ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 89/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 01 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày
04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch
vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 136/QĐ-UBND
ngày 22/01/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 03/TTr-SGTVT ngày
08/01/2015 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ vận
tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược
phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi, với các nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm:
1. Chiến lược phát triển dịch vụ vận
tải phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển
Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được
phê duyệt.
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản
lý nhà nước về dịch vụ vận tải nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi,
minh bạch, thúc đẩy sự phát triển các đơn vị kinh doanh vận
tải, hình thành thị trường vận tải có tính xã hội hóa và cạnh tranh cao, bình đẳng
và lành mạnh; khuyến khích đầu tư phát triển vận tải trong tỉnh góp phần phát
triển vận tải trong nước và vận tải quốc tế.
3. Phát triển đồng bộ, hài hòa, bền vững
trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải nhằm đáp ứng
nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an
ninh và hội nhập quốc tế.
4. Phát triển dịch vụ vận tải hàng
hóa, hành khách theo hướng hiện đại; thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng
cao năng lực và chất lượng dịch vụ, giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển vận tải đa
phương thức; đẩy nhanh tiến độ phát triển vận tải hành khách công cộng trong đô
thị và trên các hành lang vận tải chính;
5. Phát triển hợp
lý về số lượng và chủng loại phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tiện
nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường;
6. Phát triển các doanh nghiệp vận tải
trên địa bàn tỉnh, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu
quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh, làm chủ thị trường
vận tải trong tỉnh;
7. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học,
làm chủ và ứng dụng, phát triển các công nghệ mới trong quản
trị và cung ứng dịch vụ vận tải; lấy nhân lực và công nghệ
làm cơ sở chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các ngành vận
tải.
II. Mục tiêu
1. Mục
tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải,
giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường,
đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên cơ sở tổ chức
vận tải hợp lý và phát huy lợi thế về vận tải đường bộ; từng bước phát triển vận
tải công cộng trong đô thị, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics nhằm tăng
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh nhà. Phấn đấu đưa tỉnh Quảng Ngãi từng
bước trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách của khu vực miền
Trung, Tây Nguyên, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế.
2. Mục
tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn đến năm 2020:
- Khối lượng vận tải hàng hóa toàn tỉnh
đạt 10,4 triệu tấn/năm, khối lượng luân chuyển khoảng 1.713 tấn.km/năm. Tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 8,8%/năm.
- Khối lượng vận tải hành khách toàn
tỉnh đạt 5,1 triệu hành khách (HK)/năm, khối lượng luân chuyển khoảng 1.321 triệu
HK.km/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng
7,5%.
- Cơ cấu thị trường vận tải gồm: vận
tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy và vận tải đường hàng
không. Trong đó:
+ Thị phần vận tải hàng hóa đường bộ
khoảng 88%, đường sắt khoảng 08%, đường thủy khoảng 3,5%, đường hàng không khoảng
0,5%.
+ Thị phần vận tải hành khách đường bộ
khoảng 87%, đường sắt khoảng 12%, đường thủy khoảng 0,8%, đường hàng không khoảng
0,2%.
(chi
tiết có phụ lục số 01
kèm theo)
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển vận tải
hành khách công cộng. Đến năm 2020, khối lượng vận tải hành khách đạt 4,3 triệu
HK; tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
trên địa bàn tỉnh đáp ứng khoảng 10%, vận tải khách công cộng bằng xe taxi đáp ứng
khoảng 7,5% nhu cầu đi lại.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải; tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải, hiệu quả sử dụng năng lượng;
kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường trong hoạt động vận tải. Phấn đấu giảm bình quân
hàng năm từ 5% - 10% về số người chết do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ
phương tiện kinh doanh vận tải.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước,
tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, công khai, minh bạch. Tạo điều kiện thuận
lợi để doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải
hàng hóa, hành khách với chi phí phù hợp.
b) Giai đoạn đến năm 2030:
- Khối lượng vận tải hàng hóa đạt
26,2 triệu tấn/năm, khối lượng luân chuyển khoảng 4.247 triệu tấn.km/năm. Tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 9,5%.
- Khối lượng vận tải hành khách toàn
tỉnh đạt 11,7 triệu HK/năm, khối lượng luân chuyển khoảng
2.988 triệu HK.km/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 8,5%.
- Cơ cấu thị trường vận tải gồm: vận
tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thủy và vận tải đường hàng
không. Trong đó:
+ Thị phần vận tải hàng hóa đường bộ
khoảng 82%, đường sắt khoảng 11%, đường thủy khoảng 5,5%, đường hàng không khoảng
1,5%.
+ Thị phần vận tải hành khách đường bộ
khoảng 85%, đường sắt khoảng 14%, đường thủy khoảng 0,8%, đường hàng không khoảng
0,2%.
(chi
tiết có phụ lục số 02 kèm theo)
- Phát triển vận tải hành khách công
cộng: Đến năm 2030, khối lượng vận tải hành khách đạt 11,2
triệu HK; tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn
tỉnh đáp ứng khoảng 12,5%, vận tải khách công cộng bằng xe taxi đáp ứng khoảng
5,8% nhu cầu đi lại.
- Tái cơ cấu vận tải, đến năm 2030,
tăng thị phần vận tải hàng hóa bằng đường sắt và đường thủy nội địa để giảm tải
cho đường bộ.
- Tăng năng suất, chất lượng và hiệu
quả các phương thức vận tải nhằm thỏa mãn nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải với
chất lượng cao, nhanh chóng, an toàn, giá thành hợp lý và cạnh tranh; kết nối
thuận lợi giữa các phương thức vận tải, giữa các huyện, thành phố, các khu kinh
tế, khu công nghiệp trong tỉnh với cả nước.
- An toàn giao thông trong hoạt động
kinh doanh vận tải được bảo đảm ngày càng cao, phấn đấu giảm tỷ lệ số người tử
vong do tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện kinh doanh vận tải về mức thấp
hơn so với tỷ lệ chung của phương tiện vận tải trên cả nước.
- Xây dựng hệ thống dịch vụ vận tải
thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, kiểm soát được các thành phần
gây ô nhiễm môi trường trong các dịch vụ vận tải và hoạt động vận tải.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả công
tác quản lý nhà nước, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản
lý doanh nghiệp đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả, nghiêm minh.
- Phát triển các doanh nghiệp vận tải
có quy mô vừa và lớn, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, trình độ
nhân lực và mức độ ứng dụng công nghệ trong quản trị doanh nghiệp cao; từng bước
mở rộng đầu tư kinh doanh vận tải trong và ngoài nước.
III. Định hướng phát triển
1. Phát triển thị trường vận tải:
a) Vận tải đường bộ:
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải
thu gom hàng từ các trung tâm phân phối theo khu vực đến các điểm bán lẻ, vận tải
cự ly ngắn, khối lượng vận tải nhỏ đến trung bình; tham gia vào chuỗi vận tải
đa phương thức kết nối giữa các đầu mối của phương thức vận tải khối lượng lớn
(đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển) đến các trung tâm phân phối quy mô
vừa và nhỏ.
- Tăng cường phát triển vận tải hành
khách liên tỉnh có cự ly ngắn và trung bình dưới 500 km, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nội tỉnh và nội đô.
- Phát triển hợp lý dịch vụ vận tải
gom khách tại các khu vực xe buýt, xe vận tải khách tuyến cố định không thể tiếp
cận, nâng cao chất lượng và an toàn giao thông của dịch vụ vận tải taxi.
- Tăng cường phát triển vận tải đường
bộ kết nối từ đô thị đến các vùng nông thôn và kết nối các vùng sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp đến thị trường tiêu thụ; ưu tiên phát triển dịch vụ vận tải
đường bộ đến các cụm dân cư, các trung tâm cụm xã, vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với đảm bảo quốc phòng - an ninh, góp phần
thực hiện thắng lợi chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường hợp tác, kết nối tạo thuận
lợi cho vận tải qua biên giới giữa tỉnh Quảng Ngãi đến với các tỉnh của các nước
láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc.
b) Vận tải đường sắt:
- Phát triển tăng thị phần dịch vụ vận
tải đường sắt để đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn, đưa và rút hàng từ
các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế với cự ly trung bình từ 300km trở lên; tăng sản lượng, năng lực vận chuyển hành khách đi các tỉnh, thành phố trong cả nước và ngược lại.
- Phát triển dịch vụ vận tải đường sắt
hiện đại, đảm bảo kết nối đa phương thức vận tải thuận tiện, hài hòa với các tỉnh,
thành trong cả nước, phù hợp với năng lực vận tải đường sắt.
c) Vận tải đường thủy nội địa:
- Tăng thị phần đảm nhận vận tải hàng
hóa, hành khách trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và
hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, đảo Lớn - đảo Bé; đẩy mạnh phát triển chuỗi sản
phẩm vận tải khách tham quan, du lịch đến đảo Lý Sơn, đồng thời tăng cường khả
năng kết nối thuận tiện đến các điểm tham quan, du lịch trên đất liền.
- Khuyến khích phát triển vận tải đường
thủy nội địa để đảm nhận vận chuyển hàng rời khối lượng lớn
từ cảng Dung Quất, cảng Sa Kỳ đến cảng Lý Sơn, cảng Bến
Đình khi đưa vào khai thác; đưa vào khai thác các tuyến
sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu, sông Thoa khi đảm bảo các điều kiện về cơ
sở hạ tầng.
- Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ
hỗ trợ vận tải tại cảng Sa Kỳ, cảng Lý Sơn, cảng Bến Đình khi đưa vào khai thác; đặc biệt là năng lực xếp dỡ và dịch vụ hậu
cần vận tải hàng hóa có khối lượng lớn bằng đường thủy nội địa.
d) Vận tải đường biển: Tăng năng lực và thị phần vận tải biển, phát triển năng lực vận tải để
đảm nhận vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của vùng, khu vực miền Trung, Tây
Nguyên, hàng hóa quá cảnh của các nước láng giềng và vận tải tuyến ven biển Bắc
- Trung - Nam.
đ) Vận tải đường hàng không: Phối hợp để phát triển đường bay Chu Lai - Hà Nội, Chu Lai - thành phố
Hồ Chí Minh và ngược lại; từng bước phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa và hình thành mạng đường bay chở hàng hóa liên tỉnh, tham gia trung chuyển
hành khách, hàng hóa quốc tế.
e) Vận tải đa phương thức và dịch
vụ logistics:
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải
đa phương thức quốc tế và kết nối đa phương thức vận tải nội địa; hình thành mạng
lưới trung tâm phân phối nhiều cấp (cảng cạn, kho, bãi hàng hóa) và các tuyến vận
tải thu, gom hàng hóa tại các trung tâm đô thị, Khu kinh tế Dung Quất các Khu
công nghiệp: VSIP, Quảng Phú, Phổ Phong.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển dịch vụ logistics
quốc tế, cung cấp dịch vụ trọn gói 3 bên (3PL), 4 bên
(4PL), đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử và mô hình quản trị chuỗi cung ứng
dịch vụ hiện đại.
- Thành lập cơ quan phối hợp liên ngành
giữa các sở, ngành, địa phương để phối hợp đề xuất cơ chế, chính sách và định
hướng đầu tư, phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
2. Phát triển phương tiện vận tải:
Phát triển phương tiện vận tải có quy
mô đáp ứng nhu cầu vận tải, có cơ cấu, chủng loại phù hợp với kết cấu hạ tầng
giao thông, loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn về an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,
thân thiện với môi trường.
a) Phương tiện vận tải đường bộ:
- Đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng
25.000 phương tiện cơ giới đường bộ. Trong đó: Ô tô con
khoảng 6.250 xe, chiếm 25%; ô tô khách khoảng 2.500 xe, chiếm 10%; ô tô tải khoảng
16.250 xe, chiếm 65%.
- Đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng
35.000 phương tiện cơ giới đường bộ. Trong đó: Ô tô con khoảng 9.800 xe, chiếm
28%; ô tô khách khoảng 3.500 xe, chiếm 10%; ô tô tải khoảng 21.700 xe, chiếm
62%.
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ điều kiện
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ khi tham
gia giao thông: Đến năm 2017, ô tô đăng ký mới phải đáp ứng mức Euro 4 và đến
năm 2022 đạt mức Euro 5; đến năm 2030, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật môi trường đạt
mức tiên tiến trong khu vực; khuyến khích phương tiện sử dụng
nhiên liệu sạch trong giao thông đô thị, có 03% - 05% số xe buýt và taxi chuyển
sang sử dụng nhiên liệu LPG, CNG và năng lượng mặt trời.
b) Phương tiện vận tải đường thủy
nội địa:
- Đến năm 2020, tổng trọng tải phương
tiện thủy nội địa chở hàng khoảng 1 - 1,2 triệu tấn. Tổng số ghế phương tiện thủy
nội địa chở khách khoảng 1.500 ghế. Tàu tự hành trọng tải đến 200 tấn; tàu
khách 90 - 120 ghế, tàu ra đảo đến 300 ghế.
- Đến năm 2030,
tổng trọng tải phương tiện thủy nội địa ước khoảng 1,8 - 2 triệu tấn. Tổng số
ghế phương tiện thủy nội địa khoảng 2.000 ghế. Tàu tự hành trọng tải đến 200 tấn;
tàu khách 120 - 150 ghế, tàu ra đảo đến 350 ghế.
- Đẩy mạnh quản lý an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường của phương tiện kinh doanh vận tải thủy nội địa, áp dụng
quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa;
từ năm 2020 trở đi, 100% phương tiện thủy nội địa kinh doanh vận tải hàng hóa,
hành khách trên địa bàn tỉnh phải được đăng ký, đăng kiểm và tuân thủ các quy định
về đảm bảo an toàn giao thông, niên hạn sử dụng; có bộ phận thu gom xử lý chất
thải.
3. Phát triển lực lượng kinh doanh vận tải:
- Phát triển quy mô đơn vị kinh doanh
vận tải nhằm kéo giảm tỷ lệ chi phí cố định trên 01 đơn vị
sản lượng (01 tấn.km hoặc 01 hành khách.km), tập trung tăng quy mô đơn vị kinh
doanh vận tải đường bộ, đường thủy nội địa để có thể bảo đảm các điều kiện kinh
doanh vận tải theo quy định.
- Hình thành một số doanh nghiệp vận
tải hàng hóa đa phương thức quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải
hoàn chỉnh đường bộ - đường sắt - đường biển hoặc đường bộ - đường thủy nội địa
- đường biển, đường bộ - đường hàng không; tăng cường kết nối dịch vụ vận tải
giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động phân phối dịch vụ, đặc biệt
ưu tiên phát triển mô hình bán vé liên thông giữa các
phương thức vận tải hành khách.
- Nâng cao hiệu quả quản trị kinh
doanh của đơn vị vận tải theo hướng đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường ứng dụng
khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực; chủ động liên doanh, liên kết với các đối
tác tại các thành phố lớn trong và ngoài nước để có cơ hội
tiếp nhận chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh và xây
dựng thương hiệu doanh nghiệp vận tải của tỉnh Quảng Ngãi, không ngừng đầu tư đổi
mới phương tiện, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải để giữ vững
vai trò chủ đạo trong thị trường vận tải hành khách đi và đến Quảng Ngãi; bảo đảm
khả năng cung ứng chuỗi dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa, liên tỉnh và quốc tế
với giá thành hợp lý, chất lượng cao; đẩy mạnh đầu tư phát triển dịch vụ vận tải
và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
IV. Các giải pháp
chủ yếu
1. Cơ chế, chính sách về vận tải:
- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật để tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải; phân định
rõ giữa chức năng quản lý nhà nước với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh vận
tải của doanh nghiệp; cụ thể hóa các quy định về kinh doanh vận tải đa phương
thức và dịch vụ logistics phù hợp với tình hình của địa phương.
- Xây dựng hệ thống
các định mức kinh tế - kỹ thuật cung ứng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải
theo các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn giao thông, chất
lượng dịch vụ vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích,
ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư phát triển vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến
khích, ưu đãi đầu tư phát triển vận tải hàng hóa khối lượng lớn trên các hành
lang chủ yếu, hệ thống logistics, hệ thống phân phối dịch vụ vận tải đa phương
thức, đặc biệt là đầu tư đổi mới phương tiện vận tải, công nghệ quản trị kinh
doanh, trang thiết bị xếp dỡ, hệ thống kho bãi, bến xe, bến cảng, nhà chờ, đào
tạo phát triển nguồn nhân lực.
2. Thứ tự ưu tiên trong đầu tư kết
cấu hạ tầng giao thông:
a) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho
kết cấu hạ tầng giao thông:
- Đến năm 2020,
ưu tiên huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 53.290 tỷ đồng.
Trong đó: vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh là 34,62%; vốn ngân
sách địa phương chiếm 43,11%; vốn do tổ chức, cá nhân đầu tư chiếm 22,27% (theo
quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030).
- Phân kỳ vốn đầu tư có trọng tâm, trọng
điểm, tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, đảm
bảo kết nối các phương thức vận tải tại các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn và
trung tâm đô thị, đầu mối giao thông quan trọng. Ưu tiên đầu tư cho các phương
thức vận tải đường thủy nội địa khối lượng lớn nhằm giảm
áp lực cho vận tải đường bộ.
- Ưu tiên vốn
ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình phục vụ quốc phòng - an ninh, an
sinh xã hội và các công trình có hiệu quả kinh doanh thấp nhưng có vai trò bảo
đảm tính đồng bộ và kết nối thông suốt trong mạng lưới kết cấu hạ tầng giao
thông; huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng các công trình
có hiệu quả kinh doanh cao.
- Đến năm 2016, cơ bản hoàn thành dự
án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh và các công trình giao
thông trọng điểm của tỉnh đã và đang được thi công xây dựng; đầu tư xây dựng
các tuyến đường hướng tâm và vành đai của tỉnh; nâng cấp, cải tạo các tuyến đường
kết nối với các khu bến cảng biển Dung
Quất, Sa Kỳ và cảng hàng không Chu Lai; tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư
xây dựng 01 bãi đỗ và trung tâm điều hành xe buýt và 01 bến xe liên hợp đạt
tiêu chuẩn loại I tại thành phố Quảng Ngãi.
- Đến năm 2020, đầu tư hệ thống các
khu bến Dung Quất I và Dung Quất II thuộc cụm cảng Dung Quất có quy mô đồng bộ,
hiện đại đảm bảo tiếp nhận tàu có trọng tải 10 - 35 vạn DWT, container 4.000 TEU theo đúng quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt
Nam và quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Quảng
Ngãi. Đầu tư xây dựng cảng Bến Đình tại huyện Lý Sơn đảm bảo tiếp nhận đồng thời
01 tàu có trọng tải 1.000 DWT, 01 tàu có trọng tải 600 DWT
và 01 tàu khách 300 ghế.
- Đến năm 2030, nghiên cứu xây dựng
tuyến đường sắt nhẹ từ sân bay Chu Lai qua các khu chức năng quan trọng của Khu
kinh tế Dung Quất và nối đến thành phố Quảng Ngãi; đầu tư xây dựng tuyến đường
sắt chuyên dùng đến cảng Dung Quất khi có nhu cầu và đủ nguồn lực.
- Phối hợp đề xuất phương án đầu tư
nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không cho khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc.
b) Đầu tư nâng cao năng lực và
chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng
cho dịch vụ hỗ trợ vận tải:
- Đến năm 2020, bến xe khách đạt tiêu
chuẩn loại II trở lên phải đầu tư, nâng cấp nhà chờ đảm bảo phân tách hoàn toàn
khu vực cách ly dành cho khách đi - đến với khu vực công cộng; tách luồng hành
khách đi với hành khách đến; ứng dụng phần mềm, đầu tư hệ thống camera giám sát
hoạt động của phương tiện và theo dõi an ninh trật tự tại
khu vực phòng chờ, cổng ra, vào khu vực xe ô tô đón, trả khách.
- Tổ chức giao thông kết nối thuận tiện,
bố trí điểm đón, trả khách cho xe buýt, taxi, bãi trông giữ xe cá nhân cho hành
khách trong khuôn viên khu vực công cộng của bến xe, bến cảng, nhà ga; bảo đảm
các công trình, trang thiết bị phục vụ giao thông tiếp cận thuận tiện cho các đối
tượng người khuyết tật, người cao tuổi, tại các nhà chờ hành khách tại bến xe
khách, cảng, bến thủy nội địa, nhà ga; đầu tư nâng cấp hệ thống thu gom xử lý
nước thải, rác thải theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về kinh doanh vận tải:
- Định kỳ hàng năm mở lớp đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước và kỹ năng sử dụng
ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý vận tải.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải nhằm thực hiện nhiệm vụ theo
dõi, giám sát, thống kê, tổng hợp, giải quyết thủ tục hành chính, kiểm tra,
giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh
vận tải ứng dụng các công nghệ mới nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm
môi trường trong kinh doanh vận tải.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp
hội Vận tải ô tô tỉnh Quảng Ngãi để phối hợp có hiệu quả với cơ quan quản lý
nhà nước thực hiện công tác quản lý chất lượng và an toàn giao thông trong hoạt
động kinh doanh vận tải.
4. Tăng cường quản lý điều kiện bảo
đảm an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải:
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải; xử lý
trách nhiệm đối với người thực thi công vụ, đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm
các quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt kinh
doanh vận tải.
- Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát thực
hiện các quy định, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh vận tải về bảo đảm an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện kinh doanh vận tải, trang
thiết bị, máy móc làm dịch vụ hỗ trợ vận tải.
- Thực hiện các quy định và trách nhiệm
về bảo đảm điều kiện, thời gian làm việc, chế độ đãi ngộ của
người lao động trong các đơn vị kinh doanh vận tải.
- Đẩy mạnh việc
thể chế hóa và triển khai thực hiện các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn
giao thông vận tải trong các công ước, thỏa thuận quốc tế,
các hiệp định liên vận quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý và kinh doanh vận tải:
- Phối hợp xây dựng các thỏa ước về giao
thông vận tải giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh thuộc nước bạn Lào để triển
khai thực hiện các hiệp định song phương, đa phương nhằm mở
rộng thị trường và tạo thuận lợi phát triển dịch vụ vận tải liên vận qua biên
giới và vận tải quốc tế.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích, ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải có mô hình quản lý tập trung thiết
lập các đầu mối vận tải trung chuyển quốc tế, cung ứng dịch vụ vận tải và mạng
lưới phân phối hàng hóa ở nước ngoài.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải trên địa
bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển
dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; trong
quá trình thực hiện
cần cập nhập, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; nghiên cứu đề xuất ban hành cơ
chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là chính sách ưu
đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển dịch vụ logistics.
3. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp
với Sở Giao thông vận tải tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thử nghiệm các
công nghệ mới, vật liệu mới, nhiên liệu sinh học sử dụng trong lĩnh vực vận tải và tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả đối với phương tiện vận tải.
4. Các sở, ngành, địa phương liên
quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp triển khai
thực hiện Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Khoa học và
Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- TT Tỉnh ủy, TT
HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi, Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: PVP(CN), các Phòng n/cứu,
CBTH;
- Lưu: VT, CNXD.npb.31.
|
CHỦ
TỊCH
Lê Viết Chữ
|
PHỤ LỤC SỐ 01
TỶ LỆ ĐẢM NHẬN KHỐI LƯỢNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 22/01/2015
của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
TT
|
Phương
thức vận tải
|
Thị
phần vận tải
(%)
|
Tốc
độ tăng trưởng giai
đoạn 2014 - 2020 (%)
|
Tổng cộng
|
Trong
đó:
|
Vận tải quốc tế
|
Vận
tải liên tỉnh
|
Vận
tải nội tỉnh
|
Vận tải quốc tế
|
Vận
tải nội địa
|
Vận
tải liên tỉnh
|
Vận
tải nội tỉnh
|
1
|
Đường bộ
|
87,50
|
2,50
|
65,00
|
20,00
|
3,0-4,0
|
6,0-7,0
|
4,5
|
2
|
Đường sắt
|
10,00
|
0
|
10,00
|
0,00
|
0
|
5,0
|
0
|
3
|
Đường thủy
|
2,15
|
0,15
|
1,50
|
0,50
|
1,0
|
1,50
|
3,0
|
4
|
Đường hàng không
|
0,35
|
0
|
0,35
|
0
|
0
|
4,0
|
0
|
PHỤ LỤC SỐ 02
TỶ LỆ ĐẢM NHẬN KHỐI LƯỢNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 22/01/2015
của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Ngãi)
TT
|
Phương
thức vận tải
|
Thị
phần vận tải
(%)
|
Tốc
độ tăng trưởng giai
đoạn 2021 - 2030 (%)
|
Tổng cộng
|
Trong
đó:
|
Vận tải quốc tế
|
Vận
tải liên tỉnh
|
Vận
tải nội tỉnh
|
Vận tải quốc tế
|
Vận
tải nội địa
|
Vận
tải liên tỉnh
|
Vận
tải nội tỉnh
|
1
|
Đường bộ
|
83,50
|
3,50
|
55,00
|
25,00
|
4,0
|
5,0
|
5,5
|
2
|
Đường sắt
|
12,50
|
0
|
10,00
|
2,50
|
0
|
4,0
|
3,0
|
3
|
Đường thủy
|
3,15
|
0,50
|
2,00
|
0,65
|
1,5
|
2,5
|
4,0
|
4
|
Đường hàng không
|
0,60
|
0,10
|
0,50
|
0
|
1,5
|
6,0
|
0
|