BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
61/2005/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường
bộ số 26/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa số 18/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 12
năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt
Nam,
QUYẾT
ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn Ngành:
“PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI
ĐƯỜNG BỘ - SAI SỐ CHO PHÉP VÀ QUY ĐỊNH LÀM TRÒN SỐ ĐỐI VỚI KÍCH THƯỚC, KHỐI LƯỢNG
CỦA XE CƠ GIỚI”
Số đăng ký: 22 TCN 275 – 05.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ
trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ
Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải/ Giao thông công chính và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Doãn Thọ
|
Lời nói đầu
Tiêu chuẩn 22 TCN 275 - 05 được
biên soạn trên cơ sở soát xét tiêu chuẩn 22 TCN 275 - 01.
Cơ quan đề nghị và biên soạn:
Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa
học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải
Cơ quan xét duyệt và ban
hành: Bộ Giao thông vận tải
(Ban
hành theo quyết định số: 61/2005/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định sai
số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của xe cơ giới (sau đây
gọi là xe);
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng bắt
buộc cho việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và kiểu xe sản xuất, lắp
ráp được định nghĩa tại TCVN 6211 : 2003
2. Tiêu
chuẩn trích dẫn
TCVN 6211 : 2003 (ISO 3833 :
1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 6528 : 1999 (ISO 621 :
1978) Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước phương tiện có động cơ và
phương tiện được kéo - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6529 : 1999 (ISO 1176 :
1990) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ định nghĩa và mã
hiệu.
TCVN 7338 : 2003 (ISO 6725 -
1981) Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước mô tô, xe máy hai bánh - Thuật
ngữ và định nghĩa.
TCVN 7339 : 2003 (ISO 1931 -
1993) Phương tiện giao thông đường bộ - Kích thước mô tô, xe máy ba bánh - Thuật
ngữ và định nghĩa.
TCVN 7340 : 2003 (ISO 7656 :
1993) Phương tiện giao thông đường bộ - Mã kích thước ô tô chở hàng.
TCVN 7359 : 2003 (ISO 04131 -
1979) Phương tiện giao thông đường bộ - Mã kích thước ô tô con.
TCVN 7362 : 2003 (ISO 6726 -
1988) Mô tô, xe máy hai bánh - Khối lượng - thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 7363 : 2003 (ISO 1932 -
1990) Mô tô, xe máy ba bánh - Khối lượng - thuật ngữ và định nghĩa.
3. Quy
định về kích thước và đơn vị đo
3.1. Kích thước
3.1.1. Ôtô
3.1.1.1. Các kích thước cơ bản:
3.1.1.1.1. Kích thước theo chiều
dài: chiều dài toàn bộ, chiều dài cơ sở, chiều dài đầu xe, chiều dài đuôi xe.
3.1.1.1.2. Kích thước theo chiều
rộng: chiều rộng toàn bộ, vết bánh xe trước, vết bánh xe sau.
3.1.1.1.3. Kích thước theo chiều
cao: chiều cao toàn bộ.
Các kích thước nêu trên của ôtô
được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 6528 : 1999;
3.1.1.2. Các kích thước khác:
Nêu trong Bảng 2.
3.1.2. Mô tô, xe máy hai bánh
3.1.2.1. Các kích thước cơ bản:
3.1.2.1.1. Kích thước theo chiều
dài: chiều dài toàn bộ, khoảng cách trục, chiều dài đầu xe, chiều dài đuôi xe.
3.1.2.1.2. Kích thước theo chiều
rộng: chiều rộng toàn bộ.
3.1.2.1.3. Kích thước theo chiều
cao: chiều cao toàn bộ.
Các kích thước nêu trên của mô
tô, xe máy hai bánh được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 7338 : 2003;
Các kích thước khác: Nêu trong Bảng
2.
3.1.3. Mô tô, xe máy ba bánh
3.1.3.1. Các kích thước cơ bản:
3.1.3.1.1. Kích thuớc theo chiều
dài: chiều dài toàn bộ, chiều dài cơ sở, chiều dài đầu xe, chiều dài đuôi xe.
3.1.3.1.2. Kích thước theo chiều
rộng: chiều rộng toàn bộ, vết bánh xe.
3.1.3.1.3. Kích thước theo chiều
cao: chiều cao toàn bộ.
Các kích thước nêu trên của mô
tô, xe máy ba bánh được định nghĩa tại tiêu chuẩn TCVN 7339 : 2003;
3.1.3.2. Các kích thước khác:
Nêu trong Bảng 2
3.2. Đơn vị đo: mm
4. Quy định
về khối lượng và đơn vị đo
4.1. Khối lượng: Khối lượng
bản thân, khối lượng toàn bộ, khối lượng phân bố lên các trục được định nghĩa tại
TCVN 6529 : 1999 đối với ôtô, tại TCVN 7362 : 2003 đối với mô tô, xe máy hai
bánh và tại TCVN 7363 : 2003 đối với mô tô, xe máy ba bánh.
4.2. Đơn vị đo: kg
5. Quy định
sai số và sai số cho phép về kích thước và khối lượng
5.1. Sai số
Sai số là độ sai khác giữa trị số
thực đo trên xe với trị số tương ứng nêu trong hồ sơ kỹ thuật của xe.
5.2. Sai số cho phép của kích
thước và khối lượng
Sai số cho phép đối với kích thước
cơ bản theo Bảng 1, sai số cho phép do kích thước khác theo Bảng 2 và sai số
cho phép đối với khối lượng theo Bảng 3.
Bảng 1. Sai số cho phép đối với
kích thước cơ bản (đơn vị mm)
Loại kích thước
Loại xe
|
Theo chiều dài
|
Theo chiều rộng
|
Theo chiều cao
|
Mô tô, xe máy
|
±
30
|
±
20
|
±
30
|
Ôtô chuyên dùng
|
±
50
|
±
30
|
±
60
|
Các lại ôtô còn lại
|
±
40
|
±
30
|
±
40
|
Ghi chú:
- Sai số nêu trong mục này được
áp dụng cho cả các kích thước giới hạn và khối lượng giới hạn của xe đã được
ghi trong các tiêu chuẩn hoặc quy định khác (ví dụ: Đối với ôtô, kích thước giới
hạn chiều rộng quy định là 2500 mm, hồ sơ kỹ thuật là 2495 mm khi đo là 2520 mm
thì vẫn thỏa mãn quy định).
- Các giá trị sai số cho phép
nêu trong mục này là sai số cho phép lớn nhất, nếu trong hồ sơ kỹ thuật của xe
có yêu cầu độ chính xác cao hơn thì phải lấy theo độ chính xác cao hơn đó.
Bảng 2. Sai số cho phép đối với
kích thước khác
Loại kích thước
|
Sai số cho phép
|
Lắp đặt đèn chiếu sáng và tín
hiệu của môtô, xe máy
|
±
10 mm
|
Lắp đặt đèn chiếu sáng và tín
hiệu của ôtô
|
±
20 mm
|
Kích thước hữu ích nhỏ nhất của
cửa hành khách ôtô khách
|
±
20 mm
|
Chiều cao của bậc lên xuống thứ
nhất ôtô khách
|
±
20 mm
|
Chiều rộng, chiều sâu đệm ghế
ngồi, chiều cao từ mặt sàn tới mặt đệm ngồi
|
±
10 mm
|
Khoảng trống giữa hai hàng ghế
|
±
20 mm
|
Chiều rộng, chiều cao lối đi dọc
của ôtô khách
|
±
20 mm
|
Lối thoát khẩn cấp (1)
|
±
20 mm
|
Sai số cho phép đối với kích
thước còn lại
|
±
5%
|
Ghi chú: (1) Không được
phép nhỏ hơn kích thước giới hạn đã được ghi trong các tiêu chuẩn hoặc quy định
khác.
Bảng 3. Sai số cho phép đối với
khối lượng
Loại xe
|
Sai số cho phép
|
Mô tô, xe máy hai bánh có dung
tích xi lanh động cơ dưới 125 cm3
|
±
8 kg
|
Các loại mô tô, xe máy còn lại
|
±
10% (nhưng không quá 15 kg)
|
Ôtô con
|
±
5% (nhưng không quá 60 kg)
|
Ôtô chuyên dùng
|
±
10% (nhưng không quá 400 kg)
|
Các loại xe còn lại
|
±
10% (nhưng không quá 300 kg)
|
6. Quy định
về làm tròn số
Khi làm tròn số thực hiện theo
quy định dưới đây:
6.1. Kích thước
6.1.1. Kích thước theo chiều
dài:
- Loại bỏ các giá trị nhỏ hơn 5 ở
chữ số thứ nhất sau dấu phẩy.
Ví dụ: Số đo 665,4 mm” được làm
tròn thành “665 mm”.
- Các giá trị lớn hơn hoặc bằng
5 ở chữ số thứ nhất sau dấu phẩy được loại bỏ và cộng thêm 1 vào số hàng đơn vị
Ví dụ: Số đo “699,6 mm” được làm
tròn thành “700 mm”.
6.1.2. Thể tích làm việc của động
cơ: đơn vị cm3
Đối với xe có thể tích làm việc
của động cơ nhỏ hơn 175 cm3;
- Loại bỏ các giá trị nhỏ hơn 5 ở
chữ số thứ hai sau dấu phẩy.
Ví dụ: Số đo “97,54 cm3”
được làm tròn thành “97,5cm3”
- Các giá trị lớn hơn hoặc bằng
5 ở chữ số thứ hai sau dấu phẩy được loại bỏ và cộng thêm 1 vào chữ số thứ nhất
sau dấy phẩy.
Ví dụ: Số đo “97,56 cm3”
được làm tròn thành “97,6 cm3”
Đối với xe có thể tích làm việc
của động cơ không nhỏ hơn 175 cm3;
- Loại bỏ các giá trị nhỏ hơn 5 ở
chữ số thứ nhất sau dấu phẩy.
Ví dụ: Số “1997,4 cm3”
được làm tròn thành “1997 cm3”
- Các giá trị lớn hơn hoặc bằng
5 ở chữ số thứ nhất sau dấu phẩy được loại bỏ và cộng thêm 1 vào hàng đơn vị.
Ví dụ: Số đo “1997,6 cm3”
được làm tròn thành “1998 cm3”
6.2. Khối lượng
6.2.1. Xe có khối lượng bản thân
không lớn hơn 400 kg;
- Loại bỏ các giá trị nhỏ hơn 5
chữ số thứ nhất sau dấu phẩy.
Ví dụ: Số đo “102,4 kg” được làm
tròn thành “102 kg”.
- Các giá trị lớn hơn hoặc bằng
5 ở chữ số thứ nhất sau dấu phẩy được loại bỏ và cộng thêm 1 vào số hàng đơn vị.
Ví dụ: Số đo “43,6 kg” được làm
tròn thành “44 kg”.
6.2.2. Xe có khối lượng bản thân
lớn hơn 400 kg;
- Loại bỏ các giá trị nhỏ hơn 5 ở
hàng đơn vị.
Ví dụ: Số đo “894 kg” được làm
tròn thành “890 kg”.
- Các giá trị lớn hơn hoặc bằng
5 ở hàng đơn vị được làm tròn bằng 0 và cộng thêm 1 vào số hàng chục.
Ví dụ: Số đo “765 kg” được làm
tròn thành “760 kg”.