BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
318-TT/PC
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 9 năm 1996
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 318 TT/PC NGÀY 6 THÁNG 9 NĂM
1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU 19 NGHỊ ĐỊNH SỐ 40/CP NGÀY 5 THÁNG 7 NĂM 1996 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Để đảm bảo việc thực hiện thống
nhất khoản 1 Điều 19 Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa quy định một số loại
công trình khi lập dự án và trước khi thi công trên đường thuỷ nội địa phải có
sự thống nhất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về giao thông vận tải đường
thuỷ nội địa, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG
ÁP DỤNG:
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc
lập dự án đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân chủ đầu tư các công trình sau đây:
a- Các cầu vĩnh cửu, tạm thời;
b- Các đường dây điện, đường dây
thông tin, các đường ống dẫn trên không và dưới lóng sông;
c- Các bến phà;
d- Các kè bảo vệ đê, các công
trình có liên quan đến phòng chống lụt, bão có ảnh hưởng đến luồng chạy tàu,
thuyền;
Khi tiến hành lập dự án xây dựng
công trình trên đường thuỷ nội địa phải được sự thống nhất bằng văn bản về những
yếu tố liên quan đến giao thông vận tải đường thuỷ nội địa của cơ quan có thẩm
quyền.
2. Tổ chức, cá nhân khi thi công
công trình nêu tại mục 1 trên đường thuỷ nội địa phải xin giấy phép sử dụng
vùng nước đường thuỷ nội địa.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc
quản lý khai thác các công trình nêu trên khi tiến hành các hoạt động sửa chữa,
tu bổ, xây dựng lại, xây dựng thêm,... có ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nội
địa phải xin phép sử dụng vùng nước đường thuỷ nội địa.
II- VỀ THỦ TỤC:
A- CÁC HỒ SƠ CẦN THIẾT:
1. Đối với các cầu vượt sông
trên không, đường ống trên không:
a- Công văn nêu rõ nhiệm vụ, vị
trí dự kiến xây dựng công trình, tình hình thuỷ văn, chiều cao tĩnh không và
chiều rộng của khoang thông thuyền;
b- Bình đồ khu vực dự kiến bố
trí công trình;
c- Mặt cắt dọc công trình (dự kiến).
2. Đối với cầu phao:
a- Công văn nếu rõ nhiệm vụ, vị
trí dự kiến xây dựng công trình, tình hình thuỷ văn, chiều rộng khoang thông
thuyền, thời gian đóng, mở cầu, các khu neo đậu tàu thuyền khi chờ đợi;
b- Bình đồ khu vực dự kiến bố
trí công trình;
c- Mặt cắt dọc dự kiến của công
trình.
3. Đối với đường dây thông tin,
đường cáp, đường dây điện vượt sông trên không:
a- Công văn nêu rõ nhiệm vụ, vị
trí xây dựng công trình, chiều cao dự kiến của các cột đỡ dây vượt sông, điện
áp tải (đối với đường dây điện lực), vị trí điểm võng nhất của đường dây, chiều
rộng giữa hai cột đỡ dây vượt sông;
b- Bình đồ khu vực dự kiến xây dựng
công trình.
4. Đối với đường ống ngầm, đường
cáp thông tin ngầm và các công trình ngầm khác:
a- Công văn nếu rõ nhiệm vụ, vị
trí dự kiến xây dựng công trình, cao trình, kết cấu, kích thước của công trình
và dự kiến biện pháp thi công công trình;
b- Bình đồ khu vực dự kiến xây dựng
công trình;
c- Mặt cắt dọc và mặt cắt ngang
dự kiến của công trình.
5. Đối với bến phà:
a- Công văn nêu rõ nhiệm vụ, dự
kiến vị trí xây dựng công trình, lượng hàng hoặc khách thông qua, các khu nước
cần thiết và kích thước của chúng, các công trình phụ trợ của bến phà và quy
mô, kích thước của chúng, số lượng phà hoạt động, tình hình thuỷ văn, kích thước
nhô ra sông của công trình, hướng công trình;
b- Bình đồ dự kiến bố trí công
trình chính và các công trình phụ trợ, các khu nước cần thiết của chúng.
6. Đối với các kè bảo vệ đê, các
công trình có liên quan đến phòng chống lụt, bão có ảnh hưởng đến luồng chạy
tàu, thuyền:
a- Công văn nêu rõ nhiệm vụ, dự
kiến vị trí xây dựng, kết cấu công trình, kích thước công trình nhô ra ngoài bờ;
b- Bình đồ dự kiến bố trí công
trình và phạm vi sử dụng vùng nước đường thuỷ nội địa.
B- THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Trong thời hạn 20 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về giao thông vận tải đường
thuỷ nội địa phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin ý kiến.
Trong trường hợp phức tạp, cần
kéo dài thời gian nghiên cứu cơ quan có thẩm quyền về giao thông vận tải đường
thuỷ nội địa phải có công văn nêu rõ lý do và thời gian cần kéo dài thêm.
III- VỀ THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT
1. Các dự án công trình thuộc
nhóm A xây dựng trên đường thuỷ nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao
thông vận tải;
2. Các dự án công trình thuộc
nhóm B, C xây dựng trên đường thuỷ nội địa Trung ương phải có ý kiến bằng văn bản
của Cục đường sông Việt Nam;
3. Các dự án công trình thuộc
nhóm B, C xây dựng trên đường thuỷ nội địa địa phương phải có ý kiến bằng văn bản
của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(Nhóm A, B, C được quy định theo
Phụ lục phân loại dự án đầu tư kèm theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban
hành theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ).
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Các quy định trước đây trái với
Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao
thông công chính có trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có
công trình thuộc đối tượng áp dụng khoản 1 Điều 19 thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh về Bộ Giao
thông vận tải (qua Vụ Pháp chế hoặc Cục Đường sông Việt Nam) để nghiên cứu sửa
đổi hoặc bổ sung.