Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 23/2018/TT-BGTVT giải quyết sự cố tai nạn giao thông đường sắt

Số hiệu: 23/2018/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành: 04/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy trình xử lý tin báo tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 04/5/2018, Bộ GTVT ban hành Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Theo đó, quy trình báo tin và xử lý tin báo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị gồm:

Khi có sự cố , tai nạn xảy ra lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu.

Nhân viên điều độ chạy tàu phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau:

- Các ga hai đầu khu gian;

- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị.

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau:

- Cơ quan công an nơi gần nhất;

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người và trong các trường hợp cần sự phối hợp của UBND các cấp) và các đơn vị có liên quan.

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định việc báo sự cố giao thông đường sắt gây ra không phải dừng tàu, không bế tắc chính tuyến, không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu.

Thông tư 23/2018/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ PHÂN TÍCH, THỐNG KÊ BÁO CÁO VỀ SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về giải quyết sự c, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự c, tai nạn giao thông đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về trình tự, nội dung và biện pháp giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; việc phân tích, thống kê và báo cáo sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ tịch Hội đồng giải quyết sự c, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt tại hiện trường.

2. Chủ tịch Hội đồng phân tích sự c, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

3. Giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ, khôi phục giao thông đường sắt; tham gia, phối hợp điều tra và phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông đường sắt.

4. Người bị thương trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị tổn thương về sức khỏe với tỷ lệ thương tật theo quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông.

5. Người bị chết trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị chết tại hiện trường; người bị thương trong vụ tai nạn được cấp cứu nhưng chết trên đường đi cấp cứu hoặc chết tại bệnh viện.

6. Sự c giao thông đường sắt là vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

7. Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.

8. Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt là đơn vị được giao thực hiện điều hành giao thông vận tải đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

Điều 4. Nguyên tắc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt:

a) Các sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản;

b) Khi sự cố giao thông đường sắt xảy ra ở khu gian, việc lập biên bản do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện. Trường hợp sự cố giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga, việc lập biên bản do trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga hoặc nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (đối với đường st đô thị) thực hiện;

c) Sự cố giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt:

a) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải phối hợp giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục giao thông nhanh chóng và kịp thời;

b) Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn;

c) Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này;

d) Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt sau khi tai nạn xảy ra trên đường sắt;

đ) Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng;

e) Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường st.

Điều 5. Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

Khi có sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra phải thành lập ngay Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hội đồng giải quyết) theo quy định như sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thành lập Hội đồng giải quyết tai nạn trên đường sắt quốc gia; trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường st đặc biệt nghiêm trọng trên đường sắt quốc gia có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.

2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt đô thị đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.

3. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng thành lập Hội đồng giải quyết trên đường sắt chuyên dùng đối với sự cố, tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng trở xuống; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.

4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quy định việc thành lập Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn trên đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp, trừ trường hợp Hội đồng giải quyết do Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.

5. Thành phần Hội đồng giải quyết:

a) Đối với đường sắt quốc gia:

Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt: Chủ tịch Hội đồng;

Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;

Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt;

Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường st gây ra;

Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng trên đường sắt quốc gia có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Hội đng giải quyết tai nạn.

b) Đối với đường sắt đô thị:

Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị: Chủ tịch Hội đồng;

Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;

Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường st;

Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;

Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.

c) Đối với đường sắt chuyên dùng:

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng: Chủ tịch Hội đồng;

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (đối với đường sắt chuyên dùng có rối ray với đường sắt quốc gia);

Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;

Đại diện Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường st;

Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;

Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp kinh doanh đường st chuyên dùng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng giải quyết.

6. Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 37 của Thông tư này.

Điều 6. Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải thành lập Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hội đồng phân tích) như sau:

1. Đối với vụ tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia:

a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thành lập Hội đồng phân tích đối với các vụ tai nạn (trừ trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);

b) Cục Đường sắt Việt Nam thành lập Hội đồng phân tích đối với vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường st đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải đ thành lập Hội đồng phân tích.

2. Đối với vụ tai nạn xảy ra trên đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng việc thành lập Hội đồng phân tích do doanh nghiệp kinh doanh đường st đô thị, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng thành lập; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng phân tích.

3. Thành phần Hội đồng phân tích:

a) Đối với đường sắt quốc gia:

Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng (đối với vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);

Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc Chủ tịch Hội đồng đối với các vụ tai nạn (trừ trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);

Lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;

Doanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;

Tổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường st gây ra;

Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng trên đường sắt quốc gia có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Hội đồng phân tích tai nạn.

b) Đối với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng: Tùy theo sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt, Hội đồng phân tích gồm các thành phần tương ứng nêu tại điểm b, điểm c Khoản 5 Điều 5 của Thông tư này. Trong trường hợp cn thiết mời các chuyên gia của các chuyên ngành có liên quan đến an toàn giao thông đường sắt tham gia Hội đồng phân tích.

4. Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này.

Chương II

PHÂN LOẠI VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Mục 1. PHÂN LOẠI SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 7. Phân loại theo nguyên nhân

Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt bao gồm sự cố, tai nạn do nguyên nhân chủ quan và sự cố, tai nạn do nguyên nhân khách quan:

1. Sự cố, tai nạn do nguyên nhân chủ quan là sự cố, tai nạn xảy ra do tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường sắt gây ra.

2. Sự cố, tai nạn do nguyên nhân khách quan là sự cố, tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra

1. Tai nạn giao thông đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 01 đến 05 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

2. Tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có 01 người chết hoặc có từ 06 đến 08 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

3. Tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng là tai nạn có 02 người chết hoặc có từ 09 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới 01 tỷ 500 triệu đồng.

4. Tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 03 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 01 tỷ 500 triệu đồng trở lên.

Mục 2. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG

Điều 9. Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn

1. Trách nhiệm tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn

a) Khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trong khu gian do trưởng tàu hoặc lái tàu (trường hợp đoàn tàu không có trưởng tàu) tổ chức thực hiện.

b) Khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga đường sắt do trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga tổ chức thực hiện.

2. Nội dung tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn

Căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện các quy định sau:

a) Nếu vị trí xảy ra tai nạn thuận lợi cho việc đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng các phương tiện giao thông khác thì phải cử người hoặc huy động khẩn cấp người, phương tiện đưa nạn nhân đến nơi gần nhất có cơ sở y tế để cấp cứu, sau khi đã sơ cứu cho nạn nhân;

b) Tổ chức sơ cứu, đưa nạn nhân lên tàu hoặc đầu máy, đưa đến ga thuận lợi nhất để chuyển đi cấp cứu trong trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng và được phép tiếp tục chạy tàu theo quy định của pháp luật;

c) Trường hợp sau khi đã sơ cứu không thể tổ chức đưa đi cấp cứu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản này thì đề nghị Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, đơn vị có liên quan, cơ sở y tế tại nơi gần nhất hỗ trợ phương tiện, thuốc men để cấp cứu người bị nạn;

d) Khi có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu tổ chức việc cấp cứu người bị nạn;

e) Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 44 Luật Đường sắt.

Điều 10. Tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn

1. Địa điểm xảy ra tai nạn trong phạm vi khu gian:

a) Trưởng tàu hoặc lái tàu có trách nhiệm tổ chức phòng vệ theo quy định;

b) Trường hợp đoàn tàu không có trưởng tàu thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga hai đầu khu gian, điều độ chạy tàu của tổ chức điều hành giao thông vn tải đường sắt khi nhận được tin báo tai nạn của lái tàu khẩn trương có các biện pháp phong tỏa khu gian (nếu cn thiết) hoặc thông báo cho lái tàu biết có tàu chạy kế tiếp (nếu có) để lái tàu có biện pháp phòng vệ theo quy định.

2. Địa điểm xảy ra tai nạn trong phạm vi ga đường sắt: Trực ban chạy tàu ga có trách nhiệm tổ chức phòng vệ theo quy định.

3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm xây dựng, ban hành biện pháp phòng vệ khi xảy ra sự cố.

Điều 11. Báo tin và xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường sắt

1. Khi có tai nạn xảy ra, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga đường sắt gần nhất.

2. Người nhận được tin báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Trực ban chạy tàu 02 ga đầu khu gian;

b) Trưởng ga;

c) Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt;

3. Trưởng ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Cơ quan công an và Ủy ban nhân dân nơi gn nhất để xử lý, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt;

b) Đội hoặc Phòng Thanh tra - An toàn đường sắt khu vực (thuộc Cục Đường sắt Việt Nam) nơi gần nhất xảy ra tai nạn khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia;

c) Đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt nơi xảy ra tai nạn;

d) Các đơn vị liên quan trong khu ga.

4. Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt sau khi nhận được tin báo:

a) Báo ngay cho lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng khi tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng để tổ chức, giải quyết tai nạn;

b) Lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam để phối hợp xử lý theo thẩm quyền khi tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia; chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng để xử lý theo thẩm quyền khi tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng;

c) Vụ An toàn giao thông (thuộc Bộ Giao thông vận tải) khi tai nạn xảy ra trên đường st quốc gia.

5. Trường hợp vụ tai nạn có nguy cơ ách tắc chính tuyến nhiều giờ, lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải báo tin cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn và cập nhật quá trình, kết quả giải quyết để báo cáo kịp thời Cục Đường sắt Việt Nam, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.

6. Trường hợp quá thời gian chạy tàu trong khu gian theo kế hoạch chạy tàu mà không xác định được thông tin về đoàn tàu, trực ban chạy tàu của ga đón phải thông báo tới trực ban chạy tàu của ga gửi đoàn tàu để xác định vị trí đoàn tàu trong khu gian. Đồng thời báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến để có biện pháp xử lý tình hung.

7. Biện pháp báo tin:

a) Trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu), phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua các phương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp để báo tin về tai nạn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Trong trường hợp các cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì yêu cu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.

8. Nội dung thông tin phải báo tin:

a) Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải kịp thời, chính xác;

b) Thông tin ban đầu về vụ tai nạn phải có nội dung chính sau: Địa điểm xảy ra vụ tai nạn (km, khu gian, tuyến đường sắt, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố); thời gian xảy ra vụ tai nạn; số người chết, số người bị thương tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn; sơ bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị tai nạn; cơ sở hạ tng bị ảnh hưởng do vụ tai nạn gây ra;

c) Ngoài việc báo tin ban đầu theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 9 Điều này, trưởng tàu hoặc lái tàu nếu tàu không có trưởng tàu (nếu tai nạn xảy ra trong khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu tai nạn xảy ra trong ga) phải lập báo cáo vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Xử lý tin báo về vụ tai nạn:

a) Mọi tổ chức, cá nhân khi nhận được tin báo về vụ tai nạn hoặc được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin phải tìm mọi biện pháp để thực hiện theo đề nghị và báo lại cho người đề nghị (nếu được), đồng thời phải triển khai thực hiện ngay các công việc, biện pháp nghiệp vụ theo quy định nếu vụ tai nạn thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình;

b) Nếu vụ tai nạn không thuộc phạm vi, trách nhiệm giải quyết của mình thì tiếp tục báo tin về vụ tai nạn cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và phải phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm.

Điều 12. Lập.hồ sơ vụ việc vụ tai nạn giao thông đường sắt

1. Các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Thông tư này phải thực hiện lập Hồ sơ vụ việc đối với tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn).

2. Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn phải được giao lại cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga gần nhất để chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn gồm có:

a) Báo cáo vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Báo cáo của nhân viên đường sắt có liên quan theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Báo cáo của người chứng kiến (nếu có) nhưng không liên quan đến tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Biên bản bàn giao nạn nhân, tài sản và các giấy tờ có liên quan khi xảy ra vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga sau khi lập hoặc tiếp nhận Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn phải có trách nhiệm lập thành các bản sao Hồ sơ và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho các cơ quan, tổ chức sau:

a) 01 bộ gửi cho cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt;

b) 01 bộ gửi cho Phòng hoặc Đội Thanh tra - An toàn đường sắt thuộc Cục Đường sắt Việt Nam nơi gần nhất;

c) 01 bộ gửi cho đơn vị trực tiếp quản lý khai thác đường sắt thuộc doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc 01 bộ cho doanh kinh doanh đường sắt chuyên dùng khi tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng;

d) Thời gian thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này thực hiện trong vòng 48 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra.

Điều 13. Báo tin, xử lý tin báo và lập hồ sơ vụ việc về sự cố giao thông đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quy định việc báo tin, xử lý tin báo, lập Hồ sơ vụ việc, giải quyết sự cố giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt quốc gia.

2. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quy định việc báo tin, xử lý tin báo, lập Hồ sơ vụ việc, giải quyết sự cố giao thông đường xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.

Điều 14. Giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt trong trường hợp có người chết

1. Khi xảy ra tai nạn có người chết trong phạm vi khu gian, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu đoàn tàu không có trưởng tàu) phải bố trí nhân viên đường sắt ở lại để trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản cho đến khi bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, việc bố trí nhân viên đường st thực hiện như sau:

a) Trưởng tàu bố trí nhân viên đường sắt;

b) Khi đoàn tàu không có trưởng tàu, lái tàu bố trí phụ lái tàu hoặc nhân viên đường st thuộc các đơn vị khác có mặt tại hiện trường (nếu có) trông coi nạn nhân; cho phép lái tàu tiếp tục điều khiển đoàn tàu với tốc độ đảm bảo an toàn về ga gần nhất phía trước;

c) Trường hợp không thực hiện được quy định tại điểm b Khoản này, lái tàu phải liên hệ với trực ban chạy tàu ga để cử người đến hiện trường vụ tai nạn để trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản. Khi chưa có người đến để trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản, lái tàu phải trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này.

2. Trường hợp mà vị trí người chết gây trở ngại đến chạy tàu thì các cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này phải đánh dấu, xác định vị trí người chết (phải ghi rõ trong biên bản tai nạn) rồi đưa ra khỏi phạm vi trở ngại để cho tàu chạy tiếp.

3. Trường hợp có người chết trên tàu thì trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện như sau:

a) Đưa thi thể nạn nhân xuống ga gn nhất theo hướng tàu chạy, làm thủ tục và bàn giao cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu tại ga giải quyết;

b) Trường hợp nạn nhân có thân nhân đi cùng và nếu có yêu cầu, thì có thể giải quyết cho xuống ga thuận lợi nhất nhưng không được đi quá 100 km tính từ vị trí nạn nhân bị chết;

c) Trong mọi trường hợp đều không được giải quyết theo hướng đưa nạn nhân trở lại ga đi.

4. Khi có người chết vì tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi ga đường st hoặc trên tàu giao xung thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga phải tổ chức trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản, phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác tiếp tục giải quyết.

5. Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân:

a) Trường hợp nạn nhân bị chết có thân nhân đi cùng hoặc là người địa phương hoặc là người của cơ quan, đơn vị ở gần ga, người được giao nhiệm vụ và thân nhân người bị nạn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp nạn nhân bị chết chưa xác định được tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi phối hợp với cơ quan công an làm xong các thủ tục lập Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn, người được giao nhiệm vụ liên hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn để bàn giao thi thể nạn nhân cho chính quyền địa phương tổ chức chôn cất theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Đường sắt;

c) Trường hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, người được giao nhiệm vụ phối hợp với công an, chính quyền địa phương báo cáo về cơ quan công an cấp tỉnh để giải quyết.

6. Hồ sơ chôn cất nạn nhân thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

7. Khi Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn tại hiện trường (trong trường hp trưởng ga không được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn) thì trưởng ga báo cáo lại và thực hiện các công việc giải quyết hậu quả đối với người bị chết theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn.

Điều 15. Khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ

1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, hoặc các trường hợp bất thường khác dẫn đến phải dừng tàu mà những người có mặt tại hiện trường không có khả năng giải quyết đ bảo đảm an toàn cho tàu chạy tiếp thì trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu xảy ra trong khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu xảy ra trong ga) phải yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kết cu hạ tầng đường st và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để cứu hộ.

2. Trách nhiệm của người yêu cầu cứu hộ:

a) Phải khẩn trương quan sát hiện trường, tổng hợp tình hình, thông báo đầy đủ, chính xác nội dung của yêu cầu cứu hộ và chịu trách nhiệm về nội dung yêu cầu cứu hộ của mình;

b) Sau khi yêu cầu cứu hộ, cùng nhân viên các đơn vị liên quan có mặt tại hiện trường tiến hành kiểm tra, xem xét hiện trường rồi lập biên bản ban đầu, đồng thời phân công người bảo vệ hiện trường cho đến khi cơ quan chức năng đến giải quyết.

3. Trong trường hợp nhận được thông tin cứu hộ tai nạn chạy tàu xảy ra trong khu gian do người không làm công tác chạy tàu trong khu gian báo tin thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu nơi nhận được tin phải báo ngay về nhân viên điều độ chạy tàu đồng thời báo cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga đường sắt gần nhất cử người đến hiện trường kiểm tra cụ thể để thống nhất phương án làm thủ tục xin cứu hộ nhanh nhất.

4. Khi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có thẩm quyền đến giải quyết thì trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu xảy ra ngoài khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu xảy ra trong ga) phải bàn giao hồ sơ, giấy tờ, trang thiết bị, các vật chứng có liên quan khác thực hiện theo yêu cầu.

5. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt quốc gia; doanh kinh doanh đường sắt chuyên dùng quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt chuyên dùng.

6. Ủy ban nhân dân các cấp khi nhận được yêu cầu cứu hộ có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để thực hiện công tác cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Khôi phục giao thông đường sắt trong trường hợp không phải xin cứu hộ

1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu xảy ra trong khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga (nếu xảy ra trong ga) sau khi đã phối hợp với các cá nhân có liên quan kiểm tra đầu máy, toa xe, thiết bị trên đường sắt, xác định mọi chướng ngại đã được đưa ra ngoài khổ giới hạn đầu máy, toa xe thì cho tàu chạy tiếp sau khi đã lập xong Hồ sơ vụ việc sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và cử nhân viên đường sắt thay mình ở lại làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (khi xảy ra tai nạn trong khu gian).

2. Trường hợp tàu đâm, va với chướng ngại mà không đe dọa đến an toàn chạy tàu hoặc không gây thiệt hại về người thì không phải dừng tàu.

3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trong trường hợp không phải xin cứu hộ trên đường sắt quốc gia; doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trong trường hợp không phải xin cứu hộ trên đường sắt chuyên dùng.

Điều 17. Kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chịu trách nhiệm ứng trước kinh phí ban đầu để phục vụ việc giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm về kinh phí để phục vụ việc giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.

Điều 18. Xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra

Để làm cơ sở xác định mức độ thiệt hại phục vụ công tác bồi thường, việc xác định mức độ thiệt hại thực hiện như sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tng đường sắt chủ trì xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trong phạm vi tuyến đường sắt được giao kinh doanh, khai thác và có trách nhiệm:

a) Tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí thiệt hại phương tiện giao thông đường sắt, thiệt hại ảnh hưởng đến chạy tàu do sự cố, tai nạn gây ra;

b) Tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với chi phí thiệt hại có giá trị dưới 500 triệu đồng.

2. Cục Đường sắt Việt Nam thẩm định, phê duyệt đối với chi phí thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt có giá tr từ 500 triệu đồng trở lên do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trình; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện.

3. Trường hợp cần sự xác minh, điều tra của cơ quan điều tra thì trên cơ sở kết luận của cơ quan điều tra về xử lý vi phạm và điều tra xác minh, giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và mức độ thiệt hại thực tế để làm căn cứ bồi thường.

4. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định việc xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường st xảy ra trên đường st chuyên dùng.

Điều 19. Bồi thường thiệt hại

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chủ trì giải quyết việc thực hiện bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường st gây ra trên đường sắt quốc gia.

2. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí giải quyết sự c, tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

3. Sau khi giải quyết xong hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và bên gây ra thiệt hại thỏa thuận khắc phục hậu quả, bi thường thiệt hại và phải có bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức độ và hình thức, thời gian thực hiện bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan.

4. Trường hợp các bên liên quan trong vụ sự cố, tai nạn giao thông không tự thỏa thuận khắc phục hậu quả được thì thực hiện theo kết luận cui cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền.

5. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trên đường sắt chuyên dùng.

Mục 3. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 20. Tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn

1. Trách nhiệm tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn:

a) Khi tai nạn xảy ra trong khu gian do lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu tổ chức thực hiện;

b) Khi tai nạn xảy ra trong phạm vi ga đường sắt do nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga tổ chức thực hiện.

2. Nội dung tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn:

Căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện các quy định sau:

a) Nếu vị trí xảy ra tai nạn thuận lợi cho việc đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng các phương tiện giao thông khác thì phải cử người hoặc huy động khẩn cấp người, phương tiện đưa nạn nhân đến nơi gần nhất có cơ sở y tế để cấp cứu, sau khi đã sơ cứu cho nạn nhân;

b) Trường hp không thực hiện được theo quy định tại điểm a Khoản này thì nhanh chóng đưa nạn nhân lên tàu hoặc đầu máy, đến ga tiếp theo gần nhất để tổ chức cấp cứu cho người bị nạn trong trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng và được phép tiếp tục chạy tàu theo quy định của pháp luật;

c) Trường hp không thực hiện theo điểm a, điểm b Khoản này, phải đề ngh Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc các tổ chức, cá nhân nơi gần nhất để hỗ trợ phương tiện, thuốc men cấp cứu người bị nạn;

d) Khi có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;

e) Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Điều 44 Luật Đường sắt.

Điều 21. Tổ chức phòng vệ địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn

1. Khi sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt đô thị, lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (nếu đoàn tàu vận hành ở chế độ lái tự động không có lái tàu) phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu của Trung tâm điều hành vận tải đường sắt đô thị để tổ chức phòng vệ khu vực xảy ra tai nạn và báo cho các đoàn tàu phía sau dừng tàu.

2. Lái tàu, nhân viên hỗ trợ an toàn sau khi báo cáo tình hình sự cố, tai nạn cho nhân viên điều độ chạy tàu phải tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn, trấn an tinh thần cho hành khách trên tàu.

3. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm quy định, ban hành biện pháp phòng vệ khi phải dừng tàu.

Điều 22. Báo tin và xử lý tin báo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Khi có sự cố, tai nạn xảy ra lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu.

2. Nhân viên điều độ chạy tàu phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Các ga hai đầu khu gian;

b) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị.

3. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Cơ quan công an nơi gần nhất;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người và trong các trường hợp cần sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các cấp) và các đơn vị có liên quan.

4. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định việc báo tin sự cố giao thông đường sắt gây ra không phải dừng tàu, không bế tắc chính tuyến, không ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu.

5. Trường hợp quá thời gian chạy tàu trong khu gian theo kế hoạch chạy tàu mà không xác định được thông tin về đoàn tàu, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga đón phải thông báo tới Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường st đô thị để có biện pháp xử lý tình huống và tổ chức xác định vị trí đoàn tàu trong khu gian. Đồng thời báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu để có biện pháp xử lý tình huống.

6. Biện pháp báo tin:

a) Khi xảy ra sự cố, tai nạn các cá nhân có liên quan phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua các phương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp trực tiếp để báo tin về sự c, tai nạn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Trong trường hợp các cá nhân quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì yêu cầu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.

7. Nội dung thông tin ban đầu về sự cố, tai nạn phải kịp thời, chính xác và bao gồm các nội dung sau:

a) Địa điểm xy ra sự cố, tai nạn (km, khu gian, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố);

b) Thời gian xảy ra sự cố, tai nạn;

c) Số người chết, số người bị thương (nếu có);

d) Sơ bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị sự cố, tai nạn; kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng do sự cố, tai nạn gây ra;

đ) Ngoài việc báo tin ban đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nhân viên điều độ chạy tàu phải lập báo cáo tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo tai nạn được gửi cùng Hồ sơ vụ việc về sự cố, tai nạn tới các cơ quan chức năng theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 của Thông tư này.

8. Xử lý tin báo về sự cố, tai nạn:

a. Mọi tổ chức, cá nhân khi nhận được tin báo về sự cố, tai nạn hoặc yêu cầu phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin phải tìm mọi biện pháp để thực hiện theo đề ngh và báo lại cho người đề nghị (nếu được), đồng thời phải triển khai thực hiện ngay các công việc, biện pháp nghiệp vụ theo quy định nếu vụ tai nạn, sự cố thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.

b. Nếu sự cố, tai nạn không thuộc phạm vi, trách nhiệm giải quyết của mình thì tiếp tục báo tin cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, phải phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm.

Điều 23. Lập hồ sơ vụ việc vụ tai nạn

1. Các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Thông tư này phải thực hiện lập Hồ sơ vụ việc đối với tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn).

2. Các Hồ sơ vụ việc nêu tại Khoản 1 Điều này phải được giao lại cho nhân viên phục vụ chạy tàu ga gần nhất để chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Hồ sơ vụ việc nêu tại Khoản 1 Điều này gồm có:

a) Báo cáo tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Báo cáo của nhân viên đường sắt có liên quan theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Báo cáo của người chứng kiến (nếu có) nhưng không có trách nhiệm liên quan đến tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Biên bản bàn giao nạn nhân, tài sản và các giấy tờ có liên quan khi xảy ra vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga sau khi tiếp nhận Hồ sơ vụ việc vụ tai nạn theo quy định tại Khoản 2 Điều này phải lập thành các bản sao Hồ sơ và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho các cơ quan, tổ chức sau:

a) 01 bộ gửi cho cơ quan công an cấp quận, huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt;

b) 01 bộ gửi cho Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị;

c) 01 bộ gửi cho đơn vị trực tiếp quản lý khai thác đường sắt thuộc doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị;

d) Thời gian thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này thực hiện trong vòng 12 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra.

Điều 24. Báo tin, xử lý tin báo và lập hồ sơ vụ việc sự cố giao thông đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định việc báo tin, xử lý tin báo, lập Hồ sơ vụ việc giải quyết sự cố giao thông đường sắt đô thị không phải dừng tàu, bế tắc chính tuyến, ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu trong phạm vi quản lý khai thác.

Điều 25. Giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt đô thị trong trường hợp có người chết

1. Lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (trường hợp tai nạn xảy ra ở trong khu gian) hoặc nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (trường hợp tai nạn xảy ra trong phạm vi ga) có trách nhiệm giải quyết hậu quả ban đầu vụ tai nạn.

2. Trình tự giải quyết:

a) Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có trách nhiệm trông coi, bảo vệ nạn nhân cho đến khi bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

b) Trường hợp tàu có thể tiếp tục chạy được mà vị trí người chết trở ngại đến chạy tàu thì nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phải đánh dấu, xác định vị trí người chết (phải ghi rõ trong biên bản tai nạn) rồi đưa ra khỏi phạm vi trở ngại để cho tàu chạy tiếp;

c) Trường hợp tai nạn xảy ra mà trên tàu chỉ có một lái tàu thì lái tàu có quyền giao nhiệm vụ cho nhân viên đường sắt đang làm nhiệm vụ tại nơi xảy ra tai nạn hoặc gn nơi xảy ra tai nạn ở lại trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản của nạn nhân;

d) Trường hợp không thực hiện được theo quy định tại điểm c Khoản này, lái tàu phải liên hệ với nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga gn nht đ cử người đến trông coi nạn nhân và bảo vệ tài sản của nạn nhân. Trong thời gian chờ nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, lái tàu phải trực tiếp ở lại trông coi nạn nhân và bảo vệ tài sản của nạn nhân.

4. Trường hợp có người chết trên tàu thì lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn đưa thi thể nạn nhân, tài sản của nạn nhân xuống ga gần nhất theo hướng tàu chạy, làm thủ tục và bàn giao cho nhân viên phục vụ chạy tàu ga giải quyết.

5. Khi có người chết vì tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga phải tổ chức trông coi nạn nhân, bảo vệ tài sản của nạn nhân và phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan có chức năng khác tiếp tục giải quyết.

6. Trình tự giải quyết chôn cất đối với nạn nhân bị chết:

a) Trường hợp nạn nhân bị chết có thân nhân đi cùng thì nhân viên phục vụ chạy tàu ga và thân nhân người bị nạn có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp nạn nhân bị chết không có thân nhân đi cùng, nạn nhân không rõ tung tích, nhân viên phục vụ chạy tàu ga có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt làm thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Đường sắt;

c) Trường hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga phối hợp với công an, chính quyền địa phương báo cáo về cơ quan công an cấp tỉnh để giải quyết.

7. Hồ sơ chôn cất nạn nhân thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

8. Khi Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn tại hiện trường (trong trường hợp nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga không được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn) thì nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga báo cáo lại và thực hiện các công việc giải quyết hậu quả đối với người bị chết theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đng giải quyết tai nạn hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn.

Điều 26. Khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ

1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt hoặc các trường hợp bất thường khác dẫn đến phải ngừng tàu mà những người có mặt tại hiện trường không có khả năng giải quyết để bảo đảm an toàn cho tàu chạy tiếp thì lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (nếu xảy ra ngoài khu gian), nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (nếu xảy ra trong ga) phải yêu cầu Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường st cứu hộ.

2. Người yêu cầu cứu hộ phải khẩn trương quan sát hiện trường, tổng hợp tình hình, thông báo đầy đủ, chính xác nội dung của yêu cầu cứu hộ và chịu trách nhiệm về nội dung yêu cầu cứu hộ của mình. Sau khi yêu cầu cứu hộ, cùng nhân viên các đơn vị liên quan có mặt tại hiện trường tiến hành kiểm tra, xem xét hiện trường rồi lập biên bản ban đầu, đồng thời phân công người bảo vệ hiện trường cho đến khi cơ quan chức năng đến giải quyết.

3. Trong những trường hợp nhận được thông tin cứu hộ tai nạn chạy tàu xảy ra trong khu gian do người không làm công tác chạy tàu trong khu gian báo tin thì nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga phải báo ngay về nhân viên điều độ chạy tàu của tổ chức điều hành chạy tàu thống nhất phương án nhanh nhất cử người đến hiện trường kiểm tra cụ thể để làm thủ tục xin cứu hộ.

4. Khi doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị hoặc cơ quan có thẩm quyền đến giải quyết thì lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (trường hợp sự c, tai nạn xảy ra trong khu gian), nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra trong ga) phải bàn giao hồ sơ, giấy tờ, trang thiết bị, các vật chứng có liên quan khác thực hiện theo yêu cầu.

5. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt do mình quản lý, khai thác.

Điều 27. Khôi phục giao thông đường sắt trong trường hợp không phải xin cứu hộ

1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt lái tàu hoặc nhân viên hỗ trợ an toàn (nếu xảy ra trong khu gian), nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (nếu xảy ra trong ga) sau khi đã phối hợp với các cá nhân có liên quan kiểm tra đầu máy, toa xe, thiết bị trên đường sắt, xác định mọi chướng ngại đã được đưa ra ngoài khổ giới hạn đầu máy, toa xe thì cho tàu chạy tiếp sau khi đã lập xong Hồ sơ vụ việc và cử nhân viên đường sắt thay mình ở lại làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (khi xảy ra tai nạn trong khu gian).

2. Trường hợp tàu đâm, va với chướng ngại mà không đe dọa đến an toàn chạy tàu hoặc không gây thiệt hại về người thì không phải dừng tàu.

Điều 28. Kinh phí ban đầu để giải quyết hậu quả tai nạn giao thông đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị chịu trách nhiệm về kinh phí để phục vụ việc giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi tuyến đường sắt được giao kinh doanh, khai thác theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra

Để làm cơ sở xác định mức độ thiệt hại phục vụ công tác bồi thường, việc xác định mức độ thiệt hại thực hiện như sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị chủ trì xác định mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trong phạm vi tuyến đường sắt được giao kinh doanh, khai thác và có trách nhiệm:

a) Tổ chức lập và phê duyệt dự toán chi phí thiệt hại về phương tiện giao thông đường sắt, thiệt hại ảnh hưởng đến chạy tàu do sự cố, tai nạn gây ra;

b) Lập dự toán chi phí thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra theo quy định của pháp luật trình cơ quan quản lý theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để làm cơ sở bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp cần sự xác minh, điều tra của cơ quan điều tra thì trên cơ sở kết luận của cơ quan điều tra về xử lý vi phạm và điều tra xác minh, giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và mức độ thiệt hại thực tế để làm căn cứ bồi thường.

Điều 30. Bồi thường thiệt hại

1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị chủ trì thực hiện việc bồi thường thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra trên đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật;

2. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí giải quyết sự cố, tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

3. Sau khi giải quyết xong hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị và bên gây ra thiệt hại thỏa thuận khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và phải có bản cam kết thống nhất thỏa thuận về mức độ và hình thức, thời gian thực hiện bồi thường thiệt hại giữa các bên; ký và ghi rõ họ, tên những người liên quan.

4. Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận khắc phục hậu quả được thì thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương III

PHÂN TÍCH, THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 31. Phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải được tiến hành phân tích nguyên nhân, trách nhiệm, đề ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tương tự xảy ra. Việc phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành.

2. Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, Chủ tịch Hội đồng được thành lập theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 5 Điều 5 của Thông tư này có trách nhiệm thông báo kết quả đến các cơ quan, tổ chức sau:

a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt quốc gia;

b) Cơ quan quản lý theo phân cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường st xảy ra trên đường sắt đô thị;

c) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.

3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm báo cáo kết quả phân tích tai nạn giao thông đường sắt về Cục Đường st Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

Điều 32. Quy định chế độ lưu trữ, thống kê, báo cáo sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Tất cả các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đều phải được lập hồ sơ lưu trữ để làm cơ sở phân tích, kết luận nguyên nhân, tổng hợp tình hình an toàn chung trong hoạt động đường sắt. Hồ sơ lưu trữ bao gồm hồ sơ vụ việc về sự cố, tai nạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Thông tư nàyi với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng), Khoản 3 Điều 23 của Thông tư này (đối với đưng sắt đô thị) và kết luận điều tra vụ sự cố, tai nạn của cơ quan công an có thẩm quyền.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tng đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, doanh nghiệp kinh doanh đường st chuyên dùng có trách nhiệm:

a) Lưu trữ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Thống kê, báo cáo, tổng hợp tình hình về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

3. Nội dung thống kê, báo cáo, tổng hợp tình hình về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo Mẫu báo cáo thống kê quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chế độ báo cáo thống kê:

a) Các tổ chức nêu tại Khoản 2 Điều này báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng về các cơ quan theo quy định như sau:

Đối với sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia: Bộ Giao thông Vận tải (qua email: vanthu.atgt@mt.gov.vn) và Cục Đường sắt Việt Nam (qua email: cucduongsat@mt.gov.vn);

Đối với sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng: Cơ quan quản lý theo phân cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Báo cáo tháng: Kỳ báo cáo từ ngày 16 tháng trước đến ngày 15 của tháng báo cáo; thời gian báo cáo từ ngày 16 đến ngày 20 của tháng báo cáo;

c) Báo cáo quý: Kỳ báo cáo từ ngày 16 của tháng cuối quý trước đến ngày 15 tháng cuối của quý báo cáo; thời gian báo cáo từ ngày 16 đến ngày 20 của tháng cuối quý báo cáo;

d) Báo cáo năm: Kỳ báo cáo từ ngày 16 tháng 12 của năm trước năm báo cáo đến hết ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo; thời gian báo cáo từ ngày từ ngày 16 đến ngày 20 của tháng cuối năm báo cáo;

đ) Nội dung, biểu mẫu báo cáo: Theo Phụ lục số 78 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo từ doanh nghiệp kinh doanh đường sắt theo quy định tại Khoản 4 Điều này:

Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tình hình sự cố, tai nạn giao thông đường sắt;

Cơ quan quản lý theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng;

f) Trường hợp đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các tổ chức có liên quan báo cáo riêng.

Điều 33. Quản lý cơ sở dữ liệu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đều phải được tổng hợp, thống kê, lưu trữ và cung cấp cho các cơ quan khi có yêu cầu.

2. Các tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Thông tư này có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đảm bảo tính chính xác số liệu đã công bố theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 34. Đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trên đường sắt quốc gia

1. Chủ trì giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia.

2. Chủ trì thành lập, tham gia các Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn, Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn trên đường sắt quốc gia thuộc trách nhiệm của mình theo quy định của Thông tư này.

3. Tham gia các Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn, Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn trên đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

4. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn, khc phục sự c và khôi phục giao thông trên đường st quốc gia.

5. Quy định trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động trên đường sắt quốc gia trong việc giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

6. Công bố công khai địa chỉ, số điện thoại của các tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn theo quy định của Thông tư này.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt quốc gia theo quy định của Thông tư này và của pháp luật có liên quan.

Điều 35. Đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị

1. Chủ trì giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên đường sắt đô thị thuộc trách nhiệm của mình quản lý.

2. Chủ trì thành lập, tham gia Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn, Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn trên đường sắt đô thị thuộc trách nhiệm của mình theo quy định của Thông tư này.

3. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn, khắc phục sự cố và khôi phục giao thông trên đường sắt đô thị.

4. Quy định trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động trên đường sắt đô thị trong việc giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị.

5. Công bố công khai địa chỉ, số điện thoại của các tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn theo quy định của Thông tư này.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đô thị theo quy định của Thông tư này và của pháp luật có liên quan.

Điều 36. Đối với chủ sở hữu, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng

1. Chủ trì giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

2. Chủ trì thành lập, tham gia Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn, Hội đồng phân tích tai nạn, sự cố trên đường sắt chuyên dùng thuộc trách nhiệm của mình theo quy định của Thông tư này.

3. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn, khc phục sự c và khôi phục giao thông trên đường sắt chuyên dùng.

4. Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc trong việc giải quyết các vụ sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.

5. Công bố công khai địa chỉ, số điện thoại của các tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn theo quy định của Thông tư này.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường st chuyên dùng theo quy định của Thông tư này và của pháp luật có liên quan.

Điều 37. Trách nhiệm của Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Thực hiện các nội dung thuộc nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Chủ tịch Hội đồng ra các quyết định cần thiết, phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để giải quyết sự cố, tai nạn theo đúng quy định của pháp luật và phải chỉ đạo hoàn thành các công việc sau:

a) Tổ chức cứu chữa người bị nạn, bảo vệ hiện trường, tài sản; thực hiện các thủ tục pháp lý để chôn cất nạn nhân theo quy định của pháp luật;

b) Lập phương án cứu chữa và phân công nhân lực thực hiện chuyển tải hành khách, hàng hóa; cứu hộ đầu máy, toa xe; sửa chữa cầu, đường và các phương tiện thiết bị khác bị hư hỏng để nhanh chóng khôi phục chạy tàu qua vị trí sự c, tai nạn và thông tuyến; đảm bảo an toàn trong quá trình cứu chữa;

c) Phối hợp điều tra, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo yêu cầu của cơ quan công an;

d) Tập hợp hồ sơ, chứng cứ liên quan đến vụ sự cố, tai nạn; xác định khối lượng công việc, nhân công của các đơn vị tham gia cứu hộ, cứu nạn;

đ) Đ xuất việc khen thưởng thành tích và xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết sự cố, tai nạn; đề xuất biện pháp với cơ quan có thẩm quyền để khôi phục bình thường hoạt động đường sắt và giải quyết các vấn đ phát sinh có liên quan;

e) Tổng hợp các thiệt hại của vụ sự cố, tai nạn để cung cấp cho các cơ quan chức năng phục vụ điều tra và bồi thường theo quy định của pháp luật (nếu có) cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.

3. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt về các cơ quan, tổ chức theo quy định sau:

a) Cục Đường sắt Việt Nam đối với các vụ sự cố, tai nạn khi có yêu cầu;

b) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tng đường sắt đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt quốc gia;

c) Cơ quan quản lý theo phân cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt đô thị;

d) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đối với các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt chuyên dùng.

4. Các thành viên tham gia Hội đồng phải triệt để thi hành phần việc được phân công và thực hiện tốt các công việc được giao; mọi tổ chức, cá nhân khác tham gia giải quyết sự c, tai nạn chịu sự chỉ đạo và phải chp hành mọi quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết sự c, tai nạn.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do người thành lập Hội đồng quy định.

Điều 38. Trách nhiệm của Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

1. Thực hiện các nội dung thuộc nghĩa vụ và trách nhiệm của Hội đồng theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

2. Thu thập số liệu, dữ liệu, tài liệu liên quan đến sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường st.

3. Phối hợp với cơ quan công an trong việc điều tra, xác minh, giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

4. Đảm bảo tính trung thực, chính xác, minh bạch, nhanh chóng trong phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

6. Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm báo cáo kết quả phân tích vụ sự cố, tai nạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Thông tư này.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do người thành lập Hội đồng quy định.

Điều 39. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam

1. Đôn đốc, theo dõi, tham gia, phối hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt, các cơ quan chức năng, cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết tai nạn giao thông đường st rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ sự cố uy hiếp đến an toàn chạy tàu.

2. Công bố công khai địa chỉ, số điện thoại liên hệ của Cục Đường sắt Việt Nam và các Phòng, Đội Thanh tra - An toàn khu vực đến các địa phương nơi có đường sắt đi qua, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn theo quy định của Thông tư này.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Thông tư này.

Điều 40. Trách nhiệm của nhân viên đường sắt khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt

Thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và của Thông tư này.

Điều 41. Trách nhiệm của Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý theo phân cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng

1. Công bố công khai địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan công an, chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của Thông tư này.

2. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của Luật Đường sắt, các quy định của Thông tư này và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Thông tư số 38/2016/TT-BGTVT ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và Thông tư số 74/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên đường sắt đô thị hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 43. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 43;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường sắt đi qua;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, ATGT (03 bản).

KT. B TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Đông

PHỤ LỤC SỐ 1

BÁO CÁO SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành k
èm theo Thông tư số 23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Họ tên, chức vụ người báo cáo, đơn vị công tác:

2. Vụ việc xảy ra vào:...giờ... ngày...tháng...năm...

3. Địa điểm xảy ra tai nạn:

4. Tình hình thời tiết khi xảy ra sự cố, tai nạn:

5. Số hiệu đoàn tàu, số hiệu đầu máy, thành phần đoàn tàu, trọng tải:

6. Họ tên, chức danh của những người liên quan: trưởng tàu, lái tàu, phụ lái tàu, trực ban chạy tàu, trưởng ga, nhân viên hỗ trợ an toàn v.v...

7. Khái quát tình hình, nguyên nhân của sự cố, tai nạn:

8. Biện pháp đã giải quyết, xử lý:

9. Sơ bộ đánh giá thiệt hại về vật chất:

10. Thiệt hại về người:

a) Họ, tên, tuổi, nam hay nữ, nghề nghiệp, địa chỉ, số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) v.v... của nạn nhân.

b) Số vé đi tàu của nạn nhân, ga đi, ga đến, số toa hành khách bị nạn (nếu có).

c) Tình trạng thương tích của nạn nhân.

d) Tư trang hành lý của nạn nhân.

đ) Thân nhân của nạn nhân (họ tên, nơi ở, số điện thoại...).

e) Cách giải quyết của người có trách nhiệm.

g) Họ, tên, chức vụ người ở lại trông coi thi thể nạn nhân.

11. Kết luận sơ bộ trách nhiệm thuộc ai:

12. Ngày, tháng, năm báo cáo. Báo cáo có chữ ký của người có trách nhiệm lập và những người tham gia.

Ghi chú: Phần nào không có thì không viết.

....,ngày….tháng....năm....
Người báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 2

BIÊN BẢN VỤ TAI NẠN, SỰ CỐ GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Tên vụ sự cố, tai nạn:

2. Vị trí xảy ra tai nạn, sự cố:

a) Tuyến đường sắt (ghi rõ tuyến đường sắt nơi xảy ra sự cố, tai nạn);

b) Lý trình nơi xảy ra sự cố, tai nạn (ghi rõ lý trình, khu gian nơi xảy ra sự cố, tai nạn);

c) Địa điểm nơi xảy ra tai nạn, sự cố: (ghi rõ xã, huyện, tỉnh nơi xảy sự cố, tai nạn).

3. Thời gian bắt đầu lập biên bản:

4. Thành phần tham gia gồm những ai tham gia (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị) đã đến tận nơi xảy ra sự cố, tai nạn tiến hành xem xét hiện trường, ghi lại kết quả.

5. Tình hình khái quát: (số hiệu đoàn tàu, số hiệu đầu máy, số lượng toa xe, họ và tên những người có liên quan, tình hình thời tiết, kế hoạch, tác nghiệp chỉ huy chạy tàu hoặc dồn tàu và nội dung sự việc khi xảy ra tai nạn, vẽ sơ đồ hiện trường).

6. Tang vật, dấu vết và số liệu đo đạc, di chuyển các thiết bị của đầu máy, toa xe, đường, ghi, trang thiết bị, hàng hóa...

7. Dấu vết liên quan đến con người, vị trí đã di chuyển, xê dịch...

8. Thống kê sơ bộ thiệt hại: (đầu máy, toa xe, cầu đường, ghi, giờ ách tắc giao thông, số tàu chậm, số tàu chuyển tải hoặc bãi bỏ, số người chết, bị thương...).

9. Kết luận sơ bộ (nguyên nhân và trách nhiệm):

Biên bản lập xong lúc...giờ...phút, ngày...tháng...năm..., đã đọc lại cho các thành viên cùng nghe, công nhận đúng, cùng ký tên.

Các thành phần khác cùng tham gia

....,ngày....tháng....năm....
Người lập biên bản
(ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 3

BÁO CÁO CỦA NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Họ và tên người báo: ……………………………………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………….

2. Đoàn tàu:………………… do đầu máy…………………….kéo, gồm…………………….xe,

đến km………………………. khu gian ………………………thuộc xã (phường) ……………..

huyện (quận)………………………….. tỉnh (TP)……………………………., xảy ra vụ tai nạn

lúc...giờ....phút, ngày...tháng...năm..., thời tiết lúc xảy ra tai nạn...

3. Khái quát tình hình vụ việc:

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan bản báo cáo trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

....,ngày....tháng....năm....
Người báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 4

BÁO CÁO CỦA NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số
23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Họ và tên người báo:……………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân: ………………………………………

2. Vụ tai nạn xảy ra lúc ……giờ ……phút, ngày...tháng...năm, tại km………. thuộc xã (phường) ………….huyện (quận)…… tỉnh (TP)…………, thời tiết lúc xảy ra tai nạn …………..

3. Khái quát tình hình vụ việc

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan bản báo cáo trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……,Ngày...tháng... năm...
Người báo cáo
(ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 5

BIÊN BẢN BÀN GIAO
(Ban hành kèm theo Thông tư số
23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Vào hồi…….. giờ……… phút, ngày...tháng...năm

Tại (địa điểm bàn giao) ……………………………..

Cùng thống nhất lập biên bản bàn giao về người, tài sản và các giấy tờ có liên quan trong vụ tai nạn giao thông đường sắt, xảy ra lúc ………giờ…… phút, ngày ……tháng…… năm tại km…….. khu gian ………..thuộc xã (phường) ……………….huyện (quận) …………. (TP), bao gồm những nội dung sau:

1. Bên giao:

- Họ và tên: …………………………………………chức vụ: …………………………………..

- Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………

2. Bên nhn:

- Họ và tên: …………………………………………chức vụ: …………………………………..

- Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………

3. Nội dung bàn giao:

a) Về người (trường hợp có giấy tờ tùy thân thì ghi rõ họ tên nạn nhân, địa chỉ, tình trạng thương tích; trường hợp không có giấy tờ tùy thân thì không cần ghi):

b) Giới tính nạn nhân

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

c) Tài sản, giy tờ của nạn nhân (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Biên bản lập xong lúc...giờ...phút, được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã đọc cho các bên liên quan nghe, công nhận đúng và cùng nhau ký tên dưới đây.

BÊN NHẬN
(ký và ghi rõ họ tên)

BÊN GIAO
(ký và ghi rõ họ tên)


PHỤ LỤC SỐ 6

SƠ ĐỒ HIỆN TRƯỜNG VỤ SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

- Thời gian xảy ra sự cố/tai nạn (Ghi rõ phút, giờ, ngày, tháng, năm xảy ra tai nạn/sự cố) ............................................

- Địa điểm xảy ra sự cố/tai nạn (Ghi rõ lý trình, khu gian, tuyến đường sắt; địa danh xã/phưng, huyện/quận, tỉnh/thành phố) ........................................................................................................................................................................

- Tên đoàn tàu (Ghi rõ số hiệu đoàn tàu, hướng chạy đoàn tàu trước khi xảy ra tai nạn/sự cố) .....................................

- Số hiệu đầu máy kéo (Ghi rõ loại đầu máy, số đăng ký đầu máy, số lượng đầu máy) ................................................

- Thành phần đoàn tàu (Ghi rõ xe hàng, xe khách, số đăng ký toa xe, số lượng toa xe, loại toa xe) ..............................

- Tổng trọng đoàn tàu (Ghi rõ tổng trọng đoàn tàu nếu là tàu hàng, số lượng hành khách, nhân viên đường sắt nếu là tàu khách) ................................................................................................................................................................

NGƯỜI VẼ
(ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ 7

TỔNG HỢP THỐNG KÊ SỰ CỐ/TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH

(từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...; kèm theo Báo cáo số.....)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. TÌNH HÌNH CHUNG:

TT

Tỉnh, Thành ph

Tai nạn, sự cố xảy ra

Địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn

Loại tai nạn

Nguyên nhân

Số vụ xảy ra

(có so sánh % với cùng kỳ)

Thiệt hại

Đường ngang có gác

Đường ngang có CBTĐ

Đường ngang có biển báo

Lối đi tự mở

Cầu đường sắt

Hầm đường sắt

Ga đường st

Khác

Đặc biệt nghiêm trọng

Rất nghiêm trọng

Nghiêm trọng

Ít nghiêm trọng

Do chủ quan

Do khách quan

Khác

Về người

Về tài sản (số lượng và tên công trình bị thiệt hại)

Sngười chết (có so sánh % với cùng kỳ)

S người bthương (có so sánh % với cùng kỳ)

Đầu máy

Toa xe

Cu đường, hoặc các công trình đường st khác

Xe ô tô

Xe mô tô, xe đạp

Thời gian bế tc chính tuyến

Thiệt hại khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

1

Bình Định

2

Bình Dương

3

Bình Thuận

4

Bắc Giang

5

Bắc Ninh

6

Đà Nng

7

Đồng Nai

8

Hà Nam

9

Hà Nội

10

Hà Tĩnh

11

Hải Dương

12

Hải Phòng

13

Hưng Yên

14

Khánh Hòa

15

Lào Cai

16

Lạng Sơn

17

Lâm Đồng

18

Nam Định

19

Nghệ An

20

Ninh Bình

21

Ninh Thuận

22

Phú Thọ

23

Phú Yên

24

Quảng Bình

25

Quảng Nam

26

Quảng Ngãi

27

Quảng Ninh

28

Quảng Tr

29

Thái Nguyên

30

Thanh Hóa

31

Thừa Thiên Huế

32

Vĩnh Phúc

33

Yên Bái

34

TP. H Chí Minh

II. PHÂN LOẠI TAI NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH... (Ghi rõ tên tỉnh)
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT... (Ghi rõ tên tuyến đường sắt)

Tháng.../Quý.../Năm...

Tháng

Số vụ (ghi rõ số vụ theo tháng)

Bế tắc chính tuyến (ghi rõ tổng số thời gian bế tc chính tuyến theo phút)

Địa điểm xảy ra tai nạn

Phân loại

Lối đi tự mở

Đường ngang phòng vệ bằng biển báo

Đường ngang phòng vệ bằng CBTĐ

Đường ngang có người gác

Trong Ga

Dọc Đường sắt

Đặc biệt nghiêm trọng

Rất nghiêm trọng

Nghiêm trọng

Ít nghiêm trọng

Số người chết

Số người bị thương

Số người chết

Số người bị thương

Số người chết

Số người bị thương

Số người chết

Số người bị thương

Số người chết

Số người bị thương

Số người chết

Số người bị thương

1

2

3

9

10

11

12

Tổng cộng:


Người thống kê, cập nhật
(Ký, ghi rõ họ tên)

…..,Ngày…… tháng ……năm
Đại diện theo pháp luật của cơ quan báo cáo

(Ký tên, đóng dấu)

III. THNG KÊ CHI TIẾT CÁC VỤ SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT ĐỊA BÀN TỈNH... (Ghi rõ tên tỉnh)

TT

Vụ tai nạn Giao thông đường sắt

Địa điểm (huyện, xã) xảy ra tai nạn

Thời gian xảy ra tai nạn

Diễn biến chi tiết vụ sự cố, tai nạn GTĐS (mô tả đoàn tàu, tình huống xảy ra tai nạn.)

Thiệt hại về người

Thời gian bế tắc chính tuyến (phút)

Thời gian chậm tàu (phút)

Nguyên nhân bộ vụ tai nạn, sự c

Phân loại

Số người chết

S người bị thương

Sự c

Tai nạn

1

Vụ tai nạn số 1

2

Vụ tai nạn số 2

...

...

Tổng cộng:


Người thống kê, cập nhật
(Ký, ghi rõ họ tên)

………, Ngày....tháng....năm
Đại diện theo pháp luật của cơ quan báo cáo

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 8

THỐNG KÊ SỰ CỐ, TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH...(Ghi rõ tên tỉnh)
(từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm…; kèm theo Báo cáo số.....)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÌNH HÌNH TAI NẠN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT…… (Ghi rõ tên tuyến đường sắt)

Tháng.../Quý.../Năm...

TT

Tỉnh A

Sự c, tai nạn xảy ra

Địa điểm xảy ra sự số, tai nạn

Loại tai nạn

Nguyên nhân

Số vụ xảy ra (có so sánh % với cùng kỳ)

Thiệt hại

Đường ngang có gác

Đường ngang có CBTĐ

Đường ngang có biển báo

Lối đi tự mở

Cầu đường sắt

Hầm đường sắt

Ga đường sắt

Khác

Đặc biệt nghiêm trọng

Rất nghiêm trọng

Nghiêm trọng

Ít nghiêm trọng

Do chủ quan

Do khách quan

Khác

Về người

Về tài sản (số lượng và tên công trình bị thiệt hại)

Số người chết (có so sánh % với cùng kỳ)

Số người bị thương (có so sánh % với cùng kỳ)

Đầu máy

Toa xe

Cầu đường hoặc công trình đường sắt khác

Xe ô tô

Xe tô, xe đạp

Thời gian bế tắc chính tuyến

Thiệt hại khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

I.

Huyện A

1.1

Xã A

1.2

B

II

Huyện B

2.1

C

2.2

D

CỘNG


Người thống kê, cập nhật
(Ký, ghi rõ họ tên)

……., Ngày…….. tháng…….. năm
Đại diện theo pháp luật của cơ quan báo cáo
(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF TRANSPORT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 23/2018/TT-BGTVT

Hanoi, May 4, 2018

 

CIRCULAR

ON HANDLING RAILWAY INCIDENTS AND ACCIDENTS, ANALYSIS AND REPORT OF RAILWAY INCIDENTS AND ACCIDENTS

Pursuant to the Civil Code dated November 24, 2015;

Pursuant to the Law on Railway No. 06/2017/QH14 dated June 16, 2017;

Pursuant to Government's Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of Director of Department on Traffic Safety and Director of Vietnam Railway Authority;

The Minister of Transport shall promulgate a Circular on handling railway incidents and accidents, analysis and report of railway incidents and accidents.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular sets forth procedures, details and measures to deal with railway incidents and accidents; responsibilities of involved entities in dealing with railway incidents and accidents; analysis and reports on railway incidents and accidents.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to entities related to railway transport.

Article 3. Interpretation of terms

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “Chairperson of rescue body” means a person in charge of dealing with railway incidents and accidents at the scene.

2. “Chairperson of analysis body” means a person in charge of analyzing railway incidents and accidents.

3. “Dealing with railway incident/accident" means the rescue and restoration of rail traffic; and cooperation in investigation and analysis of causes of railway accidents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. “Dead person” means an individual who dies at the scene of a railway accident or an injured person in such an accident who dies during transport in ambulance or dies in a hospital.

6. “Railway incident” means an event occurring in the railway transport operation causing obstructions to train running but not the result of a railway accident.

7. “Railway accident” means collisions, derailments involving the operation of on-track vehicles; collisions with persons and other vehicles; or collisions with obstructions on the track that cause fatalities or injuries to people and cause damage to property; urban railway fires.

8. “Railway operation unit” means a unit which is designated to operate the railway transport in accordance with Law on Railway.

Article 4. Rules for dealing with railway incident/accident

1. Rules for dealing with railway incident/accident:

a) A record must be taken in any railway incident;

b) When a railway incident occurs in a block, the train captain or train operator (in case of absence of train captain) is responsible for taking a record. If a railway incident occurs within a station area, the traffic controller, station master or railway worker serving train running (in case of urban railway) is responsible for taking a record;

c) The railway incident must be reported to relevant entities in a timely manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) When a railway accident takes place, railway-related entities shall ensure safety and restore traffic in an expeditious and timely manner;

b) Rush to rescue victims, protect scene, and protect property of state, enterprises and victims;

c) Any railway accident must be recorded and reported to relevant entities in a timely manner as prescribed in this Circular;

d) Competent authorities or persons shall, on receiving a report on railway accident, rush to scene to deal with it and refrain from impeding the restoration of railway traffic after the railway accident took place;

dd) The restoration of railway traffic may not impede the investigation of specialized agencies;

e) The chairperson of rescue body is entitled to mobilize all available resources on the scene to rescue and deal with the railway accident.

Article 5. Rescue body

When a railway incident/accident takes place, a rescue body must be established as soon as possible as follows:

1. The national railway infrastructure company shall establish a rescue body against the accident on the national railway; if the railway accident is ranked as critical in the severity scale and related to multiple sectors or fields, it shall report it to the Ministry of Transport for establishing a rescue body.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The dedicated railway company shall establish a rescue body against the accident on the dedicated railway and ranked as serious or moderate in the severity scale; if the accident is ranked as severe or critical in the severity scale and related to multiple sectors or fields, it shall report to the President of the People’s Committee of province for establishing a rescue body.

4. The national railway infrastructure company, urban railway company, and dedicated railway company shall stipulate regulations on establishment of the railway rescue body within its scope of management, except for those established by the Ministry of Transport or People’s Committee of province.

5. Composition of rescue body:

a) Regarding national railway:

The head of national railway infrastructure company: Chairperson;

The head of railway transport company;

Relevant railway companies;

Representatives of People’s Committees of administrative divisions where the railway incident/accident occurs;

Related entities that are chosen by the person competent to establish the rescue body depending on reasons and severity scales of the railway incident/accident;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Regarding urban railway:

The head of urban railway company: Chairperson;

Relevant railway companies;

Representatives of People’s Committees of administrative divisions where the railway incident/accident occurs;

Related entities that are chosen by the person competent to establish the rescue body depending on reasons and severity scales of the railway incident/accident;

If a railway accident as deemed severe or critical takes place on the urban railway, the urban railway company shall report it to the President of the People’s Committee of province for establishing a rescue body.

c) Regarding dedicated railway:

The dedicated railway company: Chairperson;

The national railway infrastructure company (in case of dedicated railway connecting to the national railway);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Representatives of People’s Committees of administrative divisions where the railway incident/accident occurs;

Related entities that are chosen by the person competent to establish the rescue body depending on reasons and severity scales of the railway incident/accident;

If a railway accident as deemed severe or critical takes place on the dedicated railway, the dedicated railway company shall report it to the President of the People’s Committee of province for establishing a rescue body.

6. The rescue body shall perform duties as prescribed in Article 37 of this Circular.

Article 6. Analysis body

Within 3 working days from the date on which the railway incident/accident takes place, an analysis body shall be established as follows:

1. Regarding accidents on national railway:

a) The railway infrastructure company shall establish an analysis body against the accidents (except for critical railway accidents);

b) Vietnam Railway Authority shall establish an analysis body against accidents ranked as critical in the severity scale; if a critical accident takes place involved in multiple sectors or fields, it shall report it to the Ministry of Transport for establishing an analysis body.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Composition of analysis body:

a) Regarding national railway:

The head of Vietnam Railway Authority: Chairperson (in case of critical accidents);

The head of railway infrastructure company or Chairperson of analysis body against the accidents (except for critical accidents);

The head of railway transport company;

Relevant railway companies;

Related entities that are chosen by the person competent to establish the rescue body depending on reasons and severity scales of the railway incident/accident;

If a railway accident as deemed critical takes place on the national railway and involved in a multiple sectors or fields, Vietnam Railway Authority shall report it to the Ministry of Transport for establishing an analysis body.

b) Regarding urban railway or dedicated railway: Depending on severity and nature of a railway incident/accident, analysis body shall be composed of corresponding members as provided in Point b, Point c Clause 5 Article 5 hereof. In exceptional circumstances, experts of railway transport safety may be invited to join the analysis body.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

CLASSIFICATION AND PROCEDURES FOR DEALING WITH RAILWAY INCIDENTS AND ACCIDENTS

Section 1. Classification of railway incidents and accidents

Article 7. Classification by reasons

A railway incident/accident may takes place due to subjective and objective causes:

1. Subjective causes refer to violations committed by entities of railway business enterprises against railway transport laws and regulations.

2. Objective causes refer to force majeure events (natural disasters, hostility) or other causes not set out in Clause 1 hereof.

Article 8. Classification by accident severity scale

1. Moderate railway accident refers to an accident that involves 1 to 5 injured persons or damaged property worth from VND 20 million to under VND 100 million.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Severe railway accident refers to an accident that involves 2 dead persons or from 9 to 10 injured persons or damaged property worth from VND 500 million to under VND 1.5 billion.

4. Critical railway accident refers to an accident with 3 dead persons or at least 11 injured persons or damaged property worth at least VND 1.5 billion.

Section 2. PROCEDURES FOR DEALING WITH INCIDENTS OR ACCIDENTS ON NATIONAL RAILWAY OR DEDICATED RAILWAY

Article 9. Giving first aid and further emergency care to victims

1. Responsibilities for giving first aid to victims

a) When a railway accident occurs within a section, the train captain or train operator (in case of absence of train captain) shall give first aid.

b) When a railway accident occurs within the train station, the station master or traffic controller shall give first aid.

2. Details of first aid and further emergency care given to victims

Depending upon circumstances, the following actions shall be taken:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Rescue or pick victims up to a train or locomotive and bring them to the most convenient train station for emergency in a case where the train and railway are not damaged and further train running is allowed as per the law;

c) If it is impossible to bring the victims who are given first aid to emergency facilities as prescribed in Point a, Point b hereof, the nearest People’s Committee, involved entity, or health facility shall be requested to provide equipment and medicine aid for further emergency given to the victims;

d) When any person is injured in a station or is brought off a train to a station, the station master or traffic controller shall give emergency aid to the victim;

e) Perform other duties prescribed in Article 44 of Law on Railway.

Article 10. Safeguard at incident/accident scene

1. Incidents/accidents occurring within section:

a) The train captain or train operator shall conduct safeguard at the incident/accident scene as prescribed;

b) If there is no train captain in the train, the station masters or traffic controllers from two sides of the section, the train dispatcher or the railway operation unit shall, on receiving the accident report from the train operator, take action to block off the section as soon as possible (if any) or notify the train operator of the next train (if any) for further protection as prescribed.

2. Incidents/accidents occurring within the train station: The traffic controller shall conduct safeguard at the incident/accident scene as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Notifying railway accidents and further actions

1. When an accident occurs, the train captain or train operator (in case of absence of train captain) must notify the train dispatcher or traffic controller of the nearest train station of such accident as soon as possible.

2. The recipient of notification prescribed in Clause 1 hereof shall forward it to the following entities as quickly as possible:

a) The traffic controllers of stations located in two sides of the section;

b) The station master;

c) The rail transport control organization;

3. The station master shall forward it to the following entities immediately:

a) The nearest police authority and People’s Committee for further actions against accident;

b) The nearest regional railway inspection and safety group or office affiliated to Vietnam Railway Authority if the accident takes place on the national railway;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Relevant entities within the station area.

4. After receiving the notification, the railway operation unit shall:

a) Forward it to the head of national railway infrastructure company if the accident occurs on the national railway, to the head of dedicated railway company if the accident occurs on the dedicated railway for further actions;

b) Forward it to the head of Vietnam Railway Authority for cooperation in further actions if the accident occurs on the national railway, to the owner of dedicated railway if the accident occurs on the dedicated railway for cooperation in further actions;

c) Forward it to the Department of Traffic Safety (affiliated to the Ministry of Transport) if the accident occurs on the national railway.

5. If the accident is likely to cause traffic jam on the main route for many hours, the head of national railway infrastructure company shall notify the People’s Committees at all levels of such accident and keep them informed of process and results for timely reports to Vietnam Railway Authority and the Ministry of Transport.

6. If it is behind the train running schedule in the section but the train involved in accident remains unknown, the traffic controller of the arrival station must notify the traffic controller of departure station of location of the train in the section. The traffic controller must also notify the train dispatcher to take appropriate actions.

7. Methods of notification:

a) The train captain or train operator (in case of absence of train captain) must find any available measures, via means of communications or in person, to notify the accident to relevant entities as prescribed in Clause 1 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Contents of notification:

a) Initial information about accident must be accurate and provided in a timely manner;

b) The initial information about accident must at least contain: location (km, section, route, commune, ward, urban district, suburban district, province, or city); accident time; number of fatalities, number of injuries at the accident time; preliminary scene, vehicles involved in the accident; infrastructure damage caused by the accident;

c) Apart from initial notification prescribed in Point a, Point b Clause 9 hereof, the train captain or train operator (in case of absence of train captain) (if the accident happens within the section); the station master or traffic controller (if the accident happens within the station) must make a report (using form in Appendix thereto).

9. Further actions against the notification:

a) Any entity taking responsibility in the scope under which the accident falls shall, on receiving such an accident notification or a request for cooperation or support in notification, seek every available measure to follow the request and respond to the request sender (if possible), and perform tasks and practices as;

b) Any entity not taking responsibility in the scope under which the accident falls shall forward the notification to entities in charge and cooperate closely upon request of those entities.

Article 12. Making dossier of railway accident

1. Persons holding positions prescribed in Clause 1 Article 9 hereof shall make a dossier of railway accident.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The dossier of railway accident:

a) An accident report using the Form in Appendix 1 thereto;

b) An accident record using the Form in Appendix 2 thereto;

c) A report made by a railway worker using the Form in Appendix 3 thereto;

d) A report made by witnesses unrelated to the accident (if any) using the Form in Appendix 4 thereto;

dd) A document recording transfer of victims, property and relevant documents related to the accident using the Form in Appendix 5 thereto;

e) An accident scene diagram using the Form in Appendix 6 thereto.

4. The station master or traffic controller of arrival station shall, upon making or receiving the dossier of railway accident, copy documents therein and send them, in person or by post, to the following:

a) 1 set of copied dossier to the police department of the district where the railway accident occurs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) 1 set of copied dossier to the railway operator affiliated to national railway infrastructure company or 1 set of copied dossier to the dedicated railway enterprise if the railway accident occurs on the dedicated railway;

d) Such a dossier prescribed in Points a, b and c hereof shall be sent within 48 hours since the accident occurred.

Article 13. Notifying railway accidents, further actions and making of accident dossier

1. The railway infrastructure company shall set forth regulations on railway accident notifications, further actions, and making of dossiers related on accidents on the national railway.

2. The owner of dedicated railway shall set forth regulations on railway accident notifications, further actions, and making of dossiers related on accidents on the dedicated railway.

Article 14. Addressing the consequences of railway accidents involving fatalities

1. Upon occurrence of a railway accident involving fatalities within a section, the train captain or train operator (in case of absence of train captain) must have railway workers stay there to guard the victims and protect their property until they are transferred to the competent authority for further actions as per the law, in particular:

a) The train captain shall have railway workers perform such a duty;

b) In case of absence of train captain, the train operator shall have the co-train operator or railway workers of other organizations at the scene (if any) to guard the victims; the train operator is allowed to keep operating the train with the speed adequately secured to come to the nearest station ahead;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If the location where a dead person lies obstructs the train running, the person in charge prescribed in Clause 1 hereof shall mark or determine such a location (with indication in the accident record) and bring him/her off that location in order for the train to keep running.

3. If a person dies on the train, the train captain or train operator (in case of absence of train captain shall:

a) Bring the body down to the nearest station, follow the procedures and transfer him/her to the station master or traffic controller of the station for further actions;

b) If the victim has relative(s) in company and if wishes, he/she may be brought down to the most convenient station provided that it does not exceed 100 km far from the location where the victim dies;

c) In any case, the victim may not be taken back to the departure station.

4. If there is a dead person involved in a railway accident within the train station or brought off a train, the station master or traffic controller shall guard him/her and protect his/her property and cooperate with the police authority and other specialized agencies for further actions.

5. Procedures for burial of victims:

a) If the dead person has relative(s) in company or is a local person or a worker of an entity near to the station, the person in charge and victim’s relatives shall collaborate with the People’s Committee of commune or police authority where the accident takes place to follow burial procedures as per the law;

b) If the dead person has unknown whereabouts or no relatives, or has relatives but they cannot afford the burial, after completion the dossier of accident, the person in charge shall contact the local government where the accident occurs to transfer the body of victim for burial as prescribed in Clause 4 Article 44 of the Law on Railway;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The documentation recording the burial shall be made as per the law.

7. If the Chairperson of rescue body or the person in charge assume the prime responsibility for dealing with the accident at the scene (if the station master is not responsible for such accident), the station master shall submit reports and take action against consequence related to the dead person under direction of the Chairperson of rescue body or the person in charge.

Article 15. Restoration of railway traffic with request for rescue

1. When a railway incident/accident or unusual event occurs that cause the train stops, but those who are present at the scene are not capable of securing that the train may keep running with safety, the train captain or train operator (if the accident occurs within the section), the station master or traffic controller (if the accident occurs within the station), the nearest railway infrastructure company and People’s Committee shall be requested for rescue.

2. Responsibilities of the person requesting rescue:

a) Promptly observing the scene, sum up the situation and make a complete and accurate request for rescue and take responsibility for its contents;

b) After request for rescue, cooperating with relevant workers and entities present at the scene in inspecting and examining the scene and making an initial record and have person(s) stay there to protect the scene until the specialized agency comes for further actions.

3. On receiving a notification of accident related to a train accident happening within the section is made by a non-railway worker in the section, station master or traffic controller receiving the notification shall forward it to the train dispatcher and station master or traffic controller of the nearest train station so as to have person(s) in charge to come to the scene and reach a consensus on making a request for rescue as fast as possible.

4. When the representative of competent railway infrastructure company comes, the train captain or train operator (if the accident occurs outside the section), station master or traffic controller (if the accident happens within the station) must hand over related documentation, equipment and evidence as required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Upon receiving a request for rescue, each People’s Committee shall cooperate with the railway infrastructure company and come to the rescue as per the law.

Article 16. Restoration of railway traffic without request for rescue

1. After the railway incident/accident occurs, the train captain or train operator (if the accident occurs within the section); station master or traffic controller (if the accident happens within the station) may have the train keep operating after the following procedures are carried out: cooperating with relevant individuals in checking locomotive, cars, and devices on the railway and making sure that every obstacles are carried off the loading gauge of locomotive or cars, making a dossier of accident, and having railway worker(s) stay at the scene to work with competent authorities (if the accident occurs within the section).

2. If a train collides with obstacles without threatening the train running safety or causing damage to people, it is not required to stop.

3. The national railway infrastructure company shall set forth rescue and restoration of railway traffic without request for rescue on the national railway; the dedicated railway company shall set forth rescue and restoration of railway traffic without request for rescue on the dedicated railway.

Article 17. Initial fund for addressing railway incident/accident consequences

1. The national railway infrastructure company shall advance an initial fund for addressing the railway incident/accident consequences as per the law.

2. The dedicated railway company shall advance a fund for addressing the consequences of railway incidents/accidents on the dedicated railway.

Article 18. Determination of incident/accident severity scale

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The railway infrastructure company shall determine the severity scale caused by the railway incident/accident within the scope of railway assigned to operate and:

a) Make and approve the estimated damages to be paid for vehicles or other losses as a result of the incident/accident;

b) Make and approve the estimated damages to be paid for the national railway infrastructure in accordance with law on construction if the damages worth under VND 500 million.

2. The Vietnam Railway Authority shall appraise and approve the aforesaid estimate submitted by the railway infrastructure company if the damages to be paid for the national railway infrastructure worth at least VND 500 million; then it shall send a report to the Ministry of Transport.

3. Where it is necessary to have verification and investigation from the investigation body, the damages to be paid shall be based on the investigation body’s findings as to actions against violations, investigation, actions against the railway incident/accident and actual severity scale.

4. The owner of dedicated railway shall decide how to determine the severity scale of railway incidents and accidents on the dedicated railway.

Article 19. Payment of damages

1. The railway infrastructure company shall pay damages for railway incidents and accidents on the national railway.

2. Every entity, if committing violations that cause the incident/accident, shall pay damages and pay expenses associated with railway incident/accident rescue as per the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If the involved parties in the incident/accident fail to come into an arrangement to rectify the consequences, the final and conclusive decision issued by the competent legal authority shall apply.

5. The owner of dedicated railway shall decide the damages to be paid for railway incidents and accidents on the dedicated railway.

Section 3. PROCEDURES FOR DEALING WITH INCIDENTS OR ACCIDENTS ON URBAN RAILWAY

Article 20. Giving first aid and further emergency care to victims

1. Responsibilities for giving first aid to victims:

a) When a railway accident occurs within a section, the train operator or train safety staff shall give first aid;

b) When a railway accident occurs within the train station, the staff serving train running shall give first aid.

2. Details of first aid given to victims:

Depending upon circumstances, the following actions shall be taken:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If it is impossible to take action as prescribed in Point a hereof, promptly pick victims up to a train or locomotive and bring them to the nearest train station for emergency in a case where the train and railway are not damaged and further train running is allowed as per the law;

c) If it is impossible to take action as prescribed in Point a, Point b hereof, the nearest People’s Committee, involved entity, or health facility shall be requested to provide equipment and medicine aid for further emergency given to the victims;

d) When any person is injured in a station or is brought off a train to a station, the staff serving train running shall give emergency aid to the victim;

e) Perform other duties prescribed in Article 44 of Law on Railway.

Article 21. Safeguard at incident/accident scene

1. Upon occurrence of an incident/accident on the urban railway, the train operator or safety staff (if the automatic train operation is active) shall notify the train dispatcher of urban railway transport operation center to take safeguard measures at the accident scene and other oncoming trains.

2. After notifying the train dispatcher of the accident, the train operator or safety staff shall take safeguard measures and comfort the train passengers.

3. The urban railway company shall set forth regulations on safeguard measures when the train stops.

Article 22. Notifying railway accidents and further actions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The train dispatcher shall forward it to the following entities as quickly as possible:

a) Stations located in two sides of the section;

b) The urban railway company.

3. The urban railway company shall forward it to the following entities immediately:

a) The nearest police authority;

b) The People's Committee of province (in case of fatal accident and in case the cooperation of People’s Committees at all levels is necessary) and relevant entities.

4. The urban railway company shall stipulate regulations related to notification of railway incidents that not cause train stop, main line bottleneck, or affect train operation timetable.

5. If it is behind the train running schedule in the section but the train involved in accident remains unknown, the staff serving train running of the arrival station must notify the railway operation unit of such accident to take action and identify the train’s location. The staff serving train running must also notify the train dispatcher to take appropriate actions.

6. Methods of notification:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If an individual prescribed in Clauses 1, 2 and 3 hereof cannot contact any of relevant entities; he/she may request any person whom he/she contacts successfully to cooperate in notifying them.

7. Initial information about incident/accident must be accurate and provided in a timely manner and at least contain:

a) Location (km, section, route, commune, ward, urban district, suburban district, province, or city);

b) Incident/accident time;

c) Number of fatalities, number of injuries (if any);

d) Preliminary scene, vehicles involved in the incident/accident; infrastructure damage caused by the accident;

dd) Apart from initial notification prescribed in Clause 1 hereof, the train dispatcher must make a report (using form in Appendix thereto). The accident report shall be sent together with the dossier of accident to the specialized agencies prescribed in Clause 3 Article 22 hereof.

8. Further actions against the notification:

a) Any entity shall, on receiving such an incident/accident notification or a request for cooperation or support in notification, seek every available measure to follow the request and respond to the request sender (if possible), and perform tasks and practices as prescribed if the incident/accident falls into their responsibility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Making dossier of railway accident

1. Persons holding positions prescribed in Clause 1 Article 20 hereof shall make a dossier of railway accident.

2. The dossier of railway accident prescribed in Clause 1 hereof shall be transferred to the staff serving train running of the nearest station, which is forwarded it to the entities as prescribed in Clause 4 hereof.

3. The dossier of railway accident prescribed in Clause 1 hereof shall include:

a) An accident report using the Form in Appendix 1 thereto;

b) An accident record using the Form No. 02 in Appendix thereto;

c) A report made by a railway worker using the Form in Appendix thereto;

d) A report made by witnesses unrelated to the accident (if any) using the Form in Appendix 4 thereto;

dd) A document recording transfer of victims, property and relevant documents related to the accident using the Form in Appendix 5 thereto;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The staff serving train running of arrival station shall, upon receiving the dossier of railway accident prescribed in Clause 2 hereof, copy documents therein and send them, in person or by post, to the following:

a) 1 set of copied dossier to the police department of the district where the railway accident occurs;

b) 1 set of copied dossier to the railway operation unit;

c) 1 set of copied dossier to the railway operator affiliated to urban railway company;

d) Such a dossier prescribed in Points a, b and c hereof shall be sent within 12 hours since the accident occurred.

Article 24. Notifying railway accidents, further actions and making of dossier

The urban railway company shall set forth regulations related to notification of railway incidents, making of dossier of urban railway accidents that not cause train stop, main line bottleneck, or affect train operation timetable.

Article 25. Addressing the consequences of railway accidents involving fatalities

1. Upon occurrence of a railway accident involving fatalities, the train operator or safety staff (if the accident occurs within a section) or staff serving train running (if the accident occurs within a station) must take initial action to address the consequences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The safety staff shall stay at the scene to guard the victims and protect their property until they are transferred to the competent authority for further actions;

b) If the location where a dead person lies obstructs the train operation, the safety staff shall mark or determine such a location (with indication in the accident record) and bring him/her off that location for the train to continue running.

c) If the accident occurs while there is solely one train operator on board, the train operator may have railway workers on duty at or near to the scene to guard the victims and protect their property;

d) If it is impossible to comply with Point c hereof, the train operator shall contact the staff serving train running at the nearest station to have someone come to the scene to guard the victims and protect their property. While awaiting staff serving train running at the station to come and guard the victims and their property, the train operator must perform such duty himself/herself.

4. If a person dies on the train, the train operator or safety staff shall bring the body down to the nearest station, follow the procedures and transfer him/her to the staff serving training running for further actions.

5. If there is a dead person involved in a railway accident within the train station or brought off a train, the staff serving train running shall guard him/her and protect his/her property and cooperate with the police authority and other specialized agencies for further actions.

6. Procedures for burial of victims:

a) If the dead person has relative(s) in company, the staff serving train running and victim’s relatives shall collaborate with the People’s Committee of commune or police authority where the accident takes place to follow burial procedures as per the law;

b) If the dead person has unknown whereabouts or no relatives, the staff serving train running and victim’s relatives shall collaborate with the People’s Committee of commune or police authority where the accident takes place to follow burial procedures as prescribed in Clause 4 Article 44 of Law on Railway;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The documentation recording the burial shall be made as per the law.

8. If the Chairperson of rescue body or the person in charge assume the prime responsibility for dealing with the accident at the scene (if the staff serving train running is not responsible for such accident), the staff serving train running shall submit reports and take action against consequences related to the dead person under direction of the Chairperson of rescue body or the person in charge.

Article 26. Restoration of railway traffic with request for rescue

1. When a railway incident/accident or unusual event occurs that cause the train stops, but those who are present at the scene are not capable of securing that the train may keep running with safety, the train operator or safety staff (if the accident occurs outside the section), the staff serving train running (if the accident occurs within the station), the railway operation unit shall be requested for rescue.

2. The person who requests rescue shall promptly observe the scene, sum up the situation and make a complete and accurate request for rescue and take responsibility for its contents. After request for rescue, he/she shall cooperate with relevant workers and entities present at the scene in inspecting and examining the scene and making an initial record and have person(s) stay there to protect the scene until the specialized agency comes for further actions.

3. On receiving a notification of accident related to a train accident happening within the section is made by a non-railway worker in the section, staff serving train running who receives the notification shall forward it to the train dispatcher of the train running organization to come to the scene and reach a consensus on making a request for rescue as fast as possible.

4. When the representative of urban railway company or competent authority comes, the train operator or safety staff (if the accident occurs within the section), the staff serving train running (if the accident happens within the station) must hand over related documentation, equipment and evidence as required.

5. The urban railway company shall set forth rescue and restoration of railway traffic on the railway within its operation.

Article 27. Restoration of railway traffic without request for rescue

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. If a train collides with obstacles without threatening the train running safety or causing damage to people, it is not required to stop.

Article 28. Initial fund for addressing railway incident/accident consequences

The urban railway company shall allocate a fund for addressing the railway incident/accident consequences within the scope of routes assigned for operation as per the law.

Article 29. Determination of incident/accident severity scale

In order to facilitate the payment of damages, the severity scale shall be determined as follows:

1. The urban railway company shall determine the severity scale caused by the railway incident/accident within the scope of railway assigned to operate and:

a) Make and approve the estimated damages to be paid for vehicles or other losses as a result of the incident/accident;

b) Make the estimate of damages to be paid for the railway infrastructure caused by the incident/accident and submit it to the decentralized regulator or authorized agency by the People's Committee of province for appraisal, which is thereafter forwarded it to People’s Committee of province for approval as basis for payment of damages.

2. Where it is necessary to have verification and investigation from the investigation body, the damages to be paid shall be based on the investigation body’s findings as to actions against violations, investigation, actions against the railway incident/accident and actual severity scale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The urban railway company shall pay damages caused by railway incidents and accidents on the urban railway as per the law;

2. Every entity, if committing violations that cause the incident/accident, shall pay damages and pay expenses associated with railway incident/accident rescue as per the law.

3. After addressing the consequences of railway incident/accident completely, the urban railway company and the party causing damage shall come to an arrangement to rectify the consequences and pay damages and make a commitment; such a commitment shall specify the amounts, method and time for payment of damages between the parties and bear signatures, full names of involved individuals.

4. If the involved parties in the incident/accident fail to come into an arrangement to rectify the consequences, the final and conclusive decision issued by the competent legal authority shall apply.

Chapter III

ANALYSIS OF AND REPORTS ON RAILWAY INCIDENTS AND ACCIDENTS

Article 31. Analysis of railway incidents and accidents

1. A railway incident/accident shall be analyzed to find out causes, liabilities, propose remedial measures and prevention for similar circumstances. The railway incident/accident shall be investigated in accordance with laws and regulations in force.

2. Within 5 working days from the date on which analysis findings are received, the Chairperson prescribed in Points a, b, c Clause 5 Article 5 hereof shall send them to the following:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The regulator affiliated to the People's Committee of province where the urban railway lies, if the railway incident/accident occurs on the urban railway;

c) The owner of dedicated railway, if the railway incident/accident occurs on the dedicated railway.

3. The railway infrastructure company shall send the analysis findings of the accident to Vietnam Railway Authority; Vietnam Railway Authority shall then make a consolidated report and send it to the Ministry of Transport.

Article 32. Records and reports on railway incidents and accidents

1. Every railway incident/accident shall be recorded and maintained to serve as basis for analysis, identification of causes, and summary of general safety operation in the railway industry. The documentation to be maintained includes: dossiers of incidents/accidents prescribed in Clause 3 Article 12 hereof (in case of national railway, dedicated railway), Clause 3 Article 23 hereof (in case of urban railway) and investigation findings issued by the competent police authority.

2. The national railway infrastructure company, urban railway company, dedicated railway company shall:

a) Record and maintain documentation as prescribed in Clause 1 hereof;

b) Make reports on railway incidents and accidents.

3. The report on railway incidents and accidents shall be made using Form in Appendix 7 thereto.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Entities prescribed in Clause 2 hereof shall send regular (monthly, quarterly, or annual) reports or irregular reports upon requests in terms of railway incidents and accidents on national railway, urban railway, dedicated railway to the following:

Regarding national railway: the Ministry of Transport (via email: vanthu.atgt@mt.gov.vn) or Vietnam Railway Authority (via email: cucduongsat@mt.gov.vn);Regarding urban railway or dedicated railway: Regulators affiliated to the People's Committee of province;

b) Monthly reports: The report shall be made for the period from the 16th day of the previous month to the 15th day of the reporting month; and it must be submitted within the period from the 16th day to the 20th of the reporting month;

c) Quarterly reports: The report shall be made for the period from the 16th day of the previous quarter to the 15th day of the reporting quarter; and it must be submitted within the period from the 16th day to the 20th of the reporting quarter;

d) Annual reports: The report shall be made for the period from December 16th of the previous quarter to December 15th inclusive of the reporting year; and it must be submitted within the period from the December 16th day to the 20th of the last month of the reporting year;

dd) Contents and forms: Using forms No. 7 and 8 thereto;

e) Within 5 working days from the date on which a report made by the railway business enterprise prescribed in Clause 4 hereof is received:

Vietnam Railway Authority shall send a consolidated report on railway incidents and accidents to the Ministry of Transport;

The decentralized regulators or authorized agencies of the People's Committee of province shall send a consolidated report on incidents and accidents on urban railway and dedicated railway to People’s Committee of province;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 33. Management of database of railway incidents and accidents

1. Every railway incident/accident shall be recorded, maintained and provided for competent authority upon requests.

2. Entities prescribed in Clause 2 Article 32 hereof shall update the database of railway incidents and accidents and ensure the data provided as prescribed in Clause 1 hereof is accurate.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF INVOVLED ENTITIES IN DEALING WITH RAILWAY INCIDENTS AND ACCIDENTS

Article 34. Railway infrastructure companies related to national railway

1. Take charge of dealing with railway incidents and accidents on national railway.

2. Take charge of establishing and participating in rescue bodies or analysis bodies as to incidents/accidents on national railway under their responsibilities as prescribed in this Circular.

3. Participate in rescue bodies or analysis bodies as to incidents/accidents dedicated railway connecting with national railway.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Stipulate regulations on responsibilities of involved entities on national railway in dealing with railway incidents and accidents.

6. Announcing addresses and telephone number of relevant entities in dealing with incidents/accidents as prescribed in this Circular.

7. Perform other tasks in conjunction with dealing with national railway incidents/accidents as prescribed in this Circular and relevant law provisions.

Article 35. Urban railway company

1. Take charge of dealing with railway incidents and accidents on urban railway under their responsibilities.

2. Take charge of establishing and participating in rescue bodies or analysis bodies as to incidents/accidents on national railway under their responsibilities as prescribed in this Circular.

3. Take charge and cooperate with local governments and specialized agencies in dealing with incidents/accidents and restore the railway traffic on urban railway.

4. Stipulate regulations on responsibilities of involved entities on urban railway in dealing with railway incidents and accidents.

5. Announcing addresses and telephone number of relevant entities in dealing with incidents/accidents as prescribed in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Owner of dedicated railway or dedicated railway company

1. Take charge of dealing with railway incidents and accidents on dedicated railway under their scope of management.

2. Take charge of establishing and participating in rescue bodies or analysis bodies as to incidents/accidents on dedicated railway under their responsibilities as prescribed in this Circular.

3. Take charge and cooperate with local governments and specialized agencies in dealing with incidents/accidents and restore the railway traffic on dedicated railway.

4. Stipulate responsibilities and rights of affiliated entities in dealing with incidents/accidents on dedicated railway.

5. Announcing addresses and telephone number of relevant entities in dealing with incidents/accidents as prescribed in this Circular.

6. Perform other tasks in conjunction with dealing with dedicated railway incidents/accidents as prescribed in this Circular and relevant law provisions.

Article 37. Responsibilities of rescue body

1. Fulfill all duties and obligations prescribed in Article 5 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Giving first aid to victims, guarding the scene and victims' property; and following procedures for burial of victims as per the law;

c) Cooperate in investigation, take a scene examination record at the request of the police authority;

d) Gather documentation and evidence in respect of the incident/accident; determine workload and personnel of units participating in rescue;

dd) Propose commendation for and disciplinary actions against entities dealing with the incident/accident; propose measures for restoring ordinary operation of the railway to the competent authorities and address relevant problems arising;

e) Send a consolidated report on damage related to the incident/accident to the specialized agencies for investigation and payment of damages as per the law (if any) for entities suffering damage.

3. The Chairperson shall send reports on railway incidents and accidents to the following:

a) Vietnam Railway Authority, upon requests;

b) The railway infrastructure company, if the railway incident/accident occurs on the national railway;

c) The regulator affiliated to the People's Committee of province where the urban railway lies, if the railway incident/accident occurs on the urban railway;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The body members shall completely perform their tasks and work assignments; every entity participating in dealing with the incident/accident shall be under direction and comply with every decision of the Chairperson or the person in charge.

5. Perform other tasks given by the person setting up the body.

Article 38. Responsibilities of analysis body

1. Fulfill all duties and obligations prescribed in Article 6 hereof.

2. Gather data and documentation in respect of railway incidents and accidents; analyze railway incidents and accidents.

3. Cooperate with police authorities in investigating, verifying, and dealing with railway incidents and accidents.

4. Ensure that the analysis of railway incidents and accidents is truthful, accurate, transparent and timely.

5. Take legal responsibility for analysis findings of railway incidents and accidents.

6. The Chairperson shall report the analysis findings as prescribed in Clause 2 Article 31 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 39. Responsibilities of Vietnam Railway Authority

1. Expedite, monitor, and cooperate with local governments, railway business enterprises, specialized agencies, involved entities to deal with railway accidents as deemed severe or critical, or incidents threatening the train running safety.

2. Announce addresses, telephone number of Vietnam Railway Authority and regional inspection and safety departments or teams to local governments where railway crosses, and railway business enterprises for dealing with incidents/accidents as prescribed in this Circular.

3. Cooperate with specialized agencies in investigating, verifying, and dealing with railway accident upon requests from competent regulatory bodies.

4. Perform other tasks as prescribed in this Circular.

Article 40. Responsibilities of railway workers upon occurrence of railway incidents and accidents

Exercise rights and fulfill duties and obligations in dealing with railway incidents and accidents as prescribed in Law on Railway and in this Circular.

Article 41. Responsibilities of local governments, decentralized regulators affiliated to the People's Committee of provinces where urban railway or dedicated railway crosses

1. Announcing addresses and telephone number of police authorities, local governments where the railway crosses for actions against railway incidents and accidents as prescribed in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 42. Entry in force

1. This Circular comes into force as of July 1, 2018.

2. Circular No. 38/2016/TT-BGTVT dated December 2, 2016 of the Minister of Transport on dealing with railway incidents and accidents and Circular No. 74/2015/TT-BGTVT dated November 24, 2015 of the Minister of Transport on dealing with urban railway incidents and accidents cease to be effective from effective date of this Circular.

Article 43. Implementation

The Chief of the Ministry Office, the Ministerial Chief Inspector, Directors, Director of Vietnam Railway Authority, General Directors of railway infrastructure companies, heads of relevant entities shall implement this Circular./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2018/TT-BGTVT ngày 04/05/2018 quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.693

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.107.11
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!