BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SÔNG
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
619/QĐ-CĐS
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TẠM THỜI QUY CHẾ TRỰC, BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ LẬP HỒ
SƠ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO LỤT TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SÔNG
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG SÔNG VIỆT NAM
Căn cứ quyết định số
2569/2003/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường sông Việt
Nam;
Căn cứ Quyết định số 1035/2000/QĐ-GTVT ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về việc ban hành quy chế phòng, chống, khắc phục hậu quả bão
lụt trong ngành đường sông;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đường sông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành tạm thời kèm theo quyết định này “Quy chế trực,
báo cáo, kiểm tra và lập hồ sơ khắc phục hậu quả bão lụt trong ngành đường
sông”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký,
mọi quy định trước đây khác, trái với quy định này đều được bãi bỏ.
Điều 3.
Giám đốc các đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực,
giám đốc các Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực. Hiệu trưởng Trường Trung học
Hàng giang Trung ương I, Hiệu trưởng Trường Trung học Hàng giang Trung ương II,
Đội trưởng các Đội Thanh tra giao thông đường thủy nội địa, Trưởng các phòng
KHĐT, TC, PCVT, QLĐS, TCCB, Chánh Thanh tra Cục, Chánh Văn phòng Cục Đường sông
Việt Nam, các thành viên ban chỉ huy PCLB & TKCN Cục Đường sông Việt Nam chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ GTVT (B/C);
- Cục trưởng (b/c);
- Chi cục ĐSPN (thực hiện);
- Các Phó Cục trưởng;
- Phòng KHĐT, TC, PCVT, QLĐS, TCCB.
- Thanh tra Cục;
- Lưu: VT, QLĐS.
|
KT.
CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Sỹ Văn Khánh
|
QUY CHẾ
TRỰC, BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ LẬP HỒ SƠ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO LỤT
TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SÔNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 619/QĐ-CĐS ngày 8 tháng 5 năm 2006 của Cục
Đường sông Việt Nam)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định chế độ trực,
báo cáo, kiểm tra và lập hồ sơ khắc phục hậu quả bão lụt trong ngành đường sông
Việt Nam.
Đối tượng áp dụng của quy chế này
là các đơn vị quản lý đường sông Trung ương và ủy thác, các Cảng vụ đường thủy
nội địa khu vực, các Đội Thanh tra giao thông đường thủy, các trường học thuộc
Cục Đường sông Việt Nam.
Chương 2.
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THƯỜNG
TRỰC
Điều 2. Quy định
về công tác trực chỉ huy phòng chống bão lụt tại văn phòng các đơn vị
Việc trực chỉ huy phòng chống bão lụt
được triển khai khi có tin áp thấp nhiệt đới gần bờ, tin bão gần, lũ ở mức báo
động 1 hoặc khi có chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên. Nhiệm vụ của công tác trực chỉ
huy bao gồm:
- Theo dõi diễn biến của bão lụt và
các báo cáo của các đơn vị cơ sở về tình hình bão lụt xảy ra;
- Nhận thông tin chỉ đạo từ cấp
trên, phân tích nhận định và có ý kiến chỉ đạo các đơn vị cơ sở, điều động nhân
lực, phương tiện thiết bị trong phạm vi quyền hạn của mình để ứng phó với các
tình huống xảy ra;
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
hữu quan trong khu vực trong công tác khắc phục hậu quả khi có tình huống xấu xảy
ra;
- Báo cáo về tình hình bão lụt, các
biện pháp chống bão lụt cũng như các ý kiến kiến nghị với cấp trên.
Điều 3. Quy định
về công tác trực phòng chống bão lụt tại các Trạm quản lý đường sông, các đại
diện Cảng vụ đường thủy nội địa
Việc trực phòng chống bão lụt tại
các Trạm quản lý đường sông, các đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa được thực
hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị cấp trên. Nhiệm vụ của công tác trực
phòng chống bão lụt bao gồm:
- Theo dõi tình hình bão lụt trên
phạm vi quản lý của đơn vị mình: Nhận thông tin chỉ đạo về công tác phòng chống
bão lụt từ cấp trên;
- Trực trông coi phương tiện, nhà
trạm thuộc phạm vi trách nhiệm của mình đảm bảo an toàn cho phương tiện, nhà trạm;
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
hữu quan trong khu vực trong công tác phòng chống bão lụt;
- Báo cáo tình hình lên cấp trên
cũng như đề xuất các yêu cầu kiến nghị.
Điều 4. Tổ chức
lực lượng xung kích tại các đơn vị
Lực lượng xung kích tại các đơn vị
được thành lập nhằm đối phó với các tình huống bão lụt khẩn cấp cần huy động
nhanh lực lượng tại chỗ, lực lượng xung kích hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp
của ban chỉ huy PCBL của đơn vị. Yêu cầu đối với lực lượng xung kích:
- Người tham gia có sức khỏe tốt,
tinh thông nghiệp vụ;
- Khả năng tập trung lực lượng
nhanh;
- Có sự chỉ huy đồng bộ thống nhất.
Điều 5. Nguồn
tài chính cho công tác trực phòng chống bão lụt
- Đối với công tác trực chỉ huy sẽ
được chấm công theo các đợt trực, cuối mỗi mùa bão lũ sẽ tổng kết và thanh toán
theo hình thức thực thanh theo các quy định hiện hành và văn bản hướng dẫn của
Bộ Giao thông vận tải;
- Đối với công tác trực tại các trạm
quản lý đường sông, phần nhân công được tính trong dự toán quản lý, bảo trì đường
thủy nội địa và được nghiệm thu thanh toán theo thực tế của từng quý theo quy
trình nghiệm thu thanh toán của công tác quản lý, duy tu sửa chữa thường xuyên
đường sông.
Chương 3.
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC BÁO
CÁO
Điều 6. Quy định
về chế độ báo cáo thường xuyên
Trong mùa bão lũ, các báo cáo thường
xuyên bao gồm:
- Báo cáo về công tác chuẩn bị
phòng chống bão lũ và phương án phòng chống bão lũ của đơn vị; báo cáo và
phương án này được hoàn thành và gửi về Cục Đường sông Việt Nam trước ngày 20
tháng 5 hàng năm để làm cơ sở cho Cục Đường sông Việt Nam phê duyệt phương án
cho đơn vị;
- Báo cáo công tác triển khai công
tác phòng chống bão lũ của đơn vị sau khi có văn bản duyệt phương án của Cục Đường
sông Việt Nam;
- Báo cáo tổng kết công tác phòng
chống bão lũ và khắc phục hậu quả bão lụt của năm, báo cáo tổng kết này phải
hoàn thành và gửi về Cục Đường sông Việt Nam chậm nhất là 30 ngày sau khi mùa
bão lụt kết thúc.
Điều 7. Quy định
về báo cáo nhanh sau bão lụt
Sau mỗi đợt bão lụt, các đơn vị lập
báo cáo nhanh về tình hình sau bão lụt. Báo cáo được lập chậm nhất là 24 giờ
sau khi hết ảnh hưởng của bão lụt và gửi về Cục Đường sông Việt Nam bằng FAX,
văn bản chính thức sẽ được gửi sau theo đường bưu điện; nội dung báo cáo nhanh
bao gồm:
- Diễn biến tình hình bão lụt trên
địa bàn;
- Công tác triển khai phòng chống
bão lụt của đơn vị;
- Thiệt hại sơ bộ do đợt bão lụt
gây ra (lưu ý ước tính giá trị thiệt hại).
- Các biện pháp khắc phục.
(mẫu báo cáo nhanh theo phụ lục 1).
Điều 8. Quy định
về báo cáo chính thức thiệt hại sau bão lũ
Chậm nhất là 48 tiếng đồng hồ sau
khi hết ảnh hưởng của bão lụt, đơn vị phải có báo cáo chính thức về tình hình
bão lụt; báo cáo được gửi trước một bản về Cục Đường sông Việt Nam bằng đường
FAX, một bản chính gửi qua đường bưu điện. Nội dung của báo cáo chính thức cũng
bao gồm các nội dung như báo cáo nhanh nhưng các số liệu cần chi tiết và chính
xác, trong báo cáo chính thức cần có các kiến nghị, đề xuất đối với các cơ quan
cấp trên.
(mẫu báo cáo chính thức theo phụ lục
2).
Điều 9. Quy định
về công tác kiểm tra xác định thiệt hại
Sau mỗi đợt bão lụt, khi có thiệt hại
về tài sản, cần phải tiến hành kiểm tra xác định thiệt hại, lập hồ sơ khắc phục
trình cấp trên để phê duyệt theo trình tự sau:
Các trạm quản lý đường sông, các đại
diện cảng vụ đường thủy nội địa tiến hành kiểm tra xác định thiệt hại trên phạm
vi quản lý của mình cùng với các cơ quan hữu quan, lập biên bản thiệt hại báo
cáo lên cơ quan cấp trên.
Các đơn vị quản lý đường thủy nội địa
khu vực, các Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực tổng hợp, kiểm tra thiệt hại của
đơn vị mình báo cáo Cục Đường sông Việt Nam.
Cục Đường sông Việt Nam tổ chức kiểm
tra, xác minh thiệt hại của các đơn vị, tổng hợp báo cáo xem xét duyệt phương
án khắc phục hậu quả cho các đơn vị.
Chương 4.
QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ KHẮC
PHỤC HẬU QUẢ BÃO LŨ
Điều 10. Quy định
về nội dung hồ sơ khắc phục hậu quả bão lụt
Hồ sơ khắc phục hậu quả bão lụt bao
gồm:
- Tờ trình dự toán khắc phục hậu quả
bão lụt;
- Thuyết minh phương án khắc phục hậu
quả bão lụt;
- Dự toán của công tác khắc phục hậu
quả bão lụt kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;
- Các bản vẽ kỹ thuật;
- Các biên bản xác nhận thiệt hại
do bão lụt gây ra:
+ Biên bản xác định thiệt hại của
các Trạm Quản lý đường sông, các đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có chữ ký
và dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường), cơ quan Công an (Công an xã
phường) và đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực. Cảng vụ đường thủy nội địa
khu vực cấp trên. Mẫu biên bản theo phụ lục số 3.
+ Biên bản xác nhận thiệt hại giữa
Cục Đường sông Việt Nam và các đơn vị quản lý đường thủy nội địa khu vực, các Cảng
vụ đường thủy nội địa khu vực, các Đội thanh tra giao thông đường thủy nội địa,
các trường học thuộc Cục Đường sông Việt Nam. Mẫu biên bản theo phụ lục số 4.
- Các báo cáo nhanh, báo cáo chính
thức về thiệt hại do bão lụt gây ra của các đơn vị.
Điều 11. Quy định
về trình tự xét duyệt hồ sơ khắc phục hậu quả bão lũ
Sau khi hoàn thiện hồ sơ khắc phục
hậu quả bão lũ quy định tại điều 11 quy chế này, các đơn vị trình hồ sơ lên Cục
Đường sông Việt Nam để xem xét phê duyệt dự toán công tác khắc phục hậu quả bão
lũ. Căn cứ vào nguồn vốn phòng chống bão lũ của Cục, Cục Đường sông Việt Nam sẽ
quyết định phương án, dự toán công tác khắc phục phòng chống bão lụt của các
đơn vị.
Điều 12. Quy định
về giám sát, kiểm tra, nghiệm thu công trình khắc phục phòng chống bão lụt
12.1. Kiểm tra xác minh thiệt
hại bão lụt
Sau mỗi đợt bão lụt, trên cơ sở báo
cáo thiệt hại của các đơn vị, Cục Đường sông Việt Nam tổ chức kiểm tra xác minh
thiệt hại trên hiện trường và kiểm tra các hồ sơ có liên quan đến việc xác định
thiệt hại mà đơn vị báo cáo.
12.2. Kiểm tra, giám sát công
trình khắc phục hậu quả bão lụt
12.2.1. Kiểm tra, giám sát
Kiểm tra giám sát công trình khắc
phục hậu quả bão lụt được thực hiện theo hình thức đột xuất tùy yêu cầu cụ thể.
12.2.2. Nội dung kiểm tra,
giám sát:
- Kiểm tra quá trình thực hiện công
tác khắc phục hậu quả bão lụt theo dự toán đã được duyệt;
- Kiểm tra sự phù hợp giữa việc khắc
phục hậu quả bão lụt với hiện trạng công trình trước khi bão lụt xảy ra;
12.2.3. Trách nhiệm kiểm tra,
giám sát:
Phòng Quản lý đường sông chịu trách
nhiệm kiểm tra, giám sát công trình khắc phục hậu quả bão lụt;
12.3. Nghiệm thu công trình
khắc phục hậu quả bão lụt
Đối với công trình khắc phục hậu quả
bão lụt, Cục Đường sông Việt Nam chỉ tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình.
12.3.1. Căn cứ nghiệm thu
- Văn bản duyệt phương án dự toán của
Cục Đường sông Việt Nam;
- Báo cáo thực hiện công tác khắc
phục hậu quả bão lụt;
- Biên bản kiểm tra, giám sát của
phòng Quản lý đường sông - Cục Đường sông Việt Nam;
- Các biên bản nghiệm thu nội dung
công việc;
12.3.2. Nội dung nghiệm thu:
- Nghiệm thu khối lượng thực hiện
công trình khắc phục hậu quả bão lụt theo thực tế thực hiện trên cơ sở dự toán
được duyệt;
- Đánh giá chất lượng thực hiện
công trình khắc phục hậu quả bão lụt đã thực hiện.
12.3.3. Thành phần nghiệm thu
- Trưởng phòng Quản lý đường sông,
chuyên viên chuyên quản phòng quản lý đường sông;
- Lãnh đạo và trưởng phòng kỹ thuật
đơn vị thi công
Mẫu biên bản nghiệm thu theo phụ lục
7 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
PHỤ LỤC 1
MẪU BÁO CÁO NHANH
Tên
đơn vị chủ quản
Tên đơn vị báo cáo
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
|
……,
ngày …tháng … năm 200..
|
BÁO
CÁO NHANH THIỆT HẠI DO BÃO
Cơn
bão số….
1. Diễn biến tình hình bão lụt
(Thời gian đổ bộ, cấp gió, mức độ
mưa, mục nước trên các sông chính)
2. Công tác triển khai phòng chống
lụt bão của đơn vị
(Công tác chuẩn bị, công tác trực,
tình hình thông tin liên lạc v.v…)
3. Thiệt hại sơ bộ do bão lũ gây ra
(Số lượng bão hiệu bị gẫy đổ, mất
mát, hư hỏng; Thiệt hại về phương tiện, thiết bị, nhà trạm, hệ thống thông tin
liên lạc v.v… Ước tính giá trị thiệt hại: …. Triệu đồng).
4. Các biện pháp khắc phục của đơn
vị
(triển khai báo hiệu tạm, dự
phòng, trục vớt phương tiện công tác, khắc phục nhà trạm, thông tin)
Nơi nhận:
- Cục ĐSVN;
- Lưu đơn vị
|
Đơn
vị báo cáo
(ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO CHÍNH THỨC
Tên
đơn vị chủ quản
Tên đơn vị báo cáo
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
|
……,
ngày …tháng …năm 200..
|
BÁO
CÁO THIỆT HẠI DO BÃO
Cơn
bão số….
1. Diễn biến tình hình bão lũ
(Thời gian đổ bộ, cấp gió, mức độ
mưa, mục nước trên các sông chính)
2. Công tác triển khai phòng chống
lụt bão của đơn vị
(Công tác chuẩn bị, công tác trực,
tình hình thông tin liên lạc v.v…)
3. Thiệt hại do bão lũ gây ra
(Số lượng bão hiệu bị gẫy đổ, mất
mát, hư hỏng; Thiệt hại về phương tiện, thiết bị, nhà trạm, hệ thống thông tin
liên lạc v.v… Ước tính giá trị thiệt hại: …. Triệu đồng).
Cần có bảng tổng hợp kèm theo ghi
rõ vị trí báo hiệu bị hư hỏng
4. Các biện pháp khắc phục của đơn
vị
(Triển khai báo hiệu tạm, dự
phòng, trục vớt phương tiện công tác, khắc phục nhà trạm, thông tin).
5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có)
Nơi nhận:
- Cục ĐSVN;
- Lưu đơn vị
|
Đơn
vị báo cáo
(ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC 3
MẪU BIÊN BẢN XÁC NHẬN THIỆT HẠI
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
BIÊN
BẢN XÁC NHẬN THIỆT HẠI DO BÃO LŨ
Hôm nay, ngày … tháng … năm 200.. tại
…..........................………….., chúng tôi gồm có:
I. Đại diện UBND xã, phường
1. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
2. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
II. Đại diện cơ quan công an
1. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
2. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
III. Đại diện Đơn vị QLĐT NĐ (Cảng
vụ ĐTNĐ khu vực)
1. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
2. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
III. Đại diện Trạm QLĐS (Đại diện
Cảng vụ ĐTNĐ khu vực)
1. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
Đã tiến hành kiểm tra thực tế thiệt
hại do bão lụt gây ra trên tuyến quản lý của …… quản lý từ ……............. đến…………………….,
Chúng tôi thống nhất xác định thực tế thiệt hại như sau:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Chúng tôi thống nhất ký tên vào
biên bản làm cơ sở cho việc báo cáo lên Cục Đường sông Việt Nam.
Đ/D
cơ quan công an
|
Đ/D
UBND Xã, phường
|
Đ/D
Đơn vị QLĐT NĐ
(Cảng vụ ĐTNĐ)
|
|
Đ/D
Trạm QLĐS
(Đ/D Cảng vụ)
|
|
PHỤ LỤC 4
MẪU BIÊN BẢN XÁC NHẬN THIỆT HẠI TỔNG HỢP
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
BIÊN
BẢN XÁC NHẬN THIỆT HẠI DO BÃO LŨ
Hôm nay, ngày … tháng … năm 200.. tại
…………….., chúng tôi gồm có:
I. Đại diện Cục Đường sông Việt
Nam
1. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
2. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
II. Đại diện Đơn vị QLĐTNĐ khu vực
(Cảng vụ ĐTND khu vực Đội TTGT ĐTNĐ số…, Trường….)
1. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
2. Ông: ……………………… Chức vụ:
…………………………………………………
Đã tiến hành kiểm tra thực tế thiệt
hại do bão lụt gây ra trên phạm vi quản lý của …… quản lý từ ..............…… đến…………………….
Theo báo cáo của các đơn vị cơ sở và kiểm tra thực tế hiện trường tại
………………………, chúng tôi thống nhất xác định thực tế thiệt hại như sau:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Chúng tôi thống nhất ký tên vào
biên bản làm cơ sở cho việc lập hồ sơ khắc phục hậu quả bão lũ của đơn vị
Đ/D
Đơn vị QLĐT NĐ khu vực
(Cảng vụ ĐTNĐ khu vực… Đội TTGTĐTNĐ số…. Trường…..)
|
Đ/D
Cục Đường sông Việt Nam
|