BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 968/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG CƯỜNG SIẾT CHẶT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN
TẢI VÀ KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP
ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-BGTVT
ngày 15/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình hành động
của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của
Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận
tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động
tăng cường siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng
các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục quản lý
chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT;
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- Các Sở GTVT;
- Trang thông tin Bộ GTVT;
- Lưu VT, Vtải
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
TĂNG CƯỜNG SIẾT CHẶT QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI VÀ KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG
PHƯƠNG TIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 968/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Đưa ra các giải pháp đồng bộ, cụ thể,
thực hiện trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài để siết chặt công tác quản
lý vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện nhằm bảo đảm an toàn giao thông,
nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ vận tải nhưng không làm tăng chi phí bất
hợp lý đối với đơn vị kinh doanh vận tải và không gây phiền hà cho tổ chức, cá
nhân.
2. Yêu cầu
a) Trong thời gian trước mắt
- Tập trung thanh tra, kiểm tra toàn diện đối với
hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở đào tạo lái xe, Trung
tâm sát hạch lái xe;
- Phối hợp với Bộ Công an kiểm tra đột xuất lực lượng
liên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tải trọng phương tiện;
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải tại các địa phương, chú trọng kiểm
tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm điều kiện sức khỏe của lái xe, điều
kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện;
- Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm
siết chặt các điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện, tập trung kiểm soát chặt
chẽ các phương tiện hoán cải.
b) Trong giai đoạn tiếp theo
- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, kiểm
soát chặt chẽ việc thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách và
hàng hóa;
- Phối hợp với các địa phương triển khai các giải
pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn;
- Đổi mới chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt, đường
thủy nội địa;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, điều hành hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với vận tải đường bộ
1.1. Giải pháp siết chặt quản lý vận tải
a) Giải pháp trước mắt (trong năm 2014)
- Sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật,
trong đó tập trung:
+ Nghị định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Nghị định
số 93/2012/NĐ-CP (trình Chính phủ trong tháng 4/2014) và các Thông tư hướng dẫn
có liên quan;
+ Sửa đổi Thông tư số 32/2012/TT-BGTVT để bổ sung
quy định phạm vi điều chỉnh đối với xe tự đổ, xe xi téc có trọng lượng toàn bộ
dưới 10.000 kG để kiểm soát kích thước thùng hàng loại xe này (trình Bộ trưởng
ban hành trong Quý IV/2014);
+ Ban hành Thông tư quy định về công tác bảo dưỡng,
sửa chữa phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô giữa hai kỳ đăng kiểm.
- Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm quản lý,
khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình tại Tổng cục Đường
bộ Việt Nam, đồng thời cấp mật khẩu khai thác thông tin cho các Sở GTVT để phối
hợp thực hiện;
- Xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành
khách cố định liên tỉnh trong toàn quốc;
- Tổng kết đợt kiểm tra việc thực hiện các biện
pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ và chấp hành các quy định
của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo Quyết
định số 1961/QĐ-BGTVT ngày 09/7/2013 và Quyết định số 2781/QĐ-BGTVT ngày
11/9/2013;
- Tổ chức kiểm tra toàn diện tất cả các đơn vị đăng
kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trong cả nước để nâng cao chất lượng và chống
tiêu cực trong công tác đăng kiểm;
- Rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bến xe
khách, các mô hình quản lý và điều hành bến xe; điều chỉnh, bổ sung quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của bến xe, trạm dừng
nghỉ;
- Tiếp nhận kết quả nghiên cứu thí điểm về Cổng
thông tin vận tải hàng hóa Việt Nam của Công ty cổ phần phát triển đô thị bền vững
(SUD) để ứng dụng xây dựng các quy định có liên quan đến sàn giao dịch vận tải
hàng hóa;
- Nghiên cứu, xây dựng Đề án Tờ khai điện tử trong
công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
b) Giải pháp lâu dài (sau năm 2014)
- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các văn
bản quy phạm pháp luật để tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, nâng
cao chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ;
- Hoàn thiện mô hình và nâng cao năng lực của bộ phận
quản lý vận tải của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải;
- Xây dựng và triển khai Đề án hiện đại hóa công
tác quản lý và điều hành hoạt động vận tải đường bộ và tăng cường kết nối dịch
vụ với các phương thức vận tải khác đến năm 2020;
- Xây dựng và triển khai Đề án Tăng cường công tác
kiểm tra việc thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải của đơn vị kinh doanh
vận tải;
- Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan để
tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng
và tổ chức vận hành Sàn giao dịch vận tải hàng hóa.
1.2. Giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện
a) Giải pháp trước mắt (trong năm 2014)
- Triển khai kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) trên một
số quốc lộ trọng điểm có lưu lượng xe quá tải lớn bằng lực lượng của Tổng cục
Đường bộ Việt Nam (các Cục QLĐB) và Tổng cục VII - Bộ Công an;
- Hoàn thiện hệ thống thông tin kết nối giữa các trạm
kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) về Trung tâm điều hành đặt tại Tổng cục ĐBVN để
giám sát và điều hành tập trung hoạt động của 67 trạm KTTTX lưu động và 02 trạm
KTTTX cố định (Dầu Giây - QL.1, Quảng Ninh - QL.18);
- Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật giữa
hai kỳ kiểm định của các xe ô tô thực hiện hoán cải trước ngày Thông tư số
32/2012/TT-BGTVT có hiệu lực; bắt buộc xe hoán cải vi phạm chở quá tải trọng
nhiều lần phải thực hiện theo thiết kế ban đầu;
- Xây dựng, ban hành Quy định về trách nhiệm và quy
trình xử lý vi phạm quá tải tại trạm KTTTX lưu động theo hướng quy định rõ
trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân người thực thi công vụ,
chủ phương tiện;
- Tổ chức kiểm tra toàn diện công tác KSTTX bằng trạm
KTTTX lưu động và các biện pháp khác của các địa phương; tăng cường hoạt động
đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ GTVT kết hợp phản ánh
của cơ quan thông tấn, báo chí và của nhân dân để xử lý vi phạm;
- Ban hành Thông tư liên tịch Bộ GTVT và Bộ Công an
quy định việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao
thông đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư quy định
Tiêu chuẩn các chức danh làm việc tại Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ;
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo chuyên đề,
liên tục, thường xuyên, bằng nhiều hình thức (trong đó có hình thức làm việc trực
tiếp để tuyên truyền đối với một số doanh nghiệp, khu công nghiệp, địa phương
là đầu mối nguồn hàng vận chuyển lớn) và phối hợp với nhiều cơ quan báo chí (tập
trung trên VTV1, VOV và một số trang báo lớn, báo mạng).
b) Giải pháp lâu dài (sau năm 2014)
- Thực hiện đầu tư dự án hệ thống cân động tốc độ
cao trên mạng lưới quốc lộ trọng điểm, đảm bảo năng lực giám sát về lưu lượng,
chủng loại và tải trọng xe ô tô đang vận hành ở tốc độ cao, phục vụ quản lý vận
tải và xử lý vi phạm;
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu xe quá tải trên
toàn quốc thông qua các Cục QLĐB và các Sở GTVT, bao gồm dữ liệu từ các trạm
cân tốc độ cao và các trạm KSTTX lưu động, triển khai trong giai đoạn 2014-2020
(năm 2014 thực hiện thí điểm từ dữ liệu của các trạm cân tốc độ cao trên QL.1
(Lạng Sơn, Bắc Giang) và QL.10 (Nam Định) và các trạm KSTTX lưu động đã cấp cho
các Cục QLĐB);
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT
ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô theo hướng có
quy định chi tiết về xếp hàng theo loại hàng hóa và loại thùng xe;
- Nghiên cứu bổ sung các quy định về xử lý vi phạm
liên quan đến hành vi vi phạm quy định về xếp hàng hóa lên xe ô tô đối với chủ
các doanh nghiệp kinh doanh tại các đầu mối hậu cần vận tải (kho, cảng, bến xe
hàng, nhà máy, khu công nghiệp, mỏ…)
2. Đối với vận tải hàng không
2.1. Giải pháp trước mắt (trong năm 2014)
a) Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng các tài
liệu hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, nhất là lĩnh vực
quản lý hoạt động bay và quản lý cảng hàng không, sân bay;
b) Thực hiện các Chương trình quản lý an toàn hàng
không (SSP, SMS), Chương trình an toàn đường cất hạ cánh; thực hiện khắc phục
các khuyến cáo của Chương trình thanh tra giám sát an toàn toàn cầu (USOAP); đẩy
nhanh tiến độ hoàn thiện các khuyến cáo của Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA),
mục tiêu đạt mức I (CAT1). Cụ thể như sau:
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám sát người khai
thác tàu bay; hoàn thiện Phương thức giám sát liên tục (CMA);
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình An toàn
hàng không Quốc gia; nâng cao chất lượng vận hành và hiện đại hóa hệ thống quản
lý an toàn hàng không; xây dựng hệ thống cơ quan chức năng độc lập về công tác
an toàn hàng không; triển khai thực hiện báo cáo tự nguyện về an toàn hàng
không; hoàn thiện đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nhân viên
hàng không; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm quy định về an toàn hàng không;
- Tăng cường công tác giám sát các đơn vị trong việc
đánh giá rủi ro; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, sát hạch, cấp giấy phép
năng định; rà soát năng lực, trình độ và kinh nghiệm đối với nhân viên làm việc
tại các vị trí chủ chốt, đặc biệt là vị trí chịu trách nhiệm về công tác an
toàn;
- Triển khai thực hiện Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT
ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về kỷ luật đặc thù hàng
không, đặc biệt xử lý nghiêm người đứng đầu khi để xảy ra các vụ việc có tính hệ
thống và uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay;
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm soát bay, thực
hiện xây hàng rào an ninh đúng tiến độ theo kế hoạch, nghiên cứu các yếu tố thuộc
kết cấu hạ tầng có thể tác động đến an toàn bay; hoàn thiện hệ thống thủ tục
bay, cung cấp dịch vụ khí tượng;
- Đẩy mạnh giám sát an toàn khai thác bay tại sân
bay, nâng cao năng lực giám sát an toàn tại sân bay của các Cảng vụ Hàng không,
thực hiện giám sát liên tục (CMA);
- Khẩn trương khắc phục các khuyến cáo của Cục Hàng
không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) trong đợt đánh giá kỹ thuật, đạt phân loại mức 1 về
tuân thủ các quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) trong giám
sát an toàn bay theo phân loại của Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (IASA);
- Triển khai mạnh mẽ công tác huấn luyện nội bộ, đảm
bảo 100% giám sát viên an toàn hàng không, nhân viên cấp phép, cán bộ làm việc
kiêm nhiệm trong lĩnh vực giám sát an toàn hàng không, cán bộ tại các Cảng vụ
Hàng không được huấn luyện đầy đủ để thực hiện tốt công tác giám sát an toàn
hàng không;
- Đẩy nhanh công tác phê chuẩn các sân bay trực
thăng; hoàn thiện hệ thống giám sát hoạt động của các loại tàu bay trực thăng,
đặc biệt là việc phê chuẩn, giám sát sự tuân thủ với các quy định về điều kiện
an toàn khai thác tàu bay tại các giàn khoan;
- Tăng cường xây dựng văn hóa an toàn hàng không,
thực hiện tốt cuộc vận động nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn hàng không.
c) Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao hiệu quả
khai thác cảng hàng không, sân bay Việt Nam, giảm thiểu thời gian máy bay chờ cất,
hạ cánh, chờ vào sân đỗ để giảm chi phí lãng phí;
d) Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Tăng cường
quản lý giá, phí về cung cấp dịch vụ hàng không, phí hàng không; Phương án giá
hàng không áp dụng năm 2014;
đ) Thực hiện giám sát năng lực hoạt động, khai thác
kinh doanh vận chuyển hàng không của các hãng hàng không tư nhân đã được cấp Giấy
phép trong năm 2014;
g) Xây dựng Thông tư quy định về Bộ Tiêu chuẩn chất
lượng dịch vụ vận chuyển hàng không trong Quý IV/2014.
2.2. Giải pháp lâu dài (sau năm 2014)
a) Tập trung công tác tham mưu sửa đổi, bổ sung Luật
Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
trên cả 3 lĩnh vực: tàu bay và khai thác tàu bay, quản lý hoạt động bay, quản
lý cảng hàng không, sân bay;
b) Rà soát, cập nhật đầy đủ yêu cầu, tiêu chuẩn của
ICAO vào hệ thống văn bản; thực hiện việc báo cáo khác biệt với ICAO;
c) Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
tổ chức và triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng
không dân dụng giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối với vận tải biển
3.1. Giải pháp trước mắt (trong năm 2014)
a) Tổ chức kiểm tra toàn diện công tác đăng kiểm
tàu biển; tổng kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải biển, trong đó tập trung kiểm tra quá trình thực thi nhiệm vụ
của Cảng vụ Hàng hải, đơn vị thực hiện bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu và
các chủ tàu; kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ kiểm tra nhà nước cảng biển đối với
tàu biển hoạt động, ra, vào cảng biển Việt Nam; kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ
của Quốc gia tàu mang cờ Việt Nam hoạt động tại các cảng biển nước ngoài; kiểm
tra, giám sát việc thực thi luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế liên
quan về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường mà Việt
Nam là thành viên;
b) Hoàn thiện Chương trình và nâng cao chất lượng
công tác đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của sỹ
quan kiểm tra tàu biển, sỹ quan thuyền viên làm việc trên tàu biển; nâng cao chất
lượng đội ngũ đăng kiểm viên Việt Nam và chất lượng công tác đăng ký và giám
sát kỹ thuật tàu, đặc biệt là tàu biển chạy tuyến quốc tế;
c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật để hỗ trợ quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp vận tải biển,
nâng cao năng lực và thị phần vận chuyển hàng xuất, nhập khẩu của đội tàu biển
Việt Nam, nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, giảm chi phí vận
tải và dịch vụ logistics, giảm tỷ lệ tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài,
bao gồm:
- Nghị định thay thế Nghị định số 115/2007/NĐ-CP
ngày 05/7/2007 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biến;
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy
chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin vùng, thông tin nhận dạng và truy
theo tầm xa của Việt Nam.
- Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số
69/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ
công ích hoa tiêu hàng hải;
- Thông tư công bố vùng nước cảng biển và khu vực
quản lý của Cảng vụ Hàng hải;
3.2. Giải pháp lâu dài (sau năm 2014)
a) Tập trung công tác tham mưu sửa đổi, bổ sung Bộ
luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 (trình Chính phủ trong tháng 10/2014); hoàn
thành các văn bản hướng dẫn Bộ luật sau khi được Quốc hội thông qua;
b) Xây dựng Đề án hiện đại hóa công tác quản lý và
điều hành hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020,
trong đó tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành, thực
hiện cơ chế thủ tục hành chính một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền
ra, vào cảng biển;
c) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật hàng hải, các điều ước quốc tế liên quan đến quản lý hoạt động vận tải, điều
kiện kinh doanh vận tải, các quy định về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển,
quy định về trọng tải tàu biển, xử phạt vi phạm quy định về an toàn, an ninh
hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo thẩm quyền.
4. Đối với vận tải đường thủy nội địa
4.1. Giải pháp trước mắt (trong năm 2014)
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra toàn diện
hoạt động khai thác cảng, bến hành khách, bến khách ngang sông, trong đó phân định
rõ nhiệm vụ kiểm tra của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Sở GTVT, nội
dung bao gồm: kiểm tra thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa
và bảo đảm an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ của phương tiện chở khách
ngang sông, phương tiện vận tải thủy theo tuyến cố định và vận tải khách du lịch,
chú trọng phương tiện chở khách tốc độ cao, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương
tiện lưu trú ngủ đêm, bắt đầu thực hiện từ Quý II năm 2014, hoàn thành trong
Quý I năm 2015;
b) Kiểm tra toàn diện công tác đăng ký, đăng kiểm
phương tiện thủy nội địa; bổ sung, sửa đổi các quy định về công tác đăng kiểm,
đặc biệt về điều kiện tổ chức đăng kiểm phương tiện, đồng thời rà soát, đánh
giá, điều chỉnh lại việc phân cấp công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa,
hoàn thành trong năm 2014;
c) Rà soát, đánh giá, ban hành bổ sung quy định về
khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý, khai thác, bảo trì và bảo đảm an toàn
giao thông của bến khách ngang sông, hoàn thành trong Quý III năm 2014;
d) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục và hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường
thủy nội địa; xây dựng Sổ tay hướng dẫn vận hành phương tiện chở khách ngang
sông, tổ chức tập huấn, phổ biến đến Ban ATGT cấp xã, chủ phương tiện, hoàn
thành trong Quý IV năm 2014.
4.2. Giải pháp lâu dài (sau năm 2014)
a) Rà soát, bổ sung để hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải và quy định về điều kiện bảo
đảm an toàn của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện để tiếp tục đề
xuất bổ sung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với nội
dung Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
thực hiện trong năm 2014 - 2015;
b) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án
Hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải thủy hiện đại giai
đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung vào việc hoàn
thiện mô hình và chức năng, nhiệm vụ công tác quản lý điều hành ở cấp Trung
ương, cấp tỉnh và cấp huyện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, điều hành vận tải thủy nội địa.
5. Đối với vận tải đường sắt
5.1. Giải pháp trước mắt (trong năm 2014)
a) Xây dựng và triển khai Đề án Đổi mới và nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt giai đoạn 2014
- 2015 phù hợp với lộ trình tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
b) Khẩn trương xây dựng quy trình quản lý hoạt động
bảo trì kết cấu đường sắt, tách bạch giữa công tác quản lý nhà nước và quản lý
doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, Bộ
Giao thông vận tải thực hiện chức năng chủ sở hữu kết cấu hạ tầng đường sắt;
c) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án hiện đại hóa
trung tâm điều độ vận tải (OCC) phù hợp với mô hình tái cơ cấu Tổng công ty Đường
sắt Việt Nam;
d) Khẩn trương triển khai dự án Hiện đại hóa hệ thống
quản lý bán vé phù hợp với mô hình tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,
bắt đầu triển khai bán vé trên tuyến Bắc-Nam;
đ) Tổ chức kiểm tra toàn diện công tác bảo dưỡng, sửa
chữa và kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với đầu máy, toa xe, đặc biệt
chú trọng kiểm tra giá thành, chi phí bảo dưỡng sửa chữa;
e) Tổ chức kiểm tra toàn diện về chất lượng dịch vụ
vận tải hành khách trên các tuyến đường sắt, đặc biệt quan tâm đến công tác phục
vụ hành khách tại nhà ga, trên tàu; vệ sinh, an toàn thực phẩm trên tàu; chấn
chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ.
5.2. Giải pháp lâu dài (sau năm 2014)
a) Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Đường sắt, xây dựng
kế hoạch sửa đổi, bổ sung Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn Luật, chú trọng
các quy định, các cơ chế phát triển thị trường vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế;
b) Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án hiện đại
hóa công tác quản lý và điều hành vận tải đường sắt giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2030, bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu quản lý điều hành của nhà
nước, tạo môi trường minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
III. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Sở
Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, thực hiện nghiêm
túc các nội dung trong Kế hoạch này. Để triển khai thực hiện, Bộ Giao thông vận
tải giao nhiệm vụ:
1. Vụ Vận tải
a) Là cơ quan thường trực, tham mưu cho lãnh đạo Bộ
về công tác triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tăng cường siết chặt quản
lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra, đôn đốc,
giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ trưởng
kết quả thực hiện;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham
mưu cho Lãnh đạo Bộ cơ chế, chính sách tăng cường quản lý hoạt động vận tải và
kiểm soát tải trọng phương tiện.
2. Vụ Pháp chế
Chủ trì, phối hợp Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các
Cục quản lý chuyên ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh,
bổ sung, đáp ứng yêu cầu thực hiện siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm
soát tải trọng phương tiện.
3. Thanh tra Bộ
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ
đạo triển khai thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền
viên, đăng kiểm tàu biển, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở đào tạo lái
xe, trung tâm sát hạch lái xe;
b) Chủ trì kiểm tra việc thực hiện Thông báo kết quả
kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
bộ và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tuyến cố định tại các địa
phương;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng thanh tra ngành
Giao thông vận tải tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải; thanh tra,
kiểm tra đột xuất theo chuyên đề về: hoạt động kinh doanh vận tải (đặc biệt đối
với xe khách giường nằm, xe quá tải trọng); việc thực thi nhiệm vụ của đăng kiểm
viên, sát hạch viên; kiểm tra, thanh tra các kỳ sát hạch;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an kiểm tra đột xuất
lực lượng liên ngành làm công tác kiểm tra tải trọng phương tiện;
đ) Trong Quý II năm 2014, tổng kết đợt kiểm tra việc
thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ và
chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô theo Quyết định số 1961/QĐ-BGTVT ngày 09/7/2013 và Quyết định số
2781/QĐ- BGTVT ngày 11/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Vụ Tổ chức cán bộ
a) Phối hợp với Thanh tra Bộ để kiểm tra các cơ sở
đào tạo, huấn luyện thuyền viên, đăng kiểm tàu biển, các trung tâm đăng kiểm xe
cơ giới, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe;
b) Tăng cường công tác giám sát việc thực thi nhiệm
vụ của cán bộ, công chức. Tập trung kiểm tra việc thực hiện chế độ làm việc, thực
hiện quy chế của cơ quan, đơn vị;
c) Rà soát, tham mưu Lãnh đạo Bộ về nhân sự bảo đảm
phát huy năng lực công tác của cán bộ đồng thời có biện pháp xử lý đối với cán
bộ thiếu năng lực công tác.
5. Vụ Hợp tác quốc tế
a) Chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về công tác
triển khai thực hiện việc ký kết gia nhập các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và
các nước;
b) Chủ trì, tham mưu cho lãnh đạo Bộ về chính sách
khuyến khích các hãng vận tải lớn trên thế giới đầu tư thành lập doanh nghiệp
liên doanh tại Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam về chính sách và thủ tục
pháp lý để thiết lập các đầu mối kinh doanh, mở rộng mạng lưới đại lý tại nước
ngoài;
c) Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan để kiểm
tra việc quản lý hoạt động vận tải quốc tế đường bộ.
6. Vụ Khoa học Công nghệ
a) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật liên quan nhằm tăng cường quản lý hoạt động vận tải và kiểm
soát tải trọng phương tiện;
b) Chủ trì tiếp nhận, tổng hợp ý kiến đóng góp, phối
hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Vụ hoàn thiện dự thảo, trình Bộ trưởng
ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 08/2011/TT-BGTVT, Thông tư số
23/2013/TT-BGTVT đáp ứng tiến độ có hiệu lực của Nghị định thay thế Nghị định số
91/2009/NĐ-CP và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP.
7. Vụ Kế hoạch - Đầu tư
Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ thẩm định, phê duyệt các dự
án liên quan và bố trí đủ vốn theo quy định để triển khai thực hiện.
8. Vụ Quản lý doanh nghiệp
a) Chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ ban hành cơ chế,
chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vận tải và dịch vụ vận tải, phối hợp
với các cơ quan tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định
đối với ngành, nghề, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
c) Chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ thực hiện việc
tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp, sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp
theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa.
9. Vụ Tài chính
a) Chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ bảo đảm kinh
phí thực hiện Kế hoạch;
b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán
kinh phí thực hiện Kế hoạch.
10. Vụ An toàn giao thông
a) Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam
triển khai các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện;
b) Phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành thực
hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động vận tải.
11. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông
a) Chủ trì xây dựng quy trình bảo trì thường xuyên,
sửa chữa lớn trong hoạt động vận tải đường sắt, hoàn thành trong Quý II năm
2014;
b) Phối hợp chặt chẽ với các Cục quản lý chuyên
ngành, bảo đảm việc đầu tư khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng phục vụ kinh
doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;
c) Phối hợp tăng cường công tác quản lý tải trọng
phương tiện ngay tại các cảng biển, nhà ga.
12. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Phối hợp chặt chẽ với Vụ Vận tải, soạn thảo các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải, phương
tiện vận chuyển bằng đường bộ theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ
và chất lượng;
b) Hướng dẫn các Sở GTVT thực hiện các quy định đã
được ban hành, đặc biệt là điều kiện về an toàn đối với đơn vị kinh doanh vận tải,
hoàn thành trong Quý IV năm 2014;
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Vận tải và Trung tâm Công
nghệ thông tin xây dựng Đề án Tờ khai điện tử phục vụ công tác quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải, hoàn thành trong Quý IV năm 2014;
d) Hướng dẫn các Sở GTVT thực hiện từ Quý II năm
2014 sử dụng kết quả từ Trung tâm quản lý khai thác và sử dụng dữ liệu từ thiết
bị giám sát hành trình để xử lý vi phạm các đơn vị kinh doanh vận tải;
đ) Chủ trì, phối hợp với Viện Chiến lược và phát
triển Giao thông vận tải xây dựng quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách
cố định liên tỉnh trong toàn quốc, hoàn thành trong Quý IV năm 2014;
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở GTVT tổ chức đánh
giá việc thực hiện quy hoạch bến xe khách, hoàn thành trong Quý II và Quý III
năm 2014;
g) Phối hợp với Vụ Vận tải tiếp thu kết quả thí điểm
sàn giao dịch vận tải hàng hóa để xây dựng các quy định có liên quan đến sàn
giao dịch vận tải hàng hóa, hoàn thành trong Quý III năm 2014;
h) Tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất công
tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải của các Sở GTVT, chịu trách nhiệm về kết
luận kiểm tra và xử lý vi phạm;
i) Chủ trì, triển khai KSTTX trên một số tuyến quốc
lộ trọng điểm như các Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10, 14, 18, 19, 20, 37, 51
trong Quý II năm 2014;
k) Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, các
tổ chức có liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số
1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 về tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên
đường bộ, chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải và Kế hoạch phối hợp số
12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 giữa Bộ GTVT và Bộ Công an trong việc thực
hiện tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm, chở hàng quá tải trọng của ô tô
vận chuyển hàng hóa trên đường bộ;
l) Thực hiện kết nối thông tin giữa các trạm KSTTX
cố định và lưu động về Trung tâm tại Tổng cục ĐBVN, hoàn thành trong Quý II năm
2014;
m) Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ đạo các
trạm đăng kiểm thực hiện xử lý bắt buộc xe hoán cải vi phạm chở quá tải trọng
nhiều lần phải thực hiện theo thiết kế ban đầu, thực hiện từ Quý II năm 2014;
n) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xây
dựng Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn các chức danh làm việc tại trạm
KTTTX, hoàn thành trong Quý II năm 2014.
13. Cục Hàng không Việt Nam
a) Quý III và năm 2014, hoàn thành việc xây dựng
tài liệu hướng dẫn và các chương trình quản lý an toàn hàng không;
b) Tập trung thực hiện ngay các biện pháp siết chặt
về quản lý bay, an toàn bay;
c) Chỉ đạo các cảng hàng không, sân bay tăng cường
công tác giám sát an ninh, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của
nhân viên; tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực cảng hàng không.
14. Cục Hàng hải Việt Nam
a) Tăng cường nâng cao chất lượng công tác đào tạo,
huấn luyện sỹ quan, giám sát kỹ thuật tàu;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải;
c) Phối hợp chặt chẽ với Vụ An toàn giao thông, Tổng
cục Đường bộ Việt Nam trong công tác kiểm soát tải trọng xe ô tô tại các cảng
biển;
d) Hoàn thiện, trình dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ
tục kiểm tra, kiểm soát an toàn công-ten-nơ (trình Bộ trưởng ban hành trong
tháng 7/2014); dự thảo Thông tư quy định về điều kiện và tiêu chuẩn kiểm định kết
cấu hạ tầng hàng hải (trình Bộ trưởng ban hành trong tháng 10/2014).
15. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
a) Từ Quý II năm 2014 đến Quý I năm 2015, chủ trì,
phối hợp với các Sở GTVT thực hiện tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động khai
thác cảng, bến hành khách, bến khách ngang sông, phương tiện vận tải thủy nội địa;
b) Từ Quý II đến Quý IV năm 2014, phối hợp với Cục
Đăng kiểm Việt Nam thực hiện kiểm tra toàn diện công tác đăng ký, đăng kiểm
phương tiện thủy nội địa;
c) Trong Quý III năm 2014, hoàn thiện quy định liên
quan đến khai thác, bảo trì và bảo đảm an toàn của bến khách ngang sông;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải thủy;
đ) Phối hợp với Cục Cảnh sát Đường thủy, Cục Đăng kiểm
Việt Nam kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hành vi chở quá số người được phép chở
trên phương tiện thủy nội địa; phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn,
thực hiện đợt kiểm tra cao điểm tại tuyến vận tải trên sông Lạch Tray và kênh
Chợ Gạo;
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông vận tải,
Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức khảo sát, công bố tuyến vận tải sông pha biển
theo quy hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt;
g) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án
Phát triển vận tải thủy nội địa đã được Bộ trưởng phê duyệt.
16. Cục Đường sắt Việt Nam
a) Quý III năm 2014, chủ trì phối hợp với Tổng công
ty ĐSVN trình Bộ Đề án đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vận tải đường
sắt giai đoạn 2014-2015;
b) Quý II năm 2014, chủ trì phối hợp với Vụ Kết cấu
hạ tầng giao thông hoàn thành quy trình quản lý hoạt động bảo trì kết cấu đường
sắt;
c) Từ Quý IV năm 2014 đến Quý III năm 2015, Phối hợp
với Tổng công ty ĐSVN bắt đầu và hoàn thành Dự án hiện đại hóa trung tâm điều độ
vận tải;
d) Quý IV năm 2014, phối hợp chỉ đạo thực hiện hiện
đại hóa thống quản lý bán vé, bắt đầu thực hiện trên tuyến đường sắt Bắc - Nam
và nhân rộng trong năm 2015;
đ) Quý III năm 2014, phối hợp chỉ đạo hoàn thành lắp
đặt thiết bị vệ sinh bảo đảm không ảnh hưởng môi trường trong hoạt động chạy
tàu.
17. Cục Đăng kiểm Việt Nam
a) Tổ chức kiểm tra toàn diện tất cả các đơn vị
đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trong cả nước để nâng cao chất lượng và
chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm, hoàn thành trong Quý II năm 2014;
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ
đăng kiểm viên trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao; thực hiện kiểm
tra đột xuất, thường xuyên, giám sát qua camera;
c) Xây dựng và trình Bộ Đề án Nâng cao chất lượng
công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải giai đoạn 2014-2020, trình Bộ
phê duyệt trong Quý II năm 2014;
d) Phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam
và các Sở GTVT trong công tác kiểm soát phương tiện, đặc biệt chú trọng kiểm
soát phương tiện vận tải hoán cải, phương tiện chở khách hoạt động trên đường
thủy.
18. Các Sở Giao thông vận tải
a) Tiếp tục siết chặt công tác quản lý vận tải, tập
trung kiểm tra trong năm 2014 vào các nội dung thực hiện bảo đảm điều kiện an
toàn kỹ thuật của phương tiện và sức khỏe đối với người lái xe;
b) Tăng cường công tác giám sát đối với việc thực
hiện của cán bộ quản lý trực tiếp hoạt động vận tải tại các Sở GTVT;
c) Phối hợp khai thác dữ liệu của Trung tâm tích hợp
dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm;
thực hiện từ Quý I năm 2014;
d) Tập trung kiểm tra quản lý đối với hoạt động vận
tải hành khách theo hợp đồng và du lịch;
đ) Tăng cường kiểm tra hoạt động của các bến xe, kiểm
soát chặt chẽ việc thực hiện công tác bán vé tại bến xe;
e) Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải tập trung
thực hiện:
- Tăng cường trách nhiệm của bộ phận quản lý, theo
dõi các điều kiện về an toàn giao thông. Tập trung giám sát hoạt động kinh
doanh vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình;
- Tổ chức các khóa tập huấn về nâng cao đạo đức nghề
nghiệp của người lái xe;
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe của người
lái xe, kiên quyết không được để lái xe không đủ điều kiện về sức khỏe điều khiển
phương tiện kinh doanh vận tải;
- Nâng cao chất lượng hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt. Phát động chủ đề đối với hoạt động xe buýt tại các
thành phố năm 2014: “Nâng cao chất lượng dịch vụ, lái xe an toàn và tạo thuận lợi
cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia giao thông”.