Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 64/2003/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 14/07/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/2003/QĐ-UB

Tam Kỳ, ngày 14 tháng 7 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ THU NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;

Căn cứ Nghị định số: 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;

Căn cứ Nghị định số: 39/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt;

Căn cứ Nghị định số: 40/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa;

Căn cứ Thông tư số 25/2003/TT-BTC ngày 28/3/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thu nộp quản lý sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông và Thông tư số: 47/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính về sửa đổi Thông tư số 25/2003/TT-BTC ngày 28/3/2003;

Theo đề nghị của Sở Tài chính Vật giá tại Công văn số: 851/TCVG-NS ngày 11/6/2003 và Công văn số: 990/TCVG-NS ngày 03/7/2003,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số: 07/2003/QĐ-UB ngày 15/1/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính -Vật giá, Kho bạc nhà nước tỉnh, Giao thông - Vận tải, Công An tỉnh, Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, trạm cân Quế Sơn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận
- Như điều 3
-TVTU,TTHĐND,UBND
- Viện Kiểm sát NS tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh
- CPVP
- Lưu VT, KTTH

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Phúc

 

QUY CHẾ

THU NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (TTATGT).
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 64/2003/QĐ-UB ngày 14 tháng 7 năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Chương I

PHƯƠNG THỨC THU NỘP VÀ ĐIỀU TIẾT NGUỒN THU NGÂN SÁCH

Điều 1. Phương thức thu nộp tiền xử phạt.

1/ Trường hợp thu tiền phạt tại chỗ, người thu tiền phải giao biên lai thu tiền phạt cho người nộp tiền. Người thu tiền phạt có trách nhiệm nộp số tiền thu được vào Kho bạc nhà nước trên địa bàn theo quy định sau:

+ Tại những vùng xa xôi hẻo lánh hoặc những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn thì thời hạn nộp tiền vào Kho bạc nhà nước không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền.

+ Trường hợp thu tiền phạt trên sông, trên biển, người thu tiền phạt phải nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày vào đến bờ;

+ Đối với các trường hợp khác thì thời hạn nộp tiền phạt vào Kho bạc nhà nước không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền.

2/ Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Khi thu tiền phạt, Kho bạc nhà nước có trách nhiệm giao biên lai thu tiền phạt cho người nộp tiền.

Điều 2. Điều tiết nguồn thu phạt.

Kho bạc nhà nước nơi thu tiền phạt (bao gồm cả trực tiếp thu tại Kho bạc nhà nước và từ người thu tiền phạt tại chỗ), định kỳ hằng ngày nộp tiền thu phạt vào ngân sách nhà nước và điều tiết cho cấp ngân sách theo quy định sau:

1. Điều tiết 100% cho ngân sách tỉnh đối với tiền phạt do các lực lượng làm công tác đảm bảo TTATGT thuộc tỉnh (Công an tỉnh, Thanh tra giao thông tỉnh, Trạm kiểm tra trọng tải Quế Sơn) thực hiện.

2. Điều tiết 100% cho ngân sách huyện, thị xã đối với tiền phạt do các lực lượng làm công tác đảm bảo TTATGT thuộc huyện, thị xã thực hiện.

Chương II

PHÂN BỔ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU PHẠT

Điều 3. Phân bổ tiền thu phạt.

Toàn bộ tiền thu phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm TTATGT của các lực lượng tham gia xử phạt trong phạm vi tổng dự toán do Uỷ ban nhân dân (tỉnh, huyện) giao kế hoạch hằng năm được phân chia như sau:

1/ Dành 34% tổng thu đưa vào cân đối ngân sách địa phương để chi cho công tác đảm bảo TTATGT theo quyết định của UBND các cấp;

2/ Trích 30% cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn TTATGT trên địa bàn;

3/ Trích 12% cho lực lượng Thanh tra giao thông hoạt động trên địa bàn tỉnh:

- 10% cho lực lượng Thanh tra của địa phương;

- 2% cho lực lượng Thanh tra Trung ương hoạt động trên địa bàn tỉnh;

4/ Trích 13% cho Ban an toàn giao thông;

5/ Trích 2% cho Kho bạc nhà nước thực hiện thu tiền phạt;

6/ Trích 3% cho Trạm cân kiểm tra trọng tải xe, nhưng tổng mức chi không quá 20% số thực thu tiền phạt của trạm cân đó;

Số chênh lệch giữa tỷ lệ được hưởng và mức khống chế 20% số thực thu của Trạm cân được chuyển cho Ban an toàn giao thông tỉnh. Đối với các địa phương không có trạm cân thì tỷ lệ phân bổ này được chuyển cho Ban an toàn giao thông của địa phương đó;

7/ Trích 6% cho các lực lượng khác tham gia quản lý tại địa phương để phục vụ các hoạt động liên quan đến công tác chỉ đạo đảm bảo TTATGT và quản lý thu - chi tiền phạt, cụ thể:

+ Trích 3% cho Văn phòng HĐND và UBND tỉnh (huyện, thị xã);

+ Trích 1,5% cho Sở Tài chính - Vật giá hoặc Phòng Tài chính;

+ Trích 1,5% cho Sở Giao thông Vận tải hoặc Lực lượng quản lý trật tự đô thị tại các thị xã, thị trấn (Đội quản lý đô thị).

Điều 4. Quản lý, sử dụng tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT.

1/ Việc quản lý, sử dụng tiền phạt và mức chi cho từng đối tượng thực hiện như sau:

1.1/ Đối với lực lượng Công an (phần kinh phí được sử dụng coi là 100%), chi cho các nội dung:

a/ Dành 30% để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.

b/ 70% còn lại được sử dụng cho các nội dung sau:

- Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông.

- Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT:

+ Mức chi không quá 300.000 đ/người/tháng;

+ Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát giao thông chống đua xe trái phép ban đêm) được bồi dưỡng thêm không quá 30.000 đồng/ca;

- Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm TTATGT.

- Chi sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát.

- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.

1.2/ Đối với lực lượng Thanh tra giao thông (phần kinh phí được sử dụng coi là 100%), chi cho các nội dung:

a/ Dành 30% để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác TTATGT. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.

b/ Phần còn lại chi cho các nội dung sau:

- Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông.

- Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm TTATGT: Mức chi không quá 300.000 đ/người/tháng.

- Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm TTATGT.

- Chi sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát.

- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.

1.3/ Đối với trạm cân kiểm tra xe được dùng chi cho các nội dung:

- Chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia trực tiếp tại các trạm cân và các lực lượng hỗ trợ hoạt động của trạm cân: Mức chi không quá 300.000 đ/người/tháng.

- Chi hỗ trợ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trạm cân.

- Chi hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.

1.4/ Đối với Kho bạc nhà nước

- Chi bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên thực hiện việc thu tiền phạt: Mức chi không quá 200.000 đ/người/tháng.

- Chi cho cơ quan được Kho bạc nhà nước uỷ quyền thu phạt theo quy định;

- Chi in, ấn, mua sắm, sửa chữa trang, thiết bị phục vụ công tác thu tiền phạt;

- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.

1.5/ Đối với Ban An toàn giao thông của tỉnh dùng để chi cho các nội dung:

- Chi bộ máy hoạt động của Ban An toàn giao thông;

- Chi hoạt động, kiểm tra liên ngành của Ban An toàn giao thông tỉnh;

- Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền TTATGT của địa phương;

- Chi tổ chức đào tạo các nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông của địa phương;

- Chi cho sơ kết, tổng kết công tác giữ gìn TTATGT;

- Chi hỗ trợ khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, hỗ trợ phục vụ công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông theo quyết định của UBND các tỉnh;

- Chi cho giáo dục pháp luật TTATGT trong trường học;

- Chi khác phục vụ công tác bảo đảm TTATGT.

1.6/ Đối với các lực lượng khác được chi cho các nội dung sau:

- Chi in, ấn, mua sắm, sửa chữa trang, thiết bị phục vụ công tác quản lý mạng lưới giao thông trên địa bàn, quản lý tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT;

- Chi bồi dưỡng cho các cá nhân làm công tác quy hoạch mạng lưới giao thông, thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT, tham gia quản lý thu - chi nguồn thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT: Mức chi không vượt quá 200.000 đồng/người/tháng.

- Chi cho công tác khen thưởng các cá nhân có thành tích trong công tác liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT;

- Chi khác.

2/ Đối với 34% tổng số thu để lại địa phương để bổ sung kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông được sử dụng cho các nội dung sau:

2.1/ Bổ sung, hỗ trợ kinh phí mua sắm phương tiện, trang, thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT ở địa phương;

2.2/ Bổ sung, hỗ trợ bồi dưỡng cho các lực lượng trực tiếp tham gia giữ gìn TTATGT trên địa bàn;

2.3/ Chi bồi dưỡng cho các lực lượng khác huy động tham gia công tác giữ gìn TTATGT.

2.4/ Bổ sung, hỗ trợ kinh phí cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để chi cho các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT tại xã, phường, thị trấn.

Việc sử dụng 34% tổng số thu để lại địa phương cho các nội dung chi quy định tại điểm này do Ban An toàn giao thông chủ trì phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp trình Uỷ ban nhân dân quyết định.

Điều 5. Nhằm khuyến khích các đơn vị trực tiếp xử phạt TTATGT có thêm kinh phí, ngân sách có thêm nguồn thu để tăng cường công tác giữ gìn TTATGT trên địa bàn, hằng năm Uỷ ban nhân dân (tỉnh, huyện thị) giao kế hoạch thu phạt vi phạm TTATGT theo tổng số và số thu phạt cụ thể của từng đơn vị trực tiếp xử phạt. Khi tổng số thu phạt thực tế vượt dự toán, các đơn vị được phân chia trên tổng số thu vượt theo tỷ lệ % và nội dung quy định tại điều 3, điều 4 của quy chế này; riêng đối với các đơn vị được giao dự toán thu phạt, nếu:

- Thu chưa đạt dự toán giao, mức trích tối đa bằng với mức trích theo dự toán; tỷ lệ % phân bổ của các đơn vị thu chưa đạt dự toán giao, được tính vào phần cân đối ngân sách địa phương (phần 34%).

- Thu vượt dự toán giao, được thưởng 30% trong tổng số thu vượt cân đối ngân sách địa phương (phần 34%, bao gồm cả phần bổ sung) nhưng mức thưởng tối đa không vượt quá 50% phần thu vượt dự toán của chính đơn vị đó. Phần kinh phí thưởng (được xem 100%) sử dụng vào các nội dung sau:

+ 60% bổ sung kinh phí sữa chữa, mua sắm phương tiện phục vụ công tác;

+ 40% còn lại chi cho công tác đảm bảo TTATGT và chi khen thưởng cho các cá nhân trực tiếp tham gia giữ gìn TTATGT, mức chi cho mỗi cá nhân không vượt quá 3 tháng lương cơ bản trên một năm.

Ví dụ về cách tính phân bổ:

Đơn vị

Dự toán

Thực thu

Vư­ợt thu

Phân chia phần vượt thu

Tổng cộng thực cấp

Thu

Chi

Theo Điều 3

Thư­ởng theo Điều 5

 

1

2

3

4

5=4-2

6

7

8=3+6+7

Công an

2.500

900

3.100

600

650x30%=165

253*30% = 75,9

1.140,9

Thanh tra GT

200

360

150

(50)

0 (thu chư­a đạt DT)

0

360

Trạm cân

300

60

400

100

650x3% = 15,5

100x50%=50 (**)

155,5

Các đơn vị khác

-

660

-

-

650x21% = 115,5

0

735

Cân đối chung NS

-

1.020

-

-

650x(34%+12%) = 253 (*)

-(75,9+50) =-125,9 (***)

1.147,1

Cộng

3.000

3.000

3.650

650

650

0

3.650

Ghi chú:

(*) vì Thanh tra giao thôngthu chưa đạt dự toán giao nên tỷ lệ phân bổ 12% của đơn vị này (theo Điều 3) được cộng thêm vào tỷ lệ % cân đối chung ngân sách.

(**) mức thưởngkhông quá 50% số thu vượt của Trạm cân.

(***) do nguồn để thưởng vượt thu là từ phần kinh phí 34% cân đối chung được phân bổ ở Điều 3 nên khi phân bổ theo Điều 5, số giảm nguồn cân đối chung 34% tương ứng với tổng số thưởng vượt thu của các lực lượng trực tiếp thu phạt (75,9+ 50) = 125,9.

 

Chương III

LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

Điều 6. Lập dự toán.

Đối với các đơn vị được thụ hưởng kinh phí từ nguồn thu xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TTATGT được qui định tại Quy chế này, căn cứ vào số kiểm tra do cơ quan Tài chính thông báo để lập dự toán kinh phí theo chế độ, định mức gửi cơ quan Tài chính để thẩm định, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi từ nguồn thu phạt cùng dự toán thu - chi ngân sách hàng năm của đơn vị.

Điều 7. Chấp hành dự toán.

1/ Định kỳ 15 ngày (đầu tháng, giữa tháng), căn cứ số tiền phạt thực tế thu được đã ghi thu ngân sách các cấp do Kho bạc nhà nước thông báo, cơ quan Tài chính cùng cấp tạm trích số tiền thu phạt cho các đối tượng thụ hưởng theo tỷ lệ quy định tại điều 3 và điều 5 của Quy chế này, đầu tháng sau điều chỉnh theo số thực tế; nếu số tạm trích nhỏ hơn số được trích theo quy định thì được trích tiếp tiếp cho đủ mức quy định; nếu số tạm trích lơn hơn số được trích theo quy định thì được trừ vào số được trích kỳ sau.

2/ Sau khi cơ quan Tài chính đã tạm trích số tiền thu phạt cho các đối tượng thụ hưởng quy định tại điều 3 và điều 5 của quy chế này, Kho bạc nhà nước cùng cấp có trách nhiệm chuyển ngay số tiền đó vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước của các lực lượng. Các lực lượng này được tạm ứng từ Tài khoản của mình để sử dụng theo quy định tại điều 4 và điều 5 của quy chế này.

3/ Vào ngày 5 của tháng sau Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan Tài chính cùng cấp về số thu của địa phương từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT của tháng trước; số tạm trích chuyển vào tài khoản của các lực lượng tham gia giữ gìn TTATGT của tháng trước; trên cơ sở đó, cơ quan Tài chính phân bổ, điều chỉnh và cấp phát kịp thời cho các lực lượng tham gia giữ gìn TTATGT tại địa phương.

Điều 8. Quyết toán kinh phí.

Cuối năm, các đơn vị thụ hưởng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT làm quyết toán gửi cơ quan Tài chính, Ban ATGT cùng cấp để thẩm định, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt. Kinh phí được cấp từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT, các lực lượng sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 64/2003/QĐ-UB ngày 14/07/2003 về Quy chế thu nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.607

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.218.147
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!