Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 22/2014/TT-BGTVT hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành khai thác bến phà bến khách

Số hiệu: 22/2014/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 06/06/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2014/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KHAI THÁC BẾN PHÀ, BẾN KHÁCH NGANG SÔNG SỬ DỤNG PHÀ MỘT LƯỠI CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ XE Ô TÔ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi dùng để chở hành khách và xe ô tô.

2. Thông tư này không điều chỉnh đối với bến phà trên hệ thống quốc lộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và kinh doanh bến phà, bến khách ngang sông (sau đây viết tắt là bến) sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô qua sông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bến phà là nơi đón, trả khách qua sông, vùng hồ, vùng đầm, phá, vụng, vịnh, hoặc các đảo thuộc vùng nội thủy bằng phà (sau đây viết là qua sông).

2. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.

3. Chủ bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bến hoặc được cơ quan có thẩm quyền giao làm chủ đầu tư quản lý bến.

4. Chủ khai thác bến là tổ chức, cá nhân sử dụng bến để kinh doanh, khai thác vận tải.

5. Phà một lưỡi là loại phương tiện thủy nội địa tự hành, chỉ cho phép hành khách và các phương tiện giao thông đường bộ lên xuống ở một đầu phà.

6. Sức chở của phà một lưỡi là số lượng hành khách, hàng hóa và phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép chở tối đa trên phà theo quy định.

7. Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý, sử dụng phà một lưỡi tham gia hoạt động vận tải tại bến.

8. Người lái phà một lưỡi là người trực tiếp điều khiển phương tiện phà một lưỡi để chở hành khách, hàng hóa và phương tiện giao thông đường bộ tại bến.

9. Trưởng ca là nhân viên bến được chủ khai thác bến giao nhiệm vụ giải quyết hoạt động tại bến và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ khai thác bến trong ca làm việc.

10. Nhân viên bến là người được chủ khai thác bến giao nhiệm vụ trong một ca làm việc, bao gồm: trưởng ca, bảo vệ, điều hành, bán vé, hướng dẫn.

Điều 4. Điều kiện hoạt động của bến

Bến sử dụng phà một lưỡi khi tham gia vào hoạt động vận tải chở hành khách và xe ô tô phải đáp ứng các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Giao thông đường bộ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động còn hiệu lực; có quy trình vận hành, khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ được phép chở hành khách, chở xe ô tô tải có tải trọng dưới 3,5 tấn và chở xe ô tô khách dưới 16 chỗ ngồi.

Điều 5. Yêu cầu về vận hành, khai thác bến

1. Đối với công trình bến:

a) Bến đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;

b) Bến phải được bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; phải có nơi đỗ xe ô tô chờ qua phà và nhà chờ cho hành khách ở trước biển báo dừng lại ngoài cổng chắn của bến;

c) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động còn hiệu lực;

d) Mặt bến phải chắc chắn, sạch sẽ, không trơn trượt, không có ổ gà, không để chướng ngại vật, đủ cọc neo theo quy định về số lượng và chất lượng kỹ thuật; đảm bảo quay đầu xe khi xe lùi xuống phà và tiến lên;

đ) Đường dẫn vào bến phải đủ rộng đảm bảo cho hai xe ô tô đi ngược chiều nhau (hai làn xe); có đủ cọc tiêu, biển báo hiệu, bảng niêm yết giá vé, có cống hoặc cây chắn, hàng rào phân định rõ ranh giới hành khách, phương tiện giao thông đường bộ chờ đợi trước khi xuống phà;

e) Phải được bố trí tời tại bến có đủ sức kéo đối với phương tiện giao thông đường bộ có trọng tải lớn nhất được phép chở qua phà để ứng cứu phương tiện khi có sự cố xảy ra.

2. Đối với phà:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực, có bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật; kẻ hoặc gắn biển số đăng ký phương tiện thủy nội địa, sơn kẻ vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa, số lượng hành khách được phép chở trên phương tiện thủy nội địa;

b) Đạt tiêu chuẩn chất lượng và được cơ quan đăng kiểm xác nhận đủ điều kiện được phép hoạt động;

c) Được trang bị đủ số lượng, đúng chủng loại các trang thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;

d) Có ghế ngồi cho người khuyết tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi đi phà;

đ) Lưỡi phà (phần tiếp giáp với lưỡi bến khi phà cập bến) phải chắc chắn, không trơn trượt, không lồi lõm, không để chướng ngại vật.

3. Đối với thuyền viên, nhân viên bến:

a) Người lái phà một lưỡi phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện điều khiển; bố trí thuyền viên và người lái phà một lưỡi đúng theo đăng ký trong danh bạ thuyền viên; không được giao phương tiện thủy nội địa cho người lái phà một lưỡi trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi bằng lái, chứng chỉ chuyên môn;

b) Các thuyền viên phải được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ an toàn giao thông và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để hướng dẫn hành khách và phương tiện giao thông đường bộ lên xuống phà được an toàn, thuận lợi;

c) Thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

d) Thuyền viên và nhân viên bến phải có thiết bị liên lạc không dây cầm tay để phối hợp nhịp nhàng, thuận lợi trong công việc và hoạt động vận tải đảm bảo an toàn, thông suốt.

4. Đối với hàng hóa:

a) Hàng hóa chở trên xe ô tô phải được chằng buộc chắc chắn; trường hợp là động vật sống phải đóng cũi hoặc thùng cố định trước khi đưa xuống phà; xe ô tô, xe cơ giới ba bánh, bốn bánh phải chèn bánh bằng kê chèn;

b) Không chở hàng hóa thuộc danh mục cấm vận chuyển. Đối với các xe chở hàng hóa là gas, xăng dầu, khí hóa lỏng phải sắp xếp vận chuyển riêng (nếu xét thấy đảm bảo an toàn), không được chở cùng hành khách và phương tiện giao thông đường bộ trên phà; bình gas (chất đốt), can xăng, dầu do hành khách mang theo phải để vị trí riêng, đảm bảo an toàn ở trên phà.

Chương II

XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KHAI THÁC BẾN SỬ DỤNG PHÀ MỘT LƯỠI CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ XE Ô TÔ

Điều 6. Yêu cầu về quy trình vận hành, khai thác bến

1. Quy trình vận hành, khai thác bến được lập phải phù hợp với quy mô của bến, chủng loại phà một lưỡi, các thiết bị phục vụ hoạt động của bến và mục đích sử dụng của bến.

2. Quy trình vận hành, khai thác bến phải đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện; đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ, cứu đắm, cứu nạn khi xảy ra sự cố; đảm bảo tối đa sự vận hành liên tục của bến.

Điều 7. Căn cứ lập quy trình vận hành, khai thác bến

Căn cứ lập quy trình vận hành, khai thác bến gồm:

a) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật;

b) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng bến;

c) Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất của phà một lưỡi;

d) Sổ tay, tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà chế tạo;

đ) Các quy định về đảm bảo giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

e) Các quy định liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Nội dung quy trình vận hành, khai thác bến

Nội dung quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi phải bao gồm các quy định về tổ chức giao thông, tải trọng khai thác, độ dốc đường lên, xuống phà tốc độ quy định lên xuống phà, bố trí làn xe, chỗ chờ xuống phà, chỗ quay đầu xe trình tự lên phà, xuống phà; trình tự vận hành phà một lưỡi và các thiết bị phục vụ hoạt động của bến phà, thiết bị cứu nạn, cứu sinh, cứu đắm, cấp cứu, các quy định về cứu nạn, cứu sinh, an toàn cháy nổ; quy định về chuyên chở hành khách và phương tiện giao thông đường bộ; quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong vận hành, khai thác bến; quy định nội quy hoạt động của bến; quy định về các đối tượng được phép chuyên chở; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của bến.

Điều 9. Lập, thẩm định và phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến

1. Chủ bến chịu trách nhiệm lập quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi, trình Sở Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.

2. Trường hợp chủ bến không lập được quy trình vận hành, khai thác bến, chủ bến có thể thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.

3. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi theo đúng các quy định pháp luật hiện hành có xét đến điều kiện thực tế của bến.

Điều 10. Hồ sơ và trình tự thủ tục phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này (bản chính);

b) Quyết định thành lập hoặc giấy cấp phép hoạt động của bến còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao công chứng);

c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (bản sao công chứng);

d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực (bản sao công chứng);

đ) Dự thảo Quy trình vận hành, khai thác bến;

e) Các tài liệu khác liên quan.

2. Chủ bến gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải để được xem xét, giải quyết. Hồ sơ phải ghi rõ địa chỉ và số điện thoại của người gửi. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày được nhận hồ sơ, nếu kiểm tra không đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.

3. Thời gian thẩm định và ra quyết định phê duyệt là 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Điều 11. Điều chỉnh quy trình vận hành, khai thác bến

Trong quá trình vận hành, khai thác bến, nếu phát hiện những yếu tố bất hợp lý ảnh hưởng đến an toàn khai thác bến, chủ bến đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành, khai thác cho phù hợp với điều kiện khai thác của bến, trình Sở Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt điều chỉnh. Hồ sơ và trình tự thủ tục phê duyệt điều chỉnh quy trình vận hành, khai thác bến tuân thủ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.

Điều 12. Quy định về chuyên chở

1. Trước khi chuyên chở:

a) Hàng ngày, trước khi đưa phà ra chuyên chở, trưởng ca phải cùng thuyền viên, nhân viên kiểm tra toàn bộ bến bãi, phà, trang thiết bị an toàn. Không được chuyên chở nếu xét thấy không đảm bảo an toàn (điều kiện kỹ thuật hoặc gặp thời tiết nguy hiểm);

b) Bàn giao giữa hai ca cho nhau, hai trưởng ca tiến hành kiểm tra lại toàn bộ bến bãi, phương tiện thủy nội địa, trang thiết bị an toàn trên phương tiện thủy nội địa. Nếu hư hỏng phải sửa chữa, khắc phục ngay;

c) Bố trí đủ nhân viên, thuyền viên (thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ) sẵn sàng làm việc, hướng dẫn hành khách và phương tiện giao thông đường bộ xuống phà;

d) Phải có đủ các dây neo (dây đầu nước và dây cuối nước), các dây buộc phà phải căng, đúng quy định;

đ) Phà cập thẳng bến và cửa phà mở.

2. Xuống phà:

a) Khi thấy đủ điều kiện an toàn, trưởng ca yêu cầu hành khách ra khỏi xe trước khi xe ô tô xuống phà, sau đó ra hiệu lệnh xuống phà bằng còi, cờ hiệu hoặc bằng tay;

b) Trình tự xuống phà theo thứ tự lần lượt như sau: xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ;

c) Cho lần lượt từng xe xuống phà. Khi xe ô tô bị chết máy ở dốc bến, nhân viên điều hành phải giúp người điều khiển phương tiện chèn xe. Nếu xe ô tô không tự nổ máy được phải dùng các biện pháp kéo xe ô tô ra khỏi mặt bến;

d) Quy định cho xe ô tô tiến xuống phà: Nhân viên chỉ dẫn cho xe ô tô tiến chính giữa lưỡi phà với vận tốc không lớn hơn 5 km/h, hướng dẫn và sắp xếp xe ô tô vào vị trí trên phà. Sau khi xe ô tô đã ổn định vào vị trí trên phà, tiếp tục ra hiệu lệnh cho các xe ô tô tiếp theo xuống phà;

đ) Quy định cho xe ô tô lùi xuống phà: Nhân viên ra hiệu lệnh cho xe ô tô tiến vào vị trí quay đầu xe tại đỉnh bến và lùi xe ô tô xuống dốc bến với vận tốc không lớn hơn 5km/h. Nhân viên quan sát, chỉ dẫn cho người lái xe điều khiển lùi xe ô tô xuống phà và hướng dẫn và sắp xếp xe ô tô vào vị trí trên phà. Sau khi xe ô tô đã ổn định vào vị trí trên phà, tiếp tục ra hiệu lệnh cho các xe ô tô tiếp theo lùi xuống phà và đưa vào vị trí đỗ trên phà;

e) Việc xếp hành khách, hàng hóa và phương tiện giao thông đường bộ trên phà phải đảm bảo phà cân bằng, không nghiêng lệch, không chúi mũi, không quá mớn nước cho phép. Không để xe ô tô và hành khách đứng trên lưỡi phà hoặc ở các vị trí ảnh hưởng đến thao tác chuyên chở như: trên thành phà, gần cần bẩy phà và ở các vị trí làm khuất tầm nhìn của người lái phà;

g) Khi đủ tải trọng cho phép, đóng cửa phà, nhắc nhở, kiểm tra hành khách mang dụng cụ cứu sinh;

h) Phải kiểm tra lại tình trạng an toàn của phà, nếu đảm bảo điều kiện an toàn báo cáo thuyền trưởng ra lệnh cho phà dời bến.

3. Qua sông:

a) Khi đảm bảo điều kiện an toàn, trưởng ca quyết định cho phà dời bến để qua sông; phải bố trí người hoa tiêu để đảm bảo tầm nhìn cho thuyền trưởng nếu cần thiết, thông tin liên lạc giữa thuyền trưởng với hoa tiêu phải bằng máy bộ đàm;

b) Khi phà đã dời bến, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh cho phà cân bằng, sắp xếp lại xe, thuyền trưởng phải cho phà cập lại bến, buộc đủ các dây neo và không cho hành khách ở trên phà mới được điều chỉnh;

c) Phà qua sông phải theo luồng đã quy định, gắn đầy đủ hệ thống tín hiệu như đèn, còi để báo hiệu cho các phương tiện thủy nội địa đi lại trên sông biết;

d) Ban đêm, ban ngày nếu trời có sương mù hay mưa to không rõ, trên bến và trên phà phải bật các đèn tín hiệu theo quy định.

4. Cập bến, lên bờ:

a) Trước khi cập bến, thuyền trưởng báo hiệu cho hành khách biết;

b) Phà chỉ được cập bến khi lưỡi bến không có người;

c) Trình tự lên bến theo thứ tự lần lượt như sau: người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe ô tô;

d) Quy định cho xe ô tô lùi lên bến: Sau khi hành khách và phương tiện khác đã lên dốc an toàn, thuyền viên ra hiệu lệnh cho xe ô tô lùi lên bến và chỉ dẫn cho xe ô tô lùi đến vị trí quay đầu trên bến. Khi xe ô tô đã đến vị trí quay đầu trên bến, nhân viên tiếp tục ra hiệu lệnh cho xe ô tô tiếp theo lùi lên bến và chỉ dẫn đến vị trí quay đầu xe;

đ) Quy định cho xe ô tô tiến lên bến: Sau khi hành khách và phương tiện khác đã lên dốc an toàn, thuyền viên ra hiệu lệnh cho xe ô tô tiến lên bến. Khi xe ô tô lên hết dốc, tiếp tục ra hiệu cho xe ô tô tiếp theo lên bến.

Điều 13. Xử lý tình huống

1. Khi phà gặp tai nạn phải dùng các tín hiệu (còi, kẻng, đèn ...) để báo cho hai đầu bến và các phương tiện thủy nội địa khác đang lưu thông đến ứng cứu kịp thời. Khẩn trương, tích cực dùng mọi biện pháp cứu người, cứu phà, tài sản và các phương tiện thủy nội địa khác trên sông để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại xảy ra.

2. Trường hợp thả neo phải có tín hiệu báo cho các phương tiện thủy nội địa khác biết.

Điều 14. Phục vụ và từ chối chuyên chở

1. Nhân viên phục vụ thực hiện đúng vị trí, nhiệm vụ được phân công; chấp hành nghiêm các quy định, thao tác, lệnh của người chỉ huy hướng dẫn cho hành khách và phương tiện giao thông đường bộ lên, xuống phà.

2. Nhân viên bến từ chối phục vụ hành khách và phương tiện giao thông đường bộ xuống phà khi:

a) Tổng trọng tải của xe và hàng hóa xếp trên xe hoặc số lượng hành khách trên phà vượt quá trọng tải được phép chở của phà ghi trong giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (còn hạn) do cơ quan đăng kiểm cấp;

b) Xe có tải trọng vượt quá tải trọng cho phép theo cấp thiết kế của bến hoặc tải trọng được phép chở của phà;

c) Phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn, kỹ thuật, không có đèn chiếu sáng vào ban đêm; xe chở hàng nặng, hàng cồng kềnh không chằng buộc chắc chắn;

d) Xe ô tô khách có ghế ngồi lớn hơn 16 chỗ; xe ô tô tải có tổng trọng tải lớn hơn 3,5 tấn;

đ) Hành khách không chấp hành nội quy qua phà, làm mất trật tự công cộng bến, người say rượu; người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người thân hay người giám hộ đi cùng;

e) Điều kiện an toàn của bến không đảm bảo như: đường dẫn xuống bến lầy lội mà chưa thể khắc phục ngay được; thời tiết xấu, tầm nhìn bị hạn chế; gió, bão, nước sông dâng cao vượt cấp quy định;

g) Người điều khiển xe ô tô đang trong tình trạng say rượu, ma túy không còn đủ khả năng điều khiển xe ô tô xuống phà theo sự hướng dẫn của nhân viên bến.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾN SỬ DỤNG PHÀ MỘT LƯỠI CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ XE Ô TÔ

Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại các bến phà sử dụng phà một lưỡi.

Điều 16. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Công bố các mẫu phà một lưỡi được phép chở hành khách và xe ô tô để các địa phương có cơ sở đóng mới hoặc hoán cải phương tiện thủy nội địa theo đúng quy định.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị đăng kiểm, kiểm tra an toàn kỹ thuật và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phà một lưỡi được phép chở hành khách và xe ô tô theo quy định hiện hành.

Điều 17. Trách nhiệm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Hướng dẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ cho địa phương trong việc đảm bảo an toàn vận hành, khai thác bến khách ngang sông; theo dõi, kiểm tra công tác quản lý hoạt động của bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi tại các địa phương.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn; phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện để thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động bên sử dụng phà một lưỡi.

2. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức triển khai Thông tư này để hướng dẫn cho các đối tượng tham gia giao thông, tham gia hoạt động vận tải tại bến biết và thực hiện.

3. Chỉ đạo các cơ quan đơn vị thuộc Sở tổ chức đăng kiểm, đăng ký phương tiện thủy nội địa; đào tạo và cấp giấy chứng nhận học tập pháp luật về Luật Giao thông đường thủy nội địa, cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng lái phương tiện theo quy định của pháp luật.

4. Chỉ đạo Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của nhà nước, các quy định tại Thông tư này đối với chủ bến, chủ khai thác bến, chủ phương tiện phà, người lái phà, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vận tải chở hành khách và xe ô tô tại bến; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

5. Đối với bến nằm trên sông, kênh là địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp và thống nhất với Sở Giao thông vận tải liên quan về phương án điều hành, giá cước vận tải, mức thu phí để bảo đảm tính đồng bộ của vận tải hành khách, phương tiện giao thông đường bộ tại bến và trật tự an toàn trong quá trình khai thác.

6. Trên cơ sở các quy định chung của Thông tư này, chỉ đạo chủ bến xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của bến thuộc địa phương quản lý.

Điều 19. Trách nhiệm của chủ bến, chủ khai thác bến

1. Chủ bến chịu trách nhiệm:

a) Hoàn thiện hồ sơ và thủ tục, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động của bến sử dụng phà một lưỡi để chở hành khách và xe ô tô theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của bến;

b) Lập quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Chủ khai thác bến chịu trách nhiệm:

a) Duy trì và đảm bảo các điều kiện an toàn hoạt động của bến theo quy định;

b) Phương tiện thủy nội địa khi đưa vào hoạt động phải được đăng ký, đăng kiểm theo quy định;

c) Công bố thời gian hoạt động của bến, thời gian đóng bến và mở bến;

d) Bố trí đủ số lượng thuyền viên làm việc theo chức danh trên phà và trưởng ca, nhân viên bến để quản lý hoạt động tại bến;

đ) Thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT và các quy định pháp luật khác có liên quan;

e) Thực hiện việc niêm yết nội quy bến, niêm yết giá vé và số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản hồi của hành khách;

g) Tùy theo đặc điểm tình hình của từng bến, lựa chọn vị trí quay đầu xe sao cho phù hợp, đảm bảo cho xe ô tô lên, xuống phà an toàn và thuận tiện;

h) Trang bị đủ và yêu cầu phải mặc áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi đối với thuyền viên, người lái phương tiện, nhân viên phục vụ và hành khách trên phương tiện;

i) Chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường, tuân thủ sự điều động và tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra;

k) Phối hợp, thống nhất với chủ khai thác bến đối lưu phương án điều hành hoạt động vận tải khách ngang sông đảm bảo trật tự, an toàn;

l) Thực hiện đúng giá cước vận tải, mức thu phí đối với hành khách, hàng hóa, phương tiện giao thông đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

m) Chịu sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, đường bộ;

n) Giữ gìn phà, bến phà, nhà chờ khách, nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ.

Điều 20. Trách nhiệm của thuyền viên, nhân viên bến

1. Thuyền trưởng phải tuân thủ thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Giao thông đường thủy nội địa và các nhiệm vụ được quy định tại Điều 20 của Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Trưởng ca chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn, an ninh trật tự; kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ nhân viên trong ca làm việc tại bến.

3. Thuyền viên, nhân viên bến phải mặc đồng phục, đeo thẻ tên, bảo hộ lao động (nếu có) khi làm việc; có thái độ hòa nhã, văn minh, lịch sự, tận tình hướng dẫn hành khách thực hiện nội quy bến và quy định pháp luật.

4. Nhân viên điều hành chịu trách nhiệm hướng dẫn hành khách, xếp hàng, mua vé, lên xuống bến; chỉ dẫn phương tiện giao thông đường bộ lên, xuống phà an toàn, thuận lợi; yêu cầu hành khách mặc áo phao hoặc mang dụng cụ nổi cá nhân.

5. Nhân viên bán vé chịu trách nhiệm bán đúng giá vé theo bảng niêm yết giá vé tại bến, đúng đối tượng, đúng chủng loại loại vé.

6. Nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm gìn giữ trật tự tại bến, trông coi tài sản của bến, hướng dẫn hành khách tự bảo quản tài sản, hành lý mang theo.

Điều 21. Trách nhiệm của hành khách

1. Tuân thủ sự hướng dẫn, sắp xếp của thuyền viên, nhân viên; xếp hàng vào bến.

2. Thực hiện mua vé trước khi xuống phà.

3. Thực hiện mang trang bị cứu sinh khi xuống phà và phải trả lại phà trước khi lên bờ.

4. Không được trèo hoặc đứng trên lan can của phà, đứng trên lưỡi phà khi phà đang chạy.

5. Tự bảo quản hành lý, giữ trật tự, vệ sinh.

6. Đối với người lái xe ô tô:

a) Có giấy phép lái xe ô tô từ hạng B1 trở lên và còn hạn sử dụng, không bị cấm hành nghề lái xe theo quy định;

b) Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên bến phà, phối hợp với thuyền viên có biện pháp đảm bảo an toàn cho xe khi lên, xuống phà và đỗ chờ trên bến qua sông.

7. Đối với người lái xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, phải sắp xếp hàng hóa, hành lý mang theo trên phương tiện chuyên chở đảm bảo gọn gàng, chắc chắn.

Điều 22. Xử lý vi phạm

Chủ bến, chủ khai thác bến, chủ phương tiện, người lái phà một lưỡi, người lái phương tiện giao thông đường bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm Thông tư này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, đường bộ hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2014.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải những vướng mắc phát sinh để được xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như khoản 1 Điều 24;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (10).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

PHỤ LỤC

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô

Kính gửi: ……………………

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:

- Người đại diện: ……………………….. Chức vụ: ………………………..

- Địa chỉ liên hệ: ………………………. Số điện thoại: ……………………

2. Tên công trình:

- Địa điểm: …………………………………………………………………………………………

3. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1

Đơn đề nghị phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến

2

Quyết định thành lập hoặc giấy cấp phép hoạt động của bến còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao công chứng)

3

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (bản sao công chứng)

4

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực (bản sao công chứng)

5

Dự thảo quy trình vận hành, khai thác bến

6

Các tài liệu khác liên quan

Ghi chú: đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

4. Nội dung đề nghị:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

………., ngày... tháng... năm …….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

THE MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 22/2014/TT-BGTVT

Hanoi, June 06, 2014

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON ESTABLISHMENT OF PROCEDURES FOR OPERATION OF FERRY TERMINALS, RIVER-CROSSING TERMINALS USING SINGLE-ENDED CAR – PASSENGER FERRIES

Pursuant to the Law on Road traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Inland Waterway Navigation dated June 15, 2004;

Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/NĐ-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of Department of Transport Infrastructure and Director General of Vietnam Inland Waterway Administration,

The Minister of Transport promulgates the Circular providing guidance on the construction of procedures for operation of ferries using single-ended car-passenger ferries

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Governing scope

1. This Circular provides guidance on the establishment of procedures for operation of ferry terminals using single-ended car-passenger ferries.

2. This Circular does not regulate ferry terminals on national route system.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to organizations, individuals involved in investment, construction, management, operation and business of ferries, river-crossing terminals (hereinafter referred to as ferry terminals) using single-ended car – passenger ferries.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

1. Ferries mean places that receive and drop off passengers who travel across body of rivers, lakes, lagoons, bays or islands within internal waters.

2. River-crossing terminals mean inland wharves transporting passengers across rivers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Terminal operating owners means organizations or individuals that use ferry terminals for business and exploitation of transportation.

5. Single-ended ferry means a self-propelled watercraft allowing passengers and transport vehicles to get onto and off at one end of the ferry.

6. Loading capacity of a single-ended ferry means a maximum of permissible quantity of passengers, goods and transport vehicles according to the law.

7. Vehicle owners mean organizations or individuals that own, manage or use single-ended ferries in activities of transport from and to ferry terminals.

8. Single-ended ferry driver means a person who is in direct control of a singled-ended craft to carry passengers, goods and transport vehicles from and to ferry terminals.

9. Shift head means a person who is assigned by the terminal operating owner to handle activities at ferry terminals and is responsible to the law and the terminal operating owners during the shift

10. Terminal staff means persons who are assigned by terminal operating owners to perform tasks during a shift including shift heads, guards, managers, fare sellers and guides.

Article 4. Conditions for operation of ferries

Singled-ended car – passenger ferries must satisfy regulations of the Law on Inland Waterway Navigation, the Law on Road traffic, and applicable technical regulations, standards when carrying out the delivery of passengers and cars, be established or granted operation permit by competent state agencies, have operation process approved by competent agencies; delivery is confined to passengers or cars of 3.5 ton and 16 seats.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Works of ferry terminals:

a) Ferry terminals must satisfy provisions set out in the Minister of Transport’s Circular No. 25/2010/TT-BGTVT dated August 30, 2010 regulating management of ferries and inland wharves;

b) Ferry terminals must satisfy technical requirements as prescribed in applicable standards, prescribed requirements for inland waterways, have parking lots and lounges arranged outside entrance gates;

c) Ferry terminals must be established by competent state agencies or granted operation permit;

d) Ferry terminal surface must be firm, anti-slippery and clean without hot-poles and obstacles. Anchor poles must be guaranteed in number and technical quality; space must be arranged in such a way to enable cars to turn around or move forward;

dd) Paths leading to ferry terminals must be constructed with two lanes; pickets, signals, fare board, gates and fence must be sufficiently constructed. A separation between passengers and transport vehicles must be clearly defined.

e) Hoists that are capable of hauling highest payload vehicles must be arranged in case of emergency.

2. Ferries:

a) Certificate of inland watercraft registration as prescribed by the Law on Inland Waterway Navigation, unexpired certificate of technical safety and environmental protection for inland watercraft, unexpired civil liability insurance and other relevant papers as prescribed are required. Registration plates and draughts of watercraft must be painted or attached thereon with permissible number of passengers being specified.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Life saving, rescue and fire safety equipment must be sufficiently equipped as prescribed;

d) Seats intended for the disabled, old people, women and children must be designed;

3. Crew and terminal staff:

a) Ferry drivers must obtain certificates of professional competence in conformity with the vehicles they are operating; Crew and ferry drivers must be delegated according to the list of crew. Ferry drivers are not permitted to assign driving job to other drivers who have their driving license or certificate of professional competence revoked.

b) Crew must be trained in professional competence of traffic safety and shall be granted certificates by competent state agencies. Crew is also responsible for instructing passengers and cars to get on and off ferries in a safe and convenient way.

c) Crew working on inland watercraft must satisfy requirements as set out in Article 29 of the Law on Inland Waterway Navigation.

d) Crew and terminal staff must be equipped with wireless communication devices to ensure operation is safe and smooth.

4. Goods:

a) Goods including live animals carried by cars must be firmly fastened before getting off ferries; cars, three-wheel or four-wheel motor vehicles must be fixed with car stoppers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

ESTABLISHMENT OF PROCEDURES FOR OPERATION OF FERRY TERMINALS

Article 6. Requirements for procedures for operation of ferry terminals

1. Procedures for operation of ferry terminals must be established in conformity with scale of terminals, category of single-ended ferries, terminal equipment and use purposes;

2. Procedures for operation must guarantee safety for passengers and vehicles, requirements for fire and explosion safety, life saving, rescue in case of emergency; constant operation must be guaranteed to the maximum;

Article 7. Foundations for establishment of procedures for operation of ferry terminals

Foundations for establishment of procedures for operation of ferry terminals include:

a) Documentation of technical design;

b) Natural conditions at ferry terminals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Manufacturer’s handbooks, instruction manuals of equipment operation;

dd) Regulations on traffic, labor and environmental safety;

e) Other relevant regulations;

Article 8. Content of procedures for operation of ferry terminals

Procedures for operation of ferry terminals include regulations on traffic organization, operation loading, slope and speed of getting on and off ferries, arrangement of lanes, waiting areas for ferry arrivals, car U-turn areas, order of getting on and off ferries; sequence of operation of single-ended ferries and terminal equipment, rescue and life-saving equipment, regulations on rescue, life saving and fire and explosion safety; regulations on transport of passengers and road vehicles; regulations on traffic safety in the operation of ferry terminals; regulations on activities of ferry terminals, freights; responsibilities of organizations and individuals involved in the operation of ferry terminals.

Article 9. Establishment, assessment and approval for procedures for operation of ferry terminals

1. Owners shall be responsible for the establishment of procedures for operation of ferry terminals and making the submission to the Services of Transport for consideration and approval.

2. In case the owner can not establish procedures for operation of ferry terminals, he/she can hire a qualified consultant to perform the job as prescribed and shall be responsible for paying the consultancy fee.

3. The Services of Transport shall be responsible for the examination and approval for the procedures for operation of ferry terminals including actual conditions of ferry terminals according to applicable regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Components of documentation:

a) Written request for examination and approval according to Form as prescribed in Appendix hereof (original);

b) Establishment Decision or unexpired operation permit granted by competent state agencies (notarized copies);

c) Certificate of inland watercraft registration (notarized copies);

d) Unexpired certificate of technical safety and environmental protection (notarized copies);

d) Draft procedures for operation of ferry terminals;

e) Other relevant documents;

2. The owner shall send one (01) set of documentation by post or direct to the Services of Transport for consideration and handling. The documentation must specify address and phone number of the sender. Within three working days since receipt of the documentation, upon finding the documentation is inadequate, the Services of Transport shall issue a written notice asking for supplements as prescribed.

3. The examination and decision on approval shall take 20 working days since receipt of the documentation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

During the operation of ferry terminals, upon finding any factors affecting operation safety, the owner must make a written proposal for adjustments, supplements or amendments to the procedures in conformity with terminal operation conditions, and make the submission to the Services of Transport for consideration and approval. Documentation and procedures for approval for adjustments to the operation must be in compliance with provisions set out in Article 10 hereof.

Article 12. Regulations on delivery

1. Before delivery:

a) Everyday before carrying out delivery, the shift head must carry out the inspection of the entire ferry terminal and safety facilities Delivery is not permitted if safety is not guaranteed (technical conditions or bad weather);

b) Carry out handover between shifts; two shift heads must inspect the entire ferry terminal, inland watercraft and safety facilities on the watercraft. Carry out repair or remedial work immediately if any damage is detected;

c) Arrange staff, crew (captain, chief engineer, sailors) ready for work and instructing passengers and transport vehicles to get on and off ferries;

d) Guarantee anchor rope is sufficient and in place, fastening wire adequately stretched in accordance with regulations;

2. Boarding the ferry:

a) When safety conditions are fully ensured, the shift head shall order passengers to dismount from vehicles before letting vehicles get onto the ferry using siren, flag or hand signals;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Vehicles are maneuvered one by one to board the ferry. In case a vehicle breaks down at a ramp, the terminal staff must help chock the vehicle. In case the vehicle does not work normally, take measures to pull the vehicle out of the ferry terminal surface;

d) Maneuvering vehicles to move forward onto the ferry: Vehicles are instructed to move forward in the middle of the ramp with a speed of no more than 5km/h and arranged in place on the ferry. After the vehicle is arranged in place, the next ones are ordered to move onto the ferry one by one;

dd) Maneuvering vehicles to move backward onto the ferry: Vehicles are ordered to move to the car U-turn position and move backward onto the ferry with a speed of no more than 5km/h. Terminal staff shall instruct drivers to move and arrange their vehicles on the ferry.

e) Arrangement of passengers, goods and vehicles on the ferry must guarantee the ferry is balanced, not sinking to one side, not plunged down deeply and draught level must be kept in control. Cars and passengers are not permitted to stand on ramps, ferry edges or positions blocking view of ferry drivers;

g) When permissible carrying capacity is reached, close all ferry doors, remind passengers of wearing life vests;

h) Re-check ferry condition safety once again before asking ferry captain for permission to leave the terminal;

3. Across the river:

a) When safety conditions are guaranteed, the shift head shall allow the ferry to leave the terminal; a navigator must be arranged to ensure view of the captain if necessary; communication between the captain and navigator must be established through a walkie-talkie;

b) When the ferry leaves the terminal, if finding necessary to make some adjustments to keep the ferry balanced or re-arrange vehicles, the captain must maneuver the ferry to the terminal again, having all anchor rope firmly secured, asking passengers to dismount from the ferry before making adjustments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) When it is covered by thick blanket of fog and visibility is poor at night time and day time, it is necessary to turn on all light signals on the ferry and terminal as prescribed.

4. Arrival at terminals:

a) Before arriving at the terminal, the captain must make notifications to passengers;

b) Order of disembarking: passengers, non-motorized vehicles, motorbikes, cars;

c) After passengers and other vehicles are safely disembarked, the crew shall order the cars to move backward off the ferry onto the terminal and to the car U-turn position. The same way is done for the next cars.

Article 13. Situation handling

1. When the ferry has an accident, use siren, bells or lights to signal ferry terminals at two ends and other inland watercrafts to come to its rescue in a timely manner. Take all necessary measures in an urgent and positive way to save passengers, ferry, properties and other inland watercrafts en route to minimize damage;

2. In case the anchor is cast, notifications must be made to other inland watercrafts.

Article 14. Services and refusal of delivery

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The staff shall refuse to serve passengers and vehicles onto the ferry in the following cases:

a) Total weight of cars, cargo loaded or number of passengers on the ferry exceed permissible carrying capacity of the ferry as specified in the unexpired certificate of technical safety and environmental protection issued by register agency.

b) Vehicles with vehicular weight exceeding permissible limit of terminal design or permissible carrying capacity of the ferry;

c) Road vehicles do not guarantee technical safety or do not provide lights at night; vehicles carrying heavy, bulky cargo without firm fastening;

d) Passenger cars of more than 16 seats; trucks of more than 3.5 ton;

dd) Passengers do not comply with ferry rules, causing loss of order on the terminal, getting drunk or incapable of civil acts without the accompaniment of relatives or guardians;

e) Paths leading to terminals are muddy; bad weather, limited view; wind, storm and river rising over the prescribed limit;

g) Drivers driving under the influence of alcohol, drugs without adequate capacity to drive their cars onto the ferry as instructed by the staff.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Responsibilities of Directorate for Roads of Vietnam

Organize state administration at ferry terminals;

Article 16. Responsibilities of the Vietnam Register

1. Make announcement of samples of single-ended ferries allowed to carry passengers and cars to localities for making new ones or conversion of existing inland watercrafts as prescribed;

2. Direct and instruct register agencies to carry out inspection of technical safety and certificates of technical safety and environmental protection with respect to single-ended ferries allowed to carry passengers and cars as prescribed;

Article 17. Responsibilities of Vietnam Inland Waterway Administration

Provide professional instructions to localities on ensuring operation safety for ferry terminals; monitor and inspect the management of operation of ferry terminals by localities;

Article 18. Responsibilities of the Services of Transport

1. Perform state administration of management of inland waterways transport in the administration division; cooperate with People’s committees of districts, communes in carrying out assessment of documentation and issuance of operation permit;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Direct agencies affiliated to the Service to organize registration of inland watercrafts; provide training and grant certificates of law study on Inland Waterway Navigation, certificates of professional competence and driving license according to law provisions;

4. Direct inspectorate of the Service to conduct inspection of compliance with laws, state regulations and provisions set out hereof by owners, terminal operating owners, ferry owners, ferry drivers and vehicle drivers as they participate in the transportation of passengers and vehicles at terminals; handle violations of the law on inland waterways;

5. For terminals that are situated on administrative divisions between two central-affiliated cities and provinces, cooperate and agree with relevant Services of Transport about management method, transport fare, level of fees to ensure uniformity in the transportation of passengers and transport vehicles at terminals and safety during the operation;

6. Based on general provisions set out hereof, direct owners to formulate detailed procedures for operation of terminals in accordance with actual conditions of terminals under local management;

Article 19. Responsibilities of owners and terminal operation owners

1. Owners:

a) Complete documentation and procedures and make the submission to competent state agencies for issuance of establishment decision or issuance of terminal operation permit as prescribed and take responsibility to the laws for operation of terminals;

b) Formulate procedures for operation of terminals and make the submission to competent state agencies for approval;

c) Comply with provisions set out in Article 21 of the Circular No. 25/2010/TT-BGTVT and other relevant law provisions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Maintain and ensure safety conditions of terminals as prescribed;

b) Inland watercrafts to be put into operation must be registered as prescribed;

c) Make public announcement of time of terminal operation;

d) Arrange adequate number of crew by position, shift heads, terminal staff for managing activities at the terminal;

dd) Comply with provisions set out in Article 22 of the Circular No. 25/2010/TT-BGTVT and other relevant law provisions;

e) Post up notice of terminal rules, ferry fares and hotlines to get feedbacks from passengers;

g) Depending on characteristics of each terminal, make appropriate choice of car U-turn positions to ensure safety and convenience for vehicles boarding and disembarking the ferry;

h) Provide adequate equipment and request crew, ferry drivers, staff, vehicle drivers and passengers to wear life vests or floating kits;

i) Comply with regulations on environmental safety and hygiene, mobilization to participate in activities of rescue and relief in case of emergency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) Apply transport fares and fees approved by competent state agencies;

m) Be subject to inspection, supervision and handling by competent state agencies regarding compliance with regulations on inland watercraft and road traffic;

n) Keep ferries, terminals, waiting houses and restrooms clean;

Article 20. Responsibilities of crew and terminal staff

1. The captain must comply with provisions set out in Article 79 of to the Law on Inland Waterway Navigation, the tasks as set out in Article 20 of the Circular No. 25/2010/TT-BGTVT and other relevant law provisions.

2. The shift head shall ensure safety and order; inspect and supervise staff working during the shift in the terminal.

3. Crew and terminal staff must wear uniforms, name badges, personal protective equipment (if any) while working; prove amiable, courteous, polite and whole-hearted toward passengers;

4. Managing staff shall instruct passengers to line up for buying fares, to board and disembark ferries; instruct transport vehicles to board and disembark ferries in a safe and convenient way; request passengers to wear life vests or personnel floating kits;

5. Fare sellers shall deliver fares to passengers according to the fares as posted up at terminals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Responsibilities of passengers

1. Comply with instructions and arrangement made by crew; line up to enter terminals;

2. Buy fares before boarding the ferry;

3. Wear life saving kits when boarding the ferry and return them before disembarking;

4. Do not climb or stand on ferry handrails, ramps when the ferry is running;

5. Self- preserve luggage, keep order and hygiene;

6. Car drivers:

a) Have unexpired driver’s license from B1 and over and not be suspended from practice as prescribed;

b) Comply with instructions given by terminal staff, cooperate with crew in ensuring safety when boarding and disembarking vehicles from the ferry;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Handling of violations

Owners, terminal operating owners, vehicle drivers, ferry drivers, road transport vehicle drivers and relevant organizations and individuals that violate this Circular shall be penalized for administrative violations in the area of inland waterways and road traffic or face criminal prosecution according to law provisions;

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 23. Effect

This Circular takes effect since August 01, 2014.

Article 24. Responsibilities

1. Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector, directors general of Ministerial-affiliated Departments, director general of Directorate for Roads of Vietnam, director of Vietnam Register, director of Vietnam Inland Waterways Administration, directors of the Services of Transport of central-affiliated provinces and cities, heads of agencies, organizations and individuals shall be responsible for executing this Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported (by organizations and individuals) to the Ministry of Transport for consideration and handling. /.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

THE MINISTER




Dinh La Thang

 

  

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 22/2014/TT-BGTVT ngày 06/06/2014 hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.058

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.88.20
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!