Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/2024/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Duy Lâm
Ngày ban hành: 31/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Ngày 31/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 06/2024/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đường bộ cao tốc.

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Số hiệu: QCVN 115: 2024/BGTVT.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đường bộ cao tốc quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc (trừ đường cao tốc đô thị).

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đường bộ cao tốc áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc.

- Đường bộ cao tốc là một cấp kỹ thuật của đường bộ, dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

- Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau:

+ Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h;

+ Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h;

+ Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h.

Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian.

Yêu cầu chung về kỹ thuật đường bộ cao tốc

- Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

- Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc).

- Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ.

- Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc có thể được bố trí trên cùng một nền đường hoặc hai chiều xe chạy được bố trí trên hai nền đường riêng biệt.

Xem chi tiết tại Thông tư 06/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2024/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2024

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Số hiệu: QCVN 115: 2024/BGTVT.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.

2. Quy định chuyển tiếp

a) Các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm quyết định chủ trương đầu tư;

b) Đối với các tuyến đường cao tốc có tốc độ thiết kế từ 80km/h trở xuống đang khai thác trước ngày Thông tư này có hiệu lực, khi đầu tư nâng cấp, mở rộng thì cho phép áp dụng các yếu tố kỹ thuật cho dự án đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- Công báo; Cổng TT ĐT Chính phủ;
- Cổng TT ĐT Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Lâm

 

QCVN 115:2024/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC

National Technical Regulation on Expressway

 

Lời nói đầu

QCVN 115:2024 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc” do Cục Đường cao tốc Việt Nam chủ trì soạn thảo, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 06/2024/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2024.

 

Mục lục

1. QUY ĐỊNH CHUNG

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC

National Technical Regulation on Expressway

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc (trừ đường cao tốc đô thị).

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc.

1.3  Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau:

Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h;

Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h;

Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt khó khăn, yếu tố quốc phòng an ninh khống chế, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h.

Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h. Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian.

1.4  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu được viện dẫn trong quy chuẩn này bao gồm:

- QCVN 41: 2019/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ’’.

- QCVN 43: 2012/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ”.

- QCVN 07-4: 2023/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống công trình Hạ tầng kỹ thuật - Công trình giao thông đô thị”.

- QCVN 66:2013/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe”.

- QCVN 02:2022/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng”.

1.5  Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.5.1  Đường bộ cao tốc

Là một cấp kỹ thuật của đường bộ, dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

1.5.2  Tốc độ thiết kế

Là giá trị vận tốc được dùng để tính toán, lựa chọn các chỉ tiêu kỹ thuật của đường bộ cao tốc.

1.5.3  Tốc độ khai thác cho phép

Là giá trị giới hạn tốc độ (tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu) cho phép phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

1.5.4  Làn dừng xe khẩn cấp

Làn được thiết kế để làm nơi dừng đỗ tạm thời của các phương tiện gặp sự cố, để các phương tiện cứu hộ, cứu nạn hoạt động; các phương tiện khác không được chạy xe và không tự ý dừng xe ở làn dừng xe khẩn cấp, trừ xe ưu tiên.

1.5.5  Lưu lượng xe thiết kế

Là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian, tính cho năm tương lai. Năm tương lai là năm thứ 20 kể từ năm dự kiến hoàn thành đường bộ cao tốc đưa vào khai thác.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Yêu cầu chung

2.1.1  Kết cấu công trình đường bộ cao tốc phải bảo đảm ổn định, bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

2.1.2  Đường bộ cao tốc có quy mô tối thiểu 04 làn xe chạy (02 làn xe cho mỗi chiều), có làn dừng xe khẩn cấp được bố trí liên tục (trừ các vị trí: qua cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên; hầm; có bố trí làn tăng, giảm tốc; làn phụ leo dốc).

2.1.3  Các công trình gắn với đường bộ cao tốc bao gồm: Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ.

2.1.4  Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc có thể được bố trí trên cùng một nền đường hoặc hai chiều xe chạy được bố trí trên hai nền đường riêng biệt.

2.2  Mặt cắt ngang đường bộ cao tốc

2.2.1  Số làn xe chạy được xác định trên cơ sở lưu lượng xe thiết kế, nhưng không ít hơn 02 làn xe cho mỗi chiều. Chiều rộng làn xe chạy tối thiểu 3,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 3,50 m đối với đường cấp 80.

2.2.2  Làn dừng xe khẩn cấp có chiều rộng tối thiểu 3,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 2,50 m đối với đường cấp 80.

2.2.3  Dải giữa

2.2.3.1  Bố trí dải giữa (gồm dải phân cách giữa và dải an toàn ở hai bên của dải phân cách giữa) để phân chia hai chiều xe chạy đối với trường hợp mặt cắt ngang đường cao tốc được bố trí trên cùng một nền đường. Chiều rộng của dải an toàn tối thiểu là 0,75 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,50 m đối với đường cấp 80. Dải phân cách giữa được thiết kế để bảo đảm an toàn.

2.2.3.2  Trường hợp 02 chiều xe chạy được bố trí trên 02 nền đường riêng biệt không có dải giữa, phía bên trái theo chiều xe chạy bố trí dải an toàn và lề đất. Dải an toàn có chiều rộng tối thiểu 1,00 m đối với đường cấp 120, cấp 100 và tối thiểu 0,75 m đối với đường cấp 80.

2.2.4  Chiều rộng lề đất tối thiểu 0,75 m, bề mặt được trồng cỏ hoặc dùng các loại vật liệu khác để chống xói.

2.3  Mặt cắt ngang cầu và hầm trên đường bộ cao tốc

2.3.1  Các cầu trên đường bộ cao tốc bố trí đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính. Đối với các cầu có khẩu độ nhịp từ 150,00 m trở lên; cầu có trụ cao từ 50,00 m trở lên khi không bố trí làn dừng khẩn cấp, phải bố trí đoạn chuyển tiếp từ mặt cắt đường vào phần cầu bị thu hẹp.

2.3.2  Mặt cắt ngang hầm trên đường bộ cao tốc

2.3.2.1  Mặt cắt ngang hầm bảo đảm chiều rộng để bố trí đầy đủ các yếu tố mặt cắt ngang như của tuyến chính và phần dành cho người đi bộ (phục vụ công tác bảo trì và thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp). Trường hợp các hầm không bố trí làn dừng xe khẩn cấp phải bố trí dải an toàn, chiều rộng của dải an toàn theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.

2.3.2.2  Đối với hầm dài từ 1000,00 m trở lên khi không bố trí làn dừng khẩn cấp phải bố trí vị trí dừng xe khẩn cấp có chiều dài tối thiểu 30,00 m cách nhau tối đa 500,00 m, bề rộng vị trí dừng xe khẩn cấp theo cấp tốc độ thiết kế của đường bộ cao tốc.

2.4  Chiều cao tĩnh không của đường bộ cao tốc tối thiểu 5,00 m.

2.5  Bố trí hệ thống đường gom, đường bên để bảo đảm việc đi lại cho người dân khu vực bị ảnh hưởng, chia cắt bởi đường cao tốc.

2.6  Các yếu tố hình học đường bộ cao tốc

2.6.1  Các yếu tố hình học của đường bộ cao tốc phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Bảng 1 sau đây.

Bảng 1 - Các trị số giới hạn thiết kế bình đồ và mặt cắt dọc

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Cấp tốc độ thiết kế (km/h)

1

Tốc độ thiết kế Vtk

km/h

120

100

80

2

Độ dốc siêu cao (hay độ nghiêng một mái) lớn nhất isc không lớn hơn

%

8

8

8

3

Bán kính tối thiểu Rmin tương ứng với isc = +8%

m

650

450

240
(140)

4

Bán kính tương ứng với isc = +2%

m

3000

2000

1300
(700)

5

Bán kính tối thiểu không cần cấu tạo siêu cao isc = -2%

m

5500

4000

2500
(1500)

6

Chiều dài tối thiểu đường cong chuyển tiếp ứng với Rmin

m

210

210

170
(150)

7

Tầm nhìn dừng xe tối thiểu

m

210

160

110
(75)

8

Độ dốc dọc lên dốc lớn nhất

%

4

5

6

9

Độ dốc dọc xuống dốc lớn nhất

%

5,5

6

6

10

Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn

m

12000

6000

3000
(1500)

11

Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường

m

17000

10000

4500
(2000)

12

Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn

m

4000

3000

2000
(1000)

13

Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu thông thường

m

6000

4500

3000
(1500)

14

Chiều dài đường cong đứng tối thiểu giới hạn

m

100

85

70
(50)

15

Chiều dài đường cong đứng tối thiểu thông thường

m

250

210

170
(120)

1. Trị số trong ngoặc tương ứng với tốc độ thiết kế 60 km/h.

2. Chiều dài đường cong chuyển tiếp phải được tính toán để bảo đảm an toàn, êm thuận. Không phải bố trí đường cong chuyển tiếp tại các đường cong không cần cấu tạo siêu cao.

2.6.2  Phải bảo đảm tầm nhìn cho các xe trên đường bộ cao tốc.

2.6.3  Quy định về dốc dọc.

2.6.3.1  Độ dốc dọc lớn nhất được quy định tại Bảng 1 tùy thuộc cấp đường bộ cao tốc thiết kế.

2.6.3.2  Trên các đoạn nền đào phải thiết kế độ dốc dọc tối thiểu bằng 0,50 %.

2.6.3.3  Trên các đoạn chuyển tiếp có độ dốc ngang mặt đường dưới 1,00 % phải thiết kế dốc dọc tối thiểu là 0,50 %.

2.6.3.4  Trong hầm độ dốc dọc tối thiểu là 0,30 %.

2.6.4  Phải bố trí đường cong đứng dạng tròn hoặc parabol tại các chỗ đổi dốc.

2.7  Nút giao khác mức, đường nhánh ra, vào trên đường bộ cao tốc

2.7.1  Phải bố trí nút giao khác mức tại các vị trí đường bộ cao tốc giao với các loại đường khác.

2.7.2  Trường hợp đường bộ cao tốc vượt trên các đường khác phải bảo đảm tĩnh không (có xét đến quy hoạch trong tương lai) tương ứng với cấp kỹ thuật của đường bên dưới.

2.7.3  Khoảng cách tối thiểu giữa các nút giao khác mức liên thông và các chỗ ra, vào trên đường bộ cao tốc là 4,00 km. Khoảng cách giữa các vị trí nút giao khác mức liên thông trên đường bộ cao tốc tối thiểu 10,00 km; ở gần các thành phố lớn, khu đô thị lớn và khu chức năng quan trọng khoảng cách tối thiểu 5,00 km.

2.7.4  Các thông số kỹ thuật áp dụng cho phạm vi nút giao khác mức liên thông và các nhánh ra, vào đường bộ cao tốc.

2.7.4.1  Tốc độ thiết kế trên các đường nhánh thuộc phạm vi nút giao khác mức liên thông được quy định tại Bảng 2 sau đây.

Bảng 2 - Tốc độ thiết kế trên các đường nhánh thuộc phạm vi nút giao khác mức liên thông

Đặc điểm nút giao khác mức liên thông

Cấp tốc độ thiết kế (km/h)

120

100

80

Liên thông giữa đường bộ cao tốc với đường bộ cao tốc và đường cấp I, cấp II

80 ÷ 50

70 ÷ 40

60 ÷ 35
(50 ÷ 35)

Liên thông giữa đường bộ cao tốc với đường khác

60 ÷ 35

50 ÷ 35

40 ÷ 30
(35 ÷ 30)

Trị số trong ngoặc tương ứng với tốc độ thiết kế là 60 km/h.

2.7.4.2  Các yếu tố hình học của đường nhánh trong phạm vi chỗ giao khác mức liên thông (bán kính đường cong, đường cong chuyển tiếp, siêu cao, độ mở rộng, độ dốc dọc, đường cong đứng, tầm nhìn xe) phải bảo đảm yêu cầu tương ứng với tốc độ thiết kế.

2.7.5  Phải bố trí đoạn tăng, giảm tốc phù hợp tại các nhánh vào, ra đường bộ cao tốc.

2.8  Nền, mặt đường đường bộ cao tốc

2.8.1  Nền đường

2.8.1.1  Nền đường phải bảo đảm ổn định, duy trì được các kích thước hình học, có đủ cường độ để chịu được các tác động của tải trọng xe và các yếu tố thiên nhiên trong suốt thời gian sử dụng.

2.8.1.2  Nền đường phải tính toán, thiết kế xây dựng dựa trên các số liệu khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn.

2.8.2  Mặt đường phải được thiết kế, xây dựng bảo đảm các yêu cầu về cường độ, tính bền vững, độ nhám, độ bằng phẳng và khả năng thoát nước.

2.9  An toàn phòng hộ trên đường bộ cao tốc

2.9.1  Bố trí phòng hộ

2.9.1.1  Phải bố trí đồng bộ hệ thống phòng hộ bảo đảm an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc.

2.9.1.2  Phải bố trí hàng rào bảo vệ để ngăn cách người, gia súc hoặc thú rừng qua đường.

2.9.2  Hệ thống báo hiệu trên đường bộ cao tốc được bố trí tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

2.9.3  Phải bố trí hệ thống vạch sơn dẫn hướng và kết hợp với việc bố trí lan can phòng hộ hoặc cọc tiêu để bảo đảm an toàn khai thác.

2.9.4  Chống chói

2.9.4.1  Phải có biện pháp chống chói do đèn pha của xe chạy ngược chiều về ban đêm.

2.9.4.2  Phải kiểm tra việc bảo đảm tầm nhìn ở các đoạn đường cong khi có bố trí các giải pháp chống chói.

2.9.4.3  Trên đường bộ cao tốc có dải phân cách rộng từ 12,00 m trở lên không cần có biện pháp chống chói.

2.9.5  Bố trí chiếu sáng trên đường bộ cao tốc tại các khu vực sau:

2.9.5.1  Khu vực có trạm thu phí.

2.9.5.2  Trong hầm.

2.9.5.3  Trong phạm vi các chỗ giao nhau liên thông trên đường bộ cao tốc.

2.9.6  Phải tính toán, bố trí tường chống ồn ở gần khu vực đông dân cư.

2.10  Quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc

2.10.1  Việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc thực hiện quy định tại Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 25/2023/NĐ-CP ngày 19/5/2023 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn.

2.10.2  Tốc độ khai thác cho phép trên đường bộ cao tốc được xác định trên cơ sở tốc độ thiết kế của tuyến đường bộ cao tốc, hiện trạng kỹ thuật của đường bộ cao tốc, điều kiện thời tiết, khí hậu, lưu lượng, chủng loại phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ cao tốc.

2.10.3  Tốc độ tối đa cho phép trên đường bộ cao tốc không vượt quá 120 km/h. Tốc độ tối đa cho phép và tốc độ thiết kế không được chênh nhau quá 20 km/h; tốc độ tối đa cho phép của 02 đoạn tuyến liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h.

2.10.4  Bố trí quay đầu xe đối với phương tiện quá tải tại khu vực trạm kiểm tra tải trọng xe.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1  Cục Đường cao tốc Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Quy chuẩn này.

3.2  Đối với các vị trí nút giao liên thông, đường nhánh ra, vào trên đường bộ cao tốc để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng không đáp ứng khoảng cách tối thiểu quy định tại Điều 2.7.3 của Quy chuẩn này, Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định đối với dự án thuộc thẩm quyền quản lý và các dự án do địa phương quản lý theo đề xuất của địa phương.

3.3  Việc đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì các đường bộ cao tốc tuân thủ theo các quy định trong Quy chuẩn này.

3.4  Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế./.

 

 

THE MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 06/2024/TT-BGTVT

Hanoi, March 31, 2024

 

CIRCULAR

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON EXPRESSWAY

Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dated June 29, 2006;

Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 of the Government elaborating the Law on Technical Regulations and Standards;

Pursuant to Decree No. 78/2018/ND-CP dated May 16, 2018 of the Government on amendment to Decree No. 127/2007/ND-CP;

Pursuant to Decree No. 56/2022/ND-CP dated August 24, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structures of Ministry of Transport;

At request of Director of Science - Technology and Environment Department and Director of Vietnam Expressway Authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The National Technical Regulation on Expressway is attached hereto.

Number QCVN 115:2024/BGTVT.

Article 2. Entry into force

1. This Circular comes into force from October 01, 2024.

2. Transition clauses

a) Investment projects for the construction of expressways having their investment guidelines approved before the effective date hereof shall adhere to regulations applicable as of the date on which the investment guidelines are approved;

b) In respect of expressways with maximum design speed of 80 km/h that are active before the effective date hereof, for the purpose of upgrade and expansion, technical factors can be applied to projects approved before the effective date hereof.

Article 3. Chief of Ministry Office, Chief of Ministry Inspectorate, directors, Director of Vietnam Expressway Authority, Director of Directorate for Road of Vietnam, heads of relevant agencies, entities, and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Duy Lam

 

QCVN 115:2024/BGTVT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON EXPRESSWAY

 

Foreword

The QCVN 115:2024 “National Technical Regulation on Expressway” is compiled by the Vietnam Expressway Authority, Approved by the Science - Technology and Environment Department, appraised by the Ministry of Science and Technology, and promulgated by the Ministry of Transport under Circular No. 06/2024/TT-BGTVT dated March 31, 2024.

 

Table of contents

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. TECHNICAL PROVISIONS

3. ORGANIZING IMPLEMENTATION

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON EXPRESSWAY

1. GENERAL PROVISIONS

1.1 Scope

This Regulation prescribes technical requirements and management requirements in construction, management, operation, usage, and maintenance of expressways (excluding urban expressways).

1.2 Regulated entities

This Regulation applies to organizations and individuals relevant to the investment, construction, management, operation, usage, and maintenance of expressways.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Design speed of expressway is divided into 3 bands:

The 120 band has design speed of 120 km/h;

The 100 band has design speed of 100 km/h;

The 80 band has design speed of 80 km/h; a design speed of 60 km/h is allowed in areas with harsh terrain conditions or areas under restriction of national defense and security;

An expressway may consist of segments with varying speed bands as long as each segment lasts at least 15 km in length and differences in design speed of two adjacent segments do not exceed 20 km/h. Where an expressway is subject to more than one band (20 km/h), a transition segment of at least 2 km in length with intermediate design speed is required.

1.4 Reference documents

Reference documents used in this document include:

- QCVN 41: 2019/BGTVT “National Technical Regulation on Traffic Signs and Signals’’.

- QCVN 43: 2012/BGTVT “National technical regulation on Roadside Station”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- QCVN 66:2013/BGTVT “National Technical Regulation on Highway Weigh Station”.

- QCVN 02:2022/BXD “National Technical Regulation on Physical Natural and Climatic Data for Construction”.

1.5 Definitions

In the Regulation, the terms below are construed as follows:

1.5.1 Expressway

Refers to a technical grade of roads for use by motorized vehicles, outfitted with median strips separating opposing directions of travel, not accommodating at-grade crossing with other road or roads, outfitted with adequate equipment, accommodating continuous, safe traffic, shortening travel time, and allowing entry, exit at designated locations.

1.5.2 Design speed

Refers to velocity values that serve the calculation and selection of technical indicators of expressway.

1.5.3 Operating speed limit

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.5.4 Breakdown lane

Refers to a lane that serves as temporary parking space for accident-stricken vehicles, accommodates operation of rescue vehicles and where other vehicles are prohibited from operating on and parking on except for priority vehicles.

1.5.5 Design vehicle flow

Refers to number of cars equivalent derived from the number of other vehicles passing through a cross section over a unit of time in the future year. The future year refers to the 20th year from the year in which expressway construction is expected to finish.

2. TECHNICAL PROVISIONS

2.1 General requirements

2.1.1 Structure of expressway must meet integrity and stability requirements and conform to natural conditions.

2.1.2 Expressway contains at least 4 lanes (2 lanes per direction of travel) and is outfitted with continuous breakdown lanes (except where: the expressway crosses a bridge with at least 150 m in span or 50 m in pier height; the expressway travels in tunnel; deceleration and acceleration lanes are located on the expressway; climbing lanes are located on the expressway).

2.1.3 Structures attached to expressway include: Traffic management and coordination center; Roadside stations; Stop-less electronic tolling system; Weigh stations; Barriers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2 Cross-section of expressway

2.2.1 Number of lanes is determined on the basis of design vehicle flow and is at least 2 lanes per direction of travel. Width of a lane is at least 3,75 m for band 120, band 100 expressways and at least 3,50 m for band 80 expressways.

2.2.2 Width of breakdown lanes is at least 3,00 m for band 120 and band 100 expressways and at least 2,50 m for band 80 expressways.

2.2.3 Median strip

2.2.3.1 Median strips (consisting of medians and safety strips on both side of the medians) are required to separate two directions of travel where cross-section of the expressway rests on the same road base. Width of safety strips is at least 0,75 m for band 120 and band 100 expressways and at least 0,50 m for band 80 expressways. Median strips are designed so to meet safety requirements.

2.2.3.2 Where two directions of travel are situated on two separate road bases without median strips, safety strips and earthen strips shall be required to the left of the direction of travel. Width of safety strips is at least 1,00 m for band 120 and band 100 expressways and at least 0,75 m for band 80 expressways.

2.2.4 Width of earthen strips is at least 0,75 m; grass or other surface covering materials are used to prevent erosion.

2.3 Cross-section of expressway bridge and tunnel

2.3.1 Cross-section of expressway segments on bridges must contain all elements similar to that of the main segment. Where bridge span is at least 150,00 m in length or bridge pier is at least 50,00 m in height and breakdown lanes are not available, a transition segment from expressway cross-section tapered towards the bridge segment is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3.2.1 Cross-section of expressway segments in tunnels must have sufficient width to accommodate all elements similar to those in main expressway segments including footpaths (for maintenance and evacuation purposes). Where expressway segments in tunnels do not accommodate breakdown lanes, safety strips whose width conforms to design speed of the expressways are required.

2.3.2.2 Where expressway segments in tunnels are at least 1000,00 m in length and do not accommodate breakdown lanes, an emergency refuge area of a minimum length of 30,00 m and minimum width conforming to design speed of expressways is required every 500,00 m in expressway length or less.

2.4 Minimum clear height of expressway is 5,00 m.

2.5 Collector road and frontage road are required to accommodate travel demands of inhabitants living in areas affected by and separated by expressways.

2.6 Geometric elements of expressway

2.6.1 Geometric elements of expressways must meet requirements detailed under Schedule 1 below:

Schedule 1 - Limit design parameters of contour maps and longitudinal sections

No.

Parameter

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Design speed band (km/h)

1

Design speed Vtk

km/h

120

100

80

2

Maximum superelevation gradient isc not greater than

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8

8

8

3

Minimum radius Rmin corresponding to isc = + 8%

m

650

450

240
(140)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Radius corresponding to isc = + 2%

m

3000

2000

1300
(700)

5

Minimum radius not requiring superelevation isc = -2%

m

5500

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2500
(1500)

6

Minimum length of transition curve corresponding to Rmin

m

210

210

170
(150)

7

Minimum stopping sight distance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



210

160

110
(75)

8

Maximum uphill gradient

%

4

5

6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



maximum downhill gradient

%

5,5

6

6

10

Limit minimum radius of summit-type vertical curve

m

12000

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3000
(1500)

11

Regular minimum radius of summit-type vertical curve

m

17000

10000

4500
(2000)

12

Limit minimum radius of valley-type vertical curve

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4000

3000

2000
(1000)

13

Regular minimum radius of valley-type vertical curve

m

6000

4500

3000
(1500)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Limit minimum length of vertical curve

m

100

85

70
(50)

15

Regular minimum length of vertical curve

m

250

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



170
(120)

1. Values contained in brackets correspond to a design speed of 60 km/h.

2. Length of transition curve must be calculated so to ensure safety and convenience. Transition curve is not required where superelevation is not necessary.

2.6.2 Visibility for vehicles operating on expressways must be guaranteed.

2.6.3 Regulations on longitudinal slope

2.6.3.1 Maximum longitudinal gradient is specified under Schedule 1 and depends on design speed band.

2.6.3.2 Minimum longitudinal gradient of cut and fill road base segments must be 0,50 %.

2.6.3.3 Minimum longitudinal gradient of transition segments where lateral gradient is less than 1,00 % must be 0,50 %.

2.6.3.4 Minimum longitudinal gradient of expressway segments in tunnels is 0,30 %.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.7 Grade-separated junction, expressway exits and entries

2.7.1 Grade-separated junctions are required where expressways intersect other types of road.

2.7.2 Where expressway is above other roads, clear height corresponding to technical grade of the roads below must be guaranteed (taking into account future planning).

2.7.3 Minimum distance between connected grade-separated junctions and expressway entries, exits is 4,00 km. Minimum distance between connected grade-separated junctions is 10,00 km or 5,00 km where these junctions are close to major cities, major urban areas, and important functioning areas.

2.7.4 Technical specifications applying to connected grade-separated junctions and expressway entries, and exits.

2.7.4.1 Design speed of branching roads within range of connected grade-separated junctions is specified under Schedule 2 below.

Schedule 2 - Design speed of branching roads within range of connected grade-separated junctions

Characteristics of connected grade-separated junctions

Design speed band (km/h)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



100

80

Connecting expressways with other expressways and level I, level II roads

80 ÷ 50

70 ÷ 40

60 ÷ 35
(50 ÷ 35)

Connecting expressways with other roads

60 ÷ 35

50 ÷ 35

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Values contained in brackets correspond to a design speed of 60 km/h.

2.7.4.2 Geometric elements of branching roads within range of connected grade-separated junctions (radius of curve, transition curve, superelevation, extension degree, longitudinal gradient, vertical curve, sight distance) must meet requirements corresponding to design speed.

2.7.5 Deceleration and acceleration lanes are situated where appropriate on expressway entries and exits.

2.8 Surface and base of expressway

2.8.1 Road base

2.8.1.1 Road base must be stable, capable of retaining geometric dimensions, sufficiently strong to withstand vehicular load and natural factors throughout its useful life.

2.8.1.2 Road base must be calculated, designed, and built on the basis of topographic, geological, and hydrographic surveying data.

2.8.2 Road surface must be designed and built in a way that meets strength, integrity, grip, evenness, and drainage requirements.

2.9 Safety and protection on expressway

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.9.1.1 Traffic safety system must be arranged in a synchronous manner on expressways.

2.9.1.2 Guardrails are required to prevent people, livestocks, and wild animals from crossing expressways.

2.9.2 Warning systems must be installed on expressways in a manner that adheres to national technical regulation on road warning.

2.9.3 Directional road markings and guardrails or traffic cones are required to maintain safety in operation.

2.9.4 Glare protection

2.9.4.1 Anti-glare measures are required to negate light emitted by headlamps of opposing vehicles at night.

2.9.4.2 Visibility in curves must be inspected where anti-glare measures have been installed.

2.9.4.3 Where median strip of expressway is at least 12,00 m in width, anti-glare measures are not required.

2.9.5 Illumination is required in the following areas on expressway:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.9.5.2 Tunnels.

2.9.5.3 Within range of connected junctions on expressways.

2.9.6 Noise barriers are required in areas adjacent to residential areas.

2.10 Management, operation, usage, and maintenance of expressway structures

2.10.1 The management, operation, usage, and maintenance of expressway structures shall conform to Decree No. 32/2014/ND-CP dated April 22, 2014 of the Government and guiding Circulars.

2.10.2 Speed limit on expressway is determined on the basis of design speed, technical conditions, weather conditions, climate, vehicle flow, and type of vehicles participating in traffic on expressway.

2.10.3 Maximum speed limit on expressway must not exceed 120 km/h. Maximum speed limit and design speed must not be more than 20 km/h apart; maximum speed limit of 2 consecutive segments must not bee more than 20 km/h apart.

2.10.4 U-turn areas are required for oversized vehicles in weigh stations.

3. ORGANIZING IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.2 In respect of connected junctions, expressway entries and exits serving socio-economic development of the area do not meet minimum separation distance mentioned under 2.7.3 hereof, the Ministry of Transport shall consider projects under their management and projects under management of local government at request of local government.

3.3 Investment, construction, management, operation, usage, and maintenance of expressways shall adhere to this Regulation.

3.4 Where documents referred to in this document are replaced or amended, the new versions shall prevail./.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2024/TT-BGTVT ngày 31/03/2024 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.013

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.234.62
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!