CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 04 : 2009/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC
GIA
VỀ KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE
GẮN MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP
VÀ NHẬP KHẨU MỚI
National
technical regulation on emission of gaseous pollutants from assembly –
manufactured motorcycles, mopeds and new imported motorcycles, mopeds
HÀ NỘI –
2009
|
Lời nói đầu
QCVN 04 : 2009/BGTVT
do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Môi trường trình duyệt, Bộ Giao thông
vận tải ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGTVT ngày 19 tháng 11 năm 2009.
Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở TCVN 7357
: 2003, TCVN 7358: 2003, các quy chuẩn
ECE 40 và sửa đổi, ECE 47, 97/24/EC bao gồm bản sửa đổi 2002/51/EC, tiêu chuẩn
Thái Lan TIS 2130 – 2545 (2002), tiêu chuẩn Trung Quốc GB 20998 – 2007.
QCVN
04 : 2009/BGTVT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ
NHẬP KHẨU MỚI
National technical regulation on emission of gaseous pollutants from assembly
– manufactured motorcycles, mopeds and new imported motorcycles, moped
1. QUY
ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy chuẩn này quy
định mức giới hạn khí thải, các phép thử, phương pháp thử và các yêu cầu về
quản lý để kiểm tra khí thải của xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập
khẩu mới (xe mô tô, xe gắn máy sau đây được gọi chung là ‘xe’; sản xuất, lắp
ráp sau đây được viết tắt là ‘SXLR’).
Các xe ba bánh có
khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg được coi là ô tô theo TCVN 6211 cũng được kiểm tra khí thải theo quy
chuẩn này.
1.2. Đối tượng áp
dụng
Quy chuẩn này áp dụng
đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến SXLR và nhập
khẩu xe.
1.3. Giải thích từ
ngữ
Trong Quy chuẩn này
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Xe mô tô (Motorcycle):
Phương tiện hai hoặc ba bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn
nhất lớn hơn 50 km/h hoặc dung tích làm việc của xi lanh lớn hơn 50cm3.
1.3.2. Xe gắn máy (Moped):
Phương tiện hai hoặc ba bánh lắp động cơ cháy cưỡng bức, vận tốc thiết kế lớn
nhất không lớn hơn 50 km/h và dung tích làm việc của xi lanh không lớn hơn 50cm3.
1.3.3. Kiểu loại xe (Vehicle
type): Một loại gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:
a) Quán tính tương
đương được xác định theo khối lượng chuẩn như quy định trong bảng 3, khoản
3.7.1., mục 3 của Quy chuẩn này;
b) Các đặc điểm của
động cơ và xe được nêu tại phụ lục 1 của Quy chuẩn này trừ nội dung nêu tại điều
2.7. của phụ lục này.
1.3.4. Khối lượng
chuẩn (Reference weight): Khối lượng bản thân xe
với nhiên liệu đầy thùng, cộng thêm 75 kg.
1.3.5. Khí thải (Gaseous
pollutants): Các chất Cacbon monoxit (CO), hydro cacbon (HC) và các nitơ oxit
(NOx) được biểu diễn bằng nitơ đioxit (NO2) tương đương.
1.3.6. Các te động cơ (Engine
crank-case): Các khoang trong hoặc ngoài động cơ được thông với bình hứng dầu
bôi trơn bằng các ống dẫn bên trong hoặc ngoài động cơ mà các loại khí và hơi
trong các te có thể thoát ra ngoài qua các ống này.
1.3.7. Khí thải do
bay hơi (Evaporative emissions): khí HC, khác với khí
HC tại đuôi ống xả, bị thất thoát khi bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe
(‘Khí thải do bay hơi’ sau đây được gọi chung là ‘hơi nhiên liệu’), bao gồm hai
dạng sau:
a) Thất thoát từ
thùng nhiên liệu (Tank breathing losses): Khí HC bay hơi từ thùng
nhiên liệu do sự thay đổi nhiệt độ ở bên trong thùng;
b) Thất thoát do xe
ngấm nóng (Hot
soak losses): Khí HC bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe đỗ sau khi hoạt động.
2. QUY
ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Khi kiểm
tra khí thải xe theo phép thử loại I nêu tại khoản 3.3.2., điều 3.3., mục 3 của
Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của từng chất khí thải CO, HC, NOx
hoặc (HC + NOx) từ các xe SXLR và nhập khẩu mới phải nhỏ hơn mức giới hạn quy
định trong bảng 1, bảng 2 dưới đây.
Bảng 1.
Giá trị giới hạn khí thải của xe mô tô
Đơn vị: g/km
Mức
|
Loại xe
có dung tích động cơ
|
CO
|
HC
|
NOx
|
Xe hai
bánh
|
Xe ba
bánh
|
Xe hai
bánh
|
Xe ba
bánh
|
Xe hai
bánh
|
Xe ba
bánh
|
EURO 2
|
< 150
cm3
|
5,5
|
7,0
|
1,2
|
1,5
|
0,3
|
0,4
|
≥ 150 cm3
|
1,0
|
Bảng 2.
Giá trị giới hạn khí thải của xe gắn máy
Đơn vị: g/km
Mức
|
CO
|
HC + NOx
|
Xe hai
bánh
|
Xe ba
bánh
|
EURO 2
|
1
|
3,5
|
1,2
|
2.2. Khi kiểm tra khí
thải xe theo phép thử bay hơi nhiên liệu nêu tại khoản 3.3.4., điều 3.3., mục 3
của Quy chuẩn này, tổng lượng hơi nhiên liệu không được lớn hơn 2,0 g/lần thử.
3. QUY
ĐỊNH QUẢN LÝ
3.1. Phương thức kiểm
tra, thử nghiệm khí thải của xe SXLR và nhập khẩu mới
Xe SXLR và nhập khẩu
mới phải được kiểm tra khí thải theo các quy định hiện hành của Bộ Giao thông
vận tải về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với
xe SXLR và nhập khẩu.
3.2. Tài liệu kỹ
thuật và mẫu thử
Đối với loại xe phải
kiểm tra khí thải, cơ sở sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải cung cấp
tài liệu và mẫu thử như sau:
3.2.1. Bản đăng
ký thông số kỹ thuật chính của xe và động cơ theo quy định trong phụ lục 1 của
Quy chuẩn này.
3.2.2. Mẫu thử:
Số lượng và các yêu cầu khác đối với xe mẫu đại diện cho kiểu loại xe hoặc lô
xe để kiểm tra theo quy định tại điều 3.1. ở trên được quy định trong các tiêu
chuẩn TCVN 7357, TCVN 7358 và quy định hiện hành của Bộ Giao
thông vận tải.
3.3. Phép
thử và phương pháp thử
3.3.1. Việc kiểm
tra khí thải xe phải được thực hiện bằng các phép thử loại I, loại II và phép
thử bay hơi nhiên liệu.
3.3.2. Phép thử
loại I phải được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7357 đối với xe mô tô, TCVN 7358 đối với xe gắn máy. Số lần thực hiện
lặp lại phép thử là ba lần trừ khi đáp ứng các điều kiện nêu tại các điểm a) và
b) dưới đây.
Trong mỗi lần thử,
kết quả đo của từng chất khí thải phải nhỏ hơn mức giới hạn tương ứng nếu tại mục
2. của Quy chuẩn này. Tuy nhiên, đối với từng chất khí thải, một trong ba kết
quả đo được của ba lần thử có thể được phép vượt không quá 10% mức giới hạn quy
định tương ứng tại bảng 1 hoặc bảng 2 mục 2. của Quy chuẩn này nhưng giá trị
trung bình cộng của ba kết quả đo vẫn nhỏ hơn mức giới hạn đó.
Số lần thử quy định
trên sẽ được giảm trong các điều kiện sau đây:
a) Chỉ phải thử một
lần nếu các kết quả đo khí thải thỏa mãn yêu cầu sau: V1 ≤ 0,70 L;
b) Chỉ phải thử hai
lần nếu các kết quả đo khí thải thỏa mãn yêu cầu sau: V1 ≤ 0,85 L,
V1 + V2 ≤ 1,70 L và
V2 ≤ L.
Trong đó:
V1 là kết quả của lần
thử thứ nhất của từng chất khí thải;
V2 là kết quả của lần
thử thứ hai của từng chất khí thải;
L là mức giới hạn khí
thải trong bảng 1 và bảng 2, mục 2. của Quy chuẩn này.
Quy trình đo khí thải
trong phép thử loại I được chỉ ra trong phụ lục 3 của Quy chuẩn này.
3.3.3. Phép thử
loại II phải được thực hiện theo quy định tại phụ lục E của tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 7357 đối với xe mô tô, TCVN 7358 đối với xe gắn máy.
Kết quả đo nồng độ CO
(% thể tích) trong khí thải của xe mô tô, khối lượng của CO, HC trong một phút
(g/min) trong khí thải của xe gắn máy và tốc độ không tải của động cơ khi đo
phải được ghi lại trong báo cáo thử nghiệm để có thể làm cơ sở cho việc kiểm
tra kiểu loại xe này khi đưa vào sử dụng.
3.3.4. Phép thử
bay hơi nhiên liệu phải được thực hiện bằng các phương pháp nêu tại phụ lục 5
của Quy chuẩn này. Kết quả đo tổng cộng của lượng hơi nhiên liệu không được lớn
hơn giá trị giới hạn quy định tại điều 2.2., mục 2 của Quy chuẩn này.
3.4. Nhiên liệu thử
Nhiên liệu để thử
nghiệm khí thải là nhiên liệu thông dụng phù hợp với quy chuẩn nhiên liệu hiện
hành, riêng đối với xăng phải có trị số ốc tan RON nhỏ nhất là 95. Trong trường
hợp có sự thống nhất giữa cơ sở sản xuất, tổ chức và cá nhân nhập khẩu đăng ký
kiểm tra khí thải với cơ sở thử nghiệm thì có thể dùng nhiên liệu chuẩn quy
định ở phụ lục 4 của Quy chuẩn này hoặc nhiên liệu có đặc tính tương đương với
nhiên liệu chuẩn.
Nếu động cơ được bôi
trơn bằng hỗn hợp của nhiên liệu và dầu bôi trơn thì dầu được cho vào nhiên
liệu chuẩn phải phù hợp về số lượng và loại dầu theo bản đăng ký thông số kỹ
thuật chính của động cơ và xe trong phụ lục 1 của Quy chuẩn này.
3.5. Báo
cáo thử nghiệm
Cơ sở thử nghiệm phải
lập báo cáo thử nghiệm khí thải trong đó ít nhất phải bao gồm các mục quy định
trong phụ lục 2 của Quy chuẩn này. Ngoài ra, cơ sở thử nghiệm phải lưu trữ kèm
theo báo cáo thử nghiệm này các bản ghi số liệu liên quan đến quá trình đo khí
thải trong phòng thử nghiệm.
Kết quả kiểm tra khí
thải trong báo cáo thử nghiệm là căn cứ để đánh giá việc thỏa mãn các quy định
về khí thải của xe theo Quy chuẩn này.
3.6. Sửa đổi kiểu
loại xe SXLR so với xe mẫu đã được thử nghiệm
Cơ sở sản xuất phải
báo cáo với Cơ quan cấp giấy chứng nhận về mọi sửa đổi của kiểu loại xe SXLR
(như định nghĩa tại 1.3.3. của Quy chuẩn này) đã được chứng nhận so với xe mẫu.
Cơ quan này phải xem xét và đánh giá việc sửa đổi như sau:
3.6.1. Nếu các
sửa đổi không đáng kể và kiểu loại xe vẫn thỏa mãn các yêu cầu về khí thải của
Quy chuẩn này thì cho phép thực hiện các sửa đổi đó.
3.6.2. Nếu các sửa
đổi có thể gây ảnh hưởng xấu đến khí thải thì yêu cầu cơ sở thử nghiệm đã thử
nghiệm khí thải xe mẫu tiến hành thử nghiệm một xe đã sửa đổi và nộp báo cáo
thử nghiệm khí thải mới.
3.6.3. Căn cứ vào
việc xem xét và đánh giá trên để có quyết định cho phép hoặc không cho phép thực
hiện việc sửa đổi. Nếu cho phép, trong quyết định phải ghi rõ ràng nội dung được
sửa đổi.
3.7. Mở
rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải
Kết quả thử nghiệm
khí thải xe mẫu của kiểu loại xe đã được cấp chứng nhận chất lượng (sau đây gọi
là ‘kiểu loại xe đã chứng nhận’) có thể được mở rộng để thừa nhận là kết quả
thử nghiệm cho một kiểu loại xe có bản đăng ký thông số quy định tại phụ lục 1
của Quy chuẩn này khác bản đăng ký thông số của kiểu loại xe đã chứng nhận như
sau:
- Chỉ khác nhau về số
loại nêu tại mục 1.3. phụ lục 1;
- Hoặc chỉ khác nhau
về số loại và các thông số theo từng trường hợp quy định tại các khoản 3.7.1.
và 3.7.2. dưới đây.
3.7.1. Trường hợp 1: Khác về
khối lượng chuẩn nhưng có khối lượng quán tính tương đương (1) tương
ứng cao hơn liền kề hoặc thấp hơn liền kề với khối lượng quán tính tương đương
của kiểu loại xe đã chứng nhận (xem bảng 3 dưới đây).
Chú thích: (1) Các quy
chuẩn ECE hay dùng thuật ngữ ‘Quán tính tương đương’ thay cho khái niệm ‘Khối
lượng quán tính tương đương’.
Bảng 3.
Khối lượng chuẩn và quán tính tương đương của xe
Khối
lượng chuẩn (kg)
|
Khối
lượng quán tính tương đương (kg)
|
R ≤ 105
|
100
|
105 <
R ≤ 115
|
110
|
115 <
R ≤ 125
|
120
|
125 <
R ≤ 135
|
130
|
135 <
R ≤ 145
|
140
|
145 <
R ≤ 165
|
150
|
165 <
R ≤ 185
|
170
|
185 <
R ≤ 205
|
190
|
205 <
R ≤ 225
|
210
|
225 <
R ≤ 245
|
230
|
245 <
R ≤ 270
|
260
|
270 <
R ≤ 300
|
280
|
300 <
R ≤ 330
|
310
|
330 <
R ≤ 360
|
340
|
360 <
R ≤ 395
|
380
|
395 <
R ≤ 435
|
410
|
435 <
R ≤ 475
|
450
|
3.7.2. Trường hợp 2: Có các tỉ
số truyền của hệ thống truyền lực (tỉ số truyền toàn bộ), khi tính theo các số
truyền, khác với các tỉ số truyền tương ứng của kiểu loại xe đã chứng nhận
nhưng thỏa mãn điều kiện sau:
a) Đối với tất cả tỉ
số truyền được sử dụng trong phép thử loại I, tỉ số E phải không lớn hơn 8% với
E được tính như sau:
Trong đó:
v1 là vận
tốc xe thuộc kiểu loại đã chứng nhận khi tốc độ động cơ bằng 1000 r/min;
v2 là vận
tốc xe thuộc kiểu loại đang được xét khi tốc độ động cơ bằng 1000 r/min;
b) Nếu E của ít nhất
một tỉ số truyền lớn hơn 8% và đồng thời E của tất cả các tỉ số truyền không
lớn hơn 13% thì vẫn phải lặp lại phép thử loại I. Tuy nhiên, phép thử này có
thể thực hiện tại bất kỳ cơ sở thử nghiệm nào được Cơ quan cấp giấy chứng nhận
chấp thuận, không nhất thiết phải là cơ sở thử nghiệm xe mẫu của kiểu loại xe
đã chứng nhận. Kết quả thử khí thải phải phù hợp với quy định giới hạn khí thải
nêu tại các bảng 1 hoặc 2, mục 2. ở trên và báo cáo thử nghiệm này cũng phải
được gửi cho cơ sở thử nghiệm xe mẫu của kiểu loại xe đã chứng nhận.
3.7.3. Trường hợp 3: Khác cả
khối lượng chuẩn và tỉ số truyền nêu trong hai trường hợp 1 và 2 ở trên so với
kiểu loại xe đã chứng nhận nhưng thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu tại hai khoản
3.7.1. và 3.7.2. này.
3.8. Giám
sát khí thải xe khi sản xuất lắp ráp hàng loạt
3.8.1. Các xe
SXLR thuộc kiểu loại xe đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cũng
phải thỏa mãn mức giới hạn khí thải nêu tại mục 2. của Quy chuẩn này.
3.8.2. Việc kiểm
tra theo yêu cầu nêu tại khoản 3.8.1. được thực hiện đột xuất và khi đánh giá
hàng năm để xác nhận lại hiệu lực giấy chứng nhận của Cơ quan cấp giấy chứng
nhận.
3.8.3. VIệc kiểm
tra phải dựa trên cơ sở nội dung trong hồ sơ chứng nhận và phải thực hiện phép
thử loại I nêu tại khoản 3.8.2. trên một xe lấy từ loạt xe kiểm tra. Kết quả đo
của các chất khí thải phải nhỏ hơn giới hạn tương ứng của các chất này trong
bảng 1, bảng 2 mục 2. của Quy chuẩn này.
3.8.4. Nếu kết
quả đo các chất khí thải không đáp ứng được yêu cầu nêu tại khoản 3.7.3. thì cơ
sở sản xuất có thể đề nghị thử nghiệm lại một số xe khác được lấy ra từ loạt xe
đó. Số lượng xe được thử nghiệm (n) do cơ sở sản xuất xác định; trong số xe này
phải có cả chiếc xe đã được lấy ra để kiểm tra theo khoản 3.8.3. ở trên. Đối
với từng chất khí thải, sau khi đo phải xác định giá trị trung bình cộng của
các kết quả đo từ các xe thử nghiệm trên và sai lệch chuẩn S theo công thức
dưới đây. Loạt xe đó sẽ được coi là phù hợp với Quy chuẩn này nếu đáp áp được điều
kiện sau:
Trong đó:
- L là mức giới hạn
đối với từng chất khí thải trong bảng 1 hoặc bảng 2, mục 2 của Quy chuẩn này;
- là giá trị trung bình cộng của các
kết quả đo từng chất khí thải của tất cả n xe mẫu;
- Sai lệch chuẩn , xi là kết quả đo chất khí
thải được xét đến của xe mẫu thứ i,
- k là trọng số thống
kê phụ thuộc vào n trong bảng 4 sau:
Bảng 4.
Trọng số thống kê k
n
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
k
|
0,973
|
0,613
|
0,489
|
0,421
|
0,376
|
0,342
|
0,317
|
0,296
|
0,279
|
n
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
K
|
0,265
|
0,253
|
0,242
|
0,233
|
0,224
|
0,216
|
0,210
|
0,203
|
0,198
|
Nếu n ≥ 20 thì:
4. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
4.1. Cục Đăng
kiểm Việt Nam là Cơ quan cấp giấy chứng nhận, chịu trách nhiệm triển khai,
hướng dẫn thực hiện Quy chuẩn này trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy trong SXLR và nhập khẩu mới.
Nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến quy định của Quy chuẩn này trong khi thực
hiện, Cục Đăng kiểm Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để xem xét giải
quyết.
4.2. Trong
trường hợp các tiêu chuẩn, quy định nêu tại Quy chuẩn này có thay đổi, bổ sung
hoặc được thay thế thì thực hiện theo các quy định nêu tại tiêu chuẩn, quy định
mới.
PHỤ
LỤC 1
(Annex
1)
BẢN ĐĂNG KÝ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH CỦA XE VÀ
ĐỘNG CƠ
(Document of essential characteristics of motorcycle / moped(1)(5)
and engine)
1. Xe (Motorcycle
/ moped)(1)(5) ...............................................................................................
1.1. Nhãn hiệu
xe (Mark): ......................................................................................................
1.2. Loại xe (Category):
(L1, L2, ... theo (according to) TCVN 5929
hoặc phân loại của (or classification of) ECE)
1.3. Kiểu loại
xe (Số loại) (Vehicle Type): ...............................................................................
1.4. Tên và địa
chỉ cơ sở sản xuất (Manufacturer’s name and address): ...................................
1.5. Tên và địa
chỉ đại diện cơ sở sản xuất (nếu có) (If applicable, name and address of
manufacturer’s representative): ............................................................................................................................................
1.6. Khối lượng
bản thân của xe (Unladen weight of vehicle):...................................................
1.7. Khối lượng
lớn nhất của xe (Maximum weight of vehicle):..................................................
1.8. Hộp số (Gear-box)..........................................................................................................
1.8.1. Điều khiển
(Control): Cơ khí / Tự động (Manual /Automatic) (1)
1.8.2. Số lượng
tỷ số truyền (Number of gear ratios)(2) :...........................................................
1.8.3. Tỷ số
truyền của hộp số (Gear ratio): (3)
Số 1 (First gear):
..................................................................................................................
Số 2 (Second gear):
..............................................................................................................
Số 3 (Third gear):
..................................................................................................................
............................................................................................................................................
1.9. Tỷ số
truyền cuối cùng (Final drive ratio):..........................................................................
1.10. Lốp (Tyres):..................................................................................................................
1.10.1. Ký hiệu
kích cỡ lốp (Dimensions):...............................................................................
1.10.2. Chu ki vòng
lăn động lực học (4) (Dynamic rolling circumference): .................................
1.11. Vận tốc
thiết kế lớn nhất do cơ sở sản xuất quy định (Maximum design speed specified
by the manufacturer): ............................................................................................................................................
Chú thích mục 1:
(1) Bỏ phần
không áp dụng (Strike out what does not apply)
(2) Chỉ áp
dụng cho hộp số điều khiển cơ khí.
(3) Đối với
xe lắp hộp số tự động, phải cung cấp các thông số kỹ thuật tương ứng (In the
case of power-driven vehicles equipped with automatic-shift gear-boxes, give
all pertinent technical data)
(4) Tính theo
bán kính động lực học: khoảng cách từ tâm bánh xe đến mặt đường khi xe chạy (It
is calculated from dynamic rolling radius which is the distance from the center
of the wheel to road when the vehicle is in motion).
(5) Riêng đối
với xe ba bánh được coi là ô tô như nêu tại điều 1.1., mục 1 thì tiếng Anh được
ghi là “Three – Wheel Vehicle” (For Three – Wheel Vehicle is considered
being automobile as mentioned in Paragraph 1.1, then English word is “Three –
Wheel Vehicle”).
2. Động cơ (Engines)
2.1. Mô tả động cơ (Description
of Engine)
2.1.1. Tên thương
mại / Nhãn hiệu (Make/Mark): .....................................................................
2.1.2. Kiểu loại
(Số loại) (Type):.............................................................................................
2.1.3. Số kỳ (Cycle):
4 kỳ/2 kỳ (Four-stroke/two-stroke)(1) ........................................................
2.1.4. Số lượng
và bố trí các xy lanh (Number and arrangement of cylinders):...........................
2.1.5. Đường kính
lỗ xy lanh (Bore)..................................................................................... mm
2.1.6. Hành trình
pit-tông (Stroke):....................................................................................... mm
2.1.7. Dung tích
xi lanh (Cylinder capacity): ......................................................................... cm3
2.1.8. Tỷ số nén
(Compression ratio)(2)(3):.................................................................................
2.1.9. Các bản vẽ
mô tả buồng cháy, bản vẽ pít tông bao gồm cả vòng găng (xéc măng) (Drawings
of the combustion chamber and of the piston, including the piston rings):..............................................................
............................................................................................................................................
2.1.10. Hệ thống
làm mát (System of cooling): Chất lỏng/không khí (Liquid/Air)(1).......................
2.1.11. Hệ thống
tăng áp, nếu có (Supercharged, if applicable): mô tả hệ thống (Description)
............................................................................................................................................
2.1.12. Hệ thống
bôi trơn (động cơ hai kỳ, bôi trơn riêng biệt hoặc bôi trơn bằng hỗn hợp nhiên
liệu – dầu bôi trơn) (System of lubrication (two-stroke engines – separate
or by mixture)): .......................................
............................................................................................................................................
2.1.13. Thiết bị
tuần hoàn khí các te động cơ (nếu có – mô tả và vẽ sơ đồ) (Device for
recycling crank – case gases (if any, description and diagrams)): .............................................................................................
............................................................................................................................................
2.1.14. Bộ lọc
không khí: Bản vẽ hoặc nhãn hiệu và kiểu (Air filter: drawings, or makes and
types):
2.2. Thiết bị
chống ô nhiễm bổ sung (nếu có, và nếu không được nêu ở mục khác): mô tả và vẽ
sơ đồ (Additional Anti-pollution Devices (if any, and if not covered by
another heading): Description and diagrams):.......
2.3. Hệ thống
nạp không khí và cung cấp nhiên liệu (Air Intake and Fuel Feed)
2.3.1. Mô tả và
vẽ sơ đồ của hệ thống nạp không khí và các phụ kiện của nó (khoang không khí để
giảm dao động không khí nạp, thiết bị sấy, hệ thống nạp không khí phụ v.v…) (Description
and diagrams of air intakes and their accessories (dashpot, heating device, additional
air intakes, etc.)).
2.3.2. Cung cấp
nhiên liệu (Fuel feed)
2.3.2.1. Bằng bộ chế
hòa khí (by carburetor(s))(1)
2.3.2.1.1. Tên thương
mại/ Nhãn hiệu (Make/Mark):.................................................................
2.3.2.1.2. Kiểu (Type):............................................................................................................
2.3.2.1.3. Các thông
số chỉnh đặt (Settings)(3)
2.3.2.1.3.1. Kích thước
ống trộn hỗn hợp (Dimension(s) of mixture duct) (4):..............................
2.3.2.1.3.2. Kích thước
van trượt tiết lưu (quả ga) (Dimensions of throttle slide)(4)......................
2.3.2.1.3.3. Van kim:
Kiểu hoặc số hiệu và vị trí (4) (Needle: type or number and
position)(4):........
2.3.2.1.3.4. Zíc lơ (Jets):........................................................................................................
2.3.2.1.3.5. Họng
khuếch tán (Venturis):..................................................................................
2.3.2.1.3.6. Mức nhiên
liệu buồng phao (Float – chamber level):...............................................
2.3.2.1.3.7. Khối lượng
phao (Weight of float): .......................................................................
2.3.2.1.3.8. Kim phao (Float
needle):.......................................................................................
Hoặc đường đặc tính
cung cấp nhiên liệu theo lưu lượng không khí (or curve of fuel delivery
plotted)(1)(3).
2.3.2.1.4. Bướm gió (Choke):
Điều khiển Cơ khí / Tự động (Manual/automatic)(1)
Thông số chỉnh đặt
đóng bướm gió (Closure setting)(3):...........................................................
2.3.2.1.5. Bơm cung
cấp nhiên liệu (Feed pump): Áp suất (Pressure)(3):....................................
hoặc đường đặc tính (or
characteristic diagram)(3) ...................................................................
2.3.2.2. Bằng vòi
phun nhiên liệu (By injector)(1)
2.3.2.2.1. Bơm nhiên
liệu (Pump)
2.3.2.2.1.1. Tên thương
mại / Nhãn hiệu (Make/Mark):.............................................................
2.3.2.2.1.2. Kiểu (Type):.........................................................................................................
2.3.2.2.1.3. Lượng cung
cấp trên một hành trình (Delivery per stroke)(3): .............. mm3
tại (at) tốc độ bơm (pump speed) …………… r/min (r.p.m. or min-1).
2.3.2.2.1.4. Hoặc đường
đặc tính (or characteristic diagram)(3): ................................................
2.3.2.2.2. Vòi phun (Injector(s))
2.3.2.2.2.1. Tên thương
mại / Nhãn hiệu (Make/Mark): ............................................................
2.3.2.2.2.2. Kiểu (Type):.........................................................................................................
2.3.2.2.2.3. Áp suất
hiệu chuẩn (Calibration pressure)(3):.................................................
bar
hoặc đường đặc tính (or
characteristic diagram)(3):
2.4. Thời gian
đóng mở van (xúp páp) (Valve Timing)
2.4.1. Đối với hệ
thống đóng mở bằng van (Distribution by valves)
2.4.1.1. Thời gian
đóng mở van cơ khí (Timing for mechanically operated valves):.....................
2.4.1.1.1. Chiều cao
nâng lớn nhất của van và các góc đóng và mở van tính theo điểm chết (Maximum
lift of valves and angles of opening and closing in relation to dead centres):.........................................................
............................................................................................................................................
2.4.1.1.2. Thông số
chuẩn và/hoặc khe hở chỉnh đặt (Reference and/or Setting clearance)(1):
............................................................................................................................................
2.4.2. Đối với hệ
thống đóng mở bằng cửa (Distribution by ports)
2.4.2.1. Thể tích
khoang các te khi pit tông ở điểm chết trên (Volume of crank-case cavity
with piston at TDC):
2.4.2.2. Mô tả các
van lưỡi gà, nếu có (bằng bản vẽ có ghi kích thước) (Description of reed
valves if any (with dimensioned drawing)):...........................................................................................................
2.4.2.3. Mô tả (bằng
bản vẽ có ghi kích thước) cửa vào, cửa quét và cửa xả, có biểu đồ thời gian
đóng mở tương ứng. Các bản vẽ gồm có cả một bản thể hiện bề mặt bên trong của
xi lanh (Description (with dimensioned drawing) of inlet ports, scavenging
and exhaust, with corresponding timing diagram):...................................
2.5. Hệ thống đánh
lửa (Ignition)
2.5.1. Bộ chia
điện (Distributor(s))
2.5.1.1. Tên thương
mại / Nhãn hiệu (Make/Mark): ..................................................................
2.5.1.2. Kiểu (Type):..............................................................................................................
2.5.1.3. Đường đặc
tính đánh lửa sớm (Ignition advance curve)(3).............................................
2.5.1.4. Thời điểm
đánh lửa (Ignition timing)(3) .........................................................................
2.5.1.5. Khe hở
tiếp điểm (Contact-point gap)(3)........................................................................
2.6. Hệ thống khí
thải: mô
tả và bản vẽ (Exhaust System: Description and diagrams)
2.7. Thông tin bổ
sung về điều kiện thử (Additional Information on Test Conditions)
2.7.1. Nhiên liệu
sử dụng (Fuel used)
2.7.2. Dầu bôi
trơn sử dụng (Lubricant used)
2.7.2.1. Tên thương
mại/Nhãn hiệu (Make/Mark): ....................................................................
2.7.2.2. Loại dầu
bôi trơn (Type):...........................................................................................
Nếu dầu bôi trơn và
nhiên liệu trộn với nhau, tỉ lệ % dầu trong hỗn họp dầu và nhiên liệu. (State
percentage of oil in mixture if lubricant and fuel mixed)..........................................................................................
2.7.3. Bu gi đánh
lửa (Sparking plugs):....................................................................................
2.7.3.1. Tên thương
mại/Nhãn hiệu (Make/Mark): ....................................................................
2.7.3.2. Kiểu (Type):..............................................................................................................
2.7.3.3. Thông số
chỉnh đặt khe hở bu gi (Spark-gap setting):..................................................
2.7.4. Cuộn dây
đánh lửa (Ignition coil)
2.7.4.1. Tên thương
mại/Nhãn hiệu (Make/Mark): ....................................................................
2.7.4.2. Kiểu (Type):..............................................................................................................
2.7.5. Tụ điện
đánh lửa (Ignition condenser)
2.7.5.1. Tên thương
mại/Nhãn hiệu (Make/Mark): ....................................................................
2.7.5.2. Kiểu (Type):..............................................................................................................
2.7.6. Hệ thống
đánh lửa: Mô tả các thông số chỉnh đặt và các yêu cầu liên quan theo quy định
của cơ sở sản xuất (Spark system: Description of setting and relevant
requirements prescribed by the manufacturer):
2.7.7. Hàm lượng
CO trong khí thải của động cơ ở tốc độ không tải nhỏ nhất (theo tiêu chuẩn của
cơ sở sản xuất) (Carbon monoxide content by volume in the exhaust gas, with
the engine idling per cent (manufacturer standard)): …..% tại (at)…….r/min
(r.p.m/min-1)(1)
2.8. Đặc tính động cơ
(Engine
Performance)
2.8.1. Tốc độ
không tải nhỏ nhất: ……….r/min (Idling speed)…………… (r.p.m/min-1)(3)(1)
2.8.2. Tốc độ tại
công suất lớn nhất (Engine speed at maximum power): ………r/min (r.p.m/min-1)(3)(1)
2.8.3. Công suất
lớn nhất (Maximum power) ...............................................
kW
Chúng tôi cam kết bản
đăng ký này phù hợp với kiểu loại xe đã đăng ký kiểm tra và chịu trách nhiệm
hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong
bản đăng ký này (We undertake that this declaration complies with the
vehicle type applying for approval/inspection and we are responsible fully for
problems caused by the wrong contents or not enough content of the declaration).
|
Ngày …..
tháng …. Năm (Date)
Tổ chức/cá nhân lập bản đăng ký (Applicant)
(Ký tên, đóng dấu (signature, stamp))
|
Chú thích mục 2:
(1) Bỏ phần
không áp dụng (Strike out what does not apply)
(2) Tỉ số nén
ε = (thể tích buồng cháy + dung tích xi lanh)/(thể tích buồng cháy) (compression
ratio ε = (volume of combustion chamber + cylinder capacity)/(volume
of combustion chamber))
(3) Kèm theo
quy định dung sai (Specify the tolerance)
(4) Chỉ áp
dụng cho xe gắn máy (For mopeds only)
PHỤ
LỤC 2
(Annex
2)
BÁO CÁO THỬ NGHIỆM KHÍ THẢI XE MÔ TÔ, XE GẮN
MÁY
(1)
(Test report of emission from motorcycles/mopeds)
Nếu xe thử nghiệm là
xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg nên được coi là ô tô thì tên
của báo cáo này sẽ là “báo cáo thử nghiệm xe ba bánh (ô tô)” (If test
vehicle is a three wheeler with unladen mass exceeding 400 kg that is
considered as an automobile, then this report’s name will be “Test report of emission
from three – wheel vehicle”)
1. Xe (Motorcycle/moped/three-wheel
vehicle)(1)
1.1. Nhãn hiệu
xe (Make/Mark):..............................................................................................
1.2. Loại xe (Category):
(L1, L2,… theo (according to) TCVN
5929 hoặc phân loại của (or classification of) ECE)
1.3. Kiểu loại
xe (Số loại) (Vehicle Type):................................................................................
1.4. Tên và địa
chỉ cơ sở sản xuất (Manufacturer’s name and address):....................................
1.5. Khối lượng
bản thân xe (Unladen weight of vehicle): .........................................................
1.6. Khối lượng
chuẩn của xe (Reference weight of vehicle):....................................................
1.7. Khối lượng
lớn nhất của xe (Maximum weight of vehicle):..................................................
1.8. Hộp số (Gear-box)
1.8.1. Điều khiển
(Control): Cơ khí/Tự động (Manual/Automatic)(1)
1.8.2. Số lượng
tỷ số truyền (Number of gear ratios)(2):............................................................
1.8.3. Tỷ số truyền
của hộp số (Gear ratio): (3)
Số 1 (First gear):
..................................................................................................................
Số 2 (Second gear):
..............................................................................................................
Số 3 (Third gear):
..................................................................................................................
............................................................................................................................................
1.9. Tỉ số
truyền cuối cùng (Final drive ratio):...........................................................................
1.10. Ký kiệu
kích cỡ lốp (Dimensions of tires):.......................................................................
1.11. Vận tốc
thiết kế lớn nhất do cơ sở sản xuất quy định (Maximum design speed specified
by the manufacturer): ............................................................................................................................................
2. Động cơ (Engines)
2.1. Tên thương
mại / Nhãn hiệu (Make/Mark): .......................................................................
2.2. Kiểu loại động
cơ (Số loại) (Type):..................................................................................
2.3. Số kỳ (Cycle):
4 kỳ/2 kỳ (four-stroke/two-stroke)(1) ............................................................
2.4. Dung tích
xi lanh (Cylinder capacity): ............................................................................ cm3
2.5. Số lượng
và bố trí các xy lanh (Number and arrangement of cylinders): .............................
2.6. Thiết bị
chống ô nhiễm bổ sung (nếu có) (Additional Anti-pollution Devices (if any):
- Kiểu thiết bị: Tuần
hoàn khí thải/biến đổi xúc tác/kiểu khác (Exhaust gas recirculation/Catalystic
converter/Others):............................................................................................................................................
- Mô tả vị trí lắp
đặt thiết bị (Description of installation position):...............................................
2.7. Hệ thống cung
cấp nhiên liệu (Air Intake and Fuel feed)
2.7.1. Bằng bộ
chế hòa khí (by carburetor(s))(1)
- Tên thương mại/
Nhãn hiệu (Make/Mark):..............................................................................
- Kiểu (Type):........................................................................................................................
2.7.2. Bằng hệ thống
phun nhiên liệu (by injection)(1)
- Tên thương mại/
Nhãn hiệu (Make/Mark):..............................................................................
- Kiểu (Type):........................................................................................................................
- Mô tả chung (General
description):........................................................................................
2.8. Nhiên liệu
thử nghiệm, bao gồm nhãn hiệu và đặc tính nhiên liệu (Testing fuel including
mark and specifications for fuel): ....................................................................................................................................
2.9. Tốc độ
không tải nhỏ nhất (Idling speed): .......................................... r/min
(r.p.m/min-1)(1)
2.10. Tốc độ tại
công suất lớn nhất (Engine speed at maximum power).....................................
r/min (r.p.m/min-1)(1)
2.11. Công suất
lớn nhất (Maximum power).......................................................................... kW
3. Kiểm tra khí thải (Emission
test)(5):
3.1. Quy chuẩn áp
dụng (Applied
Regulation): QCVN…….: 2009/BGTVT
3.2. Kết quả kiểm tra
(Test
results)
3.2.1. Phép thử loại
I (Type
I Test)
Khí thải
(Gaseous pollutants)
|
Giá trị
giới hạn - Euro 2 (Limits)
|
Kết quả
(Results)
|
Kết luận
(Conclusion)
|
Lần 1 (No.1)
|
Lần 2 (No.2)
|
Lần 3 (No.3)
|
Trung
bình (Mean)
|
CO (g/km)
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không
đạt (Pass/Failure) (1)
|
HC (g/km)
(1)
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không
đạt (Pass/Failure) (1)
|
NOx (g/km)
(1)
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không
đạt (Pass/Failure) (1)
|
HC + NOx
(g/km) (1)
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không
đạt (Pass/Failure) (1)
|
3.2.2. Phép thử loại
II (Type
II Test)
CO: ...................................................................................... (%
in volume)/g/min (1)
HC:............................................................................................................
g/min(1)
Tốc độ động cơ khí đo
(engine speed when measuring).................. r/min (r.p.m/m-1)(1)
3.2.3. Phép thử bay
hơi nhiên liệu (Evaporative fuel test)
Phép đo (Test)
|
Phương pháp
thử (6)
(test method)
|
Giá trị
giới hạn (limit)
|
Kết luận
(conclusion)
|
Buồng
kín (SHED)
|
Bẫy hộp
các bon (carbon
canister trap)
|
Bay hơi từ thùng
nhiên liệu (g/lần thử) (tank breath loss (g/test))
|
|
|
-
|
|
Bay hơi do xe ngấm
nóng (g/lần
thử) (hot soak loss (g/test))
|
|
|
-
|
|
Tổng lượng nhiên
liệu bay hơi (g/lần thử) (total loss of evaporative fuel (g/test))
|
|
|
2
|
Đạt/Không
(Pass/Failure)(1)
|
4. Chú ý (Remark):
|
Ngày ….
tháng ….. năm (Date)
Cơ sở thử nghiệm (Technical Service)
(Ký tên, đóng dấu (Signature, stamp))
|
Chú thích:
(1) Bỏ phần
không áp dụng (Strike out what does not apply)
(2) Chỉ áp
dụng cho hộp số điều khiển cơ khí
(3) Đối với
xe lắp hộp số tự động, phải cung cấp các thông số kỹ thuật tương ứng (In the
case of power-driven vehicles equipped with automatic-shift gear-boxes, give
all pertinent technical data).
(4) Không áp
dụng cho xe gắn máy (It is not apply for mopeds)
(5) Nếu kiểm
tra theo mức EURO 3 trở lên phải nêu số hiệu tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương
ứng tại mục 3.1 của Phụ lục này, và trong bảng kết quả kiểm tra phép thử loại
I, tại cột 2 phải thay Euro 2 bằng Euro 3 trở lên (If testing according to
Euro 3 and over, then indicate the number of corresponding standard or
regulation at 3.1, this Annex, and replace Euro 3 and over in column 2, the
test result table of Type I test)
(6) Nếu áp
dụng phép thử tương đương khác phải nêu rõ ràng trong các cột bên dưới (If
apply other equivalent test method, then indicate clearly in below column)
PHỤ
LỤC 3
QUY TRÌNH ĐO KHÍ THẢI TRONG PHÉP THỬ LOẠI I
PHỤ
LỤC 4
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHIÊN LIỆU CHUẨN
Nhiên liệu để thử
nghiệm là nhiên liệu chuẩn số: CEC RF-08-A-85 (Loại xăng cao cấp, không chì)
hoặc nhiên liệu chuẩn khác có đặc tính nhiên liệu phù hợp với quy định trong
bảng dưới đây.
Các đặc
tính
|
Giới hạn
và đơn vị đo
|
Phương
pháp ASTM
|
Nhỏ nhất
|
Lớn nhất
|
Trị số ốc tan
nghiên cứu (RON)
|
95,0
|
-
|
D 2699
|
Trị số ốc tan động
cơ (MON)
|
85,0
|
-
|
D 2700
|
Tỉ trọng ở 150C
|
0,748
|
0,762
|
D 1298
|
Áp suất hơi (Reid)
|
0,56 bar
|
0,64 bar
|
D 323
|
Chưng cất
|
D 86
|
Điểm sôi đầu
|
240C
|
400C
|
- điểm 10% thể tích
|
420C
|
580C
|
- điểm 50% thể tích
|
900C
|
1100C
|
- điểm 90% thể tích
|
1550C
|
1800C
|
Điểm sôi cuối
|
1900C
|
2150C
|
Cặn
|
-
|
2%
|
D 86
|
Phân tích
Hydrocacbon
|
- Olefin
|
-
|
20% thể
tích
|
D 1319
|
- Chất thơm
(Aromatics)
|
Chứa 5%
thể tích của ben zen *
|
45% thể
tích
|
(*) D
3606/D 2667
|
Parafin
|
-
|
45% thể
tích
|
D 1319
|
Tỉ lệ HC/H2
|
Theo tỉ
lệ
|
|
Khả năng chống oxy
hóa
|
480 phút
|
-
|
D 525
|
Keo trong xăng
|
-
|
4 mg/100
ml
|
D 381
|
Hàm lượng lưu huỳnh
|
-
|
0,04 %
khối lượng
|
D 1266 /
D 2622 / D 2785
|
Ăn mòn đồng ở 500C
|
-
|
1
|
D 130
|
Hàm lượng chì
|
-
|
0,005 g/l
|
D 3237
|
Hàm lượng phốt pho
|
-
|
0,0013 g/l
|
D 3231
|
Chú thích: * Cấm
đưa thêm vào xăng các thành phần chứa oxy
|
PHỤ
LỤC 5
PHƯƠNG PHÁP THỬ HƠI NHIÊN LIỆU CỦA XE
1. Tổng quát
Phép thử hơi nhiên
liệu trong quy chuẩn này có thể được tiến hành bằng một trong các phương pháp
quy định dưới đây hoặc các phương pháp tương đương khác.
1.1. Phương
pháp SHED – xác định hơi nhiên liệu trong buồng kín
1.2. Phương
pháp bẫy hộp Cacbon – xác định hơi nhiên liệu bằng hộp Cacbon.
2. Phương pháp SHED
2.1. Buồng thử
2.1.2. Buồng thử hơi
nhiên liệu phải là buồng hình hộp chữ nhật kín khí và có khoảng trống thích hợp
để người có thể đưa xe vào và ra được. Bề mặt bên trong của buồng kín không
được thấm, không phát thải HC và không phản ứng hóa học với HC. Phải có ít nhất
một bề mặt được làm bằng vật liệu dẻo, để giữ áp suất không thay đổi khi có sự
thay đổi nhỏ về nhiệt độ. Kết cấu thành buồng phải có khả năng tản nhiệt tốt.
Nhiệt độ bề mặt bên trong thành buồng không được nhỏ hơn 293 K (200C)
trong quá trình thử.
2.1.2. Buồng thử
phải có một hoặc nhiều quạt có lưu lượng từ 0,1 đến 0,5 m3/s để có
thể hòa trộn không khí trong buồng. Trong suốt quá trình thử, phải duy trì được
nhiệt độ và nồng độ HC bay hơi ổn định trong buồng thử để bảo đảm sự đồng đều.
Xe không được chịu tác động trực tiếp của dòng không khí từ quạt thổi đến.
2.1.3. Khối lượng
HC trong buồng thử phải được kiểm tra bằng cách sử dụng một máy dò Hydrocacbon
kiểu ion hóa ngọn lửa (FID). Dòng khí đi qua máy phân tích phải được trở lại
buồng thử.
2.2. Trang thiết bị
thử
2.2.1. Băng thử
xe như quy định trong TCVN 7357 (xe mô tô),
TCVN 7358 (xe gắn máy)
2.2.2. Máy phân
tích HC kiểu FID phải có các đặc điểm sau:
(a) Thời gian
đáp trả để đạt tới giá trị bằng 90% giá trị lớn nhất của dải đo phải không lớn
hơn 1,5s.
(b) Độ ổn định
của máy phân tích trong 15 min phải nhỏ hơn 2% dải đo tương ứng của máy.
(c) Độ lệch
chuẩn của độ lặp lại tại mỗi dải của máy phải nhỏ hơn 1% sau khi nạp khí chuẩn
Zero và khí hiệu chuẩn dải đo (khí span).
2.2.3. Thiết bị
ghi số liệu đầu ra của tín hiệu điện tử: Thiết bị ghi phải là máy ghi đồ thị
trên băng giấy hoặc bằng hệ thống xử lý số liệu khác với tần suất ít nhất là
một lần một phút. Hệ thống ghi phải có những đặc tính làm việc ít nhất là tương
đương với tín hiệu được ghi và phải cung cấp một bản ghi kết quả thường xuyên.
Phải ghi khoảng thời gian giữa lúc bắt đầu và kết thúc mỗi phép thử.
2.2.4. Hệ thống
đo nhiệt độ có độ chính xác bằng 0,10C và có thể đọc được kết quả
tới 0,420C.
2.2.5. Cảm biến áp
suất có độ phân giải bằng 0,1 kPa.
2.2.6. Cảm biến
độ ẩm có độ phân giải bằng 5%.
2.2.7. Hệ thống
làm nóng nhiên liệu và hơi nhiên liệu.
Hệ thống làm nóng có
bộ điều khiển nhiệt độ phải là loại 2 nguồn nhiệt để làm nóng nhiên liệu và hơi
nhiên liệu trong thùng nhiên liệu. Hệ thống này không được gây ra bất kỳ sự
nóng cục bộ nào của nhiên liệu và hơi nhiên liệu.
2.3. Chuẩn bị mẫu
2.3.1. Xe phải
thỏa mãn yêu cầu nêu tại D.3.1.1., phụ lục D của TCVN
7357 đối với xe mô tô, TCVN 7358 đối
với xe gắn máy.
2.3.2. Hệ thống
kiểm soát bay hơi nhiên liệu, nếu có, phải được lắp nối đúng và hoạt động tốt
trong quá trình chạy rà. Không được để hộp Cacbon chịu sự hấp thụ hoặc sự khử
chất hấp thụ một cách bất bình thường trong quá trình hoạt động.
2.3.3. Hệ thống
khí thải không được có bất kỳ sự rò rỉ nào.
2.3.4. Thùng
nhiên liệu phải được lắp các cảm biến nhiệt độ để có thể đo được nhiệt độ tại điểm
giữa phần nhiên liệu khi rót tới mức 50 ± 5% dung tích thùng và đo nhiệt độ tại
điểm giữa thể tích hơi nhiên liệu. Các cảm biến phải cách các điểm lắp các bộ
phận gia nhiệt ít nhất 25,4 mm.
2.3.5. Phải trang
bị thêm các thiết bị cho phép tháo hết nhiên liệu ra khỏi thùng.
2.4. Chuẩn bị thử
2.4.1. Nhiệt độ
của buồng thử phải được duy trì trong khoảng 20 – 300C.
2.4.2. Phải lấy
hết nhiên liệu ra khỏi thùng và làm khô thùng. Nhiên liệu thử phải được rót vào
thùng đến mức 50 ± 5% dung tích thùng. Đóng nắp thùng.
2.4.3. Phải làm
ấm xe trong khoảng 1 h bằng cách chạy xe ít nhất 10 km trên băng thử với vận
tốc bằng 50 km/h để điều chỉnh sơ bộ.
2.4.4. Không quá
5 phút sau khi xong việc chuẩn bị nêu tại điều 2.4.3. trên, xe phải được để
trong phòng ngấm có nhiệt độ từ 20 – 300C trong khoảng từ 6 đến 36
giờ.
2.5. Phương pháp thử
Phép đo lượng HC thất
thoát từ thùng nhiên liệu và thất thoát do xe ngấm nóng được tiến hành như sau:
2.5.1. Thất thoát từ
thùng nhiên liệu
(a) Trước khi
thử 5 phút phải thổi sạch không khí ra khỏi buồng thử bằng quạt cho đến khi
nồng độ HC trong buồng bằng nồng độ HC trong không khí.
(b) Ngay trước
khi thử, máy phân tích phải được điều chỉnh về điểm 0 và hiệu chuẩn toàn bộ dải
đo.
(c) Lấy hết
nhiên liệu ra và rót nhiên liệu thử vào thùng đến mức 50 ± 2,5% dung tích
thùng. Nhiệt độ của nhiên liệu thử phải thấp hơn 13,50C. Nắp
của thùng vẫn được mở. Đẩy xe vào buồng thử.
(d) Các cảm
biến nhiệt độ phải được nối với máy ghi nhiệt độ và bộ điều khiển nhiệt độ.
(e) Các bộ
phận gia nhiệt (thông thường có hình dạng như các tấm, mảnh…) phải được lắp vào
thùng nhiên liệu tại chỗ càng thấp càng tốt và chúng phải che chắn hơn 10% diện
tích vùng tiếp xúc với thùng nhiên liệu. Đường tâm của bộ phận gia nhiệt phải
song song và cách bề mặt của nhiên liệu càng xa càng tốt. Khi xét theo chiều
cao, đường tâm của bộ phận gia nhiệt phần hơi nhiên liệu phải cách tâm của phần
thể tích khí bay hơi càng xa càng tốt.
(f) Bắt đầu
ghi nhiệt độ (bằng thiết bị ghi) của hơi nhiên liệu và không khí xung quanh
trong buồng thử.
(g) Bắt đầu
tăng nhiệt của nhiên liệu, đóng nắp thùng ngay lập tức khi nhiệt độ nhiên liệu
đạt được 13,50C và tắt quạt gió.
(h) Đóng kín
cửa buồng thử.
(i) Khi nhiệt
độ nhiên liệu đạt được 15 ± 0,50C đối với thùng nhiên liệu kiểu lộ
(Thùng có thể nhìn thấy được khi lắp trên xe) và 16 ± 0,50C đối với
thùng nhiên liệu kiểu ẩn (Thùng đặt ở chỗ kín, không nhìn thấy khi lắp trên xe),
nồng độ HC (CHC,i), áp suất không khí (Pi) và nhiệt độ (Ti)
trong buồng thử phải được ghi lại và được lấy làm các giá trị ban đầu.
(j) Tiếp tục
tăng nhiệt độ nhiên liệu thêm 200C đối với thùng nhiên liệu kiểu lộ
và thêm 13,30C đối với thùng nhiên liệu kiểu ẩn trong thời gian 60 ±
2 min. Nhiệt độ nhiên liệu trong quá trình gia nhiệt phải theo công thức sau
đây với sai số là ± 1,70C.
Đối với thùng nhiên
liệu kiểu lộ:
Tf
= (1/3) t + 15,5
Tv
= (1/3) t + 21
Đối với thùng nhiên
liệu kiểu ẩn:
Tf
= (2/9) t + 16
Trong đó:
Tf là
nhiệt độ yêu cầu của nhiên liệu 0C.
Tv là
nhiệt độ yêu cầu của khí bay hơi 0C.
t là khoảng thời
gian, min
Nhiệt độ cuối cùng
của nhiên liệu phải bằng 35,5 ± 0,50C đối với thùng nhiên liệu kiểu
lộ và bằng 29,3 ± 0,50C đối với thùng nhiên liệu kiểu ẩn.
(k) Nhiệt độ
của khí bay hơi khi bắt đầu thử không được quá 260C. Trong điều kiện
này không cần phải gia nhiệt cho hơi nhiên liệu. Tuy nhiên, khi nhiệt độ nhiên
liệu trong thùng kiểu lộ bằng Tf và nhiệt độ tăng lên của hơi nhiên
liệu có thể nhỏ hơn 5,50C thì phải gia nhiệt theo với công thức
trên.
(l) Ngay sau
khi thử, thiết bị phân tích phải được điều chỉnh về điểm 0 và hiệu chuẩn toàn
bộ dải đo.
(m) Giá trị
cuối cùng của nồng độ HC (CHC,f), áp suất không khí (Pf)
và nhiệt độ (Tf) trong buồng thử phải được ghi lại.
(n) Phải tắt
nguồn gia nhiệt.
2.5.2. Thất thoát do
xe ngấm nóng
(a) Phải thực
hiện phép thử này sau phép thử nêu tại điều 2.5.1. trên bằng cách cho xe chạy
ít nhất 10 km trên băng thử xe với vận tốc 50 km/h.
(b) Sau khi
thực hiện xong (a) trên không quá 7 min, đẩy xe vào buồng thử.
(c) Trước khi
thử phải thổi sạch không khí ra khỏi buồng thử bằng quạt cho đến khi nồng độ HC
trong buồng bằng nồng độ HC trong không khí.
(d) Ngay trước
khi thử, thiết bị phân tích phải được điều chỉnh về điểm 0 và hiệu chuẩn toàn
bộ dải đo.
(e) Đóng kín
cửa buồng thử.
(f) Nồng độ HC
(CHC,i), áp suất không khí (Pi) và nhiệt độ (Ti)
trong buồng thử phải được ghi lại và được lấy làm các giá trị ban đầu.
(g) Xe phải
được giữ trong buồng thử khoảng thời gian là 60 ± 0,5 min. Các giá trị cuối
cùng của nồng độ HC (CHC,f), áp suất không khí (Pf) và
nhiệt độ (Tf) trong buồng thử phải được ghi lại. Ngay sau khi hoàn
thành phép thử, thiết bị phân tích phải được hiệu chuẩn về điểm 0, và hiệu
chuẩn toàn bộ dải đo.
(h) Mở cửa
buồng thử và đẩy xe ra khỏi buồng.
2.5.3. Tính toán kết
quả
(a) Thất thoát
từ thùng nhiên liệu và thất thoát do xe ngấm nóng phải được tính theo công thức
sau:
MHC
= K x V x 10-4 ((CHC,f x Pf)/Tf -
(CHC,i x Pi)/Ti)
Trong đó:
MHC: Khối
lượng HC đo được trong toàn bộ quá trình thử; g
CHC: Nồng
độ HC đo được trong buồng thử, ppm.
V: Thể tích hữu ích
của buồng thử, m3 (được hiệu chỉnh theo thể tích của xe. Nếu không
xác định được thể tích của xe thì phải lấy thể tích xe bằng 0,135 m3).
T: Nhiệt độ xung
quanh trong buồng đo, 0C
P: Áp suất không khí,
kPa
K = 1,2 (12 + H/C)
với H/C là tỉ số của Hydro chia cho Cacbon. H/C bằng 2,33 đối với thất thoát từ
thùng nhiên liệu và bằng 2,20 đối với thất thoát do xe ngấm nóng.
i: giá trị ban đầu
f: giá trị cuối cùng.
(b) Tổng lượng
hơi nhiên liệu bằng tổng của lượng thất thoát từ thùng nhiên liệu và lượng thất
thoát do xe ngấm nóng.
3. Phương pháp bẫy
hộp Cacbon
3.1. Yêu cầu chung
Phép thử phải được
thực hiện trong phòng có nhiệt độ 20 đến 300C.
3.2. Trang thiết bị
thử
3.2.1. Băng thử
động lực học (băng thử xe): như phép thử loại I
3.2.2. Hộp Cacbon
(Bộ thu gom)
(a) Bộ thu gom
phải có dạng hình trụ với tỉ lệ chiều dài/đường kính lỗ là 1,4 : 1. Kích thước
như trong hình 5.1.
Hình 5.1.
Kích thước bộ thu gom
(b) Chất thu
gom phải là cacbon hoạt tính mà khả năng để hấp thụ cacbon tetraclorua (CCl4)
của nó lớn hơn 60% khối lượng.
(c) Tất cả các
hạt cacbon hoạt tính phải có đường kính nằm trong dải kích thước 1,4 đến 3,0
mm. Hơn 90% cacbon hoạt tính phải nằm trong dải kích thước 1,7 đến 2,4 mm.
3.2.3. Thiết bị
nung có thể đạt và duy trì được nhiệt độ bằng 150 ± 100C.
3.2.4. Cân có độ
chính xác bằng 0,01 g.
3.2.5. Hệ thống
đo nhiệt độ có độ chính xác bằng 0,100C và có thể đọc được đến 0,420C.
3.2.6. Hệ thống
làm nóng hơi nhiên liệu và nhiên liệu.
Hệ thống làm nóng có
bộ điều khiển nhiệt độ phải là loại 2 nguồn nhiệt để làm nóng nhiên liệu và hơi
nhiên liệu trong thùng nhiên liệu. Hệ thống này không được gây ra bất kỳ sự
nóng cục bộ nào của nhiên liệu và hơi nhiên liệu.
3.3. Chuẩn bị mẫu: như điều
2.3
3.4. Chuẩn bị thử
3.4.1. Như điều
2.4.
3.4.2. Bộ thu
gom phải được đặt vào thiết bị nung khô trước khi sử dụng 3h ở nhiệt độ 150 ±
100C. Sau khi khô, bộ thu gom phải được lấy ra và ống dẫn đầu vào
của nó phải được cắm chắc chắn. Đầu ra phải được nối với ống chống ẩm điền đầy
hạt silic oxit (silica), các hạt này không được lọt qua lỗ sàng số 8 hoặc tương
đương. Các hạt silic oxit phải được thay nếu mầu của hơn 75% của toàn bộ hạt
thay đổi từ xanh sang đỏ.
3.4.3. Sau đó, bộ
thu gom phải được đặt vào một thiết bị kín để chống được ẩm và để nguội tự
nhiên trong 24 h.
3.5. Phương pháp thử
Phép đo bay hơi nhiên
liệu thất thoát từ thùng nhiên liệu và thất thoát xe ngấm nóng phải như sau:
3.5.1. Thất thoát từ
thùng nhiên liệu
(a) Lấy hết
nhiên liệu ra và rót nhiên liệu thử vào thùng đến mức 50 ± 2,5% dung tích
thùng. Nhiệt độ của nhiên liệu thử phải thấp hơn 13,50C.
(b) Bộ thu gom
phải được lấy ra khỏi tủ sấy 1 h trước khi thử. Cân bộ thu gom; sau khi cân, bộ
thu gom phải được đặt trong phòng thử nghiệm. Phải cân bộ thu gom ít nhất 2 lần
trước khi lắp đặt nó và chỉ được sử dụng bộ thu gom nếu chênh lệch giữa các
khối lượng cân không quá 0,5 g. Ghi lại khối lượng cân được của bộ thu gom.
(c) Phải gom
khí bay hơi từ vài vị trí, ví dụ như tại ống thông hơi bộ chế hòa khí, lỗ tràn
nhiên liệu … Ống xả phải được đóng kín khi thu gom.
(d) Các cảm
biến nhiệt độ phải được nối với máy ghi nhiệt độ và bộ điều khiển nhiệt độ.
(e) Các bộ
phận gia nhiệt (thông thường có hình dạng như các tấm, mảnh…) phải được lắp vào
thùng nhiên liệu tại chỗ càng thấp càng tốt và chúng phải che chắn hơn 10% diện
tích vùng tiếp xúc với thùng nhiên liệu. Đường tâm của bộ phận gia nhiệt phải
song song và cách bề mặt của nhiên liệu càng xa càng tốt. Khi xét theo chiều
cao, đường tâm của bộ phận gia nhiệt phần hơi nhiên liệu phải cách tâm của phần
thể tích hơi nhiên liệu càng xa càng tốt.
(f) Khi nhiệt
độ nhiên liệu đạt được 15,5 ± 0,50C thì bắt đầu tăng nhiệt của nhiên
liệu trong khoảng thời gian 60 ± 2 min. Nhiệt độ phải được tăng thêm 200C
đối với thùng nhiên liệu kiểu lộ và thêm 13,30C đối với thùng nhiên
liệu kiểu ẩn.
(g) Nhiệt độ
nhiên liệu trong quá trình gia nhiệt phải theo công thức sau đây với sai số là
± 1,70C:
Đối với thùng nhiên
liệu kiểu lộ:
Tf
= (1/3) t + 15,5
Tv
= (1/3) t + 21
Đối với thùng nhiên
liệu kiểu ẩn:
Tf
= (2/9) t + 16
Trong đó:
Tf là
nhiệt độ nhiên liệu yêu cầu, 0C.
Tv là
nhiệt độ yêu cầu đối với khí bay hơi, 0C.
t là khoảng thời
gian, min
Nhiệt độ cuối cùng
của nhiên liệu phải bằng 35,5 ± 0,50C đối với thùng nhiên liệu kiểu
lộ và bằng 29,3 ± 0,50C đối với thùng nhiên liệu kiểu ẩn.
(h) Nhiệt độ
của hơi nhiên liệu khi bắt đầu thử không được quá 260C. Trong điều
kiện này không cần phải gia nhiệt cho hơi nhiên liệu. Tuy nhiên, khi nhiệt độ
nhiên liệu trong thùng kiểu lộ bằng Tf và nhiệt độ tăng lên của hơi
nhiên liệu có thể nhỏ hơn 5,50C thì phải gia nhiệt theo với công
thức trên.
(i) Tắt nguồn
nhiệt và cân bộ thu gom.
(j) Lấy khối
lượng bộ thu gom cân được ở bước (i) trừ đi khối lượng bộ thu gom cân được ở
bước (b) để được lượng thất thoát từ thùng nhiên liệu.
3.5.2. Thất thoát do
xe ngấm nóng
(a) Phải thực
hiện phép thử này sau phép thử nêu tại 3.5.1. ở trên bằng cách cho xe chạy ít
nhất 10 km trên băng thử xe với vận tốc 50 km/h.
(b) Bộ thu gom
phải được chuẩn bị theo quy định tại điều 3.5.1., điểm (b) của phụ lục này.
(c) Sau khi
thực hiện xong quy định tại điểm (a) nêu trên không quá 7 min phải lắp bộ thu
gom vào xe để thu gom hơi nhiên liệu từ một vài điểm như tại ống thông hơi bộ
chế hòa khí, lỗ tràn nhiên liệu…Thời gian thu gom không quá 60 ± 0,5 min.
(d) Cân bộ thu
gom
(e) Lấy khối
lượng bộ thu gom cân được ở bước (d) trừ đi khối lượng bộ thu gom cân được ở
bước (b) để được lượng thất thoát do xe ngấm nóng.
3.6. Báo cáo thử
nghiệm
Kết quả thử nghiệm
được ghi trong báo cáo thử nghiệm là lượng hơi nhiên liệu bằng tổng lượng thất
thoát từ thùng nhiên liệu và thất thoát do xe ngấm nóng.