BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2019/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 9 năm 2019
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TRONG VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao
thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông
đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP
ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 159/2018/NĐ-CP
ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng
nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng
giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông
tư quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động nạo vét trong
vùng nước đường thủy nội địa, bao gồm: nạo vét duy tu khoán duy trì chuẩn tắc trong
khoảng thời gian xác định; nạo vét duy tu đột xuất để đảm bảo an toàn giao
thông; hợp đồng thi công công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa từ
nguồn ngân sách nhà nước và nội dung hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước
đường thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nạo vét trong vùng nước
đường thủy nội địa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa là cơ quan thực
hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, gồm
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải.
2. Nạo vét duy tu đột xuất là công việc nạo vét
theo các nhiệm vụ đột xuất do các nguyên nhân bất khả kháng gây ra, phải thực
hiện ngay để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
3. Sản phẩm thu hồi là các chất nạo vét được thu hồi
từ hoạt động nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.
4. Nhà đầu tư là doanh nghiệp được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền lựa chọn để thực hiện hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước
đường thủy nội địa.
Chương II
NẠO VÉT DUY TU LUỒNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Mục 1. NẠO VÉT DUY TU LUỒNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA THEO HÌNH THỨC KHOÁN DUY TRÌ CHUẨN TẮC TRONG KHOẢNG THỜI GIAN XÁC
ĐỊNH
Điều 4. Nạo vét duy tu theo
hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định
1. Nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời
gian xác định được thực hiện trên luồng đường thủy nội địa tại khu vực bãi cạn,
đoạn cạn hoặc cửa sông thuộc các tuyến vận tải thủy chính, có hướng tuyến luồng
ổn định tối thiểu 03 năm gần nhất và thường xuyên bị bồi lấp.
2. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt các luồng đường
thủy nội địa quốc gia thực hiện nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn
tắc trong khoảng thời gian xác định (tối thiểu 03 năm) trong kế hoạch bảo trì
công trình đường thủy nội địa hàng năm trên cơ sở đề xuất của Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt các luồng đường
thủy nội địa địa phương thực hiện nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì
chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định (tối thiểu 03 năm) trong kế hoạch bảo
trì công trình đường thủy nội địa hàng năm trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông
vận tải.
Điều 5. Thiết kế bản vẽ thi
công, dự toán
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ
thi công, dự toán công trình, dự toán kinh phí bảo vệ môi trường, đề cương nhiệm
vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng, đề cương giám sát,
đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát nghiệm thu công trình nạo vét
duy tu luồng đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 16 Nghị định
số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động
nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa (sau đây gọi
tắt là Nghị định số 159/2018/NĐ-CP)
2. Thiết kế bản vẽ thi công được lập trên cơ sở:
a) Vị trí đổ chất nạo vét được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh công bố, chấp thuận đảm bảo tiếp nhận chất nạo vét trong thời gian khoán
duy trì chuẩn tắc;
b) Chuẩn tắc duy trì của luồng đã được Bộ Giao
thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tại kế hoạch bảo trì công
trình đường thủy nội địa hoặc chuẩn tắc luồng theo cấp kỹ thuật đã được cơ quan
có thẩm quyền công bố;
c) Khối lượng nạo vét bao gồm: khối lượng nạo vét
ban đầu (được chuẩn xác lại khi đo đạc bàn giao mặt bằng) và khối lượng nạo vét
duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian từ sau đợt nạo vét ban đầu đến hết thời
gian khoán duy trì chuẩn tắc;
d) Khối lượng nạo vét ban đầu được xác định trên cơ
sở bình đồ khảo sát thông báo độ sâu luồng đường thủy nội địa gần nhất nhưng
không quá 06 tháng tính đến thời điểm duyệt thiết kế. Trường hợp bình đồ khảo
sát thông báo độ sâu luồng đường thủy nội địa quá 06 tháng hoặc không có số liệu
bình đồ khảo sát thông báo độ sâu luồng đường thủy nội địa thì phải tiến hành
khảo sát để tính toán khối lượng nạo vét ban đầu;
đ) Khối lượng nạo vét duy trì chuẩn tắc được xác định
theo khối lượng nạo vét duy tu bình quân 03 năm gần nhất hoặc khối lượng tính
toán trên cơ sở kết quả đo đạc sa bồi thực tế bình quân 03 năm gần nhất hoặc
thông qua kết quả quan trắc và nghiên cứu mô hình.
3. Dự toán kinh phí nạo vét duy tu theo hình thức
khoán duy trì chuẩn tắc được xác định theo khối lượng nạo vét tương ứng với chuẩn
tắc thiết kế luồng, vị trí đổ đất nạo vét và thời gian duy trì chuẩn tắc.
Điều 6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
và bàn giao mặt bằng thi công
1. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo
quy định tại Điều 17 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP
2. Việc bàn giao mặt bằng thi công thực hiện theo
quy định tại Điều 18 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP và phải tổ
chức kiểm tra, xác nhận hiện trạng các công trình liên quan và đường bờ khu vực
nạo vét trước khi thi công công trình.
Điều 7. Tổ chức quản lý thi
công công trình
1. Nhà thầu thi công có trách nhiệm
a) Bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của
pháp luật;
b) Tiếp nhận và quản lý mặt bằng công trình, mốc tọa
độ và cao độ trong suốt quá trình thi công công trình;
c) Đăng ký máy móc, thiết bị thi công, hệ thống thiết
bị giám sát, danh sách nhân lực phục vụ thi công công trình với cơ quan quản lý
đường thủy nội địa khu vực và phải được tư vấn giám sát kiểm tra, xác nhận theo
quy định;
d) Thông báo kế hoạch thực hiện thi công công trình
(thời gian thi công, tiến độ thi công) trước mỗi đợi nạo vét duy tu đến cơ quan
quản lý đường thủy nội địa, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực, chính
quyền địa phương, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và niêm yết công khai trên
công trường thi công;
đ) Triển khai biện pháp bảo đảm an toàn giao thông
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó bao gồm công tác thả phao, cắm mốc
giới phạm vi nạo vét trong suốt quá trình thi công để các cơ quan liên quan phối
hợp kiểm tra, giám sát;
e) Thực hiện thi công nạo vét theo quy định của hợp
đồng và quy định của pháp luật, bảo đảm duy trì yêu cầu chuẩn tắc thiết kế được
phê duyệt (chiều dài, bề rộng luồng, cao độ đáy, mái dốc nạo vét, bán kính
cong), thực hiện các yêu cầu về môi trường theo quy định trong suốt thời gian
thực hiện hợp đồng;
g) Trong thời hạn chậm nhất 02 ngày, kể từ khi phát
hiện các vị trí cạn hoặc theo phản ánh, yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm
quyền, nhà thầu thi công phải tổ chức lập phương án nạo vét, đồng thời thông
báo cho đơn vị tư vấn giám sát để thực hiện giám sát thi công theo quy định; chậm
nhất 05 ngày, kể từ khi phát hiện các vị trí cạn hoặc yêu cầu của chủ đầu tư,
nhà thầu thi công phải tiến hành nạo vét các vị trí cạn để đạt chuẩn tắc thiết
kế tuyến luồng, thời gian hoàn thành thi công không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận
được yêu cầu.
Trường hợp bất khả kháng không thực hiện được việc
khảo sát, nạo vét các vị trí cạn, nhà thầu thi công phải báo cáo ngay cho cơ
quan quản lý đường thủy nội địa khu vực để được hướng dẫn, xác nhận bằng văn bản
và chậm nhất 02 ngày, kể từ ngày kết thúc sự kiện bất khả kháng, phải tổ chức lập
phương án nạo vét và tiến hành nạo vét ngay các vị trí cạn đạt chuẩn tắc thiết
kế tuyến luồng, thời gian hoàn thành thi công không quá 20 ngày;
h) Trường hợp nhà thầu thi công không hoàn thành việc
nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng đúng thời gian, tiến độ, chất lượng
theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định tại điểm g khoản này, cơ quan quản
lý đường thủy nội địa khu vực báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) xem xét
quyết định giảm trừ chi phí trong hợp đồng tương ứng với phần thời gian không bảo
đảm chuẩn tắc (kể từ thời điểm yêu cầu đến khi hoàn thành việc khắc phục);
i) Trường hợp nhà thầu thi công bị nhắc nhở, phản
ánh bằng văn bản đến lần thứ hai mà vẫn không hoàn thành việc nạo vét theo quy
định tại điểm g và h khoản này hoặc có hành vi đổ chất nạo vét không đúng vị
trí, chuyển nhượng thầu trái quy định pháp luật thì cơ quan quản lý đường thủy
nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, xử lý vi phạm, chấm dứt hợp đồng đã
ký kết và thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công khác đủ năng lực theo quy định để
tiếp tục thực hiện công trình;
k) Ngoài các biện pháp quy định tại điểm c, điểm h
và điểm i khoản này, nhà thầu thi công còn phải khắc phục hậu quả vi phạm, chịu
trách nhiệm đối với các sự cố xảy ra đối với tàu thuyền do luồng tàu cạn và chịu
trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;
l) Lựa chọn đơn vị khảo sát đo đạc nghiệm thu nội bộ
kết quả thi công công trình tại hiện trường theo quy định. Thực hiện khảo sát,
đo đạc kết quả nạo vét các đoạn cạn bằng kinh phí của nhà thầu thi công trong
trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
m) Lập hồ sơ quản lý chất lượng xây dựng công trình
theo quy định;
n) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối
lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của
hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
2. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực có
trách nhiệm
a) Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát thường
xuyên quá trình thực hiện thi công của nhà thầu, tư vấn giám sát và quá trình
khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường;
b) Tổ chức đo đạc, khảo sát theo quy định tại điểm
a, điểm b khoản 3 Điều này để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc luồng của nhà thầu
thi công. Trường hợp phát hiện các vị trí thuộc phạm vi dự án không bảo đảm chuẩn
tắc, có văn bản yêu cầu nhà thầu thi công tiến hành nạo vét ngay, đồng thời thông
báo cho đơn vị tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công thi công
theo quy định;
c) Thông báo luồng đường thủy nội địa trên cơ sở kết
quả khảo sát đo đạc theo quy định;
d) Định kỳ 02 tháng một lần hoặc khi hoàn thành
giai đoạn và hoàn thành công trình, báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc
Ủy ban dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) kết quả
đo đạc, khảo sát và kết quả thực hiện thi công nạo vét duy tu;
đ) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành giai đoạn, hoàn
thành công trình theo quy định.
3. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm
a) Phê duyệt đề cương khảo sát đo đạc kiểm tra đột
xuất cho từng luồng được nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc
với tần suất kiểm tra tối đa 06 tháng/01 lần. Phạm vi đo đạc khảo sát mỗi lần
do chủ đầu tư chỉ định với diện tích khảo sát ít nhất bằng 30% diện tích mặt bằng
đoạn luồng để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc thiết kế luồng của nhà thầu thi
công;
b) Chỉ đạo cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực
và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đo đạc, khảo sát thường xuyên, định
kỳ theo quy định để kiểm tra khả năng duy trì chuẩn tắc thiết kế luồng của nhà
thầu;
c) Tổ chức kiểm tra chất lượng, tiến độ nạo vét duy
tu công trình, an toàn đường thủy nội địa trong quá trình thi công; đình chỉ
thi công và xử lý hành vi vi phạm (nếu có) của nhà thầu và tổ chức, cá nhân
liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Kiểm tra, giám sát,
nghiệm thu công trình
1. Nội dung công tác kiểm tra,
giám sát công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo hình thức
khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định thực hiện theo quy định
tại Điều 20 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP và các nội dung sau:
a) Tư vấn giám sát, nhà thầu thi công có trách nhiệm
ghi chép toàn bộ kết quả thi công theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Hàng tuần, tư vấn giám sát gửi báo cáo theo Mẫu số 07, Mẫu số 08, Mẫu số 09 và Mẫu số 10 quy
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông, tư này, kèm theo bản sao nhật ký thi
công đến cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực để phục vụ việc kiểm tra,
theo dõi.
2. Nội dung công tác nghiệm thu công trình nạo vét
duy tu luồng đường thủy nội địa theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong
khoảng thời gian xác định thực hiện theo quy định tại Điều 21
Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.
Điều 9. Thanh toán, quyết toán
công trình
Công tác thanh toán, quyết toán công trình thực hiện
theo quy định của pháp luật.
Mục 2. NẠO VÉT DUY TU ĐỘT XUẤT
LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 10. Trình tự thực hiện
Nạo vét duy tu đột xuất luồng đường thủy nội địa thực
hiện theo trình tự sau:
1. Trình, phê duyệt nhiệm vụ đột xuất.
2. Tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện.
3. Lập, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình.
4. Bàn giao mặt bằng, tổ chức thi công công trình
và kiểm tra giám sát.
5. Nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công công trình.
6. Tổng hợp, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình đường
thủy nội địa; giao dự toán chi ngân sách nhà nước.
7. Thanh toán, quyết toán công trình.
Điều 11. Trình, phê duyệt nhiệm
vụ đột xuất
1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chủ
trì, phối hợp với đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa khảo sát sơ bộ và
báo cáo cơ quan quản lý đường thủy nội địa nhiệm vụ đột xuất nạo vét duy tu luồng
đường thủy nội địa.
2. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
chấp thuận chủ trương thực hiện nhiệm vụ đột xuất nạo vét duy tu luồng đường thủy
nội địa trên cơ sở đề xuất của cơ quan quản lý đường thủy nội địa hoặc quyết định
chủ trương cho phép thực hiện nhiệm vụ đột xuất nạo vét duy tu luồng đường thủy
nội địa.
Điều 12. Tổ chức lựa chọn đơn
vị tư vấn, nhà thầu thi công
1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực có
trách nhiệm:
a) Căn cứ chủ trương thực hiện nhiệm vụ đột xuất được
giao, lựa chọn các đơn vị tư vấn (khảo sát, thiết kế, giám sát, môi trường) có
đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay các gói thầu đột xuất trình Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận chủ
trương, tổ chức khảo sát bàn giao mặt bằng, lập thiết kế, dự toán; hoàn thiện
thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung
công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được
và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và tổ chức lựa chọn
nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật trình Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) tổ chức kiểm tra hiện
trường, xác định, thống nhất vị trí đổ chất nạo vét;
2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn các
đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, đề
nghị của cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải
và ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn.
Điều 13. Lập, thẩm định, phê
duyệt thiết kế dự toán, đề cương tư vấn
1. Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình được
lập trên cơ sở kết quả khảo sát bàn giao mặt bằng nạo vét luồng đột xuất và quy
định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát, thiết kế, định mức kinh tế
- kỹ thuật chuyên ngành và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ
thi công, dự toán công trình, đề cương, dự toán các chi phí tư vấn, công tác bảo
vệ môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định
số 159/2018/NĐ-CP.
Điều 14. Bàn giao mặt bằng, tổ
chức thi công, kiểm tra giám sát và nghiệm thu công trình
1. Bàn giao mặt bằng
a) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chủ
trì phối hợp với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế tổ chức ngay công tác đo đạc,
bàn giao mặt bằng (bao gồm mặt bằng nạo vét và vị trí đổ thải) cho nhà thầu thi
công để tổ chức thực hiện thi công công trình, đồng thời phối hợp với các cơ
quan liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận hiện trạng các công
trình liên quan và đường bờ khu vực nạo vét.
2. Tổ chức thi công
a) Nhà thầu thi công tiếp nhận mặt bằng và tổ chức
thi công công trình theo thiết kế, biện pháp thi công được duyệt;
b) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chịu trách
nhiệm quản lý, kiểm tra quá trình thực hiện của đơn vị thi công, tư vấn giám
sát để bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình và thông báo luồng đường thủy nội
địa theo quy định khi công trình hoàn thành;
c) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa tổ chức kiểm
tra đột xuất (nếu cần) trong quá trình thi công công trình hoặc có nghi ngờ về
chất lượng, khối lượng công trình của nhà thầu.
3. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình thực
hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 15. Thanh toán, quyết toán
công trình
Thanh toán, quyết toán công tác nạo vét duy tu luồng
đường thủy nội địa sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
MỤC 3. HỢP ĐỒNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH NẠO VÉT DUY TU LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 16. Hình thức hợp đồng
Hợp đồng thi công nạo vét duy tu luồng đường thủy nội
địa gồm 2 loại:
1. Hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc đơn giá điều
chỉnh áp dụng cho hình thức nạo vét duy tu hàng năm, nạo vét duy tu đột xuất.
2. Hợp đồng trọn gói áp dụng cho nạo vét duy tu luồng
đường thủy nội địa theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời
gian xác định.
Điều 17. Nội dung hợp đồng thi
công
Nội dung hợp đồng thi công nạo vét duy tu luồng đường
thủy nội địa thực hiện theo quy định của Chính phủ về hợp đồng xây dựng; hướng
dẫn của Bộ Xây dựng về hợp đồng thi công xây dựng công trình. Ngoài ra, còn phải
có các nội dung sau:
1. Nhà thầu không được nghiệm thu, thanh toán và bị
chấm dứt hợp đồng, chịu trách nhiệm đền bù toàn bộ thiệt hại, tổn thất của công
trình cho Chủ đầu tư khi không hoàn thành việc nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế
tuyến luồng đúng thời gian, tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng
và sau 2 lần bị nhắc nhở bằng văn bản vẫn không khắc phục hoặc thi công hoàn
thành.
2. Nhà thầu bị chấm dứt hợp đồng và phải chịu trách
nhiệm khắc phục những thiệt hại do mình gây ra, chịu trách nhiệm theo quy định
khác có liên quan của pháp luật khi thi công vận chuyển đổ chất nạo vét không
đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường hoặc chuyển nhượng thầu trái quy định
của pháp luật.
3. Đối với hợp đồng thi công nạo vét duy tu trọn
gói, nội dung phải ghi rõ “không điều chỉnh kinh phí thực hiện”.
Chương III
NẠO VÉT VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA KẾT HỢP THU HỒI SẢN PHẨM
Điều 18. Lập danh mục khu vực
nạo vét
1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa tổ chức lập mới
hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục khu vực nạo vét trình Bộ Giao thông vận tải hoặc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.
2. Danh mục khu vực nạo vét phải có những nội dung
chủ yếu theo quy định của khoản 3 Điều 26 Nghị định số
159/2018/NĐ-CP.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trước khi công bố danh mục khu vực nạo vét.
Điều 19. Hợp đồng dự án
1. Điều kiện để đàm phán, ký kết
hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng và đảm bảo
các điều kiện sau:
a) Quyết định công bố danh mục dự án nạo vét của cấp
có thẩm quyền;
b) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
dự án của cấp có thẩm quyền;
c) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê
duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định;
đ) Quyết định hoặc văn bản chấp thuận đăng ký sản
phẩm thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;
e) Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án.
2. Một số nội dung chính của hợp
đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa thực hiện theo Phụ lục
số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 20. Trách nhiệm tổ chức
thực hiện dự án
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Tổ chức lập, công bố danh mục khu vực nạo vét
theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.
b) Chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện dự án
trong vùng nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đối với các
nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 23
Nghị định số 159/2018/NĐ-CP;
b) Tổ chức hoặc chỉ đạo Sở Giao thông vận tải lấy ý
kiến tham gia của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam theo quy định của pháp luật về
đường thủy nội địa đối với các dự án trong vùng nước đường thủy nội địa thuộc
phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
c) Tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện các dự án
nạo vét vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm.
3. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện dự án tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư
theo quy định tại hợp đồng dự án và quy định của Thông tư này đối với các dự án
trong vùng nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;
b) Tổ chức tiếp nhận, bàn giao dự án nạo vét vùng
nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý sau khi dự án hoàn thành đưa vào
khai thác theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Sở Giao thông vận tải
a) Cung cấp hồ sơ dự án và thông báo cho Cục Đường
thủy nội địa Việt Nam kế hoạch, thời gian thực hiện các dự án nạo vét vùng nước
đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa quốc
gia;
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt
Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ của nhà đầu tư trong việc thực hiện
các yêu cầu về quy mô, phạm vi nạo vét, chuẩn tắc thiết kế luồng, tiến độ thực
hiện đối với các dự án vét vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm
trên luồng đường thủy nội địa quốc gia;
d) Định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình
và kết quả thực hiện dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.
4. Nhà đầu tư thực hiện dự án
a) Phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa
phương để thực hiện việc giám sát cộng đồng; tuyên truyền, thông báo kế hoạch
triển khai trước khi thi công dự án theo quy định;
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các cơ quan
liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận hiện trạng các công trình
liên quan và đường bờ khu vực thuộc phạm vi dự án;
c) Gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường được
phê duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận đến Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi thực hiện dự án và niêm yết công khai trên công trường trước
khi thi công và trong suốt thời gian thi công dự án;
d) Cam kết thực hiện dự án đã được phê duyệt tuân
thủ các quy định hiện hành, không chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án cho
đơn vị khác thực hiện. Chịu mọi chi phí sửa chữa và khắc phục thiệt hại nếu thi
công không đúng hồ sơ thiết kế được duyệt gây thiệt hại đến các công trình
trong và ngoài phạm vi dự án theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao các hạng
mục và toàn bộ công trình theo hồ sơ dự án dược duyệt phù hợp với quy định của
pháp luật;
e) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung cam kết
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện đảm bảo an toàn đường thủy nội địa
trong quá trình thi công; thực hiện đăng ký phương pháp, khối lượng, thời gian
nạo vét tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện chế độ thuế, phí, lệ phí và
các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
g) Trường hợp trong quá trình thi công dự án nếu có
hiện tượng sạt lở đường bờ sông, kênh hoặc tiềm ẩn nguy hại đến công trình xung
quanh thì phải tạm dừng nạo vét, đồng thời phối hợp với tư vấn giám sát báo cáo
ngay chính quyền địa phương nơi gần nhất và cơ quan quản lý đường thủy nội địa
khu vực để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động, ảnh hưởng, báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp giải quyết;
h) Báo cáo về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an
toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng
và yêu cầu đội xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.
5. Tổ chức tư vấn giám sát
a) Thực hiện công tác giám sát quá trình thi công dự
án của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 20 Nghị định số
159/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình
và bảo trì công trình xây dựng;
b) Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tại địa
phương trong việc giám sát, xác nhận khối lượng sản phẩm thu hồi của nhà đầu
tư;
c) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về tình hình và kết
quả thực hiện dự án của nhà đầu tư, theo quy định của hợp đồng và yêu cầu đột
xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24
Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11
năm 2019.
2. Công tác nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa
theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định thực hiện
từ năm 2020.
3. Bãi bỏ Thông tư số 69/2015/TT-BGTVT
ngày 9 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nạo
vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu
sản phẩm.
Điều 22. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng,
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 22;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lựu: VT KCHT (05).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Nhật
|
PHỤ LỤC 1
MẪU VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TRONG VÙNG
NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Mẫu số 01
|
Nhật ký thi công nạo vét
|
Mẫu số 02
|
Nhật ký thi công nạo vét
|
Mẫu số 03
|
Nhật ký chi tiết thi công công
trình (sử dụng cho phương tiện sà lan vận chuyển và tàu ngoạm)
|
Mẫu số 04
|
Nhật ký chi tiết thi công công
trình (sử dụng cho phương tiện tàu hút tự hành)
|
Mẫu số 05
|
Nhật ký chi tiết thi công công
hình (sử dụng cho phương tiện tàu hút phun)
|
Mẫu số 06
|
Báo cáo công tác tuần công tác tư
vấn giám sát
|
Mẫu số 07
|
Bảng tổng hợp thiết bị thi công
chính
|
Mẫu số 08
|
Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện
vận chuyển tạm tính trên phương tiện
|
Mẫu số 09
|
Tổng hợp dữ liệu ảnh chụp trên
phương tiện (sử dụng cho phương tiện có Camera chung cho các khoang chứa bùn
đất)
|
Mẫu số 10
|
Tổng hợp dữ liệu ảnh chụp trên
phương tiện (sử dụng cho phương tiện có Camera riêng biệt cho từng khoang chứa
bùn đất)
|
Mẫu số 01
MẪU NHẬT KÝ THI CÔNG
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
NHẬT KÝ THI CÔNG
PHƯƠNG
TIỆN THI CÔNG:……………………………….
QUYỂN
SỐ…………./SỐ QUYỂN……………
(Từ
ngày………/……/20…… đến ngày ……../......./20………..)
Gói thầu số ………
Công trình
Chủ đầu tư
Nhà thầu thi công
Tư vấn giám sát
|
:…………………………………………………………………………..
:…………………………………………………………………………..
:…………………………………………………………………………..
:…………………………………………………………………………..
:…………………………………………………………………………..
|
Cách ghi:
|
- Số trang: ghi từ 1 đến
100/quyển
- Quyển số: Ghi từ quyển 1 đến
hết của một phương tiện;
- Số quyển: Là tổng số quyển
của một phương tiện;
- Từ ngày: Là ngày đầu tiên
ghi nhật ký chi tiết thi công (TC) công trình;
- Đến ngày: Là ngày cuối
cùng ghi nhật ký chi tiết TC công trình.
|
|
|
|
…………,
Năm 20.....
|
Mẫu số 02
Trang 02/Quyển số ....
NHẬT KÝ THI CÔNG
Số:
…………./20………./NVDT
- Địa điểm thi công:...(Ghi tên
luồng và địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc TW)....
- Phạm vi thi công: ....(Ghi lý trình,
hoặc mặt cắt (MC), hoặc khu vực... theo thiết kế)
- Tư vấn giám sát thi công:
………………………………………………………………………
+ Giám sát trưởng:
……………………………………………………………………………….
+ Giám sát viên:
…………………………………………………………………………………..
TT
|
Họ
và tên
|
Khu
vực thi công phụ trách
(từ MC số…… đến MC số ……)
|
Điện
thoại
|
|
(Ghi
đầy đủ số TVGS phụ trách ký vào nhật ký)
|
(Ghi
đầy đủ khu vực của từng TVGS phụ trách ký vào nhật ký)
|
|
|
Ông:
………………………
|
|
|
|
Ông:
………………………
|
|
|
- Nhà thầu thi công:
………………………………………………………………………………
+ Chỉ huy trưởng công trình: Ông
………………………………; điện thoại: ………………..
+ Cán bộ kỹ thuật thi công:
TT
|
Họ
và tên
|
Khu
vực thi công phụ trách
(từ MC số……. đến MC số …….)
|
Điện
thoại
|
|
(Ghi
đầy đủ số CBKT phụ trách ký vào nhật ký thi công)
|
(Ghi
đầy đủ khu vực của từng CBKT phụ trách ký vào nhật ký thi công)
|
|
|
Ông:
……………………….
|
|
|
|
Ông:
……………………….
|
|
|
- Nhà thầu phụ (nếu có):
…………………………………………………………………………
+ Khu vực thi công của Nhà thầu phụ:
…………………………………………………………
- Bắt đầu thi công (ngày, tháng, năm
): …………………………………………………………
- Kết thúc thi công (ngày, tháng,
năm): …………………………………………………………
Trong nhật ký này có ………… trang, được
đánh số từ 01 đến ………..và được Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát, ……………… cùng
đóng dấu giáp lai tất cả các trang trước khi triển khai thi công.
Tư
vấn giám sát
|
Nhà
thầu thi công
|
(Các
thành viên ký và ghi rõ họ tên)
Trang ……… (tiếp theo /Quyển số....)
|
Mẫu số 03
NHẬT KÝ CHI TIẾT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho phương tiện Sà lan vận chuyển
và phương tiện gàu ngoạm)
Nạo vét duy tu công trình
………………………….. năm 20………..
……………………..,
ngày ………tháng …… năm 201....
TT
|
Phương
tiện thi công nạo vét
|
Phương
tiện thi công vận chuyển
|
Thời
gian thi công (h)
|
Khu
Vực thi công (MC số ... đến MC số...)
|
Thời
gian vận chuyển đi đổ bùn đất nạo vét (h)
|
Khối
lượng nạo vét vận chuyển đi đổ tạm tính (m3)
|
Tọa
độ tại vị trí lúc đổ đất (tọa độ GPS)
|
Ghi
chú
|
|
Tên
phương tiện, ký hiệu
|
Họ
tên người điều khiển phương tiện
|
Tên
phương tiện, ký hiệu
|
Họ
tên người điều khiển phương tiện
|
|
Bắt
đầu hút/ cuốc/ nhận bùn
|
Kết
thúc hút/ cuốc/ nhận bùn
|
Bắt
đầu di chuyển đi đổ đất
|
Đến
vị trí đổ đất
|
φ
|
λ
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng thực hiện trong ngày:
chuyến, tạm tính:
|
m3
|
|
Lũy kế thực hiện từ đầu:
chuyến,
tạm tính:
m3
- Công tác bảo đảm ATLĐ, ATGT và vệ
sinh môi trường: ……………………………………
- Điều kiện thời tiết:
.…………………………………………………………………..................
- Tình trạng hoạt động của hệ thống
giám sát nạo vét: ……………………………………....
- Khó khăn, vướng mắc (nếu có):
………………………………………………………………..
- Lưu ý khác:
…………………………………………………………………..............................
Giám
sát viên
|
Giám
sát trưởng
|
Cán
bộ kỹ thuật thi công của
Nhà thầu thi công
|
(Các
thành viên ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 04
Trang ………. (tiếp theo)/Quyển số
….
NHẬT KÝ CHI TIẾT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho phương tiện tàu hút tự hành)
Công trình: ………….. năm 20…......
…………………..,
ngày ……..tháng …… năm 201....
TT
|
Tên
phương tiện thi công, ký hiệu
|
Họ
tên người điều khiển phương tiện
|
Thời
gian thi công (h)
|
Khu
vực thi công (MC số ... đến MC số...)
|
Thời
gian vận chuyển đi đổ bùn đất nạo vét (h)
|
Khối
lượng nạo vét vận chuyển đi đổ tạm tính (m3)
|
Tọa
độ tại vị trí lúc đổ bùn đất nạo vét (tọa độ GPS)
|
Ghi
chú
|
Bắt
đầu hút/ cuốc/ nhận bùn
|
Kết
thúc hút/ cuốc/ nhận bùn
|
Bắt
đầu di chuyển đi đổ đất
|
Đến
vị trí đổ đất
|
φ
|
λ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
thực hiện trong ngày:
chuyến,
tạm tính:
|
m3
|
Lũy kế thực hiện từ đầu:
chuyến,
tạm tính:
m3
- Công tác bảo đảm ATLĐ, ATGT và vệ
sinh môi trường: …………………………………..
- Điều kiện thời tiết:
…………………………………………………………………..................
- Tình trạng hoạt động của hệ thống
giám sát nạo vét: …………………………………......
- Khó khăn, vướng mắc (nếu có):
……………………………………...................................
- Lưu ý khác:
………………………………..........................................................................
Giám
sát viên
|
Giám
sát trưởng
|
Cán
bộ kỹ thuật thi công của Nhà thầu thi công
|
(Các
thành viên ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 05
Trang ……….. (tiếp theo)/Quyển số
....
NHẬT KÝ CHI TIẾT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho phương tiện Tàu hút phun)
Nạo vét duy tu công trình …………………………. năm
20…………..
…………………………..,
ngày ……tháng …… năm 201....
Số
lần phun trong ngày
|
Tên
phương tiện thi công, ký hiệu
|
Họ
tên người điều khiển phương tiện
|
Khu
vực thi công (từ MC số... đến MC số….
|
Thời
gian thi công
(h)
|
Số
giờ hút (giờ)
|
Năng
suất hút tạm tính theo HS thiết bị (m3/h)
|
Hiệu
suất tạm tính theo HSDT (%)
|
Khối
lượng bùn đất hút tạm tính (m3)
|
Ghi
chú
|
Bắt
đầu hút
|
Kết
thúc hút
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)=(7)x(8)x(9)
|
(11)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
thực hiện trong ngày:
|
giờ,
|
tạm
tính:
|
m3
|
Lũy kế thực hiện từ đầu:
giờ,
tạm
tính: m3
- Công tác bảo đảm ATLĐ, ATGT và vệ
sinh môi trường: …………………………………..
- Điều kiện thời tiết:
……………………………………………………………………………...
- Khó khăn, vướng mắc (nếu có):
………………….…………………………………………..
- Lưu ý khác:
………………………………………..…………………………………………….
Giám
sát viên
|
Giám
sát trưởng
|
Cán
bộ kỹ thuật thi công của Nhà thầu thi công
|
(Các
thành viên ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 06
MẪU BÁO CÁO TUẦN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
BÁO CÁO TUẦN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
Tuần......(từ ngày..../..../.... đến ngày..../..../....)
1. Cơ sở lập báo cáo
………………………………………………………………………………………………………
2. Thông tin chung về gói thầu
thi công nạo vét
- Tên công trình: Nạo vét duy tu
công trình ……………………………………………………
- Chủ đầu tư:
………………………………………………………………………………………
- Đại diện Chủ đầu tư:
……………………………………………………………………………
- Đơn vị Tư vấn giám sát:
………………………………………………………………………..
- Nhà thầu thi công nạo vét: ……………………………………………………………………..
- Nhà thầu phụ (nếu có):
…………………………………………………………………………
- Địa điểm, phạm vi thi công:
…………………………………………………………………….
- Khối lượng nạo vét theo thiết kế:
………………………………………………………………
- Vị trí và cự ly vận chuyển đổ đất
nạo vét: …………………………………………………….
- Biện pháp thi công chính:
………………………………………………………………………
- Tiến độ hoàn thành công trình:
…………………………………………………………………
- Ngày khởi công công trình:
……………………………………………………………………..
3. Khái quát về gói thầu tư vấn
giám sát
- Tên gói thầu: ………………………………………………………………………………………
- Thời gian thực hiện:
………………………………………………………………………………
- Hình thức lựa chọn nhà thầu:
……………………………………………………………………
- Hình thức hợp đồng:
………………………………………………………………………………
4. Tổ chức nhân sự thực hiện
công tác giám sát
a) Giám sát của Đại diện Chủ đầu tư
…………………… tại hiện trường:
TT
|
Họ
và tên
|
Chức
vụ
|
Điện
thoại - Email
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Tư vấn giám sát:
TT
|
Họ
và tên
|
Chức
vụ
|
Khu
vực phụ trách giám sát
|
Điện
thoại - Email
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Các công tác của tư vấn giám
sát trong tuần
………………………………………………………………………………………………………
6. Chi tiết nhà thầu thực hiện
và khối lượng đạt được
a) Các công tác chính Nhà thầu thực
hiện trong tuần
………………………………………………………………………………………………………
b) Nhân lực do Nhà thầu huy động
trên công trường tại thòi điểm báo cáo
- Nhân sự Ban chỉ huy công trường:
TT
|
Họ
và tên
|
Chức
vụ
|
Hạng
mục phụ trách
|
Điện
thoại - Email
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công nhân lao động, thủy thủ,
thuyền viên: (số lượng)………. người.
c) Thiết bị thi công nhà thầu đã
huy động đến công trường:
(Chi tiết tại Mẫu tổng hợp số 01
kèm theo)
d) Công tác thi công nạo vét:
- Khối lượng thi công nạo vét, vận
chuyển đi đổ tính trên phương tiện trong tuần báo cáo: …………………………… m3.
- Lũy kế khối lượng đã thi công nạo
vét, vận chuyển đi đổ tính trên phương tiện đến hết tuần báo cáo:
………………………………..m3.
(Chi tiết tại Mẫu tổng hợp số 02
kèm theo)
7. Các hồ sơ, tài liệu, văn bản
trong tuần
a) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản Nhà
thầu phát hành đến TVGS trong tháng:
………………………………………………………………………………………………………
b) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản
TVGS phát hành trong tháng:
………………………………………………………………………………………………………
c) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản
Chủ đầu tư phát hành trong tháng:
………………………………………………………………………………………………………
8. An toàn lao động và vệ sinh
môi trường
………………………………………………………………………………………………………
9. Kế hoạch hoạt động của tư vấn
giám sát trong tuần tới (từ ngày ….. tháng... năm ... đến ngày ... tháng
... năm ...)
………………………………………………………………………………………………………
10. Nhận xét và kiến nghị
………………………………………………………………………………………………………
Giám sát trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Ngày
....tháng ....năm 201....
Tư vấn giám sát
(Người lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu)
|
Nơi gửi:
- Cục ĐTNĐ Việt Nam hoặc Sở
GTVT (để b/c);
- Đại diện Chủ đầu tư…………. (để b/c);
- Nhà thầu thi công…………..
* Tài liệu gửi kèm theo báo cáo
này:
- Bản chụp (photocopy) Nhật ký
thi công công trình (trong tuần) từ ngày.... tháng.... năm……… đến ngày …….
tháng……. năm ………;
- Các Mẫu tổng hợp số 01, số 02,
số 03 và số 04;
- Tài liệu liên quan khác…………….
TT
|
Tên phương tiện
|
Số đăng ký hành chính của phương tiện
|
Cấp phương tiện/Vùng hoạt động
|
Công suất (CV/HP). Sức nâng (T). Trọng tải toàn phần/Sức
chở/Khả năng khai thác/Lượng chở hàng (T)
|
Công dụng
|
Số đăng kiểm/số phân cấp... Hiệu lực ngày .../…./...
đến ngày…/.../...
|
GXN hoạt động TBGSNV số... Hiệu lực từ
ngày.../.../... đến ngày../../.. Luồng ĐK hoạt động
|
GCN Bảo hiểm PT số... Hiệu lực từ ngày .../.../... đến
ngày../../..
|
VB cấp phép thi công số ... Hiệu lực từ
ngày..../.../... đến ngày../../..
|
Chủ phương tiện/đơn vị sử dụng/thuê phương tiện theo
HĐ số... ngày …/…/…
|
Theo HSDT/ thay thế/ bổ sung theo VB chấp thuận số
... ngày.../.../... của...
|
Họ và tên thuyền trưởng/ người điều khiển chính
|
1
|
Ghi theo GCN đăng ký hành chính hoặc Đăng kiểm phương
tiện (VD: Quê Hương 27)
|
Ghi theo GCN đăng ký hành chính hoặc Đăng kiểm phương
tiện (VD: HP 4165)
|
Ghi theo Đăng kiểm phương tiện (VD: VR-SB hoặc Biển
hạn chế III)
|
Tàu kéo ghi công suất (CV/HP). Cẩu thì ghi sức nâng
(T). Tàu hút phun ghi năng suất (m3/h). Phương tiện vận chuyển ghi Trọng tải
toàn phần/Sức chở/Khả năng khai thác/Lượng chở hàng (T)
|
Ghi theo GCN đăng ký hành chính hoặc Đăng kiểm phương
tiện
|
Tàu Sông ghi Số đăng kiểm (VD: V15-02582. Hiệu lực
từ ngày 01/02/2016 đến ngày 01/02/2017). Tàu biển ghi số phân cấp (VD:
VR870333. Hiệu lực từ ngày 04/02/2016 đến ngày 24/07/2017)
|
VD: GXN số HP-04/2016. Hiệu lực từ ngày 21/11/2016 đến
ngày 14/3/2017. Luồng Phà rừng, Sông Cấm
|
VD: GCN bảo hiểm số TEA 0006692. Hiệu lực từ ngày
04/02/2016 đến ngày 04/02/2017
|
VD: văn bản số 2177/CVHHHP-QLC. Hiệu lực từ ngày
22/11/2016 đến ngày 31/12/2016
|
VD: Công ty A/Công ty B thuê PT theo HD số 15 ngày
12/11/2016
|
VD: Ghi bổ sung theo VB chấp thuận số
2620/TCT.BĐATHHMB- KTKH ngày 28/11/2016 của….
|
VD: Nguyễn Văn A
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Tổng
hợp từ nhật ký thi công)
Công
trình: Nạo vét duy tu công trình ……….. năm 20………
TT
|
Ngày/ Tháng/ Năm
|
Khối lượng vận chuyển tạm tính trên phương tiện
|
Tổng KL vận chuyển tạm tính trên phương tiện
|
KL theo KH trong HSDT/ điều chỉnh (m3/ ngày)
|
Tỷ lệ (%)
|
Thời gian thực hiện hợp đồng còn lại theo HĐ ban đầu/
Điều chỉnh (ngày)
|
Nhận xét
|
Nhà thầu báo dừng Thi công do ảnh hưởng bởi điều kiện
thời tiết (ngày)
|
(Tên/Số ĐKHC phương tiện)
|
(Tên/số ĐKHC phương tiện)
|
(Tên/số ĐKHC phương tiện)
|
KL đã TH so với KH trong HSDT/ điều chỉnh
|
KL đã TH so với tổng KL phải TC theo HĐ/điều chỉnh (theo
HĐ.... m3)
|
TG đã TH so với TG hoàn thành theo HĐ ban đầu/ Điều
chỉnh (theo HĐ... ngày)
|
Khả năng KT/ TTTP (T)
|
………
|
Khả năng KT/ TTTP (T)
|
……….
|
Khả năng KT/ TTTP (T)
|
……….
|
KL vận chuyển (m3)
|
………
|
KL vận chuyển (m3)
|
……….
|
KL vận chuyển (m3)
|
……….
|
V.Trí TC (MC... đến MC...)
|
Số chuyến (S.ch)
|
KL (m3)
|
V.Trí TC (MC... đến MC..)
|
S.ch
|
KL (m3)
|
V.Trí TC (MC... đến MC...)
|
S.ch
|
KL (m3)
|
S.ch
|
KL (m3)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi
số phương tiện (PT) thực tế thi công (TC) trong ngày/số PT đã được cấp phép
TC. Nguyên nhân các PT không TC và Ghi các nhận xét khác cần thiết (VD:
Chưa đủ PT theo HSDT, không đạt KH)
|
Ghi rõ đặc điểm thời tiết (sóng cấp..., gió cấp...)
|
T1
|
Cộng tuần 1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lũy kế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..
|
……
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T2
|
Cộng tuần 2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lũy kế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công
trình:
|
Số
chuyến thực hiện lũy kế từ đầu: …..chuyến
|
Nhà
thầu thi công:
|
Phương
tiện thi công:
|
Ngày
.../.../20…
|
Chuyến
thứ: ... trong ngày
|
Ảnh
khoang chứa bùn, đất
|
Ảnh
màn hình camera
|
Ảnh
màn hình AIS
|
1.
Trước khi nhận bùn, đất nạo vét
|
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)
|
|
2.
Sau khi nhận bùn, đất nạo vét
|
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)
|
|
Ảnh
khoang chứa bùn, đất
|
Ảnh
màn hình camera
|
Ảnh
màn hình AIS
|
3.
Trước khi xả bùn, đất nạo vét
|
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)
|
|
4.
Sau khi xả bùn, đất nạo vét
|
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)
|
1
|
|
|
|
|
Công trình:
|
Số
chuyến thực hiện lũy kế từ đầu:……. chuyến
|
Nhà thầu thi công:
|
Phương tiện thi công
|
Ngày: .../.../20…
|
Chuyến thứ: … trong ngày
|
Ảnh
khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)
|
Ảnh
màn hình camera/Ảnh màn hình AIS
|
1.
Trước khi nhận bùn, đất nạo vét
|
Khoang
mũi
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera
|
Khoang
lái
|
Ảnh
màn hình AIS
|
Ảnh
khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)
|
Ảnh
màn hình camera/Ảnh màn hình AIS
|
2.
Sau khi nhận bùn, đất nạo vét
|
Khoang
mũi
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera
|
Khoang
lái
|
Ảnh
màn hình AIS
|
Ảnh
khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)
|
Ảnh
màn hình camera/Ảnh màn hình AIS
|
3.Trước
khi xả bùn, đất nạo vét
|
Khoang
mũi
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera
|
Khoang
lái
|
Ảnh
màn hình AIS
|
Ảnh
khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)
|
Ảnh
màn hình Camera/Ảnh màn hình AIS
|
4.
Sau khi xả bùn, đất nạo vét
|
Khoang
mũi
|
(Sử
dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera
|
Khoang
lái
|
Ảnh
màn hình AIS
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN XÃ HỘI HÓA NẠO
VÉT VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin về các bên trong hợp
đồng
Bao gồm các thông tin về người đại
diện theo pháp luật, chức vụ, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, số fax, mã số
thuế của từng bên tham gia hợp đồng.
2. Mục tiêu, địa điểm thực hiện
dự án
2.1. Mô tả mục tiêu dự án.
2.2. Mô tả địa điểm thực hiện dự
án.
3. Thời gian và tiến độ thực hiện
hợp đồng
3.1. Thời gian thực hiện hợp đồng
bao gồm thời gian giải phóng mặt bằng, thời điểm khởi công xây dựng và tiến độ
thực hiện từng hạng mục, thời điểm hoàn thành công trình được lập thành phụ lục
chi tiết, quy định cụ thể tiến độ và thời gian thực hiện từng hạng mục.
3.2. Quy định các trường hợp và điều
kiện được gia hạn hoặc rút ngắn thời hạn.
4. Quy mô, biện pháp thi công chủ
đạo và chi tiết
4.1. Mô tả quy mô dự án (hạng mục,
chuẩn tắc, khối lượng, phạm vi, trang thiết bị sử dụng...).
4.2. Biện pháp thi công, trình tự
thi công, kế hoạch thi công.
5. Giá hợp đồng bao gồm các nội
dung
5.1. Kinh phí thực hiện nạo vét
(bao gồm cả kinh phí hoàn trả cho nhà nước đã thực hiện các công việc quy định
tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 159/2018/NĐ-CP; kinh phí
bồi thường, giải phóng mặt bằng).
5.2. Giá trị sản phẩm thu hồi.
5.3. Giá trị thanh toán phần chênh
lệch giữa kinh phí thực hiện nạo vét và giá trị sản phẩm thu hồi.
5.4. Điều chỉnh kinh phí nạo vét, giá
trị sản phẩm thu hồi và giá trị thanh toán phần chênh lệch.
6. Bàn giao mặt bằng xây dựng
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP hoặc cơ quan
được ủy quyền chủ trì tổ chức thực hiện bàn giao mặt bằng hiện trường thi công
theo đúng phương án giải phóng mặt bằng dự án được phê duyệt (bao gồm cả vị trí
đổ chất nạo vét được chấp thuận) cho nhà đầu tư trước thời điểm thực hiện thi
công nạo vét.
7. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng
thi công dự án và nghiệm thu, bàn giao dự án
7.1. Các yêu cầu về kỹ thuật, chất
lượng thi công dự án.
7.2. Điều kiện nghiệm thu, căn cứ
nghiệm thu, thành phần nghiệm thu.
7.3. Hồ sơ nghiệm thu, bàn giao
theo quy định
Nghiệm thu, bàn giao công trình dự
án và các hạng mục công trình sau khi các công việc theo hợp đồng được hoàn
thành đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng, yêu cầu của hợp đồng.
8. Chuyển nhượng và chuyển giao
dự án
Nhà đầu tư không được phép chuyển
nhượng, chuyển giao dự án.
9. Nhà thầu thi công
Trước khi ký hợp đồng thầu thi
công, Nhà đầu tư phải thực hiện theo các quy định sau:
9.1 Ban hành quy chế lựa chọn nhà
thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, thi công và nhà thầu khác để áp dụng thống nhất
trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu
quả kinh tế;
9.2. Gửi danh sách nhà thầu thi
công kèm theo hồ sơ năng lực của nhà thầu thi công tới cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để được chấp thuận.
9.3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường
và sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu thi công thực hiện;
9.4. Không giao khối lượng công việc
theo hợp đồng cho nhà thầu thi công thực hiện quá tỷ lệ quy định trong hồ sơ mời
thầu và quy định của pháp luật liên quan.
10. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự
án
10.1. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng dự án được áp dụng dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, số tiền bảo đảm nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng dự án không được thấp hơn.... % tổng mức đầu tư của dự án.
10.2. Trước khi ký kết hợp đồng thực
hiện dự án, nhà đầu tư phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP văn bản bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
dự án. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng
thực hiện dự án được ký kết đến ngày công trình được nghiệm thu bàn giao đưa
vào sử dụng. Trường hợp nhà đầu tư là liên danh thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng dự án phải thực hiện theo một trong các cách sau:
a) Từng thành viên trong liên danh
sẽ thực hiện riêng bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án tương ứng với khối
lượng công việc thực hiện trong liên danh.
b) Các thành viên trong liên danh
thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng dự án cho cả liên danh.
10.3. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp
đồng dự án được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có giá trị thấp hơn quy định tại
khoản 10.1 mục này;
b) Thời gian có hiệu lực của bảo đảm
nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án ngắn hơn thời hạn của hợp đồng dự án;
c) Không đúng tên dự án; tên nhà đầu
tư hoặc tên liên danh thực hiện dự án;
d) Không phải là bản gốc hoặc không
có chữ ký hợp lệ;
đ) Trong các trường hợp quy định tại
điểm a, b, c, d khoản này, nếu nhà đầu tư không bổ sung, hoàn chỉnh bảo đảm
nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án khi được yêu cầu thì hồ sơ đề xuất thực hiện
dự án được xác định là không hợp lệ và bị loại.
10.4. Nhà đầu tư được chấp thuận chấm
dứt hợp đồng dự án không phải do lỗi của mình sẽ được hoàn trả bảo đảm nghĩa vụ
thực hiện hợp đồng dự án trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản
chấm dứt hợp đồng dự án có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 mục
này.
10.5. Nhà đầu tư không được nhận lại
bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Từ chối thực hiện sau khi hợp đồng
dự án có hiệu lực;
b) Không tuân thủ các điều khoản của
hợp đồng mà không có lý do chính đáng;
c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ
do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng dự án;
d) Trường hợp nhà đầu tư là liên
danh, một thành viên trong liên danh vi phạm hợp đồng thì tất cả các thành viên
trong liên danh không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án.
11. Quyền và nghĩa vụ của các
bên
11.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền:
a) Tổ chức bàn giao mốc giới, mặt bằng
thi công công trình phục vụ thi công theo hợp đồng cho nhà đầu tư.
b) Chỉ đạo các cơ quan đường thủy nội
địa khu vực tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông thủy và tổ
chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật
hiện hành.
c) Hướng dẫn nhà đầu tư tiến hành lựa
chọn đơn vị tư vấn giám sát độc lập đủ điều kiện để giám sát quá trình thực hiện
dự án theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và quy định pháp luật
hiện hành.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các yêu cầu
về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án,
bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy...vv.
đ) Nghiệm thu hoàn thành đưa công
trình vào sử dụng và tiếp nhận công trình do nhà đầu tư bàn giao.
e) Hỗ trợ nhà đầu tư liên hệ với
các cơ quan địa phương để giải quyết những vấn đề phát sinh (nếu có).
g) Xem xét các đề xuất thay đổi hợp
lý của nhà đầu tư về tổng vốn đầu tư, thiết kế kỹ thuật và các điều kiện khác để
đảm bảo hiệu quả dự án và trình cấp thẩm quyền quyết định.
h) Các quyền, nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
11.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu
tư:
a) Hoàn thành đầy đủ các thủ tục về
tài nguyên, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn
dầu và các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật.
b) Lập, trình duyệt phương án bảo đảm
an toàn giao thông theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.
c) Lựa chọn, ký Hợp đồng với đơn vị
tư vấn giám sát độc lập có năng lực (bằng kinh phí của nhà đầu tư) sau khi có ý
kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát quá trình thực hiện dự án,
đồng thời tiến hành nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng, theo quy định về quản
lý đầu tư xây dựng công trình và quy định pháp luật hiện hành.
d) Tổ chức tiếp nhận bàn giao mốc
giới, mặt bằng thi công nạo vét phục vụ thi công theo phương án giải phóng mặt
bằng đã được phê duyệt.
đ) Tổ chức quản lý hoặc lựa chọn,
ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập có năng lực (bằng kinh phí của nhà đầu
tư) để quản lý thi công xây dựng, thực hiện công tác khảo sát đo đạc định kỳ, đồng
thời tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán hợp đồng,
theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và quy định của pháp luật.
e) Thực hiện dự án theo đúng các nội
dung của dự án được duyệt và hợp đồng này.
g) Thực hiện đầy đủ các quy định về
bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phương án bảo đảm an toàn giao thông
thủy trong quá trình thi công. Tự chịu trách nhiệm về an toàn thiết bị và nhân
công lao động trong quá trình thực hiện dự án.
h) Thực hiện đầy đủ chế độ thuế,
phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
i) Không được quyền chuyển nhượng một
phần dự án theo quy định tại mục 8 Phụ lục này.
k) Thực hiện bảo đảm thực hiện hợp
đồng theo quy định tại khoản 10 Mẫu này.
l) Định kỳ 03 tháng, kể từ ngày khởi
công thực hiện dự án phải tổ chức đo đạc kết quả thực hiện dự án với sự tham
gia giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định
số 159/2018/NĐ-CP.
m) Báo cáo định kỳ hàng tháng với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP
và hàng quý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình, kết quả thực hiện
dự án.
n) Yêu cầu tổ chức tư vấn giám sát
Báo cáo định kỳ hàng quý kết quả thực hiện dự án của nhà đầu tư, tư vấn giám
sát về cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số
159/2018/NĐ-CP.
o) Các quyền, nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
12. Phạt vi phạm hợp đồng
12.1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
vi phạm bất cứ điều khoản nào của Hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng cho việc thực
hiện Dự án hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến Hợp đồng phải
chấm dứt trước thời hạn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm bồi
thường cho nhà đầu tư một khoản tiền bằng ....% giá trị Dự án (được xác định bằng
tổng chi phí hợp lý mà nhà đầu tư đã phải chi trả tính đến thời điểm dừng hợp đồng),
nhưng tối đa không quá ....%. Khoản tiền bồi thường sẽ được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền báo cáo cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt nguồn chi trả cho nhà đầu
tư.
12.2. Nhà đầu tư vi phạm bất cứ điều
khoản nào của hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng cho việc thực hiện dự án hoặc
do lỗi của nhà đầu tư dẫn đến Hợp đồng phải chấm dứt trước thời hạn thì nhà đầu
tư chịu trách nhiệm bồi thường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền một khoản tiền
bằng ....% giá trị dự án (được xác định bằng tổng chi phí hợp lý mà nhà đầu tư
đã phải chi trả tính đến thời điểm dừng hợp đồng), nhưng tối đa không quá …%,
khoản tiền này được lấy từ bảo đảm thực hiện hợp đồng.
13. Tạm ngừng hợp đồng
13.1. Tạm ngừng hợp đồng bởi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
a) Tạm ngừng thực hiện công việc của
hợp đồng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu nhà đầu tư không thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra thông báo yêu
cầu nhà đầu tư phải thực hiện và sửa chữa các sai hỏng trong khoảng thời gian hợp
lý cụ thể;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng khi nhà đầu tư không đáp ứng
các yêu cầu về số lượng nhân lực, số lượng chủng loại phương tiện thiết bị theo
Bảng tổng hợp chi tiết về số lượng nhân lực thiết bị đã đăng ký; không đáp ứng
các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.
c) Trước khi tạm dừng, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư không ít hơn 3 ngày
và trong thông báo sẽ nêu rõ lý do tạm ngừng.
13.2. Tạm ngừng Hợp đồng bởi nhà đầu
tư
Nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
không tuân thủ quy định của hợp đồng về thời hạn thanh toán vượt quá 3 ngày;
nhà đầu tư có thể, sau khi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không
muộn hơn 5 ngày, sẽ tạm ngừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ
khi và cho đến khi nhà đầu tư được thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng,
tùy từng trường hợp và như đã mô tả trong thông báo.
14. Chấm dứt hợp đồng
14.1. Hợp đồng dự án chấm dứt hiệu
lực trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng đã được hoàn thành;
b) Theo thỏa thuận của các bên;
c) Cá nhân giao kết hợp đồng chết,
pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân,
pháp nhân đó thực hiện;
d) Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn
phương chấm dứt thực hiện;
đ) Hợp đồng không thể thực hiện được
do đối tượng của hợp đồng không còn;
e) Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản quy định của Bộ Luật dân sự
năm 2015;
g) Do lỗi vi phạm của một trong các
bên mà không có biện pháp khắc phục có hiệu quả, do sự kiện bất khả kháng hoặc
các trường hợp khác quy định tại Hợp đồng dự án;
i) Trường hợp khác do luật quy định.
14.2. Các bên thỏa thuận trong hợp
đồng dự án các điều kiện chấm dứt hợp đồng dự án và biện pháp xử lý, bồi thường
thiệt hại, khắc phục hậu quả khi hợp đồng dự án chấm dứt trước thời hạn trong
các trường hợp quy định tại khoản 1 mục này.
15. Quyết toán và thanh lý hợp đồng
15.1. Quyết toán Hợp đồng
a) Trong vòng 05 ngày sau khi nhận
được biên bản nghiệm thu đã hoàn thành toàn bộ nội dung công việc theo quy định
của hợp đồng, nhà đầu tư sẽ trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền 03 (ba) bộ
hồ sơ quyết toán hợp đồng với các tài liệu bao gồm:
Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn
bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;
Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng
(gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ chi phí thực hiện nạo vét, giá trị sản
phẩm thu hồi, giá trị thanh toán hợp đồng;
Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công
xây dựng công trình;
Các tài liệu khác theo thỏa thuận
trong hợp đồng (nếu có).
b) Trường hợp có thay đổi khối lượng
nạo vét giữa biên bản nghiệm thu hoàn thành và khối lượng trong hợp đồng, thực
hiện tính toán bù, trừ giá trị thanh toán hợp đồng theo phương án tài chính
trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP phê duyệt trước khi thanh toán.
15.2. Thanh lý hợp đồng
a) Hợp đồng được thanh lý trong trường
hợp
Các bên hoàn thành các nghĩa vụ
theo Hợp đồng đã ký;
Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo
quy định của mục 14 Phụ lục này.
b) Việc thanh lý hợp đồng phải được
hoàn tất trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành
các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo mục 13 và mục
14 Phụ lục này.
16. Sự cố bất khả kháng và
nguyên tắc xử lý
16.1. Các Bên được miễn trách nhiệm
theo Hợp đồng này khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
16.2. Trường hợp phát sinh tranh chấp
giữa các bên do sự cố bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được
giải quyết theo quy định tại mục 17 Phụ lục này.
17. Giải quyết tranh chấp
17.1. Hợp đồng này được điều chỉnh
và giải thích theo pháp luật Việt Nam.
17.2. Trong quá trình thực hiện Hợp
đồng, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, hai bên phải tích cực phối hợp và ưu
tiên giải quyết bằng thương lượng trong vòng 30 ngày từ ngày phát sinh tranh chấp.
17.3. Trong trường hợp hai bên
không thương lượng được thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 24
Nghị định số 159/2018/NĐ-CP xem xét. Trường hợp vẫn chưa thống nhất thì tranh
chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam theo Quy tắc tố
tụng trọng tài của Trung tâm này có hiệu lực vào thời điểm khởi kiện.
Số lượng trọng tài viên là 3 trọng
tài viên. Việc lựa chọn trọng tài viên theo quy định của pháp luật về trọng
tài.
Địa điểm tiến hành trọng tài: …………,
Việt Nam.
Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
là luật Việt Nam.
Ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng
tài là tiếng Việt.
18. Điều khoản chung
18.1. Hai bên cam kết hợp tác, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho nhau trong quá trình thực hiện Hợp đồng này.
18.2. Bất cứ thông báo nào của một
bên gửi cho bên kia liên quan đến Hợp đồng này phải được thực hiện bằng văn bản
và gửi theo địa chỉ nêu trong Hợp đồng.
18.3. Trong trường hợp có bất kỳ điều
khoản nào bị vô hiệu sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào
khác, của Hợp đồng.
18.4. Các Phụ lục ... kèm theo là
phần không thể tách rời của Hợp đồng này.
19. Điều khoản thi hành
19.1. Hợp đồng dự án có hiệu lực kể
từ ngày ký.
19.2. Hợp đồng này được làm thành
... bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ ... bản, 01 bản gửi báo cáo cơ
quan có thẩm quyền tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.
20. Các tài liệu kèm theo hợp đồng
Các tài liệu kèm theo của hợp đồng
là một bộ phận không tách rời của hợp đồng, bao gồm:
20.1. Văn bản thông báo trúng thầu
hoặc chỉ định thầu.
20.2. Điều kiện cụ thể của hợp đồng.
20.3. Điều kiện chung của hợp đồng.
20.4. Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
20.5. Các bản vẽ thiết kế và các chỉ
dẫn kỹ thuật.
20.6. Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề
xuất của nhà đầu tư.
20.7. Biên bản đàm phán hợp đồng,
các văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
20.8. Các phụ lục của hợp đồng.
20.9. Các tài liệu khác có liên
quan.
21. Thứ tự ưu tiên áp dụng các
tài liệu kèm theo hợp đồng
Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu
quy định tại mục 20 của Phụ lục này.