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập tuyến đường, điều động tàu và sự cần thiết có kế hoạch thay thế;

- Vận dụng tốt các quy trình trực ca buồng lái và phối hợp hiệu quả giữa các thành viên buồng lái khi trực ca, khi điều khiển tàu trong điều kiện bình thường cũng như trong các tình huống nguy cấp;

- Hiểu và nhận thức được các hình thức thông tin liên lạc hiệu quả.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên;

Học viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành cùng nhóm ngành, đã hoàn thành khóa bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học, bổ túc ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng tương ứng được xem xét như học viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành.

Học viên tốt nghiệp hệ trung cấp ngành điều khiển tàu biển, phải hoàn thành chương trình trung cấp nâng cao tương ứng.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ (quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Sử dụng hệ động lực và máy lái để điều động tàu;

- Các yếu tố ngoại cảnh như sóng, gió và dòng chảy, nước nông, bờ kè, luồng hẹp và điều kiện tải đối với con tàu;

- Việc lập tuyến đường, điều động tàu và sự cần thiết có kế hoạch thay thế;

- Các quy trình trực ca buồng lái và phối hợp hiệu quả giữa các thành viên buồng lái khi trực ca, khi điều khiển tàu trong điều kiện bình thường cũng như trong các tình huống nguy cấp;

- Các hình thức thông tin liên lạc hiệu quả.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hải đồ, bảng thủy triều, dòng chảy, danh mục đèn và hướng chạy tàu;

A2 - Thiết bị nghe nhìn: Tivi/hệ thống máy chiếu;

A3 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 1.22.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Quản lý nguồn lực buồng lái.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Các nguyên tắc cơ bản

2.0

2

Làm quen với buồng lái

1.0

3

Các tiêu chuẩn về đặc tính điều động

0.5

2.0

4

Ảnh hưởng của gió và dòng chảy

0.5

2.0

5

Nhận thức về nhiệm vụ

1.0

6

Nhận thức về văn hóa

1.0

7

Hướng dẫn tổng quan về nhiệm vụ các thành viên

1.0

8

Thử thách và phản hồi

1.0

9

Ảnh hưởng của nước nông

0.5

2.0

10

Ảnh hưởng của bờ kè, luồng hẹp và sự hút nhau

0.5

2.0

11

Lập kế hoạch

1.0

12

Thẩm quyền

1.0

13

Quản lý buồng lái

2.0

14

Áp lực công việc và căng thẳng

2.0

15

Neo và buộc một phao

0.5

2.0

16

Yếu tố con người trong các sai lầm

1.0

17

Ra quyết định

1.0

18

Quản lý khủng hoảng

1.0

19

Lập kế hoạch và thực hiện hải trình trong điều kiện bình thường và nguy cấp

1.5

9.0

20

Kiểm tra, đánh giá

1.0

20.0

20.0

Tổng

40 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 52

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HOẶC NGUỒN LỰC BUỒNG MÁY
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện về kỹ năng quản lý và tổ chức nguồn lực buồng máy dành cho các sĩ quan máy nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực, quản lý khai thác hệ động lực tàu thủy và bảo vệ môi trường.

Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở các Quy định III/1, III/2 phần Công ước và các Bảng A-III/1, A-III/2, A-VIII/2 và Bảng B-VIII/2 Bộ luật của STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-III/1 phần quản lý nguồn lực buồng máy trong ca trực buồng máy, Bảng A-III/2 mục kỹ năng quản lý và lãnh đạo của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Có kiến ​​thức và kỹ năng lãnh đạo nhóm và làm việc nhóm;

- Có khả năng thực hiện thành thạo các nhiệm vụ trực ca buồng máy;

- Có khả năng đưa máy chính và các thiết bị phụ trợ vào hoạt động, duy trì chế độ làm việc an toàn và xác định các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành và xử lý sự cố đơn giản;

- Có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên.

Học viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành cùng nhóm ngành, đã hoàn thành khóa bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học, bổ túc ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng tương ứng được xem xét như học viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành.

Học viên tốt nghiệp hệ trung cấp ngành khai thác máy tàu biển, phải hoàn thành chương trình trung cấp nâng cao tương ứng.

4. Cấp giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Kiến thức và kỹ năng lãnh đạo nhóm và làm việc nhóm;

- Các nhiệm vụ trực ca buồng máy;

- Sử dụng máy chính và các thiết bị phụ trợ vào hoạt động, duy trì chế độ làm việc an toàn và xác định các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành và xử lý sự cố đơn giản;

- Việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Tivi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model Course 2.07 “Engine Rooms Simulator”

R2 - IMO Model Course 1.39 “Leadership and Teamwork”

R3 - IMO Model Course 1.38 “Marine Environmental Awareness”

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng Quản lý nguồn lực buồng máy

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Khái niệm quản lý nguồn lực buồng máy

3.0

2

Trực ca buồng máy và nhiệm vụ của các sĩ quan máy

3.0

3.0

3

Quản lý an toàn

3.0

4

An ninh tàu biển và thông tin liên lạc

1.0

5

Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

4.0

2.0

6

Quản lý kỹ thuật và giám sát hệ động lực

3.0

2.0

7

Ứng phó các tình huống

2.0

10.0

8

Các hình thức kiểm tra và đánh giá tàu biển

2.5

1.0

9

Ôn luyện và kiểm tra hết môn

0.5

22.0

18.0

Tổng

40 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 53

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG RADAR VÀ ARPA HÀNG HẢI MỨC VẬN HÀNH
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Khóa huấn luyện sẽ đáp ứng những yêu cầu tối thiểu theo Mục A-II/1 của Bộ luật STCW về “sử dụng Radar và ARPA để duy trì hàng hải an toàn”.

Khóa học bổ sung những quy định của IMO về khai thác sử dụng Radar. Chương trình xây dựng dựa trên quy định 18 và 19 Chương V của SOLAS, Mục A-I-12 và B-I-12 Công ước STCW và tiêu chuẩn về thiết bị Radar cũng như các sửa đổi. Cấu trúc chương trình hoàn toàn dựa trên Model Course 1.07 Ed. 2017 (Radar Navigation at Operational Level - Radar Navigation, Radar Plotting and Use of ARPA)

2. Mục tiêu

Hoàn thành khóa học này, học viên sẽ hiểu biết các kiến thức cơ bản về Radar hàng hải. Nhận biết các sai số có thể xảy ra khi sử dụng Radar hàng hải, các chú ý để khắc phục, phòng ngừa. Nhận biết các yếu tố ngoại cảnh tác động đến hoạt động của Radar hàng hải (điều kiện thời tiết, điều kiện khí tượng), các chú ý và biện pháp phòng ngừa;

Vận dụng các kiến thức về Radar hàng hải để thiết lập màn hình Radar tối ưu, thuận lợi nhất cho việc quan sát;

Sử dụng Radar hàng hải để dẫn tàu an toàn trong mọi hoàn cảnh tầm nhìn xa, mật độ giao thông trên biển, trong luồng. Vận dụng kiến thức về Radar thực hành các phương pháp xác định vị trí tàu (bằng khoảng cách và hướng; bằng 2 khoảng cách…) các sai số tác động và biện pháp làm giảm sai số;

Phối kết hợp việc sử dụng Radar, ARPA cũng như thiết bị AIS để dẫn tàu an toàn;

Sử dụng Radar hàng hải để phòng ngừa va chạm trên biển thông qua các kiến thức về đồ giải. Thông qua kiến thức về đồ giải Radar, kiến thức về COLREG, tiến hành thực hành làm các bài toán đồ giải (trên giấy hoặc trên màn hình radar), tìm các thông tin mục tiêu, đưa ra các phương án điều động phòng ngừa va chạm (đổi hướng đơn thuần/tốc độ đơn thuần hoặc kết hợp);

Thực hành các kỹ năng về Radar/ARPA cũng như AIS khi có sự kết nối tích hợp các hệ thống với nhau; kể cả trên hải đồ điện tử; các sai số mắc phải khi quá tin tưởng vào hệ thống.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải tốt nghiệp các trường có đào tạo chuyên ngành điều khiển tàu biển, hoặc đã hoàn thành chương trình bổ túc tương đương và có thời gian đi biển tối thiểu 6 tháng;

4. Cấp Giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ hàng hải Radar - ARPA mức sỹ quan vận hành.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá:

- Các sai số có thể xảy ra khi sử dụng Radar hàng hải, các chú ý để khắc phục, phòng ngừa;

- Các yếu tố ngoại cảnh tác động đến hoạt động của Radar hàng hải (điều kiện thời tiết, điều kiện khí tượng), các chú ý và biện pháp phòng ngừa;

- Các kiến thức về Radar hàng hải để thiết lập màn hình Radar tối ưu, thuận lợi nhất cho việc quan sát;

- Sử dụng Radar hàng hải để dẫn tàu an toàn trong mọi hoàn cảnh tầm nhìn xa, mật độ giao thông trên biển, trong luồng;

- Thực hành các phương pháp xác định vị trí tàu (bằng khoảng cách và hướng; bằng 2 khoảng cách…) các sai số tác động và biện pháp làm giảm sai số;

- Sử dụng Radar, ARPA cũng như thiết bị AIS để dẫn tàu an toàn;

- Dùng radar hàng hải để phòng ngừa va chạm trên biển thông qua các kiến thức về đồ giải. Thông qua kiến thức về đồ giải Radar, kiến thức về COLREG, tiến hành thực hành làm các bài toán đồ giải (trên giấy hoặc trên màn hình Radar), tìm các thông tin mục tiêu, đưa ra các phương án điều động phòng ngừa va chạm (đổi hướng đơn thuần/tốc độ đơn thuần hoặc kết hợp);

- Các kỹ năng về Radar/ARPA cũng như AIS khi có sự kết nối tích hợp các hệ thống với nhau; kể cả trên hải đồ điện tử; các sai số mắc phải khi quá tin tưởng vào hệ thống.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/tivi

A2 - Videos

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO model course 1.07 on Radar Navigation at operational level.

10. Tài liệu học tập (T)

T1- Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ Hàng hải Radar - Arpa mức vận hành.

Phần B: Đề cương và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

Thuyết trình

Giảng giải

Thực hành

1

Lý thuyết cơ bản về Radar hàng hải

12.0

2

Khai thác và thiết lập chỉ báo Radar theo tài liệu hướng dẫn

6.0

1.0

3.0

3

Sử dụng radar để hàng hải an toàn

3.0

1.0

4.0

4

Đồ giải Radar

6.0

1.0

3.0

5

Các chức năng của hệ thống ARPA hoặc Radar và AIS

3.0

6

Khai thác các chức năng trên ARPA hoặc Radar cũng như trên AIS

6.0

3.0

12.0

7

Áp dụng COLREG khi sử dụng Radar

1.0

2.0

10.0

8

Đánh giá

1.0

Cộng

38

8

32

Tổng

78

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 54

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG RADAR - ARPA HÀNG HẢI MỨC QUẢN LÝ
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Khóa học bổ sung những kiến thức tối thiểu cho người đi biển đối với chức năng: Duy trì hàng hải an toàn thông qua việc sử dụng các thông tin từ các trang thiết bị hàng hải để trợ giúp cho sỹ quan hàng hải ở mức quản lý theo Bảng A-II/2 của Bộ luật STCW.

Khóa học này nhằm huấn luyện việc sử dụng các chức năng của Radar, ARPA/và AIS, nhóm làm việc buồng lái và công tác tìm và cứu nạn cho học viên ở mức quản lý trên các tàu có lắp đặt thiết bị Radar. Khóa học này dựa trên chương trình mẫu 1.07 và 7.03 của IMO, bao gồm việc huấn luyện để theo dõi, phân tích và áp dụng các nguồn thông tin từ Radar, đưa ra các hành động phù hợp nhằm hàng hải an toàn và đạt hiệu quả trong công tác tìm và cứu nạn. Từ thiết bị Radar có thể tiến hành: “ lập kế hoạch chuyến đi và dẫn tàu”, “ xác định vị trí và độ chính xác của vị trí xác định thông qua nhiều cách khác nhau”, “phối hợp tìm và cứu”, “thiết lập ca trực và biện pháp tiến hành” cũng như thể hiện các yêu cầu theo phần A-II/2 của Bộ luật STCW. Cấu trúc chương trình hoàn toàn dựa trên Model Course 1.08 Ed. 2018 (Radar Navigation at Management Level - Radar, ARPA, Bridge Teamwork and Search and Rescue).

2. Mục tiêu

Các học viên sau khi hoàn thành khóa học này có kiến thức chuyên môn ở mức quản lý về các vấn đề:

- Nhận thức được khi sử dụng Radar và có thể hỗ trợ sỹ quan trực ca lựa chọn đặt chức năng Radar phù hợp thang tầm xa đối với từng hoàn cảnh và sử dụng các núm nút tối ưu nhất;

- Nhận thức đầy đủ những hạn chế khi thám sát mục tiêu và có thể đánh giá độ chính xác đối với các thông tin thu nhận và chỉ báo trên thiết bị;

- Hết sức chú ý tới các chức năng xác định vị trí của Radar trong việc dẫn tàu và thận trọng với hiểm nguy khi đổi hướng;

- Biết phối hợp đầy đủ công tác chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi, sử dụng các cách hiệu quả để đảm bảo hoàn thành kế hoạch chuyến đi;

- Hiểu biết và vận dụng tốt quy tắc Quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển, 1972 liên quan đến việc sử dụng Radar;

- Nhận biết sự phát triển của các tình huống và hiệu chỉnh các hiểm nguy tồn tại bằng cách sử dụng Radar để đưa ra các hành động thích đáng, xác định mối nguy hiểm va chạm nhất và xác định thời gian phù hợp để trở về hướng và tốc độ sau khi tránh va chạm, các giả thuyết về thu nhận hướng ngắm là thông tin được ít lựa chọn nhất từ Radar; và;

- Có thể chỉ dẫn cho nhóm buồng lái cách sử dụng Radar để xác định vị trí của mục tiêu nguy hiểm, tiếp cận điểm tìm và cứu bằng cách liên tục thiết lập và đánh giá thông tin từ Radar, đưa ra quyết định phù hợp để đảm bảo phối hợp hoạt động tìm và cứu hữu hiệu nhất.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải:

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ hàng hải Radar mức vận hành;

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn tối thiểu là sỹ quan hàng hải mức trách nhiệm vận hành ngành boong.

4. Cấp giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ hàng hải Radar - ARPA mức sỹ quan quản lý.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, nhưng số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá:

- Sử dụng Radar và có thể hỗ trợ sỹ quan trực ca lựa chọn đặt chức năng radar phù hợp thang tầm xa đối với từng hoàn cảnh và sử dụng các núm nút tối ưu nhất;

- Những hạn chế khi thám sát mục tiêu và có thể đánh giá độ chính xác đối với các thông tin thu nhận và chỉ báo trên thiết bị;

- Các chức năng xác định vị trí của Radar trong việc dẫn tàu và thận trọng với hiểm nguy khi đổi hướng;

- Chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi, sử dụng các cách hiệu quả để đảm bảo hoàn thành kế hoạch chuyến đi;

- Quy tắc Quốc tế về Phòng ngừa va chạm trên biển, 1972 liên quan đến việc sử dụng Radar;

- Các tình huống và hiệu chỉnh các hiểm nguy tồn tại bằng cách sử dụng radar để đưa ra các hành động thích đáng, xác định mối nguy hiểm va chạm nhất và xác định thời gian phù hợp để trở về hướng và tốc độ sau khi tránh va chạm, các giả thuyết về thu nhận hướng ngắm là thông tin được ít lựa chọn nhất từ Radar; và;

- Cách sử dụng Radar để xác định vị trí của mục tiêu nguy hiểm, tiếp cận điểm tìm và cứu bằng cách liên tục thiết lập và đánh giá thông tin từ Radar, đưa ra quyết định phù hợp để đảm bảo phối hợp hoạt động tìm và cứu hữu hiệu nhất.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Hệ thống trình chiếu/ti vi

A2 - Videos

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO model course 1.08 on Radar Navigation at Management Level.

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ Hàng hải radar mức quản lý.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Hiệu quả của thiết bị radar và các nguồn liên quan

1.0

2.0

2

Sử dụng Radar trong dẫn tàu

3.0

9.0

3

Sử dụng Radar trong phòng tránh va chạm

3.0

9.0

4

Sử dụng Radar trong tìm và cứu nạn

3.0

5.0

5

Đánh giá

1.0

Cộng

10

26

Tổng

36

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 55

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN KHAI THÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CHỈ BÁO HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ (ECDIS)
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho các sỹ quan và thuyền viên về khai thác sử dụng hệ thống thông tin chỉ báo và hải đồ điện tử (ECDIS), đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở mục A-II/1, A-II/2, A-II/3, B-I, B-II của Bộ luật STCW và các sửa đổi.

2. Mục tiêu

Học viên sau huấn luyện sẽ đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực nêu tại Bảng A-II/1, A-II/2, A-II/3 của Bộ luật STCW và các sửa đổi. Cụ thể các học viên phải nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Hiểu biết về khả năng và những giới hạn đối với các hoạt động của hệ thống ECDIS;

- Sử dụng thành thạo, giải thích và phân tích thông tin của hệ thống ECDIS;

- Quản lý các quy trình vận hành, các tệp hệ thống và dữ liệu, và các nội dung liên quan;

- Sử dụng chức năng phát lại (Playback) của ECDIS để kiểm tra, lập tuyến hàng hải và kiểm tra các chức năng khác của hệ thống.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ hàng hải Radar - ARPA mức sỹ quan vận hành.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ khai thác hệ thống thông tin và chỉ báo hải đồ điện tử (ECDIS).

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn hoặc công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá:

- Những giới hạn đối với các hoạt động của hệ thống ECDIS;

- Khai thác, trình bày diễn giải, và phân tích thông tin của hệ thống ECDIS;

- Quản lý quá trình vận hành, các tệp (files) hệ thống và dữ liệu, và các nội dung liên quan.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Máy chiếu/ti vi.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO model course 1.27

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ khai thác hệ thống thông tin và chỉ báo Hải đồ điện tử (ECDIS).

PHẦN B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Giới thiệu về khóa học

0.5

2

Các thành phần của hải đồ điện tử

7.0

2.0

3

Trực canh với hệ thống hải đồ điện tử

7.0

2.0

4

Lập tuyến hàng hải và giám sát hành trình trên hải đồ điện tử

7.0

2.0

5

Mục tiêu, hải đồ và hệ thống của hải đồ điện tử

4.5

2.0

6

Trách nhiệm của hải đồ điện tử

3.0

7

Đánh giá kết thúc khóa huấn luyện

1.0

2.0

Cộng

30.0

10.0

Tổng cộng

40

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 56

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho các huấn luyện viên và sỹ quan hàng hải, những người có trách nhiệm và nhiệm vụ trực tiếp huấn luyện thuyền viên trên bờ và dưới tàu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-I/6 và A-I/8 của Bộ luật STCW.

2. Mục tiêu

Mục tiêu của chương trình là đào tạo các huấn luyện viên có phương pháp luận, định hướng lập kế hoạch, công tác chuẩn bị trước khi huấn luyện, trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn học viên một cách có hiệu quả, bao gồm việc lựa chọn các phương pháp hướng dẫn, sử dụng phương tiện và tài liệu phục vụ huấn luyện hiệu quả và có năng lực đánh giá quá trình dạy và học.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Các học viên muốn tham gia chương trình huấn luyện phải có:

- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan vận hành boong, máy tàu biển và sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển trở lên;

- Các học viên không tốt nghiệp các chuyên ngành hàng hải nhưng được tham gia vào công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hoặc máy trưởng tàu biển;

- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

- Địa điểm đánh giá: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá;

- Nội dung đánh giá:

+ Các yêu cầu của Công ước và Bộ luật STCW về công tác đào tạo huấn luyện viên;

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huấn luyện và học tập của học viên;

+ Tạo dựng môi trường huấn luyện hiệu quả;

+ Các phương tiện được sử dụng để hỗ trợ giảng dạy, huấn luyện;

+ Lựa chọn phương tiện hỗ trợ huấn luyện thích hợp;

+ Trách nhiệm của các huấn luyện viên trong công tác huấn luyện;

+ Các phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với nhu cầu của các học viên;

+ Các yếu tố cần xem xét khi xây dựng bài huấn luyện;

+ Lợi ích của việc đánh giá;

+ Các phương pháp đánh giá huấn luyện;

+ Các yếu tố cần đề cập khi xây dựng một chương trình huấn luyện;

+ Xây dựng một chương trình huấn luyện mới.

8. Thiết bị trợ giảng dạy (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Ti vi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tài liệu tham khảo theo IMO (R)

R1 - IMO Model course 6.09

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng huấn luyện Huấn luyện viên chính

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Tóm tắt Công ước và Bộ luật STCW, các yêu cầu dựa trên đó để huấn luyện

2

0

2

Tạo lập môi trường giảng dạy hiệu quả

5

4

3

Các phương tiện hỗ trợ huấn luyện

3

8

4

Sử dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả

6

10

5

Xây dựng một bài huấn luyện

3

6

6

Đánh giá việc dạy và học

2

4

7

Thiết kế một chương trình huấn luyện

3

3

8

Đánh giá

1

Cộng

25

35

Tổng cộng

60

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 57

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CƠ BẢN THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU CAO TỐC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

Đây là chương trình khung được ban hành thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của Bộ luật HSC 2000 và các sửa đổi về huấn luyện cho thuyền viên làm việc trên tàu cao tốc. Các cơ sở đào tạo căn cứ vào từng khóa đào tạo cụ thể, loại tàu, cỡ tàu và tuyến hành trình để xây dựng nội dung huấn luyện phù hợp.

1. Mục đích

Chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu cao tốc được xây dựng để đào tạo, huấn luyện cho thủy thủ, thợ máy và các chức danh khác không phải là sỹ quan làm việc trên tàu cao tốc hoạt động trong vùng biển Việt Nam và Quốc tế, đáp ứng yêu cầu tối thiểu của Bộ luật quốc tế về an toàn tàu cao tốc (HSC 2000 Code) và các sửa đổi. Đồng thời chương trình cũng thỏa mãn các yêu cầu của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW 1978) và các sửa đổi, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974/2004) và Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR 1979).

2. Mục tiêu

Các học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản để làm việc an toàn trên tàu cao tốc, cụ thể là:

- Thiết bị cứu sinh trên tàu cao tốc;

- Lối thoát hiểm và hệ thống sơ tán người trên tàu cao tốc;

- Hệ thống cứu hỏa trên tàu cao tốc;

- Hệ thống chống ngập trên tàu cao tốc;

- Hoạt động làm hàng trên tàu cao tốc;

- Các phương pháp liên lạc và kiểm soát hành khách trong trường hợp khẩn cấp;

- Vị trí và cách sử dụng các thiết bị khác được liệt kê trong sổ tay huấn luyện.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Cấp giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu cao tốc.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên và phải:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng không hạn chế;

- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 tháng làm việc trên tàu cao tốc tương tự hay tương đương với loại tàu mà thuyền viên dự định tham gia học hoặc có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu cao tốc;

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá:

- Tổng quan, một số thuật ngữ và định nghĩa về an toàn làm việc trên tàu cao tốc;

- Thiết bị cứu sinh của tàu;

- Lối thoát hiểm và hệ thống sơ tán người trên tàu cao tốc;

- Hệ thống cứu hỏa trên tàu cao tốc;

- Hệ thống chống ngập trên tàu cao tốc;

- Hoạt động làm hàng trên tàu cao tốc;

- Các phương pháp liên lạc và kiểm soát hành khách trong trường hợp khẩn cấp;

- Vị trí và cách sử dụng các thiết bị khác được liệt kê trong sổ tay huấn luyện.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1. Hướng dẫn cho huấn luyện viên (Phần D);

A2. Máy tính, TV hoặc đèn chiếu;

A3. Video (V);

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1. Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW 1978) và các sửa đổi;

R2. Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974) và các sửa đổi;

R4. Bộ luật về thực hành an toàn chất xếp và cố định hàng hóa;

R5. IMO Resolution A.581 (14): Hướng dẫn cho việc cố định hàng hóa là phương tiện đường bộ trên tàu Ro-Ro;

R7. Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code) và các sửa đổi;

R8. IMO Resolution A.770 (18): Các yêu cầu huấn luyện tối thiểu đối với những người được chỉ định hỗ trợ hành khách trong tình huống khẩn cấp trên tàu khách;

R9. IMO Intact Stability 2008;

R10. LSA Code;

R11. FSS Code.

R12. Bộ luật quốc tế về an toàn tàu cao tốc (HSC 2000 Code), các sửa đổi và các tài liệu khác liên quan.

10. Tài liệu học tập (T)

T1. Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ Cơ bản tàu cao tốc.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Chương trình

Số giờ

LT

TH

1

Mở đầu

2

2

Thiết bị cứu sinh của tàu

2

2

3

Lối thoát hiểm và hệ thống sơ tán người trên tàu cao tốc

4

4

Hệ thống cứu hỏa trên tàu cao tốc

2

2

5

Hệ thống chống ngập trên tàu cao tốc

4

6

Hoạt động làm hàng trên tàu cao tốc

8

7

Các phương pháp liên lạc và kiểm soát hành khách trong trường hợp khẩn cấp

4

8

Vị trí và cách sử dụng các thiết bị khác được liệt kê trong sổ tay huấn luyện

2

2

9

Thực hành trên mô phỏng

6

10

Thực hành trên tàu tàu cao tốc phù hợp

15

11

Đánh giá

1

Cộng

29

27

Tổng cộng

56

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 58

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU CAO TỐC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

Đây là chương trình khung được ban hành thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của Bộ luật HSC 2000 và các sửa đổi về huấn luyện cho thuyền viên làm việc trên tàu cao tốc. Các cơ sở đào tạo căn cứ vào từng khóa đào tạo cụ thể, loại tàu, cỡ tàu và tuyến hành trình để xây dựng nội dung huấn luyện phù hợp.

1. Mục đích

Chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu cao tốc được xây dựng để đào tạo, huấn luyện cho thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan làm việc trên tàu cao tốc hoạt động trong vùng biển Việt Nam và Quốc tế, đáp ứng yêu cầu tối thiểu của Bộ luật quốc tế về an toàn tàu cao tốc (HSC 2000 Code) và các sửa đổi. Đồng thời chương trình cũng thỏa mãn các yêu cầu của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW 1978) và các sửa đổi, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974/2004) và Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR1979).

2. Mục tiêu

Các học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện này sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản để làm việc an toàn trên tàu cao tốc, cụ thể là:

- Kiến thức về hệ thống động lực và máy phụ;

- Nắm được chế độ sự cố hệ thống điều khiển, máy lái và động lực;

- Hiểu biết về hệ thống thiết bị hàng hải;

- Nắm được các đặc tính điều khiển tàu và giới hạn khai thác;

- Nắm được các quy trình buồng lái;

- Tính được ổn định của tàu trong các điều kiện tải trọng khác nhau;

- Hiểu biết về các thiết bị an toàn trên tàu, lối thoát hiểm và hệ thống sơ tán hàng hải;

- Nắm được các hoạt động làm hàng trên tàu cao tốc;

- Các phương pháp liên lạc và kiểm soát hành khách trong trường hợp khẩn cấp.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải:

- Hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản thuyền viên làm việc trên tàu cao tốc;

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan hạng tương đương hoặc cao hơn với cấp của tàu cao tốc mà học viên dự định tham gia học để nhận chứng chỉ;

- Đối với tàu cao tốc sử dụng động cơ tuabin khí, các sĩ quan máy phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện về tuabin khí đã được phê duyệt cho loại máy tương tự trang bị trên tàu cao tốc;

4. Cấp Giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu cao tốc.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn hoặc công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên và phải:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng không hạn chế;

- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 tháng làm việc trên tàu cao tốc tương tự hay tương đương với loại tàu mà thuyền viên dự định tham gia học hoặc có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu cao tốc;

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá:

- Tổng quan, một số thuật ngữ và định nghĩa về an toàn làm việc trên tàu cao tốc;

- Hệ thống động lực và hệ thống máy phụ trên tàu cao tốc;

- Chế độ sự cố hệ thống điều khiển máy lái và động lực;

- Hệ thống thiết bị hàng hải;

- Các đặc tính điều khiển và các điều kiện giới hạn khai thác;

- Các quy trình buồng lái;

- Ổn định tàu;

- Thiết bị cứu sinh của tàu;

- Lối thoát hiểm và hệ thống sơ tán người trên tàu cao tốc;

- Hệ thống cứu hỏa trên tàu cao tốc;

- Hệ thống chống ngập trên tàu cao tốc;

- Hoạt động làm hàng trên tàu cao tốc;

- Các phương pháp liên lạc và kiểm soát hành khách trong trường hợp khẩn cấp;

- Vị trí và cách sử dụng các thiết bị khác được liệt kê trong sổ tay huấn luyện.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1. Hướng dẫn cho huấn luyện viên (Phần D);

A2. Máy tính, TV hoặc đèn chiếu;

A3. Video (V);

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1. Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW 1978) và các sửa đổi;

R2. Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974) và các sửa đổi;

R4. Bộ luật về thực hành an toàn chất xếp và cố định hàng hóa;

R5. IMO Resolution A.581 (14): Hướng dẫn cho việc cố định hàng hóa là phương tiện đường bộ trên tàu Ro-Ro;

R6. Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code) và các sửa đổi;

R7. IMO Resolution A.770 (18): Các yêu cầu huấn luyện tối thiểu đối với những người được chỉ định hỗ trợ hành khách trong tình huống khẩn cấp trên tàu khách;

R8. IMO Intact Stability 2008;

R9. LSA Code;

R10. FSS Code.

R11. Bộ luật quốc tế về an toàn tàu cao tốc (HSC 2000 Code) các sửa đổi và các tài liệu khác liên quan.

10. Tài liệu học tập (T)

T1. Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ Nâng cao tàu cao tốc.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Chương trình

Số giờ

LT

TH

1

Mở đầu

2

2

Hệ thống động lực và hệ thống máy phụ trên tàu cao tốc

10

6

3

Chế độ sự cố hệ thống điều khiển máy lái và động lực

4

4

Hệ thống thiết bị hàng hải

4

5

Các đặc tính điều khiển và các điều kiện giới hạn khai thác

4

6

Các quy trình buồng lái

4

7

Ổn định tàu

8

8

Thiết bị cứu sinh của tàu

2

2

9

Lối thoát hiểm và hệ thống sơ tán người trên tàu cao tốc

4

10

Hệ thống cứu hỏa trên tàu cao tốc

2

2

11

Hệ thống chống ngập trên tàu cao tốc

2

12

Hoạt động làm hàng trên tàu cao tốc

8

13

Các phương pháp liên lạc và kiểm soát hành khách trong trường hợp khẩn cấp

4

14

Vị trí và cách sử dụng các thiết bị khác được liệt kê trong sổ tay huấn luyện

2

2

15

Thực hành trên mô phỏng

8

16

Thực hành trên tàu cao tốc phù hợp

15

17

Đánh giá

1

Cộng

61

35

Tổng cộng

96

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 59

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CƠ BẢN THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU HOẠT ĐỘNG Ở CÁC VÙNG NƯỚC CỰC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu hoạt động ở các vùng nước cực được xây dựng để đào tạo, huấn luyện cho thuyền trưởng, đại phó và các sỹ quan trực ca hàng hải những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm vận hành tàu an toàn khi chúng hoạt động ở các vùng nước cực khắc nghiệt, hẻo lánh và nguy hiểm.

Chương trình huấn luyện thỏa mãn các yêu cầu bắt buộc tối thiểu của quy định A-V/4-1 trong Bộ luật STCW và các sửa đổi; Bộ luật quốc tế về hoạt động của tàu ở các vùng nước cực (Polar Code). Đồng thời chương trình cũng đáp ứng các yêu cầu của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL 1973/1978) và các sửa đổi, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974/2004) và Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR 1979).

2. Mục tiêu

Các học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện này sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về:

- Vận hành tàu an toàn khi hoạt động ở các vùng nước cực;

- Hiểu biết cơ bản về đặc điểm của băng và các khu vực có các loại băng có thể xuất hiện trong vùng hoạt động;

- Hiểu biết về hoạt động của tàu trong băng và nhiệt độ không khí thấp;

- Hiểu biết về các vận hành và điều động tàu an toàn trong băng;

- Nhận thức về công tác kiểm tra và đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu luật pháp;

- Hiểu biết để áp dụng thực tiễn làm việc an toàn, ứng phó với các tình huống khẩn cấp;

- Hiểu biết và nhận thức về công tác chuẩn bị của thuyền viên đúng cách, các điều kiện làm việc và an toàn;

- Hiểu biết về sự cần thiết để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa các nguy hiểm cho môi trường;

- Hiểu biết các kỹ năng thực hiện điều động, vận hành an toàn trong các vùng nước cực.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hoặc đại phó hoặc sỹ quan vận hành boong.

4. Cấp giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu hoạt động ở các vùng nước cực.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên và phải:

- Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng không hạn chế;

- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 tháng làm việc trên tàu hoạt động ở các vùng nước cực hoặc có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cơ bản tàu hoạt động ở các vùng nước cực;

- Có giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá

- Kiến thức cơ bản về băng;

- Quy định và Tiêu chuẩn về tàu hoạt động ở vùng nước cực;

- Các đặc tính của tàu hoạt động ở vùng nước cực;

- Điều động tàu trong băng;

- Lập kế hoạch và báo cáo hành trình;

- Kiến thức cơ bản về tàu phá băng;

- Hoạt động của tàu ở vùng nước cực/nhiệt độ không khí thấp;

- Các chuẩn bị và lưu ý về làm việc an toàn;

- Các lưu ý và biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1. Sổ tay hướng dẫn (Phần D của khóa học);

A2. Video: NAVIGATING IN ICE (Videotel).

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1- IMO model course 7.11.

10. Tài liệu học tập (T)

T1. Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ Cơ bản tàu hoạt động ở các vùng nước cực.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Chương trình

Số giờ

LT

TH

1

Giới thiệu khóa học, phân loại, đặc điểm và phát hiện băng

5.0

2

Quy định và Tiêu chuẩn về tàu hoạt động ở vùng nước cực

4.0

3

Các đặc tính của tàu hoạt động ở vùng nước cực

2.0

4

Điều động tàu trong băng

6.0

4.0

5

Lập kế hoạch và báo cáo hành trình

2.0

6

Hỗ trợ của tàu phá băng

2.0

3.0

7

Hoạt động của tàu ở vùng nước cực/nhiệt độ không khí thấp

2.0

8

Chuẩn bị của thủy thủ, điều kiện làm việc và an toàn

2.0

9

Môi trường

1.0

10

Đánh giá

1.0

Cộng

27

7

Tổng cộng

34

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dậy, học tập.

PHỤ LỤC 60

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC VÙNG NƯỚC CỰC
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu hoạt động ở các vùng nước cực được xây dựng để đào tạo, huấn luyện cho thuyền trưởng, đại phó và các sỹ quan trực ca hàng hải những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm vận hành tàu an toàn khi chúng hoạt động ở các vùng nước cực khắc nghiệt, hẻo lánh và nguy hiểm.

Chương trình huấn luyện thỏa mãn các yêu cầu bắt buộc tối thiểu của quy định A-V/4-2 trong Bộ luật STCW và các sửa đổi; Bộ luật quốc tế về hoạt động của tàu ở các vùng nước cực (Polar Code). Đồng thời chương trình cũng đáp ứng các yêu cầu của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL 1973/1978) và các sửa đổi, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974) và Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR 79).

2. Mục tiêu

Các học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện này sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng về:

- Hiểu biết về các yêu cầu cơ bản đối với cấu trúc, ổn định, máy móc, thiết bị cứu sinh, phòng tránh hỏa hoạn, lập kế hoạch chuyến đi, tuyến chạy tàu, hệ thống và thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, thiết bị phòng chống ô nhiễm, hệ thống quản lý an toàn và trách nhiệm như được áp dụng cho các loại và cỡ tàu khác nhau mà chúng có thể thực hiện chuyến hành trình vào vùng nước cực;

- Có khả năng góp phần vào khai thác an toàn của tàu khi hoạt động ở vùng cực.

- Hiểu các đặc tính của băng và các khu vực nơi các loại băng khác nhau có thể xuất hiện trong vùng hoạt động;

- Hiểu về sự hoạt động của tàu trong băng và nhiệt độ không khí thấp;

- Hiểu về các các hoạt động an toàn và điều động tàu trong băng;

- Nhận biết để kiểm tra và tuân thủ các yêu cầu luật pháp;

- Hiểu để áp dụng thực tiễn làm việc an toàn, trách nhiệm trong tình huống khẩn cấp;

- Hiểu và nhận biết đúng cách về công tác chuẩn bị cho thuyền viên, các điều kiện làm việc và an toàn;

- Hiểu được sự cần thiết phải tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa nguy hiểm cho môi trường; và

- Hiểu các kỹ năng về thực hiện điều động để khai thác an toàn trong vùng nước cực.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hoặc đại phó hoặc sỹ quan vận hành boong;

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu hoạt động ở các vùng nước cực;

- Có ít nhất 2 tháng làm việc trên tàu hoạt động ở vùng nước cực hoặc tương đương.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Nâng cao tàu hoạt động ở các vùng nước cực.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên và phải:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng không hạn chế;

- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 tháng làm việc trên tàu hoạt động ở các vùng nước cực hoặc có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu hoạt động ở các vùng nước cực;

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá

- Các đặc tính điều động tàu;

- Điều động tàu trong vùng băng;

- Lập kế hoạch hành trình;

- Các hoạt động của tàu phá băng;

- Công tác chuẩn bị của thuyền viên, các điều kiện làm việc và công tác an toàn.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1. Sổ tay hướng dẫn (Phần D của khóa học);

A2. Video: NAVIGATING IN ICE (Videotel).

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO model course 7.12 on Advanced training for ships operating in polar waters và các tài liệu khác liên quan.

10. Tài liệu học tập (T)

T1. Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu hoạt động ở các vùng nước cực.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung chương trình

Số giờ

LT

TH

1

Giới thiệu chương trình, các quy định, các tiêu chuẩn và các tài liệu trên tàu

3.0

2

Các đặc tính điều động tàu

1.0

3

Điều động tàu trong vùng băng

4.0

4

Lập kế hoạch hành trình

4.0

5

Các hoạt động của tàu phá băng

3.0

6

Công tác chuẩn bị của thuyền viên, các điều kiện làm việc và công tác an toàn

3.0

7

Ví dụ về các bài tập cho học viên (Mô phỏng)

12.0

8

Đánh giá

2.0

Cộng

20

12

Tổng cộng

32

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 61

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN CƠ BẢN THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CÓ ĐIỂM CHÁY THẤP THEO BỘ LUẬT IGF

(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu theo Bộ luật IGF được xây dựng để đào tạo, huấn luyện cho các thuyền viên chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ an toàn cụ thể liên quan đến việc bảo quản, sử dụng hoặc ứng phó tình huống khẩn cấp đối với nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật quốc tế về an toàn cho tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp (IGF Code).

Chương trình huấn luyện thỏa mãn các yêu cầu bắt buộc tối thiểu của quy định A-V/3-1 trong Bộ luật STCW và các sửa đổi; Bộ luật quốc tế (IGF Code). Đồng thời chương trình cũng đáp ứng các yêu cầu của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL 1973/1978) và các sửa đổi, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974) và Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR 1979).

2. Mục tiêu

Các học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện này phải đạt được các năng lực sau:

- Vận hành tàu an toàn theo Bộ luật IGF;

- Thực hiện các lưu ý để ngăn ngừa các nguy hiểm trên các tàu theo Bộ luật IGF;

- Áp dụng các chú ý và biện pháp an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Thực hiện các hoạt động dập cháy trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Ứng phó với các tình huống khẩn cấp;

- Thực hiện các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ việc rò rỉ nhiên liệu được phát hiện trên tàu theo Bộ luật IGF.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu theo Bộ luật IGF.

Những học viên đã có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản hoặc nâng cao tàu khí hóa lỏng được tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu theo Bộ luật IGF.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên và phải:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng không hạn chế;

- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 tháng làm việc trên tàu theo Bộ luật IGF hay tương đương hoặc có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu theo Bộ luật IGF;

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá:

- Kiến thức cơ bản, hiểu biết về vận hành an toàn tàu theo Bộ luật IGF;

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa các mối nguy hiểm trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Áp dụng các chú ý và biện pháp về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp;

- Thực hiện các hoạt động ngăn ngừa, kiểm soát và dập cháy trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Ứng phó với tình huống khẩn cấp;

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường do nhiên liệu rò rỉ từ các tàu theo Bộ luật IGF.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1. Hướng dẫn cho huấn luyện viên (phần D của chương trình);

A2. Các bản trình chiếu hoặc hình ảnh.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1. IMO model course 7.13 on Basic training for masters, officers, ratings and other personnel on ships subject to the IGF Code.

10. Tài liệu học tập (T)

T1. Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ Cơ bản tàu theo Bộ luật IGF.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

LT

TH

1

Vận hành an toàn tàu theo Bộ luật IGF

6.0

2

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa các mối nguy hiểm trên tàu theo Bộ luật IGF

4.0

3

Áp dụng các chú ý và biện pháp về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

4.0

4

Thực hiện các hoạt động ngăn ngừa, kiểm soát và dập cháy trên tàu theo Bộ luật IGF

4.0

4.0

5

Ứng phó với tình huống khẩn cấp

4.0

6

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường do nhiên liệu rò rỉ từ các tàu theo Bộ luật IGF

4.0

7

Đánh giá

2.0

Cộng

28

4

Tổng cộng

32

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 62

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN NÂNG CAO THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CÓ ĐIỂM CHÁY THẤP THEO BỘ LUẬT IGF
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình huấn luyện

1. Mục đích

Chương trình huấn luyện nghiêp vụ Nâng cao tàu theo Bộ luật IGF được xây dựng để đào tạo, huấn luyện cho các thuyền trưởng, máy trưởng, các sỹ quan và tất cả những thuyền viên chịu trách về an toàn, quản lý, sử dụng hoặc ứng phó tình huống khẩn cấp đối với nhiên liệu trên các tàu theo Bộ luật quốc tế về an toàn cho tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt lửa thấp (IGF Code).

Chương trình huấn luyện thỏa mãn các yêu cầu bắt buộc tối thiểu của Quy định A-V/3-2 trong Bộ luật STCW và các sửa đổi; Bộ luật quốc tế (IGF Code). Đồng thời chương trình cũng đáp ứng các yêu cầu của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL 1973/1978) và các sửa đổi, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS 1974) và Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển (SAR 1979).

2. Mục tiêu

Các học viên sau khi hoàn thành khóa huấn luyện này phải đạt được các năng lực sau:

- Làm quen với các thuộc tính vật lý và hóa học của nhiên liệu trên các tàu theo Bộ luật IGF;

- Kiểm soát hoạt động nhiên liệu liên quan đến thiết bị đẩy và các hệ thống máy móc cũng như các dịch vụ và thiết bị an toàn trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Khả năng thể hiện vận hành và kiểm tra an toàn tất cả các hoạt động liên quan đến nhiên liệu sử dụng trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Lập kế hoạch và kiểm tra công tác giao nhận, chất xếp và cố định nhiên liệu an toàn trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do rò rỉ nhiên liệu từ tàu theo Bộ luật IGF;

- Kiểm tra và kiểm soát việc tuân thủ luật;

- Các lưu ý để ngăn ngừa các nguy hiểm;

- Áp dụng các chú ý và biện pháp an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Kiến thức về ngăn ngừa, kiểm soát, dập cháy và các hệ thống dập cháy trên tàu theo Bộ luật IGF.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải:

- Là thuyền trưởng, máy trưởng, các sỹ quan và tất cả những người chịu trách nhiệm trực tiếp về bảo quản, sử dụng nhiên liệu và hệ thống nhiên liệu trên các tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp;

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản tàu theo Bộ luật IGF; hoặc cơ bản tàu Gas; hoặc nâng cao tàu Gas.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Học viên sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học nâng cao tàu theo Bộ luật IGF.

Để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu theo Bộ luật IGF, học viên phải:

- Có ít nhất 3 tháng làm việc trên tàu sử dụng nhiên liệu được quy định trong bộ luật IGF; hoặc có 1 tháng được huấn luyện theo chương trình được thừa nhận trên tàu sử dụng nhiên liệu được quy định trong bộ luật IGF, trong đó có tối thiểu 03 lần tiếp nhận nhiên liệu, 02 trong 03 lần tiếp nhận nhiên liệu này có thể thay thế bằng việc học trên hệ thống mô phỏng được phê duyệt; hoặc

- Những học viên đã có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu khí hóa lỏng đáp ứng một trong các yêu cầu sau được tham gia kiểm tra hoặc đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu theo Bộ luật IGF:

+ Có 03 tháng làm việc trong khoảng 5 năm trước trên các loại tàu bồn chở hàng, nhiên liệu được quy định trong bộ luật IGF; hoặc tàu sử dụng khí gas có nhiệt độ bắt cháy thấp như nhiên liệu chính của tàu;

+ Hoặc tham gia 03 lần nhận hoặc trả hàng trên tàu khí hóa lỏng; hoặc tham gia hoàn thành 03 lần tiếp nhận nhiên liệu trên tàu tuân thủ Bộ luật IGF, 02 trong 03 lần tiếp nhận nhiên liệu này có thể thay thế bằng việc học trên hệ thống mô phỏng được phê duyệt;

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên và phải:

- Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng không hạn chế;

- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 tháng làm việc trên tàu theo Bộ luật IGF hay tương đương hoặc có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao tàu theo Bộ luật IGF;

- Có Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Địa điểm thi hoặc kiểm tra: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

Nội dung đánh giá:

- Các thuộc tính vật lý và hóa học của nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Hoạt động kiểm soát nhiên liệu liên quan đến thiết bị đẩy, hệ thống máy móc và dịch vụ, thiết bị an toàn trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Khả năng thực hiện và kiểm tra an toàn các hoạt động nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Lập kế hoạch và kiểm tra an toàn việc giao nhận, bố trí và cố định nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm do thải nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Kiểm tra và kiểm soát theo các yêu cầu của luật;

- Các lưu ý để ngăn ngừa nguy hiểm;

- Áp dụng các chú ý và biện pháp về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên tàu theo Bộ luật IGF;

- Kiến thức về ngăn ngừa, kiểm soát và dập cháy, các hệ thống dập cháy trên các tàu theo Bộ luật IGF.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1. Hướng dẫn cho huấn luyện viên (phần D của chương trình);

A2. Các bản trình chiếu hoặc hình ảnh.

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1. IMO model course 7.14 on Advanced training for masters, officers, ratings and other personnel on ships subject to the IGF Code.

10. Tài liệu học tập (T)

T1. Bài giảng huấn luyện nghiệp vụ Nâng cao tàu theo Bộ luật IGF.

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Số giờ

LT

TH

1

Các thuộc tính vật lý và hóa học của nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF

2

2

Hoạt động kiểm soát nhiên liệu liên quan đến thiết bị đẩy, hệ thống máy móc và dịch vụ, thiết bị an toàn trên tàu theo Bộ luật IGF

2

3

Khả năng thực hiện và kiểm tra an toàn các hoạt động nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF

6

4

Lập kế hoạch và kiểm tra an toàn việc giao nhận, bố trí và cố định nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF

6

4

5

Các lưu ý để ngăn ngừa ô nhiễm do thải nhiên liệu trên tàu theo Bộ luật IGF

2

6

Kiểm tra và kiểm soát theo các yêu cầu của luật

2

7

Các lưu ý để ngăn ngừa nguy hiểm

4

8

Áp dụng các chú ý và biện pháp về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trên tàu theo Bộ luật IGF

2

1

9

Kiến thức về ngăn ngừa, kiểm soát và dập cháy, các hệ thống dập cháy trên các tàu theo Bộ luật IGF

1

2

10

Mô phỏng

4

11

Đánh giá

2

Cộng

29

11

Tổng cộng

40

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 63

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN SỸ QUAN AN TOÀN TÀU BIỂN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho các huấn luyện viên và sỹ quan hàng hải, những người có trách nhiệm và nhiệm vụ trực tiếp huấn luyện thuyền viên trên bờ và dưới tàu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở Mục A-II/2 và A-III/2 của Bộ luật STCW.

2. Mục tiêu

Mục tiêu của chương trình là đào tạo các sỹ quan an toàn tàu biển có phương pháp, có hiểu biết và kỹ năng tổng thể các vấn đề an toàn trong quá trình vận hành khai thác tàu biển.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải: Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan vận hành boong, máy tàu biển trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Các học viên, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, được cơ sở đào tạo cấp Giấy chứng nhận sỹ quan an toàn tàu biển.

Cơ sở đào tạo xem xét, quyết định việc miễn/công nhận một số nội dung học viên đã được học tập, huấn luyện trong chương trình đào tạo khác do chính cơ sở đào tạo tổ chức. Học viên phải học tập, huấn luyện các nội dung còn thiếu và tham gia kiểm tra/đánh giá để được công nhận hoàn thành khóa học.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, nhưng số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải và phải:

Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hoặc máy trưởng tàu biển.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

+ Các phương pháp kiểm tra giám định tàu để phát hiện những hiểm họa tiềm ẩn ảnh hưởng đến an toàn của tàu và thuyền viên;

+ Giám sát kiểm tra để đảm bảo rằng các quy trình làm việc trên tàu tuân thủ hệ thống quản lý an toàn. Duy trì trạng thái sẵn sàng và bảo quản thiết bị an toàn trên tàu;

+ Công tác huấn luyện an toàn trên tàu, tổ chức họp an toàn trên tàu;

+ Phương pháp đánh giá rủi do; Yếu tố con người trong các tai nạn sự cố hàng hải;

+ Công tác báo cáo cận nguy và báo cáo tai nạn hàng hải.

8. Phương tiện trợ giảng (A)

A1 - Thiết bị nghe nhìn: Tivi/hệ thống máy chiếu;

A2 - Đĩa DVD/VCD/file video clip v.v…

9. Tham chiếu theo IMO (R)

R1 - IMO Model course 3.11

10. Tài liệu học tập (T)

T1 - Bài giảng huấn luyện Sỹ quan an toàn tàu biển

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian

STT

Nội dung

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành

1

Nhận thức về yêu cầu huấn luyện sỹ quan an toàn theo các bộ luật và công ước của IMO.

2

2

Các yêu cầu về quản lý an toàn.

1

3

Những nguy hiểm tiềm ẩn trong quá trình khai thác tàu.

1

4

Vai trò và nhiệm vụ của sỹ quan an toàn trên tàu.

1

5

Tầm quan trọng của việc tổ chức họp an toàn định kỳ trên tàu và cách thức triển khai cuộc họp an toàn.

1

2

6

Công tác huấn luyện an toàn trên tàu.

2

2

7

Giới thiệu về Bộ luật điều tra tai nạn (The Casualty Investigation Code).

1

8

Yếu tố con người trong các tai nạn sự cố hàng hải.

2

9

Duy trì trạng thái sẵn sàng và bảo quản thiết bị an toàn trên tàu.

1

1

10

Sẵn sàng đối phó với các tình huống nguy cấp trên biển

1

1

11

Phương pháp đánh giá rủi do.

2

2

12

Công tác báo cáo cận nguy và báo cáo tai nạn hàng hải

1

Cộng

16

8

Tổng

24

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 64

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN BẾP TRƯỞNG, CẤP DƯỠNG
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Phần A: Cấu trúc chương trình

1. Mục đích

Chương trình được xây dựng để huấn luyện cho các học viên về vệ sinh an toàn thực phẩm và nấu ăn trên tầu biển nhằm đáp ứng các yêu cầu tại quy định 3.2, tiêu chuẩn 3.2 và hướng dẫn 3.2 của Công ước lao động hàng hải 2006 (MLC 2006).

2. Mục tiêu

Khi hoàn thành khóa huấn luyện, học viên phải đạt được kiến thức, kỹ năng về:

- Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và Công ước MLC 2006 về thực phẩm và chế biến bữa ăn;

- Phòng, chống các bệnh do thực phẩm;

- Vệ sinh thực phẩm;

- Vệ sinh cá nhân;

- Dinh dưỡng và sức khỏe;

- Sức khỏe và an toàn trong khu vực bếp;

- Sơ cứu tai nạn, phòng cháy chữa cháy trong bếp;

- Xử lý rác thải từ bếp, kiểm soát côn trùng, chuột;

- Quản lý, vệ sinh khu vực bếp, nhà ăn và các kho;

- Các vấn đề liên quan về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ;

- Lập kế hoạch thực phẩm cho chuyến đi;

- Kỹ thuật nấu ăn cơ bản.

3. Tiêu chuẩn tham gia khóa học

Học viên tham gia khóa học phải đủ 18 tuổi trở lên.

4. Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện, học viên sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ vệ sinh an toàn thực phẩm và nấu ăn trên tàu biển theo quy định của Công ước MLC 2006.

5. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, nhưng số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

6. Tiêu chuẩn huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và kỹ năng về nấu ăn.

7. Phương pháp đánh giá

Cơ sở đào tạo lựa chọn một hoặc nhiều trong các hình thức đánh giá năng lực học viên dưới đây cho phù hợp với cơ sở của mình:

- Kiểm tra viết;

- Kiểm tra vấn đáp;

- Kiểm tra trắc nghiệm;

- Đánh giá thực hành.

Nội dung đánh giá:

- Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Phòng, chống các bệnh do thực phẩm;

- Vệ sinh thực phẩm;

- Vệ sinh cá nhân;

- Dinh dưỡng và sức khỏe;

- Sức khỏe và an toàn trong khu vực bếp;

- Sơ cứu tai nạn, phòng cháy chữa cháy trong bếp;

- Xử lý rác thải từ bếp, kiểm soát côn trùng, chuột;

- Quản lý, vệ sinh khu vực bếp, nhà ăn và các kho;

- Các vấn đề liên quan về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ;

- Lập kế hoạch thực phẩm cho chuyến đi;

- Kỹ thuật nấu ăn cơ bản.

8. Thiết bị trợ giảng (A):

- A1: Tài liệu hướng dẫn

- A2: Video

9. Tham chiếu theo IMO, ILO (R):

R1 Maritime Labour Convention, 2006 (MLC, 2006);

10. Tài liệu học tập (T)

T1 Bài giảng Vệ sinh an toàn thực phẩm và nấu ăn

Phần B: Chương trình và phân bố thời gian huấn luyện

STT

Nội dung

Thời gian (giờ)

LT

TH

1

Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam và quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm

5.0

2

Phòng, chống các bệnh do thực phẩm

5.0

1.0

3

Vệ sinh thực phẩm

5.0

2.0

4

Vệ sinh cá nhân

5.0

1.0

5

Dinh dưỡng và sức khỏe

5.0

2.0

6

Sức khỏe và an toàn trong khu vực bếp

1.5

1.0

7

Sơ cứu tai nạn, phòng cháy chữa cháy trong bếp

1.0

1.0

8

Xử lý rác thải từ bếp và kiểm soát côn trùng, chuột

0.5

0.5

9

Quản lý, vệ sinh khu vực bếp, nhà ăn và các kho

3.0

0.5

10

Các vấn đề về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ…

1.0

11

Lập kế hoạch thực phẩm cho chuyến đi

2.0

1.0

12

Kỹ thuật nấu ăn cơ bản

10.0

5.0

13

Đánh giá

1.0

Tổng

60 giờ

Ghi chú: 01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập.

PHỤ LỤC 65

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HOA TIÊU HÀNG HẢI CƠ BẢN
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Hoa tiêu hàng hải cơ bản.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Chính quy, trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển từ bậc đại học trở lên;

+ Đã đảm nhận chức danh sỹ quan vận hành boong tàu biển có tổng dung tích từ 500 trở lên ít nhất 12 tháng;

+ Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;

+ Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quy đổi tương đương trở lên;

- Thời gian đào tạo/huấn luyện

Tổng số: 240 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Học viên sau khi hoàn thành khóa học đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản về thực tập tại các tổ chức hoa tiêu hàng hải trong khoảng thời gian và số lượt tàu thực tập theo quy định. Sau đó được tổ chức hoa tiêu hàng hải sát hạch và đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng Ba.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học và có đủ thời gian thực tập hoặc số lượt tàu thực tập theo quy định có đủ năng lực dẫn các loại tàu có tổng dung tích đến 5.000 GT và chiều dài đến 115m.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định, đồng thời phải nắm được nội dung tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải.

- Nhận thức được rằng đặc tính điều động của mỗi con tàu là khác nhau, hiểu được những yếu tố ảnh hưởng tới tính năng điều động tàu, để từ đó điều khiển con tàu một cách an toàn trong các điều kiện và tình huống khác nhau kể cả trong những tình huống khẩn cấp.

- Nắm bắt đặc điểm chi tiết vùng hoa tiêu hàng hải nơi mình công tác, cụ thể như đặc điểm địa lý, khí tượng thủy văn, xã hội, đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến cảng, bến phao, khu vực neo đậu, khu vực tránh bão và các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường.

- Vận dụng tốt kỹ năng làm việc trong đội nhóm buồng lái. Vận dụng linh hoạt mối quan hệ giữa hoa tiêu - thuyền trưởng; có khả năng quản lý nguồn lực buồng lái trong tình huống thông thường, tình huống khẩn cấp; có khả năng phối hợp nhịp nhàng hiệu quả với các thành viên buồng lái; có khả năng hội thoại tốt, chia sẻ thông tin chung.

- Vận hành tốt các thiết bị hàng hải được lắp đặt ở buồng lái hỗ trợ cho việc điều khiển, dẫn tàu an toàn và đặc biệt phải có khả năng cập nhật các trang thiết bị mới được bổ sung theo quy định cùng với những chức năng và nguyên lý hoạt động, cách thức vận hành các thiết bị đó cho việc điều động tàu.

- Hiểu và nhận biết về nguy cơ đâm va của tàu thuyền khi hành trình và cách phòng ngừa va chạm bằng thay đổi một cách kịp thời về tốc độ hoặc/và hướng đi để phòng ngừa va chạm, bao gồm cả việc thực hiện việc treo đèn, dấu hiệu, phát âm thanh và ánh sáng phù hợp với các tình huống ở mọi điều kiện tầm nhìn xa.

- Hiểu được một số kiến thức tối thiểu liên quan đến ổn định tàu, Bộ luật về hàng nguy hiểm của IMO (IMDG code) và một số quy định về chất xếp, vận chuyển, bảo quản hàng nguy hiểm trên tàu.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải, các công ước hàng hải quốc tế và những quy định của địa phương để thực hiện dẫn tàu an toàn;

- Vận dụng kiến thức về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc để hỗ trợ việc dẫn tàu an toàn;

- Vận dụng kiến thức về điều động tàu trong các điều kiện khác nhau trên từng tuyến dẫn tàu (tầm nhìn xa bị hạn chế, khu vực mật độ tàu thuyền đông đúc, điều kiện tuyến dẫn tàu phức tạp, khó khăn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...).

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên luồng trong mọi điều kiện thời tiết;

- Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông đông đúc, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào cầu, bến phao, vùng neo…);

- Dựa trên pháp luật quốc gia, quốc tế và những quy định của địa phương đảm bảo dẫn tàu an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các qui định đó.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 9

- Khối lượng học tập toàn khóa: 240 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 192 giờ;

- Thực hành, thực tập, mô phỏng: 40 giờ;

- Kiểm tra đánh giá: 8 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Các văn bản pháp luật liên quan đến hoa tiêu hàng hải

30

29

1

Theo mục 4.2.2

2

Nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải

10

09

1

Theo mục 4.2.2

3

Nghiệp vụ điều động tàu

80

69

10

1

Theo mục 4.2.2

4

Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam

50

49

1

Theo mục 4.2.2

5

Quản lý nguồn lực buồng lái

10

04

05

1

Theo mục 4.2.2

6

Khai thác sử dụng thiết bị hàng hải trên buồng lái

10

04

05

1

Theo mục 4.2.2

7

Công ước Quốc tế về quy tắc phòng ngừa va chạm trên biển

20

19

1

Theo mục 4.2.2

8

Ổn định tàu và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên tàu

10

09

1

Theo mục 4.2.2

9

Chuyên đề/tiếng Anh nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải

20

20

1

Theo mục 4.2.2

Tổng cộng

240

192

40

8

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi/kiểm tra hết học phần:

Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần và đáp ứng được các yêu cầu khác đối với học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc đánh giá thực hành.

Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá

- Đánh giá hiểu biết về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định;

- Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải;

- Đặc tính điều động của tàu, những yếu tố ảnh hưởng tới tính năng điều động tàu;

- Điều động tàu trong các điều kiện và tình huống khác nhau kể cả trong những tình huống khẩn cấp;

- Đánh giá hiểu biết các đặc điểm địa lý, khí tượng thủy văn, xã hội, đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến cảng, bến phao, các khu vực neo đậu, tránh bão;

- Các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường;

- Đáng giá kỹ năng làm việc trong đội nhóm buồng lái trong tình huống thông thường và tình huống khẩn cấp;

- Đánh giá kỹ năng vận hành các thiết bị hàng hải được lắp đặt ở buồng lái hỗ trợ cho việc điều khiển, dẫn tàu;

- Đánh giá khả năng cập nhật các trang thiết bị mới, những chức năng và nguyên lý hoạt động, cách thức vận hành các thiết bị đó cho việc điều động tàu;

- Đánh giá mức độ hiểu và nhận biết về nguy cơ đâm va của tàu thuyền khi hành trình và cách phòng ngừa va chạm;

- Đánh giá mức độ hiểu biết về một số kiến thức tối thiểu liên quan đến ổn định tàu;

- Đánh giá mức độ hiểu biết về Bộ luật về hàng nguy hiểm của IMO (IMDG code) và một số quy định về chất xếp, vận chuyển, bảo quản hàng nguy hiểm trên tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5.0 trở lên theo thang điểm 10.

Học viên hoàn thành khóa học được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học có giá trị 02 năm kề từ ngày cấp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 66

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HOA TIÊU HÀNG HẢI NÂNG CAO
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Hoa tiêu hàng hải nâng cao.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Chính quy, trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

+ Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển từ bậc đại học trở lên;

+ Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;

+ Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 3 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc tương đương;

+ Có GCNKNCMHTHH hạng Nhì hoặc tương đương;

+ Độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất 300 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhì hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Nhì tối thiểu 24 tháng với 200 lượt dẫn tàu an toàn, được tổ chức hoa tiêu hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận đối với trường hợp hoa tiêu có GCNKNCMHTHH do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp; hoặc xác nhận của cơ quan quản lý nơi hoa tiêu làm việc đối với hoa tiêu hàng hải là công dân Việt Nam có GCNKNCMHTHH do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp.

- Thời gian đào tạo/huấn luyện

Tổng số: 100 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Học viên sau khi hoàn thành khóa học đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao về thực tập tại các tổ chức hoa tiêu hàng hải trong khoảng thời gian và số lượt tàu thực tập theo quy định. Sau đó được tổ chức hoa tiêu hàng hải sát hạch và đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng nhất.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học và có đủ thời gian thực tập hoặc số lượt tàu thực tập theo quy định có đủ năng lực dẫn các loại tàu có tổng dung tích đến 20.000 và chiều dài đến 175m.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định, đồng thời phải nắm được nội dung tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải.

- Phân tích được tính năng điều động của tàu cỡ lớn, sự khác nhau khi điều động những chiếc tàu cỡ lớn và những chiếc tàu cỡ nhỏ do tính năng điều động, kích thước, thể tích phần chìm dưới nước, diện tích mặt chịu gió lớn ... và những yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài để đảm bảo điều động tàu an toàn.

- Diễn giải chi tiết về đặc điểm vùng hoa tiêu hàng hải nơi mình công tác, cụ thể như đặc điểm địa lý, khí tượng thủy văn, xã hội, đặc biệt đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến cảng, bến phao, khu vực neo đậu mới và các Quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về pháp luật hàng hải, các công ước hàng hải quốc tế và những quy định của địa phương để thực hiện dẫn tàu an toàn.

- Vận dụng kiến thức mới về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc để hỗ trợ việc dẫn tàu an toàn.

- Vận dụng kiến thức về điều động tàu cỡ lớn trong các điều kiện khác nhau trên từng tuyến dẫn tàu (tầm nhìn xa bị hạn chế, khu vực mật độ tàu thuyền đông đúc, điều kiện tuyến dẫn tàu phức tạp, khó khăn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...).

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu cỡ lớn trên luồng trong mọi điều kiện thời tiết

- Điều động tàu cỡ lớn trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông đông đúc, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào cầu, bến phao, vùng neo…)

- Dựa trên pháp luật quốc gia, quốc tế và những quy định của địa phương đảm bảo dẫn tàu an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các qui định đó.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 4

- Khối lượng học tập toàn khóa: 100 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 87 giờ;

- Thực hành, thực tập, mô phỏng: 10 giờ;

- Kiểm tra đánh giá 03 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Các văn bản pháp luật hàng hải liên quan đến hoa tiêu hàng hải

20

19

1

Vấn đáp

2

Điều động tàu biển cỡ lớn (Nâng cao và chuyên sâu)

40

39

1

Vấn đáp

3

Vùng hoa tiêu hàng hải (Cập nhật về các vùng hoa tiêu và đề cập những khu vực mới được đưa vào sử dụng)

20

19

1

Vấn đáp

4

Chuyên đề/tiếng Anh nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải

20

10

10

Vấn đáp

Tổng cộng

100

87

10

3

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi/kiểm tra hết học phần:

Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần và đáp ứng được các yêu cầu khác đối với học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc đánh giá thực hành.

Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá:

- Đánh giá mức độ hiểu biết về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định

- Các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải.

- Đánh giá trình độ phân tích tính năng điều động của các loại tàu và những yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài để đảm bảo điều động tàu an toàn trong các điều kiện và các tình huống khác nhau.

- Đánh giá mức độ hiểu biết về đặc điểm vùng hoa tiêu hàng hải, đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến cảng, bến phao, khu vực neo đậu mới và các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5.0 trở lên theo thang điểm 10.

Học viên hoàn thành khóa học được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học có giá trị 02 năm kề từ ngày cấp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 67

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HOA TIÊU HÀNG HẢI CHO THUYỀN TRƯỞNG TỰ DẪN TÀU
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Chính quy, trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

- Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển từ bậc cao đẳng trở lên;

- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;

- Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc chứng chỉ tiếng Anh quy đổi tương đương trở lên;

- Có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng ít nhất 36 tháng.

- Thời gian đào tạo/huấn luyện

Tổng số: 170 giờ (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Học viên sau khi hoàn thành khóa học đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu, phải thực tập dẫn tàu theo quy định trên tuyến dẫn tàu theo yêu cầu được Cảng vụ hàng hải khu vực và Tổ chức hoa tiêu hàng hải xác nhận sẽ được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học và có đủ số lượt dẫn tàu an toàn trong khoảng thời gian theo quy định trên một khu vực xác định sẽ có đủ năng lực dẫn các loại tàu mà mình đã từng đảm nhận tương ứng với các quy định trên.

1.2.1. Về kiến thức

- Hiểu rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định, đồng thời phải nắm được nội dung tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải;

- Nhận thức được rằng đặc tính điều động của mỗi con tàu là khác nhau, hiểu được những yếu tố ảnh hưởng tới tính năng điều động tàu, để từ đó điều khiển con tàu một cách an toàn trong các điều kiện và tình huống khác nhau kể cả trong những tình huống khẩn cấp;

- Nắm bắt đặc điểm chi tiết vùng hoa tiêu hàng hải nơi mình công tác, cụ thể như đặc điểm địa lý, khí tượng thủy văn, xã hội, đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến cảng, bến phao, khu vực neo đậu, khu vực tránh bão và các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường;

- Vận dụng tốt kỹ năng làm việc trong đội nhóm buồng lái. Có khả năng quản lý nguồn lực buồng lái trong tình huống thông thường, tình huống khẩn cấp; có khả năng phối hợp nhịp nhàng hiệu quả với các thành viên buồng lái; có khả năng hội thoại tốt, chia sẻ thông tin chung;

- Hiểu và nhận biết về nguy cơ đâm va của tàu thuyền khi hành trình và cách phòng ngừa va chạm bằng thay đổi một cách kịp thời về tốc độ hoặc/và hướng đi để phòng ngừa va chạm, bao gồm cả việc thực hiện việc treo đèn, dấu hiệu, phát âm thanh và ánh sáng phù hợp với các tình huống ở mọi điều kiện tầm nhìn xa.

1.2.2. Về kỹ năng

- Vận dụng tốt kiến thức về pháp luật hàng hải, các công ước hàng hải quốc tế và những quy định của địa phương để thực hiện dẫn tàu an toàn;

- Vận dụng kiến thức về điều động tàu trong các điều kiện khác nhau trên từng tuyến dẫn tàu (tầm nhìn xa bị hạn chế, khu vực mật độ tàu thuyền đông đúc, điều kiện tuyến dẫn tàu phức tạp, khó khăn...). Đưa ra các biện pháp ứng phó khi gặp tình huống khẩn cấp xảy ra khi dẫn tàu trên luồng, ra vào cầu (sự cố máy chính, sự cố hệ thống lái...).

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Độc lập dẫn tàu trên luồng trong mọi điều kiện thời tiết;

- Điều động tàu trong mọi tình huống khác nhau (mật độ giao thông đông đúc, tầm nhìn xa bị hạn chế, ra vào cầu, bến phao, vùng neo…);

- Dựa trên pháp luật quốc gia, quốc tế và những quy định của địa phương đảm bảo dẫn tàu an toàn, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm pháp lý về các quy định đó.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 04

- Khối lượng học tập toàn khóa: 170 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 141 giờ;

- Thực hành, thực tập, mô phỏng: 10 giờ;

- Kiểm tra đánh giá: 19 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Các văn bản pháp luật liên quan đến hoa tiêu hàng hải

30

28

02

Vấn đáp

2

Nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải

10

08

02

Vấn đáp

3

Điều động tàu biển cỡ lớn (Nâng cao và chuyên sâu)

80

60

10

10

Vấn đáp

4

Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam

50

45

05

Vấn đáp

Tổng số:

170

141

10

19

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 30% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện thi/kiểm tra hết học phần:

Học viên được dự thi/kiểm tra hết học phần khi đã tham dự ít nhất 80% thời gian học tập của học phần và đáp ứng được các yêu cầu khác đối với học phần.

4.2.2. Hình thức đánh giá kết thúc học phần:

Cơ sở đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp gồm vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc đánh giá thực hành.

Địa điểm thi: Tại các phòng học lý thuyết, phòng thực hành, mô phỏng, trên tàu biển, phù hợp với nội dung, hình thức đánh giá.

4.2.3. Nội dung đánh giá

- Đánh giá hiểu biết về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của hoa tiêu hàng hải theo luật định;

- Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và Công ước có liên quan đến nghiệp vụ hoa tiêu hàng hải;

- Đặc tính điều động của tàu, những yếu tố ảnh hưởng tới tính năng điều động tàu;

- Điều động tàu trong các điều kiện và tình huống khác nhau kể cả trong những tình huống khẩn cấp;

- Đánh giá hiểu biết các đặc điểm địa lý, khí tượng thủy văn, xã hội, đặc điểm tuyến dẫn tàu, bến cảng, bến phao, các khu vực neo đậu, tránh bão;

- Các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường;

- Đáng giá kỹ năng làm việc trong đội nhóm buồng lái trong tình huống thông thường và tình huống khẩn cấp;

- Đánh giá kỹ năng vận hành các thiết bị hàng hải được lắp đặt ở buồng lái hỗ trợ cho việc điều khiển, dẫn tàu;

- Đánh giá khả năng cập nhật các trang thiết bị mới, những chức năng và nguyên lý hoạt động, cách thức vận hành các thiết bị đó cho việc điều động tàu;

- Đánh giá mức độ hiểu và nhận biết về nguy cơ đâm va của tàu thuyền khi hành trình và cách phòng ngừa va chạm.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5.0 trở lên theo thang điểm 10.

Học viên hoàn thành khóa học được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học có giá trị 02 năm kề từ ngày cấp.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên, huấn luyện viên phải đáp ứng yêu cầu của Nghị định Chính phủ quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.

PHỤ LỤC 68

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ 1
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 1.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Người học cần đáp ứng một trong những yêu cầu sau đây:

Có trình độ tiếng Anh tối thiểu phải từ bậc 1/6 theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương theo quy định (tham khảo thêm Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Thời gian đào tạo/huấn luyện

Tổng số: 150 giờ chuẩn (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của khóa học tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 1 theo Chương trình mẫu của IMO là: Phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc của thủy thủ boong.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể hiểu được các câu và đoạn hội thoại ngắn được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về bản thân, công việc). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày và trong công việc.

Có thể giao tiếp ở mức độ sơ cấp trong các tình huống làm việc trên tàu liên quan đến bộ phận boong như trong yêu cầu hướng dẫn dạy tiếng Anh ở phần B-W1 của STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2.1. Về kiến thức

- Phân biệt được các kiến thức về ngữ pháp ở trình độ sơ cấp;

- Hiểu được các kiến thức về từ vựng tiếng Anh ở trình độ sơ cấp được sử dụng trên tàu như thông tin cá nhân, sở thích cá nhân, tên các bộ phận của cơ bản của con tàu, trong khu vực buồng máy, các hoạt động thường nhật trên tàu;

- Hiểu được các kiến thức về ngữ âm ở trình độ sơ cấp.

1.2.2. Về kỹ năng

- Thể hiện khả năng nghe các cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày về bản thân và công việc trên boong và trên buồng lái khi được diễn đạt chậm và rõ ràng;

- Thể hiện khả năng đọc các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày;

- Thể hiện khả năng phát âm tương đối chính xác về âm, trọng âm, ngữ điệu câu trong các đoạn thông báo ngắn; thể hiện khả năng giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến cá nhân và công việc liên quan đến bộ phận boong trên tàu;

- Thể hiện khả năng viết được câu văn mô tả hoặc đoạn văn đơn giản có độ dài ngắn (70 - 80 từ) theo các chủ đề liên quan đến bản thân, gia đình, công việc liên quan đến bộ phận boong trên tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Giao tiếp bằng lời nói trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ sơ cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp;

- Giao tiếp bằng văn bản trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ sơ cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 10

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 104 giờ; Thực hành: 40 giờ; Kiểm tra đánh giá 06 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Hỏi và trả lời thông tin cá nhân

14

10

4

2

Miêu tả nhiệm vụ thuyền viên và công việc thường nhật

14

10

4

3

Kể tên các loại tàu; mô tả các phần của một con tàu.

14

10

4

4

Tên các vị trí trên tàu; hỏi và trả lời về phương hướng trên tàu và trên bờ; mô tả vị trí và mục đích của thiết bị an toàn.

14

10

4

5

Thảo luận về tuyến đường và vị trí địa lý; mô tả các khu vực buồng lái trên tàu; sử dụng các thông tin bằng số cho máy móc.

14

10

4

6

Kiểm tra giữa khóa

3

3

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

7

Diễn tả sở thích và không thích của cá nhân; thảo luận về các hoạt động thường nhật trên tàu (giải trí, bữa ăn…)

14

10

4

8

Mô tả các hoạt động thường nhật trên tàu; mô tả nhiệm vụ trực ca; hiểu các khẩu lệnh lái tiêu chuẩn.

14

10

4

9

Hiểu các mệnh lệnh trong tình huống khẩn cấp trên tàu.

14

10

4

10

Kiểm tra hàng cung ứng, cung cấp số lượng, trọng lượng và giá cả; mua sắm.

14

10

4

11

So sánh chi tiết tàu; mô tả thiết bị.

14

10

4

12

Ôn tập cuối khóa

4

4

0

13

Đánh giá cuối khóa

3

3

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Tổng cộng

150

104

40

6

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 70% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi, kiểm tra cuối khóa học:

Học viên được dự thi kết thúc khóa học phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập toàn khóa học. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình học.

4.2.2. Hình thức thi đánh giá cuối khóa học:

- Thi vấn đáp trực tiếp kỹ năng nói; thi trên máy tính đối với các kỹ năng nghe, đọc, viết bằng bộ ngân hàng được phê duyệt;

- Địa điểm thi: Tại các phòng học ngoại ngữ;

- Nội dung đánh giá:

+ Kiến thức ngữ pháp ở trình độ sơ cấp;

+ Tổ chức tàu nói chung và tổ chức ngành boong nói riêng, nhiệm vụ và công việc thường nhật của các chức danh ngành boong;

+ Tên các loại tàu và các bộ phận chính của 1 con tàu;

+ Cách mô tả phương hướng trên tàu và trên bờ;

+ Vị trí và mục đích của thiết bị an toàn;

+ Trình bày sở thích cá nhân và các hoạt động thường nhật trên tàu;

+ Mô tả nhiệm vụ trực ca, nghe hiểu các khẩu lệnh lái tiêu chuẩn;

+ Các tình huống khẩn cấp trên tàu và các khẩu lệnh sử dụng trong các tình huống khẩn cấp;

+ Kể tên các loại hàng hóa thường dùng, số lượng và giá cả;

+ So sánh các chi tiết tàu và mô tả thiết bị trên tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Những học viên có chứng chỉ tiếng Anh Marlins English Language test (Deck department) đạt từ 65% trở lên được miễn tham gia khóa học đồng thời được công nhận tương đương tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 1.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

- Giảng viên là những người được cấp bằng giảng dạy tiếng Anh và có kiến thức về lĩnh vực hàng hải;

- Giảng viên dạy thực hành là thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan có năng lực tiếng Anh (có minh chứng).

6. Tiêu chuẩn trang thiết bị huấn luyện và tài liệu giảng dạy

Cơ sở đào tạo biên soạn, lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn và theo hướng dẫn của Model course 3.17 và các tài liệu liên quan khác

PHỤ LỤC 69

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ 2
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 2.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Người học cần đáp ứng một trong những yêu cầu sau đây:

- Có trình độ tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 1;

- Có trình độ tiếng Anh tối thiểu phải từ bậc 2/6 theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương theo quy định (tham khảo thêm Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 150 giờ chuẩn (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập)

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của khóa học tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 2 theo Chương trình mẫu của IMO là: Phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc của sỹ quan boong mức vận hành.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu bằng tiếng Anh hàng hải chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến bộ phận boong trên tàu;

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể giao tiếp ở mức độ tiền trung cấp trong các tình huống làm việc trên tàu liên quan đến bộ phận boong như trong yêu cầu hướng dẫn dạy tiếng Anh ở phần B-W1 của STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2.1. Về kiến thức

- Phân biệt được các kiến thức về ngữ pháp ở trình độ tiền trung cấp;

- Áp dụng được các kiến thức về từ vựng tiếng Anh ở trình độ tiền trung cấp được sử dụng trên tàu như thời tiết, nhân sự bộ phận boong, các công việc trên buồng lái, trên boong;

- Áp dụng được các kiến thức về ngữ âm ở trình độ tiền trung cấp.

1.2.2. Về kỹ năng

- Cho thấy khả năng nghe được những thông tin đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới thời tiết, nhân sự bộ phận boong, các công việc trên buồng lái, trên boong;

- Cho thấy khả năng đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành của bộ phận boong trên tàu;

- Cho thấy khả năng giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, công việc liên quan đến bộ phận boong trên tàu;

- Cho thấy khả năng viết đoạn văn có độ dài trung bình (khoảng 150 từ) có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc có liên quan đến công việc của bộ phận boong trên tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Giao tiếp bằng lời nói trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ tiền trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp;

- Giao tiếp bằng văn bản trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ tiền trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 10

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 104 giờ; Thực hành: 40 giờ; Kiểm tra đánh giá 06 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ Thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Mô tả điều kiện thời tiết; hiểu dự báo thời tiết; dự đoán mối nguy hiểm.

14

10

4

2

Báo cáo các sự việc của chuyến đi trước. Báo cáo sự cố xảy ra trên biển; mô phỏng các cuộc đàm thoại trên VHF để thông tin liên lạc về các tình huống khẩn cấp và báo nạn

14

10

4

3

Giải thích về thương tật cá nhân trên biển; yêu cầu trợ giúp y tế; Bộ luật quốc tế mã thư

14

10

4

4

Kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ đối với các hoạt động thường nhật trên tàu; liên lạc VHF về tiếp nhận nhiên liệu

14

10

4

5

Liên lạc với bên ngoài thông qua văn bản và lời nói để yêu cầu và đưa lời khuyên

14

10

4

6

Kiểm tra giữa khóa

3

3

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

7

Hiểu chỉ thị và đưa ra giải thích; thực hành quy trình trao đổi thông tin trên VHF

14

10

4

8

Thảo luận về các sự kiện tương lai; lập kế hoạch tương lai.

14

10

4

9

Thể hiện sự hiểu biết đối với các yêu cầu về tiếng Anh trong Công ước STCW 1978 và các sửa đổi; nhận thức và dành ưu tiên cho các kỹ năng học ngôn ngữ; đánh giá nhu cầu học ngôn ngữ của bản thân.

14

10

4

10

Thảo luận và xác nhận việc bố trí đi lại để nhập tàu; miêu tả các bước chuẩn bị để rời cảng.

14

10

4

11

Miêu tả các thủ tục ở sân bay quốc tế; thể hiện sự hiểu biết về các tập quán văn hóa của các quốc tịch khác nhau; miêu tả các sự cố xảy ra trên bờ và trên tàu; viết báo cáo về các sự cố trên tàu.

14

10

4

12

Ôn tập

4

4

0

13

Đánh giá cuối khóa

3

3

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Tổng cộng

150

104

40

6

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 70% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi, kiểm tra cuối khóa học:

Học viên được dự thi kết thúc khóa học phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập toàn khóa học. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình học.

4.2.2. Hình thức thi đánh giá cuối khóa học:

- Thi vấn đáp trực tiếp kỹ năng nói; thi trên máy tính đối với các kỹ năng nghe, đọc, viết bằng bộ ngân hàng được phê duyệt;

- Địa điểm thi: Tại các phòng học ngoại ngữ;

- Nội dung đánh giá:

+ Kiến thức ngữ pháp trình độ tiền trung cấp;

+ Miêu tả điều kiện thời tiết, dự báo thời tiết và các mối nguy hiểm;

+ Miêu tả chuyến đi trước, báo cáo sự cố xảy ra trên biển;

+ Mô phỏng các cuộc đàm thoại trên VHF để trao đổi thông tin về các tình huống khẩn cấp và báo nạn, tiếp nhiên liệu;

+ Các thương tật cá nhân trên biển;

+ Các sự kiện, kế hoạch tương lai;

+ Miêu tả các bước chuẩn bị để rời cảng;

+ Miêu tả các thủ tục ở sân bay quốc tế;

+ Miêu tả các sự cố xảy ra trên bờ và trên tàu.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Những học viên có chứng chỉ tiếng Anh Marlins English Language test (Deck department) đạt từ 70% trở lên được miễn tham gia khóa học đồng thời được công nhận tương đương tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 2.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

- Giảng viên là những người được cấp bằng giảng dạy tiếng Anh và có kiến thức về lĩnh vực hàng hải;

- Giảng viên dạy thực hành là thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan có năng lực tiếng Anh (có minh chứng).

6. Tiêu chuẩn trang thiết bị huấn luyện và tài liệu giảng dạy

Cơ sở đào tạo biên soạn, lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn và theo hướng dẫn của Model course 3.17 và các tài liệu liên quan khác.

.

PHỤ LỤC 70

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ 3
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 3.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Người học cần đáp ứng một trong những yêu cầu sau đây:

- Có trình độ tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 2;

- Có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu phải từ bậc 3/6 theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương theo quy định (tham khảo thêm Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 150 giờ chuẩn (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

- Phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc của sỹ quan boong ở mức trách nhiệm quản lý.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể phân biệt được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu bằng tiếng Anh hàng hải về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến bộ phận boong trên tàu;

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể giao tiếp ở mức độ trung cấp trong các tình huống làm việc trên tàu liên quan đến bộ phận boong như trong yêu cầu hướng dẫn dạy tiếng Anh ở phần B-W1 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2.1. Về kiến thức

- Phân loại được các kiến thức về ngữ pháp ở trình độ trung cấp.

- Chỉ ra được sự khác biệt các kiến thức về từ vựng tiếng Anh chuyên ngành ở trình độ trung cấp được sử dụng trên tàu như an toàn và rủi ro ở nơi làm việc, điều kiện khí tượng thủy văn, các quy trình trên tàu, các thông tin liên lạc nói và viết;

- Phân loại các kiến thức về ngữ âm ở trình độ trung cấp.

1.2.2. Về kỹ năng

- Thực hiện phối hợp các kỹ năng nghe được những thông tin đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới an toàn và rủi ro ở nơi làm việc, điều kiện khí tượng thủy văn, các quy trình trên tàu, các thông tin liên lạc nói và viết;

- Thực hiện phối hợp các kỹ đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành của bộ phận boong trên tàu như báo cáo hư hỏng, các quy trình trên tàu, giấy tờ tài liệu của tàu và các biên bản giám định, thông báo cho các bên liên quan về việc sửa chữa;

- Thực hiện phối hợp các kỹ năng giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến công việc của bộ phận boong trên tàu như cuộc thông tin liên lạc trên VHF và điện thoại, liên lạc để ứng phó khẩn cấp;

- Thực hiện phối hợp các kỹ viết bài luận có độ dài trung bình khoảng 250 từ, có tính liên kết về các chủ đề liên quan đến công việc của bộ phận Boong trên tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Giao tiếp bằng lời nói trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp;

- Giao tiếp bằng văn bản trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 1

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 100 giờ; thực hành: 44 giờ; kiểm tra đánh giá 06 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Thảo luận về các khía cạnh về an toàn và rủi ro ở nơi làm việc; đưa ra cảnh báo và lời khuyên liên quan đến an toàn lao động trên tàu; miêu tả công việc sửa chữa và bảo dưỡng.

14

10

4

2

Miêu tả các điều kiện khí tượng thủy văn; giải thích bản đồ khí tượng và các thông tin khí tượng thủy văn; đưa ra các cảnh báo hàng hải; báo cáo hư hỏng do thời tiết xấu trên biển gây ra; miêu tả các quy trình để tồn tại trên biển.

14

10

4

3

Miêu tả các quy trình trên tàu.

14

10

4

4

Hiểu và đáp lại các thông tin liên lạc nói và viết; phân tích các vấn đề trên tàu và gợi ý các giải pháp thích hợp bằng lời và bằng văn bản; hiểu và đưa ra các mẫu giấy tờ tài liệu của tàu và các biên bản giám định; thông báo cho các bên liên quan về việc sửa chữa.

14

10

4

5

Thể hiện sự nhận thức về các vấn đề về giao thoa văn hóa ảnh hưởng tới công việc theo nhóm trên biển như thế nào; miêu tả các tiêu chuẩn dự kiến về công việc và hành vi trên biển.

14

10

4

6

Hiểu và tham gia vào các cuộc thông tin liên lạc trên VHF và điện thoại; làm sáng tỏ những hiểu nhầm trong thông tin liên lạc; nhận và chuyển các thông tin một cách chính xác.

14

10

4

7

Kiểm tra giữa khóa

3

3

Vấn đáp/ viết/trắc nghiệm

8

Báo cáo các sự cố mới xảy ra; miêu tả các nguyên tắc trực ca và phòng ngừa an toàn phải tuân thủ trong 1 ca trực; mô phỏng việc giao ca, dự đoán các sự cố có thể xảy ra; lập ra các bản tường trình.

14

10

4

9

Đưa ra các cảnh báo về các vấn đề tiềm ẩn của ô nhiễm hàng hải; giải thích Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm biển MARPOL liên quan đến bảo vệ môi trường biển; miêu tả các quy trình phòng tránh ô nhiễm.

14

10

4

10

Suy đoán về các tình huống giả thuyết; đánh giá các phối cảnh khác nhau về 1 vấn đề và khuyến nghị hành động thích hợp; miêu tả các quy trình ứng phó khẩn cấp; đưa ra các hướng dẫn cho hành khách trong trường hợp khẩn cấp.

14

10

4

11

Suy luận về các nguyên nhân có thể của các sự cố; đưa ra và giải thích các nguyên nhân về hỏng hóc và sai sót.

14

10

4

12

Đánh giá cuối khóa

7

7

Vấn đáp/ viết/trắc nghiệm

Tổng cộng

150

100

40

10

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 70% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi, kiểm tra cuối khóa học:

Học viên được dự thi kết thúc khóa học phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập toàn khóa học. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình học.

4.2.2. Hình thức thi đánh giá cuối khóa học:

- Thi vấn đáp trực tiếp kỹ năng nói; thi trên máy tính đối với các kỹ năng nghe, đọc, viết bằng bộ ngân hàng được phê duyệt;

- Địa điểm thi: Tại các phòng học ngoại ngữ;

- Nội dung đánh giá:

Học viên làm bài kiểm tra tiếng Anh hàng hải trình độ 3 (Lái) về những nội dung sau:

+ Thảo luận về các khía cạnh về an toàn và rủi ro ở nơi làm việc;

+ Miêu tả các điều kiện khí tượng thủy văn;

+ Miêu tả các quy trình trên tàu;

+ Hiểu và đáp lại các thông tin liên lạc nói và viết;

+ Thể hiện sự nhận thức về các vấn đề về giao thoa văn hóa;

+ Hiểu và tham gia vào các cuộc thông tin liên lạc trên VHF và điện thoại;

+ Báo cáo các sự cố mới xảy ra;

+ Đưa ra các cảnh báo về các vấn đề tiềm ẩn của ô nhiễm hàng hải;

+ Suy đoán về các tình huống giả thuyết;

+ Suy luận về các nguyên nhân có thể của các sự cố.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Những học viên có chứng chỉ tiếng Anh Marlins English Language test (Deck department) đạt từ 80% trở lên được miễn tham gia khóa học đồng thời được công nhận tương đương tiếng Anh chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ 3.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

- Giảng viên là những người được cấp bằng giảng dạy tiếng Anh và có kiến thức về lĩnh vực hàng hải.

- Giảng viên dạy thực hành là thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan có năng lực tiếng Anh (có minh chứng).

6. Tài liệu giảng dạy

Cơ sở đào tạo biên soạn, lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn và theo hướng dẫn của Model course 3.17.

PHỤ LỤC 71

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ 1
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 1.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Người học cần đáp ứng một trong những yêu cầu sau đây:

Có trình độ tiếng Anh tối thiểu phải từ bậc 1/6 theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương theo quy định (tham khảo thêm Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Thời gian đào tạo/huấn luyện

Tổng số: 150 giờ chuẩn (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của khóa học tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 1 theo Chương trình mẫu của IMO là: Phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc của thợ máy.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể hiểu được các câu và đoạn hội thoại ngắn được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về bản thân, công việc). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày và trong công việc;

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể giao tiếp ở mức độ sơ cấp trong các tình huống làm việc trên tàu liên quan đến bộ phận máy như trong yêu cầu hướng dẫn dạy tiếng Anh ở phần B-W1 của Công ước STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2.1. Về kiến thức

- Phân biệt được các kiến thức về ngữ pháp ở trình độ sơ cấp;

- Hiểu được các kiến thức về từ vựng tiếng Anh ở trình độ sơ cấp được sử dụng trên tàu như thông tin cá nhân, sở thích cá nhân, tên các bộ phận của cơ bản của con tàu, trong khu vực buồng máy, các hoạt động thường nhật trên tàu;

- Hiểu được các kiến thức về ngữ âm ở trình độ sơ cấp.

1.2.2. Về kỹ năng

- Thể hiện khả năng nghe các cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày về bản thân và công việc trong buồng máy khi được diễn đạt chậm và rõ ràng;

- Thể hiện khả năng đọc các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hàng ngày;

- Thể hiện khả năng phát âm tương đối chính xác về âm, trọng âm, ngữ điệu câu trong các đoạn thông báo ngắn; thể hiện khả năng giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hàng ngày liên quan đến cá nhân và công việc của bộ phận máy trên tàu;

- Thể hiện khả năng phát viết được câu văn mô tả hoặc đoạn văn đơn giản có độ dài ngắn (70 - 80 từ) theo các chủ đề liên quan đến bản thân, gia đình, công việc liên quan đến bộ phận máy trên tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Giao tiếp bằng lời nói trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ sơ cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp;

- Giao tiếp bằng văn bản trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ sơ cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 1

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 100 giờ; Thực hành: 44 giờ; Kiển tra đánh giá 06 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Hỏi và trả lời thông tin cá nhân

14

10

4

2

Miêu tả nhiệm vụ thuyền viên và công việc thường nhật

14

10

4

3

Kể tên các loại tàu; mô tả các phần của một con tàu

14

10

4

4

Tên các vị trí trên tàu; hỏi và trả lời về phương hướng trên tàu và trên bờ; mô tả vị trí và mục đích của thiết bị an toàn

14

10

4

5

Diễn tả sở thích và không thích của cá nhân; thảo luận về các hoạt động thường nhật trên tàu; thảo luận về đồ ăn trên tàu

14

10

4

6

Mô tả các hoạt động thường nhật trên tàu; mô tả nhiệm vụ trực ca; hiểu các khẩu lệnh máy tiêu chuẩn; hiểu các mệnh lệnh trong tình huống khẩn cấp trên tàu

14

10

4

7

Kiểm tra giữa khóa

3

3

Vấn đáp, hoặc viết, hoặc trắc nghiệm

8

Mô tả chi tiết tàu; mô tả thiết bị

14

10

4

9

Giải thích các tình huống tai nạn trên tàu; yêu cầu trợ giúp y tế

14

10

4

10

Mô tả hoạch tương lai; tầm quan trọng, yêu cầu năng lực tiếng Anh đối với thợ máy

14

10

4

11

Mô tả thời tiết; dự báo thời tiết; mô tả an toàn trên tàu và trong khu vực máy

14

10

4

12

Đánh giá cuối khóa

3

3

Vấn đáp, hoăc viết, hoặc trắc nghiệm

Tổng cộng

150

100

44

6

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 70% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi, kiểm tra cuối khóa học:

Học viên được dự thi kết thúc khóa học phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập toàn khóa học. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình học.

4.2.2. Hình thức thi đánh giá cuối khóa học:

- Thi vấn đáp trực tiếp kỹ năng nói; thi trên máy tính đối với các kỹ năng nghe, đọc, viết bằng bộ ngân hàng được phê duyệt;

- Địa điểm thi: Tại các phòng học ngoại ngữ;

- Nội dung đánh giá:

Học viên làm bài kiểm tra tiếng Anh chuyên ngành máy về những nội dung sau:

+ Hỏi và trả lời thông tin cá nhân;

+ Miêu tả nhiệm vụ thuyền viên và công việc thường nhật;

+ Kể tên các loại tàu; mô tả các phần của một con tàu; vị trí trên tàu;

+ Mô tả các hoạt động thường nhật trên tàu; mô tả nhiệm vụ trực ca; hiểu các khẩu lệnh máy tiêu chuẩn; hiểu các mệnh lệnh trong tình huống khẩn cấp trên tàu;

+ Mô tả hoạch tương lai; tầm quan trọng, yêu cầu năng lực tiếng Anh đối với thợ máy;

+ Mô tả an toàn trên tàu và trong khu vực máy.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Những học viên có chứng chỉ tiếng Anh Marlins English Language test (Engineering department) đạt từ 65% trở lên được miễn tham gia khóa học đồng thời được công nhận tương đương tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 1.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

Giảng viên là những người được cấp bằng giảng dạy tiếng Anh và có kiến thức về lĩnh vực hàng hải.

- Giảng viên dạy thực hành là thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan có năng lực tiếng Anh (có minh chứng).

6. Tiêu chuẩn trang thiết bị huấn luyện và tài liệu giảng dạy

Cơ sở đào tạo biên soạn, lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn và theo hướng dẫn của Model course 3.17 và các tài liệu tham khảo liên quan khác.

PHỤ LỤC 72

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ 2
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 2.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Người học cần đáp ứng một trong những yêu cầu sau đây:

- Có chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 1;

- Có trình độ tiếng Anh tối thiểu phải từ bậc 2/6 theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương theo quy định (tham khảo thêm Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 150 giờ chuẩn (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của khóa học tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 2 theo Chương trình mẫu của IMO là: Phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc của sỹ quan máy mức vận hành.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu bằng tiếng Anh hàng hải chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến bộ phận máy trên tàu;

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể giao tiếp ở mức độ tiền trung cấp trong các tình huống làm việc trên tàu liên quan đến bộ phận máy như trong yêu cầu hướng dẫn dạy tiếng Anh ở phần B-W1 của STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2.1. Về kiến thức

- Phân loại được các kiến thức về ngữ pháp ở trình độ tiền trung cấp;

- Áp dụng các kiến thức về từ vựng tiếng Anh ở trình độ tiền trung cấp được sử dụng trên tàu như thời tiết, nhân sự bộ phận máy, các công việc buồng máy, sự cố máy;

- Áp dụng các kiến thức về ngữ âm ở trình độ tiền trung cấp.

1.2.2. Về kỹ năng

- Cho thấy khả năng nghe được những thông tin đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới thời tiết, nhân sự bộ phận máy, các công việc buồng máy, sự cố máy;

- Cho thấy khả năng đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành của bộ phận máy trên tàu;

- Cho thấy khả năng giao tiếp tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến sở thích, công việc của bộ phận máy trên tàu;

- Cho thấy khả năng viết đoạn văn có độ dài trung bình (khoảng 150 từ) có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc có liên quan đến công việc của bộ phận máy trên tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Giao tiếp bằng lời nói trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ tiền trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp;

- Giao tiếp bằng văn bản trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ tiền trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 1

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 100 giờ; Thực hành: 44 giờ; Kiển tra đánh giá 06 giờ.

3. Nội dung chương trình

STT

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Minh họa nhân sự buồng máy; phân biệt chức trách, nhiệm vụ của các thủy thủ buồng máy

14

10

4

2

Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ động lực tàu thủy

14

10

4

3

Giải thích sự lựa chọn các vật liệu cho máy móc; phân loại đặc tính của các vật liệu được sử dụng trên tàu

14

10

4

4

Giải thích nguyên lý hoạt động của động cơ đi-ê-zen 2 kỳ, 4 kỳ

14

10

4

5

Giải thích các bước trong 1 quy trình làm việc; miêu tả máy móc hoạt động của máy chính

14

10

4

6

Giải thích nguyên lý hoạt động của máy phụ tàu thủy

14

10

4

7

Kiểm tra giữa khóa

3

3

Vấn đáp, hoặc viết, hoặc trắc nghiệm

8

Giải thích nguyên lý hoạt động của máy lái; máy phát điện tàu thủy

14

10

4

9

Phân loại các hệ thống tàu thủy: hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát

14

10

4

10

Phân loại các hệ thống tàu thủy: hệ thống dầu bôi trơn; sự cố máy chính

14

10

4

11

Đánh giá cuối khóa

3

3

Vấn đáp, hoặc viết, hoặc trắc nghiệm

Tổng cộng

150

100

44

6

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, nhưng số giờ học trực tuyến không vượt quá 70% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi, kiểm tra cuối khóa học:

Học viên được dự thi kết thúc khóa học phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập toàn khóa học. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình học.

4.2.2. Hình thức thi đánh giá cuối khóa học:

- Thi vấn đáp trực tiếp kỹ năng nói; thi trên máy tính đối với các kỹ năng nghe, đọc, viết bằng bộ ngân hàng được phê duyệt;

- Địa điểm thi: Tại các phòng học ngoại ngữ;

- Nội dung đánh giá:

Học viên làm bài kiểm tra tiếng Anh chuyên ngành máy về những nội dung sau:

+ Minh họa nhân sự buồng máy; phân biệt chức trách, nhiệm vụ của các thủy thủy buồng máy;

+ Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ động lực tàu thủy;

+ Giải thích sự lựa chọn các vật liệu cho máy móc; phân loại đặc tính của các vật liệu được sử dụng trên tàu;

+ Giải thích nguyên lý hoạt động của động cơ đi-ê-zen 2 kỳ, 4 kỳ;

+ Giải thích các bước trong 1 quy trình làm việc; miêu tả máy móc hoạt động của máy chính;

+ Giải thích nguyên lý hoạt động của máy phụ tàu thủy, máy lái; máy phát điện tàu thủy;

+ Phân loại các hệ thống tàu thủy.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Những học viên có chứng chỉ tiếng Anh Marlins English Language test (Engineering department) đạt từ 70% trở lên được miễn tham gia khóa học đồng thời được công nhận tương đương tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 2.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

- Giảng viên là những người được cấp bằng giảng dạy tiếng Anh và có kiến thức về lĩnh vực hàng hải;

- Giảng viên dạy thực hành là thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan có năng lực tiếng Anh (có minh chứng).

6. Tài liệu giảng dạy

Cơ sở đào tạo biên soạn, lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn và theo hướng dẫn của Model course 3.17 và các tài liệu tham khảo liên quan khác.

PHỤ LỤC 73

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KHAI THÁC MÁY TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ 3
(Ban hành theo Thông tư số 57/2023/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Trình độ đào tạo, huấn luyện

Tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 3.

- Hình thức đào tạo, huấn luyện:

Trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và trực tuyến.

- Đối tượng tuyển sinh

Người học cần đáp ứng một trong những yêu cầu sau đây:

- Có trình độ tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 2;

- Có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu phải từ bậc 3/6 theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương theo quy định (tham khảo thêm Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Thời gian đào tạo, huấn luyện

Tổng số: 150 giờ chuẩn (01 giờ được tính bằng 45 phút giảng dạy, học tập).

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu của khóa học tiếng Anh hàng hải trình độ 3 theo Chương trình mẫu của IMO là: Phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu công việc của sỹ quan máy ở mức trách nhiệm quản lý.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể phân biệt được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu bằng tiếng Anh hàng hải về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến bộ phận máy trên tàu;

- Học viên sau khi hoàn thành khóa học, có thể giao tiếp ở mức độ trung cấp trong các tình huống làm việc trên tàu liên quan đến bộ phận máy như trong yêu cầu hướng dẫn dạy tiếng Anh ở phần B-W1 của STCW 1978 và các sửa đổi.

1.2.1. Về kiến thức

- Chỉ ra được sự khác biệt các kiến thức về ngữ pháp ở trình độ trung cấp;

- Phân loại được các kiến thức về từ vựng tiếng Anh chuyên ngành ở trình độ trung cấp được sử dụng trên tàu như công việc bảo dưỡng và sửa chữa, an toàn khi làm việc trong buồng máy, miêu tả các hỏng hóc máy móc và sửa chữa, bảo dưỡng phòng ngừa hỏng hóc, ô nhiễm hàng hải, bảo vệ môi trường biển; miêu tả các quy trình phòng tránh ô nhiễm;

- Phân loại được các kiến thức về ngữ âm ở trình độ trung cấp.

1.2.2. Về kỹ năng

- Thực hiện phối hợp các kỹ năng nghe các đoạn hội thoại, giao tiếp có liên quan đến chuyên ngành về các chủ đề liên quan tới công việc bảo dưỡng và sửa chữa, an toàn khi làm việc trong buồng máy, miêu tả các hỏng hóc máy móc và sửa chữa, bảo dưỡng phòng ngừa hỏng hóc, ô nhiễm hàng hải, bảo vệ môi trường biển; miêu tả các quy trình phòng tránh ô nhiễm;

- Thực hiện phối hợp các kỹ năng đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành của bộ phận máy trên tàu;

- Thực hiện phối hợp các kỹ năng nói tương đối tự tin về các vấn đề quen thuộc liên quan đến công việc của bộ phận máy trên tàu;

- Thực hiện phối hợp các kỹ viết bài luận có độ dài trung bình khoảng 250 từ, có tính liên kết về các chủ đề liên quan đến công việc của bộ phận máy trên tàu.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm

- Giao tiếp bằng lời nói trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp;

- Giao tiếp bằng văn bản trong các tình huống có sử dụng tiếng Anh ở mức độ trung cấp phục vụ cho mục đích nghề nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học

- Số lượng học phần, mô đun: 1

- Khối lượng học tập toàn khóa: 150 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 100 giờ; Thực hành: 44 giờ; Kiểm tra đánh giá 06 giờ.

3. Nội dung chương trình

Stt

Tên Học phần

Phân bổ thời gian (giờ)

Hình thức đánh giá

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ Thực tập/ mô phỏng

Thi/kiểm tra hết học phần

1

Tổ chức quy trình làm thủ tục ở sân bay quốc tế; thể hiện sự hiểu biết các quy tắc văn hóa khác nhau giữa các quốc gia; miêu tả tai nạn trên bờ, trên tàu; viết báo cáo tai nạn, sự cố

14

10

4

2

Minh họa các bước chuẩn bị buồng máy cho tàu ra vào cảng

3

Phân tích các xử lý sự cố máy chính trong buồng máy

14

10

4

4

Phân loại các an toàn và nguy cơ nơi làm việc; đưa ra lời cảnh báo, lời khuyên liên quan đến an toàn lao động trên tàu; lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa

5

Phân biệt các loại phòng tránh tai nạn; yêu cầu bảo dưỡng trang thiết bị máy; trợ giúp y tế trong tình huống khẩn cấp

14

10

4

6

Phân loại các sự cố; quy tắc trực ca; Phân tích nguy cơ xảy ra và viết báo cáo

14

10

4

7

So sánh xu hướng toàn cầu trong vận tải biển; các biện pháp đảm bảo an ninh tàu biển

14

10

4

8

Kiểm tra giữa khóa

3

3

Vấn đáp, hoăc viết, hoặc trắc nghiệm

9

Phân biệt được các giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói bằng tiếng Anh; Xác định vấn đề trên tàu và đưa ra các giải pháp; phân loại các sự cố trên tàu và cảnh báo các bên liên quan

14

10

4

10

Phân tích các vấn đề giao thoa văn hóa trên tàu; Giải thích các tiêu chuẩn ứng xử trên tàu

14

10

4

11

Lựa chọn đưa ra các cảnh báo ô nhiễm môi trường biển; Giải thích các quy định của MARPOL liên quan đến bảo vệ môi trường biển, các quy tình phòng tránh ô nhiễm

14

10

4

12

Phân tích các sự cố có thể xảy ra; giải thích lý do cho hỏng hóc máy móc

14

10

4

13

Đánh giá cuối khóa

3

3

Vấn đáp, hoăc viết, hoặc trắc nghiệm

Tổng cộng

150

100

44

6

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Tổ chức lớp học

- Lớp học trực tiếp không vượt quá 25 học viên. Trong trường hợp vượt quá, cơ sở đào tạo phải bố trí tăng cường đủ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng khóa học;

- Cơ sở đào tạo được phép tổ chức đào tạo trực tuyến các nội dung lý thuyết phù hợp nếu có trang bị hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, số giờ học trực tuyến không vượt quá 70% tổng số thời lượng của chương trình.

4.2. Tổ chức đánh giá các học phần

4.2.1. Điều kiện dự thi, kiểm tra cuối khóa học:

Học viên được dự thi kết thúc khóa học phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập toàn khóa học. Đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình học.

4.2.2. Hình thức thi đánh giá cuối khóa học:

- Thi vấn đáp trực tiếp kỹ năng nói; thi trên máy tính đối với các kỹ năng nghe, đọc, viết bằng bộ ngân hàng được phê duyệt.

- Địa điểm thi: Tại các phòng học ngoại ngữ

- Nội dung đánh giá:

Học viên làm bài kiểm tra tiếng Anh chuyên ngành máy về những nội dung sau:

+ Thể hiện sự hiểu biết các quy tắc văn hóa khác nhau giữa các quốc gia; miêu tả tai nạn trên bờ, trên tàu; viết báo cáo tai nạn, sự cố;

+ Minh họa các bước chuẩn bị buồng máy cho tàu ra vào cảng;

+ Phân tích các xử lý sự cố máy chính trong buồng máy;

+ Phân loại các an toàn và nguy cơ nơi làm việc; đưa ra lời cảnh bảo, lời khuyên liên quan đến an toàn lao động trên tàu; lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa;

+ Phân biệt các loại phòng tránh tai nạn; yêu cầu bảo dưỡng trang thiết bị máy; trợ giúp y tế trong tình huống khẩn cấp;

+ So sánh xu hướng toàn cầu trong vận tải biển; các biện pháp đảm bảo an ninh tàu biển;

+ Phân tích các vấn đề giao thoa văn hóa trên tàu; giải thích các tiêu chuẩn ứng xử trên tàu;

+ Lựa chọn đưa ra các cảnh báo ô nhiễm môi trường biển; giải thích các quy định của MARPOL liên quan đến bảo vệ môi trường biển, các quy trình phòng tránh ô nhiễm;

+ Phân tích các xử lý sự cố máy chính trong buồng máy; giải thích lý do cho hỏng hóc máy móc.

4.3. Công nhận hoàn thành khóa học

Để được công nhận hoàn thành khóa học, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần và đạt điểm đánh giá từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.

Những học viên có chứng chỉ tiếng Anh Marlins English Language test (Engineering department) đạt từ 80% trở lên được miễn tham gia khóa học đồng thời được công nhận tương đương tiếng Anh chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ 3.

5. Tiêu chuẩn giảng viên, huấn luyện viên

- Giảng viên là những người được cấp bằng giảng dạy tiếng Anh và có kiến thức về lĩnh vực hàng hải.

- Giảng viên dạy thực hành là thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan có năng lực tiếng Anh (có minh chứng).

6. Tài liệu giảng dạy

Cơ sở đào tạo biên soạn, lựa chọn tài liệu giảng dạy phù hợp với tình hình thực tiễn và theo hướng dẫn của Model course 3.17 và các tài liệu tham khảo liên quan khác.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 57/2023/TT-BGTVT ngày 31/12/2023 quy định về Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.192

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.40.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!