BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2012/TT-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2012
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ, BAO GỬI BẰNG TÀU CAO
TỐC THEO TUYẾN VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY CỐ ĐỊNH GIỮA CÁC CẢNG, BẾN THUỘC NỘI THỦY VIỆT
NAM
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam
năm 2005;
Căn cứ Luật giao thông Đường thủy
nội địa năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
ban hành Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao
tốc theo tuyến vận tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt
Nam,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này quy định về vận tải
hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải đường thủy cố
định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận
tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Tàu cao tốc là tàu, thuyền
chở khách có tốc độ từ 30 km/giờ trở lên.
2. Thuyền vận tải đường thủy
bao gồm các tuyến vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên luồng hàng hải và
luồng đường thủy nội địa.
3. Cảng vụ liên quan là Cảng
vụ đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ hàng hải.
Chương 2.
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNH
LÝ, BAO GỬI BẰNG TÀU CAO TỐC
Điều 4. Vận tải,
vận tải thử, vé hành khách; bảo quản hành lý, bao gửi; tranh chấp, bồi thường
và thẩm quyền chấp thuận vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc
theo tuyến vận tải đường thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt
Nam
1. Vận tải, vận tải thử, vé hành
khách; bảo quản hành lý, bao gửi; tranh chấp, bồi thường và thẩm quyền chấp thuận
vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải đường
thủy cố định giữa các cảng, bến thuộc nội thủy Việt Nam, tổ chức, cá nhân liên
quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách đường
thủy nội địa.
2. Trường hợp tuyến vận tải đường
thủy trùng một phần hoặc trùng hoàn toàn với luồng hàng hải, cơ quan chấp thuận
vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu cao tốc theo tuyến vận tải đường
thủy cố định chỉ chấp thuận khi có ý kiến đồng thuận của Cảng vụ hàng hải liên
quan.
Điều 5. Thủ tục
vào và rời cảng
1. Thủ tục vào và rời cảng đối với
tàu cao tốc hoạt động trên tuyến vận tải đường thủy cố định thực hiện theo Điều 15 của Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng,
bến thủy nội địa.
2. Cảng vụ liên quan cấp phép cho
tàu rời cảng, bến có trách nhiệm theo dõi hành trình của tàu cao tốc từ cảng, bến
đó đến cảng, bến cuối cùng của hành trình; chủ trì phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan xử lý khi tàu cao tốc gặp sự cố, tai nạn trên hành trình.
Điều 6. Đăng ký
chất lượng dịch vụ
1. Nội dung đăng ký chất lượng
a) Đối với tàu cao tốc gồm: tên
tàu, số ghế, năm sản xuất, nơi sản xuất, trang thiết bị phục vụ hành khách trên
tàu;
b) Phương án tổ chức vận tải: việc
chấp hành phương án hoạt động trên tuyến, hành trình, công tác bảo đảm an toàn
giao thông;
c) Các quyền lợi của hành khách gồm:
bảo hiểm, số lượng hành lý mang theo được miễn cước và các dịch vụ hành khách
trên hành trình.
2. Người kinh doanh vận tải nộp 01
(một) bộ hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải trực tiếp hoặc gửi qua đường
bưu chính theo tuyến cố định. Hồ sơ bao gồm:
a) 02 bản Đăng ký chất lượng dịch vụ
vận tải theo mẫu tại Phụ lục của Thông tư này;
b) Đối với người kinh doanh vận tải
đã được cấp Giấy chứng nhận quản lý chất lượng dịch vụ theo hệ thống quản lý chất
lượng ISO thì gửi kèm bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quản lý chất lượng
dịch vụ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO.
3. Sở Giao thông vận tải tiếp nhận,
kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp,
nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả
theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại ngay và hướng dẫn
người kinh doanh vận tải hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống
bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ thì Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn
bản chậm nhất 01 (một) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải xác nhận vào bản
Đăng ký chất lượng dịch vụ và trả lại cho người kinh doanh vận tải 01 bản. Trường
hợp không xác nhận, phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định tại khoản
này và nêu rõ lý do.
Điều 7. Quy định
về việc niêm yết công khai
1. Niêm yết trên tàu: số điện thoại
đường dây nóng của người kinh doanh vận tải và nội quy đi tàu.
2. Niêm yết tại bến tàu, tại quầy
bán vé: thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm vé theo quy
định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm
dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo
hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của
hành khách.
Điều 8. Xử lý
tai nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa
Tổ chức, cá nhân liên quan xử lý
tai nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa theo Điều
7 Luật Giao thông đường thủy nội địa và Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày
31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt
động của cảng, bến thủy nội địa. Trường hợp tàu gặp sự cố, tai nạn mà không có
khả năng khắc phục trong vòng 30 phút, phải thông báo ngay đến Trung tâm phối hợp
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực để tổ chức cứu hộ hoặc cứu nạn.
Điều 9. Xử lý
tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải
Tổ chức, cá nhân liên quan xử lý
tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải theo Thông tư số
17/2009/TT-BGTVT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về
báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải. Trường hợp tàu gặp sự cố, tai nạn mà
không có khả năng khắc phục trong vòng 30 phút, phải thông báo ngay đến Trung
tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực để tổ chức cứu hộ hoặc cứu nạn.
Điều 10. Đình
chỉ hoạt động tạm thời đối với tàu cao tốc
Ngoài các quy định tại các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan, Cảng vụ liên quan thực hiện đình chỉ hoạt động đối
với tàu cao tốc gặp sự cố, tai nạn có ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của tàu và
chỉ cho phép hoạt động lại khi có ý kiến của các cơ quan đăng kiểm liên quan về
việc tàu cao tốc đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để tiếp tục hoạt động.
Điều 11. Xử phạt
các hành vi vi phạm hành chính
1. Đối với các tuyến luồng hàng hải,
nối giữa các đảo và từ bờ ra đảo thuộc nội thủy Việt Nam cơ quan có thẩm quyền
xử phạt các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số
48/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
2. Đối với các tuyến vận tải đường
thủy khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này cơ quan có thẩm quyền xử phạt
các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 60/2011/NĐ-CP
ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đường thủy nội địa.
Chương 3.
YÊU CẦU KỸ THUẬT, TRANG
THIẾT BỊ
Điều 12. Yêu cầu
kỹ thuật, trang thiết bị an toàn của tàu cao tốc
Ngoài các yêu cầu kỹ thuật, trang
thiết bị theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (Quy phạm Phân cấp và đóng tàu cao tốc
TCVN 6451:2003), các tàu cao tốc phải trang bị thêm thiết bị giám sát hành
trình hoặc thiết bị khác có tính năng tương đương (sau đây gọi chung là thiết bị
giám sát hành trình) được đăng ký công bố hợp quy, có dấu hợp quy theo quy định
tại Thông tư số 08/2011/TT-BGTVT ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát
hành trình của xe ôtô.
Điều 13. Thiết
bị giám sát hành trình của tàu cao tốc
1. Người kinh doanh vận tải phải lắp
đặt, duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám sát hành trình của tàu
cao tốc và phải bật liên tục kể từ khi tàu cao tốc đón người khách đầu tiên tại
cảng xuất phát đến khi tiễn người khách cuối cùng tại cảng đích.
2. Thiết bị giám sát hành trình của
tàu cao tốc phải đảm bảo tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Thông tin: thông tin về hành
trình, tốc độ vận hành, số lần, thời gian dừng, đỗ và phải được lưu trữ trong
vòng 01 năm.
b) Luôn kết nối mạng internet và
cung cấp các thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Lộ trình lắp thiết bị giám sát
hành trình: trước ngày 31 tháng 12 năm 2012, các tàu cao tốc phải lắp thiết bị
giám sát hành trình.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 14. Trách
nhiệm của người kinh doanh vận tải
Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa, người kinh
doanh vận tải còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Công khai chất lượng dịch vụ;
2. Trong thời gian ít nhất 10 phút
trước khi tàu rời cảng, bến, nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên có trách nhiệm
hướng dẫn, cung cấp thông tin về nội quy đi tàu (áp dụng cho hành khách), vị
trí và cách sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa;
3. Thông báo cho Sở Giao thông vận
tải liên quan, thông báo tại các cảng, bến đón trả khách trước 03 ngày khi có sự
cố thay đổi biểu đồ chạy tàu hoặc lịch trình chạy tàu; trước 12 giờ khi có thay
đổi thời gian xuất bến;
4. Quản lý, lưu trữ thông tin bắt
buộc, cung cấp đầy đủ các thông tin bắt buộc cho các Sở Giao thông vận tải liên
quan, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Cảng vụ
liên quan khi được yêu cầu.
5. Trong thời gian ít nhất 10 phút
trước khi tàu đến cảng, bến đón trả hành khách, nhân viên phục vụ trên tàu (hoặc
sử dụng hình ảnh hướng dẫn qua hệ thống màn hình) cung cấp thông tin về cảng, bến,
thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác;
6. Phải thanh toán chi phí tập huấn
công tác cứu hộ, cứu nạn; thanh toán toàn bộ tiền công cứu hộ cho các tổ chức,
cá nhân liên quan tham gia công tác cứu hộ.
7. Phối hợp với Trung tâm Tìm kiếm
cứu nạn hàng hải khu vực tập huấn công tác cứu hộ và cứu nạn với thời gian 02
năm một lần.
8. Tham gia diễn tập và thực hiện đầy
đủ phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn do Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải
khu vực triển khai thực hiện với thời gian 02 năm một lần.
Điều 15. Trách
nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Ngoài trách nhiệm đã được quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hiệp thương giờ xuất bến.
Điều 16. Trách
nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Ngoài trách nhiệm đã được quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, Cục Đăng kiểm Việt Nam phải thực
hiện:
1. Hướng dẫn các Chi cục, Chi nhánh
đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị đăng kiểm trực thuộc
Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản về kết quả kiểm tra bất thường theo
yêu cầu kiểm tra khi nhận được yêu cầu kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
2. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với
Bộ Giao thông vận tải các vấn đề liên quan đến tàu khách cao tốc thuộc trách
nhiệm được giao.
3. Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra,
kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh và bảo vệ môi trường đối với tàu
khách cao tốc và xử lý theo thẩm quyền khi cần thiết.
Điều 17. Trách
nhiệm của Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực.
Ngoài trách nhiệm đã được quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn
hàng hải khu vực phải thực hiện:
1. Tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm,
cứu nạn.
2. Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện
chuyên môn nghiệp vụ về tìm kiếm cứu nạn cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2012.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này
Phụ lục Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.
Điều 19. Trách
nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra
Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao
thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, VTải.
|
BỘ
TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|
PHỤ LỤC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BGTVT ngày 27/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
Tên
người kinh doanh: …….
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………/………..
|
………..,
ngày tháng năm .....
|
ĐĂNG KÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI
Kính
gửi: …………… (Sở Giao thông vận tải) ……………..
1. Tên người kinh doanh:
........................................................................................
2. Địa chỉ:
................................................................................................................
3. Số điện thoại (Fax):
............................................................................................
4. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ….. ngày … tháng ….. năm ……,
nơi cấp
................................................................................................................................
5. Nội dung đăng ký
a) Chất lượng phương tiện:
- Nhãn hiệu: ……………, năm sản xuất:
………….., số ghế: ..................................
- Trang thiết bị phục vụ hành khách
trên tàu: ..........................................................
..................................................................................................................................
b) Phương án tổ chức vận tải: việc
chấp hành phương án hoạt động trên tuyến, hành trình, công tác bảo đảm an toàn
giao thông.
c) Các quyền lợi của hành khách gồm:
bảo hiểm, số lượng hành lý mang theo được miễn cước, quy trình tiếp nhận và xử
lý thông tin kiến nghị của hành khách và phản ánh của thông tin đại chúng, số
điện thoại tiếp nhận thông tin phản ảnh của hành khách.
d) Các dịch vụ phục vụ hành khách gồm:
nước uống, khăn mặt, các dịch vụ khi dừng nghỉ dọc hành trình, dịch vụ y tế.
Đơn vị kinh doanh cam kết những nội
dung đã đăng ký.
|
Đại
diện …………………..
(ký tên, đóng dấu)
|