Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 28/2010/TT-BGTVT chi tiết công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ

Số hiệu: 28/2010/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành: 13/09/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 28/2010/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHUYẾN BAY CHUYÊN CƠ

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định việc tổ chức, thực hiện và bảo đảm các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam. Trong trường hợp có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 9 Nghị định số 03/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, các quy định của Thông tư này cũng được áp dụng đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đến, bay đi hoặc bay trong vùng trời Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức thực hiện bảo đảm các chuyến bay chuyên cơ.

Điều 2. Yêu cầu đối với hãng hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ

1. Có giấy chứng nhận người khai thác tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực; có năng lực và phạm vi hoạt động được phê chuẩn trong giấy chứng nhận phù hợp với nhiệm vụ chuyên cơ được phân công.

2. Có thời gian hoạt động khai thác tàu bay thương mại tối thiểu là 05 (năm); có chương trình quản lý an toàn và chương trình độ tin cậy đối với việc khai thác và bảo đảm kỹ thuật tàu bay theo quy định được thực hiện đáp ứng đầy đủ và toàn diện các yêu cầu về an toàn hàng không.

Chương 2.

TÀU BAY, TỔ LÁI VÀ NHÂN VIÊN ĐI THEO TÀU BAY THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN CƠ

Điều 3. Yêu cầu đối với tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ

1. Đăng ký mang quốc tịch Việt Nam và được khai thác bởi hãng hàng không đáp ứng quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

2. Thuộc loại tàu bay có hai động cơ trở lên.

3. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực.

4. Tại thời điểm thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm các công việc bảo dưỡng cho tàu bay và thiết bị lắp trên tàu bay theo chương trình bảo dưỡng được phê chuẩn;

b) Thực hiện đầy đủ các chỉ lệnh đủ điều kiện bay áp dụng cho kiểu loại tàu bay đó;

c) Không có hỏng hóc xảy ra trên cùng một thiết bị hoặc hệ thống với các hiện tượng hỏng hóc tương tự trong khoảng thời gian 03 (ba) ngày khai thác hoặc 07 (bảy) chuyến bay liên tục mà chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) trên các hệ thống trọng yếu của tàu bay, bao gồm hệ thống tạo lực đẩy, báo và dập cháy, thủy lực và điều khiển tàu bay;

d) Có đầy đủ thiết bị khẩn nguy, an toàn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

5. Có thời gian hoạt động của thân tàu bay không quá 2/3 thọ mệnh (life limit), nếu có, theo quy định của nhà chế tạo tính theo thời gian (calendar), giờ bay (flight hours) hoặc số lần cất, hạ cánh (cycles).

6. Hồ sơ khai thác, bảo dưỡng phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng tại thời điểm chuẩn bị chuyến bay chuyên cơ.

7. Có cấu hình đáp ứng được các yêu cầu về nghi lễ ngoại giao khi có yêu cầu.

8. Có tối thiểu 02 (hai) chỗ nằm nghỉ hoặc ghế ngồi tiện lợi cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách chuyên cơ khi chuyến bay kéo dài từ 04 (bốn) giờ trở lên.

9. Được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hãng hàng không Việt Nam quyết định bằng văn bản cho tàu bay được làm nhiệm vụ chuyên cơ.

Điều 4. Yêu cầu đối với động cơ lắp trên tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ

1. Được khai thác và bảo dưỡng phù hợp với các tài liệu khai thác, chương trình bảo dưỡng được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.

2. Có hồ sơ, lý lịch khai thác, bảo dưỡng hoặc đại tu đầy đủ và rõ ràng.

3. Không còn hỏng hóc xảy ra trên cùng một thiết bị hoặc hệ thống với các hiện tượng hỏng hóc tương tự trong khoảng thời gian 03 (ba) ngày khai thác hoặc 07 (bảy) chuyến bay liên tục chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) trên các hệ thống trọng yếu của động cơ như hệ thống điều khiển, báo và dập cháy, chỉ báo tham số hoạt động của động cơ.

4. Được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hãng hàng không Việt Nam quyết định bằng văn bản cho động cơ được sử dụng cho tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ.

Điều 5. Tiêu chuẩn người lái tàu bay chuyên cơ

1. Đáp ứng các điều kiện phù hợp với kiểu, loại hình khai thác tàu bay liên quan theo quy định.

2. Đối với người lái tàu bay mang quốc tịch Việt Nam:

a) Có trình độ chuyên môn, kỹ năng bay và khả năng thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh từ mức 04 (bốn) trở lên theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế;

b) Có tổng số giờ bay tích lũy tối thiểu là 4.000 giờ đối với lái chính và 2.000 giờ đối với lái phụ trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình trên chuyến bay lớn hơn 02 (hai) giờ; 3.000 giờ đối với lái chính và 1.500 giờ đối với lái phụ trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình trên chuyến bay nhỏ hơn 02 (hai) giờ;

c) Có tổng số giờ bay tích lũy trên kiểu loại tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ, theo vị trí lái được phép, tối thiểu là 500 giờ; và 300 giờ trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình nhỏ hơn 02 (hai) giờ;

d) Có đạo đức, tác phong, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

đ) Trong quá trình công tác bay chưa mắc sai phạm gây uy hiếp an toàn từ mức khiển trách về bay trở lên trong vòng 24 tháng trước thời gian thực hiện nhiệm vụ chuyến bay chuyên cơ;

e) Được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hãng hàng không Việt Nam quyết định bằng văn bản được làm nhiệm vụ chuyên cơ.

3. Đối với người lái tàu bay mang quốc tịch nước ngoài:

a) Đã có hợp đồng lao động với hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ tối thiểu là 24 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên cơ; trường hợp đặc biệt có yêu cầu sử dụng loại tàu bay mới được khai thác tại Việt Nam chưa quá 24 tháng, có thể sử dụng người lái có thời hạn hợp đồng tối thiểu là 03 tháng;

b) Có giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định phù hợp với nhiệm vụ chuyên cơ dự kiến thực hiện;

c) Có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt để hoàn thành nhiệm vụ chuyên cơ Việt Nam;

d) Đáp ứng được các tiêu chuẩn người lái chuyên cơ quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều này;

đ) Thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ cùng người lái Việt Nam;

e) Được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hãng hàng không Việt Nam quyết định bằng văn bản được làm nhiệm vụ chuyên cơ.

Điều 6. Tiêu chuẩn tiếp viên phục vụ trên tàu bay chuyên cơ

1. Đáp ứng các yêu cầu kiến thức về an toàn khoang hành khách theo quy định;

2. Có quốc tịch Việt Nam;

3. Có tổng thời gian tích lũy nghiệp vụ tiếp viên từ 700 giờ trở lên;

4. Có tổng thời gian tích lũy nghiệp vụ tiếp viên trên loại tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ từ 100 giờ trở lên;

5. Có đạo đức, tác phong, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

6. Không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên cơ;

7. Được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hãng hàng không Việt Nam quyết định bằng văn bản được làm nhiệm vụ chuyên cơ.

Điều 7. Tiêu chuẩn nhân viên kỹ thuật đi theo tàu bay chuyên cơ

1. Là người Việt Nam hoặc nước ngoài, đáp ứng các tiêu chuẩn của nhân viên kỹ thuật tàu bay theo quy định.

2. Có giấy phép ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng mức B1, B2 hoặc C đối với loại tàu bay mà nhân viên đó đi theo phục vụ;

3. Có đạo đức, tác phong, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

4. Không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên cơ;

5. Được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hãng hàng không Việt Nam quyết định bằng văn bản được làm nhiệm vụ chuyên cơ.

Điều 8. Xác nhận tình trạng kỹ thuật tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ

1. Ngoài việc tuân thủ các quy định về xác nhận hoàn thành bảo dưỡng, nhân viên kỹ thuật có thẩm quyền của hãng hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ phải ký xác nhận đạt kết quả tốt đối với công tác chuẩn bị kỹ thuật tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ vào sổ Nhật ký chuyến bay chuyên cơ.

2. Nhân viên kỹ thuật nêu tại khoản 1 của Điều này là người Việt Nam hoặc nước ngoài, được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hãng hàng không Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ.

Điều 9. Quản lý danh mục tàu bay, động cơ tàu bay chuyên cơ và danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ

1. Hãng hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ lập, quản lý, thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam danh mục tàu bay, động cơ lắp trên tàu bay chuyên cơ Việt Nam, danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật được phép thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7 và 8 của Thông tư này.

2. Hãng hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ thông báo bằng văn bản và fax cho Cảng vụ hàng không liên quan danh mục toàn bộ nhân viên của hãng không phải là tổ bay đi theo tàu bay để phục vụ chuyến bay chuyên cơ trước khi thực hiện việc đưa khách lên tàu bay.

Chương 3.

CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY

Điều 10. Khu vực dành riêng phục vụ chuyến bay chuyên cơ

1. Người khai thác cảng hàng không phải xác định khu vực sân đỗ, vị trí đỗ tàu bay, nhà khách để phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

2. Khu vực sân đỗ, vị trí đỗ dành cho tàu bay chuyên cơ phải được bảo đảm hành lang bảo vệ bao quanh và các điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn khác đối với tàu bay chuyên cơ; bảo đảm an ninh, an toàn, trang trọng và thuận tiện cho các lễ nghi đón, tiễn khách chuyên cơ.

3. Người khai thác cảng hàng không xác định khu vực sân đỗ, vị trí đỗ cụ thể, quy trình khai thác khu vực sân đỗ, vị trí đỗ tại sân bay thuộc quyền quản lý, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận để cập nhật vào tài liệu khai thác cảng hàng không.

Văn bản đề nghị cấp thuận được gửi cho Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản trực tiếp hoặc qua bưu điện. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét chấp thuận trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và thông báo cho người khai thác cảng hàng không. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

4. Cảng vụ hàng không chủ trì, phối hợp với người khai thác cảng hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác tại cảng hàng không xác định khu vực và quy trình phục vụ hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không sân bay được thuận tiện, nhanh chóng và bảo đảm các quy định liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.

Điều 11. Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ

1. Người khai thác cảng hàng không phải thực hiện công việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay bảo đảm các điều kiện an toàn cho chuyến bay. Công việc kiểm tra phải được kết thúc trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút trước thời gian cất hoặc hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ.

2. Người khai thác cảng hàng không xây dựng danh mục, nội dung và thực hiện công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay chính và dự phòng cho doanh nghiệp quản lý. Công việc kiểm tra phải được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 90 phút đến 180 phút trước thời gian cất hoặc hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ.

3. Công việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 phải được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ tại các đơn vị liên quan.

Điều 12. Hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động chuyên cơ

1. Đối với chuyến bay đến: 05 phút trước khi tàu hạ cánh, dành riêng đường cất hạ cánh đã được xác định để phục vụ chuyên cơ; sau khi tàu bay đã hạ cánh và lăn qua khỏi điểm chuyển giao giữa Đài chỉ huy với Đài kiểm soát mặt đất thì dành riêng đường lăn, khu vực sân đỗ đã được xác định để phục vụ chuyên cơ; đường lăn chỉ được phép hoạt động trở lại sau khi tàu bay chuyên cơ đã lăn vào khu vực sân đỗ tàu bay.

2. Đối với chuyến bay đi: vị trí đỗ của tàu bay chuyên cơ được bảo vệ và cách ly từ thời điểm tàu bay chuyên cơ vào vị trí để thực hiện các công việc chuẩn bị cho chuyến bay; 05 (năm) phút trước khi tàu bay lăn khỏi vị trí đỗ, khu vực sân đỗ đã được xác định, đường lăn (taxi way) và đường cất hạ cánh chỉ dành riêng để phục vụ chuyên cơ; sau khi tàu bay chuyên cơ lăn đến điểm chờ để cất cánh, khu vực sân đỗ đã được xác định được phép trở lại hoạt động bình thường; sau khi tàu bay chuyên cơ cất cánh, đường lăn, đường cất hạ cánh được phép trở lại hoạt động bình thường; đối với sân bay có nhiều đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh không có kế hoạch dự kiến cho tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh được hoạt động bình thường theo quy định về khai thác các đường cất hạ cánh song song.

3. Người khai thác cảng hàng không chịu trách nhiệm tổ chức thông báo kịp thời bằng bộ đàm và/hoặc điện thoại để người, người điều khiển phương tiện đang hoạt động tại khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ biết và tuân thủ việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ.

4. Khi có thông báo hạn chế khai thác, người và các phương tiện không phục vụ chuyến bay chuyên cơ đang hoạt động tại các khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ phải tạm ngừng hoạt động.

5. Các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này không áp dụng trong trường hợp xảy ra trường hợp khẩn nguy sân bay.

Chương 4.

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY

Điều 13. Thông báo tin tức hàng không

1. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm phát NOTAM về việc hạn chế khai thác tại các Cảng hàng không khi nhận được thông báo từ Cục Hàng không Việt Nam về kế hoạch bay chuyên cơ và các sửa đổi, bổ sung.

2. Khi giờ cất, hạ cánh dự kiến thực tế của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự định trong kế hoạch bay không lưu quá 5 phút thì xử lý như sau:

a) Đối với chuyến bay đến: công ty quản lý bay khu vực có trách nhiệm thông báo cho cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, hãng hàng không liên quan;

b) Đối với chuyến bay đi: hãng hàng không có trách nhiệm thông báo cho người khai thác cảng hàng không; người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thông báo cho cảng vụ hàng không, công ty quản lý bay khu vực và trung tâm thông báo tin tức hàng không;

c) Các đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện công tác phục vụ chuyên cơ theo kế hoạch điều chỉnh.

Điều 14. Tiêu chuẩn kiểm soát viên không lưu

1. Đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định đối với kiểm soát viên không lưu.

2. Có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm xử lý tốt các tình huống bất trắc khi điều hành bay.

3. Có thời gian điều hành hoạt động bay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên tục từ 05 (năm) năm trở lên.

4. Có đạo đức, tác phong, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

5. Không mắc các sai phạm gây uy hiếp an toàn bay trong thời gian 12 tháng trước khi thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ.

6. Được giám đốc công ty quản lý bay, giám đốc cảng hàng không, sân bay liên quan quyết định bằng văn bản được làm nhiệm vụ phục vụ chuyên cơ đối với kiểm soát viên không lưu trực thuộc.

Điều 15. Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với tàu bay khác

1. Trong khu vực sân bay: Việc phân cách tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác trên mặt đất trong khu hoạt động bay phải phù hợp với các điều kiện hạn chế quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

2. Trong khu vực kiểm soát tiếp cận, không áp dụng hình thức bay vượt tàu bay chuyên cơ trên cùng một hành lang, vệt bay. Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát tiếp cận được áp dụng như sau:

a) Đối với phân cách bằng ra đa: 10 NM;

b) Các hình thức phân cách khác áp dụng theo tiêu chuẩn.

3. Trong khu vực kiểm soát đường dài:

a) Hạn chế tối đa việc thay đổi độ cao bay đường dài, hướng bay so với đường bay theo kế hoạch bay của tàu bay chuyên cơ;

b) Không được yêu cầu thay đổi tốc độ của tàu bay chuyên cơ;

c) Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát đường dài được áp dụng như sau: đối với phân cách bằng ra đa: 20 NM; các hình thức phân cách khác áp dụng theo tiêu chuẩn.

4. Phân cách bay giữa các tàu bay chuyên cơ với nhau được áp dụng tương tự như phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác.

Điều 16. Quản lý danh sách kiểm soát viên không lưu phục vụ chuyến bay chuyên cơ

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty cảng hàng không khu vực lập, quản lý danh sách kiểm soát viên không lưu được phép điều hành chuyến bay chuyên cơ.

Điều 17. Nguyên tắc ưu tiên trong công tác điều hành bay chuyên cơ trường hợp có nhiều tàu bay cùng hoạt động

1. Khi cất cánh: tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ có quyền ưu tiên cất cánh sau tàu bay cất cánh chiến đấu;

2. Khi hạ cánh: tàu bay chuyên cơ có quyền ưu tiên hạ cánh sau tàu bay phải hạ cánh khẩn cấp và tàu bay mà lượng nhiên liệu còn lại không đủ để thực hiện bay chờ hoặc bay đi sân bay dự bị an toàn.

Chương 5.

BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG KHÔNG

Điều 18. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh phục vụ chuyên cơ

1. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh phục vụ chuyên cơ (sau đây gọi tắt là thẻ, giấy phép) bao gồm:

a) Thẻ có giá trị sử dụng nhiều lần là thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng nhiều lần, có ký hiệu khu vực chuyên cơ được hiển thị bằng màu đỏ, được cấp cho người phục vụ thường xuyên chuyến bay chuyên cơ, bao gồm: người làm nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm, phục vụ chuyến bay chuyên cơ; người làm việc thường xuyên trong khu vực nhà khách chuyên cơ; người phục vụ thường xuyên đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ; nhân viên hãng hàng không phục vụ thường xuyên tàu bay chuyên cơ;

b) Thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng một lần cho từng chuyến bay được cấp cho: nhân viên hàng không trực tiếp chuẩn bị chuyến bay chuyên cơ; nhân viên an ninh hàng không được giao nhiệm vụ trực tiếp canh gác bảo vệ, kiểm tra an ninh cho chuyến bay chuyên cơ; người phục vụ khách của chuyến bay chuyên cơ;

c) Giấy phép có giá trị sử dụng nhiều lần là giấy phép kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng nhiều lần, được cấp cho các phương tiện hàng không hoạt động trong khu bay phục vụ trực tiếp chuyến bay chuyên cơ;

d) Giấy phép kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng một lần được cấp cho các phương tiện trực tiếp phục vụ chuyến bay chuyên cơ, phương tiện trực tiếp phục vụ khách của chuyến bay chuyên cơ.

2. Chỉ có phương tiện có giấy phép kiểm soát an ninh phục vụ chuyên cơ, người có thẻ kiểm soát an ninh phục vụ chuyên cơ mới được vào vị trí đỗ tàu bay chuyên cơ, khu vực nhà khách chuyên cơ và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân viên an ninh hàng không. Thẻ phải được đeo trước ngực (người trên phương tiện có giấy phép cũng phải đeo thẻ), giấy phép phải để ở vị trí kính trước mặt người điều khiển phương tiện trong suốt thời gian trong khu vực phục vụ chuyên cơ.

3. Cục Hàng không Việt Nam triển khai thực hiện việc cấp, phát hành mẫu thẻ, giấy phép; cấp và quản lý thẻ có giá trị sử dụng nhiều lần; hướng dẫn Cảng vụ hàng không cấp và quản lý thẻ có giá trị sử dụng một lần, giấy phép có giá trị sử dụng nhiều lần, một lần.

4. Thủ trưởng đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ đăng ký danh sách nhân viên phục vụ thường xuyên chuyến bay chuyên cơ với Cục Hàng không Việt Nam để được cấp thẻ có giá trị sử dụng nhiều lần, trong đó nêu rõ nhiệm vụ thường xuyên của người được đề nghị cấp thẻ, số thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng nhiều lần; trường hợp chưa được cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng nhiều lần thì phải gửi kèm hồ sơ đề nghị cấp thẻ kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng nhiều lần theo quy định của Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được danh sách hoặc thông báo việc không cấp thẻ mà không cần nêu rõ lý do.

5. Thủ trưởng đơn vị quản lý phương tiện hoạt động trong khu bay phục vụ trực tiếp chuyến bay chuyên cơ đăng ký danh sách phương tiện với Cục Hàng không Việt Nam để được cấp giấy phép có giá trị sử dụng nhiều lần, trong đó nêu rõ chức năng sử dụng của phương tiện đối với chuyến bay chuyên cơ. Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được danh sách hoặc thông báo việc không cấp giấy phép mà không cần nêu rõ lý do.

6. Thủ trưởng, người được ủy quyền của đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ đăng ký với cảng vụ hàng không danh sách người, phương tiện đề nghị cấp thẻ, giấy phép sử dụng một lần, xuất trình thẻ kiểm soát an ninh hoặc giấy tờ nhận dạng của mình, ký nhận vào sổ theo dõi cấp phát thẻ, giấy phép. Sau khi kết thúc công việc phục vụ chuyên cơ, người ký nhận thẻ có trách nhiệm thu hồi và giao trả cảng vụ hàng không số thẻ, giấy phép đã cấp, ký xác nhận đã trả đầy đủ thẻ, giấy phép.

7. Thủ trưởng, người được ủy quyền của đơn vị có trách nhiệm đón/tiễn khách của chuyến bay chuyên cơ đăng ký với cảng vụ hàng không danh sách người, phương tiện đề nghị cấp thẻ, giấy phép sử dụng một lần, nộp giấy tờ nhận dạng của người được đề nghị cấp thẻ, ký nhận vào sổ theo dõi cấp phát thẻ, giấy phép. Sau khi kết thúc công việc, người ký nhận thẻ có trách nhiệm thu hồi và giao trả cảng vụ hàng không số thẻ, giấy phép đã cấp, ký xác nhận đã trả đầy đủ thẻ, giấy phép và nhận lại giấy tờ nhận dạng đã nộp.

8. Địa điểm cấp thẻ, giấy phép sử dụng một lần phải nằm ngoài khu vực phục vụ chuyên cơ. Cảng vụ hàng không thống nhất với người khai thác cảng hàng không về địa điểm, thời gian cấp cụ thể, phù hợp với từng cảng hàng không. Chữ ký của người đăng ký nhận thẻ, giấy phép nêu tại các khoản 5 và khoản 6 của Điều này phải được đăng ký trước với cảng vụ hàng không. Việc cấp, thu hồi thẻ, giấy phép phải được cơ quan cấp thẻ, giấy phép ghi chép và lưu giữ trong sổ cấp thẻ với các nội dung: tên người được cấp, đơn vị công tác, nhiệm vụ thực hiện, số thẻ, giấy phép, ký nhận, trả thẻ.

9. Ngoài các quy định của Thông tư này, việc cấp thẻ, giấy phép phải đáp ứng và tuân thủ các quy định trong Chương trình an ninh hàng không dân dụng, Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư lệnh cảnh vệ và Cục Hàng không Việt Nam.

10. Đối với các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, đại diện ngoại giao của nước ngoài đón tiễn đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ và các phương tiện vận chuyển, trực tiếp phục vụ các đối tượng đó, việc giám sát an ninh hàng không được thực hiện nhưng không thực hiện việc soi chiếu an ninh và thủ tục cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh.

Điều 19. Bảo đảm an ninh, trật tự công cộng tại khu vực cảng hàng không, sân bay khi có chuyến bay chuyên cơ

1. Lực lượng an ninh hàng không phối hợp với công an địa phương thiết lập các chốt kiểm soát hệ thống đường ra/vào cảng hàng không với các nhân viên và thiết bị phù hợp; tổ chức kiểm soát, duy trì trật tự tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay trong suốt quá trình chuẩn bị và phục vụ chuyên cơ; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gây mất an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ.

2. Người khai thác cảng hàng không bố trí đủ lực lượng, trang thiết bị an ninh để giám sát, kiểm soát người, phương tiện ra/vào, hoạt động trong khu vực phục vụ chuyên cơ; hành lý, hàng hóa khi đưa vào khu vực phục vụ chuyên cơ; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây uy hiếp an ninh, an toàn của chuyến bay chuyên cơ.

Điều 20. Bảo đảm an ninh suất ăn cho khách chuyên cơ

1. Doanh nghiệp chế biến suất ăn có trách nhiệm bảo đảm về an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn cho chuyến bay chuyên cơ xuất phát từ Việt Nam; niêm phong và lưu giữ các mẫu suất ăn cho khách chuyên cơ ít nhất 24 giờ, kể từ khi đưa suất ăn lên phục vụ trên tàu bay chuyên cơ.

2. Lực lượng an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm phối hợp với hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, doanh nghiệp chế biến suất ăn thực hiện việc kiểm tra bằng trực quan đối với suất ăn cho chuyến bay chuyên cơ xuất phát từ Việt Nam trước khi đưa vào tủ đựng suất ăn của tàu bay, niêm phong an ninh tủ đựng suất ăn và bố trí nhân viên an ninh hàng không áp tải suất ăn từ nơi chế biến ra tàu bay.

3. Hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ thực hiện công tác kiểm tra an ninh phù hợp đối với suất ăn cho chuyến bay chuyên cơ khi ở nước ngoài.

4. Tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay tủ đựng suất ăn cho khách chuyên cơ còn nguyên niêm phong an ninh.

Điều 21. Chất lượng đối với nhiên liệu của tàu bay chuyên cơ

1. Hãng hàng không kiểm tra, giám sát việc bảo đảm chất lượng đối với nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ theo quy định.

2. Nhiên liệu trước khi nạp lên tàu bay chuyên cơ phải có phiếu Chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu phù hợp.

3. Nhiên liệu còn lại trên tàu bay phải được kiểm tra chất lượng theo tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay; nhiên liệu còn trên tàu bay không đáp ứng yêu cầu phải được rút khỏi tàu bay, thùng chứa nhiên liệu của tàu bay phải được súc rửa trước khi nạp nhiên liệu mới.

4. Công tác kiểm tra an ninh đối với phương tiện, người điều khiển phương tiện vận chuyển nhiên liệu của tàu bay chuyên cơ trước khi vào khu bay tại Việt Nam:

a) Trường hợp xe chở nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ đi qua khu vực công cộng thì phải có nhân viên an ninh của đơn vị tra nạp đi kèm áp tải;

b) Nhân viên an ninh của người khai thác cảng hàng không phải kiểm tra toàn bộ xe tra nạp, các niêm phong nắp bồn của phương tiện trước khi vào khu vực hạn chế;

c) Đơn vị tra nạp phải phân công nhân viên điều khiển phương tiện, nhân viên tra nạp có tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt để thực hiện nhiệm vụ; thực hiện đúng quy trình kiểm tra xe tra nạp và các phương tiện tra nạp trước khi thực hiện việc tra nạp.

5. Công tác kiểm tra, giám sát an ninh, an toàn trước và trong quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay chuyên cơ:

a) Việc nạp nhiên liệu lên tàu bay tại Việt Nam được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của Tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện cơ quan cảng vụ; đại diện Tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ; đại diện người khai thác cảng hàng không; đại diện đơn vị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ; có biên bản ghi nhận do đại diện cảng vụ hàng không thực hiện;

b) Việc nạp nhiên liệu lên tàu bay tại nước ngoài được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của Tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện Tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ; đại diện Bộ Tư lệnh cảnh vệ;

c) Tổ giám sát có trách nhiệm: kiểm tra tính hợp pháp của phiếu Chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu; kiểm tra niêm phong các cửa xả, nạp của phương tiện tra nạp; giám sát toàn bộ quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay; trường hợp tại Việt Nam giám sát việc lấy mẫu và niêm phong mẫu sau khi tra nạp;

d) Tại Việt Nam, phiếu chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu phải được thủ trưởng hoặc người được ủy quyền của đơn vị cung cấp nhiên liệu hoặc người phụ trách phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 ký xác nhận.

6. Lấy mẫu, lưu trữ mẫu nhiên liệu và các giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam:

a) Trước khi tra nạp phải tiến hành lấy mẫu nhiên liệu còn lại trên tàu bay và nhiên liệu chứa trên phương tiện tra nạp, niêm phong và lưu mẫu nhiên liệu; vật dụng dùng để lưu mẫu có dung tích tối thiểu là 01 lít làm bằng vật liệu không có khả năng làm thay đổi tính chất nhiên liệu;

b) Trên mỗi mẫu phải ghi rõ: số hiệu tàu bay được nạp, số hiệu xe tra nạp, thời gian lấy mẫu, tên người lấy mẫu, ngày niêm phong, tên và chữ ký của người niêm phong;

c) Chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu, mẫu nhiên liệu chuyên cơ phải được lưu tại đơn vị cung cấp nhiên liệu và người khai thác cảng hàng không nơi nạp nhiên liệu cho đến khi tàu bay chuyên cơ hạ cánh an toàn ở sân bay đến.

7. Đối với chuyên cơ nước ngoài, thực hiện theo các quy định tại Điều này và các yêu cầu khác của người khai thác tàu bay.

Điều 22. Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam

1. Người khai thác cảng hàng không bố trí lực lượng an ninh canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay chuyên cơ từ khi tàu bay được đưa vào vị trí đỗ chuẩn bị khai thác cho đến khi kết thúc công tác phục vụ chuyên cơ.

2. Trong trường hợp tàu bay chuyên cơ đỗ qua đêm, hãng hàng không phải niêm phong cửa tàu bay và bàn giao cho lực lượng an ninh của người khai thác cảng hàng không; khu vực tàu bay đỗ phải đủ cường độ ánh sáng và được bố trí người canh gác hoặc giám sát bằng camera nhằm phát hiện và ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận tàu bay trái phép. Cầu thang, ống lồng, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di rời khỏi tàu bay.

3. Công tác kiểm tra, giám sát an ninh đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ, bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay được thực hiện theo quy định của Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư lệnh cảnh vệ và Cục Hàng không Việt Nam về kiểm tra an ninh chuyên cơ.

4. Công tác kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay chuyên cơ:

a) Đồ vật phục vụ trên tàu bay trước khi đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X hoặc kiểm tra trực quan và chịu sự giám sát an ninh liên tục cho tới khi đưa lên tàu bay.

b) Đồ vật phục vụ trên tàu bay khi đưa lên, đưa xuống tàu bay phải được kiểm tra an ninh, đối chiếu về số lượng, chủng loại.

c) Đồ vật phục vụ trên tàu bay thực hiện chuyến bay thông thường trong nội địa Việt Nam đã được kiểm tra an ninh được phép để lại trên tàu bay để thực hiện chuyến bay chuyên cơ mà không phải đưa xuống để thực hiện lại việc kiểm tra an ninh.

Điều 23. Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài

1. Người khai thác cảng hàng không sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh toàn bộ người, hành lý, hàng hóa, vật phẩm của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không; phối hợp với an ninh của đoàn khách chuyên cơ áp tải hành lý ký gửi, hàng hóa từ nơi kiểm tra an ninh tới tàu bay chuyên cơ.

2. Đối với chuyến bay chuyên cơ riêng biệt, nếu phía nước ngoài có công hàm thông báo cho phía Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao có yêu cầu bằng văn bản không kiểm tra an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu người khai thác cảng hàng không thực hiện theo nội dung công hàm, công văn đề nghị đối với người, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ.

3. Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh cảnh vệ triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh tăng cường cho tàu bay, khách chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ nước ngoài tại khu vực cảng hàng không, khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận với cơ quan đại diện nước ngoài.

Điều 24. Quản lý danh sách nhân viên an ninh, nhân viên phục vụ chuyến bay chuyên cơ tại Việt Nam

Tổng công ty cảng hàng không khu vực lập, quản lý danh sách nhân viên an ninh hàng không, nhân viên phục vụ tại nhà khách chuyên cơ.

Chương 6.

TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO CHUYÊN CƠ

Điều 25. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam

1. Tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không Việt Nam thực hiện, chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, các thay đổi liên quan đến kế hoạch bay chuyên cơ tới các cơ quan, đơn vị sau:

a) Cảng vụ hàng không;

b) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;

c) Tổng công ty Cảng hàng không khu vực nơi có cảng hàng không mà tàu bay chuyên cơ cất cánh, hạ cánh.

2. Phối hợp triển khai thống nhất kế hoạch bay chuyên cơ với hãng hàng không được giao nhiệm vụ thực hiện chuyến bay chuyên cơ và giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch.

3. Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ; đôn đốc, theo dõi công tác chuẩn bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, phối hợp xử lý các tình huống bất thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ.

4. Thực hiện việc cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ thuộc thẩm quyền; phối hợp, hỗ trợ hãng hàng không Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ trong việc xin phép bay của nước ngoài.

Điều 26. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng không khu vực

1. Tiếp nhận nhiệm vụ chuyên cơ từ Cục Hàng không Việt Nam.

2. Tổ chức triển khai nhiệm vụ chuyên cơ đến các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tại cảng hàng không; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chuyên cơ.

3. Tổ chức giám sát trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ của các tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không thuộc trách nhiệm quản lý.

Điều 27. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh

1. Chủ trì phối hợp việc bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ và hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong khu vực sân bay;

2. Bố trí khu vực đỗ riêng, bố trí lực lượng canh gác bảo vệ cho tàu bay chuyên cơ và chủ trì phối hợp canh gác bảo vệ tàu bay chuyên cơ;

3. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ phận phục vụ, chuẩn bị tàu bay chuyên cơ làm nhiệm vụ, bảo đảm lịch cất hạ cánh của tàu bay chuyên cơ;

4. Phối hợp việc tổ chức các nghi lễ đón, tiễn phù hợp với tính chất của nhiệm vụ chuyên cơ, đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

5. Đối với các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài: Cảng hàng không phối hợp với cơ quan có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an bảo đảm an ninh tăng cường cho tàu bay, khách chuyên cơ nước ngoài tại khu vực sân bay Việt Nam, khi có yêu cầu của phía nước ngoài.

Điều 28. Trách nhiệm của hãng hàng không Việt Nam được giao nhiệm vụ chuyên cơ

1. Tiếp nhận, triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ

2. Lập phương án phục vụ chuyên cơ bao gồm: xác định tàu bay thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, tàu bay dự bị thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, đường bay, danh sách các nước đề nghị xin phép bay qua, bay đến, điểm vào, điểm ra các nước, các chi tiết liên quan đến việc khai thác, bảo đảm kỹ thuật, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị và những thay đổi phát sinh.

3. Xin phép bay cho các chuyến bay chuyên cơ Việt Nam bay trong nước do hãng thực hiện phù hợp với quy định hiện hành. Phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao xin phép bay cho các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay quốc tế.

4. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn, an ninh và lịch trình cất hạ cánh cho tàu bay chuyên cơ Việt Nam trong cả quá trình thực hiện nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ, Cục Lễ tân Nhà nước và đơn vị làm công tác tiền trạm để lên phương án phục vụ tại sân bay nước ngoài.

5. Lập quy trình phục vụ, vị trí ngồi, lựa chọn khách khi phục vụ khách chuyên cơ chung với khách thường, thông báo cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Cục Lễ tân Nhà nước, Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức thực hiện.

6. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ khách chuyên cơ chu đáo, an toàn, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Chủ trì hướng dẫn, duy trì trật tự đảm bảo an ninh trên tàu bay chuyên cơ khi có tùy tùng và các đối tượng khác bay cùng khách chuyên cơ.

7. Phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh cho hàng hóa, hành lý, tài liệu và tài sản của đoàn khách chuyên cơ.

8. Phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ ở nước ngoài.

9. Đối với chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại, hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ gây mất an ninh, an toàn cho khách chuyên cơ; không vận chuyển hành khách đặc biệt theo quy định về bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại.

Điều 29. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

1. Phối hợp hiệp đồng điều hành bay với cơ quan quản lý điều hành bay và quản lý vùng trời của quân đội.

2. Phối hợp thực hiện quy định về việc hạn chế khai thác tại Cảng hàng không.

3. Bảo đảm phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác, hành lang bay, phương thức thông tin liên lạc trong quá trình điều hành chuyến bay chuyên cơ.

4. Bảo đảm chế độ làm việc liên tục của thiết bị điều hành bay trong cả quá trình điều hành chuyến bay chuyên cơ.

5. Sẵn sàng xử lý các tình huống bất thường.

Điều 30. Quản lý hồ sơ thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ

Cơ quan, đơn vị tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ có trách nhiệm ghi nhận và lưu trữ đầy đủ các chi tiết việc giao nhận, chuẩn bị, triển khai, thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ và xử lý sự cố theo quy định về lưu trữ và Nhà nước.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số 02/2004/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế chuyên cơ hàng không dân dụng.

Điều 32. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như Điều 23;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp).
- Lưu: VT, VTải

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

MINISTRY OF TRANSPORT
----------

 SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No:28/2010/TT-BGTVT

Hanoi, September 13, 2010

 

CIRCULAR

ON THE ELABRATION OF DIGNITARY FLIGHT GOVERNING

Pursuant to the 2006’s Vietnam Law on Civil Aviation ;

Pursuant to the 2008’s Law on promulgation of legislative documents ;

Pursuant to the Government’s Decree No.24/2009/ND-CP dated March 05, 2009 detailing and guiding implementation of the Law on Introduction of Legislative Documents;

Pursuant to the Government’s Decree No.24/2009/ND-CP dated April 28, 2008 defining functions, rights, obligations and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Decree No.03/2009/ND-CP dated January 01, 2009 on the governing of dignitary flights (hereinafter referred to as “Decree No.03/2009/ND-CP “);

The Minister of Transport hereby specifies details on dignitary flights as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subject of application

1. This Circular specifies organization, operation and governing of Vietnamese dignitary flights. Where it is requested by competent authorities specified in Article 9 of the Government’s Decree No.03/2009/ND-CP dated January 09, 2009 on the governing of dignitary flights, the provisions hereof shall apply to foreign dignitary flights into, out of or through Vietnam’s airspace.

Article 2. Requirements for Vietnamese airlines operating dignitary flights 

Every Vietnamese airlines wishing to provide dignitary flights shall:

1. Possess a valid aircraft operator's certificate issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam; have capabilities and scope of operation, as specified in the certificate, relevant to dignitary flights assigned.

2. Have at least 05 years of experience in operating commercial aircrafts; have safety control and reliability programs concerning the operation and technical assurance of aircrafts as per regulations, fulfill requirements for aviation safety.

Chapter 2.

AIRCARFT, AIRCREW AND STAFF SERVING DIGNITARY FLIGHTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The dignitary aircraft shall be registered in Vietnam and operated by an airline which meets all requirements specified in Article 2 hereof.

2. The dignitary aircraft must have at least two engines.

3. An airworthiness certificate is required.

4. At the time of the dignitary flight, the following requirements shall be satisfied:

a) The dignitary aircraft and equipment install abroad thereof shall be maintained in accordance with the approved maintenance plan;

b) All airworthiness directives applicable to the aircraft shall be duly implemented;

c) There is not a device or system malfunctioning or similarly breaking down in 03 (three) consecutive days of operation or 07 (seven) continuous flights but undergoing incomplete or permissibly delayed repair as shown in the minimum equipment list of the aircraft's critical systems for propulsion , fire alarm and extinguishment, hydraulic operations and aircraft maneuvering;

d) Emergency equipment shall be sufficiently fitted and ready for working.

5. The fuselage of the aircraft shall not be used in excess of two-thirds of its life limit, if applicable, as determined by calendar, flight hour or cycle according to the manufacturer’s regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The dignitary aircraft shall be configured so as to meet eligibility requirements for diplomatic protocol.

8. A dignitary aircraft shall have at least 02 (two) beds or convenient seats for the repose of the passengers on a flight that lasts 04 (four) hours or longer.

9. Be approved in writing by the Director

General or Director of the Vietnamese airline for the dignitary flight.

Article 4. Requirements for engines of dignitary aircrafts

1. Dignitary aircraft engines shall be operated and maintained according to the operation manual and maintenance program approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. The operation, maintenance and overhaul of aircraft engines shall be fully and clearly recorded in writing.

3. c) There is not a device or system malfunctioning or similarly breaking down in 03 (three) consecutive days of operation or 07 (seven) continuous flights but undergoing incomplete or permissibly delayed repair as shown in the minimum equipment list of the aircraft's critical systems including engine operation indicator, fire alarming and extinguishment system and aircraft maneuvering system ;

4. Be approved by the Director General or Director of the Vietnamese airline for the dignitary flight.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The dignitary aircraft pilot shall meet requirements for the operation of the relevant aircraft in accordance with regulations of laws.

2. A dignitary aircraft pilot having the nationality of Vietnam shall:

a) Acquire qualifications in the profession, flying skills and English proficiency at level 4 or higher according to the standards of the International Civil Aviation Organization;

b) The first pilot has accumulated at least 4,000 flight hours and the copilot has gained 2,000 flight hours when operating the aircrafts whose average flight time per flight is longer than 02 (two) hours.; Otherwise, the first pilot and copilot have experienced 3,000 and 1,500 flight hours, respectively, when operating the aircrafts whose average flight time per flight is shorter than 02 hours;;

b) Be ethical and well-manner, have fine sense of responsibility and discipline, have clear personal record

dd) Have not made any mistakes that threaten aviation safety and are disciplined by warning or stricter penalty in 24 months prior to the operation of the dignitary flight;

e) Be approved in writing by the Director General or Director of Vietnamese airline for the dignitary flight.

3. A dignitary aircraft pilot holding foreign citizenship:

a) Have entered an employment contract, for at least 24 months prior to the selection of the VIP flight’s pilots, with the airline providing the dignitary flight. Where a new aircraft having been operated in Vietnam in less than 24 months is employed upon special request, the pilots whose employment contract is effective for at least 03 months may be selected.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Possess expertise, responsibility and sense of discipline to fulfill the Vietnamese dignitary flight;

d) Meet the requirements for dignitary aircraft pilots as specified in point b, c, d, dd and e, clause 1 of this Article e;

dd) Work with Vietnamese pilots;

e) Be approved by the Director General or Director of the Vietnamese airline for the dignitary flight.

Article 6. Eligibility requirements for flight attendants on dignitary flights

Every flight attendant on a dignitary flight shall:

1. Acquire the required knowledge of passenger safety as stipulated in regulations of laws;

2. Hold the citizenship of Vietnam;

3. Have accumulated at least 700 duty hours as flight attendant;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Be ethical and well-mannered, have fine sense of responsibility and discipline, have clear personal record;

6. Have not made any mistake disciplined by warning or stricter penalty in 12 months prior to the date of selection of flight attendants serving dignitary flights;                         

7. e approved by the Director General or Director of the Vietnamese airline to serve on the dignitary flight.

Article 7. Eligibility requirements for in-flight technicians (hereinafter referred to as “in-flight technician”)

Every in-flight technician shall:

1. Be a citizen of Vietnam or any foreign country and meet requirements for aircraft technicians as stipulated the regulations of laws.

2. Possess a B1, B2 or C certificate in aircraft maintenance relevant to the serviced aircraft;

3. Be ethical and well-mannered, have fine sense of responsibility and discipline, have clear personal record;

4. Have not made any mistakes disciplined by warning or stricter penalty in 12 months prior to the date of selection of technicians for the dignitary flights;                         

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Certification of dignitary aircraft technical conditions

1. In addition to the compliance with the regulations on the confirmation of the completion of maintenance tasks, the competent technicians of the Vietnamese airline working on the dignitary flight shall append signature on the dignitary flight’s logbook to confirm the outstanding fulfillment of technical preparation for the dignitary aircraft.

2. The technicians specified in clause 1 of this Article may be Vietnamese or foreign and shall be approved in writing by the Director General or Director of the Vietnamese airline to serve on the dignitary flight

Article 9. Management of dignitary aircrafts, engines, flight crew and technicians

1. Vietnamese airlines providing dignitary flights shall prepare, manage and submit to the Civil Aviation Authority of Vietnam the lists of Vietnamese dignitary aircrafts and their engines, flight crew and technicians who are permitted to serve on dignitary flights in accordance with the requirements specified in Article 3, 4, 5, 6, 7 and 8 hereof.

2. Vietnamese airlines providing dignitary flights shall submit to the relevant Airports Authority, directly or by fax, the full list of their staff, excluding those serving on the dignitary aircraft before the boarding procedure.

Chapter 3.

AIRPORTS

Article 10. Areas exclusively reserved for dignitary aircraft

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The portion of the apron and parking position for a dignitary aircraft shall be maintained within a protection corridor in adherence to, relevant security and safety requirements, to exhibit solemnity and convenience for the welcoming and farewell ceremonies.

3. Airport operators shall specify the portions of the apron, parking positions and, apron operation procedure within authority and report to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval before updating data in the airport operations manuals.

The written application for approval shall be submitted to the Civil Aviation Authority of Vietnam directly or by post. Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue its approval and inform the airport operator within 03 days from the date of receipt of the application. In case of rejection, the reasons for rejection shall be specified.

4. the airport authority shall take charge of and cooperate with airport operators and providers of aviation services in the airport in specifying the areas and procedures for the convenient and rapid handling of the dignitary flight’s cargo and passengers’ luggage in the airport in accordance with the regulations on aviation security and safety.

Article 11.Runways, taxiways, aprons and instruments for flight activity control

1. Airport operators shall inspect runways, taxiways and aprons to ensure that they meet safety requirements for dignitary flights. Inspection activities shall be completed about 30 to 45 minutes prior to the expected time of landing or takeoff of the dignitary aircraft.

2. Technical inspection activities shall be completed about 90 to 180 minutes prior to the expected time of landing or takeoff of the dignitary aircraft.

3. Inspection activities specified in clauses 1 and 2 shall be recorded in writing and such records shall be retained by relevant agencies.

Article 12. Restrictions of airport operation during the process of dignitary flights

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For departing flights: The parking position of dignitary aircraft shall be protected and isolated from the time it is in position for flight preparation. The portion of the apron, taxiway and runway designated for dignitary flights shall be exclusively reserved 05 minutes before the dignitary aircraft leaves its parking position, and resume to normal operation after the dignitary aircraft reaches the takeoff position .After the dignitary aircraft takes off, the designated taxiway and runway shall resume to normal operation. Where an airport has multiple runways, those not reserved for the landing or takeoff of the dignitary aircraft shall be operated normally in accordance with the regulations on the operation of parallel runways.

3. Airport operators shall punctually give the information on airport operation restrictions during the progress of a dignitary flight to workers and operators of equipment in the vicinity of the dignitary aircraft via handie-talkie and/or by phone for their compliance.

4. When receiving a notice of operation restrictions, the workers and equipment other than those used for the dignitary flights in the vicinity of the dignitary aircraft must cease their activities.

5. The provisions prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article shall not apply in case of airport emergencies.

Chapter 4.

FLIGHT ACTIVITY CONTROL

Article 13. Notice to airmen (NOTAM)

1. Vietnam Air Traffic Management Corporation is responsible for sending NOTAMs on airport operation restrictions after being informed by the Civil Aviation Authority of Vietnam of the dignitary flight plan and amendments.

2. In case the actual landing or takeoff of the dignitary aircraft takes place over 5 minutes behind or ahead of the flight schedule:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For departing flights: The airline shall notify the airport operators who then notify the airport authority, aeronautical information service center and local air traffic management corporation;

c) The entities concerned, in regard to their functions and missions, shall provide services for the dignitary flight according to the amended plan.

Article 14. Eligibility requirements for air traffic controllers

Every air traffic controller shall:

1. Meet general regulatory criteria for air traffic controllers.

2. Possess the professional knowledge and experience in dealing well with air traffic management situations.

3. Have at least 05 consecutive years of experience in air traffic control services

4. Be ethical and well-mannered, have fine sense of responsibility and discipline, have clear personal record;

5. Be designated in writing as air traffic controller for the dignitary flight by the director of the relevant air traffic management corporation or the airport.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In aerodromes: The separation of a dignitary aircraft and other aircrafts on the ground of an airport shall be carried out in accordance with the restrictions defined in Article 12 hereof.

2. In approach controlled zones, an aircraft’s overtaking a dignitary aircraft in the same airway or track is not allowed. The minimum separation of a dignitary aircraft and other aircrafts in an approach controlled zone shall be specified as follows:

a) For radar separation: 10 NM

b) Other separation methods: shall be subject to standards.

3. In long-haul flight control zones:

a) Changes to the long-haul altitude and direction of shall be kept minimal in line with the planned route of the dignitary aircraft;

b) No request for change to the speed of the dignitary aircraft is allowed;

c) The minimum separation of a dignitary aircraft and other aircrafts in a long-haul flight control zone is defined as follows: For radar separation: 20 NM; Other separation methods: shall be subjected to standards.

4. The separation between dignitary aircrafts is similar to the separation of a dignitary aircraft and other aircrafts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vietnam Air Traffic Management Corporation and local airport corporations shall formulate and manage the lists of air traffic controllers permitted to coordinate dignitary flights.

Article 17.Principle of priority in coordination of multiple dignitary aircrafts

1. A dignitary aircraft shall be given priority to take off in succession of the ascent of a fighter aircraft;

2. A dignitary aircraft shall be given priority to land after those descending in an emergency and those unable to hold or to fly to another safe auxiliary airport due to fuel shortage;

Chapter 5.

GOVERNING OF AVIATION SECURITY

Article 18.Security control passes and permits for dignitary flights

1. Security control permit and pass for dignitary flights (hereinafter referred to as permit and pass) include:

a) Multiple- use pass valid for repeated use, on which the symbol of the dignitary flight zone is printed in red, is granted to individuals who frequently serve on dignitary flights, including those who command, inspect and supervise the governing and operation of dignitary flights, those who frequently work in dignitary lounges, those who frequently serve the persons granted dignitary flights;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Multiple- use permit is valid repeatedly and granted to aviation equipment operating in an airfield which is directly used for a dignitary flight;

d) Single- use permit is valid once and granted to the equipment that is directly used to serve the dignitary flight and its passengers.

2. Only the equipment and persons granted the security control permit and pass, respectively, can access the parking position of the dignitary aircraft and lounge under the inspection and supervision by aviation security officers. The pass shall be worn in front of the holder’s chest (the operators of the permitted equipment are also required to wear such pass ) while the security permit shall be placed on the windshield of the equipment in front of the operators during the equipment’s activities in the areas dedicated to the dignitary flight.

3. Civil Aviation Authority of Vietnam shall release specimens of the pass and permit; issue and manage multiple- use passes; guide the airport authorities’ issuance and management of single use passes, single- use and multiple- use permits.

4. Heads of the entities serving dignitary flights shall submit the list of staff who frequently serves dignitary flights to the Civil Aviation Authority of Vietnam for the issuance of multiple- use passes. Such list must specify the regular tasks of the persons recommended and the numbers of the of the multiple- use passes that, if not available, shall be requested by enclosing the applications for multiple- use pass with such list as per regulations of the civil aviation security program of Vietnam. Civil Aviation Authority of Vietnam shall grant security passes within 05 days from the date of receipt of the list or reject the request without clarifying reasons.

5. Heads of the entities managing the equipment operating in the airfields dedicated to dignitary flights shall submit the list of such equipment, which specifies their functions relevant to the dignitary flight, to the Civil Aviation Authority of Vietnam for registration and issue of multiple- use permits. Civil Aviation Authority of Vietnam shall grant security permits within 5 days from the date of receipt of the list or reject the application without specifying reasons.
6. Heads or authorized persons of the entities serving a dignitary flight shall submit the lists of staff and equipment to the relevant airport authority for registration and issue of single- use permits and passes. In addition, they are required to present their passes or identification papers, and to sign the permit and pass issue logbook. After the tasks for the dignitary flight are completed, the signer of the logbook shall be responsible for retrieving and returning to the airport authority the permits and passes granted then sign the logbook to confirm the return of all permits/passes.

7. Heads or authorized persons of the entities in charge of the dignitary flight’s welcoming and farewell ceremonies shall submit the list of staff and equipment to the relevant airport authority for issue of single- use permits and passes,. In addition, they shall also submit the identification papers of the individuals recommended and sign the permit and pass issue logbook. After the tasks regarding the dignitary flight, the signer of the logbook shall retrieve and return the permits and passes granted to the airport authority, sign the logbook to confirm the return of all permits and passes then retrieve the identification.

8. Single- use permits and passes shall be given outside the areas dedicated to the dignitary flight. The airport authority and airport operator shall agree on the location, date and time for the issue of passes and permits according to the conditions of each airport. The signatures of the recipients of passes permits as specified in clause 5 and 6 hereof shall be registered with the airport authority in advance. The issue and retrieval of permits and passes shall be recorded by the issuer in the logbook which specifies the name of those granted permits and passes, their units, missions, numbers of the permits and passes, signatures and return of passes

9. In addition to the provisions hereof, issue of passes and permits shall meet and conform to regulations specified in the civil aviation security program and the Regulation on Cooperation between the Guard High Command and Civil Aviation Authority of Vietnam (hereinafter referred to as “the Cooperation Regulation”).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Maintaining of security and order in airports, aerodromes during dignitary flights

1. Airport security forces shall cooperate with local police authorities in setting up checkpoint for monitoring to an airport’s entrances by employing the appropriate staff and equipment, control and maintain order during the preparation and serving of dignitary flights; discover, prevent and deal with actions against the security and safety of dignitary flights in timely manner.

2.Airport operators shall dispose sufficiently the security equipment and personnel for monitoring and controlling persons and facilities entering and exiting the areas dedicated to dignitary aircrafts, luggage and goods transported to such areas; discover, prevent and stop the threats against the security and safety of dignitary flights.

Article 20. Securing of meals for passengers on dignitary flights

1. Catering companies (referred to as the caterers) shall be responsible for the security and safety of the meals on dignitary aircrafts departing from Vietnam; store and seal the samples of such meals for at least 24 hours from the time of conveyance of the meals onto the dignitary aircraft.

2. Airport security forces under the airport operators shall cooperate with airlines operating dignitary flights and caterers in carrying out the physical inspection of airline meals for dignitary flights departing from Vietnam before storing them in the aircraft’s meal carts. Such carts shall then be sealed and escorted by security staff when transported from the processing facility to the dignitary aircraft.

3. The airlines operating dignitary flights shall cooperate with the Guard High Command in conducting proper security checks on airline meals on the dignitary aircraft abroad

4. The aircrew shall only accept the boarding of airline meal carts on which the security seal remains intact.

Article 21.Quality of fuel for dignitary aircrafts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Fuel, before transmitted into the aircraft, must be properly certified in writing in regard to its quality.

3. The remaining fuel on a dignitary aircraft shall undergo quality inspection according to the aircraft maintenance manual. The remaining fuel, if failing requireiments, shall be removed from the aircraft and the. aircraft’s fuel tank shall be cleaned prior to refueling.

4. The security check on the refueling vehicles for dignitary aircrafts (hereinafter referred to as “refuelers”) and their drivers before entering airfields in Vietnam shall be conducted as follows:

a) A refueler passing a public area shall be escorted by the guards of the refueling service provider;

b) Security guards of the airport operator shall check examine all refuelers and cap seals on the vehicles’ tanks prior to their entering the restricted areas;

c) The refueling service provider shall sign high-skilled and ethical refueling staff and drivers to carry out the tasks. It shall comply with the procedure for inspection of refuelers and equipment prior to refueling.

5. The inspection and supervision of security and safety before and during the process of refueling dignitary aircrafts shall be carried out as follows:

a) Aircrafts in Vietnam shall be refueled in the presence of a supervisory team that consists of the representatives of the airport authority, the technical team preparing dignitary aircraft, the airport operator and the refueling service provider. The refueling of the aircraft shall be recorded in writing by the representative of the airport authority;

b) Aircrafts shall be refueled overseas in the presence of a supervisory team that consists of the representatives of the technical team preparing the dignitary aircraft and the Guard High Command;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) In Vietnam, the Certificate of fuel quality inspection shall be endorsed by the signature of the head or authorized person of the fuel supplier or the head of a laboratory exercising TCVN ISO/IEC 17025.

6. the collection and storage of fuel samples and the retention of certificates of fuel quality inspection in Vietnam shall be carried out in Vietnam as follows:

a) Prior to refueling, the remaining fuel in the aircraft and the fuel stored in the refueling equipment and vehicles shall be sampled. Such fuel samples shall then be sealed and stored in a container of at least 01 liter, whose constituent materials do not alter the fuel’s properties;

b) The registration codes of the refueled aircraft and refueling vehicles, date of sampling, names of sample collectors, and date of sealing, names and signatures of sealing persons shall be specified on the label of each sample.

c) Certificates of fuel quality inspection and fuel samples shall be retained by the fuel suppliers and operators of the airports where the aircraft is refueled until the refueled aircraft safely lands at the destination airport.

7. Foreign dignitary aircrafts shall be governed by this Article and other requirements of the aircraft operators.

Article 22.Security of Vietnamese dignitary flight

1. import operators shall arrange security units to, guard, monitor and protect the dignitary aircraft upon its entry into parking position until the completion of services for the dignitary flight.

2. The doors of a dignitary aircraft parking overnight shall be sealed by airline, which then hands over it to the security team of the airport operator. The portion of apron where the aircraft taxies shall be well-lighted and monitored by guards or cameras to detect and prevent people and vehicles from accessing without permission. Jet bridges, boarding ramps, conveyor belts and other equipment shall be detached and taken away from the dignitary aircraft.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The aviation security check and monitoring of articles used on dignitary aircrafts shall be conducted as follows:

a) The articles used on the aircraft shall undergo X-ray screening or physical inspection and be continuously monitored before conveyed aboard the aircraft.

b) The articles used on the aircraft shall undergo security check, recounting and resorting when conveyed onto and out of the aircraft.

c) The articles on normal domestic flights in Vietnam, which have already underwent security check, can be remained on board for the dignitary flights without any repeated security check.

Article 23.Security of foreign dignitary flights

1. Airport operators shall take on responsibilities for conducting the security check on passengers, luggage and goods of a dignitary flight in the airports and cooperate with the passengers’ security units in escorting checked luggage and cargo from security checkpoints to the aircraft.

2. If foreign authorities send a diplomatic note to Vietnamese authorities on the exemption
of their dignitary flight on an exclusive aircraft from security check or the Ministry of Foreign Affairs releases a written request for such exemption, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall request airport operators in writing to obey the diplomatic note or official request.

3. Airport operators shall cooperate with relevant divisions of the Ministry of Foreign Affairs and Guard High Command in implementing security enhancement measures applicable to the aircraft, passengers, luggage and cargo of a foreign dignitary flight in the airports upon request of competent government authorities or according to the agreement with foreign representative agencies.

Article 24. Management of the list of security officers and aircrew in Vietnamese dignitary flights

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 6.

RESPONSIBILITIES FOR DIGNITARY AIRCRAFT GOVERNING

Article 25. Responsibilities of Civil Aviation Authority of Vietnam

The Civil Aviation Authority of Vietnam shall:

1. Take in and deploy the missions of governing dignitary flights operated by Vietnam airlines foreign dignitary flights, and changes to the dignitary flight plans with:

a) Airport authorities;

b) Vietnam Air Traffic Management Corporation;

c) The airports corporation in charge of the airports where the dignitary aircraft lands and takes off.

2. Cooperate with airlines designated to operate dignitary flights in synchronizing dignitary flight plans and supervise the implementation of such plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Issue flight permits for dignitary aircrafts within authority; cooperate and assist Vietnamese airlines operating dignitary flights to acquire flight permits in foreign countries

Article 26.Responsibilities of local airport authorities

Every local airport authority shall:

1. Take in for the missions on dignitary flights from the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. Notify dignitary flight missions to state management authorities in charge of the airports; cooperate with relevant agencies in governing dignitary flights.

3. organize directly the supervision of dignitary flight missions, of the compliance of the airport’s organizations and personnel with technical regulations, aviation safety and security for dignitary flight.

Article 27. Responsibilities of operators of airports where dignitary aircraft lands or takes off

1. Take charge of providing, in the airport, the aviation security for dignitary aircrafts, passengers, cargo and luggage thereof;

2. Take charge of and arrange exclusive aprons and guards for dignitary aircraft and cooperate to protect dignitary aircraft;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Organize welcoming and farewell ceremonies according to dignitary flight missions and meet requirements of competent authorities;

5. For foreign dignitary flights: Cooperate with relevant divisions of the Ministry of Foreign Affairs and Ministry of Public Security in strengthening the aviation security of foreign dignitary aircrafts and passengers thereof in Vietnamese airports upon request of foreign authorities.

Article 28. Responsibilities of Vietnamese airlines designated to operate dignitary flights
Every Vietnamese airline designated to provide dignitary aircraft shall:

1. Undertake and accomplish missions for dignitary flight operations.

2. Prepare service plans for dignitary flights by specifying the primary aircraft, auxiliary aircraft routes, transit and destination countries points of destination and departure, technical specifications and information on the aircraft’s operations, and submit such plans to the Civil Aviation Authority of Vietnam.

3. Apply for flight permits for domestic dignitary flights operated by airlines in accordance with current regulations of laws. Cooperate with the Consular Department – Ministry of Foreign Affairs in applying for flight permits for Vietnamese dignitary aircrafts flying oversea.

4. Take charge of and cooperate with relevant agencies in tightening aviation security and safety and adhere to Vietnamese dignitary flight schedules, cooperate with the Office of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam, Office of the National Assembly, Office of the President, Office of the Government, Directorate of State Protocol and agencies in charge of pre-flight preparation in planning services in foreign airports..

5. Formulate the service procedure, arrange seating positions, select guests when serving dignitaries and ordinary passengers on the same aircraft, establish and inform procedures for serving to the Office of the central Committee of the Communist Party of Vietnam, Office of the National Assembly, Office of the President, office of the government, Directorate of State Protocol and Civil Aviation Authority of Vietnam.

6. Take charge of and cooperate with relevant agencies in serving passengers on dignitary flights thoroughly and safely according to the requirements of the competent authorities. Take charge of giving instructions and providing aviation security for dignitary aircraft if the dignitaries’ retinue and other persons travel on the same flight.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Cooperate with the Guard High Command in improving aviation security for dignitary aircraft, passengers, luggage and cargo when the aircraft travels overseas.

9. Cooperate with relevant agencies in implementing effective measures for aviation safety and security; transport no special passengers on commercial aircrafts on which the dignitary flights occur as per regulations on dignitary flight security.

Article 29. Responsibilities of flight activity control service providers

Every flight activity control service provider shall:

1. Cooperate with flight operation and management authorities in operating flights and managing the military airspace.

2. Implement regulations on airport operations restriction.

3. Ensure the separation between dignitary aircrafts and other aircrafts, airways, communication methods during operation of dignitary flights.

4. Ensure the continuous functioning of flight operation equipment during the operation of dignitary flights.

5. Be ready to deal with emergencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The entities carrying out tasks for dignitary flights shall fully record the transfer, preparation, implementation of missions and the handling of emergencies in writing in accordance with regulations on document retention and government.

Chapter 7.

IMPLEMENTATION

Article 31. Effect

This Circular enters into force after 45 days from the date on which it is signed and replaces the Decision No.02/2004/QD-BGTVT dated February 23, 2004 on introductions of civil dignitary aircraft regulations.

Article 32. Implementation

The Chief of the Ministry Office, Ministerial Chief Inspector, Directors of the Civil Aviation Authority of Vietnam, Heads of agencies and relevant entities shall be responsible for the implementation of this Circular ./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MINISTER




Ho Nghia Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 28/2010/TT-BGTVT ngày 13/09/2010 quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.359

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.143.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!