Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 42/2016/TT-BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành bảo trì đường sắt đô thị

Số hiệu: 42/2016/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành: 19/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 42/2016/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị với các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về vận hành và bảo trì đường sắt đô thị, nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường sắt đô thị an toàn, thông suốt, thuận tiện cho hành khách.

- Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị với số hiệu QCVN 93:2016/BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 42/2016 đưa ra các yêu cầu trong vận hành, bảo trì đường sắt đô thị và không áp dụng với đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.

- Một số nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị theo Thông tư 42/TT-BGTVT như sau:

+ Việc vận hành tàu phải đảm bảo các quy định như số toa xe tối đa được phép ghép nối; hãm tàu; bảng giờ tàu; tốc độ vận hành tàu; các biện pháp khẩn cấp để dừng tàu đến gần và điều kiện vận hành tàu ở chế độ lái tàu tự động.

+ Ngoài ra, theo QCVN 93:2016/BGTVT thì trong việc vận hành tàu cũng phải đảm bảo về tín hiệu đường sắt và nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị.

+ Trong công tác bảo trì đường sắt đô thị, QCVN 93:2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 42/2016 quy định phải tiến hành kiểm tra và vận hành thử đối với công trình xây dựng mới, cải tạo hay sửa chữa và kiểm tra các bộ phận khác như kết cấu tầng trên; kết cấu xây dựng; hệ thống cung cấp điện sức kéo; thiết bị điều khiển chạy tàu và các công trình, thiết bị khác.

+ Về phần toa xe, QCVN 93:2016/BGTVT đưa ra các yêu cầu trong kiểm tra và vận hành thử toa xe chế tạo mới hoặc được sửa chữa để có biện pháp xử lý khi có sự cố xảy ra. Nội dung và phương pháp cụ thể kiểm tra toa xe được quy định tại quy chuẩn ban hành theo Thông tư số 42/BGTVT.

Thông tư 42/2016/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị có hiệu lực ngày 15/01/2017.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2016/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VẬN HÀNH, BẢO TRÌ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đường st Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường st đô thị.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị” - Số hiệu: QCVN 93:2016/BGTVT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp)
;
- Cổng Thông tin điện tử CP;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu VT
, KHCN.

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

QCVN 93 : 2016/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VẬN HÀNH, BẢO TRÌ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

National technical regulations on urban railway operation and maintenance

Lời nói đầu

QCVN 93:2016/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ trình duyệt, Bộ Giao thông vận ti ban hành theo Thông tư số: 42/2016/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2016.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA V VẬN HÀNH, BẢO TRÌ ĐƯỜNG ST ĐÔ THỊ

National technical regulations on urban railway operation and maintenance

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi Điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị (sau đây viết tắt là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về vận hành và bảo trì đường sắt đô thị, nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường sắt đô thị an toàn, thông suốt, thuận tiện cho hành khách cũng như giảm thiu những tác động bất lợi đến cộng đồng.

1.1.2. Quy chuẩn này không áp dụng với đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, vận hành và bo trì đường sắt đô thị.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Bảo trì

Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình, phương tiện, thiết bị đường sắt đô thị theo quy định của thiết kế hoặc nhà sản xuất trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô của công trình, phương tiện, thiết bị.

1.3.2. Chu kỳ kiểm tra

Là khoảng thời gian tối đa hoặc số kilomet vận hành tối đa phải tiến hành kiểm tra tùy theo chỉ tiêu nào đến trước.

1.3.3. Công trình đường sắt đô thị

Là công trình được xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt đô thị, bao gồm: kết cấu tầng trên đường sắt (ray, tà vẹt, phụ kiện liên kết ray tà vẹt, phụ kiện nối ray, ghi, kết cấu kiểu tấm bản, đá balát, lớp đệm subbalat - nếu có); kết cấu xây dựng (nền đường; cầu; cống; hầm; kè; rào chắn; hệ thống thoát nước không bao gồm thiết bị thoát nước; ga và đề pô không bao gồm thiết bị; các kết cấu khác); thiết bị Điều khiển chạy tàu; hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị khác của đường sắt.

1.3.4. Tàu

Là toa xe, tập hợp toa xe có động lực hoặc không có động lực được ghép nối có đủ các Điều kiện cần thiết để chạy tàu an toàn theo kế hoạch vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.3.5. Biểu đồ chạy tàu

Là biểu đồ trong đó quy định giờ đi, giờ đến và hành trình của tất cả các đoàn tàu trong một (01) ngày đêm.

1.3.6. Đường sắt chính tuyến

Là đường sắt nơi tàu vận hành, cung cấp dịch vụ theo biểu đồ chạy tàu.

1.3.7. Đường phụ

Là đường sắt không phải đường sắt chính tuyến, bao gồm đường dừng đỗ tàu.

1.3.8. Nhà ga

Là nơi tàu dừng, đỗ, đón, trả khách; cung cấp các dịch vụ, tiện ích cần thiết cho hành khách đi tàu và lắp đặt các thiết bị, máy móc vận hành chạy tàu.

1.3.9. Kiểm tra

Là việc xem xét bằng trực quan hoặc thiết bị kỹ thuật chuyên dùng để đánh giá hiện trạng các công trình, phương tiện, thiết bị nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp và có biện pháp nghiệp vụ xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn chạy tàu.

1.3.10. Ngày kiểm tra định kỳ

Là ngày được ly để làm quy định thời gian tiến hành kiểm tra cho từng thiết bị đường sắt hay bộ phận của thiết bị đó, được tính toán trên cơ sở đặc tính của thiết bị, mức độ chịu tác động từ Điều kiện thời tiết khí hậu, các ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Ngày kiểm tra định kỳ áp dụng cho thiết bị đường ray, công trình xây dựng, thiết bị cấp điện và thiết bị đảm bảo an toàn chạy tàu.

1.3.11. Độ lệch thời gian cho phép

Là khoảng thời gian lệch trước hoặc sau ngày kiểm tra định kỳ, được bố trí phù hợp với chu kỳ kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chắc chắn việc kiểm tra được thực hiện, kể cả trong Điều kiện bị hạn chế do ảnh hưởng của thời tiết, do có thi công trên đường ray hay bất cứ sự gián đoạn nào khác. Độ lệch thời gian cho phép áp dụng cho thiết bị đường ray, công trình xây dựng, thiết bị cấp điện và thiết bị đảm bảo an toàn chạy tàu.

1.3.12. Khu gian

Khu gian là đoạn tuyến đường sắt nối hai nhà ga liền kề.

1.3.13. Nhân viên Điều độ chạy tàu

Là người trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu, chỉ huy việc khắc phục sự cố chạy tàu, ra Lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị liên quan, đình chỉ chạy tàu trên tuyến đường sắt phụ trách nếu thấy nguy cơ đe dọa mất an toàn chạy tàu.

1.3.14. Thiết bị Điều khiển chạy tàu

Là thiết bị thông tin và tín hiệu để Điều khiển chạy tàu.

1.3.15. Tín hiệu đường sắt

Là biểu thị Điều kiện vận hành đối với lái tàu và các nhân viên đường sắt có liên quan khi chạy tàu. Tín hiệu đường sắt bao gồm: tín hiệu, hiệu Lệnh và biển báo.

1.3.16. Tuần tra

Là công tác kiểm tra định kỳ dọc theo tuyến đường nhằm nắm rõ tình trạng bảo trì tuyến đường cũng như mọi thay đổi môi trường xung quanh dọc theo tuyến, thông qua đó đảm bảo tuyến đường luôn trong tình trạng chạy tàu an toàn.

1.3.17. Hệ thống Điều khiển tàu tự động

Hệ thống Điều khiển tàu tự động ATC (Automatic Train Control) bao gồm các hệ thống con:

- Hệ thống phòng vệ tàu tự động ATP (Automatic Train Protection);

- Hệ thống giám sát tàu tự động ATS (Automatic Train Supervision);

- Hệ thống vận hành tàu tự động ATO (Automatic Train Operation).

2. VẬN HÀNH TÀU

2.1. Vận hành tàu

2.1.1. Số toa xe tối đa đưc phép ghép nối

Số lượng toa xe tối đa được ghép nối thành tàu phải đảm bảo phù hp với tính năng, cấu tạo, sức kéo của toa xe cũng như thiết kế của công trình đường sắt.

2.1.2. Hãm tàu

a) Tàu phải sử dụng hệ thống hãm kết nối với tất cả các toa xe và đảm bảo tự động hãm khi toa xe bộ phận bị tách rời.

Đối với các sự cố của hệ thống hãm tàu, doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị có trách nhiệm căn cứ các văn bản pháp Luật liên quan xây dựng và ban hành phương án giải quyết, xử lý sự cố.

b) Hệ thống hãm phải được kiểm tra định kỳ theo quy định của nhà sản xuất và khi ghép nối toa xe đ lập tàu.

c) Lực hãm tàu phải đảm bảo đủ Điều kiện cần thiết tương ứng với độ dốc của tuyến đường và tốc độ tàu.

d) Lực hãm tàu phải được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trục có lực hãm trên tổng số các trục của tàu. Tỷ lệ này phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất.

2.1.3. Vận hành tàu trên đường sắt chính tuyến trong khu gian

Chỉ có toa xe có đủ Điều kiện mới được cho phép chạy trên đường sắt chính tuyến trong khu gian (trừ trường hợp dồn dịch toa xe).

2.1.4. Bảng giờ tàu

a) Bảng giờ tàu là bảng thông tin về thời gian m tuyến, thời gian đóng tuyến và giờ tàu đến các nhà ga trong ngày.

b) Bảng giờ tàu phải được lập theo kế hoạch chạy tàu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với từng tuyến.

c) Khi thời gian chạy tàu bị sai lệch so với bảng giờ tàu thì phải nhanh chóng khôi phục về đúng kế hoạch chạy tàu được cấp có thm quyền phê duyệt theo từng tuyến.

2.1.5. Phòng tránh tai nạn khi tàu khi hành

Tàu chỉ được phép khi hành khi cửa tàu được đóng hoàn toàn, cũng như hành khách và tàu được xác nhận tình trạng an toàn.

2.1.6. Các biện pháp đảm bảo an toàn vận hành tàu

a) Để đảm bảo an toàn chạy tàu phải sử dụng các biện pháp sau:

(1) Sử dụng thiết bị đảm bảo an toàn giữa các tàu, cho phép dừng tàu hoặc giảm tốc độ chạy tàu tự động thông qua việc liên tục kim soát khoảng cách giữa các tàu hay tình trạng tuyến đường.

(2) Sử dụng hệ thống thiết bị an toàn thay thế khi không thể áp dụng biện pháp như quy định (1).

(3) Dựa vào khả năng tập trung quan sát của lái tàu khi không thể áp dụng biện pháp nêu tại (1) và (2). Dựa trên chỉ dẫn của nhân viên Điều độ chạy tàu, lái tàu chạy tàu với tốc độ giới hạn, cho phép dừng tàu trong khoảng cách quan sát được với tàu đi trước.

b) Trong trường hợp chạy tàu cứu hộ, nếu tàu đó đã có các biện pháp an toàn được quy định riêng thì không phải tuân theo quy định tại Điểm a Khoản này.

2.1.7. Vị trí Điều khiển của lái tàu

Lái tàu phải Điều khiển tàu tại buồng lái phía trước của toa xe đầu tiên theo hướng vận hành, trừ các trường hợp sau:

a) Khi lái tàu chạy tàu theo hiệu Lệnh từ nhân viên trên buồng lái của toa xe đầu tiên.

b) Khi còi và hệ thống hãm được Điều khiển bởi một lái tàu khác (lái tàu thứ hai) trên buồng lái của toa xe đầu tiên.

2.1.8. Tốc độ vận hành tàu

Tàu phải chạy dưới tốc độ giới hạn đã được quy định trước cho từng tàu và cho từng khu gian, đảm bảo phù hợp với tình trạng của đường sắt và đường lấy điện, tính năng của toa xe, phương thức vận hành, tín hiệu đường sắt.

2.1.9. Chạy tàu lùi

Tàu không được phép chạy lùi ngược với hướng vận hành, trừ trường hợp việc chạy tàu lùi được thực hiện theo chỉ thị của nhân viên Điều độ khi xảy ra sự cố, tai nạn.

2.1.10. Các biện pháp khẩn cấp để dừng tàu đến gần

a) Trong trường hợp phải dừng tàu do phát sinh chướng ngại cản tr chạy tàu, trên cơ sở xem xét cự ly để hãm khẩn cấp tàu đang tới gần, phải hiển thị tín hiệu dừng tàu và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để dừng tàu khác đang tới gần nhanh nhất.

b) Các trường hợp phải thực hiện phòng vệ tàu:

- Tàu trật bánh gây tr ngại cho tàu khác chạy trên tuyến đường liền kề.

- Phát sinh sự cố trên đường ray, đường lấy điện yêu cầu phải dừng tàu ngay lập tức.

- Các trường hợp khác theo quy định của văn bản quy phạm pháp Luật có liên quan.

c) Các đơn vị vận hành đường sắt đô thị có trách nhiệm xây dựng các biện pháp phòng vệ khi dừng tàu.

2.1.11. Phong tỏa khu gian

Khi một đoạn đường sắt cần được phong tỏa để thi công hoặc bảo trì phải áp dụng các biện pháp dưới sự hướng dẫn của nhân viên Điều độ chạy tàu hay nhân viên được giao trách nhiệm tương đương nhằm không cho tàu đi vào khu gian (trừ tàu sử dụng cho việc thi công hoặc bảo trì).

2.1.12. Phòng tránh rủi ro trong chạy tàu

Đơn vị vận hành đường sắt đô thị phải có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch ứng phó trong trường hợp thời tiết xấu hoặc các hiện tượng tự nhiên khác đe dọa sự an toàn của tàu.

b) Xây dựng các biện pháp ứng phó kịp thời trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn trong nhà ga ngầm hay trên tàu đang chạy trong khu vực ngầm nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách và sơ tán kịp thời.

c) Có các biện pháp ứng phó đối với các yếu tố rủi ro khác do con người gây ra trong quá trình chạy tàu.

2.1.13. Dồn dịch

a) Dồn dịch toa xe (bao gồm dồn dịch tàu) phải được tiến hành theo một trong các phương thức sau đây:

(1) Phương thức sử dụng tín hiệu;

(2) Phương thức sử dụng hiệu Lệnh;

(3) Phương thức sử dụng chỉ báo (biển báo);

(4) Phương thức sử dụng thiết bị Điều khiển tự động toa xe.

b) Hoạt động dồn dịch toa xe không được phép gây cản tr đến hoạt động vận hành tàu.

c) Đơn vị vận hành đường sắt đô thị phải quy định tốc độ dồn dịch.

2.1.14. Dừng đỗ của toa xe

Khi dừng đỗ toa xe, phải áp dụng các biện pháp cần thiết đ tránh toa xe tự khi động hay bị trôi do tác động bên ngoài.

2.1.15. Điều kiện vận hành tàu ở chế độ lái tàu tự động

Trường hợp vận hành tàu chế độ lái tàu tự động phải thỏa mãn các Điều kiện sau đây:

a) Đường st được thiết kế cho phép ngăn chặn người không có nhiệm vụ hoặc động vật tự ý đi vào khu vực đường sắt, đồng thời đảm bảo không đ xảy ra những tình huống nguy him làm cản tr lộ trình của tàu; trên tàu có lắp đặt thiết bị cho phép dừng tàu tự động khi phát hiện chướng ngại trên đường sắt; áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn chạy tàu.

b) Đường sắt được thiết kế cho phép ngăn chặn các nguy cơ từ đường sắt liền kề; có nhân viên trên tàu phụ trách các biện pháp khẩn cấp đ phòng vệ tàu; trên tàu có lắp đặt thiết bị cho phép dừng tàu tự động khi phát hiện chướng ngại trên đường sắt liền kề.

c) Đường sắt được thiết kế cho phép trong các tình huống khẩn cấp, hành khách được sơ tán dễ dàng.

d) Có các biện pháp phù hợp đ đảm bảo an toàn cho hành khách trên ke ga.

đ) Thiết bị lái tàu tự động phải bảo đảm tất cả các Điều kiện sau:

- Không cho phép tàu khi hành nếu chưa xác nhận sự an toàn của hành khách lên, xuống tàu.

- Có tính năng thiết lập tốc độ chạy tàu dưới mức tốc độ được hiển thị trên thiết bị đảm bảo giãn cách tàu, cũng như kiểm soát tốc độ tàu một cách êm thuận, qua đó đảm bảo an toàn chạy tàu.

- Cho phép tàu dừng một cách êm thuận, vị trí cho phép hành khách lên xuống tàu mà không gặp tr ngại gì.

e) Trong trường hợp không có nhân viên đường sắt trên tàu thì khoang hành khách phải được lắp đặt thiết bị cho phép hành khách liên lạc với trung tâm Điều độ, hoặc có biện pháp khác đ đảm bảo an toàn cho hành khách trong trường hợp khẩn cấp.

2.2. Tín hiệu đường sắt

2.2.1. Mối liên hệ giữa tín hiệu đường sắt và vận hành tàu

Thiết bị tín hiệu phải bảo đảm t chức chỉ huy chạy tàu và dồn tàu được kịp thời, chính xác, an toàn và nâng cao hiệu suất chạy tàu.

2.2.2. Tín hiệu dừng tàu

a) Khi có tín hiệu dừng tàu, tàu phải dừng trước vị trí được chỉ định. Khi tín hiệu dừng tàu được thông báo quá muộn để tàu dừng tại vị trí yêu cầu hoặc khi vị trí cần dừng không được báo hiệu, tàu phải được khống chế dừng khẩn cấp.

b) Tàu phải dừng theo quy định tại Điểm a Khoản này không được phép chạy tiếp cho đến khi có tín hiệu tiếp tục hay nhận được chỉ thị cho phép tiếp tục chạy (trừ trường hợp sử dụng phương thức vận hành nêu tại Mục 3 Điểm a Khoản 2.1.6 của Quy chuẩn này.

2.2.3. Tín hiệu hiển thị không chính xác

Khi cùng một lúc tiếp nhận được nhiều tín hiệu khác nhau hoặc tín hiệu không rõ ràng thì phải chấp hành tín hiệu an toàn nhất.

2.2.4. Điều kiện hiển thị tín hiệu cho phép chạy tàu

Tín hiệu cho phép chạy tàu chỉ được hiển thị khi không có bất cứ cn tr nào trên lộ trình của tàu.

2.2.5. Các nội dung khác liên quan đến hiển thị tín hiệu

Ngoài các quy định được nêu từ Khoản 2.2.1 đến Khoản 2.2.3 của Quy chuẩn này các loại hình tín hiệu và phương thức hiển thị tín hiệu phải được quy định rõ từ trước để lái tàu và nhân viên trên tàu quan sát, nhận biết được.

2.2.6. Cấm cản tr tuyến đường khi có tín hiệu biu thị cho phép chạy tàu

Khi có tín hiệu cho phép chạy tàu, không được cản tr đường đi của tàu.

2.2.7. Hiệu Lệnh và biển báo

Loại hình và phương thức biểu thị của hiệu Lệnh và biển báo phải được quy định rõ từ trước nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.

2.3. Nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị

2.3.1. Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị

a) Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị bao gồm:

- Nhân viên Điều độ chạy tàu;

- Lái tàu;

- Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga;

- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.

b) Các chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị phi đm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của văn bản quy phạm pháp Luật liên quan.

c) Đối với các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam thì tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu trên các tuyến đường sắt đô thị đó được áp dụng theo tiêu chuẩn công nghệ của tuyến đường sắt đô thị thông qua đào tạo, chuyển giao công nghệ.

d) Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải tổ chức sát hạch và cấp giấy phép lái tàu sau khi các tuyến đường sắt đô thị này hoàn thành chạy thử nghiệm.

2.3.2. Đào tạo và huấn luyện nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị

Đơn vị vận hành đường sắt đô thị phải tổ chức đào tạo và huấn luyện đầy đủ cho tất cả các nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị, đảm bo các nhân viên này có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.

2.3.3. Đảm bảo an toàn chạy tàu

a) Nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị phải thực hiện đúng quy trình chạy tàu và các quy định khác có liên quan, đảm bảo an toàn chạy tàu trên cơ sở vận dụng đầy đủ kiến thức, kỹ năng của mình và vận dụng tối ưu các thiết bị vận hành.

b) Đơn vị vận hành đường sắt đô thị không được phân công công việc cho nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu cho đến khi xác nhận rằng các nhân viên này có đủ tố chất, kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình.

c) Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị không được phép làm nhiệm vụ khi trong máu hoặc hơi th có nồng độ cồn hoặc các chất kích thích mà pháp Luật cấm sử dụng.

d) Lái tàu phải có giấy phép lái tàu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp Luật có liên quan, trừ trường hợp lái tàu tập sự được lái tàu đã có giấy phép trực tiếp hướng dẫn chạy tàu.

3. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

3.1. Nguyên tắc bảo trì công trình đường sắt

3.1.1. Công trình đường sắt phải được bảo trì theo quy trình để đảm bảo chạy tàu theo kế hoạch, an toàn cho hành khách đi tàu và người dân xung quanh, tránh tổn hại đến tài sản và môi trường.

3.1.2. Công trình đường sắt đô thị phục vụ chạy tàu phải được duy trì trạng thái phù hợp để đảm bo an toàn.

3.1.3. Khi đường sắt chính tuyến không đảm bảo trạng thái như mô t tại Điểm b), phải hạn chế tốc độ chạy tàu, hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn chạy tàu. Những đoạn tuyến này cần theo dõi đặc biệt và phải được giám sát chặt chẽ.

3.1.4. Thiết bị đảm bảo an toàn chạy tàu phải được bảo trì để luôn trạng thái hoạt động chính xác.

3.2. Kiểm tra và vận hành thử đối với công trình xây dựng mới, cải tạo hay sửa chữa

3.2.1. Công trình đường sắt đô thị trước khi đưa vào sử dụng phải được tiến hành chạy thử và nghiệm thu theo quy định của pháp Luật có liên quan, trừ trường hợp ch sửa chữa nhỏ hoặc với đường phụ không ảnh hưởng đến đường chính tuyến.

3.2.2. Khi có thiên tai hay sự cố, hoặc không khai thác trong một thời gian nhất định thì công trình đường sắt phải được kiểm tra trước khi vận hành. Trường hợp cần thiết phải vận hành thử trước khi đưa vào sử dụng.

3.3. Tuần tra công trình đường sắt

3.3.1. Công trình đường sắt đô thị trên đường sắt chính tuyến phải được tuần tra tùy theo trạng thái của tuyến đường và thực tế chạy tàu. Tần sut, thời điểm, phương pháp tuần tra phải được quy định theo quy trình bảo trì và theo tình hình thực tế.

3.3.2. Khi tiến hành tuần tra nếu phát hiện sự cố gây mất an toàn chạy tàu phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý thích hợp để đảm bảo an toàn và khắc phục sự cố.

3.3.3. Khi có nguy cơ xảy ra thiên tai gây mất an toàn chạy tàu trên đường sắt chính tuyến phải giám sát chặt chẽ tuyến đường đó, hạn chế tốc độ chạy tàu hoặc dừng chạy tàu trên đường sắt chính tuyến hay các khu đoạn có liên quan.

3.4. Kiểm tra kết cấu tầng trên

3.4.1. Tuần tra kết cấu tầng trên đường sắt

Tuần tra kết cấu tầng trên đường sắt được thực hiện bằng cách đi bộ hoặc sử dụng phương tiện chuyên dùng với tần suất tối thiểu năm (05) ngày một (01) lần trên đường sắt chính tuyến và hai (02) tuần một (01) lần trên đường phụ.

3.4.2. Chu kỳ kiểm tra định kỳ kết cấu tầng trên

a) Kiểm tra định kỳ kết cấu tầng trên đường st bao gồm kiểm tra tình trạng và cấu kiện cấu thành kết cấu tầng trên đường sắt. Chu kỳ, phương pháp, hạng mục kiểm tra được quy định phù hợp với chủng loại, cấu tạo và tình trạng sử dụng kết cấu tầng trên của mỗi tuyến đường sắt.

b) Kiểm tra định kỳ kết cấu tầng trên đường sắt được thực hiện tối thiểu một (01) năm một (01) lần, kể từ ngày kiểm tra định kỳ của kỳ kiểm tra trước, việc kiểm tra được thực hiện trong tháng có ngày kiểm tra tương ứng hoặc trước hay sau tháng đó với độ lệch thời gian cho phép là một (01) tháng.

Hình 1. Thời gian kiểm tra định kỳ (trường hợp chu kỳ kiểm tra là 1 năm)

c) Trên cơ sở xem xét tình trạng kết cấu tầng trên đường sắt, trong trường hợp phải rút ngắn chu kỳ kiểm tra nêu tại Điểm b Khoản này phải quy định chu kỳ kiểm tra mới tương ứng và thực hiện kiểm tra theo chu kỳ đó. Trong trường hợp này, độ lệch thời gian cho phép phải được thiết lập lại để phù hợp với chu kỳ kiểm tra mới.

d) Trường hợp thi công có quy mô lớn thay thế toàn bộ bộ phận công trình hoặc thiết bị lắp đặt, ngày kiểm tra định kỳ nêu tại Điểm b và Điểm c Khoản này áp dụng cho công trình sau thi công phải được quy định mới.

đ) Tạm dừng kiểm tra trong các trường hợp dưới đây:

(1) Do xảy ra dông bão, thiên tai hay tai nạn, sự cố.

(2) Dừng kiểm tra để ưu tiên xử lý thiên tai hay tai nạn, sự cố tại địa điểm khác.

3.4.3. Tiêu chí đánh giá và biện pháp xử lý

Việc đánh giá kết cấu đường ray phải được thực hiện dựa theo các tiêu chí đánh giá quy định trong quy trình bảo trì và phải phù hợp với các tiêu chuẩn bảo trì.

Trường hợp kết quả đánh giá cho thấy tính năng đường ray không đáp ứng yêu cầu, tùy thuộc vào mức độ không đáp ứng phải thực hiện một hay thực hiện kết hợp các biện pháp xử lý sau:

(1) Sửa chữa;

(2) Theo dõi giám sát;

(3) Hạn chế sử dụng.

3.5. Kiểm tra kết cấu xây dựng

3.5.1. Các hình thức kiểm tra

Công tác kiểm tra kết cấu xây dựng bao gồm:

- Kiểm tra ban đầu;

- Kiểm tra định kỳ;

- Kiểm tra đột xuất.

3.5.2. Kiểm tra ban đầu

Kiểm tra ban đầu được thực hiện đối với kết cấu xây dựng được xây dựng mới trước khi đưa vào sử dụng với mục đích xác định trạng thái kỹ thuật ban đầu. Kiểm tra ban đầu cũng được thực hiện đối với kết cấu xây dựng sau khi được tiến hành sửa chữa, nâng cấp quy mô lớn.

3.5.3. Kiểm tra định kỳ

a) Chu kỳ, hạng mục và phương pháp kiểm tra định kỳ kết cấu xây dựng được quy định phù hợp với chủng loại, cấu tạo công trình và tình trạng sử dụng công trình.

b) Kết cấu xây dựng được kiểm tra định kỳ tối thiểu hai (02) năm một (01) lần, kể từ ngày kiểm tra định kỳ của kỳ kiểm tra trước, việc kiểm tra được thực hiện trong tháng có ngày kiểm tra tương ứng hoặc trước hay sau tháng đó với độ lệch thời gian cho phép là một (01) tháng.

c) Ngày kiểm tra định kỳ nêu trên được thay đổi khi tiến hành nâng cấp cải tạo công trình ở quy mô lớn, với Điều kiện công tác kiểm tra mức tương đương hoặc cao hơn kiểm tra định kỳ sẽ được thực hiện đảm bảo không vượt khỏi chu kỳ kiểm tra ban đầu của mỗi công trình hay bộ phận cấu thành công trình.

d) Trên cơ sở xem xét tình trạng công trình và các Điều kiện khác, trong trường hợp phải rút ngắn chu kỳ kiểm tra nêu tại Điểm b Khoản này, phải quy định chu kỳ kiểm tra mới tương ứng và thực hiện kiểm tra theo chu kỳ đó. Trong trường hợp này, độ lệch thời gian cho phép được thiết lập lại để phù hợp với chu kỳ kiểm tra mới.

đ) Đối với công trình cầu phải được kiểm tra định kỳ bằng phương pháp kiểm tra trực quan. Đồng thời, sau một thời gian nhất định phải thực hiện một kỳ kiểm tra bằng trực quan một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng.

e) Công trình hầm phải được kiểm tra định kỳ bằng cách đi dọc đường hầm trong Điều kiện đủ sáng để kiểm tra trực quan, ở một số đoạn hầm khi cần thiết phải dùng búa gõ để kiểm tra hay thực hiện các biện pháp kiểm tra khác tương đương. Đồng thời, sau mỗi hai mươi (20) năm phải thực hiện một kỳ kiểm tra định kỳ chi tiết để kiểm tra một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng.

f) Tạm dừng kiểm tra trong các trường hợp dưới đây:

(1) Do xảy ra dông bão, thiên tai hay tai nạn, sự cố.

(2) Dừng kiểm tra để ưu tiên xử lý thiên tai hay tai nạn, sự cố tại địa điểm khác.

3.5.4. Kiểm tra đột xuất

Kiểm tra đột xuất được thực hiện bất cứ lúc nào khi thấy cần thiết để xác định các nguy cơ hư hại, xuống cấp của kết cấu xây dựng so với tiêu chuẩn thiết kế công trình.

3.5.5. Biện pháp xử lý đối với kết cấu xây dựng

Các biện pháp xử lý đối với kết cu xây dựng như theo dõi, giám sát, sửa chữa, gia cố, khai thác hạn chế, ci tạo hay thay thế phải được thực hiện dựa trên kết quả kiểm tra công trình.

3.6. Kiểm tra hệ thống cung cấp điện sức kéo

3.6.1. Tuần tra hệ thống cung cấp điện sức kéo

Tuần tra hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được thực hiện trên cơ sở xem xét tình trạng khu gian và vận hành tàu với tần suất tuần tra tối thiểu bảy (7) ngày một (01) lần đối với hệ thống cung cấp điện trên cao và mười bốn (14) ngày một (01) lần đối với hệ thống cung cấp điện ray thứ ba.

Trong trường hợp nhà sản xuất quy định chu kỳ kiểm tra nhỏ hơn thì theo quy định của nhà sản xuất.

3.6.2. Kiểm tra định kỳ hệ thống cung cấp điện sức kéo

a) Chu kỳ, hạng mục và phương pháp kiểm tra định kỳ hệ thống cung cấp điện sức kéo được quy định phù hợp với chủng loại, cấu tạo của thiết bị và tình trạng sử dụng thiết bị.

b) Hệ thống cung cấp điện sức kéo được kiểm tra định kỳ theo chu kỳ như trong bảng 1 dưới đây. Việc kiểm tra được thực hiện trong tháng có ngày kiểm tra tương ứng hoặc trước hay sau tháng đó với độ lệch thời gian cho phép theo quy định tại Bảng 1.

Bảng 1. Chu kỳ kiểm tra và độ lệch thời gian cho phép của công tác kiểm tra định kỳ hệ thống cung cấp điện sức kéo

Loại thiết bị

Chu kỳ kiểm tra

Độ lệch thời gian cho phép

Thiết bị lấy điện, động cơ điện kéo, đường dây truyền tải điện, thiết bị biến áp để cung cấp cho vận hành tàu, các thiết bị bảo vệ máy biến áp và dây lấy điện... tại thời điểm bất thường và các thiết bị cấp điện quan trọng khác.

1 năm

1 tháng

Các loại thiết bị cấp điện khác

2 năm

1 tháng

Trong trường hợp nhà sản xuất quy định chu kỳ kiểm tra nhỏ hơn thì theo quy định của nhà sản xuất.

c) Ngày kiểm tra định kỳ nêu trên được thay đổi trong trường hợp tiến hành nâng cấp cải tạo thiết bị cp điện ở quy mô lớn hoặc các tình huống tương tự, với Điều kiện công tác kiểm tra ở mức tương đương hoặc cao hơn kiểm tra định kỳ sẽ được thực hiện đảm bảo không vượt khỏi chu kỳ kiểm tra ban đầu của mỗi công trình hay bộ phận cấu thành công trình.

d) Tạm dừng kiểm tra trong các trường hợp dưới đây:

(1) Do xảy ra dông bão, thiên tai hay tai nạn, sự cố.

(2) Dừng kiểm tra để ưu tiên xử lý thiên tai hay tai nạn, sự cố tại địa điểm khác.

3.6.3. Điện áp của mạch tiếp xúc

a) Đối với các tuyến dùng hệ thống cung cấp điện sức kéo một chiều 750 V hoặc một chiều 1500 V, các giá trị điện áp của mạch tiếp xúc quy định tại Bng 2.

Bảng 2. Giá trị điện áp của mạch tiếp xúc

Giá trị định mức, V

Giá trị cao nhất, V

Giá trị thấp nhất, V

750

900

500

1500

1800

1000

b) Đối với các tuyến dùng hệ thống cung cấp điện sức kéo khác thì áp dụng theo quy định riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.6.4. Biện pháp xử lý khi kiểm tra thấy các bất thường

Khi kiểm tra, nếu phát hiện các bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc chính xác và ổn định của thiết bị, phải áp dụng các biện pháp như khôi phục, chỉnh bị, thay thế hay tạm ngừng sử dụng thiết bị.

3.7. Kiểm tra thiết bị Điều khiển chạy tàu

3.7.1. Kiểm tra định kỳ thiết bị Điều khiển chạy tàu

a) Chu kỳ, hạng mục và phương pháp kiểm tra định kỳ thiết bị Điều khin chạy tàu được quy định phù hợp với chủng loại, cấu tạo và tình trạng sử dụng thiết bị.

b) Thiết bị Điều khin chạy tàu được kiểm tra định kỳ theo chu kỳ, việc kiểm tra được thực hiện trong tháng có ngày kiểm tra tương ứng hoặc trước hay sau tháng đó với độ lệch thời gian cho phép theo quy định tại Bảng 3.

Bảng 3. Chng loại thiết bị, chu kỳ kiểm tra, độ lệch thời gian cho phép thiết bị Điều khiển chạy tàu

Loại thiết bị

Chu kỳ kiểm tra

Độ lệch thời gian cho phép

Thiết bị đóng đường, thiết bị đảm bảo giãn cách tàu, thiết bị hiển thị tín hiệu đường sắt, thiết bị liên khóa tín hiệu, thiết bị tự động phòng vệ chạy tàu quá tốc độ và các thiết bị Điều khiển chạy tàu quan trọng khác

1 năm

1 tháng

Các thiết bị Điều khiển chạy tàu khác không được nêu trên

2 năm

1 tháng

Trong trường hợp nhà sản xuất quy định chu kỳ kiểm tra nhỏ hơn thì theo quy định của nhà sản xuất.

c) Ngày kiểm tra định kỳ nêu trên được thay đổi trong trường hợp tiến hành nâng cấp cải tạo thiết bị Điều khiển chạy tàu ở quy mô lớn hoặc các tình huống tương tự, với Điều kiện công tác kiểm tra mức tương đương hoặc cao hơn kiểm tra định kỳ sẽ được thực hiện đảm bảo không vượt quá chu kỳ kiểm tra ban đầu của thiết bị Điều khiển chạy tàu.

d) Trên cơ sở xem xét tình trạng thiết bị và các Điều kiện khác, trong trường hợp phải rút ngắn chu kỳ kiểm tra nêu tại Điểm b Khoản này phải quy định chu kỳ kiểm tra mới tương ứng và thực hiện kiểm tra theo chu kỳ đó. Trong trường hợp này, độ lệch thời gian cho phép được thiết lập lại để phù hợp với chu kỳ kiểm tra mới.

đ) Tùy theo từng thiết bị hay bộ phận của thiết bị phải quy định chu kỳ mới (gồm chu kỳ kiểm tra và độ lệch thời gian cho phép) dài hơn chu kỳ kiểm tra nêu tại Điểm b) và thực hiện kiểm tra theo chu kỳ đó đối với các thiết bị dưới đây:

(1) Thiết bị Điều khiển chạy tàu có tính năng tự động khi động thiết bị dự phòng khi xảy ra sự cố hoặc sắp xảy ra sự cố.

(2) Thiết bị điện tử hay thiết bị được hàn kín, hoặc thiết bị được thay thế định kỳ để đảm bảo tính năng làm việc. Tính năng của các thiết bị này được đảm bảo trong thời hạn dài hơn so với chu kỳ kiểm tra nêu tại Điểm b).

e) Tạm dừng kiểm tra trong các trường hợp dưới đây:

(1) Do xảy ra dông bão, thiên tai hay tai nạn, sự cố.

(2) Dừng kiểm tra để ưu tiên xử lý thiên tai hay tai nạn, sự cố tại địa điểm khác.

3.7.2. Biện pháp xử lý khi kiểm tra thấy các bất thường

Khi kiểm tra, nếu phát hiện các bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc chính xác và ổn định của thiết bị, phải áp dụng các biện pháp như khôi phục, chỉnh bị, thay thế hay tạm ngừng sử dụng thiết bị.

3.8. Kiểm tra các công trình, thiết bị khác

Chu kỳ, hạng mục và phương pháp kiểm tra định kỳ các công trình, thiết bị khác được quy định riêng phù hợp với chủng loại, cấu tạo và tình trạng sử dụng công trình, thiết bị.

3.9. Lưu hồ sơ

3.9.1. Tất cả các hoạt động kiểm tra, xây dựng, nâng cấp hay sửa chữa công trình đường sắt phải được lập hồ sơ và lưu giữ đầy đủ.

3.9.2. Hồ sơ liên quan đến kiểm tra định kỳ, xây dựng, nâng cấp và sửa chữa công trình đường sắt phải được lưu giữ theo quy định.

4. BẢO TRÌ TOA XE

4.1. Bảo trì toa xe

4.1.1. Bảo trì toa xe

Toa xe chỉ được phép vận hành sau khi được bảo trì đảm bảo các Điều kiện về an toàn theo quy định của nhà sản xuất.

4.1.2. Đảm bảo an toàn toa xe

Toa xe phải được kiểm tra định kỳ các tính năng và được sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vận hành theo quy định của nhà sản xuất.

4.2. Kiểm tra và vận hành thử toa xe chế tạo mới hoặc mới được sửa chữa

4.2.1. Toa xe chế tạo mới, mua mới, hoặc mới được nâng cấp, sửa chữa phải được kiểm tra và vận hành thử trước khi đưa vào sử dụng theo quy định của các văn bản quy phạm pháp Luật có liên quan. Trong trường hợp chỉ thực hiện cải tạo, sửa chữa nhỏ, có th bỏ qua bước vận hành thử.

4.2.2. Khi toa xe gặp sự cố trật bánh hay các sự cố khác, hoặc toa xe đã không khai thác trong một thời gian nhất định, phải kiểm tra toa xe đó và nếu cần thiết phải vận hành thử trước khi đưa vào sử dụng.

4.3. Kiểm tra và biện pháp xử lý đối với toa xe

4.3.1. Nội dung kiểm tra toa xe

a) Các bộ phận chính của toa xe phải được kiểm tra định kỳ tùy chủng loại và tình hình sử dụng theo quy định của nhà sản xuất, bao gm: giá chuyển hướng; thiết bị động lực; thiết bị lấy điện; động cơ điện kéo; thiết bị Điều khiển; máy biến áp chính và các thiết bị kèm theo; thiết bị hãm; thiết bị cung cấp điện phụ trợ và các động cơ phụ trợ; các rơ le, van điện từ và dây dẫn; máy nén khí và các thiết bị kèm theo; thân xe và khoang hành khách; thiết bị báo hiệu, liên lạc và phát thanh trên tàu; các thiết bị hiển thị; bộ móc nối các dụng cụ đo.

Trong trường hợp các toa xe đã được kết nối thành đoàn tàu thì phải tiến hành kiểm tra tính năng của hệ thống hãm đồng bộ, kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị, kiểm tra mức tiêu thụ điện năng. Đối với toa xe được giám sát bằng thiết bị giám sát toa xe thì có th thực hiện kiểm tra tàu bằng các thiết bị này.

b) Trong trường hợp không th tiến hành kiểm tra do xảy ra thiên tai, sự cố, có th tạm dừng kiểm tra tàu và sẽ tiếp tục công tác kiểm tra khi Điều kiện cho phép.

c) Đơn vị vận hành đường sắt đô thị phải quy định nội dung và thời điểm kiểm tra dựa trên tình hình sử dụng, phương thức thiết kế, phương thức quản lý, tình hình lưu thông của tàu và thực hiện kiểm tra theo quy định đó.

4.3.2. Chu kỳ kiểm tra toa xe

a) Toa xe phải được kiểm tra định kỳ theo chu kỳ tương ứng với từng chng loại, cấu tạo và tình trạng sử dụng toa xe khác nhau theo quy định của nhà sản xuất. Quy định này không áp dụng cho các bộ phận toa xe có tính năng chống mài mòn và có độ bền cao, đảm bảo tính năng được duy trì trong thời hạn dài hơn so với chu kỳ quy định.

b) Trong trường hợp không thể tiến hành kiểm tra do xảy ra thiên tai, sự cố vận hành có thể tạm dừng kiểm tra và sẽ tiếp tục công tác kiểm tra khi Điều kiện cho phép.

4.3.3. Nội dung, phương pháp kiểm tra tổng thể và vận hành thử toa xe

Tùy theo cấu tạo, tính năng và tình hình sử dụng toa xe phải tiến hành kiểm tra các hạng mục: bộ phận chạy, thiết bị hãm, thiết bị điện thông thường, thiết bị khí nén thông thường, thân xe, khoang hành khách và các thiết bị khác theo quy định tại Bảng 4.

Bảng 4. Nội dung, phương pháp kiểm tra tổng thể và vận hành thử toa xe

Nội dung kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

I. Kiểm tra tổng thể

(a) Tình trạng lắp đặt của từng bộ phận thiết bị

(b) Thiết bị gạt vật cản và độ cao của miệng vòi xả cát

(b) Đo lường

(c) Tính năng Điều khiển của thiết bị lấy điện

(d) Tính năng Điều khiển và bảo vệ của thiết bị trong mạch Điều khiển.

(đ) Đặc tính cách điện của mạch điện (ngoại trừ các mạch sử dụng ắc quy, chất bán dẫn...)

(đ) Thử nghiệm điện trở cách điện và Thử nghiệm độ bền điện môi

(e) Tính năng hoạt động của thiết bị hãm

(f) Sự rò khí nén của thiết bị Điều khiển hãm gió và các thiết bị khí khác

(f) Đo lường

(g) Công suất của máy nén khí và tính năng của các thiết bị kèm theo (bao gồm bộ Điều áp và van an toàn)

(g) Đo lường

(h) Độ nghiêng thân xe

(h) Đo lường

(i) Tính năng hoạt động của thiết bị đóng cửa tự động.

(j) Tính năng chiếu sáng của các thiết bị chiếu sáng

(k) Tính năng hoạt động của thiết bị báo hiệu, liên lạc và phát thanh

(l) Tính năng hoạt động của từng thiết bị hiển thị

(m) Độ cao của coupler liên kết

(m) Đo lường

(n) Đặc tính và tính năng hoạt động của hệ thống ATC, ATP, ATS, ATO

(n) Đo lường

(o) Quản lý tải trọng tĩnh của bánh xe

(p) Thùng xe

(q) Hệ thống Điều hòa không khí và thông gió

(r) Bộ phận móc nối liên kết điện, khí giữa các toa xe

II. Vận hành thử

(a) Năng lực khi khởi động, tăng tốc và giảm tốc

(b) Tính năng chính của thiết bị hãm

(c) Độ ồn và rung lắc bất thường

(d) Tình trạng hiển thị của các dụng cụ đo

(đ) Tính năng của thiết bị vận hành tàu tự động

(e) Tình trạng của thiết bị... sau khi vận hành thử

(f) Tình trạng của các ổ bi trên các động cơ điện kéo

(g) Tình trạng của thiết bị trong mạch điện chính

(h) Sự phát nhiệt, rò rỉ dầu ở bạc đạn trục bánh xe

(i) Tính năng hoạt động của thiết bị ghi dữ liệu trạng thái vận hành tàu.

4.3.4. Biện pháp xử lý

Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy tàu và toa xe không đảm bảo các tính năng cần thiết theo quy định, phải áp dụng các biện pháp như chỉnh bị, sửa chữa, thay thế hay tạm ngừng sử dụng.

4.3.5. Lưu hồ sơ kiểm tra

a) Tất cả các hoạt động kiểm tra, nâng cấp hay sửa chữa toa xe theo quy định trên phải được lập hồ sơ và lưu giữ đầy đ.

b) Hồ sơ liên quan đến kiểm tra định kỳ toa xe phải được lưu giữ cho đến khi kết thúc hoàn toàn đợt kiểm tra định kỳ diễn ra sau đó áp dụng cho toàn bộ toa xe.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ và các cơ quan chức năng khác kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong phạm vi cả nước.

5.2. Các đơn vị quản lý vận hành, bảo trì đường sắt đô thị có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt đô thị thi hành Quy chuẩn này.

5.3. Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường sắt đô thị tổ chức xây dựng và phê duyệt các quy trình về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị theo quy định của pháp Luật và Quy chuẩn này, bảo đảm phù hợp với từng tuyến; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

5.4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi Điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Giải thích thuật ngữ

1.3.1. Bảo trì

1.3.2. Chu kỳ kiểm tra

1.3.3. Công trình đường sắt đô thị

1.3.4. Tàu

1.3.5. Biểu đồ chạy tàu

1.3.6. Đường sắt chính tuyến

1.3.7. Đường phụ

1.3.8. Ga

1.3.9. Kiểm tra

1.3.10. Ngày kiểm tra định kỳ

1.3.11. Độ lệch thời gian cho phép

1.3.12. Khu gian

1.3.13. Nhân viên Điều độ chạy tàu

1.3.14. Thiết bị Điều khiển chạy tàu

1.3.15. Tín hiệu đường sắt

1.3.16. Tuần tra

1.3.17. Hệ thống Điều khiển tàu tự động

2. VẬN HÀNH TÀU

2.1. Vận hành tàu

2.1.1. Số toa xe tối đa được phép ghép nối

2.1.2. Hãm tàu

2.1.3. Vận hành tàu trên đường sắt chính tuyến trong khu gian

2.1.4. Bảng giờ tàu

2.1.5. Phòng tránh tai nạn khi tàu khởi hành

2.1.6. Các biện pháp đảm bảo an toàn vận hành tàu

2.1.7. Vị trí Điều khiển của lái tàu

2.1.8. Tốc độ vận hành tàu

2.1.9. Chạy tàu lùi

2.1.10. Các biện pháp khẩn cấp để dừng tàu đến gần

2.1.11. Phong ta khu gian

2.1.12. Phòng tránh rủi ro trong chạy tàu

2.1.13. Dồn dịch

2.1.14. Dừng đỗ của toa xe

2.1.15. Điều kiện vận hành tàu chế độ lái tàu tự động

2.2. Tín hiệu đường sắt

2.2.1. Mối liên hệ giữa tín hiệu đường sắt và vận hành tàu

2.2.2. Tín hiệu dừng tàu

2.2.3. Tín hiệu hiển thị không chính xác

2.2.4. Điều kiện hiển thị tín hiệu cho phép chạy tàu

2.2.5. Các nội dung khác liên quan đến hiển thị tín hiệu

2.2.6. Cấm cản trở tuyến đường khi có tín hiệu biu thị cho phép chạy tàu

2.2.7. Hiệu Lệnh và biển báo

2.3. Nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị

2.3.1. Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị

2.3.2. Đào tạo và huấn luyện nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị.

2.3.3. Đảm bảo an toàn chạy tàu

3. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

3.1. Nguyên tắc bảo trì công trình đường sắt

3.2. Kiểm tra và vận hành thử đối với công trình xây dựng mới, cải tạo hay sửa chữa

3.3. Tuần tra công trình đường sắt

3.4. Kiểm tra kết cấu tầng trên

3.4.1. Tuần tra kết cấu tầng trên đường sắt

3.4.2. Chu kỳ kiểm tra định kỳ kết cấu tầng trên

3.4.3. Tiêu chí đánh giá và biện pháp xử lý

3.5. Kiểm tra kết cấu xây dựng

3.5.1. Các hình thức kiểm tra

3.5.2. Kiểm tra ban đầu

3.5.3. Kiểm tra định kỳ

3.5.4. Kiểm tra đột xut

3.5.5. Biện pháp xử lý đối với kết cấu xây dựng

3.6. Kiểm tra hệ thống cung cấp điện sức kéo

3.6.1. Tuần tra hệ thống cung cấp điện sức kéo

3.6.2. Kiểm tra định kỳ hệ thống cung cấp điện sức kéo

3.6.3. Điện áp của mạch tiếp xúc

3.6.4. Biện pháp xử lý khi kiểm tra thấy các bất thường

3.7. Kiểm tra thiết bị Điều khiển chạy tàu

3.7.1. Kiểm tra định kỳ thiết bị Điều khin chạy tàu

3.7.2. Biện pháp xử lý khi kiểm tra thấy các bất thường

3.8. Kiểm tra các công trình, thiết bị khác

3.9. Lưu hồ sơ

4. BOTRÌ TOA XE

4.1. Bo trì toa xe

4.1.1. Bảo trì toa xe

4.1.2. Đảm bảo an toàn toa xe

4.2. Kiểm tra và vận hành th toa xe chế tạo mới hoặc mới được sa chữa

4.3. Kiểm tra và biện pháp xử lý đối với toa xe

4.3.1. Nội dung kim tra toa xe

4.3.2. Chu kỳ kiểm tra toa xe

4.3.3. Nội dung, phương pháp kiểm tra tổng th và vận hành th toa xe

4.3.4. Biện pháp xử lý

4.3.5. Lưu hồ sơ kiểm tra

5. T CHỨC THỰC HIỆN

THE MINISTRY OF TRANSPORT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 42/2016/TT-BGTVT

Hanoi, December 19, 2016

 

CIRCULAR

ON NATIONAL TECHNICAL REGULATIONS ON URBAN RAILWAY OPERATION AND MAINTENANCE

Pursuant to the Law on Technical Standards and Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Rail transport dated June 14, 2005;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2015/NĐ-CP dated February 13, 2015 elaborating and providing guidance on some articles of the Law on Rail transport;

Pursuant to the Government’s Decree No. 127/2007/NĐ-CP dated August 01, 2007 elaborating and providing guidance on some articles of the Law on Technical Standards and Regulations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/NĐ-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of Science - Technology Department and Director of Vietnam Railway Administration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. “National technical regulations on urban railway operation and maintenance” - Number. QCVN 93:2016/BGTVT is promulgated together with this Circular.

Article 2. This Circular comes into force from January 15, 2017.

Article 3. Chief of the Ministry Office, Chief of Ministry Inspectorate, General Directors, Directors of Vietnam Railway Administration, heads of relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Circular./.




THE MINISTER




Truong Quang Nghia

 

QCVN 93 : 2016/BGTVT

NATIONAL TECHNICAL REGULATIONS ON URBAN RAILWAY OPERATION AND MAINTENANCE

Foreword

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATIONS ON URBAN RAILWAY OPERATION AND MAINTENANCE

1. GENERAL PROVISIONS

1.1. Scope

1.1.1. The national technical regulations on urban railway operation and maintenance (hereinafter referred to as “Regulation”) deals with basic technical requirements for urban railway operation and maintenance, which ensures that urban railway transport is provided in a safe and continuous manner, thereby creating favorable conditions for passengers and minimizing negative impacts on the community.

1.1.2. This Regulation shall not apply to monorails and tramways.

1.2. Regulated entities

This Regulation shall apply to organizations and individuals involved in urban railway operation and maintenance.

1.3. Definitions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3.1. “maintenance” is a set of tasks aimed at ensuring and maintaining normal and safe operation of urban railway works, vehicles and equipment in accordance with design or manufacturer's regulations during use. The contents of maintenance include one, several or all of the following tasks: inspection, monitoring, quality control, maintenance and repair, but exclude activities that change the capability or scale of works, vehicles and equipment.

1.3.2. “inspection cycle” is the maximum period or maximum mileage that must undergo an inspection depending on which one reaches the maximum first

1.3.3. “urban railway work” is a work that is built to serve urban railway transport and includes: railway superstructure (rails, ties, fishplates, device connecting rails and ties, device connecting rails and switches, baseplate pad, ballast, sub-ballast layer - if any); building structure (roadbed; bridges; culverts; tunnels; embankments; sewerage systems without sewerage equipment; railway stations and depots without equipment, other structures); train control equipment; power supply system and other railway works and equipment

1.3.4. “train” is coaches and a series of coaches with motive power or without motive power and satisfy all necessary conditions for operation of trains in accordance with the transport plan approved by a competent authority

1.3.5. “train timetable” is a timetable which specifies arrival and departure time and route of all trains in one (01) day

1.3.6. “main line” is the railway on which the train runs and provides services in accordance with the timetable.

1.3.7. “feeder line” is the railway that is not main line and includes layovers.

1.3.8. “railway station” is where trains stop to load or unload passengers; provides necessary services and facility for passengers and where equipment and machinery are installed to operate trains.

1.3.9. “inspection” is the visual inspection or specialized technical equipment used to evaluate the current conditions of works, vehicles and equipment, thereby detecting signs of deterioration or degradation and remedial measures must be promptly taken this to ensure train operation safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3.11. “permissible time deviation” is the deviation period before or after the date of periodic inspection and is arranged in conformity with the frequency of periodic inspection to ensure that the inspection is carried out, even in restrictive conditions due to the impact of weather, construction of works on railway or other interruptions.<0The permissible time deviation shall apply to railway equipment, construction works, equipment for supplying power and equipment for ensuring train operation safety.

1.3.12. “rail section” is the railway sections that connects two adjacent stations

1.3.13. “train dispatcher” is a person who directs the movement of trains according to the timetable, commands the resolution to the issues affecting the train operation, issues the speed warrant to relevant units and suspends train on the railway which he/she is in charge of in case threats to train operation are found

1.3.14. “train control equipment” is information and signaling equipment used to control trains.

1.3.15. “railway signal” is the indication of operating conditions given to the train driver and relevant railway workers during train operation Railway signal includes: signals order and signs.

1.3.16. “patrol” is the periodic inspection carried out along the routes in order to be alert to the state of the maintenance of the route and any changes in the surrounding environment along the route, thereby ensuring the route ensures train operation safety.

1.3.17. Automatic Train Control

The ATC (Automatic Train Control) system includes the following subsystems:

- Automatic Train Protection (ATP) system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Automatic Train Operation (ATO) system.

2. TRAIN OPERATION

2.1. Train operation

2.1.1. The maximum number of coaches allowed to be coupled

The maximum number of coaches that are coupled together into a train must conform to function, composition and traction of the coach and the design of the railway works.

2.1.2. Train braking

a) A train must run the braking system connected to all coaches and ensure automatic braking when the unit coach is separated.

For the incidents of the braking system, the enterprises in charge of management and operation of urban railway shall, pursuant to relevant legal documents, formulate and unveil plans for handling such incidents.

b) The braking system must undergo a periodic inspection according to the manufacturer’s regulations and when the coaches are coupled together to operate trains.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The brake force must be determined according to percentage (%) of axle braking and axle load. Such percentage must conform to the manufacturer’s regulations.

2.1.3. Operation of trains on the main line in rail section

Only coaches that satisfy all conditions are allowed to run on the main line in rail section (except coach shunting).

2.1.4. Train schedule

a) Train schedule is notice board specifying the opening and closing time of routes and time when trains times when trains reach the station during the day.

b)  The train schedule must be prepared according to the running schedule of each route approved by a competent authority.

c) When the running time of the train is different from the time specified train schedule, it must be adjusted in line with the train schedule of each route approved by the competent authority.

2.1.5. Prevention of accidents upon departure of train

A train is only allowed to depart when its doors are fully closed and the safety of passengers and train is confirmed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) In order to ensure train operation safety, the following measures must be taken:

(1) Use equipment for ensuring safety of trains, allow trains to stop or reduce the speed automatically by keeping close control of the distance between trains or the conditions of routes.

(2) Use the alternative safety equipment in case of failure to take the measure mentioned in (1).

(3) Rely on the train driver’s observability in case of failure to take measures mentioned in (1) and (2). Based on the instructions of the train dispatcher, the driver operates the train at restricted speed so that it stops within the distance seen to be clear from the nearest train.

b) In case of operation of rescue train, if such train has been subject to specific safety measures, regulations specified in Point a of this Clause shall not be complied with.

2.1.7. Control position of train driver

In the cab of the first coach, the train driver must operate train in the operating direction, except the following cases:

a) The train driver operates train under the order from the staff in the cab of the first coach.

b) The whistle and braking system is controlled by another train driver (the second driver) in the cab of the first coach.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Train must run below the speed limits applied to each train and rail section, which must ensure the conformity to the condition of the railway and contact line, functions of coaches, operating mode and railway signaling.

2.1.9. Train reversed

Trains must not be reversed in the opposite operating direction, unless the train is reversed under the instructions of the train dispatcher in case of incidents or accidents.

2.1.10. Emergency measures for stopping the approaching train

a) In the cases where the train has to stop due to obstacles, in consideration of  the distance to urgently brake the approaching train, the stop signal must be given and all necessary measures must be taken to stop another approaching train.0}

b) The cases in which protective measures must be taken:

- Train derailment obstructing other trains running on the adjacent route.

- Incidents on railway and contact line requiring train to stop immediately.

- Other cases according to regulations of relevant legislative documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.11. Blockade of rail sections

When a section of railway that needs blocking for execution of construction or maintenance, measures shall be taken under the guidance of a train dispatcher or relevant workers in order to prevent the train from entering the rail section (except the train used for execution of construction or maintenance).

2.1.12. Prevention of risks during train operation

The unit in charge of operation of urban railway shall:

a) Formulate a response plan in case bad weather or other natural phenomena threaten the safety of the train.

b) Formulate timely response measures in case fires break out in the underground station or on a train running underground to ensure the safety of passengers and timely evacuation.

c) Introduce response measures against other risks posed by human during train operation.

2.1.13. Shunting

a) Coach shunting (including train shunting) must be carried out according to one of the following methods:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(2) Method of using orders;

(3) Method of using signs;

(4) Method of using automatic coach control equipment.

b) Coach shunting must not obstruct train operation.

c) The unit in charge of operation of urban railway shall specify the shunting speed.

2.1.14. Parking and stopping of coaches

Upon the parking or stopping of coaches, necessary measures must be taken to prevent coaches from automatically running or dropping due to external impacts.

2.1.15. Conditions for operating trains in ATO mode

The operation of trains in ATO mode must satisfy the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The railway shall be designed to prevent risks posed by the adjacent railways; onboard workers responsible for taking emergency measures for train protection must be available on train; a train stop shall be installed on trains in case of obstacles on the adjacent railways.

c) The railway shall be designed to facilitate evacuation of passengers in case of emergency.

d) Appropriate measures for ensuring safety of passengers on platforms shall be available.

dd) The ATO equipment must satisfy all following conditions:

- Do not allow a train to depart without the confirmation of the safety of passengers getting on or getting off the train.

- Be able to set the train speed below the speed shown on the track gauge and control train speed in a smooth manner, thereby ensuring train operation safety.

- Allow a train to stop in a smooth manner and at a position where passengers get on or get off the train without any obstacles.

e) In case there are no railway workers on the train, the equipment allowing passengers to contact the dispatch center must be installed in the passenger car, or other measures must be taken to ensure the safety of passengers in case of emergency.

2.2. Railway signal

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The signaling device shall ensure that train operation and shunting is carried out in a timely, accurate and safe manner and to improve the train operation efficiency.

2.2.2. Stop signal

a) In case the stop signal is given, the train must stop in front of the designated position.  In case the stop signal is given too late in order for the train to stop at the required position or the required position is not signaled, the train must be brought to an emergency stop.

b) The train that must stop as prescribed in Point a of this Clause must not keep running until a continuation signal or an instruction on granting permission to keep running is given (except the use of the operating method mentioned in Section 3, Point a, Clause 2.1.6 of this Regulation.).

2.2.3. Incorrect indication of signals

Upon receipt of different signals at the same time or unclear signals, the safest signal shall be complied with.

2.2.4. Conditions for giving signals for train to run

The signal for train to run shall only be given if there are no obstacles on the route of the train.

2.2.5. Other contents related to provision of signals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.6. Prevention of obstacles from the route in case of signal for train to run

When the signal for train to run is given, the route of the train must not be obstructed.

2.2.7. Orders and signs

Types and method of indication of orders and signs must be specified in advance to ensure train operation safety.

2.3. Workers involved in operation of trains on urban railway

2.3.1. Titles of workers involved in operation of trains on urban railway

a) Titles of workers involved in operation of trains on urban railway are as follows:

- Train dispatcher;

- Train driver;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Onboard safety staff.

b) The workers involved in operation of trains on urban railway must meet the standards according to regulations of relevant legislative documents.

c) For the urban railway routes that have been put into operation recently apply the technology used in Vietnam for the first time, the workers involved in operation of trains on such urban railway routes shall apply the standards in technology applied to the urban railway route through training and technology transfer.

d) For the driver operating trains on urban railway routes that have been put into operation recently and apply the technology used in Vietnam for the first time, the competent authority shall organize driving tests and issue the train driving license after these urban railway routes complete trial operation according to regulations of the Ministry of Transport.

2.3.2. Provision of training for the workers involved in operation of trains on urban railway

The unit in charge of operation of urban railway shall provide training for all workers involved in operation of trains on urban railway and ensure that such workers acquire necessary knowledge and skills.

2.3.3.  Assurance about train operation safety

a) The workers involved in operation of trains on urban railway must comply with train operation process and other relevant regulations, ensure train operation safety by making full use of their knowledge and skills and operating equipment.

b) The unit in charge of operation of urban railway shall not assign tasks to the workers serving operation of trains on urban railway until they certify that such workers have characteristics, skills and knowledge necessary for performance of their tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The driver must have a train driving license prescribed in relevant legislative documents, except the trainee driver who is allowed to drive train and has an instruction on train driving license. 

3. MAINTENANCE OF RAILWAY WORKS

3.1. Rules for maintenance of railway works

3.1.1. Railway works shall be maintained in line with a process in order to ensure train is operated according to the plan, ensure safety of passengers and people nearby and avoid damage caused to property and environment.

3.1.2. Urban railway works serving train operation shall be maintained in a good condition to ensure safety.

3.1.3. If the main line fails to maintain the condition mentioned in Point b), train speed must be restricted or other necessary measures must be taken to ensure train operation safety. Such main line requires close monitoring.

3.1.4. Equipment for ensuring train operation safety shall be maintained to be able to always operate accurately.

3.2. Inspection and trial operation of new, renovated or repaired works

3.2.1. Before being put into operation, the urban railway works must be tested and commissioned according to relevant regulations of law, except the minor repair or the feeder line that does not affect the main line.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.3. Patrol of railway works

3.3.1. Urban railway works on the main line shall be patrolled, depending on the conditions of the route and train operation. Frequency, time and method of patrol shall be specified in accordance with the maintenance process and actual situations.

3.3.2. When carrying out patrol, if a threat to train operation safety is found, appropriate measures must be immediately taken to ensure safety and resolve the issue.

3.3.3. In case the occurrence of natural disasters is found threatening the safety of operation of train on the main line, close monitoring of such main line is required, train speed must be restricted or train on the main line or relevant section must be stopped.

3.4. Inspection of superstructure

3.4.1. Patrol of railway superstructure

The patrol of railway superstructure shall be carried out by walking or using specialized equipment at least once every five (05) days on the main line railway and at least once every two (02) weeks on the feeder line.3.4.2. Cycle of periodic inspection of superstructure

a) Periodic inspection of railway superstructure includes inspection of condition and structural elements of the railway superstructure. The cycle, method and items of inspection shall be prescribed in accordance with types, design and condition of superstructure of each railway route.

b) Periodic inspection of superstructure on the railway shall be carried out at least once a year, from the date of the previous periodic inspection, the inspection shall be carried out within the month, one month earlier or later.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In consideration of the current design of superstructure of the railway, in case the inspection cycle mentioned in Point b of this Clause needs shortening, a new inspection cycle shall be specified and inspection shall be carried out according to such cycle. In this case, the permissible deviation time shall be set to conform to the new inspection cycle.

d) In case of execution of large-scale works that replace all parts of works or installed equipment, the date of periodical inspection mentioned in Points b and c of this Clause applied to the post-execution works shall be re-specified.

dd) Inspection must be suspended in the following cases:

(1) The occurrence of thunderstorms, natural disasters, accidents or accidents.

(2) Priority given to the handling of aftermaths of natural disasters, accidents or accidents at other locations.

3.4.3. Criteria and remedial measures

The assessment of structure of railway shall be carried out according to the criteria specified in the maintenance process and conform to the standards in maintenance.

In case the assessment results show that the railway fails to satisfy the requirements, depending on the level of non-satisfaction, one or a combination of the following measures shall be taken:

(1) Repair;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(3) Limited use.

3.5. Inspection of building structure

3.5.1. Methods of inspection

The inspection of building structure includes:

- Initial inspection;

- Periodic inspection;

- Unscheduled inspection;

3.5.2. Initial inspection

The initial inspection shall be applied to the new building structure before it is put into operation for the purpose of determining the initial technical conditions. The building structure shall also undergo an initial inspection after the large-scale repair and upgrade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The cycle, items and method of periodic inspection of building structure shall be prescribed in accordance with types, design and condition of the work.

b) The building structure must undergo a periodic inspection at least once every two (02) years, from the date of previous periodic inspection, the inspection shall be carried out within the month, one month earlier or later.

c) The abovementioned date of periodic inspection shall be changed upon the large-scale upgrade and renovation, with the same or higher level of inspection, the periodic inspection shall be carried out within the cycle of initial inspection of each work or its elements.

d) In consideration of the work condition and other conditions, in case the inspection cycle mentioned in Point b of this Clause needs shortening, a new inspection cycle shall be specified and inspection shall be carried out according to such cycle. In this case, the permissible deviation time shall be set to conform to the new inspection cycle.

dd) For the bridge, a periodic visual inspection shall be carried out. After a certain period of time, another periodic visual inspection shall be carried out in a thorough manner.

e) Periodic inspections of tunnels shall be carried out by walking along the tunnel in lighting condition for visual inspection, a hammer shall be used for inspection in some sections of the tunnel, or other similar measures should be taken. After every twenty (20) years, a detailed periodic inspection shall be carried out in a thorough manner.

f) Inspection must be suspended in the following cases:

(1) The occurrence of thunderstorms, natural disasters, accidents or accidents.

(2) Priority given to the handling of aftermaths of natural disasters, accidents or accidents at other locations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An unscheduled inspection shall be carried out where necessary to identify the risk of damage or deterioration of the building structure compared to the design standard.

3.5.5. Remedial measures applicable to building structure

Remedial measures applicable to building structure such as monitoring, repair, fortification, limited use, renovation and replacement shall be taken according to the assessment results.

3.6. Inspection of traction power network

3.6.1. Patrol of traction power network

The patrol of traction power network shall be carried out according to the condition of rail section and train operation. The patrol of overhead contact system and third rail system shall be carried out at least once every seven (07) days and once every fourteen (14) days respectively.

In the event the manufacturer specifies a cycle of inspection that is carried out on a smaller scale, the manufacturer's regulation shall be applied.

3.6.2. Periodic inspection of traction power network

a) The cycle, items and method of periodic inspection of traction power network shall be prescribed in accordance with types, design, and condition of the equipment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Table 1. Inspection cycle and permissible time deviation applied to periodic inspection of traction power network

Types of equipment

Inspection cycle

Permissible time deviation

Electric current collectors, traction motors, transmission lines, traction transformers, equipment for protecting transformers and power cords, etc. in case of extraordinary incidents and other important power supplies.

1 year

1 month

Other types of power supplies

2 years

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the event the manufacturer specifies a cycle of inspection that is carried out on a smaller scale, the manufacturer's regulation shall be applied.

c) The abovementioned date of periodic inspection shall be changed in case of the large-scale upgrade and renovation of power supplies or similar issues, with the same or higher level of inspection, the periodic inspection shall be carried out within the cycle of initial inspection of each work or its elements.

d) Inspection must be suspended in the following cases:

(1) The occurrence of thunderstorms, natural disasters, accidents or accidents.

(2) Priority given to the handling of aftermaths of natural disasters, accidents or accidents at other locations.

3.6.3. Voltage of the contact circuit

a) For the routes running the 750 VDC or 1500 VDC traction power network, voltage of the contact circuit is specified in Table 2.

Table 2. Voltage of the contact circuit

Rated value, V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minimum value, V

750

900

500

1,500

1,800

1,000

b) For the routes running other traction power networks, specific regulations approved by competent authorities shall be applied.

3.6.4. Remedial measures taken in case extraordinary incidents are found

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.7. Inspection of train control equipment

3.7.1. Periodic inspection of train control equipment

a) The cycle, items and method of periodic inspection of train control equipment shall be prescribed in accordance with types, design, and condition of the equipment.

b) The train control equipment shall undergo a periodic inspection according to a cycle, the inspection shall be carried out within the month, one month earlier or later, with the permissible time deviation specified in Table 3.

Table 3. Types, inspection cycle and permissible time deviation of train control equipment

Types of equipment

Inspection cycle

Permissible time deviation

Block equipment, track gauges, signals, interlocking, automatic train control equipment and other important train control equipment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 month

Train control equipment other than those mentioned above

2 years

1 month

In the event the manufacturer specifies a cycle of inspection that is carried out on a smaller scale, the manufacturer's regulation shall be applied.

c) The abovementioned date of periodic inspection shall be changed in case of the large-scale upgrade and renovation of train control equipment or similar issues, with the same or higher level of inspection, the periodic inspection shall be carried out within the cycle of initial inspection of train control equipment.

d) In consideration of the work condition and other conditions, in case the inspection cycle mentioned in Point b of this Clause needs shortening, a new inspection cycle shall be specified and inspection shall be carried out according to such cycle. In this case, the permissible deviation time shall be set to conform to the new inspection cycle.

dd) Depending on each equipment or part of equipment, a new cycle (including inspection cycle and permissible time deviation) shall be longer than the cycle mentioned in Point b) and carry out an inspection of the following equipment according to such cycle:

(1) Train control equipment that has the ability to automatically start the standby equipment in case of incidents or imminent incidents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Function of such equipment shall be ensured for a longer period of time than the inspection cycle mentioned in Point b).

e) Inspection must be suspended in the following cases:

(1) The occurrence of thunderstorms, natural disasters, accidents or accidents.

(2) Priority given to the handling of aftermaths of natural disasters, accidents or accidents at other locations.

3.7.2. Remedial measures taken in case extraordinary incidents are found

Upon inspection, if extraordinary incidents that may affect the accuracy and stability of the equipment are found, the measures such as restoration, servicing, replacement and suspension of use of equipment must be taken.

3.8. Inspection of other works and equipment

The cycle, items and method of periodic inspection of other works and equipment shall be prescribed in accordance with types, design and condition of the work.

3.9. Document retention

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.9.2. Documents about periodic inspection, construction, upgrade or repair of railway works shall be retained as prescribed.

4. MAINTENANCE OF COACHES

4.1. Maintenance of coaches

.1.1. Maintenance of coaches

A coach is only allowed to be put into operation after the maintenance and fulfillment of safety conditions according to the manufacturer’s regulations.

4.1.2.  Assurance about safety of coaches

The function of coaches shall undergo periodic inspection and repaired or replace where necessary in order to ensure operation safety according to the manufacturer’s regulations.

4.2. Inspection and trial operation of newly made or recently repaired coaches

4.2.1. The newly made, new, recently upgraded or repaired shall undergo inspection and tested before being put into operation according to regulations of relevant legislative documents. In case only renovation and minor repair are carried out, trial operation may not require.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.3. Inspection and remedial measures applied to coaches

4.3.1. Contents of inspection of coaches

a) Main components of the coach must undergo periodic inspection, depending on types and conditions according to manufacturer’s regulations, including: bogies, power plant, electric current collectors, traction motors, control equipment; main transformers and accompanying equipment; brake equipment; auxiliary power supplies and auxiliary engines; relays, solenoid valves and wires; gas compressors and accompanying equipment; coach body and passenger cars; signals, detonators and devices for contact; display equipment; measuring instrument coupling.

In case the coaches are coupled together into a train, the function of the synchronous braking system, condition of machinery and equipment and power consumption shall be inspected. For the coach that is monitored by coach monitoring equipment, inspection of train may be carried out with this equipment.

b) In case of failure to carry out inspection due to the occurrence of natural disasters or incidents, the inspection of train may be suspended and continued whenever possible.

c) The unit in charge of operation of urban railway shall specify the contents and time of inspection according to the condition, design method, management method and transport of trains.

4.3.2. Cycle of inspection of coaches

a) The coach must undergo a periodic inspection according a cycle corresponding to each type, design and condition of each coaches according to manufacturer's regulations. This regulation shall not apply to components of coaches with high wear resistance and durability to ensure the function is maintained for a longer period of time than the specified cycle.

b) In case of failure to carry out inspection due to the occurrence of natural disasters or incidients, the inspection of train may be suspended and continued whenever possible.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Depending on design, function and condition of coaches, these items must be inspected: operating system, brake equipment, common power supply, common gas compressor, car body, passenger car and other equipment according to regulations specified in Table 4.

Table 4. Contents and methods of overall inspection and trial operation of coaches

Contents of inspection

Methods of inspection

I. Overall inspection

 

(a) Installation of each part of equipment

 

(b) Equipment for cleaning railway tracks and the height of the mouth of sand blowing nozzle

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) Control function of electric current collectors

 

(c) Control and protection functions of control circuit equipment

 

(dd) Insulating property of the circuit (except circuits using batteries, semiconductors, etc.)

(dd) Insulation resistance testing and dielectric withstand testing

(2) Operational functions of brake equipment

(f) Compressed air leaks of the wind brake control equipment and other gas equipment

(f) Measurement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(g) Measurement

(h) Coach body tilt

(h) Measurement

(i) Operational functions of automatic door closer.

 

(j) Lighting function of lighting equipment

 

(k) Operational functions of signals, detonators and devices for contact

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(m) Height of connecting coupler

(m) Measurement

(n) Properties and operational functions of ATC, ATP, ATS and ATO systems

(n) Measurement

(o) Management of static wheel load

 

(p) Boxes

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

(r) The coupling system for the connection of electricity and gas between coaches

 

II. Trial operation

(a) Capacity upon startup, acceleration and deceleration

(b) Main functions of brake equipment

(c) Strange noise and vibration

(d) Display of measuring instruments

(dd) Functions of automatic train operation equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(f) Condition of bearings of traction motors

(g) Condition of main circuit equipment

(h) Heat generation, oil leaks from the ball bearing in axles

(i) Operational functions of the device for recording train operation data

 

4.3.4. Remedial measures

In case the inspection results show that train and coaches fail to serve necessary functions according to regulations, the measures such as servicing, repair, replacement and suspension must be taken.

4.3.5. Retention of documents about inspection

a) The inspection, upgrade or repair of coaches carried out according to the abovementioned regulation must be recorded.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. IMPLEMENTATION

5.1. The Vietnam Railway Administration shall take charge and cooperate with Science - Technology Department and other authorities in inspecting the nationwide implementation of this Regulation.

5.2. The units in charge of management and operation of urban railway shall disseminate and guide affiliated units, organizations and individuals involved in urban railway activities to implement this Regulation.

5.3. People's Committees of provinces and central-affiliated cities which the urban railways pass through shall establish and approve the procedures for operation and maintenance of urban railways in accordance with regulations of law and this Regulation, which must ensure the conformity to each route and shall cooperate with relevant authorities in inspecting the implementation of this Regulation.

5.4. Difficulties that arise during implementation should be reported to the Ministry of Transport.

 

INDEX

Foreword

1. GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.2. Regulated entities

1.3. Definitions

1.3.1. Maintenance

1.3.2. Inspection cycle

1.3.3. Urban railway works

1.3.4. Train

1.3.5. Train timetable

1.3.6. Main line

1.3.7. Feeder line

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1.3.9. Inspection

1.3.10. Periodic inspection date

1.3.11. Permissible time deviation

1.3.12. Rail section

1.3.13. Train dispatcher

1.3.14. Train control equipment

1.3.15. Railway signal

1.3.16. Patrol

1.3.17. Automatic Train Control

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. Train operation

2.1.1. The maximum number of coaches allowed to be coupled

2.1.2. Train braking

2.1.3. Operation of trains on the main line in rail section

2.1.4. Timetable

2.1.5. Prevention of accidents upon departure of trains

2.1.6.  Measures for ensuring train operation safety

2.1.7. Control position of train driver

2.1.8. Train operating speed

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1.10. Emergency measures for stopping the approaching train

2.1.11. Blockade of rail sections

2.1.12. Prevention of risks during train operation

2.1.13. Shunting

2.1.14. Parking and stopping of coaches

2.1.15. Conditions for operating trains in Automatic Train Operation (ATO) mode

2.2. Railway signal

2.2.1. Connection between railroad signal and train operation

2.2.2. Stop signal

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.2.4. Conditions for giving signals for train to run

2.2.5. Other contents related to provision of signals

2.2.6. Prevention of obstacles from the route in case of signals for train to run

2.2.7. Orders and signs

2.3. Workers involved in operation of trains on urban railways

2.3.1. Title of workers involved in operation of trains on urban railways

2.3.2. Provision of training for the workers involved in operation of trains on urban railways

2.3.3.  Assurance about train operation safety

3. MAINTENANCE OF RAILWAY WORKS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2. Inspection and trial operation of new, renovated or repaired works

3.3. Patrol of railway works

3.4. Inspection of superstructure

3.4.1. Patrol of railway superstructure

3.4.2. Cycle of periodic inspection of superstructure

3.4.3. Criteria and remedial measures

3.5. Inspection of building structure

3.5.1. Methods of inspection

3.5.2. Initial inspection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.5.4. Unscheduled inspection

3.5.5. Remedial measures applied to building structure

3.6. Inspection of traction power network

3.6.1. Patrol of traction power network

3.6.2. Periodic inspection of traction power network

3.6.3. Voltage of the contact circuit

3.6.4. Remedial measures taken in case extraordinary incidents are found

3.7. Inspection of train control equipment

3.7.1. Periodic inspection of train control equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.8. Inspection of other works and equipment

3.9. Recordkeeping

4. MAINTENANCE OF COACHES

4.1. Maintenance of coaches

4.1.1. Maintenance of coaches

4.1.2.  Assurance about safety of coaches

4.2. Inspection and trial operation of newly made or recently repaired coaches

4.3. Inspection and remedial measures applied to coaches

4.3.1. Contents of inspection of coaches

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.3.3. Contents and methods of overall inspection and trial operation of coaches

4.3.4. Remedial measures

4.3.5. Retention of documents about inspection

5. IMPLEMENTATION

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 42/2016/TT-BGTVT ngày 19/12/2016 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.12.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!